Vấn đề thờ cúng tổ tiên của tín đồ công giáo người Việt
Bài viết dựa trên những tư liệu lịch sử kết hợp với tư liệu điền dã dân tộc học qua nghiên cứu trường hợp giáo xứ Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai để trình bày những thăng trầm trong việc thờ cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo người Việt. Sau những cuộc tranh cãi về vấn đề “nghi lễ Phương Đông”, Giáo hội Công giáo quyết định cấm tín đồ Á Châu thờ cúng tổ tiên theo phong tục bản xứ. Mặc dù bị cấm đoán nhưng giáo dân Việt Nam vẫn luôn tìm mọi cách để duy trì việc thờ cúng tổ tiên. Từ đó cho thấy vị trí của phong tục này trong đời sống của tín đồ. Cộng đồng Công giáo người Việt tiếp nhận văn hóa tôn giáo Châu Âu nhưng luôn lưu giữ một cách bền chặt các giá trị văn hóa truyền thống của mình. Sau Công đồng Vatican II, việc thờ cúng tổ tiên được chính thức hóa bằng các nghi lễ chính danh Công giáo bên cạnh các nghi thức truyền thống của người Việt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề thờ cúng tổ tiên của tín đồ công giáo người Việt
Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 65 NGUYỄN KHÁNH DIỆP* VẤN ĐỀ THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Tóm tắt: Bài viết dựa trên những tư liệu lịch sử kết hợp với tư liệu điền dã dân tộc học qua nghiên cứu trường hợp giáo xứ Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai để trình bày những thăng trầm trong việc thờ cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo người Việt. Sau những cuộc tranh cãi về vấn đề “nghi lễ Phương Đông”, Giáo hội Công giáo quyết định cấm tín đồ Á Châu thờ cúng tổ tiên theo phong tục bản xứ. Mặc dù bị cấm đoán nhưng giáo dân Việt Nam vẫn luôn tìm mọi cách để duy trì việc thờ cúng tổ tiên. Từ đó cho thấy vị trí của phong tục này trong đời sống của tín đồ. Cộng đồng Công giáo người Việt tiếp nhận văn hóa tôn giáo Châu Âu nhưng luôn lưu giữ một cách bền chặt các giá trị văn hóa truyền thống của mình. Sau Công đồng Vatican II, việc thờ cúng tổ tiên được chính thức hóa bằng các nghi lễ chính danh Công giáo bên cạnh các nghi thức truyền thống của người Việt. Từ khóa: Công giáo, người Việt, thờ cúng, tổ tiên. Dẫn nhâp̣ Thờ cúng tổ tiên thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt đã tồn tại từ rất lâu đời trong đời sống tinh thần của người Việt. Tập quán này càng được củng cố vững chắc khi Khổng giáo du nhập vào Việt Nam với việc đề cao chữ hiếu. Đến thế kỷ XV, nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên qua luật Hồng Đức. Bộ luật quy định con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời, ruộng hương hỏa mà tổ tiên để lại hoặc cơ sở kinh tế để có kinh phí thờ cúng tổ tiên thì con cháu không được bán, tội bất hiếu được quy định là một trong mười tội ác1. Đến thời nhà Nguyễn, những nghi lễ thờ cúng tổ tiên được quy định khá chi tiết trong sách Thọ Mai Gia Lễ do Hồ Sĩ Tân chép lại. Thờ cúng tổ tiên ít được xem là tôn giáo chủ lưu, nhưng hầu như mọi người Việt đều có niềm tin và thực hành nghi lễ thể hiện niềm tin này. Các * Nghiên cứu sinh Trường ĐHKHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh. 66 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 tôn giáo từ bên ngoài khi du nhập vào Việt Nam đều phải tìm cách ứng xử với việc thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Có tôn giáo tiếp nhận việc thờ cúng tổ tiên một cách nhanh chóng, hài hòa, nhưng cũng có tôn giáo tiếp nhận và hợp thức việc thờ cúng tổ tiên đầy gian nan và thử thách, Công giáo là một ví dụ. Bài viết này trình bày những thăng trầm trong việc thờ cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo người Việt. 1. Thờ cúng tổ tiên - Cội nguồn văn hóa dân tộc Thừa sai Alexandre de Rhodes khi truyền giáo tại Việt Nam đã nhận xét về phong tục thờ cúng tổ tiên “Trong khắp cõi đất có người ở này, có lẽ không có nước nào trọng kính và tôn sùng hồn và xác người quá cố bằng dân nước Annam”2. Nhận định cho thấy, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người Việt. Nói