Văn học Nhật Bản

Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất

thế giới[1] nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ

tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập[2]. Chúng ta không

biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có

thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá

là kiệt tác cổ điển như Vạn diệp tập thế kỷ thứ 8, thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ thi ca trước

đó của Nhật Bản và các cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư ký văn bản hóa các truyền

thuyết, huyền thoại lập quốc Nhật Bản.

Theo một số học giả có lẽ do ảnh hưởng của Âu châu luận, lịch sử văn học Nhật Bản có

thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách

phân kỳ lịch sử kinh điển thường gặp trong văn học phương Tây. Tuy nhiên, trong cuốn

Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn học Nhật Bản được chia

làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế,

Cận đại và Hiện đại[3]

pdf 14 trang kimcuc 10540
Bạn đang xem tài liệu "Văn học Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Văn học Nhật Bản

Văn học Nhật Bản
Văn học Nhật Bản
Bởi:
Wiki Pedia
Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất
thế giới[1] nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ
tộc Nhật Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập[2]. Chúng ta không
biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có
thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá
là kiệt tác cổ điển như Vạn diệp tập thế kỷ thứ 8, thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ thi ca trước
đó của Nhật Bản và các cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư ký văn bản hóa các truyền
thuyết, huyền thoại lập quốc Nhật Bản.
Theo một số học giả có lẽ do ảnh hưởng của Âu châu luận, lịch sử văn học Nhật Bản có
thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách
phân kỳ lịch sử kinh điển thường gặp trong văn học phương Tây. Tuy nhiên, trong cuốn
Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn học Nhật Bản được chia
làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế,
Cận đại và Hiện đại[3].
Phân kỳ lịch sử
Thượng đại
Những sáng tác đầu tiên trong nền văn học khởi thủy của Nhật Bản là văn học truyền
miệng, do trong thời kỳ sớm của sự phát triển lịch sử dân tộc Nhật Bản chưa hề có chữ
viết. Khi chữ viết mới xuất hiện đã trở thành đặc quyền của những đẳng cấp cao của bộ
tộc Nhật Bản, lúc đầu là quý tộc thị tộc và bộ lạc, sau đó là giới quý tộc phong kiến.
Những sáng tác thượng đại được biết đến ngày nay không phải là những biểu hiện sớm
nhất mà có lẽ thuộc thời kỳ muộn hơn. Chúng được thực hiện bởi những đại biểu của
đẳng cấp quý tộc, những người đã không chỉ sưu tầm mà còn biên tập tư liệu, và họ đã
để dấu ấn của chính mình trên sản phẩm thông qua việc quyết định chất liệu và hình
thức văn học cũng như lựa chọn những nội dung mà họ cho rằng có giá trị và cần thiết.
Những dấu vết của sáng tác dân gian thời kỳ sớm có thể tìm thấy trong những công trình
chữ viết thời cổ, đó là Kojiki (năm 712), Nihongi (720) với những bài ca, thần thoại,
truyền thuyết; Manyoshu với các thi phẩm về tình yêu, thiên nhiên và cái chết; Fudoki
Văn học Nhật Bản
1/14
với truyền thuyết và truyện hoang đường v.v. và tất cả đều thuộc thế kỷ 7. Chất liệu của
các công trình này xuất xứ từ thời kỳ xa xưa, thậm chí từ thời kỳ đầu của chế độ công xã
nguyên thủy, hoặc có nguồn gốc từ thời kỳ đó. Tất cả đều cho thấy một bức tranh văn
học Nhật Bản thời cổ là văn học dân gian theo đúng nghĩa đầy đủ của từ này, tuy chúng
đã ít nhiều được tư liệu hóa và biên soạn theo chủ quan của tác giả.
Trung cổ
Sự tiếp xúc lâu dài với nền văn hóa Trung Hoa thời tiền Heian là tiền đề cho sự ra đời
của chữ viết và người Nhật Bản lần đầu tiên biết khái niệm "văn học" đến từ lân quốc,
họ biết có một loại văn học viết, văn học như một bộ môn riêng biệt. Điều này làm thay
