Vị thế của tỉnh Đắk Nông trong việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề con đường xanh Tây Nguyên

Việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề cũng chính là cách

thức tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương. Hay nói cách khác

tuyến du lịch chuyên đề là một hình thái biểu hiện của sản phẩm du lịch đặc

thù. Vì vậy, trước khi tìm hiểu tuyến du lịch chuyên đề cần làm rõ nội hàm của

khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù.

Sản phẩm du lịch của điểm đến càng có cá tính, có bản sắc tạo được cảm

xúc mạnh cho du khách thì càng hấp dẫn và kéo dài được thời gian lưu trú của

du khách, khiến du khách nhớ lâu, làm cho du khách muốn quay trở lại và sẽ

quảng bá cho điểm đến. Những không gian như vậy sẽ tạo ra được thương hiệu

riêng cho điểm du lịch. Vì thế việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là việc

cần thiết để nâng cao tính hấp dẫn của điểm đến.

 

pdf 8 trang kimcuc 13780
Bạn đang xem tài liệu "Vị thế của tỉnh Đắk Nông trong việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề con đường xanh Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vị thế của tỉnh Đắk Nông trong việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề con đường xanh Tây Nguyên

Vị thế của tỉnh Đắk Nông trong việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề con đường xanh Tây Nguyên
46 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
 VỊ THẾ CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG 
 VÀ PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH CHUYÊN ĐỀ 
 CON ĐƯỜNG XANH TÂY NGUYÊN
 Dương Đức Minh, Nguyễn Văn Chất*
 1. Cơ sở lý luận 
 1.1. Mối liên hệ giữa sản phẩm du lịch đặc thù và tuyến du lịch 
chuyên đề
 Việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề cũng chính là cách 
thức tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương. Hay nói cách khác 
tuyến du lịch chuyên đề là một hình thái biểu hiện của sản phẩm du lịch đặc 
thù. Vì vậy, trước khi tìm hiểu tuyến du lịch chuyên đề cần làm rõ nội hàm của 
khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù. 
 Sản phẩm du lịch của điểm đến càng có cá tính, có bản sắc tạo được cảm 
xúc mạnh cho du khách thì càng hấp dẫn và kéo dài được thời gian lưu trú của 
du khách, khiến du khách nhớ lâu, làm cho du khách muốn quay trở lại và sẽ 
quảng bá cho điểm đến. Những không gian như vậy sẽ tạo ra được thương hiệu 
riêng cho điểm du lịch. Vì thế việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là việc 
cần thiết để nâng cao tính hấp dẫn của điểm đến.
 Hiện nay việc nghiên cứu và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho các 
địa phương đang được bắt đầu quan tâm nghiên cứu. Một trong những khái 
niệm hiếm hoi về sản phẩm du lịch đặc thù được gợi mở, xây dựng và giới thiệu 
qua bài viết “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao sức cạnh tranh của 
du lịch Việt Nam” của nhà nghiên cứu Phạm Trung Lương. Cụ thể, ông đã xây 
dựng khái niệm này như sau: “Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có 
được yếu tố hấp dẫn, độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên 
du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch; với những 
dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo 
được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Bản chất của hoạt động du lịch 
là đáp ứng nhu cầu thay đổi không gian sống hiện tại để khám phá các không 
gian mới lạ của con người. Vì vậy, yêu cầu thiết yếu nhất đối với các sản phẩm 
du lịch là phải thể hiện được nét đặc trưng độc đáo của không gian du lịch (hay 
còn gọi là không gian của điểm đến), giúp cho du khách cảm nhận được sâu sắc 
các giá trị văn hóa và tự nhiên của không gian đó” [Phạm Trung Lương, 2007].
 Qua đó có thể thấy được, các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đặc thù 