đến thờ cúng tổ tiên là nói đến cội nguồn văn hóa của người Việt, trong đó giá trị “hiếu” là giá trị đạo đức cơ bản của mỗi người. Phan Kế Bính cho rằng “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của con người”3. Đạo hiếu dạy cho mỗi cá nhân về bổn phận của người làm con cháu phải có hiếu với ông bà cha mẹ của mình khi còn sống cũng như khi họ đã qua đời, phải đáp đền những công lao mà ông bà cha mẹ đã để lại cho con cháu. Từ giá trị đạo hiếu dẫn đến vai trò cố kết các thành viên trong gia đình và cộng đồng của phong tục thờ cúng tổ tiên. Lý thuyết Chức năng - Cấu trúc của Radcliffe-Brown cho rằng chức năng của một tập tục là vai trò mà nó nắm giữ trong việc duy trì sự toàn vẹn của hệ thống xã hội, là sự đóng góp của nó vào đời sống liên tục của “cơ thể xã hội”4. Quan điểm của Radcliffe-Brown dựa trên lý thuyết của Émile Durkheim cho rằng tôn giáo của một dân tộc vừa phản ánh cấu trúc hệ thống xã hội của họ vừa có chức năng duy trì hệ thống đó trong tình trạng hiện tại của nó. Chức năng của tôn giáo là tạo ra những quy củ (áp đặt quy củ) và những cảm giác tích cực, gắn kết mọi người trong cùng cộng đồng, tạo và tái tạo sức sống di sản của nhóm người và truyền đạt giá trị cho thế hệ tiếp theo5. Bài viết vận dụng quan điểm của Radcliffe-Brown để nhìn nhận chức năng của phong tục thờ cúng tổ tiên trong việc duy trì sự toàn vẹn hệ thống xã hội của người Việt. Sự toàn vẹn thể hiện qua vai trò của phong tục này trong việc cố kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng tạo nên sự ổn định của gia đình và xã hội. Tìm hiểu chức năng của phong tục thờ cúng tổ tiên để thấy được vị trí Nguyêñ Khánh Diệ p. Vâń đê ̀thờ cúng tổ tiên... 67 của phong tục này trong đời sống của người Việt. Từ đó lý giải việc tại sao tín đồ Công giáo người Việt dù bị cấm thờ cúng tổ tiên trong thời gian rất dài nhưng phong tục này không bị xóa bỏ hoàn toàn mà vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần của tín đồ, cho đến khi được chính thức hóa sau Công đồng Vatican II. Thờ cúng tổ tiên thể hiện đạo hiếu từ xa xưa của người Việt, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là một giá trị thể hiện nhân cách con người. Đối với người Việt dù là thường dân hay là người đứng đầu quốc gia thì không có gì bất hạnh hơn khi con cháu của mình từ bỏ không thừa nhận ông bà tổ tiên. Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh khi thấy Hoàng tử Cảnh không lạy bàn thờ tổ tiên khi hoàng tộc tổ chức lễ giỗ tiên vương đã làm cho ông cảm thấy “rất đau khổ, tủi nhục và tức giận, vứt bỏ phẩm phục mũ miện, nói rằng ông là một người cha bất hạnh”6. Chính vì vậy, trong gia đình người Việt, con cháu từ khi còn nhỏ đã được giáo dục những đạo lý liên quan đến đạo hiếu, đạo thờ cúng tổ tiên. Những bài học này không phải qua sách vở, qua những đạo lý cao siêu mà từ những cách giáo dục rất gần gũi như những bài ca dao, bài hát ru con, những câu chuyện kể về truyền thống gia đình, công lao của các bậc tiền nhân hoặc qua việc thờ cúng tổ tiên hằng ngày trong mỗi gia đình. Từ đó tạo nên những tình cảm và ý thức của mỗi cá nhân trong việc gìn giữ duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, một trong những chức năng quan trọng của phong tục thờ cúng tổ tiên chính là việc truyền đạt các giá trị di sản của tộc người thể hiện qua việc giáo dục đạo đức trong gia đình, cộng đồng. Nhà nghiên cứu, Linh mục Cléopold Cadière cho rằng thờ cúng tổ tiên có chức năng “giáo dục luân lý cho các thành viên sống phải noi gương kẻ chết, mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm về danh dự của tất cả”7. Thờ cúng tổ tiên có tầm ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành những lối ứng xử, quan niệm đạo đức, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân và tạo nên hệ giá trị chung cho cả cộng đồng. Đối với mỗi gia đình, thờ cúng tổ tiên thể hiện sự nhớ ơn của những người còn sống đến công lao của tổ tiên, qua đó các thành viên trong gia đình nhắc nhở con cháu nhớ đến tổ tiên, noi