đổi toàn bộ bức tranh sáng tạo văn học của Nhật Bản: bên cạnh nhân dân và văn học
truyền miệng sản phẩm của họ, đã xuất hiện một lớp người không hát những bài ca mà
sáng tác thơ, không sáng tạo ra các thần thoại mà soạn những truyện ngắn.
Văn học Heian trong các thế kỷ 9-12 cho thấy hai hệ thống riêng biệt: thứ nhất, đó là
những sáng tác dân gian vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ tuy ngày nay giới nghiên cứu
hầu như chỉ còn biết đến diện mạo của chúng qua cái mà giới quý tộc Heian quan tâm,
với các bài ca Sabara và Kagura-uta; là những truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian
trong Konjaku monogatari và Kokonchomonshu. Thứ hai, xuất hiện nền văn học của
một đẳng cấp hạn hẹp: thơ và văn xuôi Heian, tách biệt khỏi văn học dân gian bởi chất
liệu là thế giới sinh hoạt và tư tưởng của quý tộc Heian. Về phương diện hình thức, thi
pháp của thơ tanka được hình thành với hợp tuyển Kokinshu (năm 95); hình thức tiểu
thuyết đã xuất hiện cùng với những sáng tạo khởi đầu là takatori monogatari, đi được
một nửa chặng đường đến Ise monogatari và đạt đỉnh cao với Genji monogatari; nhật ký
với Toka nikki và thể tùy bút với Makura no shoshi (936).
Trung thế
Thời kỳ mới (Kamakura, Muromachi) bắt đầu với sự xuất hiện đẳng cấp samurai ghi
dấu vào lịch sử bằng những cuộc nội chiến đẫm máu bao trùm toàn bộ nước Nhật và sự
đương đầu với thủy binh Mông Cổ trong hai lần chống ngoại xâm. Những cuộc chiến
đã làm nảy sinh dạng thức sử thi dân gian mới với không gian không còn là thần thoại
về các vị thần mà là truyền thuyết về những anh hùng, những gunki (quân ký) văn học
genki (chiến ký). Nhân vật trung tâm của tác phẩm chuyển hướng từ nhân vật thần thoại
trở thành cá nhân lịch sử, những người tham dự và những anh hùng của sử ca dân gian.
Dấu ấn văn chương trung thế là sự ra đời của những anh hùng ca phong kiến Nhật Bản,
như tác phẩm Heike monogatari, mô tả những võ sĩ đạo và bóng trăng mờ ảo sau những
trận mưa máu, mà cảm quan về sự phù du của cõi người còn in đậm ngay từ những dòng
thơ mở đầu tác phẩm.
Văn học samurai tồn tại không ít hơn bốn thế kỷ, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 15 và đã trải
qua những hưng thịnh và suy vong. Các tác phẩm như Heike monogatari và Gempei
Văn học Nhật Bản
2/14
monogatari của thế kỷ 13 gắn bó chặt chẽ với thực tế lịch sử của thời kỳ này: lịch sử
cuộc chiến giữa hai tập đoàn quý tộc phong kiến Nhật Bản, dòng họ Minamoto và dòng
họ Taira. Những tác phẩm này thể hiện sự khốc liệt của cuộc chiến, và những người
tham gia vào nó được diễn tả trọn vẹn cả lý tưởng và lối sống. Về sau những anh hùng
ca này thay đổi tính chất và được tiểu thuyết hóa, tạo nên những truyện phiêu lưu hiệp
sĩ vốn rất quen thuộc với phương Tây đương thời, mà tác phẩm anh hùng ca về nhân vật
Yoshitsune, cuốn Gikeiki, là một điển hình.
Nền văn học của các võ sĩ đạo đương thời cho thấy một bức tranh rộng lớn hơn nhiều
so với văn học quý tộc thời Heian: văn học Heian được sáng tạo trong phạm vi hạn hẹp,
thuộc tầng lớp cao của giai cấp quý tộc, trong khi đó văn học samurai mở rộng phạm vi
giữa các chiến binh phong kiến, tầng lớp đông đảo đã thoát khỏi giai cấp nông dân còn
chưa lâu hoặc về thực chất họ vẫn còn thuộc tầng lớp đó.
Những sáng tác văn xuôi của thời trung thế cho thấy chất liệu gắn bó chặt chẽ với văn
học dân gian truyền miệng và mang đậm đặc tính dân gian hơn giai đoạn trước.
Trong văn học trung thế, bên cạnh tiến trình văn xuôi samurai, thi ca cũng tương tự.
Những sáng tác dân gian đã xuất hiện những hình thức mới, như các bài ca imayo, được
ghi lại bằng chữ viết từ mạt kỳ Heian nhưng phổ biến trước hết trong giới võ sĩ đạo.
Trên mảnh đất của thi ca dân gian vui nhộn, bông lơn, hình thành nên thể loại thơ trào
lộng haikai mà những hình thức xa xưa hơn của chúng được hát tại các chùa chiền và
ở các gia đình samurai tu hành, về sau đã được chú ý bởi các nhóm rộng rãi thuộc tầng
lớp chiến binh, thương nhân và thợ thủ công nơi đô thị.
Cận thế
