Xu hướng du lịch cá nhân hóa – tiền đề phát triển và khuyến nghị chiến lược

Bài viết phân tích sự thay đổi thói quen tiêu

dùng du lịch của du khách trong bối cảnh các

phương tiện truyền thông thế hệ mới phát triển

mạnh mẽ, cho phép du khách tùy biến các

quyết định và lựa chọn du lịch của cá nhân với

mức độ rất cao. Xu hướng này được nhận diện

là xu hướng cá nhân hóa trong du lịch hiện đại.

Có năm tiền đề của xu hướng du lịch cá nhân

hóa bao gồm: sự kết nối thông tin toàn cầu; sự

phát triển của siêu dữ liệu; tác động của các

phần mềm giao dịch trực tuyến; xu hướng di

động; sự thuần thục kỹ năng trực tuyến của

giới trẻ. Bài viết cũng bàn đến những khía cạnh

chiến lược thích ứng của du lịch trong bối cảnh

này.

pdf 7 trang kimcuc 18880
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng du lịch cá nhân hóa – tiền đề phát triển và khuyến nghị chiến lược", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng du lịch cá nhân hóa – tiền đề phát triển và khuyến nghị chiến lược

Xu hướng du lịch cá nhân hóa – tiền đề phát triển và khuyến nghị chiến lược
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 13 
Xu hướng du lịch cá nhân hóa – 
tiền đề phát triển và khuyến nghị chiến lược 
 Phạm Thị Thúy Nguyệt 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Bài viết phân tích sự thay đổi thói quen tiêu 
dùng du lịch của du khách trong bối cảnh các 
phương tiện truyền thông thế hệ mới phát triển 
mạnh mẽ, cho phép du khách tùy biến các 
quyết định và lựa chọn du lịch của cá nhân với 
mức độ rất cao. Xu hướng này được nhận diện 
là xu hướng cá nhân hóa trong du lịch hiện đại. 
Có năm tiền đề của xu hướng du lịch cá nhân 
hóa bao gồm: sự kết nối thông tin toàn cầu; sự 
phát triển của siêu dữ liệu; tác động của các 
phần mềm giao dịch trực tuyến; xu hướng di 
động; sự thuần thục kỹ năng trực tuyến của 
giới trẻ. Bài viết cũng bàn đến những khía cạnh 
chiến lược thích ứng của du lịch trong bối cảnh 
này. 
Từ khóa: xu hướng du lịch, du lịch cá nhân hóa, du lịch một mình 
1. Nhận diện xu hướng du lịch cá nhân hóa 
Du lịch cá nhân hóa đang được xem lại một 
trong các xu thế mới nổi lên của du lịch hiện đại. 
Du lịch cá nhân hóa được hiểu là kiểu du lịch mà 
việc ra quyết định về chuyến đi, quyết định lựa 
chọn dịch vụ và lựa chọn điểm đến đều xuất phát từ 
sở thích cá nhân, hướng đến các trải nghiệm cá 
nhân và được thực hiện bởi chính mỗi cá nhân. Cụ 
thể, du lịch cá nhân hóa có thể được nhận thấy qua 
các kiểu hành vi của du khách như: 
- Tự tìm hiểu các thông tin về điểm đến và dịch 
vụ mà không lệ thuộc vào các thông tin marketing 
được cung cấp bởi các công ty lữ hành, các doanh 
nghiệp hoặc bởi các chính quyền sở tại của điểm 
đến. 
- Sử dụng các thiết bị cá nhân, đặc biệt là điện 
thoại di động và máy tính bảng để tìm kiếm thông 
tin du lịch và đặt chỗ dịch vụ. 
- Tự liên hệ, tự đàm phán và tự đặt chỗ cho các 
dịch vụ (booking), từ dịch vụ vận chuyển cho đến 
dịch vụ lưu trú, dịch vụ ẩm thực, dịch vụ hướng dẫn 
và các dịch vụ vui chơi, giải trí. 
- Tự lên chương trình chuyến đi theo sở thích cá 
nhân mà không lệ thuộc vào chương trình kiểu tour 
tuyến của các công ty lữ hành. 
- Đi du lịch một mình (solo travel) 
