Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Học phần 1) dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học

Để biên sọan tài liệu này, nhóm biên soạn đã dựa vào nội dung chương trìnhcủa Bộ và các giáo trình “PPDH Tiếng Việt” ở tiểu học dành cho sinh viên hệ CĐ, THSP của Bộ GD&ĐT cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước.

Đặc biệt, trong lần biên soạn này, nhóm biên soạn có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ mới và nội dung các giáo trình mới biên soạn.

pdf 169 trang thom 06/01/2024 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Học phần 1) dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Học phần 1) dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học

Tài liệu Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Học phần 1) dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC(Học phần 1)
DÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

HỌ TÊN GV: Th.sĩ NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN
BỘ MÔN: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHOA : SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
Quảng Ngãi tháng 10 năm 2014
Tài liệu lưu hành nội bộ
2LỜI GIỚI THIỆU
Để góp phần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng GV tiểu học và phục vụ tốt
cho việc học tập, thi kết thúc học phần Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học,
học phần 1 (gọi tắt: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1) của các sinh
viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ CĐ và TCCN, hệ chính quy, chúng tôi tổ chức biên
soạn học phần Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1 đào tạo theo chương
trình Cao đẳng Sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học Sư phạm lên Cao
đẳng Sư phạm, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi
mới về nội dung, Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu
học theo yêu cầu mới.
Để biên sọan tài liệu này, nhóm biên soạn đã dựa vào nội dung chương trình
của Bộ và các giáo trình “PPDH Tiếng Việt” ở tiểu học dành cho sinh viên hệ CĐ,
THSP của Bộ GD&ĐT cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước.
Đặc biệt, trong lần biên soạn này, nhóm biên soạn có bổ sung, chỉnh sửa một
số nội dung trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ mới và nội
dung các giáo trình mới biên soạn.
Điểm mới của tài liệu là viết theo thiết kế hướng dẫn các hoạt động học tập
nhằm tích cực hoá hoạt động của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải
quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học, chú trọng sử
dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau giúp người học dễ học, dễ
hiểu, tạo hứng thú học tập.
Lần đầu tiên tài liệu được biên soạn theo phương pháp mới, chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên Sư phạm
và giáo viên tiểu học trong và ngoài tỉnh. Xin trân trọng cám ơn.
Tác giả
Th.sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên
3MỤC LỤC Trang
Các từ viết tắt
- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia: NXB ĐHQG
- Nhà xuất bản Giáo dục: NXB GD
- Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa: TLTK, SGK
- Sách giáo viên : SGV
- Phương pháp dạy học: PP, PPDH
- Giáo viên: GV
- Học sinh: HS
- Tập làm văn: TLV
- Luyện từ và câu: LT & C
LỜI GIỚI THIỆU
Học phần: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
PHẦN II: MỤC TIÊU HỌC PHẦN
PHẦN III: KẾ HOẠCH DẠY HỌC
PHẦN IV: NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PPDH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Bài 1: Đối tượng nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Bài 2: Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Bài 3: Các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Bài 4: Môn Tiếng Việt ở tiểu học
Chương II: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC PHÂN MÔN
Bài 1: Phương pháp dạy Học vần.
Bài 2: Phương pháp dạy Tập viết.
Bài 3: Phương pháp dạy Chính tả
Bài 4: Phương pháp dạy Tập đọc
Bài 5: Phương pháp dạy kể chuyện
Bài 6: Phương pháp dạy học Luyện từ và câu.
Bài 7: Phương pháp dạy Tập làm văn
TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2
3
3
3
4
8
9
9
19
24
32
53
53
66
79
89
115
132
151
4PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
(Học phần 1)
PHẦN I: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
Học phần “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1” được biên soạn
theo “Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu trình độ cao đẳng”
ban hành theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BGDĐT ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 627/QĐ-ĐHPVĐ ngày 10/9/2012 của
Hiệu trưởng Trường ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG.
Chương trình học phần gồm hai chương:
Chương 1 “Những vấn đề chung về PP dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” gồm:
Bài 1: Đối tượng nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Bài 2: Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Bài 3: Các phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Bài 4: Môn Tiếng Việt ở tiểu học
Chương 2 “Phương pháp dạy học các phân môn” gồm các bài:
Bài 1: Phương pháp dạy Học vần.
Bài 2: Phương pháp dạy Tập viết.
Bài 3: Phương pháp dạy Chính tả
Bài 4: Phương pháp dạy Tập đọc
Bài 5: Phương pháp dạy kể chuyện
Bài 6: Phương pháp dạy học Luyện từ và câu.
Bài 7: Phương pháp dạy Tập làm văn
PHẦN II: MỤC TIÊU HỌC PHẦN
1. Kiến thức: Sinh viên phải nắm được các hiểu biết về
- Đối tượng, nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
- Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
- Đặc điểm HS tiểu học trong quá trình chiếm lĩnh Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Mục tiêu, nội dung chương trình, nguyên tắc, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học.
