Xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập để dạy học phân hóa học phần sinh lí trẻ lứa tuổi Tiểu học
Tìm hiểu về đa trí tuệ của SV: Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm đa trí tuệ của để tìm hiểu SV nổi trội về loại
trí tuệ nào trong 8 loại trí tuệ theo phân loại trí tuệ của Gardner (Trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic - toán, trí tuệ không gian, trí tuệ hình thể - vận động, trí tuệ giao tiếp, trí tuệ nội tâm, trí tuệ tự nhiên học) [5; tr 88], [6]. Theo đó, mỗi SV có điểm mạnh nhận thức - loại trí tuệ khác nhau.
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập để dạy học phân hóa học phần sinh lí trẻ lứa tuổi Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập để dạy học phân hóa học phần sinh lí trẻ lứa tuổi Tiểu học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 47-53 47 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ HỌC TẬP ĐỂ DẠY HỌC PHÂN HÓA HỌC PHẦN SINH LÍ TRẺ LỨA TUỔI TIỂU HỌC Phạm Việt Quỳnh - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Nguyễn Văn Hiền - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 15/01/2017; ngày sửa chữa: 27/01/2017; ngày duyệt đăng: 31/01/2017. Abstract: Active differentiated instruction will be more effective when teachers build and use learning profile. In this article, authors present a process of buiding learning profile and use the information from the learning profile to effectively organize the active differentiated instruction process. Also, the article provides an illustration in teaching the module “Elementary school students’ physiology”. Learning profiles are built and used well, which will become an essential tool for differentiated instruction process as well as assessment for the progress of learners. Keywords: Differentiated instruction, active differentiated instruction, learning profile, learning activity. 1. Mở đầu Trong dạy học phân hóa (DHPH) vi mô, việc tìm hiểu người học là hoạt động cần thực hiện đầu tiên và rất quan trọng. Căn cứ vào đặc điểm của người học, đặc điểm nội dung - kiến thức, giáo viên có thể lựa chọn tiếp cận DHPH vi mô theo các hướng khác nhau: năng lực, phong cách học tập, trình độ nhận thức, đa trí tuệ, hứng thú học tập... Vấn đề đặt ra là, với rất nhiều thông tin về người học, làm thế nào để giáo viên có thể sắp xếp, sử dụng một cách hiệu quả các thông tin này nhằm thực hiện tốt việc tổ chức DHPH? Đồng thời, làm thế nào để giúp người học thực sự tham gia sâu vào quá trình DHPH, để chủ động lựa chọn biện pháp/con đường học tập phù hợp? Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu của chúng tôi tập trung đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng hồ sơ học tập (HSHT) nhằm tổ chức tốt quá trình DHPH. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm và vai trò của hồ sơ học tập trong dạy học nói chung, dạy học phân hóa nói riêng Có nhiều nghiên cứu, quan niệm khác nhau về HSHT (hồ sơ học tập) và vai trò của nó trong dạy học nói chung và DHPH nói riêng. Theo Nguyễn Lăng Bình và cộng sự [1; tr 188], HSHT là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của học sinh, trong đó học sinh được tự đánh giá về bản thân, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục trong thời gian tới... Để chứng minh cho sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, học sinh tự lưu giữ những sản phẩm minh chứng cho kết quả đó cùng với những lời nhận xét của giáo viên và bạn học. Như vậy, HSHT như bằng chứng về những điều mà các em tiếp thu được, được sử dụng chủ yếu để đánh giá quá trình