Xu hướng phát triển của chính sách văn hóa Hàn Quốc
Cộng hòa Hàn Quốc nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên, thuộc đông bắc châu
Á. Hàn Quốc có diện tích 99.000 km2 (bằng khoảng 1/3 diện tích của Việt Nam)
với dân số 47.640.000 người (bằng nửa dân số Việt Nam). Hàn Quốc là một quốc
gia có sự thuần nhất rất lớn về chủng tộc người với tuyệt đại đa số là người Hàn.
Hai tôn giáo phổ biến nhất ở Hàn Quốc hiện nay là Phật giáo (26,3%) và Thiên
Chúa giáo (25,6%). Mặt khác, văn hóa Hàn Quốc vẫn chịu ảnh hưởng tương đối
mạnh mẽ của Nho giáo.1 Do lịch sử chia cắt dân tộc từ năm 1948, trước đây, Hàn
Quốc cũng có chính sách chống cộng và “đóng cửa” đối với văn hóa Bắc Triều
Tiên. Cho đến cuối những năm 1980, các sản phẩm văn hóa và nghệ thuật của
Triều Tiên hay liên quan đến Triều Tiên đều bị cấm phổ biến tại Hàn Quốc. Từ
năm 1988, Tổng thống Kim Dea Jung bắt đầu thực thi chính sách mở cửa với Triều
Tiên, và đặc biệt với “Chính sách ánh dương” (Sunshine Policy), các hoạt động
trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa Hàn Quốc và Triều Tiên được khôi phục.
Về khía cạnh kinh tế, quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và nhanh chóng của Hàn
Quốc từ những năm 1960 đã đưa nước này trở thành một trong mười nền kinh tế
lớn nhất thế giới và là thành viên của tổ chức OECD (Các tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế). Tuy nhiên, quá ưu tiên cho phát triển kinh tế có thể đe dọa các truyền
thống và giá trị văn hóa dân tộc cũng như sự gắn kết của các thành phần trong cấu
trúc kinh tế- xã hội.2 Để giải quyết những vấn đề này, hiện nay chính phủ Hàn
Quốc đã phát triển các chính sách văn hóa phù hợp để thúc đẩy sự hài hòa và gắn
kết giữa phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng phát triển của chính sách văn hóa Hàn Quốc
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH SÁCH VĂN HÓA HÀN QUỐC PHẠM BÍCH HUYỀN Giới thiệu chung về Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc Cộng hòa Hàn Quốc nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên, thuộc đông bắc châu Á. Hàn Quốc có diện tích 99.000 km2 (bằng khoảng 1/3 diện tích của Việt Nam) với dân số 47.640.000 người (bằng nửa dân số Việt Nam). Hàn Quốc là một quốc gia có sự thuần nhất rất lớn về chủng tộc người với tuyệt đại đa số là người Hàn. Hai tôn giáo phổ biến nhất ở Hàn Quốc hiện nay là Phật giáo (26,3%) và Thiên Chúa giáo (25,6%). Mặt khác, văn hóa Hàn Quốc vẫn chịu ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ của Nho giáo.1 Do lịch sử chia cắt dân tộc từ năm 1948, trước đây, Hàn Quốc cũng có chính sách chống cộng và “đóng cửa” đối với văn hóa Bắc Triều Tiên. Cho đến cuối những năm 1980, các sản phẩm văn hóa và nghệ thuật của Triều Tiên hay liên quan đến Triều Tiên đều bị cấm phổ biến tại Hàn Quốc. Từ năm 1988, Tổng thống Kim Dea Jung bắt đầu thực thi chính sách mở cửa với Triều Tiên, và đặc biệt với “Chính sách ánh dương” (Sunshine Policy), các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa Hàn Quốc và Triều Tiên được khôi phục. Về khía cạnh kinh tế, quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và nhanh chóng của Hàn Quốc từ những năm 1960 đã đưa nước này trở thành một trong mười nền kinh tế lớn nhất thế giới và là thành viên của tổ chức OECD (Các tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Tuy nhiên, quá ưu tiên cho phát triển kinh tế có thể đe dọa các truyền thống và giá trị văn hóa dân tộc cũng như sự gắn kết của các thành phần trong cấu trúc kinh tế- xã hội.2 Để giải quyết những vấn đề này, hiện nay chính phủ Hàn Quốc đã phát triển các chính sách văn hóa phù hợp để thúc đẩy sự hài hòa và gắn kết giữa phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước. Chính sách văn hóa của Hàn Quốc Đường lối chung của chính sách văn hóa Hàn Quốc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc là tổ chức của chính phủ, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, du lịch và thể thao3. Tổ chức này đóng vai trò trung tâm trong hoạch định và phát triển các chính sách văn hóa ở qui mô quốc gia. Bên cạnh vai trò của chính quyền trung ương, các chính quyền địa phương cũng chủ động trong việc xây dựng chính sách văn hóa và tổ chức bộ máy quản lý để phát triển văn hóa ở địa phương. Chính sách văn hóa của Hàn Quốc được phát triển liên tục trong vài thập kỷ gần đây, trong đó thể hiện rõ đường lối chung và các mục tiêu