Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cấp Tiểu học và một số giải pháp về mặt quản lý

Bài báo nêu lịch sử vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và ở Việt Nam, thực trạng và những căn cứ để đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học cấp tiểu học nói riêng; đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học ở cấp tiểu học.

pdf 8 trang thom 06/01/2024 3720
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cấp Tiểu học và một số giải pháp về mặt quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cấp Tiểu học và một số giải pháp về mặt quản lý

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cấp Tiểu học và một số giải pháp về mặt quản lý
Ý kiến trao đổi Số 28 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 146
VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CẤP TIỂU HỌC 
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ MẶT QUẢN LÝ 
TRÀ THỊ KIỀU LOAN* 
TÓM TẮT 
Bài báo nêu lịch sử vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và ở Việt 
Nam, thực trạng và những căn cứ để đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới 
phương pháp dạy học cấp tiểu học nói riêng; đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp hướng 
dẫn, chỉ đạo, quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học ở cấp 
tiểu học. 
ABSTRACT 
Issues of method teaching innovation at elementary level 
 some management solutions 
The article is about the history of the issues of method teaching innovation in the 
world and in Vietnam, the status and the foundations for method teaching innovation in 
general and at elementary level in particular; as well as proposing some groups of 
solutions to guide, direct, and manage to implement effectively the reform of method 
teaching at elementary level. 
1. Sơ lược lịch sử vấn đề 
1.1. Trên thế giới 
Không chỉ trong thời đại ngày nay 
ta mới biết đến vấn đề đổi mới phương 
pháp dạy học, mà đây là vấn đề muôn 
thuở của những người theo nghề giáo. 
Trên nền chung của các phương pháp 
giáo dục truyền thống, mỗi nhà giáo đều 
tự tìm cho mình cách thức dạy học riêng 
để đi đến thành công trong nghề. Từ 
trước công nguyên (TCN), Socrate 
(khoảng 470-399 TCN) đã nổi danh với 
phương pháp “truy vấn biện chứng” 
tương tự phương pháp dạy học nêu vấn 
đề ngày nay; hay Khổng Tử (551-479 
TCN) với phương pháp dạy học tùy theo 
đặc điểm cá nhân của mỗi môn sinh, 
cũng chính là phương pháp dạy học cá 
* Học viên Cao học 
Trường Đại học Vinh 
thể được triển khai trong những năm gần 
đây tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ở các 
thế kỉ XVII-XIX, người ta biết đến J. A. 
Komensky (1592-1670), “cha đẻ của nền 
giáo dục hiện đại”, với những quan điểm 
và cách thức dạy học rất nhân văn mà 
ông đã trình bày trong các tác phẩm rất 
có giá trị của mình; Jean-Jacques 
Rousseau (1712-1778) với phương pháp 
giảng dạy cho trẻ các yếu tố khoa học; 
hoặc Johann Heinrich Pestalozzi (1746-
1827), nhà cải cách giáo dục Thuỵ Sĩ, 
phát triển các phương pháp giáo dục 
nhằm thúc đẩy khả năng của trẻ Đặc 
biệt trong thế kỷ XIX, mô hình giáo dục 
bắt buộc được vận dụng ở nhiều quốc 
gia, mô hình này đặt nặng kỹ năng tổ 
chức và quản lý lớp học của người thầy, 
xem nó như là một thành tố không thể 
thiếu của quá trình vận dụng các phương 
pháp dạy học. Hiện nay, trên thế giới, rất 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trà Thị Kiều Loan 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 147
nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới 
phương pháp dạy học và các giải pháp 
quản lý nhằm hỗ trợ hoạt động đổi mới 
phương pháp dạy học vẫn đang được tiếp 
tục thực hiện, chẳng hạn công trình 