học tập [1]. HSHT được chia thành 4 loại cơ bản: (1) Hồ sơ tiến bộ gồm những bài tập, sản phẩm của người học thực hiện trong quá trình học và thông qua đó người dạy và người học đánh giá quá trình tiến bộ mà người học đạt được; (2) Hồ sơ quá trình là hồ sơ tự theo dõi quá trình học tập của người học, họ ghi lại những gì mình học được hoặc chưa học được về kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn học và xác định cách điều chỉnh cho phù hợp; (3) Hồ sơ mục tiêu là HSHT xây dựng mục tiêu học tập cho mình trên cơ sở tự đánh giá được năng lực của bản thân; (4) Hồ sơ thành tích giúp người học tự đánh giá các thành tích học tập nổi trội, tự khám phá những tiềm năng của bản thân [1; tr 188-190]. Đồng thời, giúp người học tự tin về bản thân, định hướng, xác định giải pháp phát triển tiềm năng của bản thân. Theo hướng nghiên cứu này, Nguyễn Nam Phương đã sử dụng HSHT là công cụ để đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của SV đại học sư phạm theo tiếp cận quá trình [2]. Như vậy, các nghiên cứu này hướng đến sử dụng HSHT như là công cụ hiệu quả cho việc đánh giá kết quả học tập của người học. Trong DHPH vi mô, Tomlinson cho rằng HSHT (Learning Profile) là cách người học học [3; tr 18-21]. Nó có thể được định hình bởi trí thông minh, giới tính, văn hóa hoặc phong cách học tập. Đồng thời, tác giả cho rằng HSHT được sử dụng để DHPH theo chủ đề/nội dung học tập, phương pháp học tập, cách thể hiện trong lớp học. HSHT giúp giáo viên tìm hiểu nền tảng liên VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 47-53 48 quan đến người học và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những nỗ lực, thế mạnh, mục đích mức độ sẵn sàng hiện tại của từng người học. Do đó, HSHT là một công cụ hữu ích khi DHPH [3; tr18-21]. Qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu về HSHT cho thấy: để thực thi DHPH thì hồ sơ phải là công cụ kép vừa đảm bảo cho mục đích phân hóa người học về phong cách học tập, trình độ nhận thức, đa trí tuệ... đồng thời là công cụ để GV, SV đánh giá và tự đánh giá quá trình học tập của người học. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi đưa ra quan niệm: Hồ sơ học tập là tập hợp những thông tin về người học: thông tin về nhân thân, kiến thức, hứng thú, phong cách học tập, đa trí tuệ, thành tích học tập, sản phẩm học tập, quá trình học tập...; là căn cứ giúp người dạy thiết kế các hoạt động học tập (HĐHT) phù hợp, đồng thời giúp người học và giảng viên đánh giá sự phát triển và tiến bộ của người học. Như vậy, vai trò cơ bản của HSHT trong DHPH: cung cấp thông tin đầy đủ về PCHT, trình độ, đa trí tuệ, hứng thú,... của SV làm cơ sở để GV tiến hành lập kế hoạch và tổ chức hiệu quả DHPH trong lớp học; giúp GV đa dạng trong biện pháp sử dụng hồ sơ HSHT để tổ chức DHPH chủ động một cách linh hoạt, hiệu quả phù hợp với của SV; giúp SV chủ động theo dõi, tự đánh giá quá trình học tập của bản thân từ đó điều chỉnh quả trình học tập; giúp GV theo dõi được sự tiến bộ của SV, cũng như kịp thời điều chỉnh quá trình DHPH cho phù hợp với đối tượng người học. 2.2. Các bước xây dựng hồ sơ học tập trong dạy học phân hóa Quy trình chung về xây dựng HSHT được trình bày trong sơ đồ 1. Sơ đồ 1. Quy trình xây dựng HSHT * Bước 1: Tìm hiểu đối tượng người học - Mục tiêu: Cung cấp các thông tin cho quá trình xây dựng HSHT. Giúp GV hiểu rõ đối tượng người học, đồng thời SV cần biết về phong cách học tập (PCHT) ưa thích, trình độ nhận thức, trí tuệ nổi trội cũng như những hiểu biết ban đầu của mình với nội dung/chủ đề sắp được học. - Cách tiến