bao gồm 3 nhóm yếu tố sau đây:
 - Nhóm các yếu tố tài nguyên du lịch: bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên 
và tài nguyên du lịch nhân văn.
* Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013 47
 - Nhóm các yếu tố môi trường: bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường 
kinh tế-xã hội.
 - Nhóm các yếu tố dịch vụ: bao gồm dịch vụ tham quan, dịch vụ vui chơi 
giải trí, dịch vụ lưu trú, dịch vụ mua bán, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển...
 Trong các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đặc thù có thể nói tài nguyên 
du lịch đóng vai trò như một mảng màu chủ đạo. Còn các yếu tố môi trường 
và dịch vụ là những mảng màu phụ trợ, góp phần tô điểm, tôn vinh bản sắc 
đặc trưng của tài nguyên để tạo ra một hòa sắc, một sức hút riêng biệt cho sản 
phẩm du lịch của điểm đến. Hay nói cách khác, tài nguyên du lịch là yếu tố góp 
phần quan trọng nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho điểm du lịch và 
đóng vai trò quyết định trong việc tạo sức hút đối với các thị trường gởi khách.
 Tựu chung lại có thể hình dung nội hàm thuật ngữ sản phẩm du lịch đặc 
thù như sau:
 Du lịch là ngành định hướng tài nguyên rất rõ nét, vì thế cốt lõi trong 
việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là nhận diện tài nguyên du lịch độc 
đáo của điểm đến.
 Sản phẩm du lịch đặc thù đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành 
thương hiệu cũng như sức hút, từ đó là cơ sở bền vững để xây dựng thương hiệu 
cho điểm đến.
 Sản phẩm du lịch đặc thù chỉ hoàn chỉnh và thể hiện được hết tính giá trị 
khi nó được xây dựng trên nền tảng cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn nhân lực và 
chính sách quản lý phù hợp của địa phương.
 Tính nổi trội của sản phẩm du lịch gắn với các giá trị tài nguyên thiên 
nhiên mang tính mùa, trong khi đó tính nổi trội của sản phẩm du lịch đặc thù 
gắn với các giá trị văn hóa thì ít biến động vì không bị chi phối bởi các điều 
kiện tự nhiên trong việc thể hiện hình thức chuyển tải giá trị của mình.
 Sản phẩm du lịch đặc thù góp phần định hướng rõ ràng hướng phát triển 
du lịch của điểm đến.
 Cũng như những sản phẩm du lịch khác, sản phẩm du lịch đặc thù chỉ 
chuyển tải hết những giá trị của mình khi có các dịch vụ bổ trợ đi kèm hoàn thiện.
 Có thể hiểu sản phẩm du lịch đặc thù gần gũi với các thuật ngữ: sản phẩm 
du lịch đặc trưng, sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương.
 Từ những nội dung cơ bản của sản phẩm du lịch đặc thù được gợi mở trên 
đây, có thể thấy được cơ sở quan trọng mang tính quyết định đến việc hình 
thành nên tuyến du lịch chuyên đề là giá trị của hệ thống tài nguyên du lịch. 
Chính tính chất tương đối đồng nhất khi xâu chuỗi các giá trị của tài nguyên 
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn theo một chủ đề nhất định là 
nền tảng của việc ra đời các tuyến du lịch chuyên đề. Đồng thời chính sự kết 
hợp của hệ thống tài nguyên du lịch minh họa cho một nội dung nổi bật cũng 
là đòn bẩy tích cực nhằm nâng cao tính độc đáo, hấp dẫn và có khả năng để 
lại nhiều ấn tượng cho du khách trong quá trình triển khai và vận hành các 
tuyến du lịch chuyên đề. Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát triển tuyến du 
48 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
lịch chuyên đề đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ của các địa phương xuất hiện trên 
địa bàn triển khai. Vì vậy có thể thấy được tuyến du lịch chuyên đề còn là một 
biểu hiện rõ nét của sản phẩm du lịch liên vùng.
 Qua đó có thể thấy được tuyến du lịch chuyên đề vừa là hình thái biểu 
hiện của sản phẩm du lịch liên vùng vừa là cách thức tạo nên sản phẩm du lịch 
đặc thù cho địa phương.
 1.2. Đặc điểm tuyến du lịch chuyên đề Con đường xanh Tây Nguyên
 Thuật ngữ “Con đường xanh Tây Nguyên” có thể biết đến như tên gọi của 
