Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng – giải pháp phát triển sinh kế cho các cộng đồng tộc người thiểu số Mạ, Xtiêng, Chơ Ro ở khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản

văn hóa của Việt Nam. Năm 2011, Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai được

UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Từ khi được công nhận là

Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách

trong và ngoài nước. Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai có khoảng 11 cộng đồng

dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mạ, Chơ Ro, Xtiêng là

những cộng đồng dân cư ít người tại chỗ có tính đại diện cao. Từ khi Khu Dự trữ

sinh quyển Đồng Nai được thành lập, có nhiều chương trình dự án hỗ trợ phát

triển kinh tế - xã hội cho tộc người Mạ, Xtiêng, Chơ Ro, đời sống của đồng bào

cũng đã dần ổn định, song hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những giải

pháp phát triển sinh kế cho người dân đang được khuyến khích và nhận được được

sự ủng hộ khai thác là phát triển du lịch cộng đồng gắn với tài nguyên bản địa,

chia sẻ lợi ích cho người dân tại chỗ và góp phần bảo tồn các giá trị thiên nhiên và

nhân văn của địa phương. Trên cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch có sự tham gia

của cộng đồng và kết quả khảo sát thực tế tại cộng đồng, tác giả bài viết đưa ra

những mô hình giúp phát triển sinh kế cho cộng đồng các tộc người Mạ, Chơ Ro,

Xtiêng tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

pdf 12 trang kimcuc 3620
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng – giải pháp phát triển sinh kế cho các cộng đồng tộc người thiểu số Mạ, Xtiêng, Chơ Ro ở khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng – giải pháp phát triển sinh kế cho các cộng đồng tộc người thiểu số Mạ, Xtiêng, Chơ Ro ở khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng – giải pháp phát triển sinh kế cho các cộng đồng tộc người thiểu số Mạ, Xtiêng, Chơ Ro ở khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
76 
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG – 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ CHO CÁC CỘNG ĐỒNG 
TỘC NGƢỜI THIỂU SỐ MẠ, XTIÊNG, CHƠ RO 
Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI 
 Nguyễn Đăng Hiệp Phố1 
TÓM TẮT 
Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản 
văn hóa của Việt Nam. Năm 2011, Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai được 
UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Từ khi được công nhận là 
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách 
trong và ngoài nước. Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai có khoảng 11 cộng đồng 
dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mạ, Chơ Ro, Xtiêng là 
những cộng đồng dân cư ít người tại chỗ có tính đại diện cao. Từ khi Khu Dự trữ 
sinh quyển Đồng Nai được thành lập, có nhiều chương trình dự án hỗ trợ phát 
triển kinh tế - xã hội cho tộc người Mạ, Xtiêng, Chơ Ro, đời sống của đồng bào 
cũng đã dần ổn định, song hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những giải 
pháp phát triển sinh kế cho người dân đang được khuyến khích và nhận được được 
sự ủng hộ khai thác là phát triển du lịch cộng đồng gắn với tài nguyên bản địa, 
chia sẻ lợi ích cho người dân tại chỗ và góp phần bảo tồn các giá trị thiên nhiên và 
nhân văn của địa phương. Trên cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch có sự tham gia 
của cộng đồng và kết quả khảo sát thực tế tại cộng đồng, tác giả bài viết đưa ra 
những mô hình giúp phát triển sinh kế cho cộng đồng các tộc người Mạ, Chơ Ro, 
Xtiêng tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai. 
Từ khóa: Du lịch cộng đồng, phát triển sinh kế 
1. Đặt vấn đề 
Trong các trụ cột phát triển kinh tế, 
du lịch là một trong những ngành kinh 
tế năng động nhất trên thế giới hiện nay. 
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế 
giới (UNWTO), có tới 702,6 triệu 
khách du lịch quốc tế trong năm 2002, 
tạo ra thu nhập du lịch trên 500 tỷ đô la. 
Số thu nhập trên chiếm hơn 8% tổng 
kim ngạch xuất khẩu thế giới, bằng 
khoảng 1/3 doanh thu khối dịch vụ của 
cả thế giới. Du lịch sẽ nhanh chóng trở 
