Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Trò chơi dân gian của trẻ em là hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, mang nét hồn

nhiên của trẻ thơ. Qua trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện thân thể, trí não, tính khéo léo,

tính tổ chức kỷ luật, đời sống tinh thần phong phú. Việc sử dụng và lồng ghép các trò chơi

dân gian vào chương trình giáo dục mầm non sẽ là cầu nối đưa trẻ em tiếp xúc với môi

trường, trải nghiệm cảm xúc, hành vi, kỹ năng. Giúp trẻ sớm nhận thức về thế giới, nâng

cao hiểu biết, phát triển tính tích cực vận động cho trẻ.

pdf 7 trang thom 09/01/2024 3960
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
118
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN 
TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Trần Thị Cẩm Vân1 
TÓM TẮT
Trò chơi dân gian của trẻ em là hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, mang nét hồn 
nhiên của trẻ thơ. Qua trò chơi dân gian giúp trẻ rèn luyện thân thể, trí não, tính khéo léo, 
tính tổ chức kỷ luật, đời sống tinh thần phong phú. Việc sử dụng và lồng ghép các trò chơi 
dân gian vào chương trình giáo dục mầm non sẽ là cầu nối đưa trẻ em tiếp xúc với môi 
trường, trải nghiệm cảm xúc, hành vi, kỹ năng. Giúp trẻ sớm nhận thức về thế giới, nâng 
cao hiểu biết, phát triển tính tích cực vận động cho trẻ. 
Từ khóa: Trò chơi dân gian, môi trường xung quanh, giáo dục mầm non.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế hiện nay cho thấy, trò chơi dân gian (TCDG) đang dần bị mai một, quên lãng, 
mất dần vai trò và vị thế bởi sự xuất hiện của những trò chơi điện tử. Điều đó đã khiến một 
bộ phận không nhỏ trẻ em bị thụ động, xa rời cuộc sống trẻ thơ cũng như khả năng vận động 
bị hạn chế ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Việc sử dụng lồng ghép TCDG vào chương trình giáo dục mầm non sẽ là cầu nối đưa 
trẻ em tiếp xúc với môi trường, trải nghiệm cảm xúc, hành vi, kỹ năng. Giúp trẻ sớm nhận 
thức về thế giới, nâng cao hiểu biết, phát triển tính tích cực vận động cho trẻ. 
Nhận thấy được vai trò quan trọng của vấn đề, bài viết đề xuất một số giải pháp trong 
tổ chức TCDG cho trẻ nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (MTXQ). Bài viết đã góp phần khắc 
phục một số bất cập trong giáo dục Mầm non hiện nay.
2. NỘI DUNG
2.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1 Trò chơi dân gian
TCDG là những hoạt động văn hóa có tính phổ cập sâu rộng và hầu như ai trong chúng 
ta cũng đều đã từng chơi và gắn bó, say mê với những trò chơi dân dã này. Có nhiều cách 
nhìn nhận về trò chơi dân gian (TCDG), “TCDG là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân 
gian được nhân dân sáng tạo bằng tất cả sự say mê của tâm hồn và trí tuệ” [6]. TCDG rất 
1 Giáo viên Trường Mầm non Thực hành, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
119
gắn bó với con người, nó được tạo nên từ đời sống thực tiễn, từ những tình cảm chân thực 
của người dân. Được người dân lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ “ Trò chơi dân gian là 
những trò chơi được nhân dân sáng tạo lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian, là một 
trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian” [5]. TCDG phản ánh nét văn hoá cộng 
đồng của dân tộc, khu vực hoặc vùng miền, vì thế ở mỗi thời điểm luôn được sáng tạo bổ
sung cho phù hợp với từng nơi, từng lúc nhằm thỏa mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, giao 
lưu văn hóa và phát triển về mặt thể chất, tinh thần của con người.
Như vậy, TCDG luôn gắn liền với đời sống tinh thần của con người. Nó thể hiện được 
tính dân tộc sâu sắc. Việc tổ chức cho trẻ chơi các TCDG là một trong những cách thức giáo 
dục, hình thành nét nhân cách mang bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay.
2.1.2 Tổ chức trò chơi dân gian 
Tổ chức TCDG là tổng hợp cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động cùng nhau của 
cô và trẻ nhằm thực hiện mục đích giáo dục đã đặt ra trong trò chơi.
Cấu trúc tổ chức của TCDG thông thường bao gồm những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên sẽ chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, các đồ dùng, đồ chơi 
phù hợp với trò chơi. Giáo viên chuẩn bị địa điểm, ước tính thời gian, chuẩn bị trước các bài 
đồng dao cho trẻ (nếu trò chơi có lời).
