Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một xu hướng tiếp cận phù hợp với yêu cầu của giáo dục hiện đại. Với cách tiếp cận này, học sinh được học tập và trải nghiệm trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó các em không chỉ tiếp nhận được tri thức và còn biết cách sử dụng tri thức đó trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Lí thuyết kiến tạo (Constructivism Theory) là lí thuyết dạy học khuyến khích học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những kinh nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp trong
thực tiễn. Với chủ chương dạy học dựa trên tính tích cực nhận thức, động cơ học tập và khát vọng hiểu biết của học sinh, lí thuyết kiến tạo rất phù hợp với xu hướng dạy học nâng cao năng lực học sinh.
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0146 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 11-19 This paper is available online at VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Phó Đức Hòa Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một xu hướng tiếp cận phù hợp với yêu cầu của giáo dục hiện đại. Với cách tiếp cận này, học sinh được học tập và trải nghiệm trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó các em không chỉ tiếp nhận được tri thức và còn biết cách sử dụng tri thức đó trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Lí thuyết kiến tạo (Constructivism Theory) là lí thuyết dạy học khuyến khích học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những kinh nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp trong thực tiễn. Với chủ chương dạy học dựa trên tính tích cực nhận thức, động cơ học tập và khát vọng hiểu biết của học sinh, lí thuyết kiến tạo rất phù hợp với xu hướng dạy học nâng cao năng lực học sinh. Bài báo đề cập đến việc vận dụng quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình kiến tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển năng lực cá nhân của học sinh tiểu học. Từ khóa: Lí thuyết kiến tạo, năng lực, học sinh tiểu học, dạy học tích cực, năng lực học sinh tiểu học. 1. Mở đầu Bối cảnh của thế kỉ XXI với 4 đặc điểm lớn: toàn cầu hóa; công nghệ thông tin, kinh tế tri thức và vấn đề dân tộc đòi hỏi giáo dục phải có sự đổi mới mạnh mẽ cả về chương trình, nội dung và phương pháp cũng như cách thức kiểm tra đánh giá để có thể đào tạo ra những công dân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời chiến lược phát triển giáo dục đến 2020 cũng nêu rõ mục tiêu tổng quát: “chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức” [2;8]. Chính vì vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại. Việc vận dụng các lí thuyết dạy học hiện đại trong đó có lí thuyết kiến tạo trong dạy học nói chung và dạy học tiểu học nói riêng sẽ tạo điều kiện cho học sinh được học tập trong môi trường thân thiện, tích cực từ đó phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao năng lực của bản thân đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội [5]. Ngày nhận bài: 15/6/2017. Ngày nhận đăng: 21/8/2017 Liên hệ: Phó Đức Hòa, e-mail: phoduchoa40@gmail.com 11 Phó Đức Hòa Thuyết kiến tạo là một học thuyết về việc học tập bằng cách dựa vào kinh nghiệm. Quan điểm về dạy học kiến tạo đã xuất hiện trong lịch sử giáo dục từ trước công nguyên với tiền đề “những ý niệm đã hiện hữu âm ỷ nơi con người” của Socrat. Ông quan niệm dựa vào sự quan sát thế giới bên ngoài có thể giúp trẻ khám phá thế giới những ý niệm. Rút xô JJ.nhà tư tưởng, nhà giáo dục người Pháp khi nói về quá trình nhận thức của trẻ đã cho rằng dạy học phải chỉ cho trẻ cách phải làm sao để lúc nào cũng có thể khám phá chân lí. Từ đó đưa ra quan điểm của dạy học không phải là nhồi nhét kiến thức mà la cố gắng nắm vững phương phép tìm ra, khai thác tri thức [7, 9]. Nhà tâm lí học nổi tiếng J. Piaget khi nghiên cứu về cấu trúc nhận thức về trí tuệ của học sinh đã chỉ ra rằng nhận thức của con người ở bất cứ cấp độ nào đều thực hiện các thao tác trí tuệ thông qua hai hoạt động là đồng hóa và điều ứng. J. Piaget cũng khẳng định tri thức phải được trẻ em tìm kiếm, tạo dựng qua hoạt động chứ không phải được được người khác truyền đạt lại [3]. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận, nghiên cứu và đưa ra các quan điểm về việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh cũng như xem xét việc dạy học theo thuyết kiến tạo dưới nhiều khía cạnh khác nhau như tác giả Nguyễn Như An, Lê Thanh Bình, Trần Bá Hoành, Nguyễn Kỳ, Nguyễn Hữu Châu... Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau về kiến tạo trong dạy học, nhưng tất cả các tác giả đều nhấn mạnh đến vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập và cách thức người học thu nhận những tri thức cho bản thân. Theo những quan điểm này, người học không bằng cách thu nhận một cách thụ động những tri thức do những người khác truyền cho một cách áp đặt, mà bằng cách đặt mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hóa hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có [6]. Học tập kiến tạo dựa trên sự tham gia của người học vào việc giải quyết vấn đề và những suy nghĩ có tính phê phán trong hoạt động mà học sinh thấy phù hợp và hứng thú. Bài báo, bên cạnh việc mô tả khái quát về lí thuyết kiến tạo, các nguyên tắc dạy học, quy trình dạy học theo thuyết kiến tạo còn đề cập đến vấn đề vận dụng quy trình dạy học kiến tạo trong thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực và vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học 2.1.1. Năng lực của học sinh tiểu học 2.1.1.1. Năng lực a. Khái niệm năng lực Năng lực có nguồn gốc từ tiếng la tinh “competentia” có nghĩa là “gặp gỡ”. Theo cách hiểu thông thường, năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Năng lực là thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm và sự sẵn sàng hành động với trách nhiệm đạo đức [4]. Nghiên cứu về vấn đề này, Weinert - nhà tâm lí học người Đức lại cho rằng năng lực là “những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội... và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”. Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực song tựu chung lại có thể định nghĩa năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm 12 Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực... vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động b. Các thành tố cấu trúc của năng lực Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Tùy theo từng quan điểm mỗi nhà nghiên cứu giáo dục lại đưa ra cách mô tả cấu trúc và thành phần năng lực khác nhau. Song tựu chung lại có thể xác định cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 thành phần như sau [10]: - Năng lực chuyên môn: khả năng thực hiện và đánh giá kết quả của các nhiệm vụ chuyên môn một cách độc lập và chính xác (bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừu tượng, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình). - Năng lực phương pháp: là khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề (trọng tâm của là phương thức tiếp nhận, xử lí, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu) - Năng lực xã hội: là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác (trọng tâm là khả năng thực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung đột.) - Năng lực cá thể: khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của mình, phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây dựng kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thực hóa kế hoạch đó. Những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử. 2.1.1.2. Năng lực của học sinh tiểu học Tất cả các hoạt động giáo dục (bao gồm các môn học và hoạt động trải nghiệm) đều hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi của học sinh. Đối với cấp tiểu học, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định rõ 10 năng lực học sinh tiểu học cần được hình thành [1]: - Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực thẩm mĩ; năng lực thể chất. Như vậy với học sinh tiểu học năng lực của các em được thể hiện qua khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ. . . phù hợp với bậc học, lứa tuổi và biết vận hành, kết nối các hệ thống này một cách hợp lí để thực hiện thành công nhiệm vụ học tập và giải quyết hiệu quả những tình huống, vấn đề của thực tiễn cuộc sống của chính các em. 2.1.2. Dạy học theo định hướng nâng cao năng lực cho học sinh tiểu học Rất nhiều nghiên cứu gần đây đã tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa giáo dục năng lực và xây dựng chương trình, nội dung dạy học và đánh giá theo năng lực [11]. Năng lực hành động chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Năng lực hành động vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động. Do đó, nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ đơn thuần cung