thành bộ phận quan trọng nhất của 
thương mại quốc tế. Du lịch nội địa 
cũng có vị trí rất quan trọng và đến nay 
du lịch nếu cộng cả du lịch quốc tế và 
du lịch nội địa đã trở thành ngành “công 
nghiệp” lớn nhất hành tinh. Theo dự 
báo của UNWTO, sẽ có khoảng 1,6 tỷ 
lư t h ch du lịch quốc tế vào năm 
2020. Doanh thu từ du lịch quốc tế sẽ 
vào khoảng 2.000 tỷ đô la vào năm 
2020 [1]. Du lịch nội địa sẽ tiếp tục mở 
rộng tại nhiều nước trên phạm vi toàn 
cầu, trong đó khu vực Đông Á và Thái 
Bình Dương có tốc độ tăng trưởng du 
lịch nhanh nhất. 
Ở Việt Nam, du lịch phát triển với tư 
cách là một ngành kinh tế từ những năm 
đầu của thập kỷ 90, gắn liền với chính 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: hieppho2013@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
77 
sách mở cửa, hội nhập và giữ đư c sự 
tăng trưởng liên tục cho dù chịu ảnh 
hưởng của những yếu tố như cuộc khủng 
hoảng kinh tế khu vực (1997-1998); dịch 
SARS (2003), v.v Tuy nhiên, sự phát 
triển của du lịch Việt Nam còn chưa 
tương xứng với vị trí, tiềm năng du lịch 
và đang đối mặt với nhiều thách thức, 
tiềm ẩn những yếu tố gây nên sự phát 
triển thiếu bền vững. Đây là một trong 
những nguy n nhân hiến số ngày lưu 
trú trung bình; chi tiêu trung bình của 
khách còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh 
du lịch chưa đư c như mong muốn. Du 
lịch Việt Nam hiện đang đứng trước 
những thách thức to lớn trong quá trình 
hội nhập với khu vực và quốc tế; đặc 
biệt trong bối cảnh thực hiện theo cơ chế 
thị trường, sẽ phải đối đầu, cạnh tranh 
đối khu vực và quốc tế. 
Thực tế đặt ra đối với phát triển du 
lịch bền vững ở Việt Nam trong quá 
trình hội nhập khu vực và quốc tế phải 
phù h p với nguyên tắc phát triển du 
lịch đã đư c x c định tại Điều 5, Luật 
Du lịch: “Ph t triển du lịch bền vững, 
theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài 
hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; 
phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo 
hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; 
bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài 
nguyên du lịch”. 
Điều này càng trở n n quan trọng 
trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện 
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, 
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành 
Trung ương hóa X về nông nghiệp, 
nông dân, nông thôn; thực hiện Chương 
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông 
thôn mới với mục ti u hàng đầu là nâng 
cao thu nhập cho người dân, bên cạnh 
đó tăng cường xây dựng nếp sống văn 
hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc là nhiện vụ 
then chốt. 
Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai 
nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di 
sản văn hóa của Việt Nam, thuộc tiểu 
vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu 
vực SA5 - lưu vực sông Đồng Nai - 
WWF), trong hệ sinh th i Trường Sơn, 
một trong 200 vùng sinh thái quan trọng 
thế giới cần ưu ti n bảo tồn và phát 
triển đư c x c định bởi Quỹ Bảo tồn 
Việt Nam. Năm 2011, Khu Dự trữ sinh 
quyển Đồng Nai đư c UNESCO công 
nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới 
và trở thành điểm du lịch hấp dẫn du 
 h ch trong và ngoài nước. Trong 
khoảng 11 cộng đồng dân tộc anh em 
đang sinh sống ở Khu Dự trữ sinh 
quyển Đồng Nai có cộng đồng dân tộc 
Mạ, Chơ Ro, Xtiêng là những cộng 
đồng dân cư ít người tại chỗ có tính đại 
diện cao. Từ khi Khu Dự trữ sinh quyển 
Đồng Nai đư c thành lập, nhiều chương 
trình dự án hỗ tr phát triển kinh tế - xã 
hội đư c triển khai, đời sống của đồng 
bào cũng đã dần ổn định, song hiện vẫn 
còn nhiều hó hăn, tài nguy n rừng và 
đa dạng sinh học vẫn bị xâm phạm. 
Hoạt động sinh kế của các tộc người 
như canh t c nương rẫy, các hoạt động 
săn bắn, khai thác lâm sản hiện vẫn còn 
diễn ra. 
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có 
thể đảm bảo sự phát triển sinh kế cho 
cộng đồng người Mạ, Xtiêng, Chơ Ro, 
gắn với việc duy trì hệ sinh thái môi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
78 
trường cảnh quan Khu Dự trữ sinh 
quyển Đồng Nai? Một trong những giải 
pháp cho phát triển sinh kế cho người 