nghiên cứu về “Cấu trúc tạo nhóm học 
tập hợp tác” có thể vận dụng cho học sinh 
mọi lứa tuổi của tiến sĩ Spencer Kagan 
(Mỹ) 
1.2. Trong lịch sử giáo dục Việt Nam 
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy 
học bậc tiểu họcở Việt Nam không phải 
bây giờ mới được đặt ra, mà từ năm 
1949, khi Pháp ký nghị định chuyển giao 
các cơ quan giáo dục cho các nước Ai 
Lao, Cam-bốt, Việt Nam, Bộ Quốc gia 
Giáo dục Việt Nam (ở vùng bị Pháp 
chiếm) đã đề ra chương trình tiểu họcvới 
mục tiêu dạy học mới, “cổ vũ các 
phương pháp sư phạm hiện đại và thực 
hành những quan niệm mới về sư phạm 
trong giảng dạy và học tập.Trường học 
mới là trường học hoạt động và tất cả nền 
giáo dục phải phỏng theo phương pháp 
hoạt động” [8]. Từ đó về sau, ở miền 
Nam, cũng có nhiều cuộc cải cách giáo 
dục nhằm đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng hiện đại nhưng đều bị thất bại 
do chiến tranh, đói nghèo Sau ngày đất 
nước hoàn toàn thống nhất, giáo dục tiểu 
họcở Việt Nam đã trải qua hai lần cải 
cách vào năm 1979 và 1986. Rất tiếc, 
những lần cải cách này chỉ đặt nặng việc 
thay đổi nội dung, chương trình sách giáo 
khoa còn đổi mới phương pháp dạy học 
và các giải pháp quản lý nhằm tác động 
đến đổi mới phương pháp như thế nào 
chưa được nghiên cứu thành hệ thống. 
Mãi đến năm 2000, sự đổi mới toàn diện 
giáo dục Việt Nam mới được chính thức 
khởi động và thể hiện rõ nét qua Nghị 
quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương 
trình giáo dục phổ thông, qua Chỉ thị 
14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 và một 
loạt các văn bản khác. Năm học 2001-
2002 là năm học khởi đầu đổi mới toàn 
diện giáo dục tiểu học, trong đó có đổi 
mới phương pháp giảng dạy. 
2. Thực trạng đổi mới phương pháp 
dạy học cấp tiểu học 
Ngày nay, những thay đổi về kinh 
tế, chính trị, văn hoá theo hướng toàn cầu 
hoá, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển 
nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật 
dẫn đến nội dung học tập mới tiếp nhận 
hôm trước, hôm sau có thể đã trở nên lạc 
hậu. Mục đích học tập không thể chỉ 
dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức và rèn 
luyện kỹ năng mà phải như tổ chức 
Unesco đã đề xướng là: “Học để biết, học 
để làm, học để chung sống, học để tự 
khẳng định mình” và phương pháp dạy 
học chính là cách thức giúp cho người 
học tự mình đạt đến mục tiêu. Trước thực 
tiễn đó, vấn đề đổi mới toàn diện về giáo 
dục trong đó có đổi mới phương pháp 
dạy học đã được sự quan tâm chỉ đạo của 
Đảng và Nhà nước thông qua nghị quyết 
Trung ương IV (khoá VII), nghị quyết 
Trung ương II (khoá VIII) và Luật Giáo 
dục Song song với việc bồi dưỡng giáo 
viên trong chương trình “thay sách giáo 
khoa” bậc tiểu học được tiến hành từ năm 
học 2001-2002, rất nhiều tài liệu về vấn 
đề đổi mới phương pháp dạy học đã được 
chuyển tải đến cán bộ quản lý, giáo viên 
và tổ chức thực hiện tại các trường tiểu 
học. Công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH 
Ý kiến trao đổi Số 28 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 148
ngày 13/2/2006 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo cũng đã quy định rõ việc đổi mới 
cách thức dạy học. Phương pháp dạy học 
ở tiểu họcđược quy định tại Điều 28 của 
Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung 
năm 2009: “Phương pháp giáo dục phổ 
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, 
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp 
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; 
bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng 
làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác 
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, 
hứng thú học tập cho học sinh”. 