Trong những năm cuối của thời kỳ Ashikaga, thế kỷ 15-16, những sáng tạo dân gian mà
giai đoạn Kamakura được giới samurai quan tâm, đã không ngừng lại và được thẩm thấu
tới một tầng lớp mới, hình thành một nền văn học khá đặc biệt so với giai đoạn trước
đó: văn học của tầng lớp thị dân. Đẳng cấp samurai giai đoạn đầu còn liên hệ chặt chẽ
với nông dân, sau đó đã tách biệt trở thành quý tộc phong kiến và đóng kín trong phạm
vi của mình. Ngược lại, giới thương nhân và thợ thủ công ngày càng liên hệ nhiều với
đông đảo cư dân rộng lớn, với nông dân. Kết quả là sự ra đời của một loạt các thể tài sân
khấu của giai cấp tư sản Nhật Bản thời phong kiến, những tác phẩm kịch nō và kabuki
thành thị thoát thai từ lối kể chuyện joruri. Loại truyện dân gian otogijoshi và những lối
kể chuyện dân gian khác là khởi nguyên của các truyện ngắn theo thể kanajoshi. Rồi từ
ngọn nguồn này nhiều thể loại khác của văn xuôi tự sự thời đại Tokugawa đã phát triển.
Cùng với điều đó, những nhà hoạt động văn học, tức tầng lớp thị dân, đã góp phần mình
vào folklore, nghĩa là vào ngọn nguồn của nền văn học viết mới với các truyện kể được
gọi là kodan và rokugo. Hai hình thức truyền miệng này dần được ghi chép lại và tạo
Văn học Nhật Bản
3/14
thành một bộ phận hoàn chỉnh của văn học thành thị đương thời, thêm vào đó chúng còn
cung cấp chất liệu cho các bộ phận khác của nền văn học này.
Về thơ, những thể loại thơ của quý tộc thời Heian được phổ cập rộng rãi trong cộng
đồng đã dẫn đến sự sáng tạo ra thơ thành thị riêng của thời kỳ Tokugawa khi nó được
kết hợp với folklore dân gian. Đó là các thể tài haikai (bài hài) và senryu (xuyên liễu).
Cận đại-hiện đại
Sự hình thành văn học viết của các đẳng cấp thị dân đã đưa kết quả là nó dần xa rời
những cội nguồn dân gian ban đầu của mình và chuyển thành văn học của một giai
cấp, văn học của tư sản Nhật Bản, văn học hậu kỳ phong kiến Nhật Bản. Với sự nối
tiếp truyền thống của văn học đô thị Tokugawa qua những tác gia như Matsuo Basho,
Chikamatsu Monzaemon, Shaikaku v.v. và với sự ảnh hưởng của thời đại mới qua cách
mạng Duy Tân Minh Trị, văn học tư sản của thời đại mới ra đời.
Trong khoảng những năm từ giữa thế kỷ 19 tới thời điểm kết thúc chiến tranh năm 1945,
văn học Nhật Bản khởi phát bằng những vận động mạnh mẽ chưa từng có trong suốt
12 thế kỷ văn chương quá khứ. Hàng loạt những trào lưu đương thời của phương Tây,
thông qua sách dịch tràn lan trong suốt cuộc Duy tân Meiji (Minh Trị, 1868-1912) và
đầu thời Taishō (Đại Chính, 1912-1926), đã phân hóa giới cầm bút trong nước thành
nhiều dòng phái nhiều khi đối đầu quyết liệt.
Có thể nhận thấy trong thời Meiji văn học đặc trưng bởi 5 khuynh hướng rất khác xa
nhau: Phái truyền thống với Kōda Rohan (1867-1947), Ozaki Kōyō (1867-1903), Izumi
Kyōka (1873-1939) viết về đề tài lịch sử và đương đại bằng lối văn truyền thống trang
nhã, hoàn toàn thoát khỏi bức xạ của tư tưởng phương Tây đương thời, các giá trị thẩm
mỹ là sự tiếp nối hoàn hảo văn chương thị dân thời Edo (1603-1868). Phái theo truyền
thống một cách khách quan phản ứng lại những định kiến hay tán dương thái quá của
người nước ngoài về Nhật Bản với đại diện Okakura Kakuzō (1862-1913), thiền sư
Suzuki Daisetsu (1870-1966); Phái sáng tạo từ cuộc đối đầu văn hóa là sự hòa trộn ưu
thế văn minh Đông-Tây, tạo ra một lối văn xuôi mới cho tiếng Nhật với các đại diện
Nagai Kafū (1879-1959), Kinoshita Mokutarō (1885-1945), Ishikawa Jun (1899-1987),
Nakano Shigeharu (1902-1979), Natsume Sōseki (1867-1916); Phái Cơ đốc giáo và phái
xã hội chủ nghĩa với các lãnh tụ Niijima Jō (1843-1890), Uchimura Kanzō (1861-1930);
Phái trẻ địa phương và chủ nghĩa tự nhiên với phong cách thông tục thuần túy, quy tụ
những tiểu thuyết gia như Tsubouchi Shōyō (1859-1935), Tayama Katai (1871-1930)
và Masamune Hakuchō (1879-1962).
Đầu thế kỷ 20 những sáng tác theo khuynh hướng tự nhiên dần chiếm ưu thế trên văn
đàn. Nhưng sau giai đoạn cực thịnh vào khoảng những năm 1909-1910, bước vào thời
