Áp dụng quy trình hình thành hành động trí óc của P.IA.Galperin nhằm phát triển khả năng bảo toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi

Bảo toàn được coi là yếu tố then chốt quyết định sự xuất hiện thao tác trí tuệ ở trẻ em.

Bài viết tập trung phân tích kết quả khảo sát thực trạng mức độ bảo toàn khối lượng của trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi; phân tích kết quả áp dụng quy trình các bước hình thành hành động trí

tuệ của P.Ia.Galperin trong việc phát triển khả năng bảo toàn khối lượng ở trẻ mẫu giáo 5 - 6

tuổi tại thành phố Sơn La. Từ các nội dung phân tích, bài viết đưa ra những kết luận có ý

nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhận thức, trí tuệ cho trẻ và giúp cho công tác chuẩn bị

cho trẻ vào phổ thông đạt hiệu quả cao.

pdf 7 trang thom 09/01/2024 2180
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng quy trình hình thành hành động trí óc của P.IA.Galperin nhằm phát triển khả năng bảo toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng quy trình hình thành hành động trí óc của P.IA.Galperin nhằm phát triển khả năng bảo toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi

Áp dụng quy trình hình thành hành động trí óc của P.IA.Galperin nhằm phát triển khả năng bảo toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi
130 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0069 
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 130-136 
This paper is available online at  
ÁP DỤNG QUY TRÌNH HÌNH THÀNH HÀNH ĐỘNG TRÍ ÓC 
CỦA P.IA.GALPERIN NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG BẢO TOÀN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 
Đoàn Anh Chung 
Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc 
Tóm tắt. Bảo toàn được coi là yếu tố then chốt quyết định sự xuất hiện thao tác trí tuệ ở trẻ em. 
Bài viết tập trung phân tích kết quả khảo sát thực trạng mức độ bảo toàn khối lượng của trẻ 
mẫu giáo 5 - 6 tuổi; phân tích kết quả áp dụng quy trình các bước hình thành hành động trí 
tuệ của P.Ia.Galperin trong việc phát triển khả năng bảo toàn khối lượng ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 
tuổi tại thành phố Sơn La. Từ các nội dung phân tích, bài viết đưa ra những kết luận có ý 
nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhận thức, trí tuệ cho trẻ và giúp cho công tác chuẩn bị 
cho trẻ vào phổ thông đạt hiệu quả cao. 
Từ khóa: Bảo toàn, bảo toàn khối lượng, thao tác trí tuệ, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, chuẩn bị cho 
trẻ vào lớp 1. 
1. Mở đầu 
Vấn đề giáo dục nhận thức, trí tuệ cho trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 là việc làm quan trọng 
và cần thiết được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm. Trong quá trình phát triển trí tuệ của cá 
nhân, giai đoạn 5 - 6 tuổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là thời kì nền tảng cho việc hình 
thành các thao tác trí tuệ sau này. 
Có rất nhiều nghiên cứu về thao tác trí tuệ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với 
những mô tả về việc hình thành các thao tác trí tuệ được rút ra từ các công trình nghiên cứu của 
J.Piaget và P.Ia.Galperin. J.Piaget cho rằng, bảo toàn là khả năng duy trì cái bất biến của sự vật 
trong sự biến đổi của các hình ảnh tri giác về sự vật đó. Đây là yếu tố then chốt, là là đặc trưng 
quan trọng để tạo ra khả năng xây dựng cái hiện thực của trẻ em vàcái lõi quyết định việc có hay 
chưa có thao tác trí tuệ ở trẻ. [1, tr 51]. 
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu của mình Piaget mới chỉ đưa ra đặc điểm của các 
loại bảo toàn nhưng chưa đề cập đến kĩ thuật để hình thành và phát triển chúng. Điều này được 
P.Ia.Galperin cố gắng giải quyết thông qua lí luận về các bước hình thành hành động trí tuệ do 
ông xác lập. Vì vậy, nghiên cứu này hướng đến việc áp dụng quy trình của P.Ia.Galperin nhằm 
phát triển khả năng bảo toàn khối lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thành phố Sơn La. 