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, 
đổi mới phương pháp như thế nào để tạo 
được động lực cho người học tham gia 
tích cực vào quá trình dạy học hoàn toàn 
không đơn giản nhất là khi người học ở 
lứa tuổi tiểu họcvới những nét đặc điểm 
tâm lý rất riêng và điều này đặc biệt rất 
cần đến sự tác động của nhà quản lý. 
Nhiều lớp tập huấn được mở ra; những 
buổi hội thảo, các chuyên đề liên tục 
được tổ chức; chỉ riêng phương pháp học 
nhóm đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh 
luận và làm báo chí tốn khá nhiều giấy 
mực. Mặc dù vậy, hiệu quả của việc đổi 
mới các phương pháp dạy học vẫn còn rất 
nhiều điều cần bàn luận, bởi sau một thập 
kỷ ráo riết tiến hành đổi mới toàn diện 
giáo dục với định hướng phát triển bền 
vững giáo dục tiểu họcở Việt Nam, bên 
cạnh những thành tựu nhất định như Báo 
cáo chính trị của Ban Chấp hành trung 
ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ XI đã nêu thì, cũng trong báo cáo 
này, những nhận định về các mặt hạn chế 
của giáo dục Việt Nam trong giai đọan 
hiện nay thật sự rất đáng quan ngại: 
“Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa 
đáp ứng yêu cầu phát triểnchương 
trình, nội dung, phương pháp dạy và học 
lạc hậu, đổi mới chậm” [5]. 
Nguyên nhân nào đã dẫn đến hậu 
quả trên? 
Thông qua việc dự giờ dạy của giáo 
viên trên lớp, thông qua các buổi hội thảo 
chuyên đề và cả những cuộc trao đổi 
thẳng thắn trên tinh thần đồng nghiệp, có 
thể thấy việc đổi mới phương pháp dạy 
học ở các cấp học nói chung và ở cấp tiểu 
họcnói riêng tiến hành chưa triệt để do 
nhiều nguyên nhân. Không giống như các 
bậc học khác, một người giáo viên tiểu 
họcdạy bình quân từ 8 đến 11 môn học, 
trong đó, có những môn đòi hỏi phải có 
năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật mà 
không phải ai cũng có được. Trong một 
buổi học, họ phải tổ chức từ bốn đến năm 
tiết học thuộc nhiều phân môn khác nhau. 
Vì vậy, giáo viên chỉ có thể tập trung 
chuẩn bị cho một vài tiết học thật chỉnh 
chu và thường đó là những tiết được 
thanh tra, kiểm tra hay các tiết dạy có bạn 
đồng nghiệp dự giờ. Bên cạnh đó, những 
khó khăn về mặt nhận thức, về trình độ, 
về thời gian, về tài chính, về kỹ năng vận 
dụng phối hợp, triển khai các phương 
pháp dạy học và trong đó có cả nguyên 
nhân từ các nhà quản lý, tất cả đã làm 
cho việc đổi mới phương pháp dạy học 
chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. 
3. Vai trò của người cán bộ quản lý 
và một số giải pháp hướng dẫn, chỉ 
đạo, tổ chức thực hiện đổi mới phương 
pháp dạy học ở tiểu học 
3.1. Vai trò của người cán bộ quản lý 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trà Thị Kiều Loan 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 149
Nhà quản lý đóng vai trò rất quan 
trọng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm 
vụ, trong đó không loại trừ các hoạt động 
nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Có 
thể xem nhà quản lý là đầu tàu kéo theo 
sau cả một đoàn tàu. Đoàn tàu này có vận 
hành tốt, có đi đúng hướng và về đúng 
đích hay không phụ thuộc rất nhiều vào 
lực kéo của đầu tàu. Vậy thì nhà quản lý 
nên làm gì để hướng dẫn, tổ chức và hỗ 
trợ giáo viên thực hiện tốt đổi mới 
phương pháp dạy học trong khi hiện nay, 
đa phần cán bộ quản lý bị lôi kéo vào 
guồng xoay của hằng núi công tác hành 
chính, sự vụ? 