theo tấm gương đó mà sống đúng đạo làm người. Từ đó hình thành nên ý thức con cháu phải luôn giữ gìn gia phong mà ông bà tổ tiên để lại, không được làm những điều gì tổn hại đến thanh danh của tổ tiên. Đồng thời, việc thờ cúng cũng là một sự nhắc nhở những bậc cha mẹ ông bà đang còn sống phải luôn sống tốt vì khi họ chết đi vẫn còn có một mối liên hệ 68 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 mật thiết với con cháu của mình. Nếu họ sống tốt thì con cháu sẽ được hưởng phúc đức bởi vì “cha mẹ ở hiền để đức cho con”, ngược lại nếu họ sống không tốt thì con cháu sẽ lãnh hậu quả “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Tác giả Đào Duy Anh có nhận xét xác đáng khi cho rằng “Người Việt chỉ trông cậy vào con cháu để lưu truyền nòi giống và tiếp nối sự nghiệp của tổ tiên... Sở dĩ làm việc thiện ở đời, sở dĩ có lúc hi sinh, không phải cốt cầu vĩnh phúc ở lai sinh như nhà Gia Tô giáo, cũng không mong giải thoát khỏi vòng luân hồi như nhà Phật giáo, mà chỉ cốt lưu chút phúc ấm cho con cháu về sau”8. Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ đơn thuần giáo dục đạo hiếu cho con cháu mà còn giáo dục các bậc làm cha mẹ, ông bà phải luôn thể hiện trách nhiệm của mình, phải sống tốt để làm gương cho con cháu, cũng là để sau này cho dù đã xa lìa dương thế rồi còn lưu lại danh thơm tiếng tốt cho con cháu được tự hào, được phúc ấm. Qua mỗi dịp tổ chức cúng giỗ, định chế đại gia đình được duy trì, con cháu từ nhiều nơi sinh sống cùng tụ họp, mối thân tình được củng cố, những giá trị di sản của thế hệ trước được truyền lại cho các thế hệ sau. Từ đó tạo nên sự cố kết bền chặt giữa các cá nhân trong gia đình và dòng tộc. Linh mục Cléopold Cadière cho rằng thờ cúng tổ tiên “đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên của một họ”9. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn cũng cho rằng “thờ cúng tổ tiên chiếm một vị trí đặc biệt trong việc gắn kết gia đình”10. Vai trò giáo dục của phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt không chỉ dừng lại trong việc giáo dục những người có cùng quan hệ huyết thống mà còn tác động đến giá trị đạo lý của cộng đồng. Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh khẳng định việc thờ cúng tổ tiên là một trong những căn bản của nền giáo dục quốc gia11. Mỗi dịp giỗ tổ Hùng Vương, thờ cúng các anh hùng đã hi sinh, đóng góp công sức cho đất nước, những vị có tài đức được xã hội tôn trọng hay lễ giỗ tổ nghề là cách giáo dục cho cộng đồng đạo lý “uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo” của người Việt. Từ đó giúp mỗi người hiểu được nguồn cội, lịch sử của tộc người, của đất nước, tạo nên tâm lý học tập, noi gương, phấn đấu cho xứng đáng với truyền thống mà ông cha đã để lại. Bác Hồ nói “các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, là một lời kêu gọi trách nhiệm của cá nhân phải sống xứng đáng với truyền thống của cha ông để lại. Câu nói rất đơn giản nhưng qua đó cho thấy tính kế thừa trong việc truyền đạt di sản tộc người từ thế hệ này qua thế hệ khác của phong tục thờ cúng tổ tiên. Đặc biệt khi đất nước gặp lâm nguy, xã Nguyêñ Khánh Diệ p. Vâń đê ̀thờ cúng tổ tiên... 69 hội bị chia rẽ thì tính kế thừa này phát huy vai trò của nó trong việc cố kết cộng đồng, duy trì sự đoàn kết xã hội. Tác giả Will Durant khi nghiên cứu về phong tục thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc, cho rằng “phong tục này làm cho chế độ chính trị được vững, phong tục tinh thần dân tộc được tiếp tục từ đời này qua đời khác... Nhờ sự thống nhất mạnh mẽ về tinh thần mà thế hệ sau ràng buộc với thế hệ trước bằng truyền thống và đời sống cá nhân hóa ra cao thượng lên vì dựa vào lịch sử tôn nghiêm của nòi giống”12. Nhận định của Will Durant cũng phù hợp đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên đã tạo nên một hệ giá trị đạo đức thống nhất cho cả cộng đồng người Việt, chi phối đến hành vi ứng xử của cả cộng đồng. Mỗi người Việt dù sống ở những vùng miền khác nhau, có những nét văn hóa