Thực trạng sử dụng vườn trường vào giáo dục môi trường trong dạy học ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Huế
Bài viết tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng vườn trường và sử dụng vườn trường cho môn Tự nhiên và xã hội 1, 2, 3 và Khoa học 4, 5 về phương diện giáo dục môi trường ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Huế, bao gồm: trường Tiểu học Phú Cát, trường Tiểu học Phú Hòa, trường Tiểu học Phường Đúc. Thông qua đó, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hiệu quả việc tích hợp giáo dục môi trường qua vườn trường.
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng vườn trường vào giáo dục môi trường trong dạy học ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng vườn trường vào giáo dục môi trường trong dạy học ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Huế
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 73-81 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG VÀO GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng vườn trường và sử dụng vườn trường cho môn Tự nhiên và xã hội 1, 2, 3 và Khoa học 4, 5 về phương diện giáo dục môi trường ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Huế, bao gồm: trường Tiểu học Phú Cát, trường Tiểu học Phú Hòa, trường Tiểu học Phường Đúc. Thông qua đó, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hiệu quả việc tích hợp giáo dục môi trường qua vườn trường. Từ khóa: vườn trường, giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục môi trường, tiểu học 1. MỞ ĐẦU Vấn đề tích hợp giáo dục môi trường (GDMT) trong dạy học đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đồng thời, còn có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về việc xây dựng mô hình vườn trường sao cho phù hợp với việc tích hợp GDMT đối với học sinh (HS), nhất là đối với trẻ ở Tiểu học. Tuy nhiên, việc đánh giá đúng thực trạng sử dụng vườn trường vào việc GDMT ở một số trường Tiểu học vẫn chưa được triển khai nghiên cứu, nhất là ở phạm vi thành phố Huế. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện việc đánh giá thực trạng đó trên 3 trường tiểu học ở địa bàn thành phố Huế: trường Tiểu học Phú Cát, trường Tiểu học Phú Hòa, trường Tiểu học Phường Đúc nhằm đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong việc sử dụng vườn trường vào GDMT đối với môn Tự nhiên & xã hội (TNXH) và Khoa học trong địa bàn phạm vi nghiên cứu. 2. NỘI DUNG 2.1. Vườn trường và vai trò của vườn trường trong việc GDMT ở Tiểu học Học tập với vườn trường là một phương thức kỳ diệu để biến sân trường thành lớp học, giúp gắn kết HS với thế giới tự nhiên và nguồn sống của chúng và dạy cho chúng những khái niệm, cách thức, kỹ năng làm vườn, trồng trọt, góp phần tích hợp GDMT vào nhiều môn học như: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Nghệ thuật, Sức khỏe [8] Lợi ích của việc học tập với vườn trường bao gồm: - Hình thành sự tự tin cho HS cùng với những kiến thức và kỹ năng đáp ứng, tiếp cận sớm với vấn đề trồng trọt thời hiện đại của thế kỷ 21, giúp HS rèn luyện tính tập trung, kiên nhẫn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm [8]; 74 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG - Giúp HS hình thành cách học mới và rèn luyện trí thông minh, cải thiện thành tích học tập thông qua thực tế từ vườn trường chứ không chỉ có lý thuyết suôn [8]; - HS hứng thú và khỏe mạnh hơn khi dành nhiều thời gian hoạt động học tập ngoài trời khiến chúng biết lựa chọn những thực phẩm lành mạnh hơn là những đồ ăn vặt [8]; - Sân trường ngày càng trở nên đẹp và đa dạng hơn nhờ có sự góp sức vun trồng của HS, giảm thiểu sự phá hoại của HS bởi vì chúng biết tôn trọng những thành quả mà mình làm nên [8]. 