Các thống kê du lịch từ các quốc gia về xu 
hướng du lịch (tourism trend) gần đây đều cho thấy 
những dấu hiệu rõ ràng liên quan đến sự phát triển 
của xu hướng du lịch cá nhân hóa. Chẳng hạn, Báo 
cáo về xu hướng du lịch 2016 do Lucy Fuggle thực 
hiện1 cho thấy: 
- 17% người trả lời khảo sát cho biết họ sẽ có 
chuyến đi du lịch một mình (solo travel) lần đầu 
tiên trong năm 2016. 
- 95% người trả lời khảo sát cho biết họ luôn 
xem các thông tin mà du khách đi trước kể lại 
(reviews) trước khi quyết định đặt chỗ dịch vụ. 
- Cứ 5 người dùng TripAdvisor (trang web tư 
vấn du lịch) thì có đến 4 người cho biết họ “thường 
xuyên” hoặc “luôn luôn” tham khảo các thông tin 
mà du khách đi trước kể lại (reviews) mỗi khi quyết 
định chọn địa điểm tham quan. 
1 Nguồn: Tourism Trend Report 2016. TrekkSoft Ebook Library 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 14 
- Có hơn 6,2 triệu đối tượng doanh nghiệp hoặc 
du khách ở hơn 128.000 điểm đến khác nhau sử 
dụng TripAdvisor. 
- Thế hệ 7x và 8x (Millennials) thành thục và 
cảm thấy thuận tiện với việc đặt chỗ dịch vụ trực 
tuyến (online booking), nhất là bằng điện thoại di 
động và máy tính bảng. 
- 65% du khách đặt và giữ chỗ khách sạn trong 
mỗi ngày bằng các thiết bị di động. 
Các nhà quan sát đã nêu ra 5 dấu hiệu được xem 
là chỉ báo rõ ràng cho sự định hình xu hướng du 
lịch cá nhân hóa thời đại kỹ thuật số. 
- Một là, xu thế du lịch xã hội (social tourism) 
được mở rộng theo hướng các đối tượng hạn chế về 
thu nhập sẽ có cơ hội tham gia vào du lịch theo một 
cách thức ít phụ thuộc hơn vào các công ty lữ hành, 
nghĩa là du lịch không nhất thiết sẽ được triển khai 
dưới dạng một ngành công nghiệp, mà có thể 
chuyển sang dạng hoạt động mang nhiều khía cạnh 
cá nhân hơn và chi phí thấp hơn, hợp với túi tiền 
hơn. Những người có nhu cầu đi du lịch sẽ trở nên 
“thầm lặng” hơn, im lặng truy cập web để tìm kiếm 
thông tin và tự ra quyết định chuyến đi. 
- Hai là, du khách ngày càng có xu hướng khai 
thác các công cụ trực tuyến để cá nhân hóa quyết 
định về chuyến đi, vì thế các doanh nghiệp phải chú 
trọng nhiều hơn việc xây dựng và khai thác dữ liệu 
trải nghiệm khách hàng. 
- Ba là, người du lịch thường bị thu hút bởi các 
thông tin trải nghiệm của du khách từng trải chia sẻ 
trên môi trường trực tuyến hơn là những thông tin 
do doanh nghiệp giới thiệu. Họ thích các thông tin 
trực quan, đánh giá cao ý kiến của người từng trải 
hơn so với bất kỳ câu nói tiếp thị nào. 
- Bốn là, xu hướng di động được phát triển 
mạnh trong khu vực dịch vụ. Các ứng dụng kết nối 
và khớp lệnh giữa người có nhu cầu và người cung 
cấp dịch vụ ngày càng có vai trò lớn hơn trong thị 
trường dịch vụ, biến điện thoại di động thành một 
công cụ tương tác cực kỳ thuận tiện để cá nhân hóa 
thị trường dịch vụ. Những dịch vụ đặt taxi giá rẻ 
như Uber, Grab hay dịch vụ đặt phòng khách sạn, 
thuê căn hộ như Airbnb là những ví dụ điển hình. 
- Năm là, các nhu cầu tự phục vụ (self-service) 
của du khách trên môi trường trực tuyến được đáp 
ứng rất hiệu quả nhờ các mạng siêu dữ dữ liệu 
(metadata). Theo các nhà nghiên cứu về dịch vụ số 
hóa, 39% nguồn khách du lịch thế hệ 8x, 9x 
(Millennials) đã tìm kiếm thông tin chuyến đi qua 
