Vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bài viết này xem xét vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, phân tích

đánh giá trên cả hai góc độ ngắn hạn và dài hạn. Cơ sở lý thuyết dựa vào một số nghiên cứu

trước và mô hình kinh tế lượng được xây dựng dựa theo mô hình tăng trưởng Cobb-Douglas.

Năm biến nghiên cứu gồm tăng trưởng kinh tế (Y), độ mở kinh tế (OP), du lịch (TR), vốn đầu tư

(K) và lao động (L) được phân tích bằng phương pháp kiểm định Granger, kiểm định đồng liên

kết Johansen và mô hình VECM (Vector Error Correction model). Kết quả nghiên cứu cho thấy

trong ngắn hạn và dài hạn du lịch là nhân tố ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng nhưng quy mô

rất nhỏ.

pdf 14 trang kimcuc 11560
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 121 
VAI TRÒ CỦA DU LỊCH 
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 
Ngày nhận bài: 06/10/2014 Nguyễn Quyết1 
Ngày nhận lại: 25/11/2014 Võ Thanh Hải 2 
Ngày duyệt đăng: 19/05/2015 
TÓM TẮT 
Bài viết này xem xét vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, phân tích 
đánh giá trên cả hai góc độ ngắn hạn và dài hạn. Cơ sở lý thuyết dựa vào một số nghiên cứu 
trước và mô hình kinh tế lượng được xây dựng dựa theo mô hình tăng trưởng Cobb-Douglas. 
Năm biến nghiên cứu gồm tăng trưởng kinh tế (Y), độ mở kinh tế (OP), du lịch (TR), vốn đầu tư 
(K) và lao động (L) được phân tích bằng phương pháp kiểm định Granger, kiểm định đồng liên 
kết Johansen và mô hình VECM (Vector Error Correction model). Kết quả nghiên cứu cho thấy 
trong ngắn hạn và dài hạn du lịch là nhân tố ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng nhưng quy mô 
rất nhỏ. 
Từ khóa: Cobb-Douglas, kiểm định Granger, kiểm định đồng liên kết Johansen và mô 
hình VECM, du lịch, tăng trưởng kinh tế. 
ABSTRACT 
The objective of this paper is to examine the role of tourism in economic growth in Viet 
Nam which is analyzed covering both long-term and short-term. Theoretical foundations are 
based on previous studies and the econometric model which was constructed by using the Cobb-
Douglas model. Granger causality test, Johansen cointegration test and Vector Error Correction 
model are employed to track five variables including economic growth (Y), openness (OP), 
tourism (TR), capital investment (K) and labours (L). The results of study pinpoint that tourism is 
a positive factor for economic growth in short- term and long term with small scale. 
Keywords: Cobb-Douglas, Ganger causality test, Johansen cointegration test, VECM, 
tourism, economic growth. 
1. Giới thiệu12 
Tăng trưởng kinh tế là một trong những 
chỉ tiêu quan trọng của chính sách điều hành 
kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Do đó, việc 
xác định được vai trò của những nhân tố đóng 
góp cho tăng trưởng là rất cần thiết nhằm giúp 
nhà quản lý hoạch định chính sách hiệu quả, 
đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. 
Trong cấu thành tăng trưởng kinh tế của một 
quốc gia bao gồm đóng góp của nhiều thành 
phần ví dụ vốn, lao động và các ngành dịch vụ. 
Một trong những ngành dịch vụ đóng vai trò 
then chốt phải kể đến là dịch vụ du lịch. Về 
1
 Trường CĐ Tài Chính Hải Quan. 
2
 Trường Đại Học Mở TPHCM. 
phương diện lý thuyết, du lịch là một trong 
những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng 
và cũng là ngành dịch vụ phát triển nhanh nhất 
và quy mô lớn nhất trên thế giới (Chor Foon 
Tang et al., 2014). Theo Stefan Franz Schubert 
(2011) ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng 
của quốc gia thông qua nhiều kênh khác nhau. 
Thứ nhất, du lịch thu hút số lượng lớn lao 
động, tạo ra việc làm qua đó sẽ cải thiện thu 
nhập của người lao động. Thứ hai, du lịch sẽ 
kích thích xây dựng mới cơ sở hạ tầng và tăng 
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng 
lĩnh vực. Thứ ba, du lịch là một kênh phổ biến 
122 KINH TẾ 
để khuếch tán kiến thức công nghệ, gia tăng 
nghiên cứu phát triển và tích lũy vốn con 
người. Thứ tư, quốc gia phát triển du lịch sẽ 
thu về một lượng lớn ngoại tệ, qua đó giảm 
gánh nặng trong việc thanh toán hàng hóa nhập 
khẩu phục vụ trong sản xuất và tiêu dùng. Thứ 
năm, du lịch là nhân tố quan trọng giúp các 
doanh nghiệp khai thác hiệu quả cái gọi là tiết 
kiệm theo quy mô (Andriotist, 2002; Croes, 
2006; Fagance, 1999 và Lin & Liu, 2000). 