hành: + Hoạt động của GV: Để thu thập các thông tin về người học, GV cần tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi kết hợp với quan sát và phỏng vấn SV. Tìm hiểu PCHT của SV thông qua sử dụng bộ câu hỏi VARK phiên bản 7.1 đã được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm SV ở Việt Nam ( questionnaire/). Kết quả điều tra, giúp xác định PCHT ưu thích của SV thuộc 1 trong 4 loại: V - Người học kiểu nhìn, A - Người học kiểu nghe, R - Người học kiểu đọc, K - Người học kiểu vận động [4]. Tìm hiểu về đa trí tuệ của SV: Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm đa trí tuệ của để tìm hiểu SV nổi trội về loại trí tuệ nào trong 8 loại trí tuệ theo phân loại trí tuệ của Gardner (Trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic - toán, trí tuệ không gian, trí tuệ hình thể - vận động, trí tuệ giao tiếp, trí tuệ nội tâm, trí tuệ tự nhiên học) [5; tr 88], [6]. Theo đó, mỗi SV có điểm mạnh nhận thức - loại trí tuệ khác nhau. Tìm hiểu trình độ nhận thức của SV: Sử dụng bài kiểm tra đầu vào để đánh giá kiến thức nền về Sinh lí trẻ lứa tuổi tiểu học của SV. Thông qua bài kiểm tra, đánh giá được mức độ nhận thức của SV về các nội dung thuộc chủ đề/bài học mới đang ở mức nào trong 4 mức: Nhớ/Biết, Thông hiểu; Vận dụng thấp, Vận dụng cao. Kết hợp với thông tin về kết quả xếp loại học tập của SV, GV có thể phân loại năng lực nhận thức của SV thành 4 nhóm là: giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Đồng thời, chúng tôi cũng điều tra nhu cầu SV để giúp GV xác định được những kiến thức, kĩ năng SV đã biết, những mong muốn của SV về nội dung/chủ đề sắp được học cũng như học phần Sinh lí trẻ lứa tuổi tiểu học. + Hoạt động của SV: Thực hiện các khảo sát và phỏng vấn của GV. Tự đánh giá được bản thân có PCHT thuộc nhóm nào, kiến thức nền của mình với nội dung/chủ đề, Năng lực nhận thức của mình đang ở mức nào, mong muốn được học những nội dung học tập nào... * Bước 2: Thiết kế HSHT - Mục tiêu: Xây dựng một tài liệu cung cấp thông tin về người học: thông tin về nhân thân, về kiến thức, hứng thú, phong cách học, quá trình học tập, tiến độ học tập... - Cách thực hiện: + Hoạt động của GV: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 47-53 49 Xác định và giới thiệu cho SV mục đích của HSHT: Xây dựng nhằm mục đích giúp GV có thể thiết kế được các HĐHT phù hợp theo định hướng phân hóa, đồng thời giúp GV và SV đánh giá sự tiến bộ học tập. Thông qua hồ sơ người học, SV hình thành một ý thức sở hữu về hồ sơ của mình để biết bản thân đã tiến bộ đến đâu và cần phải cải thiện ở mặt nào. Xác định cấu trúc của HSHT: GV đưa ra yêu cầu về nội dung, cấu trúc của một HSHT. Về nội dung HSHT gồm tất cả thông tin về người học: về nhân thân, về kiến thức, hứng thú, phong cách học, quá trình học tập, tiến độ học tập... Về cấu trúc của HSHT gồm trang bìa, trang giới thiệu về thông tin cá nhân, thông tin về quá trình học tập như mô tả vắn tắt về kết quả học tập của mình, mô tả phong cách học tập của mình, tự đánh giá bản thân, bảng chú dẫn, mục tiêu, bằng chứng về sản phẩm, về quá trình học tập của người học. Hướng dẫn viết HSHT: Biên soạn HSHT được phối hợp giữa GV và SV. Trong quá trình làm hồ sơ người học, GV thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, sưu tầm tài liệu để thẩm định, định hướng theo đúng mục tiêu của hồ sơ và thời hạn thực hiện. GV và SV là người đồng sở hữu HSHT. Tất cả các thông tin thu được từ sự hiểu biết của GV về người học được công bố cho SV biết và ghi chép lại trong HSHT của mình. + Hoạt động của SV: SV tự xác định mục đích và cấu trúc của HSHT (GV có thể cho SV xem HSHT ví dụ để SV tham khảo và rút kinh nghiệm). SV tham gia vào quá trình xây dựng hồ sơ của mình, lựa chọn các tài liệu (chính là các mô tả về thông tin cá nhân, thành tích học tập, phong cách học, hứng thú...). 