Bài báo tập trung giới thiệu kết quả khảo sát thực trạng mức độ bảo toàn khối lượng ở trẻ 
mẫu giáo 5 - 6 tuổi và kết quả áp dụng quy trình các bước của P.Ia. Galperin trong việc phát triển 
khả năng này ở những trẻ chưa có khả năng bảo toàn khối lượng. 
Ngày nhận bài: 5/3/2018. Ngày sửa bài: 10/5/2018. Ngày nhận đăng: 17/5/2018. 
Tác giả liên hệ: Đoàn Anh Chung. Địa chỉ e-mail: anhchungtb@gmail.com 
Áp dụng quy trình hình thành hành động trí óc của P.Ia.Galperin nhằm phát triển khả năng 
131 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
2.1.1. Phương pháp trắc nghiệm 
Để khảo sát mức độ bảo toàn khối lượng ở trẻ, chúng tôi sử dụng bài tập trắc nghiệm của 
J.Piaget, đó là trắc nghiệm khối lượng nước trong những chiếc cốc có tiết diện khác nhau. Trắc 
nghiệm được tiến hành với hai cấp độ: quan sát và hành động. Để đánh giá được mức độ bảo toàn 
khối lượng, chúng tôi đưa ra bốn mức độ với tiêu chí cụ thể như sau: 
Mức độ 1: Bảo toàn ổn định chắc chắn. Biểu hiện trong quá trình làm thực nghiệm trẻ trả lời 
đúng ngay câu hỏi, giải thích rõ ràng câu trả lời và bảo vệ câu trả lời khi nghiệm viên lật lại câu 
trả lời hoặc khi được hỏi đi hỏi lại nhiều lần. 
Mức độ 2: Bảo toàn không ổn định. Biểu hiện: trẻ trả lời đúng và giải thích nhưng khi hỏi 
ngược lại hoặc lặp lại thì trẻ lại không thừa nhận sự bảo toàn. 
Mức độ 3: Bảo toàn ngẫu nhiên. Biểu hiện là trẻ trả lời đúng câu hỏi nhưng không biết giải 
thích hoặc giải thích không đúng, không phù hợp với câu trả lời. 
Mức độ 4: Không bảo toàn. Biểu hiện là trẻ khẳng định ngay câu trả lời của mình là không 
thừa nhận sự bảo toàn dù được gợi ý câu hỏi. 
Trắc nghiệm quan sát 
Chọn mẫu: Mẫu nghiệm thể nghiên cứu là 83 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của haitrường mầm non 
tại thành phố Sơn La: Trường mầm non Chiềng Lề (nội thành) và Trường mầm non Hua La 
(ngoại thành). Các tiêu chí chọn mẫu như sau: về giới tính; địa bàn; dân tộc; sự phát triển một số 
thuộc tính tâm lí ở trẻ như: sự phong phú về ngôn ngữ, sự phát triển vận động, biểu tượng về số và đo, 
khả năng xác định vị trí không gian và khả năng suy luận ở trẻ. Mục đích chọn nghiệm thể theo 
các tiêu chí trên nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng bảo toàn của trẻ với các yếu tố đã nêu. 
Dựa trên các tiêu chí đã nêu trên, tính chất và quy mô mẫu nghiệm thể được chọn như sau: Nam: 
43 nghiệm thể, nữ: 40 nghiệm thể; Dân tộc Kinh: 42, dân tộc thiểu số: 41; Nội thành: 43 nghiệm 
thể, Ngoại thành 40 nghiệm thể. 
Mục đích: của trắc nghiệm quan sát là cô giáo tiến hành trắc nghiệm và cho trẻ quan sát 
nhằm phát hiện và xác định mức độ bảo toàn khối lượng của trẻ. 