Taishō chủ nghĩa tự nhiên mất hẳn động lực sáng tạo trước những thành công của các
Văn học Nhật Bản
4/14
nhà văn theo khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa[4]. Trào lưu tiểu thuyết tự thuật,
hậu duệ của chủ nghĩa tự nhiên lên ngôi trong sự đối trọng với các cây bút tân hiện thực.
Giai đoạn Thế chiến đầu thời Shōwa (Chiêu Hòa, 1927-1985) đến năm kết thúc chiến
tranh 1945 chứng kiến sự đụng độ của hai dòng văn học chính: văn học vô sản
(puroretaria bungaku) “vị nhân sinh” với các đại diện Tokunaga Shunaō (1899-1958),
Kobayashi Takiji (1903-1933), và trường phái tân cảm giác (shinkankakuha) “vị nghệ
thuật” với đại diện Yokomitsu Riichi (1898-1947), Kataoka Tetsubei (1894-1944),
Kawabata Yasunari (1899-1972), Nakagawa Yoichi (1897-1994).
Về thơ, năm 1882 đánh dấu một mốc lớn đầu tiên của tiến trình hiện đại hóa thơ ca Nhật
Bản khi Toyama Seiichi (1848-1900), Yatabe Ryokichi (1851-1899) và Inoue Tetsujiro
(1855-1944) ba giáo sư Đại học Tokyo, trong khi dịch thơ Tây phương, đã thử sáng
tác một số bài thơ theo phong cách châu Âu đương thời và cho in thành tập mang tên
Shintaishi-sho (Tân thể thi sao). Shintaishi (tân thể thi) hay còn gọi là thơ mới, trong sự
đối trọng với truyền thống Waka và Haiku cổ xưa, đã không mất nhiều sức thuyết phục
để được những cây bút trẻ nồng nhiệt đón nhận và thể nghiệm. Dần được thừa nhận về
sau, đặc biệt với sự ra đời của thơ tự do vào những năm cuối của thời Meiji, thơ mới đã
nở rộ cùng sự nở rộ của một loạt trào lưu văn học như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa
tượng trưng, khuynh hướng ấn tượng, thơ duy hiện đại vào nửa cuối của thời Taishō cho
đến hết sơ kỳ Shōwa.
Đặc điểm
Vai trò của văn học trong nền văn hóa Nhật Bản
Vai trò của văn học và các nghệ thuật tạo hình trong nền văn hóa Nhật Bản có tầm quan
trọng đặc biệt. Trong mọi thời đại lịch sử văn hóa Nhật Bản thể hiện khuynh hướng phi
logic, phi hệ thống và phi trừu tượng hóa, và người Nhật đã thể hiện tư tưởng của mình
không nhiều lắm trong các hệ thống triết học và tôn giáo trừu tượng như người châu Âu
thời Trung Cổ nhưng lại biểu hiện trong các tác phẩm văn học cụ thể. Thi tuyển Vạn
diệp tập là tác phẩm thể hiện tư tưởng và thái độ của người Nhật thời đại Nara (710-794)
rõ ràng hơn tất cả các tác phẩm của học thuyết Phật giáo cùng thời đại. Thời đại Nara
cũng điển hình cho sự sản sinh những kiệt tác văn chương nhưng không xuất hiện bất
kỳ một hệ thống triết học nào.
Trong lịch sử văn học Nhật Bản vẫn cho thấy đôi khi quy luật trên có ngoại lệ nhỏ,
đó là sự trỗi dậy của hệ thống tư tưởng Phật giáo thời đại Kamakura (1185-1333) và
Khổng giáo thời Tokugawa. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp Phật giáo của thời kỳ
Kamakura, triết lý tôn giáo của những thiền sư Honen và Dōgen cũng không được hệ
thống hóa một cách đầy đủ bởi những người kế tục họ, và việc tiếp thu các nhà Khổng
giáo thời Edo như Ito Jinsai và Ogyu Sorai có thể có ảnh hưởng đến thời kỳ sau nhưng
vẫn không dẫn tới tư duy trừu tượng hơn và tính chất suy đoán rộng lớn hơn. Thực tế
Văn học Nhật Bản
5/14
cho thấy văn học và nghệ thuật luôn là những lĩnh vực trung tâm của nền văn hóa Nhật
Bản, lịch sử văn học Nhật Bản chính là lịch sử tư tưởng và tình cảm Nhật Bản. So sánh
với Trung Quốc lại cho thấy một khác biệt, có thể nói một cách ẩn dụ rằng nếu văn học
Nhật Bản chuyên trở vai trò của triết học thì văn học Trung Quốc lại được xem như triết
học.
Trong mối quan hệ giữa văn chương Nhật Bản và các bộ môn nghệ thuật khác, các nhà
nghiên cứu nhận thấy sự gắn kết tương hỗ của chúng rất rõ rệt, khi những bài ca và
chuyện kể của các pháp sư mù gẩy đàn tì bà (biwa) là nội dung của những cuốn truyện
như Ise monogatari, những bức tranh cuộn emakimono hỗ trợ đắc lực cho việc truyền
tải tư tưởng của Truyện kể Genji thời Heian hay những bản nhạc được sáng tác cho kịch
Nō thời đại Muromachi (1392-1568) và kịch Joruri thời Edo.
Mô hình phát triển của lịch sử
Văn học Nhật Bản có chiều dài lịch sử đứng thứ nhì thế giới sau văn học Trung Quốc[5],
