Vai trò và nhân tố thúc đẩy sự phát triển khoa học xã hội Hàn Quốc

Khoa học xã hội có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực chính trị, xã

hội, đạo đức, nhân cách, tư tưởng, văn hóa của dân tộc, có chức năng

tổng kết và lưu giữ kinh nghiệm, tư vấn và phản biện xã hội, dự báo và

định hướng tương lai rất rõ nét. Cùng với Khoa học tự nhiên, Khoa học

xã hội Hàn Quốc đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước.

pdf 10 trang kimcuc 10100
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò và nhân tố thúc đẩy sự phát triển khoa học xã hội Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò và nhân tố thúc đẩy sự phát triển khoa học xã hội Hàn Quốc

Vai trò và nhân tố thúc đẩy sự phát triển khoa học xã hội Hàn Quốc
VAI TRÒ VÀ NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN 
KHOA HỌC XÃ HỘI HÀN QUỐC 
PHẠM THỊ THANH BÌNH
*
Khoa học xã hội có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực chính trị, xã 
hội, đạo đức, nhân cách, tư tưởng, văn hóa của dân tộc, có chức năng 
tổng kết và lưu giữ kinh nghiệm, tư vấn và phản biện xã hội, dự báo và 
định hướng tương lai rất rõ nét. Cùng với Khoa học tự nhiên, Khoa học 
xã hội Hàn Quốc đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. 
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT 
TRIỂN KINH TẾ HÀN QUỐC 
1. Vị trí và vai trò của Khoa học xã hội 
 Khoa học xã hội là ngành học rất được coi trọng trong giáo dục ở Hàn 
Quốc. Năm 1995, Báo cáo của Chính phủ Hàn Quốc về Hình ảnh Hàn 
Quốc trong thế kỷ XXI đã khẳng định: "Các chương trình học khoa học 
xã hội phải khuyến khích sinh viên trở thành những công dân quốc tế". 
Nghĩa là sinh viên phải có tầm nhìn rộng về một thế giới đa dạng, phải 
hiểu biết nền văn hóa, truyền thống của các nước khác, nhạy cảm với vấn 
đề môi trường... 
Khoa học xã hội liên quan mật thiết đến lĩnh vực chính trị xã hội, đạo 
đức, nhân cách, tư tưởng, văn hóa của dân tộc, nên được coi là một lĩnh 
vực rất quan trọng. Những sai lầm về kinh tế, kỹ thuật để lại hậu quả lớn, 
nhưng vẫn có thể khắc phục được trong một thời gian nhất định, không 
quá dài. Thế nhưng những sai lầm thuộc về lĩnh vực chính trị, tư tưởng, 
văn hóa, giáo dục tức là Khoa học xã hội sẽ để lại hậu quả vô cùng 
nghiêm trọng và lâu dài, có khi mất đến hàng chục năm, hàng trăm năm 
mới khắc phục được. Kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ dịch vụ càng cao, 
nên Khoa học xã hội có thể góp một phần quan trọng tạo ra của cải vật 
chất. Sau khi đưa Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất châu Á 
trở thành nền kinh tế đứng thứ 11 thế giới, các nhà lãnh đạo nước này lại 
* PGS. TS. Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
38
đang có kế hoạch biến Hàn Quốc thành “thủ đô” giáo dục đại học ở khu 
vực Đông Á. 
Hành trình Hàn Quốc trở thành một cường quốc khoa học như ngày 
nay khởi đầu từ năm 1967, khi Chính phủ lập ra bộ Khoa học và công 
nghệ, với sứ mệnh là thu hút kiều bào từ nước ngoài về để thành lập 
Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST). Thập niên 1980, 
nghiên cứu khoa học mới thật sự bắt đầu, và chỉ “cất cánh” trong thập 
niên 1990. Năm 2006, số bài báo khoa học của Hàn Quốc trên các tập 
san khoa học quốc tế là 23.286, chiếm 2.1% tổng “sản lượng” khoa 
học toàn cầu. Hàn Quốc ngày nay đứng thứ 13 trên thế giới về năng 
suất khoa học (sau Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, 
Canada, Ý, Tây Ban Nha, Úc, Ấn Độ, và Hà Lan). Đó là một thành 
tích đáng khâm phục. 