Cách tiến hành: 
Bước 1: Chuẩn bị 
Ba cốc 1, 2, 3. Cốc 1 và 2 giống nhau, cốc thứ 3 hẹp và cao hơn. 
Một chai nước màu cam (màu sắc giúp trẻ dễ nhận biết hơn) 
Một chiếc bàn, hai chiếc ghế. 
Bước 2: Tiến hành trắc nghiệm 
Cô ngồi đối diện trẻ, cô nói với trẻ: “Hãy nhìn cô rót nước từ chai vào hai cốc nào”. Cô rót 
nước vào cốc thứ nhất và cốc thứ hai sao cho lượng nước bằng nhau và hỏi để trẻ công nhận sự 
bằng nhau đó. Tiếp theo cô đổ nước ở cốc thứ nhất vào cốc thứ ba và hỏi cháu. Đố cháu, nước ở 
hai cốc này có bằng nhau không? Cốc nào nhiều hơn? Tại sao?. Chúng tôi tiến hành hỏi lại nhiều 
lần để xem mức độ chắc chắn của câu trả lời của trẻ. Đồng thời quá trình thực nghiệm chúng tôi 
cũng hỏi trẻ những câu hỏi khác nhằm xác định các yếu tố tâm lí can thiệp vào sự xuất hiện khả 
năng bảo toàn như: khả năng đảo ngược, xác định vị trí không gian. 
Đoàn Anh Chung 
132 
Trắc nghiệm hành động 
Chọn mẫu: Mẫu nghiệm thể cho trắc nghiệm hành động là những trẻ có khả năng bảo toàn 
khối lượng ở mức II, mức III và mức IV trong lần trắc nghiệm quan sát. Số lượng nghiệm thể 
trong lần trắc nghiêm này là 77 nghiệm thể. 
Mục đích của loại trắc nghiệm này là để trẻ tự làm trắc nghiệm giúp trẻ ghi nhớ quá trình làm 
và sử dụng thước đo, đồng thời trẻ được hành động trực tiếp với đối tượng sẽ giúp quá trình nội 
hiện hành động đó nhanh hơn ở trong óc. Trắc nghiệm này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng 
của việc hành động tới khả năng bảo toàn khối lượng ở trẻ. 
Cách tiến hành:Cô ngồi đối diện trẻ và nói: cô cháu mình cùng chơi một trò chơi với nước 
nhé. Cháu hãy đong 6 chén nước vào cốc thứ nhất (hẹp và cao), sau đó lại đong 6 chén vào cốc 
thứ hai (rộng và nông). Nhận xét lượng nước ở hai cốc và giải thích cho câu trả lời. 
Như vậy, Để nghiên cứu xác định mức độ bảo toàn khối lượng và ảnh hưởng của việc hành 
động đến bảo toàn khối lượng ở trẻ, chúng tôi đã tiến hành 160 trắc nghiệm trong cả lần trắc 
nghiệm quan sát và trắc nghiệm hành động. 
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm 
 Chọn mẫu: Mẫu nghiệm thể cho thực nghiệm áp dụng quy trình của P.Ia.Galperin là 5 
nghiệm thể có khả năng bảo toàn khối lượng ổn định ở mức III và IV trong hai lần trắc nghiệm 
quan sát và hành động. Đó là những nghiệm thể: 61, 63, 68, 70 và 81. 
Mục đích: Áp dụng quy trình các bước của P.Ia.Galperin nhằm phát hiện ảnh hưởng của sự 
tác động đến khả năng bảo toàn khối lượng ở trẻ chưa có khả năng bảo toàn (mức IV). 
Cách tiến hành: 
Chuẩn bị: Ba cốc có gắn thẻ số 1, 2, 3. Trong đó cốc 1 và cốc 2 có hình dạng giống nhau, cốc 
thứ 3 hẹp và cao hơn cốc 1, 2. Một chai nước. 
Bước 1: Yêu cầu trẻ tiến hành hành động đong nước (hành động xuôi và hành động ngược). 