Bước 2: Tổ chức cho trẻ chơi: Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và những yêu 
cầu đối với trẻ khi chơi cho đúng luật. Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi, cô nhắc nhở nếu trẻ
quên luật chơi. 
Bước 3: Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương những trẻ chơi ngoan, chơi đúng luật. Bên 
cạnh đó cô khuyến khích động viên những trẻ còn vướng lỗi để lần sau chơi cố gắng hơn.
2.1.3. Môi trường xung quanh
Theo tác giả Hoàng Thị Phương thì MTXQ là tất cả những gì bao quanh chúng ta 
như tự nhiên, con người, các đồ vật, con vật... Với những đặc thù riêng, hoạt động khám 
phá về MTXQ giúp trẻ được tiếp xúc với môi trường, trải nghiệm cảm xúc, tình cảm, kỹ
năng. Qua đó trẻ tự lĩnh hội kiến thức về thế giới xung quanh, tham gia vào quá trình giữ
gìn và bảo vệ MTXQ.
MTXQ là khái niệm gắn liền với sự sống. MTXQ trẻ bao gồm các yếu tố tự nhiên
(không khí, động vật, thực vật, tài nguyên, nước) và các yếu tố xã hội (gia đình, nhà trường, 
bản thân...). Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp tới đời 
sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2.1.4. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh
Hoạt động khám phá MTXQ là một hoạt động đặc thù ở trường Mầm non. Thông qua 
hoạt động này, trẻ được tiếp xúc và trải nghiệm về thế giới phong phú, đa dạng bao quanh 
mình. Trẻ được khám phá về môi trường tự nhiên như: thế giới động thực vật (cây, cỏ, hoa, 
lá...), khám phá về đặc điểm các con vật nuôi trong gia đình, côn trùng, động vật sống dưới 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
120
nước, động vật sống trong rừng... Trẻ được khám phá các hiện tượng tự nhiên qua các giờ
học, hoạt động ngoài trời có chủ đích (nắng, mưa, gió, mây...). Ngoài ra, trẻ còn được tiếp 
xúc với môi trường xã hội (với đồ vật, một số phương tiện giao thông, hay những công việc 
của người gần gũi với mình, biết về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử...) nhất là trẻ
được trải nghiệm ở các hoạt động tổ chức ngoại khóa. Từ đó, trẻ tự lĩnh hội kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo và thái độ sống cần thiết cũng như có ý thức góp phần giữ gìn và bảo vệ MTXQ.
2.1.5. Tính tích cực vận động
Theo Từ điển Tiếng Việt, tính tích cực vận động là “Tích cực là hăng hái, năng nổ
làm hết sức”.
Theo một nghĩa khác, tích cực là đem hết khả năng và tâm trí vào việc làm. Nhờ tính 
tích cực tự giác, có ý thức, con người có thể đạt được nhiều tiến bộ trong đời sống và phát 
triển nhanh hơn so với tính tích cực tự phát. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã 
hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng 
động, nhạy bén và sáng tạo.
Tính tích cực vận động thể hiện ở lượng vận động và cường độ của chế độ vận động, 
ngoài ra còn có các yếu tố chủ động và sáng tạo của trẻ.
2.2. Biểu hiện tính tích cực vận động của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) trong hoạt động 
làm quen với môi trường xung quanh
Nếu trong hoạt động giáo dục thể chất, tính tích cực vận động của trẻ được biểu hiện 
khi trẻ thực hiện các bài tập vận động do cô giáo đặt ra, thì trong hoạt động làm quen với 
MTXQ, tính tích cực vận động được thể hiện trong việc trẻ hăng hái tham gia tri giác các sự 
vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, thể hiện ở việc trẻ thực hiện một cách tích cực, 
chủ động, nhiệt tình với các yêu cầu của giáo viên, cụ thể:
Trẻ sử dụng nhịp nhàng và linh hoạt các vận động tay phối hợp các giác quan trên cơ 
thể thông qua việc nhìn, ngắm, sờ, nắm các sự vật. Chẳng hạn việc trẻ nhìn, sờ nắm quả cà 
chua, quả khế trong tiết học “Làm quen với một số loại quả”, trẻ nhìn các loại quả một 
cách có chủ định, trẻ tập trung chú ý vào đối tượng mà trẻ tri giác. Trẻ có hứng thú với việc 
dùng đôi bàn tay để thao tác với các loại quả mà trẻ tiếp xúc. Từ việc nhận biết những dấu 
hiệu bên ngoài trẻ dần dần chú ý đến những dấu hiệu bên trong của các sự vật, hiện tượng 
xung quanh. Trẻ thích tự mình khám phá xem những sự vật mình đang tiếp xúc sẽ có vị gì, 
mùi gì hay có âm thanh như thế nào bằng nhiều cách khác nhau. Trẻ có thể tự mình dùng 
tay hoặc chân phối hợp với những vận động khác để tạo ra âm thanh của các sự vật, hiện 
tượng khi giáo viên đặt ra yêu cầu tri giác âm thanh.
