Bài giảng Cụm động từ

Cụm động từ là cụm từ chính - phụ chuyên biểu thị nội dung về hành động, quá trình, trạng thái của một sự tình; trong đó thành tố trung tâm là động từ, còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm cho động từ trung tâm đó.

 

ppt 21 trang thom 06/01/2024 4360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cụm động từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cụm động từ

Bài giảng Cụm động từ
Nhóm 3 
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT 
Ở TIỂU HỌC 
CỤM ĐỘNG TỪ 
I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM ĐỘNG TỪ 
1. Thành tố trung tâm. 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 
CỤM ĐỘNG TỪ 
2. Thành tố phụ trước. 
3. Thành tố phụ sau. 
III. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP 
IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH 
I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM ĐỘNG TỪ 
 Ví dụ: 
 Viên quan ấy đi , đến đâu quan 
ra 
cũng 
đã 
nhiều nơi 
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. 
Các cụm từ: 
- Đã đi nhiều nơi 
- cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người 
 Các từ ngữ in đậm trong câu văn trên có nhiệm vụ làm phụ ngữ đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho động từ. 
Cụm động từ là cụm từ chính - phụ chuyên biểu thị nội dung về hành động, quá trình, trạng thái của một sự tình; trong đó thành tố trung tâm là động từ , còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức , mức độ , thời gian , địa điểm cho động từ trung tâm đó. 
VD: 
1) Chúng ta cần phải nỗ lực học tập . 
2) Nó đang làm bài tập Toán . 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 
Gồm 3 thành tố 
Thành tố 
phụ trước 
Thành tố trung tâm 
Thành tố 
phụ sau 
 VD: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. 
đã 
đi 
nhiều nơi 
cũng 
ra 
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người 
1. Thành tố trung tâm: Vị trí (0) 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 
Cần phân biệt các trường hợp sau: 
Thành tố trung tâm là một động từ. 
Thành tố trung tâm là một kết cấu khứ hồi. 
Thành tố trung tâm là một chuỗi động từ (Khi đó, nếu cụm ĐT gồm các ĐT thường có quan hệ đẳng lập với nhau thì chúng đều giữ cương vị là thành tố trung tâm). 
VD: Sau khi xuất viện, nó đã đi, đứng, chạy, nhảy như bình thường . 
Thành tố trung tâm là một phó từ lâm thời chuyển thành động từ. 
VD: 
1) Mọi thứ đã xong . 
2) Chuyện lấy nhầm giỏ xách, nó đã bị rồi . 
Thành tố trung tâm: Vị trí (0) 
 1.1. TTTT là một động từ. 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 
TTTT CỦA ĐỘNG NGỮ 
ĐT không độc lập 
ĐT độc lập 
Động từ độc lập là TTTT: 
- Động từ độc lập là động từ có ý nghĩa đầy đủ, có thể một mình đảm đương chức năng ngữ pháp trong cụm từ hoặc câu. 
VD:   đi, làm, chạy, nhảy, múa . 
- Phân loại: 
Lớp ĐT có khả năng kết hợp với phụ từ: 
+ Biểu thị hành động/ hoạt động vật lý:   ăn, uống, chạy, nhảy, leo, trèo , 
VD: Đừng uống nước lã, chớ ăn quả xanh! 
+ Biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí:   thích thú, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước 
VD: Anh rất sợ cô. 
+ Có thể kết hợp với các phụ từ chỉ hướng: đi ra, chạy vào, trèo lên, bước xuống, đẩy ra, đậy lại 
VD: Hãy đi ra đi! 
Lớp ĐT có khả năng kết hợp với thực từ: 
+ Mang ý nghĩa phát nhận: cho, tặng, biếu,... 
VD: Tôi được tặng quyển sách. 
+ Mang ý nghĩa nối kết: pha, trộn, nối. 
VD: Chúng tôi nối các sợi dây với nhau 
+ Mang ý nghĩa khiên động: bảo, sai, khiến, bắt buộc, cho phép, để 
VD: Anh ta bảo họ ra ngoài. 