2.2. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về vai trò của việc tích hợp GDMT trong dạy học Để biết được tình hình sử dụng vườn trường vào nội dung tích hợp GDMT trong dạy học cho học sinh (HS) tiểu học, tác giả đã tiến hành điều tra, tìm hiểu tại 3 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Huế: Phú Cát, Phú Hòa, Phường Đúc. Đối tượng điều tra là tất cả giáo viên (GV) của 3 trường kể trên (74 GV). Qua quá trình khảo sát, tác giả thu được một số thông tin như sau: Bảng 1. Đánh giá của giáo viên về vai trò của việc tích hợp GDMT trong dạy học Đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%) Rất quan trọng 42 56% Quan trọng 33 44% Không quan trọng 0 0 Số liệu bảng 1 cho thấy quan điểm và sự đánh giá từ phía giáo viên về việc cung cấp nội dung bài học có sự tích hợp GDMT có vị trí rất quan trọng với tỉ lệ 56%, số còn lại cho rằng tích hợp GDMT là quan trọng với 44%. Như vậy, con số này nói lên được rằng việc tích hợp GDMT vào dạy học trong suy nghĩ của GV Tiểu học là cần thiết và cần phải được chú trọng. Biểu đồ 1. Các môn học phù hợp với việc lồng ghép nội dung tích hợp GDMT Tất cả GV ở trường Tiểu học trên địa bàn nghiên cứu đều cho rằng cần thiết phải đưa nội dung tích hợp GDMT vào các môn học ở chương trình Tiểu học. Trong đó, môn học THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG... 75 thích hợp nhất là Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) 1, 2, 3, KH 4, 5, Đạo đức, Địa lí, Mĩ thuật và Tiếng Việt. Và môn học có tính áp dụng hiệu quả nhất là môn TN&XH 1, 2, 3 và Khoa học 4, 5 chiếm tỉ lệ 100% ý kiến, tiếp theo đó là môn Địa lí (40,74%), môn Đạo đức (20%), Mĩ thuật (6,67%), Tiếng Việt (5,33%). Ngoài ra, trong kết quả khảo sát còn có 1,33% ý kiến cho rằng tất cả các môn học (ngoại trừ môn Toán) đều có thể tích hợp nội dung GDMT. 2.3. Thực trạng vườn trường ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Huế 2.3.1. Trường Tiểu học Phú Cát Trường có diện tích khuôn viên 5.808 m2; trong đó diện tích sân chơi, bãi tập 3.702 m2, có 20 phòng học/ 23 lớp đạt chuẩn theo quy định và các phòng chức năng, trong đó phòng thư viện đạt thư viện tiên tiến, phòng tin học cho học sinh với 25 máy, phòng nghệ thuật, phòng Đoàn Đội, phòng Y tế, và các phòng khác. Ngoài ra trường còn có nhà ăn HS, bếp ăn bán trú cho HS và các phòng hành chính quản trị đáp ứng yêu cầu hoạt động. Thiết bị học tập, thiết bị nghe nhìn, đồ dùng dạy học đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 5 theo quy định được trang cấp và mua sắm đầy đủ. Năm học 2014 – 2015 trường đã có 20 phòng học trang bị CNTT để giảng dạy cho 7 tổ chuyên môn tăng so với năm học trước 8 phòng học có CNTT [3]. Vườn trường có 24 loài thực vật. Trong đó có 37,5% cây thân gỗ, 20,8% cây thân bụi, 41,7% cây thân thảo và không có dạng cây thân leo. Các loài thực vật đa dạng về công dụng: làm cảnh, bóng mát, dược liệu, thực phẩm. Trong số các loài kể trên, có 3 loài dễ nhiễm sâu hại (Bàng: Terminalia catappa, Bằng lăng: Lagerstroemia speciosa, Phượng hồng: Delonix regia) [9]. Cách bố trí cây trong vườn trường: khoanh vùng, có xen kẻ các loại cây cố định đạm cải tạo đất với các loại cây khác nhau. Tuy nhiên, diện tích sân trường rộng và đa số cây đều mới được trồng lại nên độ che phủ thấp, ít tạo được tán xanh. 2.3.2. Trường Tiểu học Phú Hòa Trường có 21 phòng và 23 