cấp các kiến thức, kĩ năng chuyên môn mà còn trang bị cho học sinh những nhóm nội dung nhằm phát triển các thành phần khác của năng lực. Như vậy, dạy học nội dung chuyên môn giúp học sinh hình thành năng lực chuyên môn (có tri thức chuyên môn để ứng dụng vận dụng trong học tập và cuộc sống); dạy học phương pháp chiến lược giúp hình thành năng lực phương pháp (lập kế hoạch học tập, làm việc có phương pháp 13 Phó Đức Hòa học tập, thu thập thông tin đánh giá); dạy học giao tiếp xã hội giúp hình thành năng lực xã hội (hợp tác nhóm học cách ứng xử, có tinh thần trách nhiệm; khả năng giải quyết trong các mối quan hệ hợp tác) và dạy học tự trải nghiệm đánh giá giúp hình thành năng lực cá nhân (tự đánh giá để hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức). Dạy học nội dung chuyên môn Dạy học phương pháp - chiến lược Dạy học giao tiếp - Xã hội Dạy học tự trải nghiệm - đánh giá - Các tri thức chuyên môn (các khái niệm, phạm trù, quy luật, mối quan hệ. . . ) - Các kĩ năng chuyên môn - Úng dụng, đánh giá chuyên môn - Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc - Các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, xử lí, đánh giá, trình bày thông tin - Các phương pháp chuyên môn - Làm việc trong nhóm - Tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội - Học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột - Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu - Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân - Đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hoá, lòng tự trọng ... Năng lực chuyên môn Năng lực phương pháp Năng lực xã hội Năng lực cá nhân 2.2. Lí thuyết kiến tạo - một xu hướng tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học 2.2.1. Lí thuyết kiến tạo trong giáo dục Quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh. Trong đó, các em cũng trải qua hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm những kiến thức mới như con đường của nhà khoa học chỉ khác là những kiến thức đó đã được nhân loại chiêm nghiệm và thừa nhận. Chính điều này là cho việc học tập trở nên thú vị, hấp dẫn và luôn mới mẻ với người học. Lí thuyết kiến tạo đi theo hướng tổ chức dạy học nhằm tích cực hoá tư duy của học sinh, giúp các em tự tìm kiếm, phát hiện, khám phá ra vấn đề và giải quyết các vấn đề đó trong quá trình dạy học. Như vậy, học sinh được chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động dưới vai trò tổ chức, định hướng của giáo viên. Có thể nói học sinh được học bằng cách tư duy khám phá vấn đề - tư duy của các nhà khoa học. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về kiến tạo trong dạy học, nhưng tất cả đều nhấn mạnh đến vai trò chủ động của học sinh trong quá trình học tập và cách thức các em thu nhận những tri thức cho bản thân. Theo đó, học sinh không thụ động thu nhận những tri thức do những người khác truyền đạt một cách áp đặt, mà đặt mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hóa hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với tình huống mới, từ đó xây dựng nên những hiểu biết mới cho bản thân [8]. 2.2.2. Nguyên tắc của việc dạy học theo thuyết kiến tạo Việc học tập theo thuyết kiến tạo chính là một quá trình thích ứng những khuôn mẫu đã có để hòa hợp được với những kinh nghiệm mới. Do đó, để tổ chức hoạt động học tập một cách hiệu quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Hoạt động học tập phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng xung quanh học sinh - những thứ thực sự gây hứng thú khiến các em phải tìm hiểu bản chất của vấn đề. - Việc tìm hiểu ý nghĩa và bản chất của vấn đề đòi hỏi học sinh phải hiểu tổng thể cũng như các bộ phận của sự vật, hiện tượng. Vì thế, quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh cần tập trung 14 Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực... vào các khái niệm cơ bản, nền tảng, chứ không phải là các bộ phận rời rạc, riêng lẻ. - Mục đích của việc học tập là mỗi cá nhân phải tự tìm ra được bản chất của sự vật, hiện tượng, không chỉ đơn thuần là việc ghi nhớ những câu trả lời đúng, lặp lại nội dung người khác đã tìm ra. Do đó, để đo lường kết quả học tập của các em phải chú trọng đến đánh giá trong cả quá trình, đảm bảo cung cấp các thông tin phản hồi tương ứng với trình độ thật hiện có của các em. - Học tập là một hoạt động xã hội; hoạt động học là tạo dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở với người xung quanh, với thày cô giáo, bạn bè, gia đình và cả những người ta gặp ngẫu nhiên. Do đó, học sinh cần được trải nghiệm thông qua nhiều hình thức học tập khác nhau, đặc biệt là học cách làm việc nhóm. - Hoạt động học có sự tham gia của ngôn ngữ; ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tri thức mới. Chính vì vậy trong quá trình học tập, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ quan điểm cá nhân, khuyến khích các em đưa ra những ý tưởng mới lạ, tránh sự phán xét đúng sai trực tiếp khi học sinh chia sẻ, phát biểu ý kiến. - Kiến thức mới cần học phải luôn dựa vào kiến thức đã có và vốn kinh nghiệm sống. Những kiến thức cũ này là cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới. - Hoạt động học tập là hoạt động suốt đời, phải cần có thời gian. Chìa khóa dẫn đến học tập có hiệu quả là động lực. - Các hoạt động vật chất và kinh nghiệm thực hành có thể là cần thiết cho việc học tập, đặc biệt từ trẻ nhỏ, nhưng không phải là điều kiện đủ. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hoạt động tích hợp cả tư duy và hành động. 2.2.3. Quy trình dạy học theo thuyết kiến tạo Dạy học theo thuyết kiến tạo chú trọng đến việc khám phá và trải nghiệm của học sinh để tìm ra tri thức. Do đó, quy trình dạy học theo thuyết kiến tạo nhấn mạnh vào việc tổ chức cho học sinh hoạt động, trao đổi và tìm cách giải quyết vấn đề. Quy trình dạy học theo thuyết kiến tạo gồm 5 bước: Tạo chú ý; Khảo sát; Giải thích; Phát biểu; Đánh giá. Tạo sự chú ý: hoạt động trong giai đoạn này nhằm thu hút sự chú ý của người học, kích thích các em suy nghĩ và giúp chúng khôi phục lại những kiến thức đã học. • Làm mẫu • Đọc: Từ những phương tiện hiện có; báo cáo hoặc sách khoa học; đoạn văn (về địa lí, bài luận, thơ. . . ); • Viết tự do; • Phân tích một đồ thị. Khảo sát: người học có thời gian để suy nghĩ, lên kế hoạch, điều tra và sắp xếp các thông tin thu thập được. • Đọc những tài liệu chính xác để thu thập thông tin. • Để trả lời những câu hỏi mở, ra quyết định; tìm cách giải quyết một vấn để • Xây dựng một bài mẫu • Làm thí nghiệm • Thiết kế, hoặc biểu diễn Giải thích: người học tiến hành quá trình phân tích những kết quả khảo sát được. Những hiểu biết của các em làm sáng tỏ và chính xác hóa nhờ có nhũng hoạt động phản hồi. • Học sinh phân tích & giải thích • Những ý kiến hỗ trợ có minh họa • Đọc & thảo luận 15 Phó Đức Hòa Phát biểu: giai đoạn này cung cấp cho người học cơ hội được mở rộng và cô đọng lại những hiểu biết về khái niệm và/ hoặc áp dụng vào tình huống thực tế. • Giải quyết vấn đề • Khám phá các trải nghiệm • Suy nghĩ về những kĩ năng hoạt động (phân loại,trừu tượng hóa, phân tích lỗi sai.) • Ra quyết định Đánh giá: • Giáo viên cùng với học sinh tổng hợp kết quả thuđược từ bài làm hoặc các công cụ đánh giá khác. 2.2.4. Đặc trưng của dạy học theo thuyết kiến tạo Thuyết kiến tạo chủ trương dạy học theo con đường tìm kiếm kiến thức thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, tạo cơ hội cho học sinh sử dụng vốn kinh nghiệm sống như là một nguồn tri thức sẵn có,các đơn vị tri thức đã học có liên quan, thực tiễn cuộc sống hàng ngày. . . làm cơ sở nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức mới và cách thức hành động mới. Với những đặc điểm nêu trên, thuyết kiến tạo đòi hỏi người học phải biết tự học, tự nghiên cứu nhằm thực hiện nguyên tắc “người học tự xây dựng kiến thức của riêng mình”. Do đó, dạy học kiến tạo đặt ra một số yêu cầu sau: - Học trong hoạt động, học thông qua xử lí các tình huống học tập mà kiến tạo nên kiến thức mới. - Học trong sự tương tác xã hội, thông qua thảo luận, trao đổi với các thành viên trong tập thể. - Học là vượt qua những trở ngại về mặt trí tuệ, phá vỡ những sai lầm cũ. - Học thông qua giải quyết vấn đề. Lí thuyết kiến tạo tác động đến chương trình học tập, việc hướng dẫn và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong đó: Chương trình (Curriculum): Thuyết kiến tạo đòi hỏi phải loại bỏ cái gọi là chương trình chuẩn. Thay vào đó khuyến khích việc sử dụng các chương trình cá biệt hóa được thiết kế ưu tiên cho nhận thức của từng đối tượng học sinh. Hướng dẫn (Instruction): Giáo viên dục tập trung vào việc tạo lập mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và việc xây dựng những hiểu biết mới cho người học. Thiết kế bài giảng theo hệ thống các câu hỏi và vấn đề mở, nhằm khuyến khích người học phân