tuyến du lịch chuyên đề rất điển hình trên địa bàn Tây Nguyên. Con đường này 
sẽ đi qua cả 5 tỉnh Tây Nguyên, theo chiều bắc nam với trục lộ chính là quốc lộ 
14, qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đến Đắêk 
Nông “Con đường xanh Tây Nguyên” sẽ chia tay với quốc lộ 14 tiếp tục hành 
trình với quốc lộ 28, về với phía nam Tây Nguyên thuộc địa phận của tỉnh Lâm 
Đồng. Có thể hình dung đây là con đường bao quát và trọn vẹn nhất trong ý tưởng 
xây dựng tuyến du lịch theo chuyên đề “Con đường xanh Tây Nguyên”. Ngoài trục 
đường chính này, tùy theo tính chất, thời gian, mục tiêu xây dựng sẽ có những 
cung đường được rút ngắn hơn, hoặc sẽ chuyển theo các hướng khác bám theo 
các trục đường giao thông như quốc lộ 19, 24, 25, 26, 27 và một số tỉnh lộ khác.
 “Con đường xanh Tây Nguyên” sẽ phác họa một cách rõ nét hệ sinh thái - 
kinh tế du lịch của vùng đất Tây Nguyên mà trong đó du lịch sinh thái (DLST) 
là loại hình chủ đạo cho tuyến du lịch theo chuyên đề này. DLST đang ngày 
càng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách. Trong cuộc hành trình khám phá 
DLST du khách có cơ hội vừa tham quan chiêm ngưỡng các vẻ đẹp của khung 
cảnh thiên nhiên, vừa có cơ hội tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Vì 
thế việc quảng bá đưa vào khai thác các dạng tài nguyên du lịch để thực hiện 
loại hình DLST, là việc làm cần được triển khai, phổ biến rộng rãi. Soi chiếu 
trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, nơi đâu cũng có màu xanh của “rừng”, của các 
“vườn quốc gia”, các “khu bảo tồn thiên nhiên”, các hệ sinh thái cây trồng công 
nghiệp dài ngày: cà phê, cao su, trà, dâu tằm, cùng với các dạng địa hình độc đáo 
như thác nước, đèo dốc, hệ thống núi cao, hệ thống hồ nước làm cho cảnh quan 
Tây Nguyên hiện lên thật hùng vĩ, nhiều sức sống. Bên cạnh đó yếu tố sinh thái 
nhân văn đa dạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thổi hồn cho tuyến du 
lịch theo chuyên đề “Con đường xanh Tây Nguyên” thêm màu sắc và hấp dẫn.
 Yếu tố “xanh” trong cụm từ “Con đường xanh Tây Nguyên” chứa đựng cả 
yếu tố sinh thái nhân văn và cả yếu tố sinh thái tự nhiên, nhưng trong đó nền 
tảng vẫn là yếu tố tự nhiên, điều đó thể hiện rõ nét trên quan điểm văn hóa 
bản địa các dân tộc Tây Nguyên được nảy sinh cũng chính từ trong cách thức 
ứng phó với môi trường tự nhiên hình thành nếp sống sinh hoạt và sản xuất 
của mình. Như vậy “Con đường xanh Tây Nguyên” là hành trình đưa du khách 
khám phá không gian núi rừng, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã 
được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của cả nhân loại. 
Hành trình của con đường xanh cho du khách những trải nghiệm để thấy được sự 
thay đổi về bề mặt địa hình của 4 cao nguyên chính với những độ cao khác nhau, 
từ đó cũng có những thay đổi về lớp phủ thực vật, những nét đẹp khác nhau ở 
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013 49
các góc độ khác nhau của khung cảnh thiên nhiên... Như vậy, tuyến du lịch theo 
chuyên đề “Con đường xanh Tây Nguyên” không đơn thuần là việc nối kết một 
cách máy móc các điểm, khu du lịch trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên mà đó là 
tuyến du lịch theo chuyên đề được đầu tư theo chiều sâu, với nội dung cần chuyển 
tải đến du khách “không gian xanh” thật sự của môi trường tự nhiên chứa đựng 
nhiều yếu tố còn hoang sơ, “không gian văn hóa nguyên thủy Đông Nam Á”.
 2. Phân tích các lợi thế phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk 
Nông gắn với việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề 
Con đường xanh Tây Nguyên
 2.1. Vị trí địa lý
 Xét về mặt vị trí địa lý tương đối, vị trí tiếp giáp của Đắk Nông và các khu 
vực lân cận có thể khái quát như sau: phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, 
phía đông và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam và tây nam giáp tỉnh 