2. Kĩ năng: Sinh viên có các kĩ năng
- Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học.
5- Kĩ năng phân tích mục tiêu, tìm hiểu nội dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK)
dạy Tiếng Việt ở tiểu học.
- Kĩ năng thiết kế bài Tiếng Việt, tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Việt
- Kĩ năng phân tích đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ.
- Có ý thức rèn luyện năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh.
- Yêu mến đồng cảm với học sinh tiểu học.
PHẦN III: KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Học phần Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1.
1. Số đơn vị học trình: 04
2. Trình độ sinh viên: Năm thứ II hệ CĐGD Tiểu học
3. Phân bố thời gian:
- Số tiết lí thuyết: 45 (giảng dạy: 30; SV tự nghiên cứu: 15)
- Số tiết thực hành: 15 (TH: 12; SVTNC soạn bài: 03)
4. Điều kiện tiên quyết: Đã học Tiếng Việt 1, 2.
5. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp
- Tự nghiên cứu và báo cáo kết quả tự nghiên cứu
- Thực hiện các hoạt động thực hành: soạn giáo án (có giáo án điện tử ở các phân
môn), xem dạy, tập dạy.
6. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Tiểu luận tự nghiên cứu, soạn giáo án, thực hành tập dạy: 40%
- Thi kết thúc học phần (vấn đáp): 60%
7. Thang điểm: 10
8. Hướng dẫn tự nghiên cứu: Sinh viên tự nghiên cứu các vấn đề sau, viết báo cáo
kết quả tự nghiên cứu, theo một trong các đề tài sau:
- Sự gắn kết giữa mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học và việc biên soạn nội dung
SGK Tiếng Việt tiểu học.
- Đặc điểm của chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
- Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt lớp 1,2,3,4,5
6- Vấn đề tích hợp trong chương trình Tiếng Việt tiểu học.
- Nội dung và biện pháp dạy học vần lớp 1.
- Nội dung và biện pháp dạy tập viết.
- Nội dung và biện pháp dạy chính tả
- Nội dung và biện pháp dạy tập đọc
- Nội dung và biện pháp dạy kể chuyện
- Nội dung và biện pháp dạy “Hệ thống hoá - mở rộng vốn từ” ở lớp 2 hoặc 3,4,5.
- Dạy lí thuyết về từ ngữ ở lớp 4 hoặc 5.
- Dạy lí thuyết về ngữ pháp ở lớp 4 hoặc 5.
- Nội dung và biện pháp dạy tập làm văn
9. Nội dung chi tiết học phần (Giảng dạy trên lớp, không kể tự nghiên cứu)
Chương I: Những vấn đề chung về PPDH Tiếng Việt ở tiểu học (12 tiết)
Bài 1: Đối tượng, nhiệm vụ của môn PPDH Tiếng Việt ở tiểu học (2LT)
1. PPDH Tiếng Việt là gì ?
2. Đối tượng và nhiệm vụ của PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học.
3. Đặc điểm của PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học (SV tự nghiên cứu)
4. Thực hành: Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trẻ em Tiểu học tại Trường Tiểu học (SV
Thực hành Sư phạm và phân tích kết quả tìm hiểu được).
Bài 2: Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt (2LT)
1. Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt là gì ?
3. Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
3.1. Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy
3.2. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp
3.3. Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh
3.4. Ng/tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức lời nói dạng viết và dạng nói.
Bài 3: Các phương pháp dạy học Tiếng Việt (2LT + 1TH)
1. Khái niệm phương pháp dạy học Tiếng Việt
2. Các PPDH Tiếng Việt thường sử dụng ở Tiểu học
3. Vấn đề đổi mới PP và các hình thức dạy học TViệt ở Tiểu học (SV tự đọc thêm).
4. Thực hành: Xem băng ghi hình 01 tiết Tiếng Việt và phân tích việc vận dụng
nguyên tắc và phương pháp đánh giá các tiết dạy.
7Bài 4: Môn Tiếng Việt ở tiểu học (1LT + 2XMN)
1. Mục tiêu và yêu cầu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học
2. Cấu tạo nội dung chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
3. Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học
4. Xêmina: " Đặc điểm chương trình và SGK Tiếng Việt Tiểu học".
Chương II: Phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt (35 tiết - 13)
Bài 1: Phương pháp dạy học vần (6LT + 3TH)
1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của dạy học vần
2. Cơ sở khoa học của dạy học vần
3. Chương trình và SGK dạy học vần
4. Phương pháp dạy Học vần và cách tổ chức dạy các kiểu bài học vần.
5. Thực hành:
a) Soạn giáo án các kiểu bài dạy học vần (bài tự chọn)
b) Soạn 02 trò chơi áp dụng trong dạy học vần (thực hiện ngoài giờ lên lớp).
c) Thực hành dạy học các bài dạy đã soạn.