lớp, triển khai việc dạy học 2 buổi/ngày, có nhà bếp để phục vụ bán trú cho 658 HS (bán trú từ khối 1 đến khối 4), có đầy đủ các phòng chức năng: phòng tin học, phòng thư viện, phòng y tế, phòng học ngoại ngữ, phòng nghệ thuật, phòng máy tính và các phòng làm việc của Ban giám hiệu và nhân viên trong nhà trường. Tổng diện tích 3226m2 /885 HS, bình quân 3.7m2/1 HS, diện tích phòng học 1100m2. Trường có cổng, tường rào, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước, có khu để xe, công trình vệ sinh dành riêng cho nam nữ HS và GV [4]. Vườn trường có 27 loài thực vật. Trong đó cây thân gỗ chiếm 50%, 34,6% cây thân bụi và 15,4% cây thân thảo, không có loại cây thân leo. Các loài thực vật trên có nhiều công dụng khác nhau như: Làm cảnh, bóng mát, dược liệu, thực phẩm. Đặc biệt trong 27 loài thực vật trên có 1 loài chứa nhựa mũ độc (Thông thiên: Thevetia Peruviana), 5 loài dễ nhiễm sâu hại (Hoa sữa: Alstonia scholaris, Bằng lăng: Lagerstroemia speciosa, Phượng hồng: Delonix regia, Muồng hoàng yến: Cassia fistula, Sung: Ficus glomerata) [9]. 76 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Cách bố trí cây trong vườn trường: khoang vùng và phân công cho từng chi đội chăm sóc. Cây trong vườn trường có độ che phủ cao, tạo được tán xanh. 2.3.3. Trường Tiểu học Phường Đúc Diện tích khuôn viên trường là 6.974m2, trường được xây dựng ba dãy phòng: 1 dãy cấp 4 với 9 phòng học, 4 phòng chức năng; 1dãy hai tầng gồm 3 phòng học và 3 phòng chức năng; 1 dãy ba tầng gồm 16 phòng học, 2 phòng chức năng và 1 phòng đa năng. Toàn trường có 31 phòng học (trong đó có 28 phòng học, 3 phòng bộ môn); có phòng Hiệu trưởng, phòng phó Hiệu trưởng, phòng hành chính, phòng hội đồng sư phạm, phòng Đội, phòng y tế, phòng thư viện, thiết bị dạy học, bếp ăn bán trú, nhà khoCó sân chơi sạch sẽ, bãi tập, nhà để xe, khu vệ sinh GV và HS nam nữ đầy đủ và sạch sẽ. Cảnh quan nhà trường khang trang, đảm bảo “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” [5]. Vườn trường có 47 loài thực vật với đầy đủ 4 dạng thân: 36,2% cây thân gỗ, 17% cây thân bụi, 34% cây thân thảo và 12,8% cây thân leo. Các loài thực vật đa dạng về công dụng: làm cảnh, bóng mát, dược liệu, thực phẩm, cây ăn quả. Trong số các loài kể trên, có 4 loài dễ nhiễm sâu hại (Hoa sữa: Alstonia scholaris, Phượng hồng: Delonix regia, Muồng hoàng yến: Cassia fistula, Trứng cá: Muntingia calabura) [9]. Cách bố trí cây trong vườn trường: theo hàng lối với khoảng cách đều nhau, có xen kẻ các loại cây cố định đạm cải tạo đất với các loại cây khác nhau. Tuy nhiên, một số loài cây lạ được trồng tập trung ở khu vực thờ cúng (đàn Sơn Xuyên) nên học sinh và giáo viên khó có thể tiếp cận để tìm hiểu và học tập. Cây tạo có độ che phủ và tạo được tán xanh. 2.4. Thực trạng sử dụng vườn trường 2.4.1. Tình hình sử dụng vườn trường Bảng 2. Mức độ sử dụng vườn trường vào việc dạy học Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) Thường xuyên 2 2,67 Thỉnh thoảng 11 14,67 Không bao giờ 62 82,66 Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng vườn trường vào việc dạy học ở bảng 2 cho thấy đa số GV không bao giờ sử dụng vườn trường (82,66%), chỉ có 2,67% GV sử dụng thường xuyên và 14,67% GV thỉnh thoảng có sử dụng. Thay vào đó, 100% GV đều sử dụng máy chiếu, ti vi, tranh vẽ và các đồ dùng dạy học có sẵn làm phương tiện để minh họa cho nội dung bài dạy. Và không phải tất cả GV có sử dụng vườn trường đều tích hợp nội dung GDMT, vẫn còn 15,4% GV chưa bao giờ tích hợp nội dung GDMT vào bài dạy khi sử dụng vườn