Bình Phước và phía tây giáp Vương quốc Campuchia. Việc di chuyển và kết nối 
giữa Đắk Nông với các địa phương khác cũng khá thuận lợi, cụ thể: thông qua 
tuyến quốc lộ 14, từ Đắk Nông đến Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230km (di 
chuyển qua Bình Phước và Bình Dương); thông qua quốc lộ 28 nối Đắk Nông 
với Lâm Đồng và Bình Thuận, từ Đắk Nông đến Đà Lạt khoảng 120km, từ Đắk 
Nông đến Phan Thiết khoảng 160km; khoảng cách giữa Đắk Nông và Buôn Ma 
Thuột (Đắk Lắk) vào khoảng 120km.
 Trong tương lai, khi dự án tuyến đường sắt Đắk Nông - Chơn Thành - Dĩ 
An ra cảng Thị Vải được xây dựng còn là cơ hội thuận lợi giúp cho việc thông 
thương giữa Đắk Nông và các tỉnh Đông Nam Bộ được đẩy mạnh.(1)
 Đắk Nông còn sở hữu gần 130km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh 
Mondulkiri, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Đăk Per nối thông với Mondulkiri, 
Kratie’, Kandal, Phnom Penh, Siem Reap của Vương quốc Campuchia.(2)
 Vì thế, có thể thấy được Đắk Nông có vị trí chiến lược tại hành lang kinh 
tế phía Tây của khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt Đắk Nông là cầu nối quan trọng 
trong việc liên kết giữa khu vực Bắc Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên trong việc 
đảm bảo sự vận hành liền mạch và xuyên suốt của tuyến du lịch chuyên đề Con 
đường xanh Tây Nguyên. Hơn thế nữa với vị trí địa lý liền kề với vùng kinh tế 
trọng điểm phía Nam, Đắk Nông hoàn toàn có cơ hội là điểm khởi đầu cho hành 
trình tuyến du lịch chuyên đề Con đường xanh Tây Nguyên theo chiều nam bắc 
với việc tiếp nhận nguồn khách từ điểm xuất phát là Thành phố Hồ Chí Minh - 
thị trường gởi khách truyền thống tại khu vực phía Nam. Vị trí địa lý còn mang 
đến cho Đắk Nông thêm một giá trị tích cực nữa là khả năng liên kết giữa Đắk 
Nông và các địa phương có sức hút lâu đời trong việc phát triển du lịch tại Tây 
Nguyên tương đối dễ dàng và nhanh chóng.
 Song song với những giá trị tích cực của vị trị địa lý của Đắk Nông trong 
việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề Con đường xanh Tây 
Nguyên, vị trí địa lý hiện tại còn là điều kiện tích cực giúp Đắk Nông có thể 
tham gia và khẳng định được vị thế của chính mình trong việc xây dựng và 
phát triển tuyến du lịch chuyên đề “Đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ - Con 
đường huyền thoại 559”.
50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
 Khi nhìn nhận vai trò của vị trí địa lý ở tầm vĩ mô, khả năng liên kết 
phát triển du lịch của Đắk Nông và khu vực biên giới Campuchia cũng cần được 
quan tâm và lượng giá một cách nghiêm túc trong tương lai.
 Như vậy, nằm ở phía tây nam của khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông là cửa 
ngõ quan trọng trong việc hình thành các xu hướng giao lưu phát triển kinh 
tế-văn hóa và xã hội cho toàn bộ khu vực.
 2.2. Tài nguyên du lịch
 Hệ thống tài nguyên du lịch của Đắk Nông là một mắt xích quan trọng 
trong việc đóng góp vào giá trị cộng hưởng cho toàn bộ hệ thống tài nguyên du 
lịch của các tỉnh Tây Nguyên.
 Trong hành trình khám phá tỉnh Đắk Nông, địa hình là “yếu tố động 
tương đối” khi di chuyển bằng những phương tiện giao thông khác nhau nhưng 
có ý nghĩa quan trọng để tạo nên những “điểm nhấn” trong dòng cảm xúc của 
du khách khi chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên. 
 Trên nền chung là địa hình cao nguyên với độ cao trung bình từ 600-700m 
so với mực nước biển,(3) Đắk Nông cũng có những đặc điểm riêng về tài nguyên 
địa hình để phục vụ phát triển du lịch.
 Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, 
thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nô. Khu vực này tương đối bằng phẳng, 
có độ dốc từ 0-30o, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp 
ngắn ngày. Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung 