2.3. Sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học phân hóa HSHT sau khi được xây dựng sẽ được sử dụng với hai mục đích cơ bản: Là căn cứ để thiết kế các HĐHT trong DHPH; Là công cụ để đánh giá về HĐHT của SV. 2.3.1. Sử dụng hồ sơ là công cụ để đánh giá hoạt động học tập của sinh viên GV tổ chức cho SV tự đánh giá hoặc đánh giá chéo các bài tập, các sản phẩm được lưu trữ trong HSHT minh chứng cho quá trình học tập của SV. Giúp SV hệ thống hóa kiến thức đã học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh HĐHT để tiến bộ hơn. Thông qua các bài tập, sản phầm của SV trong HSHT, GV sẽ theo dõi được quá trình tiến bộ cũng như những khó khăn của SV qua từng bài học để hỗ trợ kịp thời cho người học và điều chỉnh quá trình DHPH của mình cho phù hợp. 2.3.2. Sử dụng hồ sơ học tập làm căn cứ để thiết kế các hoạt động học tập trong dạ học phân hóa * Mục tiêu: Phân loại HSHT thành 3 nhóm chính: - Theo phong cách học tập; - Theo đa trí tuệ; - Theo trình độ nhận thức để thiết kế các HĐHT phù hợp trong DHPH. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổng hợp thông tin và phân loại HSHT GV tổng hợp và phân tích các thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu về người học. Sau đó tiến hành phân loại các HSHT dựa trên các tiêu chí chính, có thể là phong cách học tập, trình độ, đa trí tuệ... Trong nghiên cứu của chúng tôi, HSHT được chia thành 3 nhóm chính là: - Theo phong cách học tập; - Theo đa trí tuệ; - Theo trình độ nhận thức. Với 3 loại HSHT này chúng tôi sẽ tiến hành thết kế các HĐHT phù hợp với từng loại hồ sơ để phục vụ quá trình DHPH. Việc lựa chọn hình thức phân hóa theo cách nào phù thuộc vào điều kiện thực tế, nội dung, bài học, mục tiêu bài học cũng như khả năng của GV trong việc thiết kế các HĐHT phù hợp. Ví dụ: Tổng hợp thông tin về HSHT của 45 SV lớp K21A Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (xem bảng 2 trang bên). Bước 2: GV thiết kế HĐHT theo HSHT Trong mỗi bài học/chủ đề, việc phân hóa được thể hiện trong việc thiết kế HĐHT phù hợp với một hoặc nhiều loại PCHT. Đồng thời, các nhiệm vụ trong các HĐHT đó cũng được thiết kế theo các mức độ từ dễ đến khó nhằm đáp ứng các trình độ, nhịp độ học khác nhau của SV. Ngoài ra, cần có các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn để vừa đảm bảo mục tiêu chung của bài học/chủ đề, vừa có thể hỗ trợ SV với các trình độ, năng lực, hứng thú khác nhau. ● Thiết kế HĐHT theo phong cách học HSHT phân hóa theo PCHT chia thành 4 nhóm: HSHT loại V, A, R, K. Khi đó, loại HSHT V hoặc A hoặc R hoặc K sẽ có cả những SV ở các trình độ khác nhau, các loại trí tuệ khác nhau, hứng thú, trình độ khác nhau. Trong thực thế khảo sát PCHT của người học thì luôn có những trường hợp có phong cách học tập trộn lẫn, vì thế có thể chia HSHT thành 5 loại V, A,R, K và loại hỗn hợp. Ví dụ: Nếu phân loại HSHT dựa trên PCHT là chủ yếu thì HSHT của 45 SV lớp K21A - Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội sẽ là: hồ sơ loại V (7 hồ sơ); hồ sơ loại A (10 hồ sơ); hồ sơ loại R (6 hồ sơ); hồ VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 47-53 50 sơ loại K (14 hồ sơ) và hồ sơ loại hỗn hợp (8 hồ sơ trong đó 1 Kiểu VARK, 1 AR, 2 VK, 2 VA, 2 AK). Căn cứ trên phân loại này, chúng tôi đã thiết kế 4 hoạt động học tập phù hợp với các loại