Nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên Tiểu học - Nghiên cứu tại vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Bài viết đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học giảng dạy tại vùng dân

tộc thiểu số với cỡ mẫu 258 trên 5 tỉnh Tây Nguyên bằng phương pháp tính điểm trung bình của

15 tiêu chí theo quyết định sô 14/2007/QĐ-BGDĐT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chí như

Thương yêu học sinh; quan hệ đoàn kết; Thực hiện các Qui định, Qui chế của ngành; Biết tổ chức

và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp; Biết thực hiện thông tin hai chiều; biết cách giao tiếp

với học sinh có mức độ đáp ứng thấp. Trong đó, với đối tượng người dân tộc thiểu số thì việc phối

hợp với gia đình và cộng đồng để vận động con em tới trường là rất quan trọng, nhưng mức độ đáp

ứng của giáo viên tại khu vực này còn yếu. Do đó, nghiên cứu này nhằm đề xuất một số giải pháp

không những nâng cao chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, khắc phục tình trạng bỏ học và

nâng cao kết quả học tập của học sinh vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.

pdf 11 trang thom 06/01/2024 2560
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên Tiểu học - Nghiên cứu tại vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên Tiểu học - Nghiên cứu tại vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên Tiểu học - Nghiên cứu tại vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 42-52
This paper is available online at 
NÂNG CAOMỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC - NGHIÊN CỨU TẠI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN
Nguyễn Thị Ngọc Lợi1
Tóm tắt. Bài viết đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học giảng dạy tại vùng dân
tộc thiểu số với cỡ mẫu 258 trên 5 tỉnh Tây Nguyên bằng phương pháp tính điểm trung bình của
15 tiêu chí theo quyết định sô 14/2007/QĐ-BGDĐT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chí như
Thương yêu học sinh; quan hệ đoàn kết; Thực hiện các Qui định, Qui chế của ngành; Biết tổ chức
và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp; Biết thực hiện thông tin hai chiều; biết cách giao tiếp
với học sinh có mức độ đáp ứng thấp. Trong đó, với đối tượng người dân tộc thiểu số thì việc phối
hợp với gia đình và cộng đồng để vận động con em tới trường là rất quan trọng, nhưng mức độ đáp
ứng của giáo viên tại khu vực này còn yếu. Do đó, nghiên cứu này nhằm đề xuất một số giải pháp
không những nâng cao chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, khắc phục tình trạng bỏ học và
nâng cao kết quả học tập của học sinh vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.
Từ khóa: Năng lực nghề nghiệp, Giáo viên, Tây Nguyên, Tiểu học, Dân tộc thiểu số.
1. Đặt vấn đề
Đổi mới quản lý giáo dục được xác định là một trong những giải pháp đột phá nhằm thực hiện
các mục tiêu đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Trong những nội dung của đổi mới quản lý giáo
dục, đổi mới công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên được xác định là một nội dung quan
trọng. Theo đó, vấn đề chuẩn hóa đội ngũ giáo viên là mục tiêu mà công tác xây dựng, phát triển
đội ngũ giáo viên cần phải đạt tới.
Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non
và giáo viên phổ thông, trong đó Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là chuẩn nghề nghiệp giáo
viên đầu tiên được ban hành. Văn bản này có giá trị đối với việc quản lý, phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học theo định hướng chuẩn hóa. Tuy nhiên, sự chênh lệch về kết quả học tập vẫn còn tồn
tại với một vài nhóm có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong số những người nghèo, vùng sâu vùng
xa và khá phổ biến trong nhóm người dân tộc thiểu số. Nhóm dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13%
tổng dân số. Tỷ lệ biết chữ của người dân tộc thiểu số là 90% trong khi đó tỷ lệ này của người
Kinh là 96%. Chính vì vậy, để người dân tộc thiểu số bắt kịp và tiếp cận với khoa học công nghệ
cải thiện sinh kế cho chính bản thân thì vai trò giáo dục đặt ra vô cùng cấp bách (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, 2007).
Điều này cho thấy quá trình thực hiện chính sách phát triển giáo dục mặc dù đã có những tác
động tích cực, nhưng khi xem xét tác động đến đội ngũ giáo viên, chính sách cũng bộc lộ một số
Ngày nhận bài: 27/07/2017. Ngày nhận đăng: 10/09/2017.
1Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum; e-mail: ngocloi99@gmail.com.
42
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
hạn chế. Một trong những hạn chế đó là sự ổn định của đội ngũ giáo viên không được đảm bảo,
các giáo viên thay thế thường là giáo viên trẻ. Đây cũng là một trong những lý do khiến chất lượng
đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn.
Thêm nữa, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng là một giai
đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trưởng
thành. Đây là lứa tuổi đặc biệt về thể chất lẫn tinh thần cho phép tạo nội dung cơ bản và sự khác
biệt về mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, giao tiếp, tình cảm, đạo đức... của các em. Bởi vậy, bản
thân giáo viên giảng dạy ở bậc này không chỉ là người thầy, người cô truyền đạt kiến thức mà cần
nhiều hơn những năng lực nghề nghiệp khác.
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT nói chung như
của Vũ Thị Sơn (2012), Phạm Hồng Quan (2013), Lương Thị Thanh Hương (2013), Hà Văn Út
(2013)... Hiện các nghiên cứu này tiếp cận theo hai xu hướng: thứ nhất, dựa vào những mô hình
mới như “nghiên cứu bài học” nhằm đề xuất giải pháp phát triển năng lực nghề; thứ hai, đánh giá
năng lực giáo viên thông qua chuẩn nghề nghiệp theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ban
hành ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, theo các khía cạnh như
giáo viên tự đánh giá, Tổ bộ môn và Ban giám hiệu, tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm, từ đó
đề xuất giải pháp cải thiện năng lực nghề.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, bài viết tập trung đánh giá thực trạng năng lực nghề nghiệp giáo
viên tiểu học khu vực Tây Nguyên trên địa bàn có tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số tham gia
học tập cao. Từ đó, làm căn cứ để đánh giá mức độ khả thi giải pháp cải thiện và nâng cao năng lực
nghề nghiệp của giáo viên phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình phát triển của địa phương.
Làm được điều này sẽ góp phần thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục khu vực Tây Nguyên.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả một công việc trên cơ sở vận dụng hiểu biết, kỹ
năng, kỹ xảo và kinh nghiệm bản thân đã tích lũy được. Năng lực nghề nghiệp là sự tổng hợp
những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp và
đảm bảo cho hoạt động nghề nghiệp đạt được những kết quả cao.
Nghiên cứu của Epstein và Hundert (2002) thì năng lực nghề nghiệp là việc sử dụng thường
xuyên và chính xác các thông tin liên lạc, kiến thức, kỹ năng kỹ thuật, cảm xúc, giá trị và phản ánh
trong thực tế hàng ngày vì lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Quan điểm này đồng nhất với quan
niệm của tác giả Mạc Văn Trang khi đã đưa ra được những yếu tố cụ thể cấu tạo nên năng lực nghề
nghiệp “Giá trị của nghề ở tri thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề, thái độ phục vụ, đó cũng là
cái làm nên giá trị hàng hóa sức lao động” (Mạc Vân Trang, 2000). Dựa vào khái niệm này chúng
ta dễ dàng đánh giá được năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Năng lực nghề nghiệp được xem
như là sự tổng hòa những kiến thức và kỹ năng cần thiết, quyết định đến sự hình thành những hoạt
động dạy học, sự giao tiếp và nhân cách như là người tạo ra những giá trị, lý tưởng và ý thức sư
phạm (Kodzhaspirova, 2005). Trong tương lai, định nghĩa này được hoàn thiện bởi những tác giả
và nó được xem như là một sự kết hợp giữa kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng một cách
linh hoạt công nghệ giáo dục, tìm ra những ý nghĩa tốt nhất để ảnh hưởng đến sinh viên dựa trên
43
Nguyễn Thị Ngọc Lợi JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
nhu cầu, sự quan tâm, quyền lợi và lựa chọn những phương pháp hành động và ứng xử.
Năng lực nghề nghiệp của nhân viên thường căn cứ theo mô hình năng lực ASK. Theo đó,
năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 yếu tố: kiến thức chuyên môn, kĩ năng hành nghề và
thái độ đối với nghề.