dân đang đư c khuyến khích và nhận 
đư c đư c sự ủng hộ khai thác là phát 
triển du lịch cộng đồng gắn với tài 
nguyên bản địa, chia sẻ l i ích cho 
người dân tại chỗ và góp phần bảo tồn 
các giá trị thi n nhi n và nhân văn của 
địa phương. Tộc người Mạ, Xtiêng, 
Chơ Ro cùng sinh sống trên một vùng 
đất đã góp phần tạo nên những nét độc 
đ o ri ng có. C c phong tục tập quán từ 
bao đời nay vẫn đư c lưu giữ và bảo 
tồn cho đến ngày nay như một nét đẹp 
đặc trưng. Đây sẽ là hình mẫu về bảo 
tồn đa mục đích - một mô hình phát 
triển bền vững hài hòa giữa con người 
và thiên nhiên dựa trên sự đa dạng sinh 
học và đa dạng văn hóa. Tr n cơ sở lý 
thuyết về phát triển du lịch có sự tham 
gia của cộng đồng và kết quả khảo sát 
thực tế tại cộng đồng, tác giả bài viết 
đưa ra những mô hình giúp phát triển 
sinh kế cho cộng đồng các tộc người 
Mạ, Chơ Ro, Xtiêng tại Khu Dự trữ 
sinh quyển Đồng Nai. 
2. Vài nét về du lịch cộng đồng 
Du lịch cộng đồng (community - 
based tourism) (DLCĐ) hay du lịch có 
sự tham gia của cộng đồng (community - 
paticipation in tourism) đư c các nhà 
nghiên cứu trên thế giới đề cập trong 
c c chương trình nghi n cứu như: Tổ 
chức Pachamana (Giới thiệu và bảo tồn 
văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đưa 
ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là 
loại hình du lịch mà du khách từ bên 
ngoài đến với cộng đồng địa phương 
để tìm hiểu về phong tục, lối sống, 
niềm tin và đư c thưởng thức ẩm thực 
địa phương. Cộng đồng địa phương 
kiểm soát cả những t c động và những 
l i ích thông qua quá trình tham gia 
vào hình thức du lịch này, từ đó tăng 
cường khả năng tự quản, tăng cường 
phương thức sinh kế và phát huy giá trị 
truyền thống của địa phương” [2]. Tổ 
chức hướng đến việc hỗ tr các nghiên 
cứu, huy động nguồn lực tài chính 
trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái 
tự nhi n và văn hóa cho c c quốc gia 
đang ph t triển trên thế giới (Istituto 
Oikos) trình bày quan điểm về DLCĐ: 
“Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch 
mà du khách từ b n ngoài đến, có lưu 
trú qua đ m tại không gian sinh sống 
của cộng đồng địa phương (các cộng 
đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng 
nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có 
điều kiện kinh tế hó hăn). Thông qua 
đó du h ch có cơ hội khám phá môi 
trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm 
hiểu các giá trị về văn hóa truyền 
thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản 
địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội 
thụ hưởng các l i ích kinh tế từ việc 
tham gia vào các hoạt động khám phá 
dựa trên các giá trị về tự nhi n và văn 
hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa 
phương sinh sống”. Hoặc như Tổ chức 
mạng lưới du lịch bền vững (DLBV) vì 
người nghèo đã n u: “Du lịch cộng 
đồng là một loại hình du lịch bền vững 
thúc đẩy các chiến lư c vì người nghèo 
trong môi trường cộng đồng. Các sáng 
kiến của du lịch cộng đồng nhằm vào 
mục tiêu thu hút sự tham gia của người 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
79 
dân địa phương vào việc vận hành và 
quản lý các dự án du lịch nhỏ như một 
phương tiện giảm nghèo và mang lại 
thu nhập thay thế cho cộng đồng, 
khuyến khích tôn trọng các truyền 
thống văn hóa địa phương cũng như 
các di sản thi n nhi n” [2]. 
Nghiên cứu về DLCĐ cũng đư c 
các tác giả Việt Nam quan tâm. Tác giả 
Trần Thị Mai cho rằng: “Du lịch cộng 
đồng là hoạt động tương hỗ giứa c c đối 
tác liên quan, nhằm mang lại l i ích về 
kinh tế cho cộng đồng dân cư địa 
phương, bảo vệ đư c môi trường và 
mang đến cho du khách kinh nghiệm 
mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát 
triển kinh tế - xã hội của địa phương có 
dự án” [3]. Tác giả Võ Quế đưa ra đề 
xuất: “Du lịch dựa vào cộng đồng là 
phương thức phát triển du lịch trong đó 
cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các 
dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời 
tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên 
và môi trường, cộng đồng đư c hưởng 
quyền l i về vật chất và tinh thần từ 
phát triển du lịch và bảo tồn tự nhi n” 
[4]. Tác giả Bùi Thị Hải Yến thì cho 