HSHT và đáp ứng yêu cầu phân hóa (bảng 3). Riêng loại HSHT hỗn hợp, vì SV được quyền lựa chọn HĐHT bất kì nên không cần thiết kế riêng hoạt động cho loại hồ sơ hỗn hợp này. Số SV có phong cách học tập loại K chiếm đa số nên các nhiệm vụ Bảng 2. Ví dụ bảng tổng hợp thông tin về HSHT SV SV1 SV2 SV3 SV4 SV5 SV6 SV7 SV8 SV9 PCHT kiểu V V V V V V V R/W R/W Nhóm/Cá nhân/ Cả hai Cả hai Cả hai Cả hai Nhóm Nhóm Cá nhân Cả hai Cá nhân Nhóm Hứng thú Vẽ Đi picnic Xem phim Thời trang Hát Kể chuyện Hát Truyện tranh Múa Trình độ Khá TB Khá Yếu TB Giỏi Khá Khá Yếu Đa trí tuệ ♦ ☼ ☺ ☺ ¶ ∆ ¶ ∆ ♥ SV SV10 SV11 SV12 SV13 SV14 SV15 SV16 SV17 SV18 PCHT kiểu R/W R/W R/W R/W K K K K K Nhóm/Cá nhân/ Cả hai Cả hai Nhóm Cả hai Cả hai Cả hai Nhóm Cá nhân Cả hai Nhóm Hứng thú Trò chơi ô chữ Tiếng Anh Viết nhật kí Tập Aerobic Múa Du lịch Toán học Du lịch Sinh học Trình độ TB Giỏi Khá TB TB Khá Giỏi Khá Khá Đa trí tuệ ☺ ☺ ● ♥ ♥ ☼ ☼ ☼ SV SV19 SV20 SV21 SV22 SV23 SV24 SV25 SV26 SV27 PCHT kiểu K K K K K K K K K Nhóm/Cá nhân/ Cả hai Nhóm Cả hai Nhóm Cải hai Cả hai Cả hai Nhóm Cá nhân Cả hai Hứng thú Thiên nhiên Đi bộ Múa Hát Du lịch Du lịch Đọc sách Tập Aerobic Nấu ăn Trình độ Khá Khá TB Yếu Khá Giỏi Giỏi Khá Khá Đa trí tuệ ☼ ♥ ♥ ☼ ● ♥ ☼ SV SV28 SV29 SV30 SV31 SV32 SV33 SV34 SV35 SV36 PCHT kiểu A A A A A A A A A Nhóm/Cá nhân/ Cả hai Cả hai Cả hai Nhóm Cá nhân Nhóm Cả hai Nhóm Cả hai Nhóm Hứng thú Thiết kế Aerobic Âm nhạc Hát Chụp ảnh Nấu ăn Đọc truyện Xem phim Âm nhạc Trình độ Khá Giỏi TB Khá Giỏi Khá Giỏi TB Khá Đa trí tuệ ♦ ♥ ¶ ¶ ♦ ☺ ∆ ● Tên SV SV37 SV38 SV39 SV40 SV41 SV42 SV43 SV44 SV45 PCHT kiểu A VA AK AK VARK VK VK AR VA Nhóm/Cá nhân/ Cả hai Cả hai Nhóm Cả hai Nhóm Cả hai Cả hai Cá nhân Cả hai Cá nhân Hứng thú Âm nhạc Múa Du lịch HĐ xã hội Nấu ăn Chụp ảnh Đọc truyện Nghe nhạc Viết nhật kí Trình độ Khá Khá TB Giỏi TB Giỏi Giỏi Khá Khá Đa trí tuệ ¶ ♥ ∆ ☼ ♦ ☺ ¶ ● ệ logic - toán học;☺ Trí tuệ ngôn ngữ; ∆ Trí tuệ giao tiếp; ♥ Trí tuệ hình thể - động năng; ♦ Trí tuệ không gian; ¶ Trí tuệ âm nhạc; ● Trí tuệ nội tâm; ☼ Trí tuệ tự nhiên. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 47-53 51 Bảng 3. Ví dụ thiết kế một số HĐHT phù hợp với HSHT theo phong cách học tập khi dạy nội dung “Hệ vận động” trong học phần Sinh lí học trẻ em lứa tuổi tiểu học HĐHT 1: Nghiên cứu cấu tạo và thành phần hóa học của xương người. - Mục tiêu: nắm được thành phần hóa học và đặc điểm cấu tạo của xương - Phương tiện: xương ếch, hóa chất HCL 10%, dụng cụ thí nghiệm khác * Hoạt động 1 thiết kế phù hợp với phong cách học tập kiểu K (vận động): SV thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua thực thành, thí nghiệm hoặc thiết kế mô hình để khám phá và lĩnh hội tri thức về cấu tạo và thành phần hóa học của xương người. * Nhiệm vụ học tập Thực hiện thí nghiệm sau: - Chuẩn bị xương gà, dấm ăn, panh và lọ thủy tinh có nắp đậy. - Cho xương gà vào trong lọ thủy tinh đổ đầy dung dịch dấm, để 2-3 ngày. Câu 1: Giải thích hiện tượng và chứng minh sự có mặt của thành phần vô cơ và hữu cơ trong xương? Chú ý: Có thể thay dung dịch dấm ăn bằng dung dịch HCL 10%, thời gian ngâm xương sẽ rút ngắn khoảng 15 phút (SV sử dụng găng tay bảo vệ khi thực hiện thí nghiệm) Câu 2: Xác định các xương từng hình a, b, c, d và phân loại xương theo bảng sau. Nêu đặc điểm cấu tạo của từng loại xương (xương dài, xương ngắn, xương dẹt). Xương ngắn Xương dài Xương dẹt Câu 3: Xương có thể tham gia vào hệ vận động nhờ các yếu tố nào? Trình bày đặc điểm của từng loại khớp. HĐHT 2: Nghiên cứu cấu tạo bộ xương người - Mục tiêu: Xác định được vị trí, hình