 Năm 1986, Hàn Quốc là một trong 12 quốc gia tham gia đầu tiên vào 
Mạng lưới thông tin khoa học xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương 
(APINESS). Ngay sau khi được thành lập, APINESS đã sọan thảo và đề 
suất kế hoạch phát triển giai đoạn 10 năm (1986-1996). Mỗi một quốc 
gia trong APINESS đều thành lập một trạm liên lạc riêng của mình và 
được gọi là Trạm liên lạc quốc gia (NCP). Về sau, NCP được chuyển đổi 
thành Nhóm tư vấn quốc gia (NAG) có nhiệm vụ giúp đỡ và tư vấn các 
công việc, nhiệm vụ cho ngành khoa học xã hội. Kể từ khi thành lập, cứ 
2 năm một lần APINESS đều tổ chức các cuộc gặp mặt các thành viên. 
Nhiều ý kiến, tư tưởng được đề suất trong các cuộc hội thảo này, song 
việc thực hiện gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn ngân sách cho 
các hoạt động khoa học xã hội của UNESCO. 
Những năm 1950, khi nền công nghiệp đòi hỏi nguồn chủ yếu là nhân 
công tay nghề thấp, thì chính sách của giáo dục của Hàn Quốc là chống 
mù chữ, dạy cho ai cũng biết đọc, biết viết. Những năm 1960, khi công 
nghiệp nhẹ đòi hỏi công nhân có tay nghề, thì chủ trương phát triển mạnh 
giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học được thực hiện. 
Những năm 1970, nền công nghiệp nặng đòi hỏi kỹ thuật cao, đáp ứng 
nhu cầu của công nghệ sản xuất phức tạp, thì chủ trương phát triển mạnh 
các trường dạy nghề kỹ thuật cao được tiến hành. Những năm 1980, khi 
tính cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc vào nền công nghệ kỹ thuật 
cao thì Chính phủ Hàn Quốc chủ trương đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu 
Vai trò và nhân tố 
39
và giáo dục trên lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ. Hàn Quốc đã 
lần lượt thực hiện phổ cập tiểu học, trung học, và hiện đang dồn sức phát 
triển giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời. Từ 
năm 1992, một cuộc cải cách giáo dục rộng lớn được triển khai với mục 
tiêu là tái cấu trúc hệ thống giáo dục thành một hệ thống giáo dục mới, 
bảo đảm cho nhân dân được học suốt đời. Mục tiêu đào tạo của hệ thống 
này là đào tạo con người biết sáng tạo và ứng dụng tri thức về thông tin 
và công nghệ. 
Năm 2000, để tăng cường giáo dục suốt đời nhằm hướng đến việc 
phát triển nguồn nhân lực cho thế kỷ XXI với hiệu quả cao nhất, Luật 
Giáo dục xã hội đã được thay thế bằng Luật Giáo dục suốt đời. Bộ Giáo 
dục được đổi tên thành Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực. Các 
Bộ Tài chính và Kinh tế, Bộ Lao động, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng 
xây dựng đường lối thực hiện chính sách liên quan đến phát triển nguồn 
nhân lực, hướng nghiệp và dạy nghề. Có bốn nguồn tài chính chủ yếu 
cho giáo dục là: nguồn từ ngân sách trung ương (chiếm tỷ trọng 84%); 
nguồn từ ngân sách địa phương, nguồn từ người học cùng gia đình; cuối 
cùng là nguồn từ các pháp nhân đầu tư. Hàn Quốc hiện dành 5% GDP 
cho giáo dục. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Hàn Quốc đã có 
những bước tiến thần kỳ, đến năm 2005 thì đạt 0,921 điểm, đưa Hàn 
Quốc đã chiếm vị trí thứ 26 trong các nước có chỉ số HDI cao nhất thế 
giới. Hàn Quốc có 97% số người từ 25 đến 34 tuổi tốt nghiệp THPT, tỷ 
lệ cao nhất trên thế giới. Năm 2003, chất lượng học tập của sinh viên 
Hàn Quốc được xếp thứ 4 (trong số 41 nước) theo Chương trình đánh giá 
sinh viên quốc tế (PISA). 