và những cội nguồn xa xưa nhất của nó có thể tìm thấy từ những tác phẩm được viết vào
giai đoạn sớm hơn thế kỷ thứ 8. Nhiều nền văn học khác trên thế giới có nguồn gốc xa
hơn, nhưng ít nền văn học có truyền thống lâu đời, không thể phá vỡ về cách viết bằng
cùng một ngôn ngữ kéo dài cho tới ngày nay. Chẳng hạn, không có nền văn học bằng
ngôn ngữ Sanskrit được viết đến thời hiện đại, và các nền văn học nở rộ tại châu Âu như
văn học Anh, văn học Pháp, văn học Đức,  ... theo nghĩa cái cũ không mất đi, nên có tính
thống nhất và tính kế tục đáng kể trong lịch sử văn học Nhật Bản, đồng thời bởi cái mới
luôn được bổ sung từ cái cũ, nên với mỗi thời đại mới các hình thức văn học và các giá
trị thẩm mỹ trở thành khác biệt và đa dạng hơn.
Văn học Nhật Bản
6/14
Ngôn ngữ và hệ thống chữ viết
Trong khoảng thế kỷ thứ 5, vì người Nhật chưa có hệ thống chữ viết của chính mình
khi lần đầu tiếp xúc với văn hóa của lục địa châu Á, nên hệ thống chữ viết Trung Quốc
đưa vào lập tức được thừa nhận. Tuy nhiên, do tính chất đơn âm, tiếng Trung thích nghi
ở Nhật Bản chỉ bằng hai phương pháp mô phỏng: hoặc giữ lại nghĩa của chữ và bỏ âm
thanh, hoặc giữ lại âm thanh và bỏ nghĩa chữ, và trong thực tế cả hai dạng thức này đều
được áp dụng. Âm thanh của tiếng Trung Quốc được giữ lại nhiều trong ba tuyệt tác văn
chương cổ điển: Cổ sự ký và Vạn diệp tập là cách phát âm của miền Nam Trung Quốc
thế kỷ 5 và 6, và một số từ trong Nhật Bản thư kỷ là cách phát âm của miền Bắc Trung
Quốc thế kỷ 7. Việc dùng chữ Trung Quốc của người Nhật để viết ngôn ngữ của chính
mình cũng sáng tạo ra một phương pháp đọc thơ và văn xuôi gốc Trung Quốc theo kiểu
cách của Nhật.
Khoảng cuối thế kỷ 8 hệ tiếng Nhật bản xứ kana được sáng tạo và thừa nhận khiến thời
đại tiền Heian đánh dấu bước ngoặt trong chữ viết của ngôn ngữ Nhật Bản. Văn học từ
thế kỷ 7 đến thế kỷ thứ 9 của Nhật được viết song song bằng hai ngôn ngữ: Nhật Bản
và Trung Quốc (hay chí ít là cách chuyển đổi tiếng Trung Quốc thành tiếng Nhật). Thế
kỷ thứ 10 và 11 đánh dấu sự nở rộ của dòng văn chương trữ tình ngọt ngào nữ tính của
các nữ sĩ cung đình, những người sử dụng thành thạo hệ văn tự kana nhưng không mấy
mặn mà với những sáng tác theo dạng kanbun (Hán văn) rất thịnh hành đối với nam giới
trí thức. Tất nhiên, văn học bản xứ được sáng tác bằng tiếng Trung (Kanbun, Hán văn)
đã ảnh hưởng đến hệ thống từ vựng của văn học Nhật Bản bản xứ, đổi lại, cũng có sự
ảnh hưởng của Nhật Bản được in dấu tương tự đối với loại tác phẩm được viết bằng
tiếng Trung. Ví dụ tiêu biểu cho hai hiện tượng này có thể kể đến hai tác phẩm Konjaku
monogatari và Meigetsu-ki, nó cho thấy sự ra đời sau đó của hai phong cách văn học,
một với ảnh hưởng của cách phát âm Trung Hoa, và phong cách kia với hầu như không
có ảnh hưởng gần gũi lắm với ngôn ngữ thông tục vốn gắn với cuộc sống hàng ngày của
người Nhật khi người này nói với người kia, đã làm giàu đáng kể cho văn học Nhật Bản.
Trong thơ lại cho thấy một bức tranh đặc biệt, người Nhật thể hiện tình cảm của mình
trong thơ ca một cách bình thường với "thể loại waka (Hòa ca) viết bằng ngôn ngữ bản
xứ, một hình thức thơ phong phú hơn và tinh tế hơn thơ Đường"[6]. Tuy nhiên, qua thời
gian việc dùng ngôn ngữ Trung Hoa ngày càng nhiều trong thơ và thế giới tình cảm của
những thời đại hậu Heian, như Muromachi chẳng hạn, được thể hiện tiêu biểu không chỉ
bởi thơ Renga (liên ca) bằng ngôn ngữ bản xứ mà còn bởi thơ Trung Quốc của các thiền
sư Gozan.
Trong thời kỳ Minh Trị và cả sau đó, sự hữu ích của từ vựng Trung Quốc được sử dụng
lâu dài trong ngôn ngữ Nhật Bản, ngay cả khi người Nhật chịu sức ép phải đưa các khái
niệm phương Tây vào ngôn ngữ của họ. Bằng cách sử dụng Hán tự, người Nhật đã thành
công trong việc chuyển nghĩa các thuật ngữ, khái niệm có gốc Âu châu, tạo nên sự khác
biệt rõ ràng với hoàn cảnh của hầu hết các nền văn hóa không mang tính chất phương
Văn học Nhật Bản
7/14