3.2. Một số giải pháp hướng dẫn, chỉ 
đạo, tổ chức thực hiện đổi mới phương 
pháp dạy học 
Sự phát triển của đất nước và của 
chính bản thân con người, sự đổi mới về 
mục tiêu, nội dung, cách đánh giá học 
sinh của chương trình tiểu họcđòi hỏi 
phương pháp dạy học cũng cần phải thay 
đổi. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện đổi 
mới phương pháp dạy học không chỉ đơn 
giản là tham gia các lớp tập huấn, tổ chức 
các chuyên đề triển khai rồi dự giờ và 
đánh giá việc thực hiện của giáo viên 
trong tiết dạy mà người cán bộ quản lý 
cần nghiên cứu thấu đáo sự đổi mới 
phương pháp giảng dạy trên cơ sở tiếp 
cận hệ thống, tiếp cận nhân cách, tiếp cận 
họat động, thuyết dạy học cộng tác, công 
nghệ dạy học để có thể nhận thức đúng 
về thực trạng đổi mới phương pháp dạy 
học hiện nay tại đơn vị mình, đồng thời 
lập kế hoạch hoàn chỉnh, tổ chức thực 
hiện kế hoạch nghiêm túc, tiến hành các 
giải pháp hỗ trợ và đánh giá, rút kinh 
nghiệm. 
Qua thực tế công tác quản lý 
chuyên môn tiểu học, nhằm nâng cao 
hiệu quả của việc đổi mới phương pháp 
dạy học cấp tiểu họctrên cơ sở đảm bảo 
các nguyên tắc về mục tiêu, tính hiệu 
quả, khả thi và thực tiễn, chúng tôi tổng 
hợp và đề xuất thực hiện một số nhóm 
giải pháp tác động chủ yếu đến người 
thầy trong họat động dạy học như sau : 
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao 
nhận thức cho cán bộ, giáo viên 
Năm học 2001-2002, giáo dục tiểu 
họcbắt đầu đổi mới toàn diện từ mục tiêu 
đào tạo đến đổi mới chương trình, sách 
giáo khoa cũng như đổi mới về phương 
pháp dạy học. Từ ấy đến nay đã gần 
mười năm trôi qua, những nhận thức, 
những quyết tâm lúc đầu dần dần phai 
nhạt, bên cạnh đó, mười năm đủ để một 
lớp người cũ ra đi và một lớp người mới 
thay thế trên bục giảng. Hơn nữa, điều 
kiện và hòan cảnh dạy học đã khác trước 
rất nhiều. Vậy thì việc tác động lại vào 
nhận thức của cán bộ giáo viên về tính 
cấp thiết của vấn đề đổi mới phương 
pháp trong giai đoạn hiện nay rất quan 
trọng và cần thiết. Tác động để giáo viên 
thấy rằng về cả mặt lý luận và thực tiễn 
đều đòi hỏi phải đổi mới trong phương 
pháp dạy học. Đó là vấn đề sống còn 
không chỉ của ngành, của đơn vị mà của 
cả mỗi cá nhân. 
Giải pháp nào để tác động vào nhận 
thức của cán bộ, giáo viên? Đó có thể là 
việc tổ chức lớp bồi dưỡng, các chuyên 
đề; tổ chức những buổi hội thảo, trò 
chuyện, mạn đàm, các hội thi hay tham 
Ý kiến trao đổi Số 28 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 150
quan học tập thực tếThông qua đó, 
người cán bộ quản lý giới thiệu đến giáo 
viên về mục tiêu, định hướng đổi mới 
trong giai đọan hiện nay; về các các chỉ 
thị, nghị quyết của Đảng, văn bản của 
nhà nước, các tài liệu liên quan hay 
những thành tựu của giáo dục các nước, 
của những đơn vị bạn 
3.2.2. Nhóm giải pháp bồi dưỡng kỹ 
năng sử dụng phương pháp dạy học và 
hình thức tổ chức lớp 
Đôi khi nhận thức đúng vấn đề 
nhưng thiếu kỹ năng thực hành thì hiệu 
quả của việc đổi mới phương pháp dạy 
học cũng sẽ không được như mong 
muốn. Hãy giúp giáo viên tìm hiểu thấu 
đáo và có thể vận dụng nhuần nhuyễn các 
phương pháp dạy học phát huy tính tích 
cực của học sinh, ví dụ như các phương 
pháp học nhóm, trực quan, phỏng vấn 
nhanh, nêu và giải quyết vấn đề; các 
phương pháp đóng vai, dạy học hợp tác, 
tổ chức cho học sinh học theo hợp đồng, 
học theo góc, học theo dự án  Các 
phương pháp này giúp giáo viên tổ chức 
hoạt động dạy học sinh động và phong 
phú, phát triển tốt khả năng tự học của 
học sinh, có thể kiểm tra đánh giá khá 
chính xác kiến thức và kỹ năng đạt được 
của học sinh. 
Hiện nay, tài liệu viết về vấn đề này 
rất nhiều. Có thể kể đến sách do Dự án 
phát triển giáo viên tiểu họcấn hành vào 
những năm 2005, 2006, hay gần đây nhất 
là những quyển sách viết về phương pháp 
dạy học tích cực và một số kỹ thuật triển 
khai các phương pháp đó của dự án Việt - 
Bỉ như kỹ thuật “khăn phủ bàn”, kỹ thuật 
“mảnh ghép”, sơ đồ tư duy, kỹ thuật 
“KWL” (know-want to know-learned) 
Điều cần nói ở đây, việc tìm hiểu 
phải phát xuất từ nhu cầu cần thiết của 
giáo viên trong việc vận dụng phương 
pháp và hình thức tổ chức lớp vào thực tế 
dạy học. Tránh các chuyên đề mang tính 
đại trà, bắt buộc hoặc tìm hiểu qua loa, 
đại khái, tốn kinh phí, mất thời gian, lâu 
dần hình thành trong giáo viên tâm lý lơ 
là, tham dự kiểu “lấy có”. Là cán bộ quản 
lý, bạn có thể tìm hiểu những kiến thức, 
kỹ năng về phương pháp dạy học mà giáo 
viên cần phải bổ khuyết, có thể cho giáo 
viên đăng ký nội dung cần tìm hiểu để có 
kế hoạch đáp ứng. 
Vấn đề chủ động trong dạy học và 
một số lưu ý khi lựa chọn phương pháp 
cũng hết sức cần thiết. Trong một thời 
gian quá dài, giáo viên lệ thuộc vào sách 
hướng dẫn giảng dạy, vào các “thiết kế” 
bán đầy trên thị trường và vận dụng các 
tài liệu đó hết sức máy móc. Người ta 
quên rằng phương pháp chỉ được lựa 
chọn sao cho đạt mục tiêu dạy học và nó 
phải phù hợp với nội dung, đối tượng và 
điều kiện dạy học, mà đối tượng và điều 
kiện dạy học thì không phải lúc nào cũng 
giống nhau. Hãy tổ chức cho giáo viên 
sọan giảng hướng vào mục tiêu, xem xét 
đến các kiến thức, kỹ năng cơ bản cần 
đạt. 
Cách thức tăng cường kỹ năng thực 
hành, dạy thông qua giao tiếp và lưu ý 
hoạt động tiếp nối để hình thành các kỹ 
năng, các hành vi ứng xử trong gia đình 
và xã hội; dạy học gắn liền với thực tế 
cuộc sống rất cần trong việc mang lại 
hiệu quả dạy học. Vì khi đó, học sinh mới 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trà Thị Kiều Loan 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 151
cảm nhận được rằng việc học là cần thiết, 
nhờ vào học tập mà các em có thể xử lý 
các tình huống hằng ngày trong cuộc 
sống, mới có thể giao tiếp tốt, phát triển 
được; qua đó hứng thú trong học tập 
được hình thành. Cho dù bạn nói rất 
nhiều điều về công ơn của bà, của mẹ vẫn 
không bằng nhân một tiết dạy Tin học tự 
chọn hướng dẫn các em làm thiệp tặng 
cho những người phụ nữ thân yêu trong 
gia đình. 