bình trên 800m, độ dốc trên 150o. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất 
thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp. Địa hình núi 
phân bố trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh 
và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển 
cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu.(4)
 Như vậy Đắk Nông tồn tại 3 dạng địa hình cơ bản: thung lũng (khu vực 
đông bắc), cao nguyên (trung tâm) và đồi núi (phía nam). Yếu tố cảnh quan có 
sự tiến triển theo độ cao từ bắc vào nam. Đây cũng là nét độc đáo giúp du khách 
có được góc quan sát và cảm nhận sự chuyển tiếp giữa các khu vực cảnh quan 
có độ cao khác nhau.
 Tính chất phân bậc rõ nét của địa hình cùng với sự xâm thực không đều 
là những nguyên nhân dẫn đến các dòng sông, dòng suối có sự hạ thấp đột 
ngột và hình thành nên những ngọn thác tuyệt đẹp tại Đắk Nông. Điển hình 
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có các thác nước: Dray Sap (được xem là thác nước 
hùng vĩ bậc nhất Tây Nguyên), Trinh Nữ, Gia Long, Dak Glung, Liên Nung, 
Lưu Ly Các thác nước này là sản phẩm của dòng Sêrêpôk ở phía bắc và sông 
Đồng Nai ở phía nam.
 Cụm từ “thác bạc rừng xanh” rất gần gũi trong tư duy của đồng bào các 
dân tộc bản địa đang sinh sống tại Đắk Nông. Vì đơn giản rằng các thác nước 
đều được che chở bởi các cánh rừng, được tạo thành từ các nguồn nước góp phần 
nuôi dưỡng các sinh vật của rừng xanh.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013 51
 Điều đó có nghĩa là khi đến với các thác nước tại Đắk Nông, du khách còn 
có cơ hội tiếp cận và chiêm ngưỡng lớp phủ thực vật đặc trưng của hệ sinh thái 
rừng thường xanh và rừng khộp.
 Rừng thường xanh phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa lớn, độ 
ẩm cao, tầng đất sâu như Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong, Tuy Đức. Rừng khộp 
phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa thấp, điều kiện khắc nghiệt, các 
vùng lập địa xấu như bắc Đắk Mil, Cư Jút.(5) Các điểm đến nổi bật đại diện cho 
lớp phủ thực vật trên địa bàn Đắk Nông là Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung 
và Tà Đùng. Cảnh quan thiên nhiên chịu tác động của tính mùa khá rõ nét. Mùa 
mưa kéo dài gây nên những trở ngại nhất định cho hoạt động du lịch đặc biệt 
là việc thực hiện các loại hình du lịch ngoài trời, giao thông khó khăn hơn. Để 
khắc phục những hạn chế cố hữu này cần có những nỗ lực rất lớn của các tổ chức, 
đơn vị quản lý và kinh doanh du lịch của địa phương. Nhưng trên thực tế, khi du 
khách đến với Đắk Nông vào mùa mưa thì bức tranh thiên nhiên hiện ra cũng 
có những nét đẹp riêng. Khó khăn không phải lúc nào cũng là bất lợi. Thời gian 
diễn ra mùa mưa cũng là thời điểm mà tự nhiên thực hiện những chu trình nảy 
nở tái sinh của mình. Vì thế khi du khách đến Đắk Nông vào mùa mưa cũng là 
cơ hội cho họ cảm nhận những tính chất khác nhau trong sự thay đổi của khí hậu 
dẫn đến sự thay đổi của các khung cảnh tự nhiên theo thời gian.
 Hệ thống các thác nước là dạng tài nguyên du lịch nổi bật và là nhân tố 
tạo được điểm nhấn trong việc tổ chức các hoạt động tham quan cho du khách. 
Hay nói cách khác, các thác nước ở Đắk Nông là một trong những nguồn tài 
nguyên du lịch rất quý giá khi đưa vào khai thác phục vụ cho nhu cầu của du 
khách. Như vậy, trong hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên, hệ sinh thái tổ 
hợp thác-rừng tại Đắk Nông là những điểm đến song hành chứa đựng nhiều 
khả năng tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo và ấn tượng dành cho du khách trong 
việc xây dựng các chương trình tham quan gắn liền với tuyến du lịch chuyên đề 
Con đường xanh Tây Nguyên.
 Hệ thống tài nguyên du lịch đặc sắc của Đắk Nông còn được biểu hiện 
thông qua tài nguyên du lịch nhân văn. Giá trị nổi bật nhất ở khía cạnh tài 
