Bài giảng Tiếng Việt 3 (Dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học)
Mục tiêu chung của học phần này: Học xong học phần này, sinh viên có được các phẩm chất và năng lực sau:
Giúp sinh viên hiểu một số vấn đề về ngữ nghĩa và ngữ dụng trong Tiếng Việt: Ngữ cảnh và việc phân tích. Câu và phát ngôn. Hàm ngôn trong giao tiếp. Mục tiêu cuối cùng của Ngữ dụng học là người học sử dụng được ngôn ngữ một cách hiệu quả, đạt được mục đích giao tiếp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 3 (Dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tiếng Việt 3 (Dùng cho hệ Cao đẳng ngành giáo dục Tiểu học)
0TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN ---------------------- BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT 3 DÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC GV : VÕ DUY ẤN 1LỜI NÓI ĐẦU Học phần “Tiếng Việt 3” được soạn theo QĐ số 705/QĐ-ĐH-PVĐ ngày 07/9/2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục tiểu học. Bài giảng “Tiếng Việt 3” được dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học hệ Cao đẳng chính quy khi học tập học phần này và các học phần có liên quan. Mục tiêu chung của học phần này: Học xong học phần này, sinh viên có được các phẩm chất và năng lực sau: Giúp sinh viên hiểu một số vấn đề về ngữ nghĩa và ngữ dụng trong Tiếng Việt: Ngữ cảnh và việc phân tích. Câu và phát ngôn. Hàm ngôn trong giao tiếp. Mục tiêu cuối cùng của Ngữ dụng học là người học sử dụng được ngôn ngữ một cách hiệu quả, đạt được mục đích giao tiếp. - Khái niệm, vị trí về từ Hán Việt, các kiểu từ Hán Việt, phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt. - Những vấn đề cơ bản về từ Hán Việt trong SGK Tiếng Việt cấp Tiểu học. - Bổ túc vốn từ Hán Việt qua bình giảng từ ngữ trong một số bài thơ văn chữ Hán - góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học. - Giải nghĩa được từ Hán Việt, biết lựa chọn và sử dụng tốt từ Hán Việt trong hoạt động học tập, giao tiếp của mình. - Có khả năng hướng dẫn học sinh Tiểu học bước đầu nhận diện, lựa chọn, sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng văn cảnh. Giáo dục học sinh ý thức học tập, tiếp thu từ Hán Việt góp phần phát triển tiếng nói của dân tộc. - Có ý thức được tầm quan trọng của việc hiểu đúng, dùng đúng từ Hán Việt trong giao tiếp, góp phần làm giàu đẹp thêm tiếng Việt, tăng hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ của người Việt. Học phần “Tiếng Việt 3” có thời lượng 2 tín chỉ gồm 2 chương. Chương 1. Một số vấn đề về ngữ nghĩa và ngữ dụng trong Tiếng Việt. (10 tiết) Chương 2. Chuyên đề về từ Hán Việt. (20 tiết) Chúng tôi đã tham khảo tài liệu của các tác giả, để soạn ra bài giảng này nhằm cố gắng cho đơn giản và dễ hiểu hơn. Bài giảng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô và sinh viên trong nhà trường. Xin chân thành cảm ơn. QUY ƯỚC VỀ VIẾT TẮT - NDH: Ngữ dụng học - GT: Giáo trình - NNH: Ngôn ngữ học 2Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG 1.1. Ngữ dụng học. Ngữ nghĩa, Ngữ dụng tiếng Việt 1.1.1. Vài nét về lịch sử ngữ dụng học (NDH) Là một chuyên ngành mới của ngôn ngữ học miêu tả, NDH giúp chúng ta nhận biết được các đơn vị sản phẩm của ngôn ngữ hình thành trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các đặc điểm và những qui tắc chi phối chúng. Đồng thời NDH còn giúp chúng ta thấy hoạt động giao tiếp đã chi phối cấu trúc của ngôn ngữ như thế nào. NDH là một cơ sở ngôn ngữ học mà nhiều quốc gia trên thế giới lấy làm căn cứ để tổ chức việc dạy học và học bản ngữ cũng như tiếng nước ngoài (theo quan điểm giao tiếp) từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông. Năm 1938 thường được coi là mốc ra đời của ngành NDH. Trong công trình “ Những cơ sở của lý thuyết ký hiệu”, nhà ký hiệu học Mỹ Charles William. Morris lần đầu tiên đã phân biệt ký hiệu học thành 3 ngành: Kết học, Nghĩa học và Dụng học. Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu. Ngành dụng học trong ngôn ngữ học được gọi là Ngữ dụng học. + Kết học: Là phương diện liên kết tín hiệu với tín hiệu trong một thông điệp, ta biết rằng trong một hệ thống tín hiệu, không phải các tín hiệu liên kết với nhau theo bất kỳ quy tắc nào cũng cho ta một thông điệp có thể lĩnh hội được. VD: trong một hệ thống đèn đường với 3 tín hiệu “đỏ”, “xanh”, “vàng” và quy tắc kết hợp đó là “đỏ”, “xanh”, “vàng” mới là quy tắc cho phép, nếu 3 tín hiệu trên kết hợp theo một quy tắc khác: “đỏ”, “xanh” hoặc “vàng”, “xanh” thì chắc chắn sự giao thông trên đường phố sẽ rối loạn và tai nạn giao thông sẽ xảy ra. + Nghĩa học: Là phương diện của những quan hệ giữa tín hiệu với hiện thực được nói tới trong thông điệp. Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta dùng rất nhiều tín hiệu: tiếng kẻng báo giờ học, biển vẽ trên đường giao thông, ký hiệu toán học, hóa học con người thường dùng một cái gì đó làm tín hiệu thay thế cho một cái khác hoặc thay thế cho một khái niệm trừu tượng.→ Tín hiệu là một yếu tố vật chất kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và thông qua đó để biết về một cái gì đó. Tín hiệu phải thỏa mãn các điều kiện sau: * Phải là dạng vật chất (con người cảm nhận được bằng các giác quan) * Phải gợi ra cái gì khác không phải nó. * Một vật nào đó chỉ trở thành tín hiệu khi nó nằm trong hệ thống, nếu không, không thể trở thành tín hiệu. VD: Đèn đỏ nằm trong hệ thống đèn đường. Đèn đỏ để trang trí. (Tiếng Việt tập 1, tr: 17-NXB Giáo dục 1995) Không nên đồng nhất nghĩa học của tín hiệu học với ngữ nghĩa học thông thường. Trong khi đối tượng của ngữ nghĩa học- ngữ nghĩa được hiểu rộng rãi và khá mơ hồ thì nghĩa học của tín hiệu học chỉ quan tâm đến những nội dung miêu tả nào 3đánh giá được theo tiêu chuẩn đúng-sai của logíc học VD: ta có 2 câu - Trời mưa. (1) - Trời cứ mưa. (2) thì nghĩa học (chỉ) quan tâm tới nội dung miêu tả của câu (2) vì chúng ta có thể kết luận được nó đúng hay sai (nếu khi nói, ngoài trời đang mưa thì (2) đúng; trời đang nắng thì (2) sai) mà không quan tâm tới tình trạng “mưa cứ tiếp tục bất chấp sự bực dọc, khó chịu vì nó của người nói” do từ cứ diễn đạt. Ngữ nghĩa học trái lại không chỉ nghiên cứu nghĩa miêu tả của (2) mà còn nghiên cứu cả ý nghĩa “tình thái” của từ cứ nói trên. + Dụng học: Nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người lý giải chúng Thời kỳ đầu của tín hiệu học, kết học, nghĩa học, dụng học tách rời nhau. Hiện nay các nhà nghiên cứu nhận thấy trong thực tế chúng thống nhất với nhau, trong kết học, nghĩa học có dụng học, cũng như trong nghĩa học có kết học, dụng học. Cũng vậy trong dụng học có kết học, có nghĩa học. Một thông điệp nào đó, một câu chẳng hạn cần được nghiên cứu cả ba phương diện: kết học, nghĩa học, dụng học. Nghĩa đích thực của một thông điệp là sự thống nhất của ba lĩnh vực đó. - Trên thế giới, trong gần 3 thập kỷ qua, nhất là từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây NDH đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và ngày càng có vị trí đặc biệt trong ngôn ngữ học. Ngày nay không một công trình ngôn ngữ học nào lại không ít nhiều đề cập đến NDH. - Ở Việt Nam, từ năm 1989, môn NDH trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên năm cuối và sinh viên ngành ngôn ngữ học các trường ĐHKHXH và NV, Đại học sư phạm. Tuy vào Việt ngữ học chưa bao lâu nhưng từ 1990 đến nay, NDH từng bước đã góp phần vào việc đổi mới chương trình Tiếng Việt và Ngữ văn Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Chương trình Tiếng Việt Tiểu học và Ngữ văn Trung học cơ sở từ năm 2000 đều lấy việc 4 kỹ năng nghe, đọc, nói, viết cho học sinh làm mục tiêu chủ yếu. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, Giáo viên cần làm chủ ở một chừng mực nhất định những tri thức và kỹ năng NDH. Tri thức và kỹ năng NDH cũng hỗ trợ đắc lực cho việc lý giải tác phẩm văn học bởi vì theo một cách hiểu nào đấy, tác phẩm văn học cũng là một loại sản phẩm của hoạt động giao tiếp đặc thù: giao tiếp văn học. 1.1.2. Ngữ dụng học là gì? VD1: Giả định ta có câu sau đây: Tiến tặng Mai cuốn “Tắt đèn”. Nghe câu nói đó, liệu chúng ta có dám đảm bảo rằng chúng ta đã hiểu đúng đắn nó chưa? Có thể trả lời rằng chưa nếu chúng ta không nắm được ít ra là những hiểu biết sau đây: a) Câu nói này do ai nói ra? Nói ra trong hoàn cảnh nào? Vì sao lại nói nó ra? Nói ra để nhằm mục đích gì? b) Tiến, Mai là ai? Quan hệ Tiến - Mai như thế nào và quan hệ giữa người nói câu nói đó với Tiến và Mai ra sao? Nếu câu nói đó do Tiến nói ra (trường hợp này thì 4Tiến là ngôi thứ nhất và ngôi đóng vai nói - là chủ ngữ) thì ý nghĩa của nó thế nào? Nếu như nó do Mai nói ra (trường hợp này thì Mai là ngôi thứ nhất, ngôi đóng vai nói nhưng về quan hệ cú pháp là bổ ngữ) thì ý nghĩa ra sao? c) Câu nói này được nói ra để trả lời cho câu hỏi nào trong các câu hỏi sau: - Tiến làm gì? - Ai tặng Mai cuốn “Tắt đèn” ? - Tiến tặng cho Mai cái gì ? - Tiến tặng cho ai cuốn “Tắt đèn” ? Khi câu nói đó được dùng để trả lời cho từng câu hỏi trên thì ý nghĩa của nó có khác nhau không? Khác nhau như thế nào? d) So sánh câu nói trên với các câu sau: - Chính Tiến tặng cho Mai cuốn “Tắt đèn”. - Chính Mai được Tiến tặng cuốn “Tắt đèn”. - Chính cuốn “Tắt đèn” được Tiến tặng cho Mai. Thì giữa nó và các câu sau có gì đồng nhất? Có gì khác biệt về ý nghĩa? VD 2: Giả định, ta có đoạn đối thoại sau đây: A: - Anh đến chỗ tôi ngay bây giờ nhé ! B: - Dạ! Nhưng thưa anh, tôi phải ra ga cho kịp chuyến tàu Hải Phòng sáng ạ ! A: - Thế hả ? Vậy thứ 6 này thì thế nào? Ngoài nghĩa trực tiếp, ta còn có thể suy ra : 1. Đây là đoạn đối thoại còn dang dở, chưa kết thúc (do kinh nghiệm giao tiếp, ta thấy thiếu nghi thức mở đầu và kết thúc đối thoại). 2. A và B không ở một nơi mà cách xa nhau, nhưng không quá xa (vì “đến ngay”) (có khả năng giữa A và B cùng ở một thành phố hoặc thị trấn ). 3. A yêu cầu đến ngay, nhưng B không trả lời trực tiếp yêu cầu đó mà ngầm ẩn anh ta không thể thực hiện yêu cầu đó. 4. Cuộc nói chuyện vào buổi sáng. Khoảng 7h30’ - 8h30’ do giờ khởi hành của tàu Hải Phòng (nếu địa điểm là Hà Nội). 5. Cuộc hội thoại không phải là thứ 5 (nếu thứ 5 thì ta sẽ dùng “ngày mai”). 6. Thời han cuộc hẹn là trong phạm vi một tuần (do cách dùng “thứ 6 này”). Từ các ví dụ trên đây cho thấy: Trước đây, khi nghiên cứu về câu ta thường chú ý về mặt tĩnh của câu, các dẫn liệu đưa ra thường là những câu độc lập, ít gắn với ngữ cảnh. Những hạn chế của việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, đặc biệt là dạy cú pháp theo quan điểm độc lập với ngữ cảnh, có nghĩa là dạy câu (câu đơn, câu ghép, cả dạy văn bản nữa) không tính đến các điều kiện trong đó nó được tạo ra và được hiểu. Kế thừa và phát triển những kết quả đã có, ngôn ngữ học hiện đại khi nghiên cứu về câu, đã chú ý hơn về mặt động của câu, xem xét câu gắn với ngữ cảnh. Ngôn ngữ hiểu theo nghĩa hiện nay, không chỉ bao gồm các quan hệ tĩnh tại giữa các yếu tố và 5các giá trị tĩnh tại của yếu tố mà còn bao gồm cả các hành động sản sinh ra các đơn vị và chính các đơn vị trong giao tiếp, bao gồm cả các quy tắc tạo lập và các quy tắc thuyết giải các