tôn giáo khác nhau nhưng đều chia sẻ cùng một giá trị đạo hiếu từ phong tục thờ cúng tổ tiên. Mỗi dịp lễ giỗ là cả cộng đồng cùng nhau tổ chức tưởng nhớ đến công lao của bậc tiền nhân, cùng nhau chia sẻ thừa hưởng những thành quả của ông cha để lại và cùng nhau lưu giữ những di sản cũng như tiếp tục phát huy những giá trị mới xứng đáng với những công lao mà thế hệ đi trước đã để lại. Từ đó làm cho mọi người trở nên gần gũi, gắn bó với nhau, góp phần xóa mờ những khác biệt giữa các cộng đồng người Việt theo các tôn giáo khác nhau, tạo nên sự đoàn kết tộc người trong quốc gia, duy trì sự toàn vẹn của hệ thống xã hội. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn khẳng định “thờ cúng tổ tiên củng cố sự thống nhất của cộng đồng, kết nối tộc người từ trong quá khứ hiện tại và cả tương lai”13. Ngoài ra, thờ cúng tổ tiên còn cố kết cộng đồng tôn giáo văn hóa bản địa và ngoại lai “là sức thu hút, thậm chí là yếu tố cấu thành, thiếu nó các tôn giáo ngoại sinh trở thành xa lạ”14. Đối với người Việt, thờ cúng tổ tiên còn thể hiện niềm tin tôn giáo qua quan niệm của họ về thế giới người sống và người chết. Người Việt khi được hỏi theo đạo gì họ thường nói là theo Đạo Ông Bà. Thờ cúng tổ tiên không có tổ chức giáo hội với hàng giáo phẩm, giáo lý để ràng buộc cá nhân về mặt giáo luật, tuy nhiên hầu như tất cả mọi người Việt đều thờ cúng tổ tiên và thể hiện niềm tin vào đó. Đối với người Việt việc thờ cúng tổ tiên không chỉ thể hiện đạo hiếu mà còn là niềm tin tôn giáo về một thế giới giữa người sống và người chết. Người Việt tin rằng, ông bà tổ tiên dù có sang thế giới bên kia nhưng vẫn dõi theo con cháu, vẫn còn hiện diện nơi con cháu, nơi gia đình, nơi bàn thờ, nơi bài vị, nơi từ đường trong gia đình để luôn ở với con cháu, phù hộ cho con cháu. Người Việt 70 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 khi gặp chuyện gì may mắn hạnh phúc, thường nói với nhau đó là nhờ phúc đức tổ tiên để lại. Con cháu nhờ ơn ông bà tổ tiên mà được sống tốt, hạnh phúc, được nên thân nên người, ăn nên làm ra, công thành danh toại, gia đình đầm ấm, tai qua nạn khỏi. Linh mục Cléopold Cadière đã cho rằng “đối với người Việt thì không thể cho rằng họ lại không tin vào sự trường tồn hoặc hiện diện thật sự của tổ tiên trong các bài vị hoặc gán cho họ những quyền lực siêu nhiên”15. Ông kể lại câu chuyện cứu giúp một bà bị cướp giữa đường, khi được ông cứu, bà ta đã nói “Thưa cha, nhờ phước ông bà mà trên đường lại được gặp cha”16. Trong tâm thức người Việt những điều tốt đẹp mà họ có được dường như đều là nhờ phúc đức của ông bà tổ tiên để lại. Vì vậy, việc thờ cúng tổ tiên không chỉ là mang ý nghĩa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ ông bà tổ tiên đã qua đời mà còn thể hiện niềm tin vào người quá cố. Niềm tin vào việc thờ cúng tổ tiên không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của cá nhân mà còn tạo nên tính chất bền vững cho sự cố kết về mặt tinh thần của cộng đồng như quan điểm của Émile Durkheim: “Tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều thiêng liêng, gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng tinh thần đó”17. Đối với người Việt theo Công giáo, trước khi là tín đồ họ đã là người Việt, đã mang trong mình dòng máu văn hóa truyền thống của người Việt. Cho dù có theo Công giáo thì đối với giáo dân, đạo hiếu vẫn là giá trị đạo đức hàng đầu, hiếu kính là bổn phận mà bất cứ người làm con nào cũng phải chu toàn đối với cha mẹ của mình. Việc thờ cúng tổ tiên cũng chính là để thể hiện lòng hiếu kính của mình. Theo quan niệm của tín đồ giáo xứ Lộc Hòa thì: “Thờ cúng tổ tiên là cái rất tốt, là thảo hiếu cha mẹ, thảo kính ông bà, là việc làm người Việt Nam tôn trọng nhất, ông bà tổ tiên là những người quá cố đương nhiên phải nhớ đến hàng ngày”. (Nam giới, 80 tuổi, trích phỏng vấn tháng 7/2012). Quan niệm của họ cũng giống như quan niệm của bao người Việt khác, thờ cúng tổ tiên là thể hiện chữ hiếu, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; là thể