trường, 61,5% GV thỉnh thoảng và 23,1% GV thường xuyên có tích hợp nội dung GDMT. Ngoài ra, khi tiến hành lấy ý kiến của những GV có sử dụng vườn trường trong dạy học thì chỉ có 30,8% GV có kế hoạch lên lớp cụ thể, số còn lại là dạy theo hứng thú bộc phát. Điều này cho thấy rằng, trong thực tế mặc dù kế hoạch dạy học là điều kiện bắt buộc để GV lên lớp nhưng trong một số trường hợp thì đối với GV nó vẫn mang tính THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG... 77 hình thức, đối phó. Hiện tượng này xảy ra có thể là do một số tình huống phát sinh khách quan hoặc chủ quan không lường trước được từ nhiều phương diện khác nhau trong quá trình dạy học. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng nhận thức về vấn đề sử dụng vườn trường vào tích hợp GDMT chưa cao, chưa hiệu quả và chưa được chú trọng nhiều. Đây là một điều thiếu sót không hề nhỏ trong quá trình dạy học. Vẫn còn có nhiều GV cho rằng vườn trường chỉ đơn thuần là nơi vui chơi, giải trí cho học sinh, tạo cảnh quang cho trường, và những trường hợp này đều rơi vào các đối tượng GV không bao giờ sử dụng vườn trường vào dạy học. 2.4.2. Hiệu quả của việc sử dụng vườn trường trong dạy học Tác giả đã tiến hành khảo sát những giáo viên (13/74) có sử dụng vườn trường trong dạy học về thái độ học tập của HS (sự hứng thú, tích cực, chủ động) và hiệu quả tiếp thu bài học của HS để đánh giá tính hiệu quả. Kết quả cho thấy, 84,6% GV thừa nhận rằng nếu có sự đầu tư, chuẩn bị, áp dụng hợp lí thì vườn trường đem lại hiệu quả dạy học khá tốt. HS được quan sát tận mắt hoặc tác động trực tiếp vào đối tượng là các sự vật, hiện tượng thật (thực vật và các cơ quan, bộ phận của thực vật, các quá trình sinh trưởng, phát triển và các hiện tượng sinh lý, sinh hóa của thực vật) nên hầu hết các em rất hứng thú và tích cực hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức. Ngoài ra, đối với lứa tuổi tiểu học thì việc nhận thức khoa học chỉ yêu cầu ở mức độ tìm hiểu những hiện tượng định tính dưới sự hướng dẫn của GV nên việc thiết kế bài dạy gắn với vườn trường đơn giản, dễ thực hiện và khả năng thành công cao, 92,3% GV được khảo sát đồng ý với nhận định này. 2.4.3. Những khó khăn khi sử dụng vườn trường Bảng 3. Ý kiến của giáo viên về những khó khăn khi sử dụng vườn trường STT Những khó khăn Tỉ lệ (%) 1 Mất nhiều thời gian chuẩn bị bài dạy và tổ chức lớp học 100 2 Vườn trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn (yếu tố an toàn, thời tiết) 98,6 3 Khó khăn trong quản lí lớp học 94,6 4 Nội dung chương trình không phù hợp 85,1 5 Khó xác định nội dung của bài học có thể sử dụng mô hình vườn trường 70,3 6 Khó thiết kế các hoạt động của GV và HS trên lớp 58,1 7 Chưa có kinh nghiệm trong việc dạy học có tích hợp nội dung GDMT sử dụng mô hình vườn trường 55,4 8 Nội dung tích hợp GDMT và việc kết hợp với mô hình vườn trường là không bắt buộc 14,9 9 Số lượng học sinh quá đông 10,8 Khi triển khai dạy học có sử dụng vườn trường, GV gặp phải rất nhiều trở ngại. Đáng chú ý nhất là việc mất quá nhiều thời gian chuẩn bị bài dạy và tổ chức lớp học, 100% GV được khảo sát đều đưa ra lí do này. Có đến 98,6% GV cho rằng cơ sở vật chất, cụ thể là vườn trường chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Theo họ, vườn trường không có 78 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG những loài thực vật, vật dụng giống với sách giáo khoa, một số cây có nhiều sâu bọ hoặc chứa độc tố và một số yếu tố khác không an toàn đối với HS, không có hệ thống mái che để bảo vệ HS trong những ngày