đơn vị hình thành trong giao tiếp. Có nhiều định nghĩa khác nhau về NDH. Tuy nhiên, cần thống nhất quan điểm: NDH là những tri thức không thể bỏ qua khi miêu tả, lý giải các sự kiện ngôn ngữ cả về hình thức, về cấu trúc và nội dung. Dĩ nhiên, đối tượng hàng đầu của NDH là hoạt động giao tiếp, trước hết là hoạt động hội thoại. Không có NDH, chẳng những không lý giải được hoạt động giao tiếp mà còn không lý giải được đầy đủ bản chất của yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ. *Định nghĩa NDH - NDH là một lĩnh vực nghiên cứu mới của NNH, nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, đặc biệt với nhân vật, với hoàn cảnh giao tiếp và với các hoạt động giao tiếp, thực sự của ngôn ngữ trong xã hội (GT giản yếu về NDH, Đỗ Hữu Châu, trang 12). - NHD là chuyên ngành mới của NNH (ngôn ngữ học) nghiên cứu và miêu tả các quy tắc, phương châm và hiệu quả của hành vi sử dụng ngôn ngữ, lấy đối thoại (hội thoại) làm trọng tâm. (GT phong cách học Tiếng Việt, Nguyễn Thái Hòa, sách Dự án Đào tạo GVTHCS, NXB ĐHSP, H, 2005, trang 158). - NDH là một phân ngành của NNH miêu tả đồng đại nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp bằng lời. NDH nó không độc lập với ngôn ngữ mà thống nhất với ngôn ngữ, chi phối không chỉ các sản phẩm của ngôn ngữ mà chi phối cả quan hệ, cấu trúc nội tại của ngôn ngữ. (GT Ngữ dụng học, Đào tạo GVTHCS, Đỗ Hữu Châu B ĐHSP, 2007, trang 31). Như vậy, Ngữ dụng học với các bộ môn quen thuộc (ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa nghĩa, ngữ pháp, văn bản ...) phải thống hợp với Ngữ dụng học vì trong các đơn vị của từng bộ phận đó đã có sẵn các yếu tố ngữ dụng. Nói tổng quát, Ngữ dụng học nghiên cứu khi nói năng, người nói đã xác định đích, xây dựng niềm tin, đặt kế hoạch và dự định sử dụng các hành động ngôn ngữ gì để có thể nói ít mà người nghe có thể suy ý từ lời nói theo câu chữ của mình ở ngoài câu chữ được nói ra trong phát ngôn, trong diễn ngôn của mình. 1.1.3. Ngữ nghĩa, Ngữ dụng tiếng Việt - Ngữ dụng học là một phân môn của ngôn ngữ học đồng đại nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh, cũng tức là nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp. Mà đã nói đến giao tiếp là phải nói đến ngữ nghĩa. Không có ngữ nghĩa thì không thể có giao tiếp. - Theo định nghĩa Ngữ dụng học: các nhân tố Ngữ dụng là một bộ phận không thể tách rời trong cấu trúc hình thức và nội dung hình vị, trong từ, trong các kiểu câu và của các ngôn bản. Các nhân tố Ngữ dụng học có mặt khắp nơi trong ngôn ngữ và trong hoạt động ngôn ngữ. Ngữ dụng học có mặt trong ngôn ngữ, trong câu. Không có câu nào mà không chịu sự chi phối của các yếu tố ngữ dụng. 6Tóm lại: Mục tiêu cuối cùng của Ngữ dụng học là muốn người ta sử dụng được ngôn ngữ một cách hiệu quả, đạt được mục đích giao tiếp: xuất phát từ mục đích giao tiếp, người nói căn cứ vào những đặc điểm của ngữ cảnh (đặc biệt là đặc điểm của đối ngôn, của hoàn cảnh giao tiếp) để xác định nội dung, cách thức giao tiếp, xây dựng nên chiến lược giao tiếp với những hành động ở lời cụ thể; diễn ngôn được tạo ra có thể có nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn với những biểu thức chiếu vật phù hợp, có lập luận chặt chẽ thuyết phục, phù hợp với các quy tắc hội thoại. Ngữ dụng học tiếng Việt sẽ trình bày những vấn đề Ngữ dụng học cơ bản sau: a. Nghĩa của từ (Sinh viên tự nghiên cứu trong giáo trình [10], tr: 5 đến tr:20). b. Ngữ cảnh và việc phân tích ngữ nghĩa. c. Câu và phát ngôn, d. Hàm ngôn trong giao tiếp. 1.2. Ngữ cảnh và việc phân tích ngữ nghĩa 1.2.1. Khái niệm ngữ cảnh: Trong hoạt động giao tiếp, từ được sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định nhằm phục vụ cho những nhiệm vụ giao tiếp nhất định để đạt tới những hiệu quả và mục đích giao tiếp nhất định. VD: Bài “Hội nghị Diên Hồng” (TV3 - Tập 2) Trong đó hoạt động giao tiếp diễn ra: Nhân vật: Vua Nhân Tông - Các bô lão đời Trần. Hoàn cảnh: Đất nước có giặc ngoại xâm. Nội dung : Sách lược ứng phó với giặc Mông Cổ. Mục đích: Tìm giải pháp: đánh giặc. Như vậy, ta thấy hoạt động giao tiếp luôn luôn chịu sự tác động của các nhân tố giao tiếp như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, cùng với các nhiệm vụ giao tiếp và mục đích giao tiếp nhất định. Tất cả các nhân tố đó tạo nên ngữ cảnh của hoạt động giao tiếp. Trong văn bản, một phần của ngữ cảnh được trình bày, được miêu tả hay kể lại thông qua lời của người viết (Ví dụ: Vua Nhân Tông trịnh trọng hỏi các bô lão... Mọi người xôn xao tranh nhau nói...). Ngữ cảnh là gì? Là toàn bộ những điều cho ta biết về các nhân tố của hoạt động giao tiếp như: Nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp (hiện thực được nói tới, vấn đề được đề cập đến...), hoàn cảnh giao tiếp (rộng và hẹp) và cả mục đích giao tiếp. Trong văn bản, ngữ cảnh được biểu hiện qua ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật và ngôn ngữ miêu tả hay kể lại của tác giả. Như thế ngữ cảnh vừa bao gồm ... o di: chảy xéo trên má Tâm: tim Phúc: buṇg Đảo: khuấy lên Thưc̣ nhuc̣ tẩm bı̀: xả thiṭ lôṭ da, vốn xuất xứ từ tả truyêṇ (thưc̣ nhuc̣: ăn thiṭ, tẩm bı̀: lôṭ da dùng để làm chiếu mà ngồi) Thưc̣: ăn, lương thưc̣ Tẩm: ngủ, buồn ngủ, nơi ngủ Bı̀: da Tẩm bı̀: lôṭ da Như:̣ ăn (nghıã trong bài: căm giâṇ) can: gan Ăm: uống Da:̃ chı̉ (trơ ̣từ) Bách: trăm Cao: nát ( vốn nghıã là mở) Ư: ở Thảo: cỏ Cao ư thảo da:̃ phơi trên nôị cỏ Thiên: nghı̀n Thi: thây Khỏa: boc̣, gói Cách: da, da thuôc̣ Khảo ư mã cách: Boc̣ trong da ngưạ (ý nói chết ở chiến trường) Diêc̣: cũng Nguyêṇ: tı̀nh nguyêṇ, nguyêṇ Vi: làm Chi: điều đó Nhữ: ngươi Đẳng: các Cửu: lâu Môn: cửa Chưởng ác: nắm giữ Vô y: không áo Giả: kẻ Tắc: thı̀ Ý: măc̣ cho chi: nó Dı:̃ lấy Ti: thấp 57 Thủy: nước Hành: đi Chu: Thuyền Đồng: cùng Tiếu: cười Ngữ: nói Lac̣: vui thi:̣ xem, nhı̀n Ư: với nhi:̣ dưới Ha:̣ kém Phó nhi:̣ người giúp viêc̣ Sinh tử đồng kỳ sở vi: sống chết có nhau Tiếu ngữ đồng kỳ sở lac̣: cùng nhau vui đùa. -Dịch nghĩa: Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui đùa. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì. (Ngô Tất Tố dịch) Bài 5: Bình Ngô Đại Cáo Nguyêñ Trãi (1380-1442) -Phiên âm: Đaị thiên hành hóa, Hoàng thươṇg nhươc̣ viết. Nhân nghıã chi cử, yếu taị an dân; Điếu phaṭ chi sư, mac̣ tiên khử baọ. Duy nga ̃Đaị Viêṭ chi quốc; Thưc̣ vi văn hiến chi bang. Sơn xuyên chi phong vưc̣ diêc̣ vi.̣ Tư ̣Triêụ, Đinh, Lý, Trần chi triêụ taọ nga ̃quốc, Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương. Tuy cường nhươc̣ thời hữu bất đồng, Nhi hào kiêṭ thế vi ̣thường phap̣.. Cố: Lưu Cung tham công nhi thủ bại Triệu tiết hiếu đại nhi xúc vong Toa Đô ký cầm ư. Hàm Tử Quan Mã Nhi hựu ế ự Bạch Đằng hải Kê chư vãng cổ, quyết hữu minh trưng. -Từ ngữ: Ngô: Chı̉ quân Minh vı̀ khi Minh Thành Tổ (Chu Nguyên Chương), dấy binh đánh quân Nguyên, tư ̣xưng Vương lấy hiêụ là Ngô Vương. Ngô còn là từ mà nhân dân ta dùng để chı̉ chung boṇ Trung Quốc xâm lươc̣, tàn ác. Bı̀nh: Bằng phẳng, dep̣ bằng, phá tan, Đaị: lớn Cáo: báo cho biết, Hóa:biến hóa, cảm hóa, giáo hóa Đaị thiên hành hóa: Thay trời tiến hành viêc̣ giáo hóa, Hoàng thươṇg: vua Nhươc̣: truyền Viết: rằng Cái: từng, đaị để, dường như Văn: nghe Nhân: lòng thương người Cử: viêc̣ Taị: ở 58 An: yên Điếu: thương xót, an ủi Sư: quân Mac̣: không gı̀ (đaị từ chı̉ điṇh) Mac̣ tiên khử baọ: không gı̀ cấp thiết hơn viêc̣ trừ baọ. Tiên: làm trước, cấp thiết (ĐT) Khử: trừ Thưc̣ vi: thưc̣ là Bang: nước Sươn xuyên: núi sông Phong vưc̣: bờ cõi Kế: đã Di:̣ khác Tư:̣ từ Triêụ: bắt đầu Dữ: cùng Các đế nhất phương: Mỗi bên làm đế môṭ Vương (Từ Hán, Tần về sau, thiên tử Trung Quốc không xưng vương nữa cho là thấp, mà tư ̣ xưng “đế”. Các hoàng đế Tống, Nguyên, Minh, Thanh chı̉ goị vua nước ta là “vương” An Nam quốc vương. Lý Thường Kiêṭ viết “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” và nguyêñ Traĩ viết “các đế nhất phương” là đa ̃đăṭ vi ̣trı́ nước ta là môṭ nước đôc̣ lâp̣, tư ̣chủ, hoàn toàn bı̀nh đẳng với Trung Quốc). Các: mỗi bên Thời: lúc Thế: đời đời Vi:̣ chưa Thường: từng Phap̣: thiếu Cố: cho nên Tham công: tham công traṇg Dı:̃ để Thư: lấy Nhi: còn Hiếu: thı́ch Xúc: mua Vong; baị vong Kı́: đá Cầm: bi ̣bắt Quan: cửa Hưụ: laị bi ̣ Ế: chết Hải: bể Kê: kê cứu Chư: các Vañg: đa ̃qua Quyết: cái đó Minh: rõ ràng Trưng: chứng cớ -Dịch nghĩa; Thay trời hành hóa, Hoàng thượng truyền rằng: (ta) từng nghe nói: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân đội thương dân đánh kẻ có tội không (ai) không (lấy việc) trừ bạo làm đầu. Như nước Đại Việt ta, thực là một nước có văn hiến. Bờ cõi núi sông đã riêng, phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bắt đầu xây dựng nước ta. (các triều đại ấy) đã cùng với Hán, Đường, Tống, Nguyên ai nấy cũng xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu có lúc không giống nhau; mà hào kiệt đời đời chưa từng thiếu. Cho nên Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích (tiếng) to nên càng chóng (tiêu) vongToa Đô đã bị bắt ở cửa Hàm Tử, Ô Mã Nhi lại bị giết ở cửa Bạch Đằng. Kê cứu lại các chuyện xưa. Cái đó đã có chứng cớ rõ ràng. -Dịch văn: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo, Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia 59 Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại. Triệu Tiết thích tiếng lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét Chứng cứ còn ghi. Bài 6: Chinh Phụ Ngâm Đăṇg Trần Côn (9 câu đầu/483 câu, đoan đề dẫn) Thiên điạ phong trần Hồng nhan đa truân Du du bı̉ thương hề thùy taọ nhan? Cổ bề thanh đôṇgTràng An nguyêṭ, Phong hỏa ảnh chiếu Cam Toàn vân. Cửu trùng án kiếm khởi đương tic̣h, Bán da ̣phi hic̣h truyền tướng quân. Thanh bı̀nh tam bách niên thiên ha,̣ Tòng thử nhung y thuôc̣ vũ thần. -Từ ngữ: Trần: buị, bao hàm ý không trong sac̣h, thanh cao. (Trần ai, trần thế, trần tuc̣, buị trần) Phong trần: (cơn) gió buị (cơn binh lửa- chı̉ chiến tranh) Nhan: măṭ mày, phát triển thành nghıã” phần biểu hiêṇ bên ngoài” (bề măṭ, hồng nhan, nhan sắc, nhan đề) Hồng nhan: khách má hồng Truân: nỗi khó khăn, điều bất haṇh Đa truân: nhiều khó khăn, nhiều bất haṇh Du: lo âu, nhớ nhung, xa Du du: xa thăm thẳm, xa vời vơị Bı̉: kia Thương: xanh( màu xanh cỏ cây) Thương thiên: trời xanh Thương sơn: núi xanh Cổ bề thanh: tiếng trống Nhân: nguyên nhân Hề: (tiếng điêṃ) Cổ 1: Vốn có nghıã là cái trống, là đánh trống, phát triển thành nghıã “làm cho hăng hái, phấn chấn” (cổ vũ, cổ đôṇg, cổ xúy). Cổ 2: có nghıã “qúa khứ xa”, cổ văn, cổ sử, cổ tích, khảo cổ, chữ cổ Cổ 3: có nghıã “môṭ phần của sư ̣vâṭ” phát triển thành nghıã” môṭ phần tiền vốn tâp̣ hơp̣ đươc̣ “cổ phần, cổ đông, cổ phiếu” Bề: cái trống cái, trống to Phong: lửa hiêụ báo đôṇg có giăc̣ Phong hỏa: lửa báo đôṇg Phong hỏa đài: chòi gác (cảnh giới tiền tiêu) Toàn, tuyền: suối Cam Toàn: suối ngoṭ (chı̉ cung Cam 60 Toàn) Ảnh: chiếu ra , bóng, hı̀nh hoạ, Chiếu: soi sáng, ánh sáng, hı̀nh ảnh Cửu trùng: chı́n tầng (chı̉ nhà vua) Án: tay bấm vào, đè xuống Tic̣h: chiếu, chỗ ngồi, chỗ nằm Kiếm: kiếm, gươm, án kiếm Đương tic̣h: giữa giấc ngủ, giữa bữa tiêc̣ Bán da:̣ nửa đêm Nhung: vũ khı́ Nhung y: áo