Tây khác vẫn còn sử dụng nguyên bản không dịch. Việc lưu tâm đến bản địa hóa các
khái niệm ngoại lai từ rất sớm, đã đóng góp phần quan trọng cho tiến trình hiện đại hóa
toàn diện nước Nhật, trong đó có văn học, sau cuộc Duy tân Minh Trị.
Cơ sở xã hội
Khuynh hướng hướng tâm
Đặc điểm nổi bật của văn học Nhật Bản chính là khuynh hướng hướng tâm của nó. Hầu
như tất cả các tác giả và phần đông độc giả sống ở các thành phố và cuộc sống đô thị
cung cấp phần lớn chất liệu cho các tác phẩm văn học. Ở khắp mọi nơi trên đất nước
Nhật Bản có thể gặp những bài ca ballad truyền miệng và những câu chuyện dân gian,
nhưng chỉ ở thành phố thì các tác phẩm mới được sưu tầm, biên soạn và văn bản hóa
lần đầu tiên. Ở Nhật Bản trong bất kỳ thời đại nào, mỗi thành phố đều có xu hướng trở
thành trung tâm văn hóa của đất nước và khuynh hướng văn học tập trung vào một xã
hội đô thị lớn là nổi bật nhất ở Kyoto từ thế kỷ thứ 9, Osaka vào thế kỷ thứ 17 và Tokyo
sau Duy tân Minh Trị 1868, và kể từ thời đại của thi hào Hitomaro đến thời đại Sito
Mokichi, không còn một nhà thơ nào còn dùng tiếng địa phương trong tác phẩm của
mình. Điều này khá khác biệt với khuynh hướng ly tâm trong văn học Trung Quốc, khi
mà các nhà thơ đời Đường không phải bao giờ cũng lấy tư liệu từ kinh đô Tràng An mà
thường đi qua các tỉnh viết về đặc điểm mỗi vùng. Ở phương Tây khuynh hướng ly tâm
trong văn học còn thể hiện rõ ràng hơn ở Trung Quốc: thời Trung cổ của châu Âu là thời
đại của người hát rong và của các nhà thông thái đi từ trường đại học này đến đại học
khác và viết ra những bài thơ bằng tiếng Latin. Ngay cả trong thời hiện đại ở châu Âu
cũng hầu như không có một trường hợp cá biệt nào về hoạt động văn học của Đức hay
Italy được tập trung tại các thành phố riêng lẻ, ngoại trừ Paris của Pháp.
Tầng lớp văn học
Sự quy tụ giới học giả uyên bác tại những đô thị tạo thành những trung tâm văn học của
Nhật Bản và hệ quả của nó là sự hình thành tầng lớp văn học khá giống với hoàn cảnh
phương Tây nhưng lại khác biệt với Trung Quốc, thay đổi từ thời đại này sang thời đại
khác khi trung tâm chính trị dịch chuyển. Tầng lớp sáng tác văn học Nhật Bản, có thể
coi là giới trí thức tinh hoa về văn hóa, thay đổi đã cung cấp nhiều cách viết mới cho
văn học, những giá trị thẩm mỹ và tư liệu cho nó.
Không hoàn toàn hình thành từ thời Nara khi ngọn hải đăng của thi ca Nhật Bản, Vạn
diệp tập, là sự quy tụ của mọi tầng lớp từ vua chúa, công nương, tướng lĩnh cho đến
người binh sĩ, đốn củi, kẻ ăn mày, nhưng Cổ kim tập (Kokinsu) được biên soạn khoảng
100 năm sau Vạn diệp tập, và 23 thi tập khác ứng với mỗi giai đoạn trị vì của một Thiên
hoàng sau đó, đã quy tụ các tác giả hầu như là giai cấp quý tộc từ thế kỷ 9 bao gồm cả
tầng lớp quý tộc cấp thấp, nữ sĩ cung đình và các nhà sư, tạo nên một tầng lớp văn học
độc quyền.
Văn học Nhật Bản
8/14
Khi trung tâm chính trị của Nhật Bản dịch chuyển từ Kyoto sang Kamakura thì giai cấp
quý tộc như những nhà thống trị văn đàn Nhật Bản dần bị lấn át bằng tầng lớp quân
sự, hình thành các tác phẩm văn chương theo thể loại quân ký (gunki) và thuyết thoại
(setsuwa). Tuy vậy, các quý tộc cung đình vẫn chưa kết thúc vai trò lịch sử của họ, dù
sự ly gián khỏi xã hội quân sự đã hình thành những trí thức từ bỏ thế giới để sống trong
các lều cỏ và đền miếu và một hệ thống văn chương ẩn dật đầu tiên trong lịch sử văn
học Nhật Bản.
Ở thời đại Tokugawa tầng lớp quân sự đã bắt đầu học, viết và sáng tạo văn chương
như những tác giả của thơ và văn xuôi theo Khổng giáo. Nhưng đồng thời xã hội xuất
hiện tầng lớp độc giả mới là dân thành thị (chonin, thị dân). Đầu thời đại Tokugawa tác
gia văn học là bộ phận chính của tầng lớp samurai nhưng mạt kỳ Tokugawa không chỉ
samurai mà có cả các chonin và thậm chí cả nông dân.
Sau cuộc Duy Tân Minh Trị 1868 tầng lớp văn học Nhật Bản chủ yếu là giới trung lưu
đô thị và các nhà văn thường bao gồm các nhóm: tầng lớp samurai, chonin, và những
người xuất thân từ địa chủ nhỏ và trung lưu địa phương nhưng thành đạt sự nghiệp của