Trong nhiều thập niên qua, rất nhiều 
nghiên cứu đã nỗ lực chứng minh mối quan hệ 
giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế (xem Bảng 
1). Nhìn chung, các nghiên cứu chỉ ra rằng có 
mối quan hệ khá chặt chẽ giữa hai thành phần 
này. Tuy nhiên, về chiều hướng và quy mô tác 
động thì không có kết luận thống nhất mà tùy 
thuộc vào không gian thời gian nghiên cứu 
(Chor Foon Tang, Salah Abosedra, 2014). Hơn 
nữa, mối quan hệ trong dài hạn của hai yếu tố 
này hầu như chưa được nghiên cứu thấu đáo 
và đầy đủ. Vì lẽ đó, kết quả của những nghiên 
cứu trước đây không thể là căn cứ vững chắc 
để làm cơ sở gợi ý chính sách hợp lý và áp 
dụng chung cho mọi quốc gia. Thực tế cho 
thấy, vấn đề này đang và tiếp tục thu hút sự 
quan tâm của những nhà kinh tế, cũng như các 
nhà nghiên cứu. 
 Vậy, mục đích của bài viết này là 
nghiên cứu vai trò của du lịch đối với tăng 
trưởng kinh tế Việt Nam bằng mô hình kinh tế 
lượng và kỳ vọng sẽ trả lời thỏa đáng câu hỏi 
liệu trong ngắn hạn cũng như dài hạn du lịch 
có vai trò như thế nào đối với tăng trưởng kinh 
tế. Qua đó, gợi ý một số chính sách nhằm quản 
lý, phát triển ngành dịch vụ này hiệu quả hơn. 
2. Phát triển du lịch tại Việt Nam 
Du lịch Việt Nam được thành lập với tên 
gọi đầu tiên là Công ty du lịch Việt Nam 
(09/07/1960) trực thuộc Bộ Ngoại Thương, 
trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử 
ngành du lịch đã đạt được những tiến bộ vượt 
bậc và gặt hái được những kết quả đáng ghi 
nhận về số lượng khách du lịch, về thu nhập 
du lịch, hiệu quả kinh tế - xã hội của 
hoạt động du lịch góp phần xóa đói giảm 
nghèo, làm giàu cho xã hội. Theo Hội Đồng 
Lữ Hành Và Du Lịch Thế Giới (WTTC), Việt 
Nam đứng thứ 12/181 quốc gia tăng trưởng du 
lịch dài hạn. Đóng góp của du lịch vào GDP 
của các quốc gia theo cơ cấu gồm ba thành 
phần: trực tiếp, gián tiếp và phát sinh. Theo 
đó, đóng góp trực tiếp của du lịch Việt Nam 
năm 2010 vào GDP là 73.800 tỷ đồng (tương 
đương gần 4 tỷ USD), chiếm 3,9% GDP, lao 
động trực tiếp tham gia vào lĩnh vực du lịch là 
1.397.000 người, chiếm khoảng 3% tổng số 
lao động toàn quốc. 
Ngành du lịch đóng góp gián tiếp tới hơn 
231.200 tỷ đồng vào GDP (tương đương 12,5 tỷ 
USD), chiếm khoảng 12,4% GDP, có 4.539.000 
người hoạt động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch, 
chiếm 9,9% tổng lao động toàn quốc. Năm 2020, 
dự kiến đóng góp gián tiếp của ngành Du lịch sẽ 
là 738.600 tỷ đồng (tương đương 32,658 tỷ 
USD), khoảng 13,1% GDP; có 5.651.000 công 
ăn việc làm gián tiếp trong du lịch, chiếm 10,4% 
tổng số việc làm. Giá trị tăng trưởng của du lịch 
là 3,4% năm 2010 và sẽ tăng lên 7,3%/năm 
trong 10 năm tới. 
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
94 96 98 00 02 04 06 08 10 12
THU NHAP KHACH QUOC TE
Hình 1. Thu nhập du lịch (100 tỷ đồng) và lượng khách quốc tế (nghìn lượt người) 
đến Việt Nam giai đoạn 1993-2013 
Nguồn: Tổng Cục Du Lịch, vẽ từ Eviews 8.0 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 123 
Kể từ năm 1993 trở lại đây, số lượng 
khách quốc tế đến Việt Nam và thu nhập của 
ngành du lịch tăng đều qua hàng năm. Trong 
năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng 
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, 
lượng khách du lịch đến Việt Nam có phần 
giảm nhẹ. Từ năm 2010 lượng khách tiếp tục 
tăng trở lại, tính đến đầu năm 2014 con số này 
đã vượt mức 7,4 triệu lượt người và thu nhập 
từ ngành du lịch xấp xỉ đạt mức trên 90 nghìn 
tỷ đồng. 