Trong bước này, chúng tôi chọn cách định hướng thứ hai là từng phần, toàn bộ, giáo viên 
hướng dẫn. Chúng tôi hướng dẫn trẻ đong nước vào hai cốc bằng nhau với lượng nước bằng nhau. 
Sau đó yêu cầu trẻ đổ 1 trong hai cốc vào cốc thứ 3 hẹp và cao hơn. Yêu cầu trẻ tiến hành hai lần, 
đong vào và lại đổ ngược trở lại. Tức là cho trẻ tiến hành hai hành động đong nước xuôi và ngược. 
Bước 2: Cho trẻ mô tả khi hành động đổ nước. 
Cô yêu cầu trẻ nói to, vừa làm vừa mô tả quá trình hành động đổ nước từ cốc thứ nhất sang 
cốc thứ 3 cao và hẹp hơn và quá trình đổ ngược lại từ cốc thứ 3 về cốc thứ nhất. 
Bước 3: cho trẻ hành động đổ nước và mô tả hành động xuôi và ngược đó bằng cách nói 
thầm, mô tả mấp máy những gì trẻ làm. 
Yêu cầu trẻ tiến hành nhiều lần và mô tả nhiều lần và mỗi lần làm trẻ mô tả nhanh hơn 
rút gọn không hành động nữa mà chỉ mô tả bằng ngôn ngữ quá trình trẻ làm. 
Bước 4: Yêu cầu trẻ nhắm mắt mô tả quá trình hành động xuôi và ngược đó và nhận xét 
lượng nước sau khi đổ từ cốc 2 sang cốc 3 hẹp hơn và lượng nước của hai cốc 1 và 2 sau khi đổ từ 
cốc thứ 3 ngược lại cốc 2. 
Bước 5: Yêu cầu trẻ nhận xét lượng nước ở hai cốc. 
Xác định mức độ bảo toàn sau khi thực nghiệm. 
Chúng tôi căn cứ vào 4 mức độ bảo toàn đã nêu trong phần lí luận và căn cứ vào biên bản 
thực nghiệm cũng như kết quả và quá trình nhận xét của trẻ ở bước 5 để đánh giá mức độ bảo toàn 
của trẻ sau khi tiến hành thực nghiệm tác động theo các bước hình thành của P.Ia.Galperin. Từ đó 
nhằm phát hiện ảnh hưởng của sự tác động đó đến khả năng bảo toàn của trẻ mẫu giáo. 
Áp dụng quy trình hình thành hành động trí óc của P.Ia.Galperin nhằm phát triển khả năng 
133 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
2.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ bảo toàn khối lượng ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
thành phố Sơn La 
Bảng 1. Mức độ bảo toàn khối lượng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thành phố Sơn La 
 Phương 
 pháp 
 MĐ 
Trắc nghiệm quan sát 
(n = 83) 
Trắc nghiệm hành động 
(n = 77) 
Số lượng (%) Số lượng (%) 
1 6 7,2 6 7,8 
2 19 22,9 25 32,5 
3 10 12,1 12 15,5 
4 48 57,8 34 44,2 
Kết quả cho thấy, số nghiệm thể có khả năng bảo toàn khối lượng ở mức I chiếm tỉ lệ không 
nhiều. Đa số các nghiệm thể chúng tôi tiến hành trắc nghiệm quan sát chưa có khả năng bảo toàn 
theo đúng nghĩa (tức là bảo toàn ở mức I - mức ổn định). Bằng chứng là chỉ có 7,2 % nghiệm thể 
bảo toàn ở mức I. Có thể thấy sự chênh lệch khá lớn giữa mức độ bảo toàn về khối lượng, đặc biệt 
là sự chênh lệch giữa mức I và mức IV, số trẻ có khả năng bảo toàn ở hai mức III và IV (mức bảo 
toàn ngẫu nhiên và không bảo toàn) chiếm tới 80% tổng số trẻ tham gia các bài tập bảo toàn về 
khối lượng. Như vậy, sự phân bố các nghiệm thể không đồng đều ở các mức độ bảo toàn và đa số 
các nghiệm thể có khả năng bảo toàn khối lượng ở mức độ thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với 
lí luận của J.Piaget. Bởi trong những công trình nghiên cứu của ông đã xác nhận trẻ lên 8 - 9 tuổi 
mới có khả năng này. Tuy nhiên, Trong những nghiên cứu của J.Piaget chỉ xác nhận là có hay 
không có thao tác bảo toàn ở trẻ chứ chưa định mức mức độ bảo toàn. Trong nghiên cứu này 
chúng tôi đã định ra bốn mức độ về khả năng bảo toàn của trẻ để thuận lợi cho việc đưa ra biện 
pháp tác động. 