rằng: “Du lịch cộng đồng có thể hiểu là 
phương thức phát triển bền vững mà ở 
đó cộng đồng địa phương có sự tham 
gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai 
đoạn phát triển và mọi hoạt động du 
lịch. Cộng đồng nhận đư c sự h p tác, 
hỗ tr của các tổ chức, cá nhân trong 
nước và quốc tế; của chính quyền địa 
phương cũng như chính phủ và nhận 
đự c phần lớn l i nhuận thu đư c từ 
hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng 
đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi 
trường du lịch bền vững, đ p ứng các 
nhu cầu du lịch phong phú, có chất 
lư ng cao và h p lý của du h ch” [5]. 
Các tác giả Bùi Thị Ngọc Trang, Dương 
Đức Minh cho rằng: Du lịch cộng đồng 
chứa đựng các nội dung chủ yếu gồm: 
1) Du khách là tác nhân bên ngoài, là 
tiền đề mang lại l i ích kinh tế và sẽ có 
những t c động nhất định kèm theo việc 
thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh 
thái tự nhi n và văn hóa hi đến với 
một cộng đồng địa phương cụ thể. 2) 
Cộng đồng địa phương là người kiểm 
soát các giá trị về mặt tài nguyên du 
lịch để hỗ tr du h ch có cơ hội tìm 
hiểu và nâng cao nhận thức của mình 
 hi có cơ hội tiếp cận hệ thống tài 
nguyên du lịch tại không gian sinh sống 
của cộng đồng địa phương. 3) Cộng 
đồng địa phương sẽ nhận đư c l i ích 
về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết 
về đặc điểm tính cách của du khách 
cũng như có cơ hội nắm bắt các thông 
tin bên ngoài từ du khách. 4) Cộng đồng 
địa phương ngày càng đư c tăng cường 
về khả năng tổ chức, vận hành và thực 
hiện các hoạt động, xây dựng các sản 
phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Từ 
đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai 
trò làm chủ của mình [6]. 
Cùng với du lịch cộng đồng, khái 
niệm du lịch sinh thái (DLST); du lịch 
bền vững cũng đư c xem xét trong các 
nghiên cứu. Liên minh Quốc tế Bảo tồn 
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, 
viết tắt là IUCN cho rằng: “Du lịch sinh 
thái là hoạt động tham quan và du lịch 
có trách nhiệm với môi trường tại các 
điểm tự nhiên không bị tàn phá để 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
80 
thưởng thức thi n nhi n và c c đặc 
điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ 
hoặc đang hiện hành, qua đó huyến 
khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những 
t c động tiêu cực do khách tham quan 
gây ra, và tạo l i ích cho những người 
dân địa phương tham gia tích cực.” 
Hoặc như một số cách hiểu: “Du lịch 
sinh thái là một loại hình du lịch dựa 
vào thiên nhi n và văn hóa bản địa gắn 
với giáo dục môi trường, có đóng góp 
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững 
với sự tham gia tích cực của cộng đồng 
địa phương” [7]. “Du lịch sinh thái là 
việc di chuyển và tham quan đến các 
vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm 
với môi trường để tận hưởng và đ nh 
giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc 
điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong 
quá khứ và cả hiện tại) theo cách 
khuyến cáo về bảo tồn, có t c động thấp 
từ du khách và mang lại những l i ích 
cho sự tham gia chủ động về kinh tế - 
xã hội của cộng đồng địa phương” [8]. 
Như vậy, có thể thấy việc tham gia 
của cộng đồng trong hoạt động du lịch 
là một trong giải pháp góp phần giải 
quyết bài toán nan giải hiện nay giữa 
công tác bảo tồn và phát triển. Làm thế 
nào để vừa khai thác các giá trị tự nhiên 
và văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu đa 
dạng của khách du lịch vừa đảm bảo sự 
đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các 
nguồn tài nguyên, duy trì đư c sự toàn 
vẹn văn hóa để phát triển du lịch trong 
tương lai, bảo vệ môi trường và góp 
phần nâng cao mức sống của cộng đồng 
địa phương. Sự tham gia một cách tích 
cực của cộng đồng đư c xem là động 
lực có giá trị mạnh mẽ cho việc duy trì 
phát triển du lịch một cách bền vững, ổn 
định và lâu dài. 
3. Du lịch cộng đồng tộc ngƣời 
Mạ, Xtiêng, Chơ Ro ở Khu Dự trữ 
sinh quyển Đồng Nai - tiềm năng, cơ 
hội và những thách thức 
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí 
Minh hơn 50 km, Khu Dự trữ sinh 
quyển Đồng Nai thu hút du khách với 