Căn cứ vào Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ban hành ngày 04 tháng 05 năm 2007 quy
định tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, đối chiếu với mô hình năng lực ASK, năng
lực nghề nghiệp của giảng viên tiểu học có thể được đánh giá dựa vào các hoạt động cơ bản trong
nghề dạy học, lần lượt theo các công đoạn hành nghề của người giáo viên. Để đo lường năng lực
nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu sử dụng chuẩn nghề nghiệp. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ
thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ. Dựa vào các yếu tố của năng lực giáo viên và biểu hiện của các yếu tố này
ra bên ngoài thế giới khách quan, các nhà khoa học giáo dục sẽ khái quát hóa những biểu hiện này
thành các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của giáo viên. Năng lực giáo viên là “chất” bên trong
của mỗi giáo viên, chuẩn nghề nghiệp là công cụ để đo lường “chất” bên trong này. Vì vậy, chuẩn
nghề nghiệp của giáo viên tiểu học được đánh giá trên các khía cạnh như phẩm chất chính trị đạo
đức lối sống; kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu định tính thông qua việc tổng hợp tài liệu nghiên cứu
trước đây để đưa ra những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến năng lực nghề nghiệp
của giáo viên tiểu học. Ngoài ra, để đánh giá mức độ quan trọng và sự đáp ứng của từng tiêu chí
trong 15 tiêu chí theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, nghiên cứu này tiến hành thu thập
dữ liệu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn 258 giáo viên tiểu học thông qua bảng hỏi. Cụ
thể: bảng khảo sát được xây dựng dựa vào 15 tiêu chí này trên thang đo 4 điểm (theo thang đo của
quyết định 14), thu thập ý kiến của giáo viên trên hai góc độ (Bảng 1).
Bảng 1. Quy ước thang đánh giá mức độ đáp ứng theo chuẩn ở từng tiêu chí
Mức độ đáp ứng Điểm trung bình/câu (tiêu chí)
Tốt 9-10
Khá 7-8
Trung bình 5-6
Yếu (chưa đạt) <5
Nguồn: Căn cứ vào quy định xếp loại giáo viên
theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT
- Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố trong chuẩn nghề nghiệp (5-6: ít quan trọng đến
9-10: quan trọng nhất).
- Tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân so với chuẩn nghề nghiệp (5-6: Trung bình, 7-8:
Khá, 9-10: Tốt)).
Việc đánh giá các tiêu chí dựa trên hai mức độ này được thực hiện bằng việc thống kê giá trị
trung bình dựa vào số điểm tự đánh giá của giáo viên. Việc chọn mẫu khảo sát được thực hiện
bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo cách thuận tiện. Nhóm tác giả tiến hành thu thập
dữ liệu bằng cách phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo tại Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông đến tại
các trường có tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 50%, để tiến hành phát phiếu.
44
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
Ngoài ra, để tìm hiểu được những tiêu chí nào cần có của đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm
nâng cao năng lực nghề nghiệp của họ, nhóm nghiên cứu thực hiện các cuộc phỏng vấn trao đổi
với 10 chuyên gia tại đây.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng giáo viên Tiểu học tại vùng có học sinh dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Với đặc thù là khu vực với người dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%, địa hình chia cắt phức tạp,
nhiều tiểu vùng khí hậu, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Vì vậy, hệ thống trường
lớp tại khu vực Tây Nguyên còn tồn tại một thực trạng mà ít nơi nào đó có là điểm trường lẻ và lớp
ghép. Đây là giải pháp hữu hiệu để tăng cường và duy trì tỷ lệ huy động học sinh, nhất là vùng sâu
và vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Theo số liệu thống kê từ Sở GD&ĐT Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, đội
ngũ giáo viên tiểu học được thể hiện ở các khía cạnh: độ tuổi, giới tính, chuyên ngành đào tạo và
thành phần dân tộc như tại Bảng 2.
Bảng 2. Thống kê cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số 30561 31468 31734
Độ tuổi < 30 6433 21,05 7269 23,10 8073 25,44
31 -49 21964 71,87 22163 70,43 21738 68,50
> 50 2164 7,08 2036 6,47 1923 6,06
Giới tính Nam 5797 18,97 5680 18,05 5753 18,13
Nữ 24764 81,03 25788 81,95 25981 81,87
Dân tộc Kinh - - - - 288778 91,00
Thiểu số - - - - 2856 9,00
Trình độ Cao đẳng 10663 34,89 10856 34,50 11208 35,32
Đại học 10721 35,08 12043 38,27 12481 39,33
Nguồn: Thống từ phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục & Đào tạo
Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng
So với quy định hiện hành thì số lượng giáo viên tiểu học của Tây Nguyên cơ bản đã đủ và có
nơi vượt định mức giáo viên/lớp do đặc thù trường ở vùng xa, quy mô lớp nhỏ.
