Đa dạng thực vật và thực trạng sử dụng vườn trường ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Huế
Bài báo đã ghi nhận được 82 loài thực vật thuộc 78 chi, 48 họ, có đầy đủ dạng thân và đa dạng về công dụng. Trong đó có 8 loài được xem là có hại đối với học sinh. Cơ cấu cây trồng kể trên rất phù hợp với việc phủ xanh khuôn viên trường và việc lồng ghép kiến thức thực vật cũng như kiến thức môi trường vào quá trình dạy và học. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề sử dụng vườn trường vào quá trình dạy học chưa cao, chưa hiệu quả và chưa được chú trọng nhiều. Cụ thể là: đa số GV không bao giờ sử dụng vườn trường (82,66%), chỉ có 2,67% GV sử dụng thường xuyên và 14,67% GV thỉnh thoảng có sử dụng.
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng thực vật và thực trạng sử dụng vườn trường ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng thực vật và thực trạng sử dụng vườn trường ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Huế
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(48)/2018: tr. 102-109 Ngày nhận bài: 25/9/2018; Hoàn thành phản biện: 08/12/2018; Ngày nhận đăng: 12/12/2018 ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo đã ghi nhận được 82 loài thực vật thuộc 78 chi, 48 họ, có đầy đủ dạng thân và đa dạng về công dụng. Trong đó có 8 loài được xem là có hại đối với học sinh. Cơ cấu cây trồng kể trên rất phù hợp với việc phủ xanh khuôn viên trường và việc lồng ghép kiến thức thực vật cũng như kiến thức môi trường vào quá trình dạy và học. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề sử dụng vườn trường vào quá trình dạy học chưa cao, chưa hiệu quả và chưa được chú trọng nhiều. Cụ thể là: đa số GV không bao giờ sử dụng vườn trường (82,66%), chỉ có 2,67% GV sử dụng thường xuyên và 14,67% GV thỉnh thoảng có sử dụng. Từ khóa: Đa dạng, thực vật, vườn trường, tiểu học. 1. MỞ ĐẦU Thực vật có một vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Ở trường học nói chung và các trường tiểu học nói riêng, thực vật ngoài chức năng tạo mảng xanh, duy trì môi trường trong lành, chúng còn có giá trị lớn về mặt giáo dục như: tăng cường hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giáo dục nhiều mặt cho học sinh. Gần đây, việc duy trì hay chặt bỏ cây xanh trong trường học, đặc biệt là ở các trường tiểu học vì một số đặc tính sinh học gây bất lợi cho học sinh đang là một vấn đề rất được quan tâm. Chính vì những lý do đó mà việc nghiên cứu thành phần các loài thực vật và thực trạng sử dụng vườn trường ở trường tiểu học là vô cùng cấp thiết. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loài thực vật trong khuôn viên 3 trường tiểu học: Phú Hòa, Phú Cát, Phường Đúc - Việc sử dụng vườn trường của giáo viên ở các trường tiểu học trong phạm vi nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thực địa: Thu mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)[7]. - Phòng thí nghiệm: Phân tích các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản dưới kính lúp soi nổi. Sử dụng phương pháp so sánh hình thái và tài liệu chuyên ngành để định loại. - Phương pháp điều tra và thống kê toán học: tổng hợp những thông tin về vấn đề dạy học cần thiết từ kết quả phiếu điều tra giáo viên của 3 trường Tiểu học trong phạm vi nghiên cứu. Sau đó, tất cả các số liệu được thống kê và xử lý nhờ phần mềm MS Excel. ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG 103 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thành phần loài thực vật Trên cơ sở các loài thu được, tác giả đã xây dựng danh lục thực vật ở các trường tiểu học, kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Danh lục thành phần loài thực vật ở các trường tiểu học: Phú Cát, Phú Hòa, Phường Đúc Stt Tên Việt Nam Tên Khoa học Tên họ Việt Nam Tên họ Khoa học 1 Thạch thảo Ruellia simplex C.Wright Ô rô Acanthaceae 2 Cúc bách nhật Gomphrena globasa L. Rau dền Amaranthaceae 3 Hoa hẹ hồng Zephyranthes rosea Lindl. Loa kèn đỏ Amaryllidaceae 4 Hoàng lan Cananga odorata (Lam.) Hook.f. & Thomson Na Annonaceae 5 Đại Plumeria rubra L. Trúc đào Apocynaceae 6 Hoa sữa Alstonia scholaris (L.) R. Br. Trúc đào Apocynaceae 7 Ngọc Bút Tabernaemontana divaricata R.Br. ex Roem. & Schult. Trúc đào Apocynaceae 8 Sứ thái Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult. Trúc đào Apocynaceae 9 Thông thiên Thevetia peruviana (Pers.) K.Schum. Trúc đào Apocynaceae 10 Bạch môn Spathiphyllum wallisii Regel Ráy Araceae 11 Cây tróc bạc Syngonium podophyllum Schott Ráy Araceae 12 Cây đinh lăng lá nhỏ Polyscias fruticosa (L.) Harms Đinh lăng Araliaceae 13 Cây ngũ gia bì chân chim Schefflera heptaphylla (L.) Frodin Nhân sâm Araliaceae 14 Bách tán Araucaria heterophylla (Salisb.) Franco Bách tán Araucariaceae 15 Cau vàng Dypsis lutescens (H.Wendl.) Beentje & J.Dransf. Cau Arecaceae 16 Huyết dụ tía Cordyline fruticosa (L.) A.Chev. Măng tây Asparagaceae 17 Thiên môn đông Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. Măng tây Asparagaceae 18 Thiết mộc lan Dracaena fragrans (L.) Ker Gawl. Măng tây Asparagaceae 19 Trúc nhật Dracaena godseffiana. (Sander ex Mast.) N.E.Br. Măng tây Asparagaceae 20 Cây lá trắng Cordia latifolia Roxb. Vòi voi Boraginaceae 21 Dứa Ananas comosus (L.) Merr. Dứa Bromeliaceae 104 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Stt Tên Việt Nam Tên Khoa học Tên họ Việt Nam Tên họ Khoa học 22 Thanh long Hylocereus undatus (Haworth) Britton & Rose Xương rồng Cactaceae 23 Bàng Terminalia catappa L. Bàng Combretaceae 24 Sử quân tử Quisqualis indica L. Bàng Combretaceae 25 Cây lẻ bạn Tradescantia spathacea Sw. Thài lài Commelinaceae 26 Thài lài tía Tradescantia zebrina (Schinz) D. R. Hunt Thài lài Commelinaceae 27 Ngải cứu Artemisia vulgaris L. Cúc Asteraceae 28 Sài đất 3 thùy Wedelia trilobata (L.) Pruski Cúc Asteraceae 29 Bạc thau đầu Argyreia capitiformis (Poir.) Ooststr. Bìm bìm Convolvulaceae 30 Cây thuốc bỏng Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. Lá bỏng Crassulaceae 31 Cây sống đời Kalanchoe globulifera var. coccinea H. Perrier Lá bỏng Crassulaceae 32 Tùng tháp Juniperus chinensis L. Hoàng đàn Cupressaceae 33 Thiên tuế Cycas pectinata Griff. Thiên tuế Cycadaceae 34 Bát tiên Euphorbia milii Des Moul. Thầu dầu Euphorbiaceae 35 Chó đẻ Phyllanthus urinaria L. Thầu dầu Euphorbiaceae 36 Cỏ sữa lá tròn Euphorbia microphylla Lam. Thầu dầu Euphorbiaceae 37 Cỏ tòng lá đốm Codiaeum variegatum (L.) A.Juss. Thầu dầu Euphorbiaceae 38 Cỏ đậu Arachis glabrata Benth. Đậu Fabaceae 39 Đậu mèo rừng Mucuna pruriens L. DC. Đậu Fabaceae 40 Kiều hùng Xu-ri-nam Calliandra surinamensis Benth. Đậu Fabaceae 41 Me Tamarindus indica L. Đậu Fabaceae 42 Muồng hoàng yến Cassia fistula L. Đậu Fabaceae 43 Phượng vàng Peltophorum pterocarpum (DC.) K.Heyne Đậu Fabaceae 44 Trinh nữ mimosa Mimosa pudica L. Đậu Fabaceae 45 Phượng hồng Delonix regia (Boj. ex Hook.) Raf. Đậu Fabaceae 46 Chuối Tràng Pháo Heliconia rostrata Ruiz & Pavon Chuối pháo Heliconiaceae ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG 105 Stt Tên Việt Nam Tên Khoa học Tên họ Việt Nam Tên họ Khoa học 47 Lá gấm Plectranthus scutellarioides (L.) R.Br. Hoa môi Lamiaceae 48 Bời lời nhớt Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Rob. Long não Lauraceae 49 Bòng bòng Lygodium flexuosom (Linn) Sw. Bòng bong Lygodiaceae 50 Bằng