họ tại Tokyo.
Tổ chức văn học
Các nhà văn Nhật Bản điển hình cho sự liên kết chặt chẽ trong tổ chức của họ và thể
hiện thái độ đóng cửa đối với các tổ chức khác. Tuy nhiên, vấn đề này thể hiện hai hệ
quả rõ rệt: 1. sự liên kết hoàn toàn của văn học trong nền văn hóa của giai cấp thống
trị (ví dụ văn học thời đại Heian chiếm vị trí trong giới quý tộc cung đình, trong khi đó
văn học thời Tokugawa được hưởng sự giúp đỡ trực tiếp từ xã hội quân sự tập trung và
xã hội thị dân), và 2. không có sự hội tụ của các nhà văn Nhật Bản trong các tầng lớp
thống trị, văn học không thu hút các tầng lớp thống trị hay nói cách khác nó chưa hề
chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt của nó đối với chế độ, thậm chí thể hiện thái độ ẩn dật
rõ rệt đối với mọi thể chế chính trị. Sự xa lánh của văn học và sự hình thành các tổ chức
bundan khép kín sau cuộc cải cách Minh Trị thường được xem là hiện tượng đặc biệt:
cuộc chiến tranh Thái Bình Dương không ảnh hưởng đến văn học và hầu như không hề
có tác phẩm nào phản ánh điều đó ngoại trừ một vài bút ký của các phi công, thủy thủ.
Khuynh hướng các nhà văn thống nhất thành những nhóm đã ít nhiều khiến nguồn tư
liệu trong văn học Nhật Bản bị hạn chế. Các nhà văn chuyên nghiệp trở nên rất thống
nhất trong nhóm của họ đến nỗi họ dường như không biết gì về thế giới bên ngoài.
Những ví dụ về thi ca cho thấy có sự giống nhau đến ngạc nhiên về các chủ đề trong các
bài thơ của các hợp tuyển lớn từ tập Cổ kim tập đến Tân cổ kim tập (Shinkokinshu) với
những điển tích về hoa anh đào, lá momizi, nhiều bài thơ về trăng nhưng hầu như không
có bài thơ về sao. Khuynh hướng đóng chặt này cũng ảnh hưởng lớn với những tiểu
thuyết theo thể loại monogatari hậu Truyện kể Genji khi những monogatari này thường
liên kết riêng với đời sống quý tộc và không quan tâm đến những bộ phận khác của xã
Văn học Nhật Bản
9/14
hội. Về cơ bản tình trạng này không thay đổi từ thời đại Kamakura đến thời Muromachi,
khi mà thơ renga và kịch nō kế thừa văn hóa cung đình, gunki (quân ký) bắt nguồn từ
truyện kể Heike, và có lẽ chỉ có thể loại kịch Kyogen thể hiện ít nhiều ngoại lệ: các
nhân vật là người phục vụ thuộc tầng lớp samurai, thợ thủ công và vợ của họ, những
người mù, kẻ cắp, kẻ lừa đảo v.v. Những ví dụ về thơ viết theo lối chữ Hán (kanshi,
Hán thi) trong suốt lịch sử văn học Nhật thời Trung cổ và tiểu thuyết tự thuật (watakushi
shosetsu) đầu thế kỷ 20 cũng phản ánh rõ rệt sự hạn chế về mặt đề tài do tác giả của
chúng vốn thuộc một bundan.
Thế giới quan
Thế giới quan của người Nhật chuyển biến bởi sự thâm nhập của các hệ thống tư tưởng
nước ngoài khác nhau không nhiều bằng sự bám chặt dai dẳng vào thế giới quan bản
xứ và vào sự tích hợp bản sắc Nhật Bản đến các hệ thống ngoại nhập. Những ví dụ tiêu
biểu về các hệ thống tư tưởng nước ngoài đã ảnh hưởng đến người Nhật có thể tìm thấy
trong Phật giáo, Khổng giáo, Cơ đốc giáo và chủ nghĩa Mác. Trong khi đó, thế giới quan
bản địa nổi lên ở Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 4 và thế kỷ thứ 5 tạo thành từ một
hệ thống tín ngưỡng đa thần phức tạp, bao gồm các yếu tố thờ cúng tổ tiên, đạo shaman
và thuyết vật linh, và có nhiều khu biệt tùy theo địa phương. Lịch sử Nhật Bản cho thấy
sự đối đầu giữa hai khuynh hướng này, trong một số trường hợp thế giới quan của nước
ngoài được chấp nhận, một số trường hợp khác nó bị phản bác, nhưng phần lớn hệ thống
tư tưởng ngoại lai được thích nghi với những nhu cầu của người Nhật. Thế kỷ 7 đến
thế kỷ 16 Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong nền tảng văn hóa Nhật Bản, Khổng
giáo ảnh hưởng mạnh mẽ giai đoạn từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 15. Cơ đốc giáo chỉ có ảnh
hưởng từ cuối thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17 và từ cuối thế kỷ 19 trở đi. Cuối cùng, chủ
nghĩa Mác bắt đầu ảnh hưởng đến Nhật Bản từ giai đoạn mạt kỳ Minh Trị đến giữa thế
kỷ 20 mà khởi điểm với Kōtoku Shūsui (1871-1911) và người kế tục xuất sắc của ông