Bài 2: Phương pháp dạy tập viết (3LT + 1TH)
1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ dạy tập viết.
2. Cơ sở khoa học của dạy tập viết.
3. Chương trình, vở tập viết.
4. Tổ chức dạy giờ tập viết
5. Nội dung thực hành:
a) Soạn các giáo án dạy tập viết lớp 1, 2, 3 (tự chọn bài)
b) Thực hành dạy học tập viết các giáo án đã soạn.
Bài 3: Phương pháp dạy chính tả (3LT + 1TH)
1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ dạy chính tả.
2. Cơ sở khoa học của dạy chính tả.
3. Chương trình, SGK chính tả.
4. Phương pháp dạy chính tả và cách tổ chức dạy giờ chính tả
5. Nội dung thực hành:
a) Soạn các giáo án dạy chính tả lớp 1 dến lớp 5 (tự chọn bài)
b) Thực hành dạy học tập viết các giáo án đã soạn.
8Bài 4: Phương pháp dạy tập đọc (7LT + 2TH)
1. Vị trí, tính chất nhiệm vụ dạy tập đọc.
2. Cơ sở khoa học của dạy tập đọc.
3. Chương trình, SGK tập đọc ở tiểu học.
4. Phương pháp dạy tập đọc và cách tổ chức dạy giờ tập đọc
5. Nội dung thực hành: a) Soạn các giáo án dạy tập đọc lớp 1,2,3, 4,5 (tự chọn)
b) Thực hành dạy học tập viết các giáo án đã soạn.
Bài 5: Phương pháp dạy kể chuyện (3LT + 2TH)
1. Vị trí, tính chất nhiệm vụ dạy kể chuyện.
2. Cơ sở khoa học của dạy kể chuyện.
3. Chương trình, SGK kể chuện.
4. Phương pháp dạy kể chuyện, cách thức tổ chức dạy kể chuyện
5. Nội dung thực hành: a) Soạn giáo án dạy kể chuyện lớp 1, 2, 3, 4, 5 (tự chọn)
b) Thực hành dạy học tập viết các giáo án đã soạn.
Bài 6 : Phương pháp dạy học Luyện từ và Câu (6 LT + 2TH)
1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và Câu
2. Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và Câu
3. Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và Câu
4. Phương pháp dạy học Luyện từ và Câu và cách tổ chức dạy học LT và Câu
5. Thực hành: a) Xem băng ghi hình dạy học Luyện từ và câu lớp 2, 3, 4, 5.
b) Thực hành soạn giáo án các bài dạy luyện từ và câu (tự chọn).
c) Thực hành tập dạy các bài đã soạn.
Bài 7: Phương pháp dạy tập làm văn (7 LT + 2TH)
1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ dạy tập làm văn.
2. Cơ sở khoa học của dạy tập làm văn.
3. Chương trình, SGK.
4. Phương pháp dạy tập làm văn và cách tổ chức dạy giờ tập làm văn
5. Nội dung thực hành: a) Soạn các giáo án dạy tập viết lớp 2, 3, 4, 5 (tự chọn)
b) Thực hành dạy học tập viết các giáo án đã soạn.
PHẦN IV: NỘI DUNG HỌC PHẦN
9CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Bài 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP : SV đọc tài liệu liên quan và trả lời các câu hỏi sau:
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì ?
2. Đối tượng của phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học ?
3. Các nhiệm vụ của phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học với tư cách là một
ngành khoa học, với tư cách là một môn học ở trường sư phạm ?
4. Trình bày cơ sở Triết học Mác - Lê nin chi phối việc dạy học Tiếng Việt.
5. Phân tích cơ sở ngôn ngữ học, văn học của PPDH Tiếng Việt ở tiểu học.
6. Phân tích nguyên tắc giáo dục học đã chi phối việc dạy học Tiếng Việt như thế
nào?
7. Lấy ví dụ để làm rõ những hiểu biết về tâm lí học, tâm lí ngôn ngữ học đã chi
phối việc dạy học Tiếng Việt như thế nào?
Thực hành: Dựa vào các cơ sở khoa học, hãy phân tích đánh giá việc dạy học Tiếng
Việt (chương trình, SGK một phân môn, một bài tập Tiếng Việt hoặc một tình huống
dạy học,)
B. NỘI DUNG CƠ BẢN:
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì?
Để trả lời được câu hỏi phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì, chúng ta cần
định vị phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống các khoa học sư phạm.
Trong tiếng Việt thuật ngữ “phương pháp” được dùng với những nghĩa rộng,
hẹp khác nhau.