Tỷ lệ giáo viên có độ tuổi từ 31-49 tuổi dao động trong khoảng 68-71%, độ tuổi trên 50 chiếm
tỷ lệ nhỏ dưới 7%, điều này khá thuận lợi với khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay. Về giới
tính, nữ chiếm tỷ lệ cao, khoảng từ 81% trở lên qua các năm, trong khi đó nam giới chỉ chiếm 19%.
Vì nữ giới được nghỉ theo chế độ thai sản và về hưu sớm hơn nam giới, cho nên, nếu cơ cấu giới
tính không hợp lý sẽ là một trong những khó khăn của ngành Giáo dục và Đào tạo Tây Nguyên.
Về trình độ chuyên môn, giáo viên chỉ dừng lại ở trình độ đại học, chiếm 39% trong năm 2015.
Về thành phần dân tộc, đa số giáo viên tiểu học khu vực Tây Nguyên chủ yếu là người dân tộc
Kinh chiếm 91% năm 2015. Có thể thấy, giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp trong
các trường tiểu học, nhất là các trường nằm trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống, những trường
100% là học sinh dân tộc, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là
chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học.
Nhìn chung, lực lượng giáo viên tiểu học tại Tây Nguyên đáp ứng được những yêu cầu cơ bản
của chương trình giảng dạy. Đặc điểm giáo viên dạy các điểm trường chủ yếu là giáo viên trẻ tuổi
45
Nguyễn Thị Ngọc Lợi JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
đời lẫn tuổi nghề, đời sống vật chất và tinh thần rất thiếu thốn, kinh nghiệm dạy học chưa có, kỹ
thuật dạy học và phương pháp dạy lớp ghép chưa được trang bị đầy đủ, vì vậy rất khó khăn trong
việc vận động, giảng dạy và giáo dục học sinh. Điều kiện dạy và học rất thiếu thốn, chủ yếu là
bảng đen, phấn trắng và nhà tạm bợ. Điều này phần nào ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục.
Đặc biệt trong lứa tuổi tiểu học, hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là hoạt động học tập, nó
làm thay đổi một cách cơ bản những động cơ của hành vi trẻ, nó mở ra những nguồn phát triển mới
của sức mạnh nhận thức và đạo đức của trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên
thiếu sự quan tâm ân cần, chỉ bảo chu đáo trong việc rèn luyện cho học sinh. Trước những điều các
em không hiểu, không biết hoặc gặp những lỗi sai phát âm, viết sai chính tả, giáo viên có lúc qua
loa, đại khái trong lời nhận xét và uốn nắn, dẫn đến học sinh không nhận ra những lỗi sai cần phải
sửa chữa khắc phục.
Thực tế tại các trường có đông học sinh dân tộc thiểu số, nhiều giáo viên là người Kinh lại
không biết hoặc biết rất ít về tiếng mẹ đẻ của các em. Do vậy, trong quá trình dạy học, thiếu sự
tương tác giữa thầy và trò. Do hạn chế về ngôn ngữ cho nên các em không hiểu rõ hết được những
khái niệm mới. Ngược lại những giáo viên là người dân tộc thiểu số trong quá trình dạy và học cho
đối tượng này lại lạm dụng nhiều tiếng mẹ đẻ của các em nên vốn tiếng Việt của các em không
được mở rộng thêm.
3.2. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học tại vùng dân tộc thiểu số Tây
Nguyên
Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học được đánh giá dưới ba tiêu chuẩn. Một là, phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chính trị xã hội thể hiện mối quan tâm của giáo viên
với cộng đồng; Hai là kiến thức hướng tới xem xét kiến thức giáo viên và phương pháp giảng dạy
có tương thích với học sinh không; Ba là kỹ năng sư phạm.