dáng và cấu tạo một số xương chính. Chứng minh được sự phù hợp giữa vấu tạo và chức năng của xương. Thực hiện băng bó vết thương khi bị gãy xương - Phương tiện: Mô hình và tranh về bộ xương người * Hoạt động này thiết kế phù hợp với phong cách học tập kiểu V (nhìn): SV thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua quan sát mô hình, tranh ảnh hoặc xem video để khám phá và lĩnh hội tri thức về cấu tạo bộ xương người và đặc điểm bộ xương của trẻ em. Câu 1: Hãy quan sát mô hình hoặc tranh cấu tạo hộp sọ và trả lời câu hỏi: a/ Hãy phân biệt được xương sọ não và xương sọ mặt, so sánh tỉ lệ giữa hai phần của người và động vật. Rút ra kết luận. b/ Hãy xác định vị trí, hình dạng của các xương ở sọ não và sọ mặt trên mô hình hoặc tranh. c/ Các khớp giữa các xương ở phần xương sọ có đặc điểm gì? Câu 2: Quan sát mô hình hoặc tranh cấu tạo xương cột sống và trả lời câu hỏi: a/ Trình bày đặc điểm cấu tạo của xương cột sống. b/ Giải thích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương cột sống. Câu 3: Quan sát mô hình hoặc tranh cấu tạo của xương lồng ngực và trả lời câu hỏi: a/ Xác định thành phần cấu tạo của xương lồng ngực? b/ Chứng minh xương lồng ngực có cấu tạo phù hợp với chức năng? Câu 4: Quan sát mô hình hoặc tranh cấu tạo xương chi và trả lời câu hỏi: a/ Xác định được các xương của chi trên và chi dưới trên tranh hoặc mô hình. So sánh điểm giống và khác nhau giữa xương chi trên và xương chi dưới. b/ Hãy phân biệt đai vai với đai hông. Nêu đặc điểm giới tính của xương chậu. c/ So sánh các phần tự do của xương chi trên và xương chi dưới để thấy rõ sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng chi trên phù hợp với chức năng lao động, chi dưới thích nghi với chức năng nâng đỡ cơ thể và vận chuyển. Câu 5: Quan sát tranh hoặc mô hình các khớp xương và hoàn thành bản sau: STT Các khớp xương Loại khớp Liên hệ giữa các xương 1 2 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 47-53 52 Hợp đồng 1: Trí tuệ ngôn ngữ Đọc, nghiên cứu thông tin về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. - Hãy thiết kế một poster tuyên truyền về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em (nguyên nhân, cách phòng, tránh) Hợp đồng 2: Trí tuệ logic - toán Câu 1. Đọc biểu đồ thể hiện tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam (hình 1). Nhận xét về tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi qua các năm. Giải thích nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hãy đề xuất biện pháp phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hình 1. Biểu đồ tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam Hình 2. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân béo phì tại một số đô thị ở Việt Nam Nguồn: years.aspx https://nhungvandemoi.wordpress.com/2011/03/14/bai-hoan-ch%E1%BB%89nh-chefs-in- school-%E2%80%93-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m-h%E1%BB%8Dc- d%C6%B0%E1%BB%9Dng/ Câu 2. Nghiên cứu đồ thị tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi thừa cân béo phì ở một số đô thị (hình 2). Hãy nhận xét về tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân béo phì tại một số đô thị ở Việt Nam. Hãy cho biết nguyên nhân và xuất biện pháp phòng tránh béo phì ở trẻ em. Hợp đồng 3: Trí tuệ hình thể - động năng Đọc, nghiên cứu thông tin về nguyên nhân, cách phòng bệnh suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em. Câu 1. Giải thích tại sao luyện tập thể dục thể thao giúp phòng tránh bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Câu 2. Lựa chọn một bài tập thể thao