Thứ nhất, “phương pháp” được dùng với nghĩa là “phương pháp luận”chỉ hệ
thống, quan điểm, cách thức nghiên cứu của một khoa học nào đó. Ví dụ nói
“phương pháp luận biện chứng mácxít là cơ sở của mọi khoa học”.
10
Thứ hai, “phương pháp” được dùng với nghĩa là khoa học về phương pháp
giảng dạy mà nhiều tài liệu gọi là “lí luận dạy học bộ môn; giáo học pháp bộ môn
hoặc “phương pháp luận dạy học bộ môn”.
Thứ ba, “phương pháp” được dùng với nghĩa hẹp hơn, chỉ cách thức tác động
lẫn nhau giữa thầy và trò, dưới sự chỉ đạo của thầy hướng đến đạt mục đích học tập.
Ở đây chúng ta đang dùng thuật ngữ “phương pháp”với nghĩa thứ hai.
Từ đó có thể hiểu phương pháp dạy học tiếng Việt như sau:
Với tư cách là một khoa học, phương pháp dạy học Tiếng Việt được xem là
một bộ phận của khoa học giáo dục (“khoa học sư phạm” hay “sư phạm học”) là một
hệ thống lí thuyết dạy học Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là
ngôn ngữ thứ hai để đảm bảo cho việc dạy học Tiếng Việt đạt kết quả tốt.
Khi nói PPDH Tiếng Việt là một khoa học vì:
- Có đối tượng riêng, nhiệm vụ nghiên cứu riêng
- Có tiền đề lí thuyết và thực tiễn
- Có các phương pháp nghiên cứu đặc thù
Khi nói PPDH Tiếng Việt là một hệ thống cần chú ý:
- PPDH Tiệt Việt là một thể thống nhất: hệ thống này có thể chứa nhiều bộ
phận; Mỗi bộ phận lại có đặc trưng riêng nhưng chúng đều thống nhất ở những quy
luật chung nhất.
2. Đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt
Là hoạt động dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường. Hoạt động này được
cấu thành từ ba bình diện:
2.1. Nội dung dạy học Tiếng Việt:
Nội dung dạy học Tiếng Việt là những tri thức về hệ thống Tiếng Việt mà
GV truyền tải đến học sinh. Thông qua đó mà hình thành ở học sinh những kĩ năng
về sử dụng Tiếng Việt.
Theo Chương trình Tiểu học 2006 (CTTH - 2006), nội dung dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học coi trọng việc dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ năng
sử dụng Tiếng Việt. Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt giúp HS nhận diện, phát hiện,
hoàn thiện các tri thức Tiếng Việt; tri thức Tiếng Việt góp phần ý thức hóa kĩ năng
sử dụng Tiếng Việt.
11
Để thực hiện yêu cầu này, chương trình quy định hai mức độ học tri thức
Tiếng Việt. Ở lớp 1,2,3, tri thức Tiếng Việt không có tiết học riêng. Các đơn vị tri
thức quy định cho 3 lớp học này giúp giáo viên có cơ sở lí luận để dạy các kĩ năng
cho học sinh, chưa yêu cầu học sinh phải học thành bài các khái niệm, quy tắc.
Ngược lại, ở các lớp 4, 5 tri thức Tiếng Việt được dạy thành tiết học riêng sắp xếp
thành hệ thống (mặc dù chỉ là tri thức sơ giản) và vẫn gắn với việc luyện tập các kĩ
năng sử dụng Tiếng Việt.
Nội dung dạy học còn chi phối cách tổ chức, PP và thủ pháp dạy học.
2.2. Hoạt động dạy của thầy giáo
Theo quan điểm dạy học hiện đại, thầy giáo là người điều khiển hoạt động
học, hoạt động nhận thức của HS, sử dụng các phương tiện dạy học để tổ chức cho
HS tiếp cận với các nội ... đơn giản được tham gia, chứng kiến
a) Yêu cầu
Kiều bài này, giúp học sinh tái hiện lại câu chuyện đã đọc (đã nghe kể) hoặc
diễn tả lại những điều mắt thấy tai nghe và những cảm xúc của mình chung quanh một
161
việc nào đó. Kiểu bài này được học từ lớp 2 đến lớp 5.
Ở lớp 2, 3 các câu chuyện kể lại thường chỉ có một tình tiết (ít chi tiết), sự việc
cần kể đơn giản. Ở lớp 4, 5 các câu chuyện kể thường có nhiều tình tiết, sự việc cần kể
cũng phong phú, kể những câu chuyện HS đã tham gia hoặc chứng kiến.
Hệ thống câu hỏi nêu trong SGK dung làm điểm tựa để học sinh tập kể, thực
chất đây là một dàn ý đại cương. Ví dụ: tiết TLV tuần 30, TV2 “Nghe kể chuyện và trả
lời câu hỏi”, có các câu hỏi sau:
+ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
+ Có chuyện gì sảy ra với anh chiến sĩ?
+ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
+ Câu chuyện qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
b) Phương pháp dạy
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập (bài tập yêu cầu các em làm gì? Những
chi tiết nào cần nhớ để trả lời hoặc kể lại theo các câu hỏi đã gợi ý trong SGK?
- GV kể chuyện (2, 3 lần, đối với bài nghe thầy cô kể) chậm rãi; HS lắng nghe.
- HS trả lời hoặc kể lại câu chuyện; GV chốt lại ý đúng.
 Yêu cầu: lời kể rõ ràng, chính xác. HS không nên dừng lại ở mức trả lời từng
câu hỏi, mà nên dựa vào câu hỏi để kể thành văn bản.
Ví dụ: tiết TLV tuần 34, TV2 “Kể ngắn về người thân”, có các gợi ý:
+ Bố (mẹ, chú, dì) của em làm nghề gì?
+ Hàng ngày bố (mẹ, chú, dì) làm những việc gì?
+ Những việc ấy có ích như thế nào?
Nếu kể sát theo câu hỏi gợi ý, mỗi HS sẽ tạo lập được một văn bản miệng gồm
ít nhất 3 câu: 1/ Bố em là kỹ sư đóng tau biển ở khu công nghiệp Dung Quất. 2/ Hàng
ngày, bố phải ở nhà máy để cùng các cô chú công nhân đóng tàu. 3/ Công việc của bố
rất có ý nghĩa vì đã làm ra những con tàu chở hàng đi khắp mọi miền trên thế giới.
Nếu kể kĩ hơn, sẽ có một đoạn văn dài hơn: 1/ Bố em là kỹ sư đóng tau biển ở
khu công nghiệp Dung Quất, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. 2/ Hàng ngày, bố phải ở nhà máy
để cùng các cô chú công nhân đóng những con tàu đi biển. 3/ Công việc của bố tuy vất
vả nhưng bố rất yêu thích công việc của mình. 4/ Trong bữa cơm, bố thường kể về
công việc của nhà máy cho em nghe. 5/ Em mơ ước lớn lên sẽ theo nghề của bố, trở
162
thành kỹ sư đóng tàu. 6/ Công việc này rất có ý nghĩa vì đã làm ra những con tàu đi
khắp mọi miền trên thế giới để thông thương hàng hóa.
1.5. Phương pháp dạy kiểu bài nói và viết theo mẫu (Điền vào giấy tờ in sẵn, làm
đơn từ, báo cáo)
Đây là nhóm bài tập rèn một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày
(không đòi hỏi sáng tạo nhiều, chỉ theo mẫu).
Mục đích, cung cấp cho học sinh biết hình thức, nội dung của những mẫu đơn
từ, báo cáo, điện tín v.v Rèn cho học sinh kĩ năng dung từ, viết câu đúng phong cách
và kĩ năng viết văn bản thuộc phong cách hành chính.
Yêu cầu, học sinh phải huy động vốn hiểu biết, vốn từ, và vận dụng kiến thức
về kĩ năng tự giới thiệu đã học ở những tiết trước để diền.
Khi dạy kiểu bài này, GV không chỉ dừng lại ở mức điền đúng của học sinh mà
còn phải giúp các em sơ bộ nắm được cách viết (bố cục) một lá đơn, một báo cáo hay
một bức điện tín v.v
 Phương pháp dạy
a) HS đọc mẫu, quan sát mẫu, nhận xét (GV nêu câu hỏi định hướng HS
quan sát và nhận xét)
b) Thực hành làm theo mẫu, ghi nhớ quy cách (viết lại) loại văn bản thông
thường (Ví dụ: nhắn tin, mẫu điện báo, mẫu đơn xin vào đội)
c) Vận dụng (Luyện tập) cách viết loại văn bản đó để các em tiếp nhận và tạo
lập các loại văn bản thông thường trong những tình huống học tập và đời
sống cụ thể.
Ví dụ: Bản tự thuật theo mẫu chuyển từ lời nói sang viết có một vài thay đổi là
quan sát tranh (mẫu) làm văn. Có 4 dạng:
+ Tranh vẽ kèm theo câu hỏi gợi ý
+ Tranh kèm theo một số lời thoại.
+ Tranh vẽ có lời thoại và có câu hỏi gợi ý.
+ Tranh vẽ không có lời thoại và câu hỏi gợi ý.
 Cách tiến hành
+ HS quan sát (từ tổng thể đến chi tiết); đọc các lời thoại và câu hỏi gợi ý.
163
+ Xác định mối liên kết giữa các tranh (giữa các hình ảnh trong một tranh) từ
đó, hình thành cốt Truyện (nội dung).