lăng Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. Bằng lăng Lythraceae 51 Cẩm tú mai Cuphea hyssopifolia Kunth Bằng lăng Lythraceae 52 Lộc vừng Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. Lộc vừng Lythraceae 53 Kim đồng Galphimia gracilis Bartl. Rơ ri Malpighiaceae 54 Bụp giàn xay Malvaviscus arboreus var. penduliflorus (Mocino & Sesse ex DC.) Bông Malvaceae 55 Dâm bụt Hibiscus rosa-sinensis L. Bông Malvaceae 56 Cây đuôi phụng Calathea lancifolia Boom Dong Marantaceae 57 Sầu đâu Azadirachta indica A.Juss. Xoan Meliaceae 58 Xà cừ Khaya senegalensis (Desr.) A.Juss. Xoan Meliaceae 59 Cây sanh Ficus benjamina L. Dâu tằm Moraceae 60 Đa búp đỏ Ficus elastica Roxb. ex Hornem. Dâu tằm Moraceae 61 Duối Streblus asper Lour. Dâu tằm Moraceae 62 Sung Ficus glomerata Roxb. Dâu tằm Moraceae 63 Cây trứng cá Muntingia calabura L. Trứng cá Muntingiaceae 64 Tràm Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel Sim Myrtaceae 65 Hoa giấy Bougainvillea glabra Choisy Hoa giấy Nyctaginaceae 66 Mai vàng Ochna integerrima (Lour.) Merr. Mai vàng Ochnaceae 67 Lan dạ hạc Dendrobium anosmum Lindl. Lan Orchidaceae 68 Lan đai trâu Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl. Lan Orchidaceae 69 Lan đoản kiếm lô hội Cymbidium aloifolium (L.) Sw. Lan Orchidaceae 70 Lan Huệ Amaryllis belladonna L. Lan Orchidaceae 71 Lan phượng vĩ bắc Renanthera coccinea Lour. Lan Orchidaceae 72 Lan Vũ nữ Oncidium flexuosum Lodd. Lan Orchidaceae 73 Chua me đất hoa vàng Oxalis corniculata L. Chua me đất Oxalidaceae 74 Nhội tía Bischofia javanica Blume Diệp hạ châu Phyllanthaceae 106 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Stt Tên Việt Nam Tên Khoa học Tên họ Việt Nam Tên họ Khoa học 75 Thông Monterrey Pinus radiata D.Don Thông Pinaceae 76 Mã đề Plantago major L. Mã đề Plantaginaceae 77 Cỏ lá gừng Axonopus compressus (Sw.) P.Beauv. Hòa thảo Poaceae 78 Cỏ nhung Zoysia tenuifolia Steud. Hòa thảo Poaceae 79 Mẫu đơn đỏ Ixora coccinea L. Cà phê Rubiaceae 80 Kim quất Triphasia trifolia (Burm.f.) P.Wils. Cam Rutaceae 81 Chuỗi ngọc Duranta erecta L. Cỏ roi ngựa Verbenaceae 82 Nha đam Aloe vera (L.) Burm.f. Thích diệp thụ Xanthorrhoeaceae Bảng 1 cho thấy có 82 loài, thuộc 78 chi, 48 họ. Trong đó có 81 loài thuộc ngành thực vật hạt kín và 1 loài thuộc ngành thực vật hạt trần (Pinus radiata). Trong 48 họ đã xác định, tác giả nhận thấy 6 họ có số lượng loài lớn nhất (chiếm từ 4-7 loài) là: Fabaceae, Orchidaceae, Moraceae, Apocynaceae, Euphorbiaceae, Asparagaceae (Bảng 2). Chi Ficus có nhiều loài nhất (4 loài, chiếm 4,8 % tổng số loài), tiếp sau đó là chi Dracaena và Euphorbia với 2 loài, chiếm 2,4 % tổng số loài. Bảng 2. Các họ có số lượng loài lớn nhất STT Họ Số lượng loài 1 Fabaceae 7 2 Orchidaceae 5 3 Moraceae 5 4 Apocynaceae 5 5 Euphorbiaceae 4 6 Asparagaceae 4 Trong số 82 loài đã điều tra, có 16 loài được trồng phổ biến (tức là loài đó xuất hiện 2 lần cả 2 địa điểm nghiên cứu trở lên), cụ thể ở bảng 3. Bảng 3. Các loài thực vật được trồng phổ biến STT Họ Loài Số lần xuất hiện Tên thông thường Tên khoa học 1 Rubiaceae Mẫu đơn đỏ Ixora coccinea 3 2 Arecaceae Cau vàng Chrysalidocapus lutescens 3 3 Acanthaceae Thạch thảo Ruellia brittoniana 3 4 Fabaceae Phượng hồng Delonix regia 3 5 Combretaceae Bàng Terminalia catappa 2 6 Lythraceae Bằng lăng Lagerstroemia speciosa 2 7 Lythraceae Cẩm tú mai Cuphea hyssopifolium 2 8 Verbenaceae Chuỗi ngọc Duranta erecta 2 ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG 107 STT Họ Loài Số lần xuất hiện Tên thông thường Tên khoa học 9 Asteraceae Sài đất 3 thùy Wedelia trilobata 2 10 Fabaceae Cỏ đậu Arachis glabrata 2 11 Fabaceae Muồng hoàng yến Cassia fistula 2 12 Phyllanthaceae Nhội