Tính tích cực vận động của trẻ không chỉ dừng lại ở những vận động tay, chân mà còn 
thể hiện ở việc trẻ biết phối hợp những vận động tay chân với trí óc. Trong quá trình thực 
hiện những vận động, trẻ đã vận dụng sự tư duy, tập trung, ghi nhớ có chủ định để mang 
lại hiệu quả hoạt động. Trẻ còn biết chủ động, sáng tạo trong trò chơi. Trẻ biết thực hiện các 
yêu cầu, nhiệm vụ của trò chơi, trẻ nhanh chóng nắm vững cách chơi, luật chơi, hình thức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
121
thưởng phạt của trò chơi. Đồng thời, trẻ biết sáng tạo trong thay đổi hình thức chơi. Chẳng 
hạn trong trò chơi “Mèo đuổi chuột”, có rất nhiều trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình trong 
việc thay đổi cách chơi. Lần 1 trẻ chơi theo cách chơi do cô giáo bày đó là trẻ đứng thành 
vòng tròn để cho mèo và chuột chạy. Nhưng sang lần 2 nhiều trẻ cho rằng nên chia lớp thành 
5 đội tương ứng với 5 ô vuông, mèo và chuột phải lần lượt chạy qua 5 ô vuông đó mới đảm 
bảo đúng cách chơi. Đồng thời, nhiều trẻ còn sáng tạo trong thay đổi hình thức thưởng phạt. 
Có thể lần 1 là những vòng nhảy lò cò quanh lớp, nhưng sang lần 2, 3 trẻ sẽ yêu cầu người 
thua cuộc hát một bài hát hoặc nhảy một điệu... Những tiết học làm quen với MTXQ có sự 
lồng ghép TCDG khiến trẻ hoạt động rất tích cực. Điều này được thể hiện sau khi được giáo 
viên phổ biến cách chơi, luật chơi, hình thức thưởng phạt thì trẻ đã hăng hái tham gia chơi, 
trẻ rất năng động khi tham gia vào trò chơi. Đặc biệt, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi 
một cách nhịp nhàng thể hiện được tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành 
nhiệm vụ chơi.
Như vậy, hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ là một trong những hoạt động mà 
tính tích cực vận động được thể hiện khá rõ nét mà chúng ta không thể phủ nhận vai trò của 
TCDG. Vì vậy, việc đưa các TCDG vào hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ là cần thiết 
và rất phù hợp. 
2.3. Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhm phát triển tính tích cực vận 
động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
2.3.1. Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ hoạt động
Mục tiêu: Thiết lập mối quan hệ với trẻ và tạo ra một môi trường giáo dục an toàn và 
thân thiện để trẻ có cơ hội khám phá, trải nghiệm theo nhu cầu, theo hứng thú, phát triển 
năng lực vận động phối hợp các giác quan trên cơ thể cho trẻ.
Yêu cầu: Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trò chơi; đảm bảo tính an toàn, vệ sinh, thẩm 
mỹ, phải có tác dụng giáo dục; phong phú, đầy đủ về số lượng và chủng loại; xây dựng môi 
trường tâm lý thân thiện, tích cực, chia sẻ.
Cách tiến hành
Chuẩn bị đủ đồ dùng, đồ chơi theo từng hoạt động;
Cho trẻ vừa sử dụng đồ chơi, vừa tham gia chơi;
Sự chuẩn bị không gian chơi cũng nên đảm bảo những yêu cầu như: không gian tổ chức 
TCDG phải phù hợp với số lượng trẻ trong lớp, trẻ được thoải mái khi tham gia chơi; trẻ
phải được an toàn; sự sắp xếp, bố trí các yếu tố trong không gian phải mang tính thẩm mĩ.
Bên cạnh đó, việc giáo viên luôn luôn tạo ra một môi trường tâm lý tốt sẽ tạo điều 
kiện cho trẻ thực hiện.