+ Chọn lời kể phù hợp, hấp dẫn
1.6. Phương pháp dạy kiểu bài nói và viết theo tình huống (cảm ơn, xin lỗi; tổ chức
cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, trường; ghi chép
sổ tay; viết thư)
 Phương pháp dạy
a) HS quan sát mẫu, nhận xét mẫu
b) Thực hành qua tình huống giao tiếp cụ thể
c) Rút ra bài học để vận dụng trong những tình huống tương tự
Kết luận: Các kiểu bài TLV ở lớp 2, 3 tuy có nhiều kiểu, dạng bài nhưng đều là
bài tập thực hành. Vì thế có thể quy về một biện pháp và quy trình dạy học chung sau:
 Biện pháp dạy học chủ yếu của các kiểu bài TLV lớp 2, 3
(1) Hướng dẫn HS làm bài tập
a) Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích)
b) Giúp HS thực hiện một phần của bài tập (làm mẫu): một HS chữa mẫu trên
bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở - vở bài tập).
c) Tổ chức cho HS làm bài (chú ý: các loại bài tập như bài làm miệng, bài
viết, bài tập chung, bài tập lựa chọn; các hình thức làm bài tập như làm việc
nhóm, làm việc độc lập, chữa bài tập theo cách thông thường hoặc tổ chức
thi, tổ chức trò chơi học tập)
d) Tổ chức cho HS trao đổi nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về
tri thức (đối với lớp 3).
(2) H.dẫn HS đánh giá kết quả luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động nối tiếp
a) Hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân
trong quá trình luyện tập.
b) Hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả
thực hành luyện tập ở lớp (hoàn chỉnh bài viết ở nhà, thực hành giao tiếp
ngoài lớp, sử dụng kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống)
 Quy trình giảng dạy
164
(1) Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm bài tập của tiết trước, hoặc nhắc lại những kiến thức kĩ năng ở
bài học trước.
- GV nhận xét kết quả
(2) Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài (bằng lời, hoặc kết hợp lời với đồ dùng dạy học, hoặc bằng
cách liên hệ với bài đã học)
b) Hướng dẫn giải bài tập (GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong
SGK theo các biện pháp và trình tự dạy học TLV)
(3) Củng cố dặn dò
- Chốt lại nội dung kiến thức – kĩ năng đã học
- Nêu yêu cầu những hoạt động tiếp nối.
2. Phương pháp dạy kiểu bài TLV ở lớp 4 & 5
Chỉ từ lớp 4, 5 học sinh mới thực sự làm văn, vì vậy trước khi trình bày phương
pháp dạy các kiểu bài, chúng ta cần nghiên cứu một vài điểm có tính nguyên tắc chỉ
đạo việc dạy và học làm văn lớp 4 & 5.
2.1. Một số vấn đề chung về dạy học TLV lớp 4 & 5
a. Phát huy vai trò chủ thể của HS trong quá trình dạy học TLV.
Học sinh làm chủ quá trình hình thành kĩ năng sản sinh văn bản bằng cả hai
hình thức nói – viết. Các em phải được hoạt động nhiều, luyện tập nhiều. thầy giáo chỉ
đóng vai trò người tổ chức, dắt đẫn để HS làm việc.
b. Phải coi trọng yêu cầu thực hành trong suốt quá trình dạy TLV
Nguyên tắc này đã được quán triệt trong cách xây dựng hệ thống bài TLV. Mỗi
tiết TLV là một tiết thực hành. Tuy nhiên trong các tiết lý thuyết về từng kiểu bài cần
được GV truyền đạt một cách chính xác, đầy đủ để soi sáng cho học sinh trong quá
trình thực hành.
c. Phải giúp học sinh nói viết văn có cảm xúc và chân thực.
Ở tiểu học không chỉ có các kiểu bài văn thuộc phong cách sinh hoạt mà còn có
các kiểu bài văn thuộc phong cách nghệ thuật. Vì thế, đòi hỏi học sinh khi viết, nói các
kiểu bài văn này phải tạo được cảm xúc, tạo được cái “hồn”, chất văn của bài. Muốn
165
vậy, phải luôn luôn nuôi dưỡng ở HS tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm
lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện.
2.2. Quy trình dạy kiểu bài TLV ở lớp 4 & 5
Tập làm văn ở lớp 4 & 5 có hai dạng bài học: Lý thuyết và Thực hành. Mục
đích là vừa trang bị kiến thức vừa rèn luyện các kĩ năng làm văn. Vì vậy, khi dạy các
tiết TLV thuộc dạng bài lý thuyết, GV chú ý trình bày phần ghi nhớ và hướng dẫn HS
làm bài tập ở phần luyện tập cho kĩ để HS nắm vững lý thuyết.