3. Tổng quan lý thuyết 
3.1. Tăng trưởng kinh tế và du lịch 
Du lịch được định nghĩa là các hoạt động 
đi lại của con người ra khỏi nơi cư trú thường 
xuyên của mình không quá một năm liên tục 
để nghỉ ngơi giải trí, kinh doanh hoặc với mục 
đích khác. Du lịch là một trong những ngành 
kinh tế phát triển nhanh nhất tại các quốc gia 
trên thế giới, tạo ra rất nhiều việc làm và là 
nguồn phát triển quan trọng đặc biệt cho 
những đối tượng khó tiếp cận thị trường lao 
động như phụ nữ, lao động nhập cư và cư dân 
nông thôn. Du lịch có thể đóng góp đáng kể 
vào phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo. 
Vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế 
đã được nhiều nghiên cứu thảo luận trên cả hai 
phương diện lý thuyết và thực nghiệm. Về góc 
độ lý thuyết, ngoài sự đóng góp về mặt kinh tế, 
du lịch còn ảnh hưởng tới văn hóa gồm những 
tác động tới khuôn khổ, chuẩn mực, quy tắc và 
tiêu chuẩn, thể hiện ở hành vi, quan hệ xã hội 
và những gì con người tạo ra, bao gồm hàng 
thủ công mỹ nghệ, ngôn ngữ, truyền thống, ẩm 
thực, nghệ thuật, âm nhạc, lịch sử, kiến trúc, 
giáo dục, trang phục và họat động vui chơi giải 
trí (Mathieson và Wall, 1982). Tuy nhiên, 
người ta vẫn chưa phân định được rõ ràng liệu 
phát triển du lịch có thể dẫn đến tăng trưởng 
kinh tế hay ngược lại. Bằng những phương 
pháp khác nhau, nhiều nghiên cứu đã cho thấy 
rằng du lịch có ảnh hưởng tích cực tới tăng 
trưởng kinh tế chẳng hạn kết luận của 
Balaguer và Cantavella-Jordá (2002), Gunduz 
and Hatemi-J (2005), Belloumi (2010), Brida 
et al. (2010), Katircioğlu (2010), Lean và Tang 
(2010). 
Gần đây, chủ đề này được Tang and Tan 
(2013) thực hiện nghiên cứu trên quốc gia 
Malaysia và khẳng định rằng phát triển du lịch 
không làm thúc đẩy tăng trưởng. Payne và 
Mervar (2010) cũng có kết luận tương tự. Trái 
lại hoàn toàn với kết luận trên, Katircioğlu 
(2009) kết luận rằng phát triển du lịch và tăng 
trưởng kinh tế không có mối tương quan, đặc 
biệt không tìm thấy quan hệ đồng liên kết 
trong dài hạn. 
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu ước 
lượng tác động của du lịch đối với tăng trưởng 
và cho thấy du lịch có ảnh hưởng tích cực lên 
tăng trưởng nhưng quy mô bé hơn 1%. Ví dụ 
nghiên cứu của Modeste (1995) thực hiện trên 
ba quốc gia Barbados, Antigua, Barbuda và 
Anguilla bằng phương pháp Pooled OLS, cho 
thấy du lịch chỉ đóng góp khoảng 0,25% cho 
tăng trưởng. Gökovali and Bahar (2006) 
nghiên cứu trên các nước thuộc khu vực Địa 
Trung Hải (Mediterranean) và kết luận du lịch 
chỉ đóng góp khoảng 1% cho tăng trưởng kinh 
tế. Tương tự, theo Kaplan and Çelik (2008) du 
lịch đóng góp khoảng 0,3% trong tăng trưởng 
kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 0,23% đối với 
tăng trưởng của Singapore. 
3.2. Tăng trưởng kinh tế và độ mở 
Trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển, 
thay đổi công nghệ được xem là yếu tố ngoại 
sinh, không ảnh hưởng bởi chính sách tự do 
thương mại (Solow, 1957). Tuy nhiên, gần đây 
Lucas (1988), Romer (1986), Barro and Sala-i-
Martin (1995), Grossman, Helpman (1991) và 
Romer (1992) những người tiên phong trong 
lý thuyết tăng trưởng mới lại cho rằng thay đổi 
công nghệ là yếu tố nội sinh và có thể bị ảnh 
hưởng bởi độ mở kinh tế của mỗi quốc gia. 
Chẳng hạn, một quốc gia có độ mở lớn thì 
công nghệ trong nước cũng như ngành công 
nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ được 
cải tiến để cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài 
về chất lượng và giá cả, khi đó cải tiến công 
nghệ sẽ đạt được thông qua nghiên cứu phát 
triển để tồn tại. Qua đó, công nghệ của nước 
ngoài cũng được biết đến thông qua kênh nhập 
khẩu hàng hóa đặc biệt là sản phẩm điện tử và 
sản phẩm công nghệ cao. Mặt khác, tự do hóa 
thị trường vốn cho phép đầu tư nước ngoài tiếp 
cận thị trường nội địa thuận lợi hơn, theo đó 
nhờ hiệu ứng lan tỏa thì công nghệ nội địa sẽ 
được cải tiến tốt hơn và hiệu quả hơn, thúc đẩy 
tăng trưởng nhanh hơn. Vậy, có thể kỳ vọng 
rằng độ mở kinh tế của một quốc gia và tăng 
124 KINH TẾ 
trưởng sẽ có tương quan thuận. 