hiện sự gắn bó không cắt đứt mối dây liên hệ của con cháu với ông bà tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu vào trong máu thịt của mỗi người Việt Nam, người Công giáo không là ngoại lệ. Nguyêñ Khánh Diệ p. Vâń đê ̀thờ cúng tổ tiên... 71 Tín đồ Công giáo đều thừa nhận rằng, mỗi dịp giỗ chạp tạo nên sự kết nối các thành viên trong gia đình. Cho nên dù h ... giáo sỹ của các dòng truyền giáo khác lại không quan tâm đến điều đó mà họ muốn áp đặt ngay những quan niệm giá trị văn hóa, tôn giáo của người Phương Tây vào cuộc sống của người dân Annam. Họ chỉ nhìn thấy cái vỏ bề ngoài mê tín dị đoan của các nghi lễ mà không hiểu được giá trị nhân văn, ý nghĩa xã hội của việc thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng có công với đất nước, cũng không hiểu truyền thống tôn sư trọng đạo qua Nguyêñ Khánh Diệ p. Vâń đê ̀thờ cúng tổ tiên... 89 việc thờ cúng tổ nghề và danh nhân văn hóa. Vì vậy, các giáo sỹ đã ngăn cấm các nghi thức vì sợ làm lu mờ đức tin Công giáo. Tòa Thánh Roma đã dựa vào những lời phản đối nghi lễ Phương Đông chiếm đa số trong các dòng truyền giáo cũng như những ý kiến của những nhà thần học chỉ ngồi nghiên cứu lý thuyết thần học trong phòng kín mà không có những trải nghiệm thực tế tại các xứ Phương Đông để đưa ra những phán quyết sai lầm. Trong đời sống tinh thần của tín đồ người Việt, việc thờ cúng tổ tiên dường như bị lãng quên trong một thời gian dài vì các lệnh cấm, nhưng đó chỉ là việc lãng quên về các nghi lễ thờ cúng theo truyền thống biểu hiện bên ngoài còn trong tâm tư tình cảm của tín đồ thì phong tục này chưa bao giờ bị mất đi hoàn toàn. Giáo dân đã trình bày những tâm tư tình cảm, mong muốn của mình với Hội Thánh đối với việc được duy trì việc thờ cúng tổ tiên. Dù không được trả lời nhưng giáo dân Việt Nam cũng không thụ động tuân theo một cách máy móc những quyết định của Tòa Thánh. Giáo dân luôn có những cách riêng để tưởng nhớ đến tổ tiên theo nghi thức truyền thống, đồng thời cầu nguyện cho tổ tiên theo nghi lễ của Công giáo. Trước những thực tế diễn ra trong đời sống của tín đồ các xứ Phương Đông cũng như những thay đổi của tình hình thế giới và thực trạng của những vấn đề mà Giáo hội đang gặp phải đã làm cho những người đứng đầu Tòa Thánh Roma nhận ra sai lầm của mình trong các quyết định trước đây trong đó có việc cấm tín hữu thờ cúng tổ tiên theo nghi lễ truyền thống của dân tộc họ. Những sai lầm này không chỉ gây thiệt hại cho mong ước đem Tin Mừng đến các vùng ngoài Châu Âu mà còn làm tổn thương đến những giá trị văn hóa tinh thần của các tín đồ Công giáo tại các vùng truyền giáo. Sau nhiều thế kỷ, tín đồ người Việt như được trút bỏ gánh nặng về mặt tâm linh, họ không còn phải day dứt với việc bị cho là những người không thờ cúng tổ tiên, cũng không còn là những người xa lạ trên quê hương mình. Các tín hữu Việt Nam đang ra sức xây dựng hình ảnh vừa làm sáng danh đức tin Công giáo vừa luôn giữ gìn bảo vệ các giá trị chân, thiện, mỹ của nền văn hóa dân tộc, trong đó có giá trị văn hóa tốt đẹp của thờ cúng tổ tiên. Giáo hội Việt Nam cũng luôn cố gắng để xây dựng một giáo hội phục vụ cho đời sống tinh thần của giáo dân Việt Nam. Giáo hội luôn cố gắng đem lại những điều tốt đẹp nhất không chỉ cho tín hữu của 90 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 mình mà còn mong muốn góp phần cùng xây dựng xã hội Việt Nam trong sự đoàn kết tôn giáo, chung tay xây dựng đất nước phát triển với tinh thần “Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam” và “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”55./. CHÚ THÍCH: 1 Viện Sử học (1995), Quốc triều hình luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: 37, 148. 2 Alexandre de Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Người dịch: Hồng Nhuệ, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Tp. Hồ Chí Minh: 51. 3 Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh: 26. 4 Robert Layton (2015), Nhập môn lý thuyết nhân học, Người dịch: Phan Ngọc Chiến, Người hiệu đính: Lương Văn Hy, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh: 52. 