trâṇ, áo giáp Nhung xa: chiến xa Tòng nhung: vào quân đôị, theo nghề võ Thuôc̣: phu ̣về, nhâp̣ vào -Dịch nghĩa: Trời đất trùm lửa khói Khách má hồng phải chịu bao nỗi truân chuyên. Hỡi trời xanh thăm thẳm, ai đã gây ra nông nỗi này? Tiếng trống báo động dồn dập truyền đến lay động cả ánh trăng kinh thành. Lửa cấp báo chiếu rực rỡ cả những áng mây trên cung khuyết. Nhà vua, giữa giấc ngủ, chống kiếm dậy mà hạ lệnh xuất chinh lúc nữa đêm Thế là ba trăm năm thanh bình lùi vào dĩ vãng, để bắt đầu một thời kỳ mới: Chiến tranh, quan võ phải mặc áo giáp. -Dịch thơ: Thưở đất trời nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? Trống Tràng An lung lay bóng nguyệt, Khí Cam Toàn mờ mịt thức mây Chín lần gươm báu chống tay. Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh. Nước thanh bình ba trăm năm cũ Áo nhung trao quan vũ từ đây. (Bản dịch của Đoàn Thị Điểm ? Phan Huy Ích ?) 2.3.3. Thơ Hồ Chí Minh 2.3.3.1. Nguc̣ trung nhâṭ ký: Bài 1: Vọng Nguyệt -Phiên âm: Nguc̣ trung vô tửu diêc̣ vô hoa Đối thử lương tiêu naị nhươc̣ hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyêṭ Nguyêṭ tòng song khı́ch khán thi ca. -Từ ngữ: Voṇg: nhı̀n từ xa, trông xa, mong, ngày rằm Vô: không Tửu: rươụ Diêc̣: cũng 61 Lương: tốt lành Đối: rañh nhau, chống laị Thử: ấy, thế, cái ấy, như thế Vô naị: không làm sao đươc̣ Naị hà: làm sao, làm thế nào Nhươc̣: bằng, như Naị nhươc̣ hà: biết làm thế nào Hướng: phương hướng, hướng về Song: cửa sổ, tiền: trước, phı́a trước Khán: xem Minh: sáng Tòng: theo Khı́ch: khe hở Thi gia: nhà thơ -Dịch nghĩa: Trông trăng Trong tù không rượu cũng không hoa Đổi đêm đẹp này, biết làm sao! Người hướng trước song nhìn trăng sáng Trăng theo khe cửa nhìn nhà thơ. -Dịch thơ: Ngắm trăng Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Bài 2: Mộ Quyêṇ điểu quy lâm tầm túc thu ̣ Cô vân maṇ maṇ đô ̣thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn, lô dı ̃hồng -Từ ngữ: Quyêṇ: mỏi, chán, mỏi mêṭ Điểu: chim Quy: về Lâm: rừng Tầm: tı̀m kiếm, bến sông Thu:̣ cây Vân: mây Túc: nghı̉ ngơi, chỗ nghı̉, yên, ngủ đêm Cô: lẻ loi, một mình Maṇ: biếng nhác, trể naĩ, uổng, vô ı́ch Đô:̣ dı̀u dắt, qua sông, cứu, dâñ đô ̣ Không: hư không, trống không ... Thôn: xóm bao túc: ngô Hoàn: quay về, trở laị, vòng quanh Lô: lò,con người, chı̉ sơị vải Dı:̃ thôi, đa ̃qua, tưởng là, do Ma: mài co ̣nhau, tiêu diêṭ, thuâṇ theo, xay -Dịch nghĩa: Chiều tối Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không, Thiếu nữ xóm núi xay ngô tối Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ. -Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ 62 Chòm mây trôi nhẹ trên tầng không. Cô em xóm núi xay ngô tối. Xay hết lò than, đã rực hồng. Bài 3: Khán “Thiên gia thi” hữu cảm -Phiên âm: Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ Sơn, thủy, yên, hoa, tuyết, nguyêṭ, phong Hiêṇ đaị thi trung ưng hữu thiết Thi gia dã yếu hôị xung phong. -Từ ngữ: Thiên: ngàn Hữu: có Cảm: cảm xúc Cổ: có Thiên: lêc̣h, thiên về Thiên ái: yêu thiên lêc̣h, quá yêu Nhiên: vâỵ My:̃ đep̣, vẻ đep̣ Thủy: nước Yên: khói Phong: gió, thổi hiêṇ: hiêṇ ra Đaị: đời Xung; xông lên Phong: Mũi nhoṇ -Dịch nghĩa: Thơ xưa thiên về yêu cảnh thiên nhiên Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió Đời nay trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong. -Dịch thơ: Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong. 2.3.3.2. Những bài thơ chữ Hán Bài 1: Nguyên tiêu -Phiên âm: Kim da ̣xuân tiêu nguyêṭ chı́nh viên Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sư ̣ Bán da ̣quy lai nguyêṭ mãn thuyền. -Từ ngữ: Nguyên: đầu Nguyên tiêu: đêm rằm tháng giêng Tiêu 1; “đêm”: nguyên tiêu Tiêu 2: “mây xanh” tiêu hán Tiêu 3: “daọ chơi” tiêu