các siêu dữ liệu chứ không phải qua thông tin từ các 
OTA hay từ các trang web hãng lữ hành (TA – 
travel agency) truyền thống. Các mạng siêu dữ liệu 
về du lịch, như Trivago, TripAdvisor chẳng hạn, 
cho phép du khách tìm kiếm và truy cập các thông 
tin dịch vụ theo tiêu chí của riêng họ và có được kết 
quả phù hợp nhất với nhu cầu của họ. 
Một cách tổng thể, từ các hiện tượng du lịch cá 
nhân hóa hiện nay, có thể hình dung một sự so sánh 
giữa xu hướng du lịch thông thường từ trước đến 
nay với xu hướng du lịch cá nhân hóa như sau: 
Bảng 1. So sánh xu hướng du lịch thông thường và du lịch cá nhân hóa 
Mục so sánh Xu hướng thông thường Xu hướng cá nhân hóa 
Phát sinh nhu cầu du 
lịch 
Theo gợi ý và chào mời của doanh 
nghiệp 
Theo gợi ý của bạn bè, người thân do 
chia sẻ thông tin trên mạng 
Tìm kiếm thông tin 
dịch vụ 
Tài liệu và trang web quảng bá của 
doanh nghiệp 
Dựa vào tìm kiếm siêu dữ liệu 
(metadata) 
Lựa chọn điểm đến Điểm đến phổ biến Điểm đến mới lạ 
Cân nhắc lựa chọn 
dịch vụ 
Dựa vào thông tin quảng cáo và 
marketing 
Dựa vào chia sẻ trải nghiệm 
Đặt dịch vụ Trọn gói (set menu) Đặt lẻ từng dịch vụ (à la carte) 
Tiêu chuẩn chọn dịch 
vụ 
Dựa trên mặt bằng giá cả thị thị 
trường 
Dựa trên cơ hội trải nghiệm cá nhân 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 15 
Tiêu chuẩn đánh giá Sự tương xứng giữa giá và chất lượng Trải nghiệm sự khác biệt 
Đặt lịch sử dụng dịch 
vụ 
Theo lịch phục vụ chung của bên cung 
cấp 
Tự sắp xếp lịch theo mong muốn của 
khách 
Mức độ tùy biến Thấp Cao 
Dịch vụ hướng dẫn Hướng dẫn viên hành nghề tại các 
công ty 
Bạn bè tại điểm đến hoặc cộng tác 
viên tự do (freelancer) 
Dịch vụ lưu trú Theo sắp xếp của công ty lữ hành Tự sắp xếp theo mong muốn của 
khách 
Dịch vụ ẩm thực Theo sắp xếp của công ty lữ hành Tự sắp xếp theo mong muốn của 
khách 
Dịch vụ giải trí và 
mua sắm 
Theo sắp xếp của công ty lữ hành Tự sắp xếp theo mong muốn của 
khách 
2. Các tiền đề cho sự phát triển du lịch cá 
nhân hóa 
Phân tích các thực tế hiện đang diễn ra, có thể 
nhận thấy tiền đề thuận lợi cho sự phát triển xu thế 
du lịch cá nhân hóa là: 1) sự kết nối thông tin trên 
phạm vi toàn cầu nhờ mạng Internet; 2) các siêu dữ 
liệu và trang web tìm kiếm dịch vụ; 3) các phần 
mềm giao dịch trực tuyến; 4) các thiết bị di động 
thông minh như điện thoại thông minh hoặc máy 
tính bảng; và 5) sự thuần thục kỹ năng trực tuyến 
của thế hệ trẻ (kể từ lứa tuổi 8x trở về sau). 
2.1. Sự kết nối thông tin trên phạm vi toàn 
cầu 
Tính đến 30/6/2016, số người dùng Internet toàn 
cầu đã lên đến hơn 3,6 tỷ người, chiếm 49,2% dân 
số khoảng 7,34 tỷ người toàn cầu2. Việt Nam cũng 
đã có đến 49.063.762 người dùng Internet, tương 
đương 51,5% dân số3. 
Tốc độ tăng trưởng người dùng Internet giai 
đoạn 2000-2016 trên phạm vi toàn cầu là 900,4%, 
của châu Á là 1.467,9%. Theo thống kê của tổ chức 
Business Monitor International vào năm 2014, Việt 
Nam là nước có tốc độ tăng trưởng Internet khá cao, 
lên đến 9% mỗi năm, xếp hạng 15 trên thế giới. 
Các dữ liệu thống kê về trao đổi thông tin trên 
Internet cũng cho thấy một bức tranh hết sức ấn 
2 Nguồn: Internet World Stats 
3 Nguồn: Internet World Stats 
tượng. Chẳng hạn, tại thời điểm 2016, mỗi 60 giây, 