- Tiêu chuẩn 1 “Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống”
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là tiêu chí không chỉ đo lường mức độ thực hiện nghĩa
vụ pháp luật mà còn đo lường mối liên kết giữa giáo viên với phụ huynh, học sinh. Kết quả Bảng
3 cho thấy 5 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống phần lớn đội ngũ giáo
viên tiểu học đều đạt mức điểm trung bình khá tốt (≥ 8). Phổ điểm của các tiêu chí đánh giá đội
ngũ giáo viên tiểu học tương đối đều với giá trị nhỏ nhất là 5,5 (mức xếp loại trung bình) và giá
trị lớn nhất là 9,5 (mức xếp loại tốt). Tuy nhiên, Bên cạnh đó, giá trị trung bình của TC3 = “Thự ... n: Số liệu điều tra
- Tiêu chuẩn 3 “Kỹ năng sư phạm”
Tiêu chuẩn kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học được đánh giá qua 5 tiêu chí như:
Biết cách lập kế hoạch dạy học và soạn giáo án; Biết tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học
47
Nguyễn Thị Ngọc Lợi JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
trên lớp nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh; Biết làm công tác chủ nhiệm lớp,
quản lý, giáo dục học sinh; Biết tổ chức các họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Biết thực hiện
thông tin hai chiều trong hoạt động giáo dục và giảng dạy; biết cách giao tiếp với học sinh, đồng
nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng; Biết xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo
dục và giảng dạy.
Bảng 5 cho thấy 5 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học
đạt mức khá. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất của hai tiêu chí TC13 = “Biết tổ chức và thực hiện các hoạt
động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh” và TC14 = “Biết thực
hiện thông tin hai chiều trong hoạt động giáo dục và giảng dạy; biết cách giao tiếp với học sinh,
đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng” là 9 nhỏ hơn các tiêu chí còn lại. Điều này cần phải
được điều chỉnh từ bản thân người giáo viên và các cấp quản lý để nâng cao tỷ lệ khá lên tốt về kỹ
năng sư phạm, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên.
Bảng 5. Đánh giá mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học về tiêu chuẩn 3
Tiêu chí Tổng số
Mô tả
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
TC11
Biết cách lập kế hoạch dạy
học và soạn giáo án
258 5,50 9,50 7,85 0,81
TC12
Biết tổ chức và thực hiện
các hoạt động dạy học trên
lớp nhằm phát huy tính
năng động sáng tạo của học
sinh
258 5,50 9,00 7,69 0,90
TC13
Biết làm công tác chủ
nhiệm lớp, quản lý, giáo
dục học sinh; biết tổ chức
các họat động giáo dục
ngoài giờ lên lớp
258 5,75 9,50 8,05 0,78
TC14
Biết thực hiện thông tin hai
chiều trong hoạt động giáo
dục và giảng dạy; biết cách
giao tiếp với học sinh, đồng
nghiệp, cha mẹ học sinh và
cộng đồng
258 5,50 9,00 7,67 0,80
TC15
Biết xây dựng, bảo quản và
sử dụng có hiệu quả hồ sơ
giáo dục và giảng dạy
258 5,50 9,50 7,79 0,88
Nguồn: Số liệu điều tra
Đội ngũ giáo viên tiểu học đạt mức khá. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất của hai tiêu chí TC13 =
“Biết tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng động sáng tạo
của học sinh” và TC14 = “Biết thực hiện thông tin hai chiều trong hoạt động giáo dục và giảng
dạy; biết cách giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng” là 9 nhỏ hơn các
48
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
tiêu chí còn lại. Điều này cần phải được điều chỉnh từ bản thân người giáo viên và các cấp quản lý
để nâng cao tỷ lệ khá lên tốt về kỹ năng sư phạm, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất
lượng dạy học của đội ngũ giáo viên.
3.3. Nguyên nhân của hạn chế về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học vùng
dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên
Kết quả phỏng vấn của 7 trên 10 chuyên gia đều cho rằng địa hình Tây Nguyên đồi núi, hiểm
trở. Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, bản thân học sinh và gia đình người dân tộc thiểu số chủ
yếu tập trung làm nông nghiệp, thu nhập thấp. Do vậy, tình trạng bỏ học cao. Chính vì vậy, các
tiêu chí về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học nơi đây cần đảm bảo như sau:
- Về phẩm chất, đạo đức, chính trị xã hội, theo các chuyên gia thì các giáo viên tiểu học tại
vùng này cần phải “tuyên truyền, vận động con em tới trường”, “tìm hiểu và có giải pháp trong
việc học sinh bỏ học”, “tìm kiếm các nguồn tài trợ cho học sinh trong cộng đồng”.