dao Tiêu 4: “mất đi”, “tan tác”: tiêu diêṭ, tiêu cưc̣, tieu dùng, tiêu phı́, tiêu sầu, tiêu khiển, tiêu hao, tiêu đôc̣, tiêu hóa, tiêu hủy 63 Tiêu 5: “Ống sáo” Tiêu 6: “cây chuối” ba tiêu Tiêu 7: “tic̣h mic̣h”: tiêu điều, tiêu sơ Tiêu 8: “cái mốc”: tiêu bản, tiêu chuẩn, tiêu điểm, tiêu đề, tiêu chı́ Tiêu 9: “Cây ớt”: hồ tiêu Tiêu 10: “ bỏng”, “ cháy”: tiêu thổ Kim: nay Kim nhâṭ, kim thiên: hôm nay Da:̣ đêm Chı́nh: đúng, chı́nh Viên: tròn Xuân: mùa xuân Tiếp: tiếp mối Ba: sóng Thâm: sâu, thâm xứ: nơi sâu, chốn sâu thẳm Đàm: nói, đàm luâṇ, bàn bac̣ Quân sư:̣ viêc̣ quân Bán: nửa đêm, bán da:̣ nửa đêm -Dịch nghĩa: Rằm tháng giêng Đêm nay rằm tháng giêng chính là lúc trăng tròn. Nước mùa xuân của mùa xuân nối tiếp với bầu trời xuân. Ở nơi sâu của mây khói và sóng nước bàn bạc việc quân. Nửa đêm trở về trăng đầy thuyền -Dịch thơ: Rằm tháng giêng Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền Bài 2: Thất cửu -Phiên âm: Nhân vi ̣ngũ tuần thường thán laõ Nga ̃kim thất cửu chı́nh khang cường Tư ̣cung thanh đaṃ tinh thần sảng Tố sư ̣thung dung nhâṭ nguyêṭ trường. -Từ ngữ: Nhân: người Vi;̣ chưa Ngũ tuần: 50 tuổi Thán: than Tuần: thời gian 10 ngày hay 10 năm Laõ: già Nga:̃ ta Kim: may Khang cường: khỏe maṇh Thanh đaṃ: trong sac̣h và điềm đaṃ Tinh thần: (goị chung là cái vô hı̀nh) Tố sư:̣ viêc̣ làm Thung dung: ung dung Nhâṭ nguyêṭ: ngày tháng, măṭ trời, măṭ trăng Trường: dài -Dịch thơ: Sáu mươi ba tuổi Chưa năm mươi tuổi đẫ kêu già Sáu ba mình nghĩ vẫn là đương trai Sống quen thanh đạm nhẹ người Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung (Xuân Thủy dịch) 64 ------------------------------------------------------- Câu hỏi bài tập-Thực hành 1. So sánh và nhận xét nguyên tác và bản dịch thơ bài: -Vọng nguyệt - Mộ - Khán “Thiên gia thi” hữu cảm 2. Tìm đọc trong các tài liệu [5], [6], [8] hãy trình bày ngắn gọn về tác giả, tác phẩm đã học. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Hữu Châu-Đỗ Việt Hùng (2007), Giáo trình Ngữ dụng học, NXB ĐHSP. [2] Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB GD. [3] Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB GD. [4] Lê Đình Khẩn (2002), Từ Vựng gốc Hán trong tiếng Việt, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Nguyễn Công Lý (2003), Mở rộng vốn từ Hán Việt, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. [6] - Nguyễn Đăng Mạnh (1998), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. [7] Đinh Thị Oanh-Vũ Thị Kim Dung- Phạm thị Thanh (2006), Tiếng Việt và phương pháp dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học, tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ THSP lên CĐSP, NXB GD. . [8] Nguyễn Quốc (1996), Thơ Đường bình giảng, NXB GD. [9] Lê Xuân Thại (2005), Từ Hán Việt và việc dạy từ Hán Việt trong sách giáo khoa ngữ văn THCS, NXB GD. [10]. Bùi Minh Toán- Nguyễn Ngọc San (1998), Giáo trình Tiếng Việt - tập 3, NXB Giáo dục. . .[11].Đặng Đức Siêu (2001), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, NXB GD. 66 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Chương 1: Một số vấn đề về ngữ nghĩa, ngữ dụng......... 2 1.1. Ngữ dụng học. Ngữ nghĩa, ngữ dụng tiếng Việt2 1.2. Ngữ cảnh và việc phân tích ngữ nghĩa6 1.3. Câu và phát ngôn 10 1.4. Hàm ngôn trong giao tiếp. 17 Chương 2: Chuyên đề về từ Hán Việt 2.1. Khái quát về từ Hán Việt27 2.2. Từ Hán Việt trong chương trình Tiểu học .45 2.3. Bổ túc vốn từ Hán Việt thông qua bình giảng từ ngữ trong một số bài thơ văn chữ Hán.. 52 2.3.1. Thơ Đường.52 2.3.2. Thơ văn cổ Việt Nam..54 2.3.3. Thơ Hồ Chí Minh61 Tài liệu tham khảo.66
File đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_3_dung_cho_he_cd_nganh_giao_duc_tieu_ho.pdf