nguyên du lịch nhân văn của Đắk Nông là văn hóa tổ chức đời sống, sản xuất 
và sinh hoạt của cư dân bản địa.
 Môi trường tự nhiên là một trong những điều kiện hình thành nên bản sắc 
văn hóa được thể hiện rõ nét qua đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân. Tại 
vùng đất cao nguyên M’Nông không gian rừng bao phủ trên lớp địa hình thung 
lũng - cao nguyên và đồi núi đã tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng của cộng đồng 
các dân tộc đã sinh sống lâu đời trên địa bàn Tây Nguyên. Có thể nói bức tranh 
văn hóa Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng mang đậm yếu tố “văn hóa 
rừng” và “nếp sống nương rẫy”. Các dân tộc bản địa tiêu biểu của Đắk Nông là cộng 
đồng dân tộc Mơ Nông và dân tộc Mạ. Cả hai cộng đồng dân tộc này vẫn còn lưu 
giữ những giá trị văn hóa truyền thống rất đáng chú ý.
 Hơn thế nữa Đắk Nông là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời trong 
không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng 
đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của 
nhân loại” vào năm 2005.
52 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
 Giá trị của cồng chiêng không chỉ ở kỹ thuật diễn tấu mà còn mang cả ý 
nghĩa tâm linh. Cồng chiêng đại diện cho văn hóa Tây Nguyên, được sử dụng 
trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Khi âm thanh của cồng chiêng 
vang lên, cư dân bản địa Tây Nguyên quan niệm có thể giúp con người thông 
tin trực tiếp đến các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa các thành viên trong 
cộng đồng. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời con người đã nghe tiếng chiêng chào 
đón, khi lớn lên dựng vợ gả chồng, tiếng chiêng lại rộn ràng trong ngày vui 
hạnh phúc và khi vĩnh biệt với cuộc sống hiện tại tiếng chiêng lại đưa con 
người về với một thế giới tâm linh khác. Cồng chiêng không được sử dụng một 
cách bừa bãi mà chỉ được sử dụng trong các lễ nghi của gia đình và buôn làng, 
trong những dịp tiếp khách quý. Cồng chiêng đem lại sự thiêng liêng cho cuộc 
sống, khiến con người cảm thấy được sống trong một không gian thanh cao và 
tâm linh huyền ảo. Chính những sự kết hợp đầy cung bậc của những dụng cụ 
âm nhạc nói trên đã tạo nên nét đặc trưng rất riêng trong đời sống văn hóa 
nghệ thuật của đồng bào dân tộc Mơ Nông, Mạ nói riêng và cộng đồng các dân 
tộc đang sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên nói chung.
 Như vậy, gắn liền với tuyến du lịch chuyên đề Con đường xanh Tây 
Nguyên, tư duy “văn hóa rừng” là yếu tố độc đáo có thể chuyển tải những giá trị 
đặc sắc cho du khách thông qua nếp sống, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của 
hai cộng đồng dân tộc thiểu số Mơ Nông và Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
 3. Thay lời kết
 Việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề Con đường xanh Tây 
Nguyên phần lớn dựa trên nền tảng của hệ thống tài nguyên du lịch. Xét trên 
địa bàn tỉnh Đắk Nông, lợi thế trong quá trình liên kết hình thành tuyến du 
lịch là giá trị nổi bật của yếu tố cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa. 
Các giá trị cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa là những yếu tố nhạy 
cảm dễ bị tổn thương và chịu những ảnh hưởng của hoạt động du lịch, vì thế, 
cần lưu tâm đến vấn đề bảo vệ các giá trị tài nguyên du lịch. Trong công tác 
bảo vệ các giá trị tài nguyên du lịch, vấn đề nổi bật hàng đầu là việc bảo vệ tài 
nguyên rừng quý giá.
 Bức tranh văn hóa của Đắk Nông còn chứa đựng nhiều giá trị nguyên bản, 
đặc sắc. Nhưng hiện nay trước nhịp sống ngày càng sôi động, việc giao lưu tiếp 
cận với các nền văn hóa hiện đại ngày càng phát triển. Văn hóa bản địa sẽ có 
những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Thế hệ kế thừa và tiếp nối, giữ gìn nền 
văn hóa bản địa là những người trẻ tuổi. Nhưng thực tế phản ánh những thay 