- Với kiến thức chuyên môn của giáo viên tiểu học tại các vùng này, cần phải “có kiến thức về
kinh tế - xã hội địa phương và văn hóa của cộng đồng người tại đại bàn trường đóng”.
- Với khả năng dạy học, bởi vì rào cản ngôn ngữ giữa tiếng Việt và ngôn ngữ mẹ đẻ của các
em cho nên khó khăn trong việc giao tiếp, cho nên mức độ nhận thức cũng như khả năng tiếp thu
kiến thức và khái niệm, do vậy, giáo viên vùng này phải có khả năng “thiết kế chương trình phù
hợp với đặc thù của học sinh dân tộc thiểu số”, “lồng ghép các nội dung về văn hóa, lịch sử, địa lý
của địa phương vào chương trình dạy”, “kỹ năng hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số”.
Ngoài ra, đội ngũ giáo viên tiểu học cần bồi dưỡng thêm khả năng giao tiếp bằng tiếng dân
tộc. Đối với lức tuổi tiểu học, một trong những cản trở lớn nhất đối với con em người đồng bào gây
khó khăn trong việc học chính là ngôn ngữ. Do vậy, các giáo viên tiểu học thì yêu cầu ngôn ngữ
tiếng dân tộc nơi công tác là rất quan trọng. Chính vì vậy, cần phát triển thêm tiêu chí là “có khả
năng ngôn ngữ tiếng địa phương”, “tạo môi trường tiếng Việt thông qua các hoạt động ngoại khóa
và các hoạt động của cộng đồng”, “kiên nhẫn trong giao tiếp với các em”, “vận dụng phương pháp
giao tiếp phù hợp”.
Như vậy, đội ngũ giáo viên tiểu học còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: khả năng ứng xử với
học sinh, việc vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới chưa mang lại hiệu quả cao;
còn chậm trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tiễn giáo dục; chưa quan
tâm đúng mức đến các hoạt động chính trị - xã hội trong nhà trường; các hoạt động giáo dục trong
cộng đồng còn mang tính hình thức; còn lúng túng trong việc xây dựng môi trường học tập. Một
số tiêu chuẩn, tiêu chí chưa đáp ứng được. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, rào cản ngôn ngữ vẫn còn là một trở ngại chính để đạt được chất lượng giáo dục cho
học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ giáo viên thường là người dân tộc kinh, số lượng giáo
viên được bồi dưỡng tiếng địa phương có thể viết thành thạo hoặc giao tiếp tốt với học sinh tương
đối thấp, do đó việc giảng dạy gặp khó khăn, đặc biệt là đối với giáo viên tiểu học. Do hạn chế về
tiếng Việt, nên các em không hiểu hết được nội dung bài học đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều
học sinh cảm thấy chán nản, dẫn đến mất căn bản, lâu dần không có kết quả nên các em bỏ học.
Thứ hai, yếu tố người học cũng là một trong những vấn đề tác động đến năng lực nghề nghiệp
của đội ngũ giáo viên. Trình độ đầu vào của các em học sinh thường là thấp, khả năng tiếp thu bài
giảng chậm. Nhận thức về sự học của phụ huynh học sinh và học sinh rất thấp. Vì thu nhập của gia
đình rất thấp nên họ không ý thức được việc học sẽ giúp ích gì cho cuộc sống mưu sinh. Họ quan
49
Nguyễn Thị Ngọc Lợi JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
niệm về lợi ích, giá trị mang lại của giáo dục còn chưa đúng đắn. Do đó, khi cần nhân công thu
hoạch mùa màng trên nương rẫy, phụ huynh thường để con cháu mình nghỉ học để lao động. Bên
cạnh đó, họ cũng không đôn đốc con em mình đến trường, tùy tiện, thích thì đi học còn không thì
thôi. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy học của giáo viên. Ý thức vươn lên thoát nghèo,
thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao, họ dễ bằng lòng với cuộc sống đủ ăn,
đủ mặc nên cũng không coi trọng việc học hành của con em mình. Hiện nay, còn xuất hiện một
bộ phận không nhỏ người nghèo phụ thuộc hoàn toàn vào sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước dẫn đến ỷ
lại, không tự lực phấn đấu đi lên mà trông chờ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Mặt khác, đồng bào dân tộc thiểu số có thói quen canh tác nương rẫy: đi rừng, làm rẫy xa nhà,
ngủ rẫy... nên ít có thời gian quan tâm đến đời sống của các thành viên trong gia đình. Do đó, họ
cũng không theo dõi việc đến lớp cũng như việc học hành của con em mình.