Những năm đầu thập kỷ 1960, vấn đề lớn nhất trong giáo dục của Hàn 
Quốc là trình trạng nghiên cứu trong các Trường Đại học và Viện nghiên 
cứu có một khoảng cách rất lớn với nền kinh tế, không đáp ứng sự đòi 
hỏi của thực tiễn thời đại, cho nên rất cần một bộ phận để nối kết giữa 
giới doanh nghiệp và giới nghiên cứu khoa học. Bộ phận kết nối đó 
chính là sự ra đời của Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST). 
KIST đã tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi và tạo điều kiện sống ổn 
định cho các nhà nghiên cứu, cụ thể là cung cấp cho họ nhà ở và bảo 
hiểm Y tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục con cái họ, trả 
lương cho họ tương đương bằng 1/4 mức lương họ nhận được ở Mỹ. Vì 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
40
vậy, hầu hết các nhà khoa học Hàn Quốc đang làm việc ở Mỹ đã trở về 
phục vụ Tổ quốc. KIST đã góp phần tích cực trong việc “hồi hương chất 
xám hải ngoại”, và Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ở châu Á thành công 
trong việc chống “chảy máu chất xám”. KIST đã trở thành cơ quan 
nghiên cứu đầu ngành và là “Bộ tham mưu” về Khoa học công nghệ cho 
Chính phủ Hàn Quốc. KIST đã tạo ra một cuộc cách mạng khoa học và 
công nghệ cho Hàn Quốc, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Hàn 
Quốc phát triển. Sức mạnh kinh tế hiện nay của Hàn Quốc đã được thế 
giới ghi nhận, Hàn Quốc có những tập đoàn hàng đầu thế giới như 
Hyundai, SamsungVề nghiên cứu khoa học công nghệ, quốc gia Đông 
Á này đứng thứ 2 thế giới có số lượng bằng phát minh (tính theo đơn vị 1 
triệu người), đống thời cũng là nước có số lượng công trình khoa học 
nhiều nhất trong số 5 con hổ châu Á 
2. Đóng góp của các Trường Đại học và Viện nghiên cứu Khoa 
học xã hội 
Hàn Quốc có khoảng hơn 200 trường Đại học cứu và 23 Viện Nghiên 
cứu (40 trường công và 160 trường tư), trong đó có khoảng 20 Trường 
(10%) là Ðại học nghiên cứu. Khái niệm Đại học nghiên cứu (ÐHNC) 
xuất hiện đầu tiên ở Ðức, ngay từ cuộc cách mạng nông nghiệp. Bởi 
nông nghiệp có tính chất đặc trưng rất rõ cho từng vùng. Do đó, để giảng 
dạy nông nghiệp phải nghiên cứu thực tế. Từ đó, ÐHNC được phát triển 
ở nhiều nước, đặc biệt là ở Mỹ và trở thành mô hình Đại học đa ngành 
chất lượng cao. 
 Một số Đại học danh tiếng được hâm mộ ở Hàn Quốc như Ðại học 
Quốc gia (ÐHQG) Seoul, ÐHQG Kyungpook, ÐHQG Pusan, Ðại học 
Korea, Học viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc. Về các ÐH 
tư thục thì nổi tiếng nhất là các trường ÐH Korea, ÐH Khoa học và Công 
nghệ Pohang, ÐH Yonsei, ÐH Sogang, ÐH Hanyang, ÐH Sungkyunkwan, 
ÐH nữ Ewha. Nhiều Trường đại học có lịch sử từ rất lâu đời và có chất 
lượng rất cao. Giáo dục Hàn Quốc nổi bật nhất về tính chất trong sạch và 
hiện đại. 