hệ thống rừng thuộc hệ sinh thái 
Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh 
thái quan trọng thế giới đư c x c định 
trong “Global 200 Ecoregions”. Đây là 
một trong những khu rừng đặc dụng có 
diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam, có 
hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng 
miền Đông Nam Bộ, tồn tại nhiều loài 
động vật hoang dã, trong đó có nhiều 
loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng 
nằm trong S ch Đỏ Việt Nam và Sách 
Đỏ IUCN. Đặc biệt, nơi đây là nơi sinh 
sống lâu đời của các cộng đồng tộc 
người Mạ, Chơ Ro, Xtiêng với nếp sống 
thân tình, mộc mạc và căn cứ Chiến khu 
Đ nổi tiếng trong lịch sử. Đây là những 
l i thế quan trọng để Khu Dự trữ sinh 
quyển Đồng Nai x c định hướng khai 
thác và phát triển du lịch trong tương 
lai. Một trong những hình thức đang 
đư c khuyến khích và nhận đư c sự 
ủng hộ khai thác là phát triển du lịch 
cộng đồng gắn với tài nguyên bản địa, 
chia sẻ l i ích cho người dân tại chỗ và 
góp phần bảo tồn các giá trị tự nhiên và 
nhân văn của địa phương. 
Trong giai đoạn 2010 - 2017, tốc độ 
tăng trưởng trung bình về số lư t khách 
đạt 23,87%, đây là mức tăng trưởng cao 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
81 
so với c c hu, điểm du lịch tr  ... thiện với môi trường như tre, gỗ, lá 
kè, mây. Dự án tạo tiền đề để phát triển 
và mở rộng các hoạt động du lịch sinh 
thái gắn liền với bảo tồn và cải thiện 
sinh kế cho người dân sinh sống ở trong 
và xung quanh khu bảo tồn. Ngoài việc 
hỗ tr xây dựng nhà đón tiếp khách du 
lịch cộng đồng, tổ chức WWF còn hỗ 
tr cho Vườn quốc gia Cát Tiên xây 
dựng trang web www.namcattien.vn/ 
www.cattiennationalpark.vn; tổ chức 
các lớp đào tạo, nâng cao kỹ năng quản 
lý cho nhân lực Vườn quốc gia Cát 
Ti n; hướng dẫn người dân ở các bản 
dân tộc ít người tại địa phương tham gia 
các lớp đào tạo, tham quan để học về kỹ 
năng phục vụ du lịch (như biểu diễn 
cồng chiêng, múa hát dân tộc, lễ tân, 
nấu ăn, ỹ năng hướng dẫn du lịch, dệt 
thổ cẩm, thí điểm mô hình trồng rau 
sạch, xây dựng kế hoạch inh doanh); 
xây dựng Chiến lư c phát triển du lịch 
sinh th i cho Vườn quốc gia Cát Tiên 
giai đoạn 2011 - 2015; cải thiện hệ 
thống bản đồ du lịch; in ấn tài liệu giới 
thiệu cho khách du lịch biết đến khu du 
lịch này Kết quả lư ng khách du lịch 
đến Vườn quốc gia Cát Tiên mỗi ngày 
một tăng, hẳng định hiệu quả của các 
dự n mà WWF đã thực hiện. Đó là tiền 
đề tốt đẹp để WWF - Việt Nam tiếp tục 
phát triển và mở rộng các hoạt động du 
lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn và cải 
thiện sinh kế cho người dân sinh sống ở 
trong và xung quanh các khu bảo tồn. 
 Tuy nhiên, việc khai thác và phát 
triển du lịch tại Khu Bảo tồn Thiên 
nhiên - Văn hóa Đồng Nai nói chung và 
thực tế khai thác và phát triển du lịch 
cộng đồng, đặc biệt là ở các cộng đồng 
tộc người Mạ, Xtiêng, Chơ Ro – cộng 
đồng cư dân bản địa tại chỗ nơi đây vẫn 
còn nhiều hạn chế. Nổi bật là các dịch 
vụ du lịch đư c triển khai thực hiện còn 
rời rạc, chưa đư c gắn kết thành một hệ 
thống để xây dựng chuỗi cung ứng dịch 
vụ du lịch liên hoàn. Việc kiến tạo các 
hoạt động trải nghiệm thực hành thú vị, 
độc đ o và hấp dẫn cho du khách khi 
tìm hiểu về giá trị tài nguyên du lịch tại 
cộng đồng còn hạn chế. 
Tính đến thời điểm hiện tại, các dự 
án du lịch cộng đồng tại Khu Dự trữ 
sinh quyển Đồng Nai chỉ có duy nhất 
một nhà tiếp đón du lịch cộng đồng Tà 
Lài thuộc xã Tà Lài, huyện Tân Phú, 
tỉnh Đồng Nai do WWF tài tr triển 
khai từ năm 2008 và giao cho Tổ h p 
du lịch sinh thái cộng đồng Tà Lài và 
Công ty Viet Adventure (TP. Hồ Chí 
Minh) liên kết khai thác. Tham gia vào 
các hoạt động du lịch chỉ có cộng đồng 
người Mạ ở ấp 4, cộng đồng người Tày 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
83 
ở ấp 7, xã Tà Lài nhưng số lư ng không 
đ ng ể (4 người và chỉ tham gia những 
công việc phụ như bảo vệ, tạp vụ, 
hướng dẫn khách). Các sản phẩm du 
lịch rất đơn điệu và gần như chưa có 
một dịch vụ nào có thể giữ chân du 
khách về đ m; các sản phẩm ẩm thực 
đặc trưng tộc người chưa đư c khai 
thác phục vụ du khách. Mặc dù tốc độ 
tăng trưởng về khách du lịch đến Khu 
Dự trữ sinh quyển tương đối cao trong 