tía Bischofia javanica 2 13 Poaceae Cỏ lá gừng Axonopus compressus 2 14 Ochnaceae Mai vàng Ochna integerrima 2 15 Apocynaceae Hoa sữa Alstonia scholaris 2 Ngoài ra, trong danh mục loài thực vật ở bảng 1 còn có các loài được xem là có hại tức là chúng chứa các độc tố hoặc dễ nhiễm sâu hại chứa độc tố gây hại cho học sinh. Đó là 7 loài dễ nhiễm sâu hại: Bàng - Terminalia catappa, Bằng lăng - Lagerstroemia speciosa, Phượng hồng - Delonix regia, Hoa sữa - Alstonia scholaris, Muồng hoàng yến - Cassia fistula, Sung - Ficus glomerata, Trứng cá - Muntingia calaburavà 1 loài chứa nhựa mũ gây độc (Thông thiên: Thevetia peruviana), loại nhựa mũ này bao gồm các loại độc tố: thevetin, neriin, glucozid nếu nặng có thể gây tử vong ở người, nếu nhẹ có thể dính vào mắt có thể gây mù mắt tạm thời [8]. 3.3. Thực trạng sử dụng vườn trường Học tập với vườn trường là một phương thức kỳ diệu để biến sân trường thành lớp học, giúp gắn kết HS với thế giới tự nhiên và nguồn sống của chúng và dạy cho HS những khái niệm, cách thức, kỹ năng làm vườn, trồng trọt, góp phần tích hợp GDMT vào nhiều môn học như: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Nghệ thuật, Sức khỏe [5] Tác giả đã tiến hành khảo sát những giáo viên (13/74) có sử dụng vườn trường trong dạy học về thái độ học tập của HS (sự hứng thú, tích cực, chủ động) và hiệu quả tiếp thu bài học của HS để đánh giá tính hiệu quả. Kết quả cho thấy, 84,6% GV thừa nhận rằng nếu có sự đầu tư, chuẩn bị, áp dụng hợp lí thì vườn trường đem lại hiệu quả dạy học khá tốt. HS được quan sát tận mắt hoặc tác động trực tiếp vào đối tượng là các sự vật, hiện tượng thật (thực vật và các cơ quan, bộ phận của thực vật, các quá trình sinh trưởng, phát triển và các hiện tượng sinh lý, sinh hóa của thực vật) nên hầu hết các em rất hứng thú và tích cực hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức. Ngoài ra, đối với lứa tuổi tiểu học thì việc nhận thức khoa học chỉ yêu cầu ở mức độ tìm hiểu những hiện tượng định tính dưới sự hướng dẫn của GV nên việc thiết kế bài dạy gắn với vườn trường đơn giản, dễ thực hiện và khả năng thành công cao, 92,3% GV được khảo sát đồng ý với nhận định này [3]. Bảng 4. Mức độ sử dụng vườn trường vào việc dạy học Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) Thường xuyên 2 2,67 Thỉnh thoảng 11 14,67 Không bao giờ 62 82,66 108 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng vườn trường vào việc dạy học ở bảng 4 cho thấy đa số GV không bao giờ sử dụng vườn trường (82,66%), chỉ có 2,67% GV sử dụng thường xuyên và 14,67% GV thỉnh thoảng có sử dụng. Thay vào đó, 100% GV đều sử dụng máy chiếu, ti- vi, tranh vẽ và các đồ dùng dạy học có sẵn làm phương tiện để minh họa cho nội dung bài dạy [3]. Ngoài ra, khi tiến hành lấy ý kiến của những GV có sử dụng vườn trường trong dạy học thì chỉ có 30,8% GV có kế hoạch lên lớp cụ thể, số còn lại là dạy theo hứng thú bộc phát. Điều này cho thấy rằng, trong thực tế mặc dù kế hoạch dạy học là điều kiện bắt buộc để GV lên lớp nhưng trong một số trường hợp thì đối với GV nó vẫn mang tính hình thức, đối phó. Hiện tượng này xảy ra có thể là do một số tình huống phát sinh khách quan hoặc chủ quan không lường trước được từ nhiều phương diện khác nhau trong quá trình dạy học [3]. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực vật ở các vườn trường tiểu học đa dạng về loài, vừa đa dạng về công dụng. Điều này rất thuận tiện cho quá trình dạy học thông qua vườn trường. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề sử dụng vườn trường vào quá trình dạy học chưa cao, chưa hiệu quả và chưa được chú trọng nhiều. Đây là một điều thiếu sót không hề nhỏ trong quá trình dạy học. Vẫn còn có nhiều GV cho rằng vườn trường chỉ đơn thuần là nơi vui chơi, giải trí cho học sinh, tạo cảnh quang cho trường và những trường hợp này đều rơi vào các đối tượng GV không bao giờ sử dụng vườn trường vào dạy học. Thêm vào đó, trong sân trường vẫn còn tồn tại các yếu tố bất lợi cho giáo viên và học sinh khi tham gia dạy và học ngoài trời. Đó là sự có mặt của một số loài cây chứa độc tố: Thevetia Peruviana (Thông thiên), nhựa mũ của nó có thể gây mờ mắt hoặc mù tạm thời đối với trẻ nhỏ và các loài cây dễ nhiễm sâu bệnh gây hại: Terminalia catappa (Bàng), Lagerstroemia speciosa (Bằng lăng), Delonix regia (Phượng hồng), Alstonia scholaris (Hoa sữa), Cassia fistula (Muồng hoàng yến), Ficus glomerata (Sung), Muntingia calabura (Trứng cá). Đây là các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho giáo viên và học sinh. Vì vậy, cần phải có các biện pháp khắc phục phù hợp để mang lại hiệu quả tốt khi triển khai dạy và học ngoài trời. Chẳng hạn như: loại bỏ các loài gây hại, thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, có kế hoạch phun thuốc chống sâu bệnh trước mùa côn trùng phát triển mạnh, trồng thêm một số loại hoa màu để tăng phần đa dạng về công dụng để phục vụ tốt cho việc dạy học Ngoài ra, việc triển khai dạy học với mô hình vườn trường chưa thể triển khai đúng theo nguyên tắc, đó là lẽ dĩ nhiên. Bởi vì cơ sở vật chất hiện tại của 3 trường tiểu học này, cụ thể là sân trường vẫn chưa có một quy hoạch cụ thể để trở thành vườn trường đúng chuẩn. Do đó, cần phải có một quy hoạch tổng thể hệ thống vườn trường để xây dựng đúng tiêu chuẩn, phù hợp với việc dạy và học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Amy, C. M. (2009). Multicultural school gardens: Creating engaging garden spaces in learning about language, culture, and environment. Canadian Journal of Environmental Education, Vol 14. ĐA DẠNG THỰC VẬT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VƯỜN TRƯỜNG 109 [2] Ellen, M. (2010). A new deal for school garden. Promoting lifelong healthy eating habits – FAO. [3] Dương Thị Minh Hoàng (2016). Đánh giá thực trạng sử dụng mô hình vườn trường ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Huế. Đề tài cấp trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. [4] Phạm Hoàng Hộ (1999 & 2003).Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. [5] Michael Murphy (2012). The value of school gardens, 23/8/2018, [6] Takhtajan Armen (2009). Flowering plants, Springer. [7] Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [8] Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế (2017). Bộ Y tế khuyến cáo không nên trồng 8 loại cây hoa độc chết người, 23/8/2018, https://baomoi.com/bo-y-te-khuyen-cao-khong-nen-trong-8- loai-cay-hoa-doc-chet-nguoi/c/22091885.epi Title: SPECIES DIVERSITY OF PLANT AND SITUATION OF USING SCHOOL GARDENS AT SOME SCHOOLS IN HUE CITY Abstract: This article showed that there were 82 species, belonging to 78 genera, 48 families. They have diversity forms of stem and effects. Among these species, there are 8 dangerous species for pupils. This structure was well fitted to greening and the integration of plant knowledge as well as environmental knowledge into the teaching and learning process. However, the awareness of the use of school gardens in the teaching process was not high, not effective and not paid attention much. Particularly, most of the teachers never used the school garden (82.66%), only 2.67% of teachers used regularly and 14.67% of teachers used it occasionally. Keywords: Diversity, botany, school garden, primary school.
File đính kèm:
- da_dang_thuc_vat_va_thuc_trang_su_dung_vuon_truong_o_mot_so.pdf