Tuy nhiên, độ mở kinh tế không làm gia 
tăng tốc độ tăng trưởng một cách rõ ràng. Theo 
Levine và Renelt (1992), quan hệ của tăng 
trưởng và độ mở xuất hiện và thay đổi phụ 
thuộc vào kênh đầu tư. Gia tăng độ mở kinh tế 
sẽ kích thích đầu tư nước ngoài nhưng đồng 
thời cũng làm đầu tư nội địa giảm xuống đáng 
kể do phải cạnh tranh khóc liệt với những nhà 
đầu tư nước ngoài đã có nhiều kinh nghiệm, 
vốn lớn và đặc biệt là có nền công nghệ tiên 
tiến. Trong trường hợp này, theo Grossman 
and Helpman (1991), chính phủ nên bảo hộ 
hơn là mở cửa và để đảm bảo tăng trưởng 
trong dài hạn chính phủ nên khuyến khích đầu 
tư trong nước bằng những lợi thế cạnh tranh. 
Hơn nữa, Batra (1992), Batra và Beladi 
(1996), Leamer (1995) cũng chỉ trích gay gắt 
vấn đề mở cửa kinh tế, đây là nguyên nhân gốc 
rễ dẫn đến suy thoái kinh tế, bởi tăng độ mở và 
tự do thương mại ắt hẵn thuế quan sẽ giảm 
xuống dẫn đến giảm giá tương đối của sản 
phẩm nội địa, làm cho sản phẩm nội địa sẽ 
kém hấp dẫn hơn sản phẩm nhập khẩu, khi đó 
sản xuất trong nước sẽ gặp phải những khó 
khăn nhất định. 
Mặt khác, bất đồng trong lý luận về vai 
trò của độ mở kinh tế với tăng trưởng cũng đã 
được chứng minh trong những nghiên cứu 
thực nghiệm của Edwards (1992), Dollar 
(1992), Sachs and Warner (1995), Frankel và 
Romer (1999), O’Rourke (2000). 
3.3. Một số nghiên cứu liên quan 
Bảng 1. Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu 
Tác giả Quốc gia Phương pháp Kết luận 
Ghali (1976) Hawaii OLS TR Y 
Balaguer và Cantavella- Jorda (2002) Spain ECM TR Y 
Dritsakis (1998) Greece ECM TR Y 
Durbarry (2004) Mauritius ECM TR Y 
Narayan (2003) Fiji ECM TR Y 
Oh (2005) South Korea Granger causality test TR Y 
Kim et al (2006) Taiwan Granger causality test TR Y 
Lanza et al (2003) 13 nước OECD Almost ideal demand TR Y 
Eugenio-Martin et al (2004) Latin American Panel GLS 
Nước thu 
nhập thấp 
hoặc trung 
bình: TR Y 
Nước phát 
triển: TR Y 
Lee và Chang (2006) 
Các nước 
OECD và 
không thuộc 
OECD 
PECM 
OEDC: 
TR Y 
Non-
OECD: 
TR Y 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 125 
Tác giả Quốc gia Phương pháp Kết luận 
Chor Foon Tang (2014) Midle East và 
North African 
Panel GLS TR Y 
Juan Gabriel Brida et al (2009) USA, Antigua, 
Barbuda 
Penel cointegrate TR Y
Jang C.Jin (2011) Hong Kong Var model TR Y 
Nguồn: Chien-Chiang Lee et al (2008) và Tác giả tổng hợp 
3.4. Mô hình kinh tế lượng 
Mô hình tăng trưởng Cobb-Douglas có 
dạng tổng quát như sau: 
α 1-αY = AK L (1) 
Trong đó: Y là tổng sản lượng đầu ra 
(GDP), K là vốn, L là lao động, A: là năng suất 
các yếu tố tổng hợp (TFP). Từ phương trình (1) 
lấy logarit rồi sau đó lấy sai phân bậc nhất. 
ΔlnY = ΔlnA+αΔlnK+(1-α)ΔlnL (2) 
Từ phương trình (2) cho thấy tăng 
trưởng của sản lượng đầu ra được đóng góp 
bởi 3 thành phần chủ yếu: TFP, vốn đầu tư và 
lao động. Trong đó thành phần TFP đóng vai 
trò quan trọng và là chỉ tiêu đo lường năng 
suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” 
trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền 
kinh tế. Theo Sala-i-Martin (1997), TFP phản 
ánh sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công 
nghệ, chính sách của chính phủ trong giáo dục, 
quyền sở hữu tài sản, tuổi thọ người dân và 
thậm chí bao gồm các yếu tố địa lý. Thật vậy, 
trong thành phần TFP chứa rất nhiều các nhân 
tố ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra, nếu tất cả 
các yếu tố này được đưa vào mô hình để phân 
tích thì việc làm này không được các nhà kinh 
tế lượng ủng hộ vì bậc tự do quá lớn. Dựa theo 
nghiên cứu của Grossman và Heilpman 
(1991), Sinclair và Stabler (1997), Chor Foon 
Tang và Salah Abosedra (2013), Juan Gabriel 
Brida. et al. (2009), Jang C.Jin (2011), Chien-
Chiang Lee và Mei-se Chien (2011) nhóm tác 
giả quyết định chọn biến độ mở kinh tế và du 
lịch thuộc thành phần TFP đưa vào mô hình 
nghiên cứu. Vậy, phương trình (2) được biến 
đổi lại như sau: 
0 1 2 3 4ΔlnY =β +β ΔlnOP+β ΔlnTR +β ΔlnK+β ΔlnL 
(3) 
Trong đó: LnOP, LnTR lần lượt là 
logarit của độ mở kinh tế và lượng khách du 
lịch nước ngoài. 