Thành tố trung tâm: Vị trí (0) 
 1.1. TTTT là một động từ. 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 
Động từ không độc lập là TTTT: 
- Động từ không độc lập là động từ không biểu thị một nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh (ý nghĩa hành động, hoạt động hay trạng thái); do đó, về nguyên tắc, không thể đứng một mình để đảm đương một chức năng ngữ pháp mà đòi hỏi phải có một từ khác (ví dụ: danh từ, động từ ) đi theo sau để bổ sung ý nghĩa. 
- Phân loại: 
ĐT tình thái: 
+ Chỉ sự cần thiết và khả năng : cần, nên, phải, cần phải; có thể, không thể 
VD: Công ty đang cần tuyển người. 
+ Biểu thị sự đánh giá về may rủi:  bị ,  được,   mắc, phải , 
VD: 1) Nó mắc căn bệnh nhà giàu. 
 2) Nó bị tai nạn xe hơi . 
+ Chỉ ý chí - ý muốn: toan, định, dám, chịu, buồn, nỡ, thôi, đành 
VD: Anh dám làm mọi thứ vì tình yêu. 
+ Biểu thị thái độ mong mỏi :  trông, mong, chúc, ước, cầu, muốn , 
VD: Tôi ước gì mọi chuyện đã không như thế. 
+ Chỉ quan hệ tiếp thu - bị động: bị, được, phải 
VD: Tôi không phải làm những việc này cho họ nữa. 
- Phân loại: 
ĐT chỉ sự bắt đầu, sự tiếp diễn, sự chấm dứt: 
bắt đầu, tiếp tục, hết, thôi 
VD: Anh ta cứ tiếp tục nói về chuyện ấy. 
ĐT quan hệ: là, làm. 
VD: 1) Im lặng là vàng . 
 2) Hồi làm giám đốc, ông ấy đã từng mắc tội tham nhũng . 
ĐT biểu thị sự tồn tại: 
+ Biểu thị sự tồn tại bổ sung hoặc tiếp tục tồn tại của sự vật, hiện tượng:  còn . 
VD: 1)  Trong nhà còn hai người nữa . 
 2)  Trong túi tôi còn tiền . 
+ Động từ biểu thị sự tồn tại:   có . 
VD: Trên đỉnh núi có một ngôi chùa . 
+ Động từ biểu thị sự kết thúc tồn tại của sự vật, hiện tượng:   hết . 
VD: Trong nhà hết sạch tiền rồi . 
Thành tố trung tâm: Vị trí (0) 
 1.1. TTTT là một động từ. 
 1.2. TTTT là ngữ khứ hồi. 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 
- Ngữ khứ hồi là khuôn ngữ pháp được tạo thành từ một động từ dời chuyển (như đi, chạy,) hoặc một động từ chỉ hướng (ra, vào) có thành tố phụ sau chỉ điểm đến hay chỉ mục tiêu của sự dời chuyển, cộng với một động từ chỉ hướng hàm ý ngược chiều với nghĩa của động từ đứng đầu kiến trúc, để cùng với nó tạo ra ý nghĩa “khứ hồi”. 
- Khuôn ngữ khứ hồi thường gặp nhất là “ đivề ” 
VD:   1) Cậu ấy đi từ Hải Phòng lên. 
 2) Họ  vừa đi làm về . 
2. Thành tố phụ trước: Vị trí (-1) 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 
- Phụ ngữ trước bổ sung cho ĐT ở trung tâm ý nghĩa: 
Về quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang, từng, còn, chưa, sắp, 
Về sự phủ định hay khẳng định: không, chẳng, chả, có, chưa, 
Chỉ ra khả năng diễn tiến của hoạt động, trạng thái: cũng, vẫn, đều, lại, cứ, chỉ, 
Ngăn cấm, khuyên bảo, mệnh lệnh: đừng, chớ, hãy, phải, cần, nên, 
Ý nghĩa mức độ của các đặc trưng vận động, tính chất: rất, hơi, khí, quá,... 
Chỉ tần số (số lần) khái quát của sự xuất hiện hoạt động trạng thái: thường, hay, năng, ít, hiếm 
VD: 
1) No rồi nhưng nó  vẫn chưa   muốn thôi . 
2) Chẳng có ai nghe nhưng ông ấy  vẫn cứ   nói . 
3) Làm thân con gái  chớ   nghe đàn bầu . 