Viện Phát triển xã hội thông tin Hàn Quốc (KISDI) là một trong 23 
Viện nghiên cứu mang tính chất “bộ não tham mưu” của nền kinh tế Hàn 
Quốc (đều là thành viên thuộc Hội đồng nghiên cứu Khoa học xã hội). 
Vai trò và nhân tố 
41
KISDI tập trung nghiên cứu về các khía cạnh kinh tế, xã hội, chính sách 
của Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. 
Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) được thành lập năm 1971, Viện làm 
nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ về chính sách phát triển kinh tế trong 
nước, chính sách thương mại và đầu tư quốc tế. Đồng thời Viện cũng 
đóng vai trò thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới thông qua 
việc tài trợ cho các diễn đàn kinh tế lớn trên thế giới và duy trì mối quan 
hệ mật thiết đối với các tổ chức nghiên cứu và các học giả trên toàn thế 
giới. Viện được thành lập từ năm 1971. Hiện nay Viện có 8 đơn vị trực 
thuộc trong đó có 03 Ban nghiên cứu và 01 Trường đào tạo về chính 
sách công và quản lý. 
Trên bình diện quốc gia, hai chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá 
năng lực khoa học của một nước là: Thứ nhất, số lượng ấn phẩm khoa 
học được công bố trên các tập san khoa học quốc tế có hệ thống bình 
duyệt; Thứ hai, số lần trích dẫn của những bài báo khoa học. Trên bình 
diện quốc tế, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng khoa học 
giữa các nước là số lượng ấn phẩm khoa học và chất lượng nghiên cứu. 
Số lượng bài báo khoa học phản ảnh “sản lượng” của một nền khoa học, 
mức độ đóng góp vào tri thức toàn cầu của một nước. Trên thế giới ngày 
nay có hơn 100.000 Tập san khoa học. Tuy nhiên, chỉ có một số Tập san 
được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận là nghiêm túc, đáng tin cậy, 
các tập san này (chỉ khoảng trên dưới 4.000) nằm trong danh mục của Tổ 
chức Thomson Scientific Information 
Theo đánh giá của Viện Thông tin Khoa học (ISI), trong giai đoạn 
1997 - 2007 Hàn Quốc đã đóng góp 203.637 bài báo nghiên cứu khoa 
học trên các tạp chí quốc tế chuẩn mực. Trong khi con số đó của Việt 
Nam là 4.667 (khoảng 1/45 của Hàn Quốc). Năm 1997, số bằng sáng chế 
được cấp ở Mỹ của Hàn Quốc là 2.359, của Trung Quốc là 3.100, của 
Nhật Bản là 30.841 (so với mức bằng sáng chế của Việt Nam là 1). 
Trên thế giới có 2 hệ thống (mô hình) khoa bảng tiêu biểu cho Học 
hàm của hệ thống giáo dục. Nhật Bản và Hàn Quốc là những đại diện của 
2 mô hình này: 
Một là, hệ thống khoa bảng của Pháp (Nhật Bản theo hệ thống này) do 
Giáo sư chỉ đạo. Các giảng viên, Giáo sư dự khuyết, Phó Giáo sư đều 
chịu sự dẫn dắt, chỉ đạo của Giáo sư. Hệ thống khoa bảng này có yếu 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
42
điểm là không kích thích sự vươn lên và cạnh tranh của các Phó Giáo sư 
trong khoa học; đồng thời tạo ra sự “lười nghiên cứu”, của Giáo sư khi 
dựa vào vị trí đứng đầu. Nhật Bản đang nghiên cứu đổi mới cơ chế này. 