Để hỗ trợ giáo viên trong việc đổi 
mới phương pháp dạy học, nhiều phương 
tiện dạy học mang tính kỹ thuật cao được 
các trường trang bị và vận dụng. Song 
không phải địa phương nào cũng có điều 
kiện như nhau. Có lẽ, cách thức đổi mới 
phương pháp dạy học trong điều kiện khó 
khăn của địa phương và vấn đề tự làm đồ 
dùng dạy học phải được đặt ra cho tập thể 
bàn luận, góp ý để cùng nhau thực hiện 
tốt. Một ví dụ điển hình: dạy học với giáo 
án kỹ thuật số, các quận nội thành có thể 
sử dụng máy chiếu (projector) để chuyển 
tải, nhưng những vùng sâu, vùng xa thì 
làm thế nào? Không chịu bó tay trước cái 
khó, ở các quận vùng ven hiện nay, đầu 
DVD có cổng USB kết nối với màn hình 
tivi hoàn toàn có thể thay cho máy chiếu 
đa năng. Khó hơn nữa thì những tờ lịch 
cũ, những vật dụng thường gặp trong đời 
sống được cóp nhặt, chỉnh sửa.. cũng có 
thể trở thành phương tiện dạy học hiệu 
quả. 
Bên cạnh đó cũng cần bồi dưỡng 
cho giáo viên phương pháp, cách thức 
hướng dẫn học sinh tự học. Kỹ năng tự 
học có vai trò rất quan trọng, cần thiết 
cho hoạt động học tập, nghiên cứu và cả 
tác nghiệp sau này nhưng hiện nay việc 
bồi dưỡng kỹ năng tự học cho học sinh 
chưa được xem trọng trong trường phổ 
thông. Người cán bộ quản lý có thể tìm 
và giới thiệu với giáo viên những cách 
hướng dẫn học sinh tự học như cách đọc 
sách và tài liệu tham khảo, đọc mục lục; 
cách nghe và nắm vấn đề; cách ghi dàn ý 
bài học hoặc tóm tắt tài liệu; cách thức 
hướng dẫn học sinh học tập lẫn nhau 
3.2.3. Nhóm giải pháp tổ chức thực 
hành đổi mới phương pháp dạy học 
Tổ chức các buổi tập huấn thực 
hành soạn giảng theo hướng đổi mới 
phương pháp dạy học là việc làm hết sức 
cần thiết. Với các tiết "khó", khi họp 
khối, một giáo viên sẽ thử lên tiết và bạn 
cùng khối làm học sinh như lúc học thay 
sách để dự kiến trước những biện pháp 
giải quyết tình huống và nếu cần sẽ đề 
nghị thay đổi phương pháp và hình thức 
tổ chức lớp phù hợp. Trong dự giờ, nhận 
xét và đánh giá, cần xem trọng việc đổi 
mới phương pháp sao cho học sinh phát 
huy cao độ tính chủ động, sáng tạo trong 
học tập và khả năng tự học. Điều này thể 
hiện qua cách thức tổ chức, dẫn dắt của 
giáo viên để các em tự mình tìm đến với 
tri thức; kiểm tra việc thể hiện đổi mới 
phương pháp dạy học trên lớp; tổ chức 
các phong trào hội giảng, dự giờ thăm 
lớp, lên tiết chuyên đề để giáo viên thể 
hiện sự đổi mới về mặt phương pháp. 