Những trẻ có khả năng bảo toàn ở mức I rất tự tin vào câu trả lời, trẻ đã có khả năng bù trừ và 
đảo ngược trong nhận thức và điều này giúp trẻ giải thích được một cách rõ ràng vì sao mức nước 
ở cốc 3 dâng cao hơn nhưng lượng nước không đổi. Có trẻ đã biết suy luận theo lối bắc cầu: cốc 1 
bằng cốc 2, cốc 2 đổ sang cốc 3 vì vậy nước ở cốc 1 và 3 bằng nhau, có trẻ đã giải thích trên cơ sở 
của sự bù trừ và khẳng định rất rõ ràng, tự tin ngay cả khi nghiệm viên hỏi ngược lại, hỏi khác đi 
hoặc định hướng trả lời. 
Những trẻ có khả năng bảo toàn ở mức II chưa thực sự thoát khỏi hình ảnh tri giác. Các em 
luôn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của hình ảnh tri giác và sự định hướng của người khá dẫn đến việc có 
lúc thừa nhận, có lúc lại không thừa nhận sự bảo toàn. Trẻ không chắc chắn và chưa hiểu bản chất 
thực sự của bảo toàn. Những trẻ thuộc nhóm này có khả năng sự đoán được sự bằng nhau của 
lượng nước ở cốc 1 và cốc 3 (hẹp, cao hơn) và hình dung được quá trình ngược lạị. Tức là trẻ có 
khả năng đào ngược. Tuy nhiên điều này cũng không làm trẻ có khả năng bảo toàn thực sự. 
Hành động có vai trò nhất định với khả năng bảo toàn khối lượng ở trẻ. Biểu hiện rõ rệt khi 
khả năng này có xu hướng tăng lên khi trẻ được hành động. 
Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ bảo toàn cho thấy: không có sự khác biệt 
về mức độ bảo toàn giữa trẻ theo giới tính và dân tộc. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về khả năng 
bảo toàn giữa các trường nội thành và ngoại thành thành phố Sơn La. Những trẻ ở trường mầm 
Đoàn Anh Chung 
134 
non nội thành có mức độ bảo toàn cao hơn trẻ ở ngoại thành. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự 
khác biệt này do điều kiện học tập cũng như điều kiện sống của trẻ. 
Có sự tương quan chặt chẽ giữa các yếu tố tâm lí tới khả năng bảo toàn khối lượng của trẻ. 
Hầu như những em có khả năng bảo toàn ở mức I cũng là những trẻ không đạt những yếu tâm lí 
như: Ngôn ngữ; Khả năng suy luận; Biểu tượng về số và đo; Xác định vị trí không gian; Khả năng 
suy luận. Trong những yếu tố tâm lí đó thì yếu tố ngôn ngữ và biểu tượng về số và đo có ảnh 
hưởng nhiều nhất đến khả năng bảo toàn khối lượng của trẻ. Bằng chứng là 100% trẻ không đạt 
tiêu chí này đều có khả năng bảo toàn ở mức IV trong trắc nghiệm quan sát và dưới mức I trong 
trắc nghiệm hành động. 