2.3.2. Sưu tầm, lựa chọn trò chơi dân gian
Mục tiêu: Giúp trẻ dễ dàng thích nghi với trò chơi; Trẻ được phát triển hoặc củng cố
tri thức, sáng tạo về những nội dung có liên quan đến chủ đề.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
122
Yêu cầu: Trò chơi có tính giáo dục; phù hợp với từng chủ đề; có thể nằm trong hoặc 
ngoài chương trình giáo dục mầm non; phải chứa đựng yếu tố chơi, có khả năng thu hút 
được trẻ; phát triển được tính tích cực vận động cao ở trẻ; độ khó của trò chơi tăng dần; trẻ
có hứng thú.
Cách tiến hành
Đọc, sưu tầm các TCDG có trong chương trình giáo dục mầm non, trong các TCDG 
hằng ngày mà trẻ ở địa phương hay chơi và ở những địa phương khác.
Đọc kỹ, phân tích và lựa chọn ra những TCDG có nội dung và lượng vận động phù 
hợp với trẻ.
Giáo viên hệ thống lại các trò chơi, phân loại chúng thành từng nhóm và xếp vào mỗi 
chủ đề.
Lựa chọn trò chơi phù hợp với từng chủ đề và phân bổ theo từng hoạt động phù hợp.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật - Tết và mùa xuân” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: 
“Trồng nụ trồng hoa”, “Mít mật mít gai”, “Chặt dừa” Tết và mùa xuân là thời điểm thích 
hợp để giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như: “Ném 
còn”, “Cướp cờ”, “Bịt mắt đập niêu”, “Đẩy gậy”, “Chơi đu”, “Múa lân” Chủ đề “Luật lệ 
và phương tiện giao thông”: “Đua xe bò”, “Nhảy ngựa”, Chủ đề “Các hiện tượng tự nhiên”: 
“Đếm sao”...
Giáo viên nên lựa chọn và chuẩn bị sẵn các trò chơi phù hợp với chủ đề của tuần, của 
tháng để khi có các tiết dạy, giáo viên sẽ dễ dàng vận dụng đưa trò chơi vào giờ học một 
cách linh hoạt và hiệu quả. Chọn trò chơi cũng cần quan tâm đến việc sẽ tổ chức ở đâu, rộng 
hay hẹp
Sắp xếp các TCDG vừa lựa chọn thành một hệ thống lưu trữ với thứ tự sắp xếp theo 
trình tự có cường độ tăng dần.
2.3.3. Tạo nhiều tình huống chơi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi một cách 
tích cực
Mục đích: Tạo nhiều tình huống chơi hấp dẫn, lôi cuốn nhằm làm cho không khí chơi 
được tự nhiên và thoải mái hơn, đưa trẻ vào TCDG một cách tự nhiên, nhẹ nhàng đầy hứng 
thú, tích cực. Các TCDG được tổ chức dưới nhiều tình huống chơi khác nhau luôn là nguồn 
cổ vũ động viên giúp trẻ tham gia chơi một cách hăng say, kiên trì và tích cực vận động hơn. 
Việc chơi TCDG lúc này không chỉ đơn thuần là vui chơi nữa mà trẻ sẽ được trải nghiệm 
tình huống thật, thú vị và hấp dẫn hơn.
Giáo viên sẽ chủ động, có nhiều ý tưởng mới trong vấn đề tự nâng cao khả năng sử 
dụng các biện pháp kích thích tính tích cực của trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động 
giáo dục của mình.
Yêu cầu: Chọn TCDG có nội dung vận động phù hợp với trẻ; Căn cứ vào TCDG, giáo 
viên chủ động đưa ra ý tưởng cụ thể về các tình huống chơi phù hợp, có sức hấp dẫn với trẻ; 
Khơi gợi tình huống trước khi chơi và trong quá trình chơi.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
123
Cách tiến hành:
Căn cứ vào trò chơi đưa ra ý tưởng về các tình huống chơi phù hợp nhằm vận dụng tổ 
chức kích thích tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TCDG.
Hiện thực hóa các ý tưởng vào việc soạn kế hoạch tổ chức TCDG nhằm kích thích 
trẻ tích cực vận động. Chuẩn bị sẵn sàng các tình huống nảy sinh trong quá trình tổ chức 
TCDG cho trẻ.
Đặt câu hỏi hoặc đưa trẻ vào hoạt động tìm kiếm đơn giản, đưa thêm các dấu hiệu bổ 
sung hướng sự chú ý của trẻ vào tình huống đặt ra buộc trẻ phải huy động các chức năng 
tâm lý để giải quyết tình huống từ đó kích thích trẻ tích cực vận động
Sử dụng các tình huống chơi đã được lựa chọn và sắp xếp trong kế hoạch để tổ chức 
TCDG nhằm kích thích trẻ tích cực vận động.