3.2.4. Nhóm các giải pháp hỗ trợ 
Việc đổi mới phương pháp dạy học 
trong một lớp học quá đông học sinh rất 
khó thực hiện, vì vậy cần giảm dần sĩ số 
học sinh ở các lớp sao cho đạt chuẩn 35 
em/lớp. Với sĩ số này, giáo viên có thể 
Ý kiến trao đổi Số 28 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 152
quản lý lớp tốt hơn và trong dạy học có 
điều kiện kết hợp hoạt động cá nhân với 
hoạt động nhóm, cũng như phát huy khả 
năng của cá nhân, cá thể hoá việc dạy 
học, tiến đến có những bài tập thích hợp 
cho từng nhóm trình độ và dạy theo nhu 
cầu riêng của các em. Ngoại trừ một số 
trường chịu áp lực về mặt sĩ số học sinh 
trong nội thành thì việc điều chỉnh sĩ số 
học sinh nằm trong tầm tay của người 
cán bộ quản lý, nhưng phải được thực 
hiện dần dần từng bước theo kế hoạch dài 
hạn. 
Mở rộng không gian lớp học cũng 
là một giải pháp bổ trợ hết sức cần thiết 
trong việc đổi mới phương pháp dạy học. 
Nếu trước đây suốt 5 tiết học các em học 
sinh bị buộc phải ngồi "ngay", ngồi "đẹp" 
trong lớp của mình, thì hiện nay với các 
phương pháp linh hoạt, không gian lớp 
học mở rộng ra rất nhiều. Khi học nhóm, 
các em có thể lựa chọn chỗ tuỳ thích, có 
thể là một góc hành lang đã lau dọn sạch, 
là bục giảng của lớp họcSản phẩm của 
học sinh không chỉ để tại bàn mà treo 
trên tường, treo lên dây căng sẵn. Rộng 
hơn nữa, một số tiết học được hiện thực 
hoá bằng hoạt cảnh trên sân khấu của lớp, 
của trường; tổ chức cho các em học sử tại 
các viện bảo tàng và dự buổi thi đố em về 
sử Việt Nam tại Thảo cầm viên Thực 
hiện những giải pháp này rất cần bàn tay 
sắp xếp, tổ chức của nhà quản lý. 
Hàng năm, cần tăng cường trang 
thiết bị, cơ sở vật chất cho các lớp học. 
Do đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi tiểu 
họcdễ tri giác những gì gắn với hình ảnh 
trực quan nên việc vận dụng các trang 
thiết bị vào dạy học cũng hết sức quan 
trọng và cần thiết. Trong những năm thay 
sách, mỗi trường học đều trang bị bộ đồ 
dùng dạy học theo mức tối thiểu. Tuy 
nhiên trong nhiều năm qua đã có sự mất 
mát, hư hỏng. Vì vậy, sau mỗi năm, cần 
có kế hoạch trang bị thêm để có thể phục 
vụ đầy đủ cho nhu cầu các lớp. Giáo viên 
tuỳ theo nội dung và phương pháp dạy 
học của mình làm thêm đồ dùng dạy học. 
Để hỗ trợ cho giáo viên trong vấn đề này, 
cần tổ chức các lớp hướng dẫn làm đồ 
dùng dạy học, trang bị máy ép nhựa và 
trả chi phí cho hoạt động này. Bằng 
nhiều biện pháp, người cán bộ quản lý 
khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng 
dạy học. Việc làm này tuy rất mất thời 
gian nhưng hiệu quả dạy học lại rất cao, 
bên cạnh đó nó còn gắn kết giáo viên với 
nhau thông qua hoạt động tập thể. Nếu có 
điều kiện tài chính, nên có kế họach mua 
sắm các phương tiện, trang thiết bị dạy 
học hiện đại như máy chụp ảnh, máy 
quay phim, máy chiếu đa phương tiện, 
màn hình cảm ứng và tạo điều kiện, 
giới thiệu cho giáo viên tìm nguồn tư liệu 
để thiết kế tiết dạy. Xây dựng vườn 
trường để học sinh học tập thực tế cũng 
là giải pháp rất hay mà một số trường tiểu 
họcở ngoại thành đã vận dụng và cũng rất 
thành công. 