Hai là, hệ thống của Mỹ (Hàn Quốc theo hệ thống này). Các Giáo sư 
dự khuyết, Phó Giáo sư và Giáo sư không phụ thuộc vào nhau. Họ 
nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên, Giáo sư dự khuyết phải được thử thách 
trong 4 năm, nếu thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu sẽ được xét duyệt chức 
danh Phó Giáo sư. Giai đọan thử thách của Phó Giáo sư cũng kéo dài 
khoảng 4 - 6 năm tùy Trường Đại học và Viện nghiên cứu. Nếu đạt 
thành tích khá sẽ được xét duyệt ngạch Giáo sư. 
Tiêu chuẩn cho chức danh Giáo sư (GS) của Hàn Quốc tương đương 
với các nước Âu - Mỹ. Để xét tuyển một ứng viên vào ngạch GS, thông 
thường các ứng viên phải có Học vị Tiến sĩ (TS) và phải có ít nhất 5 năm 
kinh nghiệm nghiên cứu; đồng thời phải có ít nhất 5 công trình nghiên 
cứu đã được công bố quốc tế (với chất lượng cao, SCI) với tên tác giả 
độc lập để nói nên năng lực tự nghiên cứu của mình và khoảng 10 công 
trình nghiên cứu công bố quốc tế với đồng tác giả để nói lên năng lực 
hợp tác nghiên cứu của mình với các cộng tác viên. 
Các ứng viên đạt được những tiêu chuẩn trên thì sẽ được mời phỏng 
vấn trực tiếp tại Khoa chuyên ngành có sự hiện diện của học viên Cao 
học, nghiên cứu sinh Tiến sỹ, GS nghiên cứu và GS giảng dạy tại Khoa 
để đánh giá năng lực giảng dạy thông qua báo cáo của họ (Khi được mời 
các ứng viên đều được tài trợ chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian 
khoảng 3 ngày). Sau buổi báo cáo, các thành viên trong hội đồng khoa sẽ 
họp và bỏ phiếu kín để chọn những ứng viên đạt tiêu chuẩn. 
Theo bảng xếp hạng của các trường đại học châu Á năm 2010, Đại 
học Quốc gia Seoul (SNU) thuộc top 10 trường (đứng thứ 4) có ngành 
Khoa học xã hội phát triển. Năng suất khoa học của SNU không thua 
kém gì so với Học viện Công nghệ Massachusetts nổi tiếng của Mỹ 
(MIT). Năm 2006, SNU “sản xuất” 3.635 công trình, đứng hạng 32 
trong các Đại học trên thế giới, chỉ sau MIT (3.728 bài) và Ohio State 
University (3.674 bài), nhưng cao hơn University of British Columbia 
(3.519) và Northwestern University (3.328). Nói cách khác, các Giáo sư 
Hàn Quốc cũng có công trình chẳng kém các Giáo sư quốc tế. 
Vai trò và nhân tố 
43
 Hàn Quốc có 3 trường đứng trong danh sách top 20 trường có ngành 
Khoa học xã hội tốt nhất châu Á; trong đó, Đại học Quốc gia Seoul 
đứng thứ 4, Đại học tư thục Yonsei (Yonsei University) đứng thứ 15 và 
Đại học Hàn Quốc đứng thứ 19. 
Một quốc gia muốn trở thành một thành viên có uy tín trên trường 
quốc tế, ngoài vị trí kinh tế - chính trị, thì nghiên cứu và triển khai 
(R&D) đóng một vai trò then chốt. Năm 2007, Hàn Quốc được xếp thứ 7 
trên thế giới về đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và triển khai, với 33.69 tỉ 
USD tính theo sức mua, tương đương với 3.4% GDP. Tính theo số lượng 
bài báo được đăng trong các tạp chí đạt chỉ số chuẩn (SCI), Hàn Quốc đã 
vươn lên thứ hạng từ vị trí 53 (1981) với 261 bài báo khoa học lên vị trí 
thứ 12 (2007) với 25.494 bài báo khoa học. 
Hàn Quốc xếp thứ 4 thế giới về số lượng bằng sáng chế quốc tế. Tính 
trung bình, cứ 100.000 USD đầu tư vào lĩnh vực R&D, Hàn Quốc có 
được 1.66 bằng sáng chế quốc tế, xếp sau Đức (2.51) và Nhật Bản (1.95) 
nhưng đứng trên Pháp, Anh và Mỹ. 
II. NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀN QUỐC 
 Hàn Quốc là một cường quốc giáo dục tại châu Á. Nghiên cứu khoa 
học đóng một vai trò cực kì quan trọng trong công cuộc đất nước chuyển 
biến sang một nền kinh tế tiên tiến và góp phần tạo nên một vị thế của 
một quốc gia trên trường quốc tế. Các trường Đại học của Hàn Quốc đào 
tạo ra rất nhiều chuyên gia khoa học tầm cỡ quốc tế. Đặc biệt là, hệ 
thống giáo dục của Hàn Quốc đã tạo ra ý thức rất cao về học tập của mỗi 
người dân, tạo ra một xã hội học tập. Vì vậy, điều gì đã tạo nên “con hổ” 
Hàn Quốc trong một thời gian lịch sử không dài? Chúng tôi cho rằng, 
chính sự phát triển của Khoa học xã hội Hàn Quốc đã góp phần đáng kể 
và trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kỳ” của đất nước. 
Nhưng vì Khoa học xã hội Hàn Quốc phát triển và những nhân tố nào 
thúc đẩy sự phát triển đó? Những nhân tố cơ bản là: 
Thứ nhất, đầu tư cho giáo dục cao. Hàn Quốc không thể phát triển 
như ngày nay nếu không có chiến lược đầu tư lâu dài cho giáo dục. Bài 
học giáo dục của Hàn Quốc là đào tạo nguồn nhân lực có khả năng sáng 
tạo trong khoa học và công nghệ, và coi đây là điều kiện tiên quyết cho 
sự phát triển của đất nước. Bởi vậy, chi phí cho giáo dục của Hàn Quốc 
chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong Ngân sách quốc gia cũng như của người dân. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
44
Vì vậy Hàn Quốc hoàn toàn có lý khi nuôi tham vọng trở thành "thủ đô" 
của nền giáo dục châu Á. 
 Nếu nói riêng đầu tư cho khoa học, năm 2002, tổng đầu tư toàn xã hội 
ở Hàn Quốc đạt 212 USD/ người/ năm (ở Đức là 511 USD, Mỹ là 794 
USD). Trong khi đó, năm 2008, ở Việt Nam mới đạt mức 8,4 
USD/người/năm (bằng khoảng 1/25 lần của của Hàn Quốc. Năm 2007, 
đầu tư tài chính cho khoa học ở Hàn Quốc đạt khoảng 1.000 USD/người. 
Thứ hai, mức chi phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học cao. Ở Hàn 
Quốc mức chi cho mỗi giáo sư nghiên cứu khoa học tại Đại học ICU lên 
tới 316.000USD/năm; còn Đại học AUT (Newzealand) mức đầu tư cho 
nghiên cứu khoa học của mỗi giảng viên cũng ở mức 8000 USD/năm. 
Nhằm đạt được mục tiêu tăng sức cạnh tranh về giáo dục, Chính phủ Hàn 
Quốc đã xây dựng Khu kinh tế tự do Incheon - trung tâm thương mại có 
diện tích 20.800 ha. Khu kinh tế tự do Incheon đã trở thành “đất lành” 
của một loạt học viện và trung tâm nghiên cứu đẳng cấp thế giới tham 
gia đầu tư. Trong nhiều năm qua, Incheon đã lặng lẽ thu hút các nhà đầu 
tư nước ngoài bằng nhiều chính sách ưa đãi. 