Thứ ba, với điều kiện đặc điểm địa hình chia cắt, gây nhiều khó khăn cho việc đến trường của
các em học sinh, đặc biệt là với học sinh cấp 1 và cấp 2. Do đó, rất nhiều học sinh bỏ học giữa
chừng vì điều kiện đi lại, ngại đến trường và vì hoàn cảnh gia đình của học sinh nên cản trở việc
học tập. Do đó, sĩ số lớp không đảm bảo cũng là nguyên nhân làm tâm lý của giáo viên chán nản,
và khó khăn trong việc tổ chức lớp học theo đúng kế hoạch, chương trình và nội dung giảng dạy.
Thứ tư, điều kiện vị trí địa lý gồm nhiều khu vực miền núi, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở
hạ tầng vật chất yếu kém, hệ thống công nghệ thông tin không phát triển là một trong những nhân
tố tác động đến năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Việc tiếp cận với nguồn kiến thức mới từ
internet, cập nhật thông tin thực tế rất hạn chế dẫn đến vấn đề cập nhật bài giảng, gắn liền với thực
tế đời sống hàng ngày càng khó khăn hơn.
Thứ năm, việc luân chuyển đội ngũ giáo viên đến các vùng dân tộc thiểu số liên tục cũng là
một trong những nguyên nhân khiến cho vấn đề dạy học của giáo viên gặp nhiều hạn chế. Thông
thường, ở những địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn giáo viên sau khi công tác được từ 3-5
năm sẽ được luân chuyển về. Cho nên, khi mà họ đã bắt đầu có sự hiểu biết về văn hóa, tâm lý của
học sinh, cách tiếp cận với học sinh, cải thiện ngôn ngữ tốt để giảng dạy cũng như tìm ra phương
pháp dạy học phù hợp thì lại được luân chuyển.
4. Kết luận
Chuẩn nghề nghiệp là thước đo năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Căn cứ vào chuẩn nghề
nghiệp là cơ hội cho giáo viên tự chiêm nghiệm, nhìn nhận lại bản thân đã và đang làm được gì
trong thời gian qua cho học sinh khi kết thúc một năm học. Với đặc thù giảng dạy trên địa bàn có
học sinh người dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn, các em khó khăn trong giao tiếp, và một phần
phải hỗ trợ gia đình về kinh tế, để có thể nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên phù hợp với
những điều kiện địa phương, nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp sau:
Đối với UBND huyện và Phòng GD&ĐT.
- Thường xuyên giúp đỡ, phối hợp với các trường tiểu học làm tốt công tác xã hội hoá giáo
dục, huy động mọi nguồn lực vật chất, tinh thần của toàn xã hội cho công tác phát triển GD&ĐT
nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.
- Tổ chức tốt công tác đào tạo bồi dưỡng từ các cấp theo chuyên đề hoặc theo chu kỳ thường
xuyên, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình đồng thời
cập nhật được thông tin khoa học mới nhất, hiện đại nhất vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và
50
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
thực tế quản lý giáo dục.
- Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên được học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và những kiến thức về các vấn đề chính trị, kinh tế
- xã hội.
- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách phù hợp với thực tiễn của huyện nhằm động
viên khuyến khích đội ngũ giáo viên. Có chính sách thu hút và sử dụng hợp lý những giáo viên đã
được đào tạo và bồi dưỡng trên chuẩn. Quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, chế độ để
giáo viên có điều kiện học tập và rèn luyện vươn lên theo chuẩn nghề nghiệp.
Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học.
- Chủ động xây dựng qui hoạch, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trường.