Có dạng các kết cấu: ngày một, ngày càng, càng ngày càng. 
VD: 1) Đời sống  ngày càng   đi xuống . 
 2) Chiếc xe ô tô  càng ngày càng   ăn nhiều xăng . 
- Những từ tượng thanh, tượng hình và một số tính từ có tác dụng miêu tả hành động, trạng thái nêu ở động từ. 
VD: tí tách rơi , ào ào tuôn , khẽ khàng đáp , tích cực đóng góp , cơ bản hoàn thành,   nhẹ nhàng   khuyên bảo . 
3. Thành tố phụ sau: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 
Vị trí (+1): Là vị trí của các ĐT ngôn liệu có tác dụng bổ sung ý nghĩa nội dung hoạt động, trạng thái, quá trình cho ĐT trung tâm. 
VD: cần khảo sát ; nên tìm, tôi định ở lại , 
Vị trí (+2): Là vị trí của bổ ngữ, có chức năng bổ sung ý nghĩa chỉ đối tượng tác động hoặc đối tượng hướng tới của hành động hoặc quá trình được biểu thị ở ĐT ngôi liệu. 
VD: 
0 
+2 
+1 
1) cần khảo sát việc này kĩ lưỡng hơn . 
+1 
0 
+2 
2) nên tìm nguyên nhân vấn đề. 
3. Thành tố phụ sau: 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ 
0 
Vị trí (+3): Là vị trí của các phụ từ bổ sung ý nghĩa: 
Tiếp diễn: nữa, mãi. 
VD: Cô ta cứ khóc mãi. 
+3 
Về mức độ: quá, lắm, vô cùng 
VD: Tôi thích bạn lắm . 
0 
+3 
+2 
Kết thúc, sự hoàn thành: rồi, xong, 
VD: Quyển sách này tôi đã đọc xong . 
0 
- 1 
+3 
CÁC THÀNH TỐ PHỤ TRƯỚC 
THÀNH TỐ TRUNG TÂM 
CÁC THÀNH TỐ PHỤ SAU 
Bổ ngữ 
Thành tố chính 
Bổ ngữ nội dung 
Bổ ngữ chỉ tình thái [± khả năng], [± dĩ thành], chỉ phương thức, đối tượng, nguyên nhân, mục đích, hay người hưởng lợi, kết quả, nơi chốn, thời gian, 
Bổ ngữ kết thúc, tiếp diễn, mức độ 
(-1) 
0 
+1 
+2 
+3 
đã 
làm 
kiểm tra 
môn Toán 
rồi 
nhẹ nhàng 
khuyên bảo 
những điều hay lẽ phải cho cô ấy 
Phụ từ (trừ phụ từ chỉ lượng) 
ĐT tình thái 
ĐT ngôn liệu 
Phụ từ chỉ tình thái hay thể [± khả năng], [± dĩ thành], danh từ, cụm danh từ, giới ngữ, tính từ, cụm tính từ, 
Phụ từ tiếp diễn, mức độ, kết thúc. 
VD : 1) Xe đang chạy . 
 2) Em vẫn nhớ , anh à! 
VD : 1) Chúng nó thi thả diều với nhau . 
 2) Cô ấy về nhà . 
Thành tố phụ trước 
Thành tố trung tâm 
Thành tố trung tâm 
Thành tố phụ sau 
Các mô hình cụm động từ dạng tối giản: 
III. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP 
 Cụm động từ có nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu như một động từ. 
VD: 
Tôi đi . 
2) Tôi đang đi học. 
ĐT 
ĐT 
TT 
TT phụ trước 
TT phụ sau 
Chức năng cú pháp chính của cụm ĐT: 
Làm vị ngữ. 
VD: Các bạn đừng chơi điện tử . 
Làm chủ ngữ. 
VD: Chơi điện tử là một thói quen xấu làm cho học sinh học tập yếu. 
Làm trạng ngữ. 
VD: Đứng ở đây nhìn ra xa , phong cảnh thật là đẹp. 
Làm bổ ngữ. 
VD: Những cánh hoa êm trôi lững lỡ trên dòng sông phẳng lặng . 
III. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP 
IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH 
CẢM ƠN THẦY VÀ CẢ LỚP ĐÃ LẮNG NGHE !!! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_cum_dong_tu.ppt