là Kawakami Hajime (1897-1946)[7].
Nền tảng thế giới quan của văn học Nhật Bản có thể được chia thành 3 loại: một mặt là
các hệ thống tư tưởng từ nước ngoài dưới hình thức nguyên gốc của chúng, khác nhau
trong thời đại khác nhau, trong khi mặt khác là tư tưởng Nhật Bản bản xứ còn lại không
thay đổi qua lịch sử. Ở giữa hai cực đối trọng nói trên là các hệ thống tư tưởng khác
nhau của nước ngoài bị ảnh hưởng hoàn toàn của Nhật. Lịch sử văn học Nhật Bản hiện
đại cũng có thể giải thích theo những phản ứng lại ba loại thế giới quan đáng lưu ý này:
văn học thời Minh Trị có thể quy vào ba nhóm: phái theo truyền thống một cách khách
quan, phái Tây học, phái sáng tạo từ cuộc đối đầu văn hóa Đông-Tây. Tới giữa thế kỷ 20
vẫn có nhiều văn sĩ minh chứng cho đối trọng các thế giới quan khác nhau: Kawabata
Yasunari và Miyamoto Yuriko là hai cực, trong khi Kobayashi Hideo và Ishikawa Jun
(1899-1987) lại ở giữa hai cực.
Văn học Nhật Bản
10/14
Truyện tranh
Bài chi tiết: manga
Manga (tiếng Nhật: kanji: ??, hiragana: ???, katakana: ???, Hán-Việt: mạn họa) là một
cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem
là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Vào năm 2007, manga
chiếm lĩnh một thị trường toàn cầu nhiều tỷ đôla. Manga phát triển từ ukiyo-e theo kiểu
vẽ tranh. Nó phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ 2. Manga được hầu hết các hạng
người đọc ở Nhật. Từ Manga-ka tương ứng với Họa sĩ truyện tranh, người chuyên về
viết vẽ manga. Do hầu hết các danh từ trong tiếng Nhật không ở dạng số nhiều nên
manga có thể dùng để chỉ nhiều loại truyện tranh, đôi khi trong tiếng Anh cũng được
viết là mangas.
Ảnh hưởng ngoại quốc
Văn học Nhật Bản ban đầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của chữ Hán cổ. Nhưng trải qua một
thời gian, văn học Nhật Bản đã phát triển theo phong cách riêng của mình. Văn học Nhật
Bản dù thế vẫn chịu ảnh hưởng của văn học và văn hóa Trung Hoa cho đến cuối thời kỳ
Edo.
Sau khi Nhật Bản bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng và thiết lập ngoại giao với các
nước phương Tây (cuối thế kỷ 19), văn học Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của phong cách
văn học phương Tây và cho đến nay vẫn chịu ảnh hưởng lớn của văn học phương Tây.
Tác gia và tác phẩm chính
Tác gia
Các tác giả và tác phẩm văn học nổi tiếng của Nhật Bản được xếp theo thứ tự thời gian
như dưới đây. Để có một danh sách đầy đủ về các tác gia Nhật Bản, xin xem Danh sách
các tác gia Nhật Bản:
Ōtomo no Yakamochi (c.717–785)
Sei Shonagon (c.~966–c.10??)
Murasaki Shikibu (c.973–c.1025)
Yoshida Kenkō (c.1283–1352)
Ihara Saikaku (1642–1693)
Văn học Nhật Bản
11/14
Matsuo Bashō (1644–1694)
Chikamatsu Monzaemon (1653–1725)
Ueda Akinari (1734–1809)
Santo Kyoden (1761–1816)
Jippensha Ikku (1765–1831)
Kyokutei Bakin (1767–1848)
Mori Ogai (1862–1922)
Ozaki Koyo (1867–1903)
Natsume Sōseki (1867–1916)
Izumi Kyoka (1873–1939)
Noguchi Yonejiro (1875-1947)
Shiga Naoya (1883–1971)
Ishikawa Takuboku (1886–1912)
Tanizaki Junichiro (1886–1965)
Ryūnosuke Akutagawa (1892–1927)
Eiji Yoshikawa (1892–1962)
Kaneko Mitsuharu (1895–1975)
Miyazawa Kenji (1896–1933)
Kuroshima Denji (1898–1943)
Tsuboi Shigeji (1898–1975)
Ishikawa Jun (1899–1987)
Kawabata Yasunari (1899–1972)
Văn học Nhật Bản
12/14
Miyamoto Yuriko (1899–1951)
Tsuboi Sakae (1900–1967)
Oguma Hideo (1901–1940)
Kobayashi Takiji (1903–1933)
Ishikawa Tatsuzo (1905-1985)
Dazai Osamu (1909–1948)
Endo Shusaku (1923–1996)
Abe Kobo (1924–1993)
Mishima Yukio (1925–1970)
Inoue Hisashi (1933–)
Oe Kenzaburo (1935–)
Yamamoto Michiko (1936–)
Nakagami Kenji (1946–1992)
Murakami Haruki (1949–)
Murakami Ryu (1952–)
Yoshimoto Mahoko (1964–)
Tác phẩm chính
Kojiki
Nihonshogi
Man'yōshū
Tsurezuregusa
The Tale of Genji
Văn học Nhật Bản
13/14
Kokinwakashu
Shinkokinwakashu
Heike monogatari
Nhật Bản linh dị ký
Oku no hosomichi
Botchan
Yukiguni
Kinkakuji
Văn học Nhật Bản
14/14

File đính kèm:

  • pdfvan_hoc_nhat_ban.pdf