đổi khá nhiều trong tư duy, nếp sống của thế hệ trẻ. Việc tiếp thu những giá trị 
mới là không xấu, nhưng đôi khi có những ảnh hưởng rất nghiêm trọng, khiến 
lớp trẻ dần quên đi những nếp sống truyền thống của cộng đồng. Vì thế việc 
giáo dục, lưu truyền những giá trị văn hóa cho các thế hệ tiếp nối và giữ gìn 
những giá trị văn hóa tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại đây 
là hết sức cần thiết. Việc sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị văn hóa 
truyền thống giúp cho việc nhận thức và hiểu biết về văn hóa bản địa của khu 
vực thêm sâu sắc, vì thế nên tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi 
nhất cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm ra những giá trị tiêu biểu của nền 
văn hóa tại địa phương để đóng góp cho vốn tri thức khoa học xã hội, đồng thời 
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013 53
là nguồn tài liệu quý giá để chuyển tải những nội dung chính xác nhất về nền 
văn hóa bản địa đến với du khách trong quá trình tổ chức khai thác và phát 
triển tuyến du lịch chuyên đề Con đường xanh Tây Nguyên.
 D Đ M - N V C
CHÚ THÍCH
(1) 
(2) ới-thiệu-đắk-nông.html
(3) 
(4) 
(5) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Trung Lương, 2007, “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao sức cạnh tranh 
 của du lịch Việt Nam”, tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 08 năm 2007 
2. Các trang thông tin điện tử
 - 
 -  
 - 
 - 
TÓM TẮT
 Không gian tự nhiên và không gian văn hóa của Tây Nguyên chứa đựng nhiều tiềm năng có 
thể xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch liên vùng. Sản phẩm du lịch liên vùng Tây Nguyên có 
thể được hình thành và phát triển từ chính tính chất tương đối đồng nhất và đặc sắc của hệ thống 
tài nguyên du lịch. Hơn thế nữa trên nền tảng độc đáo của hệ thống tài nguyên du lịch, các sản 
phẩm du lịch đặc thù cũng có cơ hội được nảy sinh và để lại nhiều ấn tượng cho du khách trên 
địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. 
 Vì vậy, việc xây dựng sản phẩm du lịch liên vùng nhưng vẫn tạo được điểm nhấn dựa vào 
các sản phẩm du lịch đặc thù tại Tây Nguyên là chiến lược phát triển cần được khuyến khích và 
quan tâm nhằm hướng đến việc tổ chức và khai thác lãnh thổ du lịch một cách hợp lý và hiệu quả. 
Một trong những điểm sáng trong việc hoạch định và phát triển các sản phẩm du lịch có tính liên 
vùng và có thể tạo được các chuỗi giá trị độc đáo là việc hình thành và phát triển tuyến du lịch 
chuyên đề Con đường xanh Tây Nguyên. 
 Xuất phát từ quan điểm trên, bài viết mô tả khái quát điều kiện phát triển du lịch của tỉnh 
Đắk Nông, tập trung phân tích lợi thế vị trí địa lý và tài nguyên của Đắk Nông thông qua việc xây 
dựng và phát triển tuyến du lịch chuyên đề Con đường xanh Tây Nguyên.
ABSTRACT
 POSTION OF ĐẮK NÔNG PROVINCE IN CONSTRUCTION AND DEVELOPMENT 
 THE THEMATIC TOURISM ROUTE “GREEN ROAD OF HIGHLAND”
 Natural and cultural environment of the Central Highland of Việt Nam contains potentials 
for developing the inter-regional tourism products. Tourism product of this region can be formed 
and developed from the indentical and characteristic tourism resources system. 
 Therefore, setting up inter-regional tourism products and at the same time putting accents 
on the specific tourism products in the Highland need to be encouraged. One of the bright spots in 
the planning and development of tourism products is the formation and development of thematic 
of Green Road of Highland. 
 This article describes the conditions of tourism development of Đắk Nông Province in 
general and analyze the advantages of geographical position and resources through the 
construction and development of thematic tourist routes Green Road of Highland.

File đính kèm:

  • pdfvi_the_cua_tinh_dak_nong_trong_viec_xay_dung_va_phat_trien_t.pdf