tích, chứng minh và nhận định các giả thuyết. Đánh giá (Evaluation): Thuyết kiến tạo đòi hỏi phải loại bỏ những bài kiểm tra chuẩn và việc phân loại các mức độ. Thay vào đó, đánh giá trở thành một phần của quá trình học tập để người học được tham gia với vai trò là người tự điều khiển quá trình phát triển trí tuệ của bản thân. 2.3. Vận dụng thuyết kiến tạo trong dạy học tiểu học theo hướng nâng cao năng lực học sinh Mục đích của dạy học là thúc đẩy việc tiếp cận sâu, bao gồm sự quan tâm tới môn học và kiến thức nền của môn học, cách sử dụng các phương pháp giảng dạy khuyến khích sự ràng buộc lâu dài và tích cực với nhiệm vụ học, đánh giá, nhấn mạnh vào việc hiểu khái niệm trái với khả năng nhớ lại hoặc ứng dụng kiến thức hàng ngày. Việc vận dụng quy trình dạy học theo thuyết kiến tạo trong nhà trường tiểu học sẽ thực hiện hiệu quả tất cả các chức năng này. Các bài học được thiết kế theo từng bước của quy trình nhằm khai thác kinh nghiệm, phát huy tính tích cực, tự giác 16 Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực... và hứng thú của học sinh trong học tập từ đó giúp các em phát huy năng lực của bản thân. Dưới đây kế hoạch dạy học của bài “Hoa” - Tự nhiên xã hội lớp 3 được thiết kế theo quy trình dạy học kiến tạo. I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, HS có khả năng: 1. Về kiến thức: - Nhận diện được sự đa dạng của các loài hoa trong tự nhiên - Trình bày được các bộ phận của hoa; chức năng của hoa đối với đời sống thực vật và lợi ích của hoa đối với đời sống con người 2. Về kĩ năng: - Vẽ được biểu tượng về cấu tạo của 1 bông hoa - Phân biệt được sự khác nhau về màu sắc, mùi hương, hình dạng của hoa - Sử dụng các loại hoa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn. 3. Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân khi sử dụng hoa trong đời sống - Yêu quý, bảo vệ hoa, làm đẹp nơi công cộng - Ham thích, chủ động tìm hiểu, khám phá thiên nhiên. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Đối với giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập, silde trình chiếu 2. Đối với học sinh (học sinh tự học/tự khám phá trước ở nhà) 2.1. Cá nhân: - Sưu tầm một số bông hoa thật/tranh ảnh về hoa; sưu tầm các hình ảnh, thông tin về lợi ích của hoa; việc bảo vệ cây hoa trong đời sống, bảo vệ sức khỏe với những người dị ứng phấn hoa. - Tìm hiểu về tên gọi, các bộ phận, hương sắc, chức năng của hoa đối với thực vật và với đời sống. 2.2. Nhóm: - Vẽ/viết về cấu tạo của hoa - Lập bảng phân loại về công dụng của hoa với đời sống thực vật và đời sống con người. III. Tổ chức dạy học trên lớp 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của các loài hoa - Hoạt động nhóm: học sinh chia sẻ hình ảnh, những bông hoa thật đã sưu tầm được và nêu đặc điểm về màu sắc, hình dáng, hương thơm của các loài hoa và trình bày trước lớp. - Giáo viên chốt nội dung, các nhóm trình bày sản phẩm tại góc học tập. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các cấu tạo của hoa a. Tạo chú ý: học sinh chia sẻ hình vẽ biểu tượng của hoa (đã được chuẩn bị theo nhóm ở nhà) trước lớp b. Khảo sát - Đề xuất phương án thực nghiệm: - Tổ chức cho học sinh quan sát các hình vẽ và các em tự đưa ra câu hỏi về cấu tạo của hoa 17 Phó Đức Hòa –> Giáo viên ghi bảng nhanh các câu hỏi của học sinh. - Học sinh đề xuất phương án thực nghiệm: tách bông hoa thật để kiểm chứng/xem tài liệu/tra cứu internet... c. Giải thích: - Dựa vào phần chuẩn bị của học sinh, giáo viên gợi ý để học sinh lựa chọn phương án thực nghiệm tốt nhất - Học sinh tiến hành thực nghiệm, đưa ra các giải thích về cấu tạo của hoa -> Hoàn thiện biểu tượng ban đầu. d. Phát biểu - Đại diện các nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác bổ sung e. Đánh giá - Giáo viên chốt, hợp thức hóa kiến thức về cấu tạo của hoa - Yêu cầu học sinh trình bày cấu tạo hoa trên vật thật mà các em đã sưu tầm 3. Hoạt động 3: Chức năng và ích lợi của hoa - Hoạt động nhóm: hoàn thiện bảng phân loại về công dụng của hoa với đời sống thực vật và đời sống con người (sử dụng hình ảnh, thông tin đã sưu tầm) - Tổ chức trò chơi: liên hệ về việc bảo vệ cây hoa trong đời sống; bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với hoa IV. Củng cố, dặn dò Giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau: “Quả” - Cá nhân: Sưu tầm một số quả cây thật (hoặc tranh ảnh) tư liệu về cấu tạo một quả bất kì; Tìm hiểu về lợi ích