5 Lương Văn Hy (2015), Chuyên đề: Lịch sử lý thuyết nhân học, Khoa Nhân học, Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, Tài liệu giảng dạy. 6 Trương Bá Cần (1992), Công giáo Việt Nam thời Giám mục Pigneau (1771 - 1799), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh: 131. 7 Cléopold Cadière (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, tập 1, Người dịch: Đỗ Trinh Huệ, Nxb. Thuận Hóa, Huế: 102. 8 Đào Duy Anh (2014), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Thế giới, Hà Nội: 296. 9 Cléopold Cadière (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, tập 1, Người dịch: Đỗ Trinh Huệ, Nxb.Thuận Hóa, Huế: 51. 10 Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên, 1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 317. 11 Trương Bá Cần (1992), Công giáo Việt Nam thời Giám mục Pigneau (1771 - 1799), Nxb. TP. Hồ Chí Minh: 132. 12 Will Durant (2013), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Người dịch: Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh: 283. 13 Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên, 1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 317. 14 Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên, 1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Sđd: 347. 15 Cléopold Cadière (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, tập 1, Sđd: 64. 16 Cléopold Cadière (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, tập 1, Sđd: 62. 17 Émile Durkheim, “Định nghĩa hiện tượng tôn giáo và về tôn giáo”, Người dịch: Đào Hùng, Người hiệu đính: Nguyễn Kim Hiền, trong: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2006), Những vấn đề Nhân học Tôn giáo, Nxb. Đà Nẵng: 60. 18 Hồng Nhuệ (2001), Văn thư quốc ngữ trong văn khố của Hội truyền giáo nước ngoài Paris, sao lục và giới thiệu, (Tài liệu bản thảo): 138. 19 Hội đồng Giám mục Việt Nam (2003), Kinh nghiệm hội nhập văn hóa trong nếp sống Kitô giáo tại Việt Nam, Lưu hành nội bộ: 178. 20 Tòa Giám mục Huế, Bài giảng của Tổng giám mục trong cuộc tọa đàm về “Tôn kính tổ tiên” ngày 26/10/1999. Nguyêñ Khánh Diệ p. Vâń đê ̀thờ cúng tổ tiên... 91 21 Trương Bá Cần (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 560. 22 Bùi Đức Sinh (1999), Lịch sử giáo hội Công giáo, phần nhì: cận kim và đương kim thời đại, Xuất bản lần thứ 6, Veritas Edition Calgary, Canada: 155. 23 Trương Bá Cần (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 561. 24 Đỗ Quang Chính (2008), Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 496. 25 Nguyễn Hồng (2009), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, quyển 1, các thừa sai Dòng Tên (1615-1663), Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội: 267. 26 Tòa Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh (1998), Kinh thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh: 313. 27 Đỗ Quang Chính (2008), Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 482. 28 Nguyễn Quang Hưng (2009), Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 110. 29 Thư chọn trong các thư chung các đấng Vicario Afiostolico và Ricario dòng Duminhgo đã làm từ 1759 - 1903, In tại Kẻ Sặt năm 1903: 11 - 18. 30 Nguyễn Quang Hưng (2009), Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 145 - 147. 31 Trương Bá Cần (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 559. 32 Phan Phát Huồn (1965), Việt Nam giáo sử (1533 - 1933), quyển 1, In lần thứ 2 ở Cứu thế tùng thư: 46. 33 Trương Bá Cần (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1, Sđd: 527. 34 Alexandre de Rhodes (1993), Phép giảng tám ngày, Người dịch: Hồng Nhuệ, Tủ sách Đại kết: 120 - 123. 35 Alexandre de Rhodes (1994), Hành trình và truyền giáo, Người dịch: Hồng Nhuệ, Ủy ban Đoàn kết Công giáo: 58 - 59. 