Trong chỉ đạo, hỗ trợ đổi mới 
phương pháp dạy học cũng cần đề cao 
vai trò tổ, nhóm, hoạt động thư viện, thiết 
bị và sự hỗ trợ của các tổ chức và các bộ 
phận khác trong nhà trường. 
3.2.5. Nhóm các giải pháp tạo động lực 
cho giáo viên 
Cho dù giáo viên hiện nay rất ý thức 
về sự cần thiết của đổi mới phương pháp 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Trà Thị Kiều Loan 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 153
trong dạy học, song cũng cần tạo động 
lực cho họ, thông qua việc tổ chức các 
phong trào thi đua có nội dung liên quan 
đến đổi mới phương pháp trong dạy học, 
sơ kết, tổng kết, khen thưởng để nhân 
rộng điển hình. Những kinh nghiệm có 
được từ việc vận dụng các phương pháp 
linh hoạt vào dạy học hiệu quả cũng cần 
được đúc kết thành sáng kiến kinh 
nghiệm và phổ biến rộng rãi trong đội 
ngũ giáo viên. 
3.2.6. Nhóm các giải pháp nâng cao 
trình độ chuyên môn, năng lực quản lý 
và các điều kiện khác cho cán bộ quản 
lý 
Đổi mới phương pháp dạy học phải 
bắt đầu từ sự đổi mới của chính người 
cán bộ quản lý. Hơn ai hết, người cán bộ 
quản lý cần nhận thức đúng tầm quan 
trọng, cấp thiết của vấn đề đổi mới 
phương pháp dạy học, có như vậy mới có 
thể truyền lửa nhiệt tình cho bạn đồng 
nghiệp. 
Để có thể giữ vững vị trí cánh chim 
đầu đàn trong việc dẫn dắt đội ngũ thì 
trước hết bạn cần nắm vững chuyên môn, 
hiểu biết và vận dụng nhuần nhuyễn các 
phương pháp dạy học. Nếu chưa có 
những kỹ năng này, bạn phải bằng cách 
thức nào đó, nhanh chóng tự trang bị cho 
mình những kỹ năng và kiến thức liên 
quan. 
Cũng như các quá trình quản lý 
khác, khi tổ chức cho đơn vị vận dụng 
đổi mới phương pháp vào dạy học cần có 
kế hoạch cụ thể, xác định mục tiêu cần 
đạt trong từng giai đoạn với các giải pháp 
và yếu tố hỗ trợ tương ứng, kiên trì thực 
hiện và sơ kết, rút kinh nghiệm sau mỗi 
giai đoạn. 
Cuối cùng đổi mới phương pháp 
dạy học do nhận thức đúng bản chất vấn 
đề, đổi mới thực chất, đổi mới nhằm đạt 
mục tiêu giáo dục là điều mà người cán 
bộ quản lý cần hướng tập thể đạt đến 
trong một tương lai không xa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Dự án phát triển giáo viên tiểu học, “Đổi mới 
phương pháp dạy học ở tiểu học”, Nxb Giáo dục. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Quản lý chuyên 
môn ở trường tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Giáo dục. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dự án Việt – Bỉ, Dạy và học tích cực. Một số 
phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm. 
4. Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị 
quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới giáo dục phổ thông. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng 
sản Việt Nam Khóa II, VIII, XI. 
6. Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. 
7. Đặng Huỳnh Mai, Đổi mới tư duy về cách làm giáo dục tiểu học. Củng cố, quyết tâm 
hoàn thành giai đoạn 1 đổi mới giáo dục tiểu học – Năm học 2006-2007. 
7. Nghị quyết 40/2000/QH10, Đổi mới giáo dục phổ thông. 
8. Hồ Hữu Nhật (1999), Lịch sử giáo dục Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698-
1998), Nxb Trẻ. 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_cap_tieu_hoc_va_mot_so_gi.pdf