4. Phương pháp phân tích và kết quả 
thực nghiệm 
4.1. Thống kê mô tả 
Để đánh giá ảnh hưởng của du lịch tới 
tăng trưởng kinh tế chúng tôi sử phương pháp 
 ...  “X tác 
động lên Y” và ngược lại. 
128 KINH TẾ 
Bảng 6. Kết quả kiểm định Granger 
 Null Hypothesis (H0) Obs F-Statistic Prob. 
1. TR không tác động tới GDP 20 6.66988** 0.0424 
2. GDP không tác động tới TR 7.08866** 0.0164 
3. OPEN không tác động tới GDP 20 5.18019** 0.0361 
4. GDP không tác động tới OPEN 0.13800 0.7149 
5. L không tác động tới GDP 20 1.07193 0.3150 
6. GDP không tác động tới L 11.9555** 0.0030 
7. K không tác động tới GDP 20 4.52337** 0.0484 
8. GDP không tác động tới K 0.44809 0.5122 
9. OPEN không tác động tới TR 20 0.09396 0.7629 
10. TR không tác động tới OPEN 0.02197 0.8839 
11. L không tác động tới TR 20 2.04809 0.1705 
12. TR không tác động tới L 4.50910** 0.0487 
13. K không tác động tới TR 20 6.33412** 0.0222 
14. TR không tác động tới K 0.46542 0.5043 
15. L không tác động tới OPEN 20 12.6136** 0.0025 
16. OPEN không tác động tới L 2.18738 0.1574 
17. K không tác động tới OPEN 20 0.39495 0.5381 
18. OPEN không tác động tới K 6.71389** 0.0190 
19. K không tác động tới L 20 5.48154** 0.0317 
20. L không tác động tới K 5.84352** 0.0272 
Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.0, dấu (**) thống kê có ý nghĩa mức 5% 
Kiểm định Granger được thực hiện trên 
các chuỗi thời gian dừng, bậc trễ được chọn 
dựa theo tiêu chuẩn AIC và SC (bậc 1). Kết 
quả Bảng 6 cho thấy biến du lịch và tăng 
trưởng GDP có mối quan hệ nhân quả (kiểm 
định 1 và 2 giả thiết H0 bị bác bỏ), nghĩa là 
phát triển du lịch sẽ dẫn tới tăng trưởng GDP 
và ngược lại. Mặt khác, du lịch có ảnh hưởng 
đối với thị trường lao động (kiểm định 12). 
Bên cạnh đó, kiểm định (3) và (7) cũng khẳng 
định rằng mở cửa kinh tế và tăng lượng vốn 
đầu tư là những nhân tố quan trọng nhằm thúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế. 
4.5. Kiểm định đồng liên kết Johansen 
Kiểm định đồng liên kết được Engle và 
Granger giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1987, 
dùng để xem xét mối liên hệ giữa các chuỗi 
thời gian trong dài hạn. Tác giả này cho rằng 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 129 
những chuỗi thời gian không dừng có thể trở 
thành chuỗi dừng khi chúng được tổ hợp tuyến 
tính với nhau. Hai phương pháp thống kê sau 
dùng để tìm kiếm số véctơ đồng liên kết. 
a. Phương pháp 1: Kiểm định phần tử 
đường chéo và vết của ma trận (Trace) 
Giả thuyết thống kê: 0H : rank( ) r và 
1H : rank( ) > r . Thống kê kiểm định: 
n
trace i
i=r+1
ˆλ (r) = -T ln(1- λ ) (8) 
Trong đó: r: số véctơ đồng liên kết,  : 
ma trận trị riêng khác không, T: số mẫu, ˆi : 
giá trị ước lượng của trị riêng thứ i và n: số trị 
riêng và tuân theo luật phân phối 
2 . 
b. Phương pháp 2: Kiểm định giá trị 
riêng cực đại (Maximum Eigenvalue) 
Giả thuyết thống kê: 0H : rank( ) = r 
và 
1H : rank( ) = r +1 . Thống kê kiểm định: 
n
trace i+1
i=r+1
ˆλ (r, r +1) = -T ln(1- λ ) (9) 
Trong thực nghiệm đa số kết quả của hai 
kiểm định này là thống nhất nhau. 