 Biện pháp dạy TLV ở lớp 4 & 5
(1) Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu
a) Giúp HS nắm yêu cầu của bài tập
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập
- Tổ chức cho HS thực hiện làm mầu một phần của bài tập để HS
nắm được yêu cầu của bài tập đó.
b) Tổ chức cho HS thực hiện bại tập
- HS làm bài tập (cá nhân, trong nhóm)
- HS báo cáo kết quả (bằng nhiều hình thức)
- HS nhận xét, đánh giá
- GV sơ kết, tổng kết ý kiến (ghi bảng nếu thấy cần thiết)
(2) Hướng dẫn luyện tập thực hành
a) Giúp HS nắm yêu cầu của bài tập
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập
- Tổ chức cho HS thực hiện làm mầu một phần của bài tập để HS nắm
được yêu cầu của bài tập đó.
b) Tổ chức cho HS thực hiện bài tập
- HS làm bài tập (cá nhân, trong nhóm)
- HS báo cáo kết quả (bằng nhiều hình thức)
- HS nhận xét, đánh giá
- GV sơ kết, tổng kết ý kiến (ghi bảng nếu thấy cần thiết)
 Quy trình dạy bài lý thuyết TLV lớp 4 & 5
166
(1) Kiểm tra bài cũ: GV cho HS nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ hoặc
làm bài tập thực hành.
(2) Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học, chú ý làm nổi bật mối
quan hệ giữa nội dung tiết học này với tiết học khác.
b. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức (khái niệm) và luyện tập
b.1. Phân tích ngữ liệu (Nhận xét của Sgk), hướng dẫn HS nhận xét
+ HS đọc yêu cầu của bài tập
+ GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập
+ Tổ chức cho HS thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để HS nắm được
yêu cầu của bài tập đó.
+ HS làm bài tập (cá nhân, trong nhóm)
+ HS báo cáo kết quả (bằng nhiều hình thức), rút ra ghi nhớ
+ GV chốt các ý ghi nhớ (ghi bảng)
b.2. Hướng dẫn HS ghi nhớ kiến thức (Ghi nhớ Sgk): cho HS đọc lại
b.3. Hướng dẫn HS luyện tập
- Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích)
- Giúp HS thực hiện một phần của bài tập (làm mẫu): một HS chữa mẫu trên
bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở - vở bài tập)
- Tổ chức cho HS làm bài (làm việc nhóm, làm việc độc lập)
- Tổ chức cho HS trao đổi nhận xét, củng cố kiến thức ghi nhớ, hình thành kĩ
năng cho HS.
(3) Củng cố, dặn dò
 Quy trình dạy bài thực hành TLV lớp 4 & 5
Hướng dẫn từng bài tập trong Sgk theo trình tự các thao tác như mục: b.3.
Hướng dẫn HS luyện tập ở quy trình bài dạy lý thuyết TLV lớp 4 & 5. Hoặc
hướng dẫn HS thực hiện từng nội dung gợi ý trong Sgk để luyện tập các kĩ năng
làm văn dưới hình thức nói, viết theo đề bài cho trước.
 Có thể tóm tắt quy trình dạy TLV lớp 4 & 5 thành sơ đồ sau
167
- GV hướng dẫn gợi ý - HS thực hiện các - HS tự chữa lỗi,
- HS khảo sát văn bản, thao tác thực hành, trao đổi sản phẩm
Thảo luận, trao đổi c/hỏi v/dụng mô hình mẫu hay GV nhận xét
cho hs keå
- GV hướng dẫn gợi ý - Tập nói, viết nháp - GV nhận xét
- HS phân tích đề, lập ý thành đọan, bài - HS nhận xét
ghi chép  - GV giúp hs yếu
- HS dựa vào dàn ý trình bày
3. Phương pháp dạy tiết trả bài.
Tiết trả bài nhằm thông báo trở lại cho HS kết quả học tập, đánh giá công việc
lao động, học tập về mặt tư tưởng, kiến thức, kĩ năng viết văn bản, từ đó giúp HS rút
kinh nghiệm làm bài và định hướng cho kì sau. Tiết trả bài bao gồm các công việc:
a) Phân tích nhận xét ưu điểm
GV cần nêu và biểu dương thích đáng các ưu điểm về nội dung hình thức của
bài làm nhằm động viên khuyến khích HS. Trong nhận xét cần chú ý các suy nghĩ
riêng, những cảm xúc hồn nhiên, tế nhị, sâu sắc, những cách vận dụng kiến thức một
cách khéo léo, nhữn nhận xét mới mẻ, những đoạn văn hay, những bài viết có bố cục
sáng tạo, những cách đặt câu, dung từ hay.
b) Phân tích chữa các loại lỗi
LOẠI BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NHẬN DIỆN ĐẶC
ĐIỂM LOẠI VĂN
(Nhận xét)
THỰC
HÀNH
VẬN DỤNG
ĐÁNH GIÁ
QUY
TRÌNH
DẠY
TẬP
LÀM
VĂN
LỚP
4 - 5
NHẬN HIỂU YÊU
CẦU LUYỆN TẬP
NÓI VIẾT
THÀNH VB KIỂM TRASƯẢ CHỮA VB
LOẠI BÀI LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
168
Về nội dung: GV nêu những điểm không chính xác, những hiểu biết lệch lạc
(trong cách miêu tả các chi tiết hoặc nội dung của câu chuyện, sự việc) và có cách
phân tích cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm.