Facebook có đến 3,3 triệu mục thông tin đưa đăng 
tải, 205,6 triệu email được gửi đi, 3,1 triệu lượt tìm 
kiếm Google, 400 giờ video được đăng tải lên 
Youtube, (xem Hình 1) 
Hình 1. Đồ họa mô tả 
“Những gì xảy ra trên Internet mỗi 60 giây”4 
Sự phát triển vượt bậc của Internet tạo ra một 
làn sóng trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu, 
tạo những tiền đề quan trọng để hình thành những 
khu vực kinh tế mới trong nền kinh tế toàn cầu: khu 
vực kinh tế nối mạng (networking economy) và 
kinh tế chia sẻ (sharing economy). Và chính năng 
4 Nguồn: 
statistics/happens-online-60-seconds/ 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 16 
lực kết nối và chia sẻ của Internet cũng đã tạo ra 
những kịch bản mới để kết nối các nhà cung cấp 
dịch vụ du lịch với nhu cầu của cá nhân du khách, 
cho phép du khách tự kết nối và lựa chọn dịch vụ du 
lịch theo ý mình. 
2.2. Sự phát triển của các siêu dữ liệu 
(metadata) và trang web tìm kiếm dịch vụ 
Siêu dữ liệu được hiểu là “dữ liệu về dữ liệu”. 
Đây là dạng thông tin được cấu trúc theo những tiêu 
chuẩn do con người gán vào đối tượng dữ liệu theo 
một mục đích hoặc một chức năng nào đó. 
Chẳng hạn, giả sử các dữ liệu về 1.000 khách 
sạn của Việt Nam nếu tập họp thành một bộ dữ liệu 
chung thì mỗi khi tra cứu người dùng thông tin phải 
lùng tìm lần lượt thông tin của từng khách sạn để 
tìm ra khách sạn mình cần. 
Nhưng nếu bộ dữ liệu 1.000 khách sạn đó được 
tổ chức lại với một số thông tin mô tả một cách cấu 
trúc về các mẫu tin bên trong dữ liệu, kiểu như các 
khách sạn sẽ được phân loại theo mức giá, mức độ 
xếp hạng theo sao, địa điểm, chất lượng dịch vụ, 
trạng thái phòng, thì có thể giúp người dùng 
nhanh chóng tìm ra khách sạn dựa trên việc thiết lập 
các tiêu chuẩn mà họ muốn dùng để lọc thông tin. 
Trong lĩnh vực du lịch, nhiều trang web tìm 
kiếm thông tin dịch vụ đã xây dựng và khai thác 
siêu dữ liệu để phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin 
theo nhu cầu cá nhân của người dùng. Trang web 
Trivago hay Tripadvisor là một ví dụ điển hình. 
Hình 2. Giao diện trang Trivago 
Siêu dữ liệu và các trang web tìm kiếm dịch vụ 
với mức độ tùy biến rất thuận tiện theo nhu cầu của 
người tìm kiếm thông tin du lịch đã tạo tiền đề 
thuận lợi để xu hướng du lịch cá nhân hóa phát 
triển. Báo cáo Du lịch 2016 (Tourism Trend Report 
2016) của TrekkSoft Ebook Library cho thấy có 
hơn 6,2 triệu đối tượng doanh nghiệp hoặc du khách 
ở hơn 128.000 điểm đến khác nhau đã sử dụng 
TripAdvisor. 
2.3. Các phần mềm giao dịch trực tuyến 
Môi trường trực tuyến với mức độ kết nối rộng 
toàn cầu và phi tuyến tính đã trở thành một không 
gian giao dịch được khai thác ngày càng mạnh 
trong những năm gần đây. Một công cụ quan trọng 
cho quá trình này là các phần mềm giao dịch trực 
tuyến (online trading software), cho phép người 
mua và người bán có thể liên hệ với nhau và thực 
hiện khớp lệnh, thanh toán dễ dàng. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 17 
Trong lĩnh vực du lịch, những phần mềm khớp 
lệnh đã thúc đẩy việc tìm kiếm dịch vụ và khớp 
lệnh thanh toán khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi 
giải trí, điểm mua sắm, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ 