phù hợp với học sinh tiểu học giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh phòng các bệnh về béo phì và suy dinh dưỡng. Hợp đồng 4: Trí tuệ âm nhạc Xem đoạn băng hình theo đường link sau để tìm hiểu về béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em, kết hợp với nghiên cứu giáo trình. https://www.youtube.com/watch?v=ZURTHX8svPg https://www.youtube.com/watch?v=cJgyWKM-d40 Câu 1. Hãy sáng tác các bài hát/thơ/rap/vè... về béo phì ở trẻ em (nguyên nhân, tác hại, cách phòng tránh) Câu 2. Hãy sáng tác các bài hát/thơ/rap/vè... về suy dinh dưỡng ở trẻ em (nguyên nhân, cách phòng tránh) Hợp đồng 5: Trí tuệ giao tiếp Bạn hãy phỏng vấn (trao đổi qua điện thoại, các diễn đàn...) các chuyên gia y tế về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Sau đó, thực hiện các nhiệm vụ sau: Câu 1. Lập một kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học để phòng, tránh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Câu 2. Xây dựng một vở kịch và đóng vai thể hiện để tuyên truyền về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em (có thể làm trước và quay video lại hoặc biểu diễn ngay tại lớp). Hợp đồng 6: Trí tuệ nội tâm Đọc, nghiên cứu thông tin về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hãy viết một báo cáo thu hoạch sau khi tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại, cách phòng tránh của bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em (Trình bày dưới dạng bút kí, các bài viết). Hợp đồng 7: Trí tuệ không gian Tìm hiểu về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em Hãy vẽ sơ đồ tư duy nội dung về nguyên nhân, tác hại , cách phòng tránh bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hợp đồng 8: Trí tuệ tự nhiên học Đọc, nghiên cứu thông tin hoặc xin ý kiến của những chuyên gia dinh dưỡng... về bệnh béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ em. Câu 1. Đưa ra lời khuyên về lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên (từ động vật hoặc thực vật) trong khẩu phần ăn hằng ngày để phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì. Câu 2. Từ đó, đề xuất một vài thực đơn: - Cho trẻ suy dinh dưỡng mau tăng cân và phục hồi thể trạng khỏe mạnh. - Cho trẻ béo phì để giảm cân hiệu quả mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 425 (Kì 1 - 3/2018), tr 47-53 53 trong các HĐHT sẽ tăng cường cho SV thực hành, thí nghiệm, tham gia tích cực hơn. ● Thiết kết HĐHT theo đa trí tuệ HSHT theo dựa trên đặc điểm đa trí tuệ của người học chia thành 8 loại hồ sơ người học. GV thiết kế các HĐHT phù hợp với các thế mạnh về đa trí tuệ khác nhau của SV trong lớp học phân hóa. Theo đó, phương tiện dạy học được thiết kế phù hợp vì mỗi SV với thế mạnh về đa trí tuệ khác nhau sẽ hứng thú với những loại phương tiện khác nhau. Đồng thời, phương tiện dạy học cũng hỗ trợ SV dễ dàng tiếp cận kiến thức của bài học, đạt mục tiêu học tập. Do đó, phương tiện dạy học phải sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng nhằm phát huy tiềm năng vốn có của người học. Ví dụ: Nếu phân loại HSHT dựa trên đa trí tuệ thì HSHT của 45 SV lớp K21A - Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học thủ Đô Hà Nội gồm: Trí tuệ ngôn ngữ (6 SV), trí tuệ âm nhạc (6 SV), trí tuệ logic - toán (5 SV), trí tuệ không gian (4 SV), trí tuệ hình thể - vận động (8 SV), trí tuệ giao tiếp (4 SV), trí tuệ nội tâm (4 SV), trí tuệ tự nhiên học (7 SV). Căn cứ trên kết quả phân loại này, GV có thể thiết kế HĐHT nội dung “Nghiên cứu một số bệnh về trao đổi chất và dinh dưỡng ở trẻ em (suy dinh dưỡng và béo