2.3.4. Luân phiên vai chơi, nhóm chơi trong quá trình chơi
Mục đích: Trong quá trình tổ chức TCDG nhằm kích thích tính tích cực vận động cho 
trẻ 5 - 6 tuổi, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được luân phiên vai chơi và nhóm chơi 
nhằm giúp tất cả trẻ đều được trải nghiệm ở các vị trí chơi khác nhau. Điều này không chỉ 
có ý nghĩa trong việc tạo hứng thú chơi cho trẻ trong các vai chơi mới mà còn giúp trẻ có sự 
vận động hợp lý.
Yêu cầu: Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi TCDG giáo viên cần chú ý theo dõi và 
ghi nhớ các vai chơi của trẻ để kịp thời điều chỉnh, luân chuyển vai chơi, nhóm chơi; Luân 
chuyển vai chơi sau mỗi lần chơi; Luân chuyển vai chơi khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi hoặc 
nhàm chán.
Cách tiến hành
Trong quá trình theo dõi trẻ ở các buổi chơi, giáo viên đưa ra đánh giá khả năng chơi 
của từng trẻ, trẻ thích chơi ở những vị trí nào, trẻ có tích cực vận động không và ở mức độ nào 
từ đó giáo viên sẽ có những tác động để cho trẻ luân phiên vai chơi nhóm chơi khác nhau.
Trong TCDG thường có nhiều vai chơi. Trước khi bắt đầu chơi, giáo viên cho trẻ tự 
do lựa chọn vai chơi, nhóm chơi mà trẻ thích nhưng vẫn đảm bảo số lượng vai chơi và số 
lượng trẻ trong một nhóm. Nếu trẻ không thể tự lựa chọn thì giáo viên có gợi ý giúp đỡ trẻ, 
trong quá trình chơi, tùy vào sự thể hiện của mỗi trẻ, giáo viên luân phiên vai chơi, nhóm 
chơi cho trẻ để đảm bảo cho mọi trẻ tham gia đều có cơ hội chơi và luyện tập.
Việc luân chuyển vai chơi, nhóm chơi là rất cần thiết, tạo cơ hội cho tất cả trẻ được 
tham gia vào vận động và kích thích hứng thú của trẻ, giúp trẻ tích cực vận động hơn.
3. KẾT LUẬN
Trong giáo dục mầm non hiện nay đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động trong việc thực 
hiện các mục tiêu phát triển toàn diện năng lực của trẻ. Bài viết sẽ là cơ sở cho giáo viên 
mầm non trong việc lập kế hoạch, thực hiện và lồng ghép các TCDG trong bài giảng nhằm 
phát huy tính tích cực vận động theo nhu cầu thực tế của trẻ. Giáo viên cần xây dựng một 
hệ thống môi trường giáo dục đa dạng và phong phú, mở ra nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
124
học tập. Thực tiễn cho thấy, nếu giáo viên biết tận dụng và khai thác tối đa TCDG vào hoạt 
động khám phá MTXQ sẽ không chỉ làm giàu kiến thức cho trẻ mà còn phát triển toàn bộ
các chức năng cơ thể, đảm bảo cho trẻ sẵn sàng học tập ở các cấp học tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thanh Lưu (2013), Trò chơi dân gian Xứ Nghệ, Nxb. Thời Đại, Hà Nội.
[2] Đặng Hồng Phương (2007), Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non, 
Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[3] Hoàng Thị Phương (2006), Giáo trình lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm 
quen với môi trường xung quanh, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[4] Từ điển Tiếng Việt (2000), Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[5] Trương Kim Oanh- Phan Quỳnh Hoa (1993), Trò chơi dân gian cho trẻ dưới 6 tuổi,
Nxb. Giáo Dục, Hà Nội.
[6] Tiểu Kiều (2010), Trò chơi dân gian của thiếu nhi, Nxb. Trẻ, Hà Nội.
MEASURES TO ORGANIZE 5-6 YEARS OLD CHILDREN'S FOLK 
GAMES TO DEVELOP PHYSICAL MOVEMENTS THROUGH 
ENVIRONMENTAL EXPLORATION 
Tran Thi Cam Van 
ABSTRACT
Children’s folk games are a healthy entertainment activity, showing child's innocence. 
Folk games can help children exercise the body, brain, ingenuity, disciplinary organization, 
rich spiritual life. The use and integration of folk games into the preschool program will be 
a bridge for children to interact with the environment, experience emotions, behaviors, 
skills. Helping children to become aware of the world, raise awareness and develop positive 
motivation for children.
Keywords: Folk games, surrounding environment, preschool education.

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_nham_phat_trien_tinh_tic.pdf