Bảng 7. Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen 
Phương pháp 1: Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace) 
Hypothesized Trace 0.05 
H0 H1 Eigenvalue Statistic Critical Value Prob 
r=0 r >=1 0.939225 117.5414 69.81889
*** 
0.0000 
r=2 0.871748 64.33046 47.85613
*** 
0.0007 
r=3 0.499833 25.30904 29.79707 0.1507 
r=4 0.417291 12.14561 15.49471 0.1501 
r=5 0.094415 1.884318 3.841466 0.1698 
Phương pháp 2: Unrestricted Cointegration Rank Test (Maximum Eigenvalue) 
Hypothesized Max-Eigen 0.05 
H0 H1 Eigenvalue Statistic Critical Value Prob 
r=0 r =1 0.9392 53.2109 33.8769
*** 
0.0001 
r<=1 r =2 0.8717 39.0214 27.5843
*** 
0.0011 
r<=2 r=3 0.4998 13.1634 21.1316 0.4373 
r<=3 r=4 0.4173 10.2613 14.2646 0.1953 
r<=4 r=5 0.0944 1.88430 3.8415 0.1698 
Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.0, (**), (***) thống kê có ý nghĩa mức 5%, 1% 
Kết quả Bảng 7 cho thấy với giả thuyết 
H0: r<=1 cả hai phương pháp đều có 
(prob<0.05), giả thuyết H0 bị bác bỏ. Vậy, có 
hai véctơ đồng liên kết trong mô hình. Tương 
ứng với số véctơ đồng liên kết thì số phương 
trình đồng liên kết thu được từ kết quả kiểm 
định như sau: 
130 KINH TẾ 
Bảng 8. Hệ số phương trình đồng liên kết 
Phương trình 1: Log likelihood 108.7009 
lnY lnOP lnTR lnK lnL C 
 0.639053
** 
0.484943
** 
 1.407219
** 
2.872447
** 
-7.787802
** 
 (0.18559) (0.08359) (0.07735) (0.63800) (2.17234) 
Phương trình 2: Log likelihood 239.6805 
lnY lnOP lnTR lnK lnL C 
 0.0000 0.864487
** 
1.048057
** 
2.759863
** 
-4.484952
** 
 (0.06115) (0.05653) (0.34687) (1.03240) 
 lnOP 0.593916
** 
0.562021
** 
0.176173 5.168351
** 
 (0.11596) (0.10721) (0.65780) (1.95785) 
Nguồn: Tính từ phần mềm Eviews 8.0, dấu (**) thống kê có ý nghĩa mức 5%, 
giá trị trong () là sai số chuẩn 
Kết quả Bảng 8 cho thấy phương trình 
đồng liên kết với các biến độc lập đều có ý 
nghĩa thống kê mức 5%. Từ phương trình 1, hệ 
số của các biến độc lập cho giá trị dương phù 
hợp với kỳ vọng dấu. Hơn nữa, cũng từ 
phương trình này có thể nhận thấy rằng trong 
dài hạn độ mở kinh tế, du lịch, vốn đầu tư và 
lao động có ảnh hưởng tích cực lên tăng 
trưởng GDP. Cụ thể, giả sử nếu các điều kiện 
khác không đổi thì 1% tăng lên của độ mở 
kinh tế, du lịch, vốn đầu tư và lao động thì 
GDP bình quân tăng tương ứng khoảng 
0,639%; 0,485%; 1,407% và 2,872%. 
4.6. Mô hình hiệu chỉnh sai số VECM 
(Vector Error Correction model) 
Sau khi đã xác định được kết quả có tồn 
tại đồng liên kết giữa các biến nghiên cứu thì 
mô hình VECM được áp dụng để xem xét mối 
quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn. 
Bảng 9. Kết quả ước lượng mô hình VECM (Vector Error Correction model) 
Dependent Variables: Ln(Y) 
Variables Coefficient Std. Error T-statistics 
Error Correction -0.627702 0.23859 -2.63093
** 
t-1ΔLn(Y ) 0.200253 0.04688 4.27891
** 
t-1ΔLn(OP ) 0.107116 0.21716 0.49326 
t-1ΔLn(TR ) 0.049689 0.01750 2.83937
** 
ΔLn(K) 0.720612 0.23250 3.13813** 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 131 
Dependent Variables: Ln(Y) 
ΔLn(L) - 0.882128 1.00596 -0.87690 
C 1.443984 3.61513 0.39943
R-squared 0.753100 
F-statistic 6.605263
** 
Diagnostic test F-statistic Prob 
2 Serial 1.5231 0.2138 
2 ARCH 1.9506 0.1314 
Nguồn: Tính từ Phần mềm Eviews 8.0, dấu (**) thống kê có ý nghĩa 5% 
Kết quả ước lượng mô hình VECM cho 
thấy phần hiệu chỉnh sai số EC (Error 
Correction) của phương trình trong dài hạn tồn 
tại có ý nghĩa thống kê mức 5% và bằng -
0,627702. Điều này cho thấy, nếu tác động của 
các biến độc lập đẩy GDP bình quân tăng 
(giảm) ở năm này thì GDP sẽ điều chỉnh giảm 
(tăng) hướng về mức cân bằng khoảng 
62,7702% ở năm sau. Mặt khác, biến 
t-1ΔLn(TR ) có ý nghĩa thống kê mức 5% cho 
thấy du lịch đóng góp tích cực cho tăng trưởng 
GDP tại trễ một năm, nghĩa là ở hiện tại nếu 
du lịch tăng 1% thì một năm sau sẽ góp phần 
vào tăng GDP khoảng 0,107116% (giả sử các 
yếu tố khác không đổi). Ngoài du lịch thì vốn 
đầu tư (K) và bản thân tăng trưởng t-1ΔLn(Y ) 
cũng là hai nhân tố có ý nghĩa góp phần vào 
tăng trưởng trong ngắn hạn. 