những năm qua nhưng còn thấp so với 
các khu bảo tồn, vườn quốc gia khác 
trong nước; thị trường du lịch chưa ổn 
định, chưa x c định thị trường tiềm 
năng, đặc biệt là thị trường khách du 
lịch quốc tế; c c cơ sở dịch vụ phục vụ 
khách du lịch còn thiếu, chưa đ p ứng 
nhu cầu du lịch, đặc biệt là dịch vụ vui 
chơi giải trí... 
 Chính các mặt hạn chế này phần 
nào tạo n n “độ ch nh” giữa kỳ vọng 
thông qua các ấn phẩm truyền thông và 
thực tế cảm nhận của du h ch hi đến 
Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, đặc 
biệt là bài toán giúp cải thiện sinh kế 
cho cộng đồng tộc người Mạ, Xtiêng, 
Chơ Ro - cộng đồng cư dân thiểu số tại 
chỗ nơi đây gắn với việc duy trì hệ sinh 
th i môi trường cảnh quan Khu Dự trữ 
sinh quyển. 
4. Xây dựng mô hình du lịch 
cộng đồng - giải pháp phát triển sinh 
kế cho ngƣời Chơ Ro tại Khu Bảo tồn 
thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai 
Giảm nghèo dựa tr n đa dạng hóa 
sinh kế, tạo công ăn việc làm và thu 
nhập nhưng vẫn đảm bảo, tôn trọng và 
phát triển c c văn hóa truyền thống của 
địa phương, cũng như phải đảm bảo tiêu 
chí bảo vệ môi trường và phát triển 
cộng đồng bền vững là mô hình giảm 
nghèo của Oxfam dựa trên lý thuyết 
phát triển sinh kế. Cộng đồng người 
Mạ, Chơ Ro, Xtiêng ở Khu Bảo tồn 
thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai là 
những tộc người thiểu số tại chỗ có tỷ lệ 
hộ nghèo khá cao, hoạt động sinh kế 
chính là nông nghiệp. Vì thế, việc khai 
thác nguồn l i tự nhiên có vai trò quan 
trọng đối với đời sống của họ, nhất là 
với cư dân có truyền thống canh tác 
nương rẫy sinh kế của họ thực chất 
cũng phụ thuộc vào khai thác tự nhiên, 
việc khai thác quá mức dễ dẫn tới tàn 
ph môi trường và hủy hoại đa dạng 
sinh học [9], [10]. 
Chính vì lẽ đó, cần có giải pháp 
chuyển đổi sinh kế, đa dạng hóa sinh kế 
nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng 
cách về sự phát triển so với mặt bằng 
chung của vùng và cả nước. Trong đó, 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng cường 
phát triển công nghiệp dịch vụ nhằm đa 
dạng hóa hoạt động kinh kế phi nông 
nghiệp giúp cải thiện sinh kế cho bà con 
là một lựa chọn tối ưu. Tuy vậy, cộng 
đồng người Mạ, Chơ Ro, Xtiêng ở đây 
gần như chưa biết đến các hoạt động 
kinh doanh du lịch. Vấn đề đặt ra là cần 
nhanh chóng xây dựng các mô hình du 
lịch có sự tham gia của cộng đồng, giúp 
cải thiện sinh kế cho bà con một cách 
tối ưu nhất. Làng người Chơ Ro ở xã 
Phú Lý, làng người Mạ, Xtiêng ở Tà 
Lài với những đặc trưng văn hóa tộc 
người là những địa bàn thích h p để 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
84 
triển khai xây dựng mô hình du lịch 
sinh thái cộng đồng kết h p du lịch sinh 
thái với các loại hình như du lịch 
homestay, du lịch trải nghiệm, khám 
ph thi n nhi n và văn hóa tộc người. 
Tận dụng những ưu thế và đặc thù của 
Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, các 
cộng đồng tộc người Mạ, Chơ Ro, 
Xtiêng ở đây cần chuyển dịch theo 
hướng phát triển các hoạt động du lịch. 
Du lịch trải nghiệm với l i thế là du 
 h ch đư c ba cùng (cùng ăn, cùng ở, 
cùng làm) với người dân bản địa để 
khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn 
hóa, phát triển cộng đồng. Khai thác 
tính độc đ o, chuy n biệt và các sản 
phẩm đặc thù của tri thức bản địa của 
các tộc người như cơm lam, canh bồi, 
rư u cần, các mặt hàng thổ cẩm, đan 
l t gắn với du lịch. Trong nền kinh tế 
nối kết hiện nay “văn hóa mới thực sự 
là cái tạo ra phần giá trị trao đổi chiếm 
tỷ lệ lớn trong hàng hóa trên thị trường. 
Văn hóa sẽ biến mất nếu không tạo ra 
đư c kinh tế. Chỉ hi nào người dân 
sống đư c bằng văn hóa thì hi đó văn 
hóa mới đư c gìn giữ tốt nhất” [11]. Du 
lịch không phải chỉ khai thác cái xác 
của phong cảnh mà phải không ngừng 
bồi đắp hồn cốt cho mỗi chuyến đi. Các 
tour đều phải tích h p văn hóa. Kh ch 
du lịch ngoài ngắm cảnh thiên nhiên 
hoang dã núi rừng còn học các tri thức 
bản địa của đồng bào để sinh tồn trong 
tự nhiên và tiêu thụ các sản vật bản địa. 
Các mô hình du lịch cộng đồng này 
đều do người dân làm chủ hoặc có thể 
kết h p với Khu Bảo tồn nhưng lực 
lư ng tham gia chủ lực là người dân 