của quả đối với đời sống của cây và con người. - Nhóm: Vẽ biểu tượng quả và ghi chú các bộ phận; Suy nghĩ các câu hỏi liên quan đến các bộ phận của quả. Với thiết kế này, học sinh thực sự được trải nghiệm, các em được tìn hiểu, chuẩn bị các thông tin liên quan đến nội dung bài do đó khi thảo luận các em đều được chia sẻ, trao đổi. Bên cạnh đó, học sinh cũng tự đánh giá được bản thân để có thể điều chỉnh cách học, nâng cao trình độ. Mặt khác, việc dạy học theo thuyết kiến tạo giúp học sinh ứng dụng kiến thức trong thực tiễn thông qua hoạt động của chính các em. Tất cả những điều đó góp phần hình thành và phát triển năng lực của học sinh - đây cũng là mục tiêu chủ chốt của quá trình dạy học ở tiểu học. 3. Kết luận Dạy học là một quá trình phức tạp có sự tác động qua lại, mang tính biện chứng. Việc phát triển năng lực hành động cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của giáo dục Việt Nam. Để làm được điều này, giáo viên không chỉ cần giúp học sinh khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Dạy học theo lí thuyết kiến tạo chú trọng đến mục tiêu học tập của cả quá trình, nội dung học tập gắn liền với thực tiễn và xuất phát từ nhu cầu của người học. Điều này làm cho các bài học thêm sinh động, hấp dẫn mà không làm giảm ý nghĩa khoa học của nó. Hiểu rõ được đặc trưng và quy trình dạy học kiến tạo, vận dụng trong thiết kế kế hoạch dạy học sẽ tạo cơ hội cho học sinh tiểu học được trải nhiệm, khám phá tri thức qua các hoạt động thực tiễn từ đó góp phần nâng cao năng lực của các em. 18 Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2017. [2] Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, 2012. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. [3] Đỗ Mạnh Cường, 2004. Ứng dụng lí thuyết của Piaget và việc xây dựng môi trường học tập multimedia. Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, Số 106/2004, tr. 34-37 [4] DeSeCo, 2000. Education - Lifelong Learning and the Knowledge Economy: Key Competencies for the Knowledge Society. Proceedings of the DeSeCo Symposium, Stuttgart. [5] Trần Khánh Đức, 2014. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [6] Phó Đức Hoà, 2009. Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [7] Phó Đức Hòa, 2016. Lí thuyết dạy học hiện đại và cách tiếp cận dạy học khám phá trong giáo dục. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8A), tr. 77-87. [8] Trần Bá Hoành, 2004. Dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn. Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục, Số 102/2004, tr. 2-6. [9] Dương Giáng Thiên Hương, 2017. Dạy học khám phá theo mô hình 5E – một hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 62(4), tr 112-121. [10] Nguyễn Văn Tuấn, 2010. Tài liệu học tập về phương pháp dạy học tích hợp. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. [11] Williamson, B., 2007. Viewpoints: Teaching and Learning with Games? Learning, Media and Technology, 32 (1), 99. ABSTRACT Applying constructivism theory in teaching towards developing competencies of elementary students Pho Duc Hoa Faculty of Primary Education, Hanoi National University of Education Teaching in the orientation of capacity building is an approach that fits in with the requirements of modern education. In this approach, students learn and experience in a positive competitive environment, from which they not only receive knowledge but also know how to use that knowledge in solving problems of practice. Constructivism Theory is a teaching theory that encourages students to build their own knowledge based on their personal experiments and applied directly in practice. In the curriculum that based on positive perception, motivation and knowledge aspirations of students, Constructivism Theory is well suited to the trend of teaching in capacity building for students. This article mentions to the application of constructivism theory in teaching in elementary school and develops the teaching plans according to the process of constructing, thus contributes to improve teaching quality and well implement the comprehensive educational objectives as well as develops the individual capacity of each elementary student. Keywords: Constructivism theory, capacity, elementary students, active teaching and learning, capacity of elementary students. 19
File đính kèm:
- van_dung_li_thuyet_kien_tao_trong_day_hoc_theo_dinh_huong_ph.pdf