Việc nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng và đầu tư ở các doanh 
nghiệp và các Viện nghiên cứu nhà nước nhằm xây dựng một nền khoa 
học tự chủ và tiên tiến. Các doanh nghiệp làm ra nhiều sản phẩm có giá 
trị cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm nổi bật thuộc về 
lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Viện KRIBB ở 
Daejeon được trang bị rất hiện đại, kinh phí cho các đề tài nghiên cứu 
khoa học hàng năm lên tới 13 triệu USD (10 triệu của Nhà nước và 3 
triệu của doanh nghiệp). Thành phố Daejeon tập trung các Trung tâm 
nghiên cứu trọng điểm gắn liền với các trường Đại học. Các doanh 
nghiệp thường có các Phòng thí nghiệm của mình đặt trong các Trường 
Ðại học danh tiếng, bao gồm các tòa nhà lớn được trang bị đầy đủ các 
thiết bị, hóa chất, dành riêng cho các Giáo sư và Nghiên cứu sinh nghiên 
cứu các đề tài có liên quan đến lĩnh vực khoa học của doanh nghiệp. Các 
kết quả nghiên cứu của Giáo sư và Nghiên cứu sinh đều được đánh giá 
bằng số bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế danh tiếng. Đóng góp của 
những nghiên cứu này đã mở ra các hướng đi mới và triển vọng sản xuất 
những sản phẩm mới cho doanh nghiệp. 
Vai trò và nhân tố 
45
Thứ ba, sự đóng góp to lớn của Hàn kiều. Chính phủ Hàn Quốc khẳng 
định rằng, sở dĩ khoa học Hàn Quốc thành công như ngày nay là do sự 
đóng góp to lớn của Hàn kiều trong 4 thập niên qua. Không những Hàn 
kiều, mà Hàn Quốc còn mở rộng cửa cho các nhà khoa học quốc tịch 
ngoại quốc vào làm việc trong các Đại học và Viện nghiên cứu khoa học. 
Hàn Quốc đang dần cải cách hệ thống giáo dục để nâng cao chất lượng 
đào tạo, trong đó tập trung vào một số Trung tâm nghiên cứu và trường 
Đại học hàng đầu Hàn Quốc như KAIST. Không chỉ những nhà khoa học 
giỏi với những ý tưởng cải cách táo bạo được trọng dụng mà những nhà 
khoa học ngoại quốc ưu tú nhất cũng được Chính phủ trưng dụng. 
III. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG 
Mặc dù đạt được thành tích cao trong phát triển khoa học, song Hàn 
Quốc chỉ xếp thứ 30 trên thế giới về số lượng trích dẫn cho mỗi bài báo 
khoa học, trung bình 3.44 lần, thấp hơn rất nhiều so với Mỹ (6.99) và 
Anh (6.11), Thụy Sỹ (7.41) và Đức (5.93). Lý do chính là: 
Thứ nhất, các nghiên cứu ở Hàn Quốc không phải là nghiên cứu mới, 
sáng tạo. Hầu hết các nghiên cứu đang được tiến hành ở Hàn Quốc là sự 
tiếp nối, mở rộng hoặc bổ sung cho các nghiên cứu ở các nước phát triển. 
Sự chênh lệch giữa nghiên cứu cơ bản và công nghệ ứng dụng, giữa các 
tập đoàn lớn và các công ty vừa và nhỏ, giữa các công ty IT và không - 
IT cũng rất lớn. 
 Thứ hai, sự phân bổ không đồng đều nguồn vốn đầu tư. Các công ty 
tư nhân Hàn Quốc chiếm đến 73.7% vốn đầu tư vào R&D. Trong đó, đa 
số các nhà nghiên cứu có bằng Tiến sĩ giảng dạy tại các Trường Đại học. 
Kết quả là, hầu hết vốn đầu tư cho R&D được phân bổ vào các lĩnh vực 
phát triển công nghệ ứng dụng hơn là vào các nghiên cứu khoa học cơ 
bản. Tương tự, 21.8% vốn đầu tư cho R&D của chính phủ và 39.8% của 
các khu vực tư nhân được tập trung vào các lĩnh vực công nghệ thông tin 
và truyền thông, trong đó 20 tập đoàn lớn nhất chiếm khoảng 53.5% tổng 
số vốn đầu tư vào R&D của cả nước. Điều này giải thích tại sao vốn đầu 
tư R&D sản sinh ra nhiều bằng sáng chế nhưng lại có ít bài báo khoa học. 