bản địa nhằm thu hút lực lư ng lao 
động là người dân bản địa. Người dân 
tham gia vào các dịch vụ hướng dẫn 
viên, tổ chức ẩm thực, biểu diễn nhạc 
cụ dân tộc (cồng chiêng, đàn tre, hèn 
bầu) tổ chức lưu trú tại nhà dài, cung 
cấp các sản phẩm đồ lưu niệm do người 
dân bản địa sáng tạo ra. 
Hơn ai hết, người dân địa phương 
chính là thành tố sống động nhất, là 
người sáng tạo, trao truyền và kế thừa 
những giá trị văn hóa của tộc người. 
Giao tiếp tạo sự gần gũi và thân thiện là 
hiệu quả tốt nhất trong qu trình tương 
tác giữa du khách và cộng đồng địa 
phương. Quan trọng hơn nữa là người 
dân bằng cách tiếp cận tinh tế của mình 
với du khách sẽ có một phần thu nhập 
nhằm cải thiện sinh kế nhưng vẫn tạo 
đư c niềm tin và sự mong muốn h p 
tác của du h ch. Đặc biệt, nhóm cộng 
đồng dân cư địa phương thường xuyên 
tiếp xúc với du khách hoặc có tham gia 
vào việc thực hiện các hoạt động du 
lịch, dịch vụ du lịch và sản phẩm du 
lịch phục vụ cho du khách cần phải đảm 
bảo và duy trì chất lư ng hàng hóa, dịch 
vụ và sản phẩm du lịch phục vụ cho du 
khách, nâng cấp chuỗi giá trị du lịch 
cho địa phương. 
Để làm đư c điều này, trong công 
tác quản lý nhà nước, c c cơ quan có 
thẩm quyền cần chú trọng việc hướng 
dẫn, tạo điều kiện cho người dân hiểu 
và phát triển đúng hướng hình thức 
DLCĐ qua việc ý thức sâu sắc về giá trị 
đặc sắc của văn hóa tộc người, bảo tồn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
85 
văn hóa truyền thống, phong tục tập 
quán của tộc người. Xây dựng câu 
chuyện văn hóa và có c ch truyền tải 
đến du khách những giá trị này bằng 
tình yêu, sự tôn trọng và niềm tự hào. 
Xây dựng một cộng đồng cùng chung 
tay làm du lịch. Trong đó tr ch nhiệm 
xã hội của doanh nghiệp giúp cải tiến 
kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, làm truyền 
thông, tiêu thụ sản phẩm sản địa như 
cơm lam, dệt thổ cẩm, rư u cần, thuốc 
nam, nghề đan l t 
Khám phá thiên nhiên - trải nghiệm 
văn hóa - phát triển cộng đồng là ba yếu 
tố để người dân bản địa cải thiện sinh 
kế, kiếm sống bằng chính văn hóa của 
cha ông, đồng thời gìn giữ và trao 
truyền văn hóa tộc người một cách tốt 
nhất. Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa 
ra tỷ lệ doanh thu của loại hình du lịch 
cộng đồng là 70% phải thuộc về cộng 
đồng, người dân phải đư c hướng dẫn 
để đề xuất mô hình hoạt động, trực tiếp 
điều hành và hưởng l i từ sản phẩm du 
lịch của mình. Trong phát triển mô hình 
du lịch cộng đồng cần mạnh dạn trao 
quyền cho c c địa phương trong việc đề 
xuất và ph t tri n mô hình này, qua đó 
phát huy sự tham gia và làm chủ của 
cộng đồng địa phương với các mục tiêu 
cụ thể như: bảo tồn các nguồn tài 
nguyên thiên nhiên; bảo tồn văn hóa địa 
phương; cải thiện sinh kế cho cộng 
đồng địa phương thông qua cơ chế phân 
phối l i ích đồng đều, bảo đảm người 
dân và doanh nghiệp đều đư c hưởng 
l i và du h ch cũng đư c thụ hưởng 
đầy đủ các sản phẩm du lịch từ chi phí 
họ bỏ ra. Trước khi nghiên cứu và áp 
dụng phương c ch này, Khu Dự trữ sinh 
quyển Đồng Nai cần xây dựng cơ chế 
quản lý và giám sát h p lý, có những 
biện ph p để huy động nguồn lực trong 
việc t i đầu tư và ph t triển kinh tế - xã 
hội của địa phương, thường xuyên tổ 
chức đào tạo cho các bên liên quan 
tham gia DLCĐ, đặc biệt là người dân 
địa phương ở c c điểm đến. 
5. Kết luận 
Trong những năm qua, DLCĐ luôn 
thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ bởi 
những đặc thù riêng, hấp dẫn. DLCĐ là 
một trong những chiến lư c phát triển 
du lịch đư c nhiều quốc gia lựa chọn 
với mục tiêu mang lại l i ích chung cho 
sinh kế của cộng đồng địa phương. Tại 
Việt Nam, DLCĐ là mô hình đã có 
nhiều địa phương hai th c như Quảng 
Nam, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang... 
Trong đó, Lào Cai đã xây dựng đư c 
hàng chục điểm DLCĐ, tập trung chủ 
yếu ở các huyện Sa Pa và Bắc Hà như 
xã Tả Van, Tả Phin, Nậm Sài (huyện Sa 
Pa); Bảo Nhai, Na Hổi, Tà Chải (huyện 
Băc Hà); hoặc Hội An (Quảng Nam) 
cũng là một trong những địa điểm thu 
hút số lư ng lớn khách du lịch mỗi năm 
với hàng chục mô hình DLCĐ với các 
homestay độc đ o. 
Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai 
với hệ cảnh quan sinh thái tự nhiên và 