Kiểm định chẩn đoán mô hình 
(Diagnostic test) cho thấy mô hình nghiên cứu 
không vi phạm giả định tự tương quan và 
phương sai thay đổi. Mặt khác, kiểm định F có 
ý nghĩa mức 5% và hệ số của R2=0,75310 ngụ 
ý rằng mô hình nghiên cứu phù hợp với mẫu 
và 75,310% biến động của tăng trưởng GDP 
được giải thích bởi các biến độc lập, còn lại 
khoảng 24,69% biến động được giải thích bởi 
yếu tố khác. 
5. Kết luận 
Dựa vào kết quả phân tích sự đóng góp 
của du lịch vào tăng trưởng kinh tế bằng mô 
hình kinh tế lượng, xét trên hai góc độ ngắn hạn 
và dài hạn có thể rút ra một số kết luận sau: 
Một là, du lịch và tăng trưởng kinh tế có mối 
quan hệ nhân quả, kết luận này tương tự nghiên 
cứu của Dritsakis (1998) tại Hy Lạp, Kim et al. 
(2006) tại Đài Loan, Juan Gabriel Brida et al. 
(2009) tại Mỹ. Hai là, cả trong dài hạn và ngắn 
hạn du lịch là thành phần đóng góp tích cực vào 
tăng trưởng kinh tế tương ứng khoảng 
0,484943% và 0,107116%, quy mô này vẫn còn 
thấp so với các nước trong khu vực như 
Singapore (2,3%), Thái Lan (0,53%). 
Từ kết quả nghiên cứu, với kỳ vọng gia 
tăng hơn nữa quy mô đóng góp của du lịch vào 
tăng trưởng kinh tế, chúng tôi gợi ý một số nội 
dung chính sách như sau: 
Thứ nhất, Chính phủ cần rà soát, hoàn 
thiện quy hoạch sử dụng tài nguyên, quy hoạch 
phát triển ngành du lịch, qua đó phát huy tính 
độc đáo các sản phẩm du lịch lợi thế theo từng 
vùng miền. Hỗ trợ các vùng, các địa phương, 
doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương 
hiệu du lịch địa phương, thương hiệu du lịch 
của doanh nghiệp. 
Thứ hai, Chính phủ nên khuyến khích tổ 
chức các sự kiện truyền thông quãng bá du lịch 
Việt Nam đến bạn bè thế giới. Sản xuất các ấn 
phẩm báo chí tiêu biểu để truyền thông thương 
hiệu Việt Nam tại các thị trường du lịch tiềm 
năng. Bên cạnh đó, cần tôn tạo các danh lam 
thắng cảnh di tích lịch sử văn hóa, giảm giá 
dịch vụ, khắc phục hạn chế bất cập như tình 
132 KINH TẾ 
trạng chèo kéo khách, ô nhiễm môi trường, an 
toàn thực phẩm, giao thông. 
Thứ ba, Nhà nước cần tranh thủ hợp tác 
quốc tế hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí, kinh nghiệm 
trong việc xây dựng triển khai các chương 
trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức 
chuyên môn kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch đáp 
ứng sự phát triển trong thời kỳ hội nhập. Bên 
cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, 
nâng cao nhận thức về du lịch, huy động sự 
tham gia của người dân, cộng đồng địa phương 
và các tổ chức xã hội cùng phát triển du lịch. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Androtis, K. (2002). Scale of hospitality firms and local economic development- evidence from 
Crete. Tourism Management, 23(4), p.333-341. 
Balaguer, J., Cantavella-Jordá, M. (2002). Tourism as a long-run economic growth factor: the 
Spanish case. Applying Economy, 34 (7), p.877–884. 
Batra, R. (1992). “The fallacy of free trade”. Review of International Economics, p.19–31. 
Batra, R., & Beladi, H. (1996). Gains from trade in a deficit-ridden economy, Journal of 
Institutional and Theoretical Economics, 152, p. 540–554. 
Barro, R., & Sala-i-Martin, X. (1995). Economic growth. New York, McGraw-Hill. 
Belloumi, M. (2010). The relationship between tourism receipts, real effective exchange rate and 
economic growth in Tunisia. International Journal Tourism, 12(5), p.550–560. 
Brida, J.G., Lanzilotta, B., Lionetti, S., Risso, W.A. (2010). The tourism-led growthhypothesis 
for Uruguay. Tourism Econ., 16 (3), p. 765–771. 
Chien-Chiang Lee & Chun-Ping Chang (2008). Tourism development and economic growth: 
A closer look at panels. Tourism Management, 29, p. 180–192. 