hướng dẫn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trường 
hợp của Uber trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển là 
một điển hình. Môi trường giao dịch trực tuyến 
cũng tạo ra những cơ hội mới mẻ về trao đổi kỳ 
nghỉ, trao đổi phòng ở giữa các du khách, cho phép 
họ có nhiều lựa chọn linh hoạt hơn để lựa chọn dịch 
vụ. Thực tế này cũng tạo ra một tiền đề thuận lợi 
cho sự phát triển du lịch cá nhân hóa. 
2.4. Xu hướng di động 
Hiệp hội toàn cầu trong lĩnh vực viễn thông di 
động GSMA chuyên làm việc với các công ty sản 
xuất thiết bị đầu và cuối để theo dõi sự tăng trưởng 
của thị trường di động trên toàn thế giới cho biết dự 
kiến tới năm 2020, thế giới sẽ có tới 6 tỷ người 
dùng smartphone. Các tổ chức khai thác di động 
trên toàn thế giới tuyên bố rằng thị trường điện 
thoại thông minh đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng rất 
lớn trong năm năm tới. 
Sự bùng nổ của các thiết bị di động “thông 
minh” trong khoảng 5 năm trở lại đây đã tạo ra 
những xu hướng công nghệ, những phương thức 
kinh doanh mới trên các nền tảng di động. Hiện nay 
trên thế giới, các ứng dụng mobile ngày càng được 
phát triển ở nhiều ngành nghề khác nhau như hàng 
không, ngân hàng, bán lẻ, y tế từ những việc đơn 
giản như bán hàng, theo dõi thông tin doanh nghiệp, 
đến những thứ phức tạp như truyền dẫn tín hiệu 
máy bay, xác định đường bay cho phi công cần độ 
chính xác rất cao hiện đều đã được mobile hóa. 
Xét riêng các thiết bị di động và các ứng dụng 
hỗ trợ cho hoạt động cá nhân, được gọi là các “thiết 
bị đeo” như smart glasses (mắt kính thông minh), 
smart clothing (quần áo thông minh), smart monitor 
(máy theo dõi thông minh), smart watch (đồng hồ 
thông minh), smartphone (điện thoại thông minh), 
smartshoes (giày thông minh) thì đến nay đã hỗ trợ 
cho rất nhiều hoạt động như định vị địa điểm, theo 
dõi sức khỏe, lập lịch biểu, theo dõi thời tiết, tra cứu 
bản đồ, học tập, chia sẻ thông tin, tương tác bằng 
giọng nói, khớp lệnh giao dịch, 
Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng mobile 
cũng là một tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy 
khía cạnh cá nhân hóa hoạt động du lịch. Trên thực 
tế, khi việc tra cứu địa điểm và bản đồ, tìm kiếm và 
khớp lệnh dịch vụ được thực hiện nhanh và dễ dàng 
trên thiết bị di động thì người đi du lịch sẽ tự tin để 
tự thiết lập và lực chọn các nội dung và dịch vụ du 
lịch theo ý muốn cá nhân. 
2.5. Sự thuần thục kỹ năng trực tuyến của thế 
hệ trẻ 
Thế hệ trẻ là một cách gọi tương đối, vì sẽ liên 
quan đến thời điểm xác định. Tại thời điểm này, thế 
hệ trẻ có thể được xác định tương đồng với thế hệ Y 
(Millennial, GeNext), sinh trong thời kỳ 1980-2000 
(8x, 9x, 0x). Thế hệ này trưởng thành trong giai 
đoạn kỹ thuật truyền thông phát triển vượt bậc, có 
hiểu biết và sự thuần thục về kỹ năng sử dụng thiết 
bị máy tính và có lòng tin vào Internet. Họ càng 
ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều thời gian hơn 
trong ngày để truy cập Internet, thậm chí là 24/24. 
Thế hệ này cũng được mệnh danh là thế hệ digital. 
Thử nhìn vào một dự báo về xu hướng du lịch ở 
thị trường Hoa Kỳ. Giới chuyên gia nghiên cứu về 