quốc gia cho từng giai đoạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng “Kế hoạch tổng thể phát triển văn hóa năm năm lần thứ nhất”, được đề xướng bởi chính phủ Park Chung Hee vào năm 1973 được đánh dấu như một chính sách văn hóa dài hạn đầu tiên trong chính sách văn hóa của Hàn Quốc. Từ đó, chính phủ đã công bố nhiều tài liệu chính thức đề cập đến chiến lược phát triển văn hóa- nghệ thuật quốc gia. Qua nhiều giai đoạn phát triển, mặc dù các mục tiêu văn hóa của từng thời kỳ có những thay đổi nhất định, tùy thuộc theo hoàn cảnh cụ thể của đất nước, các mục tiêu chủ yếu và thường xuyên trong chính sách văn hóa Hàn Quốc là: (i) xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc, (ii) phát triển văn hóa, nghệ thuật, (iii) nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của nhân dân, và (iv) thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa.4 Một số đổi mới trong chính sách văn hóa Hàn Quốc Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, hơn bao giờ hết, chính phủ Hàn Quốc nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa nghệ thuật trong phát triển kinh tế và xã hội. Các chính sách của Chính phủ như “Hàn Quốc sáng tạo” (Creative Korea) (2004), “C- Korea 2010” và Kế hoạch phát triển nghệ thuật trung hạn và dài hạn “Sức mạnh của nghệ thuật” (2004) đều thể hiện một tầm nhìn, trong đó văn hóa, du lịch, thể thao và giải trí là động lực thúc đẩy và định hướng cho sự phát triển xã hội của quốc gia và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân5. Trong hoạch định và thực thi chính sách văn hóa, chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra một số ưu tiên và thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của hoàn cảnh mới. Thay đổi về cơ chế tài chính Một trong những thay đổi cơ bản nhất trong chính sách tài chính của chính phủ cho văn hóa nghệ thuật là sự chuyển hướng tài trợ, từ tài trợ cho “bên cung” sang hỗ trợ cho “bên cầu”. Nói cách khác, trước đây, các trợ cấp của chính phủ chủ yếu dành cho các tổ chức nghệ thuật và nghệ sỹ, nhằm vào quá trình sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật. Như vậy, đối tượng nhận hỗ trợ của chính phủ là nghệ sỹ và các tổ chức nghệ thuật. Ngày nay chính phủ quan tâm và tập trung nhiều hơn vào khán giả là những người thưởng thức/ tiêu thụ văn hóa. Quan điểm của chính phủ Hàn Quốc là cố gắng đạt được sự cân bằng giữa “sáng tạo, truyền bá và hưởng thụ” các giá trị văn hóa nghệ thuật6. Có thể thấy, đây là một động thái tích cực, hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của văn hóa, nghệ thuật Hàn Quốc. Khán giả là động lực quan trọng cho văn hóa nghệ thuật, thậm chí là lực lượng thúc đẩy và định hướng cho khu vực này. Đặc biệt, khi các tổ chức văn hóa nghệ thuật phải độc lập về tài chính trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động và sản phẩm nghệ thuật của họ phải hướng tới khán giả nhiều hơn để đảm bảo cho tổ chức có thể tồn tại và phát triển. Hướng trọng tâm ưu tiên vào khán giả cũng khẳng định hướng tiếp cận đảm bảo phúc lợi xã hội của chính phủ Hàn Quốc, trong đó nhấn mạnh vào sự tham dự và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của mọi người dân. Văn hóa được nhìn nhận như một phần không thể thiếu trong cuộc sống và là công cụ để nâng cao mức sống của nhân dân Hàn Quốc. Về cách thức hỗ trợ cho khu vực văn hóa nghệ thuật, chính phủ cam kết tiếp tục tài trợ trực tiếp những khoản trợ cấp lớn, đồng thời thực hiện các tài trợ gián tiếp khác. Lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật ở Hàn Quốc nhận được nhiều hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ. Ngân sách quốc gia cho văn hóa nghệ thuật tăng đáng kể từ 0,6% năm 1998 đến 1,05% năm 2005. Trong năm 2005, chỉ tính riêng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã nhận được khoản ngân sách 168,2 tỉ won (tương đương với 172,3 triệu đô la Mỹ)7. Chính phủ cũng đã xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành nhiều quỹ cho văn hóa nghệ thuật, cải tạo và nâng cấp nhiều trung tâm biểu diễn văn hóa nhỏ, đảm bảo điều kiện vật chất cho các địa điểm biểu diễn và quảng bá, thúc đẩy văn hóa nghệ thuật thông qua nhiều hoạt động, sự kiện. Tuy vậy, hiện nay, chính phủ Hàn Quốc tập trung nhiều hơn theo hướng hỗ trợ gián tiếp cho văn hóa nghệ thuật. Nhà nước cố gắng tạo ra các động cơ để xã hội đầu tư và tiêu thụ văn hóa nghệ thuật như ban hành các qui