Chor Foon Tang, Salah Abosedra (2014). The impacts of tourism, energy consumption and 
political instability on economic growth in the MENA countries. Energy Policy, 68, 
p. 458–464. 
Croes, R. R. (2006). A paradigm shift to a new stragegy for small island economies: embracing 
demand side economics for value enhancement and long term economic stability. Tourism 
Management, 27, p.453-465. 
Dollar, D. (1992). Outward-oriented developing economies really do grow more rapidly: 
Evidence from 95 LDCs, 1976–1985. Economic Development and Cultural Change, 40, p. 
523–544. 
Edwards, S. (1992). Trade orientation, distortions, and growth in developing countries. Journal 
of Development Economics, 39, p. 31–57. 
Fagance, M. (1999). Tourism as a feasible option sustainable development in small island 
developing states (SIDS): Nauru as a case study. Pacific Tourism Review, 3, p. 133-142. 
Frankel, J. A., & Romer, D. (1999). Does trade cause growth?. American Economic Review, 89, 
p. 379–399. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 3 (42) 2015 133 
Gökovali, U., Bahar, O. (2006). Contribution of tourism to economic growth: a panel data 
approach. Anatolia, 17 (2), p. 155–167. 
Gunduz, L., Hatemi-J, A. (2005). Is the tourism-led growth hypothesis valid for Turkey?. 
Applying Economy, 12 (8), p. 499–504. 
Grossman, G. M., & Helpman, E. (1991). Innovation and growth in the global economy. 
Cambridge, Massachusetts: MIT Press. 
Jang C. Jin (2011). The effects of tourism on economic growth in Hong Kong. Cornell 
Hospitality Quarterly, 52 (3), p.333-340. 
Katircioğlu, S.T. (2009). Tourism, trade and growth: the case of Cyprus. Applying Economy, 41 
(21), p. 2741–2750. 
Katircioğlu, S.T. (2010). Testing the tourism-led growth hypothesis for Singapore an empirical 
investigation from bounds test to cointegration and Granger causality tests. Tourism Econ., 
16 (4), p. 1095–1101. 
Lean, H.H., Smyth, R. (2010). On the dynamics of aggregate output, electricity consumption and 
exports in Malaysia: evidence from multivariate Granger causality tests. Applying Energy, 
87, p. 1963–1971. 
Leamer, E. E. (1995). A trade economist’s view of U.S. wages and globalization. Brookings 
Conference Proceedings. 
Levine,R., & Renelt, D. (1992). A sensitivity analysis of cross-country growth regressions. 
American Economic Review, 82, p. 942–963. 
Lin, B.H & Liu, H. H. (2000). A study of ecomomies of scale and economies of scope in Taiwan 
international tourist hotels. Asia Pacific Journal of Tourism Research, 5, p.21-28. 
Lucas, R. E. (1988). On the mechanics of economic development. Journal of Monetary 
Economics, 22(1), p. 3–42. 
Minh Ngọc (2013). Khách quốc tế đến Việt Nam hướng móc 7,4 triệu người. Báo điện tử chính 
phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Truy cập từ 
Modeste, N.C. (1995). The impact of growth in the tourism sector on economic development: the 
experience of selected Caribbean countries. Econ. Int., 48 (3), p.375–384. 
Nguyễn Quyết (2014). Quan hệ của viện trợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế thực tiễn tại Việt 
Nam. Tạp chí khoa học trường Đại Học Mở TPHCM, số 2 (35), trang 49-58. 
O’Rourke, K. H. (2000). Tariffs and growth in the late 19th century. Economic Journal, 110, 
p.456–483. 
Payne, J.E., Mervar, A. (2010). The tourism growth nexus in Croatia. Tourism Economy, 16 (4), 
p. 1089–1094. 
Romer, P. M. (1986). Increasing returns and long run growth. Journal of Political Economy, 
94(5), p. 1002–1037. 
Romer, P. M. (1992). Two strategies for economic development. Using Ideas and Producing 
Ideas, World Bank Annual, Conference on Economic Development. 
134 KINH TẾ 
Sachs, J., & Warner, A. (1995). Economic reform and the process of global integration. 
Brookings Papers Economic Activity, 1, p. 1–117. 
Sala-i-Martin, X. (1997). I just ran two million regressions. American Economic Review, 87, 
p.178-83. 
Sinclair, M. T., and M. Stabler (1997). The economics of tourism. London, Routledge. 
Stefan Franz Schubert et all. (2011). The impacts of international tourism demand on economic 
growth of small economies dependent on tourism. Tourism Management, 32, p.377-385. 
Tang, C.F.,Tan, E.C. (2013). How stable is the tourism-led growth hypothesis in Malaysia? 
Evidence from disaggregated tourism markets. Tourism Management, 37, p.52-57. 
Tổng cục du lịch. “Trang số liệu thống kê”. Truy cập từ  
World bank, Featured indicators. Retrieved november 09, 2014, from 
World travel and tourism council, Global News. Retrieved november 09, 2014, from 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_du_lich_doi_voi_tang_truong_kinh_te_viet_nam.pdf