xu hướng du lịch cho rằng thế hệ Y sẽ đại diện cho 
phân khúc người tiêu dùng hàng đầu trong ngành 
công nghiệp khách sạn ở Hoa Kỳ vào năm 2018 
(Frederic Gonzalo, 2016). Du khách lứa tuổi 15-29 
sẽ chiếm khoảng 23% du khách quốc tế trong năm 
2015 (WYSE, 2016). 
Thế hệ Y trẻ tuổi thường nghèo tiền nhưng giàu 
thời gian. Họ chi cho du lịch nhiều hơn so với mức 
bình quân chung, thậm chí nhiều hơn đến hai phần 
ba nhiều so với mức bình quân (WYSE, 2016). 78% 
người được hỏi thuộc thế hệ Y cho biết họ thà tốn 
tiền để có một trải nghiệm hay sự kiện mong đợi 
hơn là tốn tiền để mua một vật gì đó mong muốn 
(Harris / Eventbrite, 2014). Trong trường hợp có ít 
cơ hội việc làm, thế hệ Y thậm chí sẵn sàng tìm 
cách sẽ đi du lịch hoặc tìm kiếm trải nghiệm việc 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 18 
làm làm ở nước ngoài trong khoảng một năm 
(WYSE, 2016). 
Sự thuần thục về năng lực kỹ thuật số và truyền 
thông Internet và cá tính du lịch nổi trội là những 
đặc điểm được thừa nhận trong phẩm chất của các 
thành viên thế hệ Y. Và chính thế hệ này là tương 
lai trước mắt của nền kinh tế kỹ thuật số nói chung, 
trong đó có du lịch theo xu hướng cá nhân hóa. 
3. Đề xuất chiến lược thích ứng của ngành du 
lịch với xu hướng du lịch cá nhân hóa 
Thực tế phát triển xu hướng du lịch cá nhân hóa 
đặt kinh tế du lịch vào những kịch bản hoàn toàn 
mới so với những gì vốn vẫn được hình dung trong 
truyền thống tổ chức tour tuyến lữ hành. Ngày càng 
có nhiều người tiêu dùng ngày nay để tìm kiếm một 
kinh nghiệm cá nhân thích 'tự làm' khi nói đến các 
chuyến đi đặt phòng. 
Làm thế nào để doanh nghiệp thích ứng? Làm 
việc nghiêm túc với các nhu cầu tùy biến chuyến đi 
phù hợp với sở thích và đòi hỏi cá nhân là một 
thách thức về tổ chức cung ứng, thiết kế sản phẩm, 
dịch vụ du lịch trong bối cảnh vừa nêu trên. 
Đã có một số điểm khá rõ ràng về chiến lược 
thích ứng với xu hướng du lịch cá nhân hóa mà giới 
đầu tư và kinh doanh du lịch đang tiếp cận. 
Về tiếp thị du lịch, các điểm đến, khách sạn, nhà 
hàng cần thay đổi chiến lược về nội dung, bên cạnh 
nội dung tiếp thị đơn vị mình như một sản phẩm 
sang nội dung tiếp thị đơn vị mình như một trải 
nghiệm. Nội dung các tài liệu quảng bá và 
marketing sẽ cần thay đổi văn phong và cung cấp 
thông tin hướng đến trải nghiệm (experience-
oriented). Một cơ sở dữ liệu về trải nghiệm khách 
hàng cần được lên kế hoạch để xây dựng và khai 
thác trên các kênh thông tin trực tuyến. Chẳng hạn, 
trang web TripAdvisor đang trở nên cực kỳ quan 
trọng trong quá trình ra quyết định của du khách. 
Trong thực tế, theo một khảo sát của công ty cung 
cấp dịch vụ bình luận và kinh doanh cho ngành 
công nghiệp du lịch và khách sạn Tnooz cho thấy, 
hơn một nửa số du khách không sẵn sàng để đặt 
một khách sạn cho đến khi họ đọc các nhận xét 
(review) về khách sạn từ những khách hàng đi 
trước. 
Mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy) được 
các nhà đầu tư và cung ứng du lịch nghiên cứu áp 
dụng nhiều hơn để hỗ trợ cho việc tùy biến theo nhu 
cầu cá nhân du khách. Các trang web dịch vụ lữ 
hành TA kiểu truyền thông đang nỗ lực chuyển đổi 
sang mô hình web siêu dữ liệu để hỗ trợ tìm kiếm 
cá nhân hóa. Các hãng cũng nỗ lực tìm kiếm các 