phì)” trong dạy học học phần Sinh lí trẻ lứa tuổi tiểu học như sau: Mục tiêu của hoạt động: Nắm được nguyên nhân, cách phòng bênh suy dinh dưỡng ở trẻ em là chủ yếu. Cách tiến hành: GV tổ chức dạy học theo hình thức dạy học theo hợp đồng. Để tiếp cận DHPH phù hợp với HSHT theo đa trí tuệ, các gói hợp đồng sẽ được thiết kế với các nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau phù hợp với thế mạnh về đa trí tuệ của SV. Đồng thời, qua nghiên cứu hồ sơ người học, GV chủ động chuẩn bị số lượng hợp đồng, phương tiện dạy học tương ứng với số SV theo từng loại trí tuệ. Trong tổ chức dạy học theo hợp đồng, để phát huy tính chủ động và tích cực hóa hoạt động của SV thì GV nên cho SV lựa chọn hợp đồng mà SV muốn thực hiện. ● Thiết kế HĐHT theo trình độ nhận thức Khi phân loại HSHT theo trình độ nhận thức, GV thiết kế nhiệm vụ phù hợp với SV ở các trình độ khác nhau để kích thích hứng thú học tập của họ. Vygotsky cho rằng, nếu chỉ quan tâm đến trình độ phát triển hiện tại của người học thì chưa đủ, trong dạy học trình độ phát triển tiềm năng mới là quan trọng. Do đó, trong DHPH phải nhằm vào tiềm năng của người học, chính là hướng vào vùng phát triển lân cận. GV cần biết được trình độ hiện tại của người học để thiết kế các HĐHT phù hợp đồng thời hỗ trợ, dẫn dắt người học hướng đến vùng phát triển lân cận và phát huy tối đa tiềm năng của họ [1]. HSHT theo trình độ nhận thức giúp GV có cái nhìn rõ hơn về trình độ hiện tại của người học. Từ đó, GV lập kế họach và tổ chức DHPH dựa trên trình độ nhận thức của người học. 3. Kết luận Việc xây dựng HSHT, cần được cả GV và SV thực hiện theo đúng quy trình và khoa học. Song, việc sử dụng HSHT mới lại có tính quyết định đến hiệu quả học tập của SV. Nói một cách khác, giá trị gia tăng của HSHT phụ thuộc vào khả năng sử dụng những thông tin này của GV trong DHPH. Nghiên cứu của chúng tôi đã đề xuất quy trình xây dựng HSHT gồm 2 bước: (1) Tìm hiểu đối tượng người học và (2) Thiết kế HSHT. Đặc biệt, trong giai đoạn sử dụng HSHT, GV có thể xây dựng và tổ chức các HĐHT theo PCHT hay theo đặc điểm trí tuệ hoặc theo trình độ nhận thức. Sự đa dạng trong biện pháp sử dụng hồ sơ HSHT cũng giúp GV tổ chức DHPH chủ động một cách linh hoạt, hiệu quả phù hợp với đặc điểm kiến thức, nội dung học tập của SV. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Lăng Bình - Đỗ Hương Trà - Nguyễn Phương Hồng - Cao Thị Thăng (2017). Dạy học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm. [2] Trần Trọng Thủy (1997). Lí thuyết vùng phát triển gần nhất L.X. Vygotsky - Một đóng góp to lớn cho tâm lí học dạy học. Hội thảo Khoa học “L.X. Vygotsky nhà tâm lí học kiệt xuất thế kỉ XX” (1896-1934), Hội Tâm lí - Giáo dục học Việt Nam, tr 55-58. [3] C. A. Tomlinson (2014). The differentiated Classroom, Responding to the needs of all learner, 2nd Edition. Alexandria, Virginia USA: Association for Supervision and Curriculum Development. [4] Fleming, Neil D. (2012). Teaching and learning styles: VARK strategies. ISBN 978-0-473-07956-7. [5] J. Diane Connell, Ed.D (2005). Brain-based Strategies to Reach Every Learner. Scholastic Teaching Resources, USA, ISBN 0-439-59020-5. [6] Thomas Armstrong (Lê Quang Long dịch, 2014). Đa trí tuệ trong lớp học. NXB Giáo dục Việt Nam. [7] Bộ GD-ĐT (2006). Sinh lí học trẻ em. NXB Đại học Sư phạm - NXB Giáo dục. [8] Nguyễn Nam Phương (2016). Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận quá trình. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
File đính kèm:
- xay_dung_va_su_dung_ho_so_hoc_tap_de_day_hoc_phan_hoa_hoc_ph.pdf