36 Trong thư của Giám mục Pigneau thuộc Hội Truyền giáo nước ngoài Paris gửi cho cha mẹ đẻ, nói về sứ mệnh truyền giáo khi đến Đàng Trong “con cảm thấy bị thôi thúc bên trong phải đi cứu giúp bao nhiêu người bất hạnh đang phó thác linh hồn cho quỷ lầm lạc và gian dối”. Xem: Trương Bá Cần (1992), Công giáo Việt Nam thời Giám mục Pigneau (1771 - 1799), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh: 32. 37 Trương Bá Cần (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1, Sđd: 566. 38 Trương Bá Cần, (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1, Sđd: 566. 39 Nguyễn Quang Hưng (2008), “Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Công giáo nhìn từ góc độ văn hóa - tôn giáo”, Nghiên cứu tôn giáo, số 1: 27. 40 Trương Bá Cần (1992), Công giáo Việt Nam thời Giám mục Pigneau (1771 - 1799), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh: 104. 41 Trương Bá Cần (1992), Công giáo Việt Nam thời Giám mục Pigneau (1771 - 1799), Sđd: 137. 92 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 42 Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên, 1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 315. 43 Nguyễn Hồng Dương (2011), Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam, Lịch sử - Hiện tại và những vấn đề đặt ra, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 217. 44 Lê Đức Hạnh (2008), Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Đại học Quốc gia Hà Nội: 88. 45 Hồng Nhuệ (2001), Văn thư quốc ngữ trong văn khố của Hội truyền giáo nước ngoài Paris, sao lục và giới thiệu, (Tài liệu bản thảo): 138. 46 Trương Bá Cần (1992), Công giáo Việt Nam thời Giám mục Pigneau (1771 - 1799), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh: 131. 47 Trương Bá Cần (1992), Công giáo Việt Nam thời Giám mục Pigneau (1771 - 1799), Sđd: 132. 48 Khoa nhân học (2013), Nhân học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh: 40 - 42. 49 Phan Phát Huồn (1965), Việt Nam giáo sử (1533 - 1933), quyển 1, In lần thứ 2 ở Cứu thế tùng thư: 200. 50 Văn phòng Tổng Thư ký HĐGMVN (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 489. 51 Văn phòng Tổng Thư ký HĐGMVN (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 490. 52 Văn phòng Tổng Thư ký HĐGMVN (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, Sđd: 244 53 Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên, 1998), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập IV, tư tưởng và tín ngưỡng, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh: 461. 54 Văn phòng Tổng Thư ký HĐGMVN (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 243. 55 Văn phòng Tổng Thư ký HĐGMVN (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 237, 240. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2014), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 2. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 3. Cléopold Cadière (2010), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, tập 1, Người dịch: Đỗ Trinh Huệ, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 4. Trương Bá Cần (1992), Công giáo Việt Nam thời Giám mục Pigneau (1771 - 1799), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 5. Trương Bá Cần (2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 6. Đỗ Quang Chính (2008), Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615 - 1773, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 7. Đỗ Quang Chính (2008), Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. Nguyêñ Khánh Diệ p. Vâń đê ̀thờ cúng tổ tiên... 93 8. Émile Durkheim, “Định nghĩa hiện tượng tôn giáo và về tôn giáo”, Người dịch: Đào Hùng, Người hiệu đính: Nguyễn Kim Hiền, trong: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2006), Những vấn đề Nhân học Tôn giáo, Nxb. Đà Nẵng. 9. Nguyễn Hồng Dương (2011), Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam, Lịch sử - Hiện tại và những vấn đề đặt ra, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Giáo hoàng học viện Pio X (1972), Thánh công đồng chung Vaticano II, Hiến chế - Sắc lệnh - Tuyên ngôn, Đà Lạt. 11. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên, 1998), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập IV, tư tưởng và tín ngưỡng, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 12. Lê Đức Hạnh (2008), Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Nguyễn Hồng (2009), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Quyển 1: Các thừa sai Dòng Tên (1615 - 1663), Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội. 14. Phan Phát Huồn (1965), Việt Nam giáo sử (1533 - 1933), quyển 1, In lần thứ 2 ở Cứu thế tùng thư, Sài Gòn. 15. Nguyễn Quang Hưng (2008), “Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Công giáo nhìn từ góc độ văn hóa - tôn giáo”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 1: 24 - 33. 16. Nguyễn Quang Hưng (2009), Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 - 1883), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 17. Lương Văn Hy (2015), Chuyên đề: Lịch sử lý thuyết nhân học, Khoa Nhân học, Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, Tài liệu giảng dạy. 18. Khoa Nhân học (2013), Nhân học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh. 19. Trần Trọng Kim (2005), Việt Nam sử lược, Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh. 20. Robert Layton (2007), Nhập môn lý thuyết nhân học, Người dịch: Phan Ngọc Chiến, Nxb. Đại học Quốc gia. 21. Hồng Nhuệ (2001), Văn thư quốc ngữ trong văn khố của Hội truyền giáo nước ngoài Paris, sao lục và giới thiệu, (Tài liệu bản thảo). 22. Những thư chọn trong các thư chung các đấng Vicario Apostolico và Ricario dòng Duminhgo đã làm từ 1759 - 1903, 1903, In tại Kẻ Sặt. 23. Alexandre de Rhodes (1994), Hành trình và truyền giáo, Người dịch: Hồng Nhuệ, Ủy ban Đoàn kết Công giáo, Tp. Hồ Chí Minh. 24. Alexandre de Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Người dịch: Hồng Nhuệ, Tp. Hồ Chí Minh. 25. Bùi Đức Sinh (1999), Lịch sử giáo hội Công giáo, Xuất bản lần thứ 6, Veritas Edition Calgary, Canada. 26. Maureen Sullivan (2004), 101 câu hỏi và trả lời về Công đồng Vatican II, Người dịch: Trương Văn Khoa, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 27. Cao Huy Thuần (2006), Tôn giáo và xã hội hiện đại, biến chuyển lòng tin ở Phương Tây, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 28. Tòa Giám mục Huế, Bài giảng của Tổng giám mục trong cuộc tọa đàm về “Tôn kính tổ tiên” ngày 26/10/1999. 29. Tòa Giám mục Xuân Lộc (2009), Hồng ân huấn giáo sống đạo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 94 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 30. Tòa Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh (1998), Kinh thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 31. Tư liệu điền dã của tác giả tại giáo xứ Lộc Hòa từ 2012-2016. 32. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên, 1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Văn phòng Tổng Thư ký HĐGMVN (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 34. Viện Sử học (1995), Quốc triều hình luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Abstract ANCESTOR WORSHIP OF THE VIETNAMESE CATHOLICS Based on the historical materials in combination with the ethnographic fieldwork data collected in Lộc Hòa parish, Tây Hòa Commune, Trảng Bom District, Đồng Nai Province, the article presents the vicissitudes of the Vietnamese Catholics’ ancestor worship. After debates about the issue of the “Oriental Ritual”, the Catholic Church decided to ban the Asian believers from worshiping ancestors according to the native custom. The Vietnamese Catholics, however, managed to maintain ancestor worship. This reveals the important role of this custom in the Vietnamese Catholics’ life. Although the Vietnamese Catholics received the European religion and culture, they retained their traditional cultural values. After the Second Vatican Coucil, ancestor worship was formalized as one of the Catholic rites beside the Vietnamese traditional rites. Keywords: Catholicism, Vietnamese, ancestor, worship.
File đính kèm:
- van_de_tho_cung_to_tien_cua_tin_do_cong_giao_nguoi_viet.pdf