2.2.2. Kết quả áp dụng quy trình hình thành hành động của P.Ia.Galperin trong việc phát 
triển khả năng bảo toàn khối lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
Bảng 2. Mức độ bảo toàn khối lượng của trẻ sau khi áp dụng quy trình 
các bước hình thành hành động trí tuệ của P.Ia.Galperin 
Stt Nghiệm thể 
Mức độ bảo toàn 
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 
I II III IV I II III IV 
1 61 X X 
2 63 X X 
3 68 X X 
4 70 X X 
5 81 X X 
Bảng 2 cho thấy hiệu quả của việc áp dụng quy trình các bước hình thành hành động của 
P.Ia.Galperin trong việc phát triển khả năng bảo toàn khối lượng ở những nghiệm thể được chọn. 
Những nghiệm thể này đều tăng mức độ bảo toàn, trong đó 3 nghiệm thể từ mức không bảo toàn 
(mức IV) đã đạt mức II sau khi thực nghiệm; 2 nghiệm thể từ mức III lên mức I. Kết quả này cho 
phép chúng ta nghĩ tới việc có thể sử dụng phương pháp này trong thực tiễn nhằm phát triển khả 
năng bảo toàn nói chung và khả năng bảo toàn khối lượng nói riêng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 
Dưới đây chúng tôi giới thiệu kết quả cụ thể của nghiệm thể số 63 như sau: 
Nghiệm viên (NV): yêu cầu trẻ giót nước vào cốc 1 và 2 sao cho lượng nước bằng nhau. 
Trẻ: giót nước 
NV: cháu vừa làm gì? 
Trẻ: cháu giót nước. 
NV: Hai cốc nước cháu vừa giót có bằng nhau không 
Trẻ: có ạ 
NV: Bây giờ cháu hãy vừa đổ nước từ cốc thứ 2 sang cốc thứ 3 rồi lại đổ ngược lại từ cốc 3 
về cốc 2. 
NV: Cháu nói cho cô xem cháu vừa làm gì nào? 
Trẻ: cháu đổ nước từ cốc này sang cốc này (cốc 2 sang cốc 3) 
NV: cháu thử nhận xét giúp cô xem lượng nước thế nào? 
Trẻ: nước ở cốc này nhiều hơn 
NV: đổ ngược trở lại thì thế nào? 
Trẻ: thì bằng nhau ạ 
Áp dụng quy trình hình thành hành động trí óc của P.Ia.Galperin nhằm phát triển khả năng 
135 
NV: cháu vừa làm vừa nói to quá trình cháu làm nhé 
Trẻ: làm (trẻ không tiến hành làm và mô tả cùng lúc) 
NV: cháu vừa làm gì? 
Trẻ: cháu đổ nước ạ. 
NV: cháu đổ nước sang cốc 3 thì lượng nước thế nào, đổ ngược lại thì thế nào? 
Trẻ: đổ sang thì nước cao lên, đổ ngược lại thì bằng nhau ạ. 
NV: cháu nói cả câu nào: khi đổ nước sang thì nước dâng lên, đổ ngược lại thì nước bằng nhau. 
Trẻ: nhắc lại 
NV: Bây giờ cháu vừa làm vừa nói to câu cháu vừa nói lên nào 
Trẻ: thực hiện và nói 
NV: yêu cầu trẻ làm lại và nói thầm. 
Trẻ: nói thầm 
NV: Yêu cầu trẻ nhắm mắt lại hình dung xem vừa làm gì 
Trẻ: nhắm mắt 
NV: cháu nhận xét cho cô lượng nước ở cốc 1 và cốc 3 thế nào? (cô vừa làm vừa hỏi) 
Trẻ: bằng nhau ạ 
NV: Vì sao? 
Trẻ: vì khi đổ ngược lại thì bằng nhau 
NV: cháu nhìn lại xem cốc này và cốc này lượng nước bằng nhau hay cốc 3 nhiều hơn? 
Trẻ: bằng nhau ạ. 