các giá trị văn hóa độc đ o đang dần 
đẩy mạnh khai thác và phát triển hình 
thức du lịch hấp dẫn, trong đó có du 
lịch cộng đồng. Cộng đồng tộc người 
Mạ, Chơ Ro, Xtiêng đư c xem là điểm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
86 
nhấn quan trọng để tạo nên những sản 
phẩm du lịch độc đ o. Vì thế, việc phát 
triển du lịch có sự tham gia của cộng 
đồng địa phương là quan điểm phát 
triển h p lý. Việc xây dựng mô hình du 
lịch cộng đồng tộc người Mạ, Chơ Ro, 
Xtiêng góp phần đa dạng hóa các loại 
hình, sản phẩm và hoạt động du lịch 
cho Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai 
nhằm phát triển du lịch của địa phương 
giúp cải thiện sinh kế cho người dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thu Trang (2017), “Phát triển du lịch bền vững Đồng Nai”, 
vu%CC%83ng-o%CC%89-do%CC%80ng-nai, (truy cập ngày 2/12/2019) 
2. Emest Canada (Coord.) (2015), “Community-based tourism” 
 (truy cập ngày/12/2019) 
3. Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng - du lịch sình thái: Định nghĩa, đặc 
trưng và quan điểm phát triển, trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch Huế 
4. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, tập 1, Nxb Khoa 
học và Kỹ thuật, Hà Nội 
5. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt 
Nam, Hà Nội 
6. Bùi Thị Ngọc Trang, Dương Đức Minh (2017), “Từ thực tiễn khai thác phát 
triển du lịch: Đề xuất chính sách xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng tại quận 
Thốt Nốt thành phố Cần Thơ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Sustainable Development 
of Tourism Products and Human Resources”, Viện Khoa học giáo dục Văn hóa Thể 
thao và Du lịch 
7. Phạm Trung Lương (2003), Phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, 
khu bảo tồn thiên nhiên với sự tham gia của cộng đồng, Viện Nghiên cứu Phát triển 
Du lịch 
8. Nguyển Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Giáo Dục 
Việt Nam, Hà Nội 
9. Võ Công Nguyện (2006), “Chính s ch di dân và định canh định cư t c động 
đến việc bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững các cộng đồng cư dân ở khu vực 
vườn quốc gia Cát Tiên”, Báo cáo đề tài, Trung tâm Dân tộc học, Viện Khoa học xã 
hội vùng Nam Bộ 
10. Nguyễn Đăng Hiệp Phố, Trương Quang Đạt, “Sinh kế của người Mạ ở Nam 
Tây Nguyên - Đông Nam bộ hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 9 (217), 2016, 
tr. 56-69 
11. Lê Thanh Hải (2016), Giá trị thặng dư trong nền kinh tế kết nối, Nxb Chính 
trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 17 - 2020 ISSN 2354-1482 
87 
BUILDING COMMUNITY-BASED TOURISM – LIVELIHOOD 
DEVELOPMENT SOLUTIONS FOR MA, XTIENG AND CHO RO ETHNIC 
COMMUNITIES AT DONG NAI BIOSPHERE RESERVE 
ABSTRACT 
Dong Nai Biosphere Reserve is part of Vietnam’s special-use forest and cultural 
heritage system. In 2011, it has been recognized as the World Ecological Protection 
Area by UNESCO, which has transformed the area into an attraction for domestic 
and foreign visitors. Dong Nai Ecological Protection Area has about 11 ethnic 
minority communities living in which the Ma, Cho Ro and Xtieng ethnic minorities 
are highly representative local communities. Since the establishment of Dong Nai 
Biosphere Reserve, there have been many projects and programs supporting socio-
economic development for the Ma, Xtieng and Cho Ro ethnic groups, and the lives of 
the people have gradually stabilized. However, there still remain some difficulties. 
One of the solutions for livelihood developments is to enhance community-based 
tourism with indigenous resource, which will be beneficial to the local people. This 
can be contributed to preserving the nature and human value. Based on the theory of 
community-based tourism development and the result conducted in the community, 
the author provides solutions for developing livelihoods for ethnic communities like 
Ma, Cho Ro, and Xtieng in Dong Nai Biosphere Reserve. 
Keywords: Community tourism, livelihood development 
(Received: 4/3/2020, Revised: 13/3/2020, Accepted for publication: 12/5/2020) 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_du_lich_cong_dong_giai_phap_phat_trien_sinh.pdf