Định hướng quy hoạch phát triển trường lớp và đội ngũ giáo viên, xây dựng kế hoạch đào tạo và
đào tạo lại đội ngũ CBQL và giáo viên ngắn hạn, dài hạn....
- Giúp giáo viên đánh giá chính xác mức độ đáp ứng chuẩn của họ để phấn đấu vươn lên phát
triển năng lực nghề nghiệp.
- Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng
cao chất lượng giáo dục và dạy học. Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề và định hướng phấn đấu
khả năng hành nghề của giáo viên theo các kỹ năng đáp ứng với đổi mới của giáo dục.
- Có nhiều hình thức thi đua, động viên, khen thưởng khuyến khích giáo viên trau dồi chuyên
môn nghiệp vụ và tay nghề.
Đối với giáo viên các trường tiểu học.
- Các giáo viên nên tham khảo các tiêu chuẩn chuyên môn của giáo viên tự đánh giá năng lực
của mình. Dựa trên sự hiểu biết về năng lực thực sự của họ, giáo viên có thể có một kế hoạch cải
thiện trình độ chuyên môn và thực hành sư phạm.
- Giáo viên cần tích cực thực hiện các phương pháp giảng dạy mới và tích cực đến các lớp học
của họ. Các háo hức của việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới sẽ tạo ra động lực cho việc học
tập và trau dồi kiến thức mới, kỹ năng và năng khiếu. Trong trường hợp của học sinh dân tộc thiểu
số, giáo viên nên tập trung vào các phương pháp nâng cao tính chủ động của học sinh.
- Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, giáo viên cần tích cực rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội,
tăng cường trao đổi, liên hệ với phụ huynh và học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ
đẻ: hướng tới nền Giáo dục có chất lượng và Bình đẳng, Báo cáo quốc gia về mục tiêu thiên
niên kỷ.
[3] Mạc Văn Trang (2000), Thử đề xuất một quan niệm về nhân cách trong cơ chế thị trường,
Tạp chí Tâm lý học, số 8.
[4] Nguyễn Ngọc Bảo, Bùi Văn Quân (2004), Hỏi đáp Giáo dục học, tập 1, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
51
Nguyễn Thị Ngọc Lợi JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
[5] Nhóm phóng viên Tây Nguyên, Tây Nguyên có 5.800 học sinh bỏ học, 28/11/2015,
www.tuoitre.vn.
[6] Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế
xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum (2013, 2014, 2015), Báo cáo đánh giá giáo viên mầm
non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp.
[8] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai (2013, 2014, 2015), Báo cáo đánh giá giáo viên mầm
non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp.
[9] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk (2013, 2014, 2015), Báo cáo đánh giá giáo viên mầm
non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp.
[10] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông (2013, 2014, 2015), Báo cáo đánh giá giáo viên mầm
non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp.
[11] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng (2013, 2014, 2015), Báo cáo đánh giá giáo viên
mầm non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp.
[12] M. Epstein; Edward M. Hundert (2002), Defining and Assessing professional competence,
JAMA, January 9, Vol 287, No.2.
[13] Kodzhaspirova, G. M. (2005), Pedagogical anthropology: Education guidance, Moscow:
Gardariky, p. 287.
ABSTRACT
Enhancing the response level of primary school teachers’ professional competence
in ethnic minority areas - a case of Tay Nguyen, Vietnam
This paper evaluates the primary school teachers’ professional competence in ethnic minority
areas with a sample size of 258 in five provinces by means of a mean score of 15 criteria according
to Decision 14/2007/QĐ- BGDT. Research results show that criteria such as Love for students;
Solidarity relations; Implement regulations, regulations of the sector; Know the organization
and implementation of teaching activities; Know the two-dimensional information; Learn how
to communicate with students with low levels of response. For ethnic minority group people,
coordination with families and communities to mobilize their children to school is very important,
but the level of teacher response in this area is weak. Therefore, the study aims to propose some
solutions that will not only enhance the primary school teachers’ professional competence, but also
decreasethe dropout rate and improve academic performances of ethnic minority group students
in Tay Nguyen region.
Keywords: Professional competence, teacher; Tay Nguyen, Primary school, Ethnic minority.
52

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_muc_do_dap_ung_chuan_nghe_nghiep_cua_doi_ngu_giao_v.pdf