Có thể thấy, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, do những nghiệm 
thể được chọn chưa đạt các tiêu chí như: nghe hiểu và thực hiện được chỉ dẫn liên quan đến 2 hay 
3 hành động; khả năng suy luận vàxác định vị trí không gian. Vì vậy,trẻkhôngthực hiệnhết các yêu 
cầu của nghiệm viên. Chúng tôi phải chia nhỏ yêu cầu và gợi ýtrẻ mới thực hiện được. Trẻ đặc 
biệt khó khăn trong bước thứ 2: mô tả bằng lời nói to quá trình làm thực nghiệm. Ở bước này, trẻ 
không thể cùng lúc vừa làm vừa mô tả. Vì vậy, nghiệm viên phải cho trẻ thực hiện riêng tách rời 
và sau đó khớp hành động và lời nói. 
3. Kết luận 
Nhìn chung, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại thành phố Sơn La có khả năng bảo toàn khối lượng ở 
mức độ khác nhau, đa số trẻ chưa có khả năng bảo toàn khối lượng thực sự (mức I). Khả năng bảo 
toàn khối lượng của trẻ ảnh hưởng bởi các yếu tố như: điều kiện sống và học tập của trẻ; đặc điểm 
tâm lí cá nhân. Trong những yếu tố tâm lí cá nhân, ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố ngôn ngữ và và 
yếu tố biểu tượng về số vàđo. Những yếu tố như giới tính, dân tộc không ảnh hưởng đến mức độ 
bảo toàn khối lượng ở trẻ. 
Bước đầu, các nghiệm thể được tổ chức hướng dẫn các hành động theo các bước hình thành 
hành động trí óc của P.Ia.Galperin đã tăng mức độ bảo toàn. Điều này thể hiện khá rõ trong kết 
quả thực nghiệm (Cả 5 nghiệm thể đều tăng mức độ bảo toàn). Với số lượng nghiệm thể ít vì vậy, 
tác giả chưa thể khẳng định chắc chắn rằng: có thể hoàn toàn khắc phục được hiện tượng không 
bảo toàn của trẻ bằng lí luận của P.Ia.Galperin. Tuy nhiên, điều này cũng là một gợi ý cho chúng 
tôi một hướng nghiên cứu sâu hơn về khả năng bảo toàn ở trẻ. Tuy nhiên, ta có thể khẳng định 
việc tích cực cho trẻ hành động và tổ chức cho trẻ hành động có thể phát triển thao tác trí tuệ nói 
chung và khả năng bảo toàn khối lượng nói riêng ở trẻ. 
Đoàn Anh Chung 
136 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phan Trọng Ngọ (chủ biên), 2016. Giáo trình các lí thuyết phát triển tâm lí người, NXB 
Đại học Sư phạm 
[2] Phan Trọng Ngọ (chủ biên), 2000. Tâm lí học trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[3] Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi, 2000. Tâm lí học hoạt động và khả 
năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Dương Diệu Hoa (chủ biên), 2008. Tâm lí học phát triển, Nxb Đại học Sư phạm. 
[5] J.Piaget, B.Inhelder, Vĩnh Bang, 2000. Tâm lí học trẻ em và ứng dụng tâm lí học Piaget vào 
trường học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
ABSTRACT 
Development of “weight” preservation for five to six year old 
kindergarten children in Son La city 
Doan Anh Chung 
Faculty of Preschool and Primary school Education, Tay Bac University 
Preservation is considered as a key factor that decides the appearance of childhood 
intellectual manipulation. The article focuses on analysing the results from the investigation into 
the degree of “weight” prservation of five to six year old children as well as the results of 
researches based on the theory of steps of forming intellectual manipulation established 
byP.Ia.Galperin. From the anayses, the article figures out some findings which are important and 
meaningful for children intellectual education and efficient preparation for school activities. 
Keywords: Preservation, prservation of “weight”, intellectual manipulation, five to six year 
old children, preparation for school. 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_quy_trinh_hinh_thanh_hanh_dong_tri_oc_cua_p_ia_galpe.pdf