hình thức hợp tác với các cá nhân có thể tham gia 
vào mạng lưới cung ứng dịch vụ tại các điểm đến 
bằng các hợp đồng hợp tác mềm dẻo, cạnh tranh, 
được giới thiệu và và bảo chứng giá trị chất lượng 
thông qua các ứng dụng khớp lệnh trực tuyến. Các 
dịch vụ lưu trú, vận chuyển đã chuyển sang khai 
thác khách hàng theo cơ chế nhiều giá để giảm 
chênh lệch khoảng cách giá giữa bán sỉ và bán lẻ 
như trước đây, da dạng hóa cơ hội tiếp cận dịch vụ 
cho du khách. Tiêu biểu là các hãng hàng không 
dành một tỷ lệ nhất định vé giá thấp trong các 
chuyến bay để phân phối lẻ trên môi trường trực 
tuyến). Từ năm 2009, Airbnb – một nền tảng kết 
nối người sử dụng để cho thuê chỗ ở cá nhân - đã 
tăng trưởng 750%, đạt 450 triệu USD doanh thu, 
được định giá 10 tỷ USD và có hơn 600 nhân viên 
theo báo cáo của VentureBeat năm 2014. 
Ngoài ra, nhiều điểm đến du lịch đã đặt thị 
trường “du lịch phượt” vào một phân khúc chính 
thức (formal segment) để nâng cao hiệu suất khai 
thác. “Du lịch phượt” còn gọi là “du lịch bụi” - 
backpacking tourism, là loại hình du lịch thường 
được các cá nhân hay một nhóm nhỏ áp dụng, lấy 
việc khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống 
thường ngày của dân địa phương làm mục đích 
chính của chuyến đi, không bị bó buộc trong một 
không gian và bị giới hạn thời gian lịch trình của 
chuyến tour. Du lịch một mình (solo travel) cũng sẽ 
được đặt vào vào phân khúc này. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 19 
Tourism-personalizing trend 
– development premises 
and strategic recommendations 
 Pham Thi Thuy Nguyet 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
The paper analyzes the tourists’ changing 
habits in the context of new media strongly 
growing, allowing tourists to customize their 
decisions and choices. This trend is identified 
as personalized trends in modern tourism. 
There are five premises of tourism-
personalizing trends including global 
information connecting; metadata 
development; impacts of online trading 
software; mobility and the online skills of 
Millenials. The paper also discusses the 
aspects of adaptive strategy of tourism in this 
context. 
Keywords: tourism trend, personalized tourism, solo travel 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Airbnb  
[2]. European Travel Commission. European 
Tourism 2016 – Trends and Prospects. 
Quartely Report – Q1/2016. Brussels, April 
2016. 
[3]. Internet World Stats 
[4]. Michelle Toh. How personalized travel is 
reshaping the tourism industry. The Christian 
Science Monitor. 
8/How-personalized-travel-is-reshaping-the-
tourism-industry 
[5]. OECD (2016), OECD Tourism Trends and 
Policies 2016, OECD Publishing, Paris. 
[6]. Tourism Market Trends UNWTO. 
[7]. TrekkSoft Ebook Library. Tourism Trend 
Report 2016. 
[8]. Trivago  
[9]. Trip Advisor.  
[10]. Venturebeat. How airbnb used data to propel 
its growth to a 10B valuation. 
airbnb-used-data-to-propel-its-growth-to-a-
10b-valuation/ 
[11]. Venturebeat. Uber and Airbnb's incredible 
growth in 4 charts. 
airbnbs-incredible-growth-in-4-charts/ 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_du_lich_ca_nhan_hoa_tien_de_phat_trien_va_khuyen_ng.pdf