Thứ ba, thiếu sự hợp tác cởi mở trong hệ thống nghiên cứu. Vốn đầu 
tư nước ngoài chỉ chiếm 0.3% tổng vốn đầu tư cho R&D của Hàn Quốc 
Đây là con số thấp nhất trong các nước thành viên của khối OECD. 
Trong tổng số bằng sáng chế được đăng ký của Hàn Quốc chỉ có 4.9% 
được phát triển với sự hợp tác của các quốc gia khác, thấp hơn nhiều so 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2011 
46
với Mỹ (12.2%), Pháp (16.6%) và Anh (23.2%). Con số nhà nghiên cứu 
nước ngoài được tham gia vào các dự án ở Hàn Quốc cũng rất thấp. 
Mặc dù Hàn Quốc chi tới 2.6% GDP dành cho giáo dục đại học - đứng 
thứ hai chỉ sau Mỹ và gấp 2 lần bình quân các nước phương Tây - nhưng 
Hàn Quốc cũng có số sinh viên học đại học ở nước ngoài nhiều. Khoảng 
30% trong số đó học tại Mỹ và trở thành nhóm sinh viên quốc tế lớn thứ 
3 tại Mỹ. Hàng năm nguồn thu từ thương mại giáo dục của Hàn Quốc đạt 
3 - 4 tỉ USD. Triển vọng sẽ tăng lên gần 10 tỉ USD thập kỷ tới. Hiện 
tượng sinh viên du học ở nước ngoài nhiều, thực sự đang trở thành cuộc 
khủng hoảng giáo dục Hàn Quốc. Chính phủ đang tăng viện trợ cho các 
trường giảng dạy bằng tiếng Anh và hỗ trợ các trường nhằm thu hút 
nhiều hơn nữa Giáo sư nước ngoài. Nhưng để có thể thu hút dược nhiều 
Giáo sư nước ngoài giảng dạy và trở thành sự chọn lựa của sinh viên Hàn 
Quốc, thì chất lượng giảng dạy ở các Trường Đại học cũng cần phải 
được cải thiện. 
Mục tiêu của Hàn Quốc là xây dựng trung tâm trao đổi văn hoá và tri thức 
phạm vi toàn cầu. Incheon được dự đoán sẽ là điểm đến của trên 40 Viện 
nghiên cứu và ít nhất 7 Trường Đại học nước ngoài, thu hút sinh viên trong khu 
vực. Với vị trí địa lý thuận lợi của khu vực và với nền kinh tế vững mạnh, 
cùng với việc tiếp thu những tinh hoa của giáo dục phương Tây, Hàn Quốc hy 
vọng trở thành một Trung tâm Văn hóa – Giáo dục ở châu Á, tương tự như 
Brussels ở EU. Điều đó là cơ sở thực tế của Hàn Quốc mà ít có quốc gia nào 
trong khu vực có được. 
___________________ 
Tài liệu tham khảo 
1. Agrawal, S.P. (1977), Appropriation of National Social Science Information Resources, 
INSPEL 26,N4, pages 247-262. 
Chongbu Kanhaengmul Mongnok (1977), The Catalog of Government Publications, Seoul, 
Chongbu Kanhaengmul Jaejakso, pages 764. 
2. Myoung C. Wilson (2009), Introduction to Korean Government Publications, Lanham, 
Maryland, Scarecrow Press. 
3. Myoung C. Wilson (2000) “Evolution of Social Science Information Sources in Asia: the 
South Korean Case”. Annual Conference, Rutgers-The State University of New Jersey. 
4. Lianjie Wang (2010), Research on Early Korean Independence Movement and the Patriotic 
again Japan in Northeast China, Asian Social Science, Vol 6, N 3, March. Liaoning 
Academy of Social Science. 
5. Cộng hoà Hàn Quốc World data on Education. UNESCO, 6th edition 2006/2007 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_va_nhan_to_thuc_day_su_phat_trien_khoa_hoc_xa_hoi_ha.pdf