Về kĩ năng: GV nêu các lỗi về cả hai loại kĩ năng: kĩ năng xây dựng văn bản và
kĩ năng ngôn ngữ.
Nêu và chữa các lỗi: 1/ Về dàn ý như dàn ý thiếu cân đối (có ý quá dài, ý
quá ngắn), dàn ý không làm nổi bật trọng tâm (của việc miêu tả, hoặc câu chuyện, sự
việc cần thuật, kể hoặc viết thư), dàn ý không chặt chẽ, không nhất quán (loại “đầu
ngô mình sở”). 2/ Phân tích và chữa các loại lỗi ở từng phần của bố cục bài văn như:
cách mở bài và kết luận (vụng về, cộc lốc, dài dòng), cách triển khai các ý của phần
thân bài (trình tự miêu tả, cách sắp xếp các tình tiết về diễn biến câu chuyện, nội dung
bức thư). 3/ Hướng dẫn sửa các lỗi về cách viết: lỗi chính tả, lỗi dung từ, đặt câu.
c) Hướng dẫn HS tự chữa lỗi trong bài
Sau khi chữa chung một số lỗi, học sinh tự chữa lỗi trong bài của mình dựa theo
các nhận xét, ghi chú của GV khi chấm bài.
- Lỗi chính tả, dung từ sai HS ghi ngay sang lề trái.
- Lỗi về câu, về ý, HS chữa lại xuống dưới bài làm, gạch chân phần đã sửa.
4. Cách chấm bài
Chấm bài là một lao động vất vả, phức tạp nhưng là một việc làm đầy hứng thú:
- GV được tiếp xúc với các sản phẩm tinh thần của HS, kiểm nghiệm thành quả
lao động giảng dạy và giáo dục của mình.
- Bằng việc chấm bài mà biết HS có suy nghĩ không, suy nghĩ những gì và diễn
tả ý nghĩ như thế nào.
Vì vậy, khi chấm bài GV cần:
a) Về thái độ:
- Phải thương yêu tôn trọng HS. Vì bài văn là thành quả lao động của các em.
Phải chắt lọc mọi thành công dù là nhỏ nhất. Với các sai lầm của HS cần ân cần chỉ rõ,
không được làm qua loa, tắc trách hoặc giận dữ, bực bội, có những lời nhận xét ảnh
hưởng đến hứng thú niềm tin của học sinh.
- Phải kiên trì nhẫn nại, khách quan, công bằng. có như vậy mới thực sự đánh
giá đúng bài làm của HS. Bất kì một sự nóng vội nào cũng có thể gây nên tác hại. Cần
169
nhớ rằng đại đa số HS thường không phải em nào cũng có năng khiếu về văn. Vì thế
nhiều em thường mắc đi mắc lại một lỗi, GV cần kiên trì tìm nguyên nhân và giúp HS
luyện tập nhiều lần.
- Việc đánh giá bài làm của HS, phải căn cứ vào yêu cầu của chương trình, của
đề bài và kết quả bài làm của HS, không thiên vị. Nếu có chiếu cố thì phải giải thích rõ
lý do.
Tóm lại, thái độ của GV khi đánh giá nhận xét bài TLV có vai trò quan trọng,
đặc biệt ảnh hưởng đến kết quả dạy và học. Vì thế, GV cần có thái độ
đúng khi đánh giá nhận xét.
b) Phải xác định yêu cầu của đề bài, xây dựng dàn bài.
--------------------------------------------------------------------------
Tài liệu và thiết bị dạy học
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1999, Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở Tiểu học, NXB GD.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005, Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục.
[3] Bộ GD và Đào tạo, 2005, 2006 Sgk Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5. NXB GD.
[4] Bộ GD và Đào tạo, 2005, Sách bài tập Tiếng Việt 1, 2, 3, 4. NXB GD.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005, Vở Tập viết 1, 2, 3, 4. NXB GD.
[6] Bộ GD và ĐT, 2005, Mẫu chữ viết trong trường tiểu học. NXB GD.
[7] Bộ GD và Đào tạo, 2005, Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1,2,3,4,5.
[8] Vụ Giáo dục Tiểu học, 2005, Các băng hình dạy học chương trình Tiếng
Việt mới. Ban chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005, Băng hình dạy học Tiếng Việt. Dự án phát
triển Giáo viên Tiểu học.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_phuong_phap_day_hoc_tieng_viet_o_tieu_hoc_hoc_phan.pdf