mưa to và nắng gắt Ngoài ra, việc tổ chức tiết học với số lượng HS đông (10,8%), HS hiếu động, thiếu ý thức gây khó khăn trong việc quản lí lớp học cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu chiếm tỉ lệ 94,6%. Vẫn còn tồn tại một bộ phận GV (14,9%) cho rằng không cần triển khai việc dạy học tích hợp GDMT dựa vào vườn trường vì đây là những hoạt động mang tính chất không bắt buộc. Điều này liên quan đến ý thức của người GV và ý thức tiêu cực này là một trong những lí do tác động đến người GV khiến họ nghĩ rằng nội dung của bài học có thể sử dụng vườn trường khó xác định (70,3%) và khó thiết kế các hoạt động của GV và HS trên lớp (58,1%). Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng so với những mô hình đã triển khai ở nước ngoài thì nội dung chương trình của chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp để hoàn toàn áp dụng được phương thức dạy học này, có 85,1% GV đã nêu ra quan điểm này. Chưa có kinh nghiệm trong việc dạy học có tích hợp nội dung GDMT sử dụng mô hình vườn trường cũng là một trong những lí do được nhiều GV đưa ra, chiếm tỉ lệ 55,4%. Điều này cũng khá dễ hiểu vì số lượng GV có tuổi đời, tuổi nghề ít chiếm đến 45,9%, đồng thời chỉ có 43,2% GV được đào tạo đúng trình độ chuyên môn đại học sư phạm giáo dục tiểu học, số GV còn lại thuộc trình độ đại học của các chuyên ngành khác, trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp. 2.5. Biện pháp phát triển hiệu quả việc tích hợp GDMT thông qua vườn trường Bảng 4. Kết quả khảo sát những biện pháp giúp phát triển hiệu quả việc dạy học tích hợp GDMT thông qua vườn trường STT Những biện pháp Tỉ lệ (%) 1 Xây dựng vườn trường theo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với chương trình 93,2 2 Thiết kế lại chương trình phù hợp 77 3 Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn 68,9 4 Cho học sinh trực tiếp xây dựng vườn trường 60,8 5 Bố trí thời gian và không gian hợp lí 24,3 6 Tăng thời lượng tiết học 6,8 7 Chỉ nên sử dụng mô hình vườn trường cho giờ ngoại khóa 1,4 Căn cứ vào kết quả khảo sát những biện pháp để sử dụng hiệu quả mô hình vườn trường trong việc tích hợp GDMT, những kinh nghiệm thực tiễn từ tổ chức FAO đã áp dụng cho các nước: Uganda, Nam Phi, bang California – Mỹ [7], những mô hình thực tế ở Mỹ, Úc [6], mô hình trường học mới VNEN ở Việt Nam: trường Tiểu học Lùng Vai, trường Tiểu học Bản Xen, trường Tiểu học Tả Pìn [2] chúng tôi xác định được các nhóm biện pháp sau đây: 2.5.1. Đối với các cơ quan chuyên trách giáo dục Hiện nay, trong phạm vi các trường nghiên cứu, vườn trường được xây dựng chỉ dựa trên mục đích phủ xanh, tạo không gian vui chơi, giải trí, sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh chứ không nhằm vào mục đích kết hợp dạy học. Vì vậy việc đầu tư, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, nghiên cứu kĩ để quy hoạch và xây dựng các mô hình vườn trường theo đúng THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG... 79 tiêu chuẩn quy định về GDMT là rất cần thiết. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người GV khi đưa HS của mình tham quan thực tế tại vườn trường trong các tiết dạy. Ngoài ra, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có quy định về những nội dung GDMT nhưng chưa có những chỉ dẫn về cách sử dụng kết hợp vườn trường vào tích hợp GDMT một cách cụ thể. Việc tích hợp hay không tích hợp GDMT, sử dụng hay không sử dụng vườn trường phụ thuộc tất cả vào người GV. Do đó, cần phải có sự thiết kế, xây dựng lại nội dung chương trình đào tạo sao cho phù hợp với vấn đề tích hợp GDMT kết hợp sử dụng vườn trường. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải kết hợp nâng cao kinh nghiệm và nhận thức cho GV trong việc sử dụng có hiệu quả vườn trường để tích hợp nội dung GDMT thông qua các lớp tập huấn, chuyên đề, dạy mẫu, bồi dưỡng thường xuyên. Ở các nước như Uganda, Nam Phi, California – Mỹ, Úc đã triển triển khai dạy học với mô hình vườn trường rất hiệu quả bởi vì người ta đã xây dựng một chương trình riêng cho việc giáo dục HS hòa nhập, thân thiện với vườn trường. Nội dung giảng dạy bao gồm việc học làm thế nào để trồng cây lương thực, làm thế nào để thu hoạch nó, làm thế nào để bảo vệ nó, làm thế nào để chuẩn bị nó, và làm như vậy với sự tôn trọng môi trường, khu vực giảng dạy là vườn trường kết hợp với vườn hộ gia đình. Quá trình này phải được dẫn dắt bởi sự lựa chọn có ý thức về việc phát triển những gì để cải thiện chế độ ăn (giáo dục dinh dưỡng), hoặc phát triển những gì để bán (các nghiên cứu thị trường làm vườn / kinh doanh). Kinh nghiệm học tập cần được kết hợp giữa kiến thức học được với các kỹ năng sống, đưa vào thực tiễn cuộc sống, thúc đẩy sự thay đổi lối sống và gửi đến các thông điệp cuộc sống [7]. Gần đây, một số trường ở Việt Nam cũng đã bước đầu tạo lập được các mô hình vườn trường theo phương thức gắn nội dung học tập của HS vào vườn trường, cụ thể là: mô hình nông trại trường học ở trường Tiểu học Bản Xen, mô hình trường học du lịch ở trường Tiểu học Tả Pìn, mô hình trường học sinh thái ở trường Tiểu học Lùng Vai Nội dung giáo dục ở các mô hình này là sự kết hợp giữa những hoạt động ngoại khóa với việc thực hành những kiến thức đã học trong sách giáo khoa. Những hoạt động này sẽ do HS và phụ huynh HS cùng làm, các sản phẩm thu được sẽ được bán cho gia đình HS, thầy cô để gây quỹ ủng hộ bạn nghèo và duy trì vườn trường. Hiệu quả thu được từ các mô hình này rất cao, từ đây HS tích cực hơn trong việc tìm hiểu và trao đổi với phụ huynh về những kiến thức thực tế, chăm làm việc nhà và thân thiện hơn với môi trường [2]. 2.5.2. Đối với giáo viên Để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học thì ngoài những chính sách giáo dục, những thay đổi về chương trình, đầu tư về cơ sở vật chất từ các nhà chức năng bản thân mỗi người GV cần phải nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc dạy học có tích hợp nội dung GDMT dựa vào mô hình vườn trường vì đây chính là động lực quan trọng để người GV lựa chọn phương thức này trong dạy học. Bên cạnh đó, người GV nên mạnh dạn và thường xuyên sử dụng phương thức này hơn trong dạy học môn TN&XH 1,2,3 và KH 4,5. 80 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Người GV không nên quá phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Thay vào đó họ nên chủ động, sáng tạo, phối hợp với HS chuẩn bị kế hoạch dạy học dựa trên những điều kiện sẵn có, tận dụng hết nguồn lực đang có của nhà trường. Thêm vào đó, người GV cần chủ động đề xuất cấp trên trong việc tìm hiểu, tổ chức trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thực tiễn. Việc tổ chức trao đổi, giới thiệu những mô hình, giải pháp hay từ thực tiễn từ cơ sở có thể giúp cho người GV học hỏi và nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn đơn vị mình. Đồng thời, không ngừng bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của người GV. Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng đó là thực hiện tốt công tác tư tưởng và tài chính, huy động các nguồn lực từ phụ huynh HS. Đây là một hoạt động giáo dục, do đó, phải xã hội hóa công tác này. Theo đó, người GV phải là đầu mối để kết nối giữa gia đình với nhà trường trong việc xây dựng sự tin tưởng, đồng thuận, tìm kiếm các nguồn lực, tài chính, cơ sở vật chất, huy động mọi nguồn lực trong phụ huynh HS và các tổ chức khác để phục vụ tốt công tác giáo dục này. 3. KẾT LUẬN Theo ý kiến của GV ở các trường tiểu học đã khảo sát, môn TNXH và KH là những môn học thích hợp nhất với việc sử dụng vườn trường để tích hợp GDMT. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề sử dụng vườn trường vào tích hợp GDMT của GV chưa cao, chưa hiệu quả và những nguyên nhân chính của thực trạng này là: các vườn trường được xây dựng chỉ dựa trên mục tiêu tạo sân chơi và bóng mát cho học sinh, chưa chú trọng đến hoạt động dạy và học, nội dung chương trình chưa phù hợp, GV chưa có kinh nghiệm, chưa được tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn về vấn đề này, mất nhiều thời gian, khó khăn trong việc quản lý lớp học và trên hết là ý thức tự giác tìm tòi của GV chưa cao Từ những nguyên nhân kể trên, bài viết đã đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hiệu quả việc tích hợp GDMT thông qua vườn trường. Trên cơ sở đó, tác giả bài viết hy vọng rằng các nhà quản lý, các giáo viên tiểu học có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện và triển khai phương thức dạy học này một cách phù hợp và hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. Tự nhiên – Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội, NXB Giáo dục. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Dự án Mô hình trường học mới. Phương pháp tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới, NXB Đại học Sư phạm. [3] Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế (2016). Báo cáo thành tích đề nghị công nhận tập thể lao động xuất sắc. Trường Tiểu học Phú Cát. [4] Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế (2015). Đặc điểm tình hình trường Tiểu học Phú Hòa. [5] Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Huế (2015). Đặc điểm tình hình trường Tiểu học Phường Đúc. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG... 81 [6] Amy, C. M. (2009). Multicultural school gardens: Creating engaging garden spaces in learning about language, culture, and environment. Canadian Journal of Environmental Education, Vol14. [7] Ellen, M. (2010). A new deal for school garden. Promoting lifelong healthy eating habits – FAO. [8] Michael Murphy (2012), The value of school gardens, 01/6/2016, [9] Takhtajan Armen (2009), Flowering plants, Springer. [10] Nguyễn Đức Vũ (2000). Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Đại học Huế. Title: SITUATION OF USING SCHOOL GARDENS WITH ENVIRONMENTAL EDUCATION FOR TEACHING AT SOME SCHOOLS IN HUE CITY Abstract: The article aims to analyze and assess the situation of school gardens and using school gardens for Society & Nature 1, 2, 3 and Science 4, 5 in terms of environmental education at some primary schools in Hue city, including: Phu Cat Primary school, Phu Hoa Primary school and Phuong Duc Primary school. By this way, the article provides some measures to develop effective integration of environmental education through school gardens. Keywords: school gardens, environmental education, integration of environmental education, primary schools ThS. DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Ngày nhận bài: 03/5/2016; Hoàn thành phản biện: 16/6/2016; Ngày nhận đăng: 30/6/2016)
File đính kèm:
- thuc_trang_su_dung_vuon_truong_vao_giao_duc_moi_truong_trong.pdf