định, giảm và miễn thuế cho việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật và doanh thu từ các sự kiện văn hóa nghệ thuật. Hơn nữa, chính phủ Hàn Quốc đang trong quá trình tìm tòi phương thức đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho văn hóa để khuyến khích sự thích ứng với môi trường và chủ động phát triển của các tổ chức văn hóa nghệ thuật trong nước. Khuyến khích sự đầu tư, hỗ trợ cho nghệ thuật từ khu vực tư nhân và các cá nhân thông qua hoạt động tài trợ và từ thiện, đặc biệt là việc thực hiện trách nhiệm xã hội và hợp tác với các tổ chức văn hóa nghệ thuật của các doanh nghiệp là một trong những khuynh hướng được ưu tiên hàng đầu.8 Thay đổi về cơ chế quản lý văn hóa Thay đổi quan trọng trong cơ chế quản lý văn hóa của Hàn Quốc hiện nay là xu hướng phi tập trung hóa. Nguyên bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, ông Dongchea Chung, đề cập đến xu hướng này như một “bước ngoặt quyết định” từ việc “chính phủ ra quyết định và quản lý” sang việc “hợp tác giữa chính phủ và các khu vực tư nhân”.9 Hiện nay, với chiến lược “chính phủ tham dự” (participatory government), việc tham gia của nhiều bộ phận xã hội từ chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cho đến các nhà nghiên cứu, giáo sư, nghệ sỹ và cộng đồng trong quá trình hoạch định chính sách văn hóa đang được khuyến khích. Xu hướng này đảm bảo cho việc chính sách văn hóa không phải được áp đặt từ trên xuống mà chính sách phản ánh được nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, của từng người dân. Hướng đi này là chuyển biến tích cực, mang tính dân chủ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách văn hóa ở Hàn Quốc. Nhìn rộng ra, đây cũng là xu hướng quản lý văn hóa hiện đại của nhiều nước như Pháp, Thụy Điển, Phần Lan10. Quá trình phân cấp, phân quyền trong quản lý văn hóa có thể làm cho khu vực văn hóa nghệ thuật tự chủ và năng động hơn, đồng thời cũng là tiền đề cho sự phát triển lành mạnh của khu vực này. Cơ chế mới này sẽ truyền cảm hứng và đánh thức sự sáng tạo và tiềm năng của mỗi cá nhân và tổ chức trong xã hội, tạo cho họ những cơ hội để đóng góp vào sự phát triển của văn hóa và nghệ thuật. Tóm lại Hàn Quốc là một quốc gia năng động. Bên cạnh các thành tựu kinh tế, Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong thời gian gần đây. Kinh nghiệm về phát triển và đổi mới chính sách văn hóa cũng như giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa là bài học quí báu cho các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. PBH Chú thích: 1. Chính sách Văn hóa Hàn Quốc- website: http:// www.culturelink.or.kr/policy_korea.html 2. Xem ii 3. Chính sách văn hóa Hàn Quốc tại website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc: mct.go.kr/english/ 4.Xem iv 5. Tầm nhìn nghệ thuật. Nhà Quản lý Nghệ thuật Quốc tế: Tạp chí cho lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn. Tháng 3, 2006, tr. vii 6. Nội dung phòng vấn ông Hoseong Yong- Trưởng phòng Giáo dục Văn hóa và Nghệ thuật- Bộ phận Nghệ thuật- Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc, ngày 8-9- 2006 tại Seoul do tác giả thực hiện. 7. Xem vii 8. Xem v 9. Xem vii 10. Chính sách văn hóa của một số nước, tại website: 11. Tài liệu tham khảo 1. Chính sách văn hóa Hàn Quốc tại website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc: go.kr/english/ 2. Critical Cultural Policy Studies- A reader (Nhập môn về Nghiên cứu chính sách văn hóa). Justin Lewis và Toby Miller biên tập. London: Blackwell, 2003. 357 tr. Haksoon Yim. Bản sắc Văn hóa và Chính sách Văn hóa của Hàn Quốc. Tạp chí Quốc tế về Chính sách Văn hóa. 2002, Vol 8 (1), tr. 37-48 Miller, Toby: Cultural policy (Chính sách văn hóa).Toby Miller và George Yudice. London: Thousand Oaks, Calif. : Sage Publications, 2002. 246 tr. 3. Mục tiêu của Chính sách văn hóa Hàn Quốc: Xây dựng bản sắc văn hóa. tại website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam: HTML/10_18_3_2652008/index.htm Nguyễn Văn Tình. Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa vì sự phát triển ở Việt Nam- Luận án Tiến sỹ Văn hóa học. Hà Nội: Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, 2006. Tầm nhìn nghệ thuật. Nhà Quản lý Nghệ thuật Quốc tế: Tạp chí cho lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn. Tháng 3, 2006, tr. vii-x.
File đính kèm:
- xu_huong_phat_trien_cua_chinh_sach_van_hoa_han_quoc.pdf