Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Nhận thức sâu sắc về vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc, bài viết tập trung phân tích thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của người Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh thông qua các thông tin điều tra thực địa, của các cuộc phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học Từ đó, làm rõ vai trò của cộng đồng vừa là chủ thể sáng tạo, nuôi dưỡng và trao truyền di sản văn hóa, vừa có vai trò tự chủ, tự quản, tự quyết các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại cộng đồng. Ngoài ra, bài viết cũng phân tích những yếu tố tác động và định vị các nguồn lực góp phần bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của người Sán Dìu, trong giai đoạn hiện nay.

pdf 8 trang thom 04/01/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
117Volume 9, Issue 2
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY 
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC 
SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH
Trần Quốc Hùng
Học viện Dân tộc
Email: hungtq@hvdt.edu.vn
Ngày nhận bài: 15/5/2020
Ngày phản biện: 22/5/2020
Ngày tác giả sửa: 27/5/2020
Ngày duyệt đăng: 09/6/2020
Ngày phát hành: 21/6/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/427
Nhận thức sâu sắc về vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc, bài 
viết tập trung phân tích thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị 
di sản văn hóa của người Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh 
Quảng Ninh thông qua các thông tin điều tra thực địa, của các 
cuộc phỏng vấn sâu, điều tra xã hội học Từ đó, làm rõ vai trò 
của cộng đồng vừa là chủ thể sáng tạo, nuôi dưỡng và trao truyền 
di sản văn hóa, vừa có vai trò tự chủ, tự quản, tự quyết các hoạt 
động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại cộng đồng. 
Ngoài ra, bài viết cũng phân tích những yếu tố tác động và định 
vị các nguồn lực góp phần bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa 
của người Sán Dìu, trong giai đoạn hiện nay. 
Từ khoá: Vai trò cộng đồng; Bảo vệ và phát huy; Giá trị văn 
hóa; Người Sán Dìu; Huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
1. Đặt vấn đề
Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy 
giá trị di sản văn hóa (DSVH) đã luôn được các nhà 
quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. 
Nhận diện và đánh giá đúng vai trò của cộng đồng 
trong bảo vệ và phát huy giá trị DSVH đòi hỏi phải 
có cái nhìn khách quan, toàn diện, dựa vào các luận 
cứ khoa học xác đáng.
DSVH của người Sán Dìu là chất keo gắn kết 
các thành viên trong cộng đồng, tạo nên một cộng 
đồng đoàn kết, vững mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển 
kinh tế - xã hội (KT-XH) trong những năm đổi mới 
và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và 
đang tác động mạnh mẽ đến DSVH của người Sán 
Dìu. Những biến đổi văn hoá đang diễn ra theo 
nhiều hướng, tác động đến đời sống cộng đồng. Vấn 
đề đặt ra hiện nay với các cơ quan quản lý nhà nước 
và cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá 
trị DSVH người Sán Dìu là cần làm như thế nào để 
các giá trị di sản luôn trường tồn và phát huy giá trị 
trong đời sống đương đại. 
2. Tổng quan nghiên cứu
Bảo vệ và phát huy giá trị DSVH là vấn đề luôn 
được các quốc gia và các nhà khoa học quan tâm 
nghiên cứu nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa không 
bị mai một, biến mất do tác động của con người 
và môi trường. Điển hình cho mối quan tâm này 
là Công ước UNESCO năm 2003 về bảo vệ di sản 
văn hóa phi vật thể. Ở Việt Nam, Quốc hội đã ban 
hành Luật Di sản văn hóa (năm 2001) và các văn 
bản dưới luật về DSVH đều đề cao vai trò của cộng 
đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. Ngoài 
ra, còn có công trình sách “Quản lý nhà nước và vai 
trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di 
sản văn hóa phi vật thể” (Hiền, 2017); “Cộng đồng: 
Khái niệm, cách tiếp cận và phân loại trong nghiên 
cứu” (Tung, 2009); “Tài liệu tập huấn phương pháp 
tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nội lực và do 
người dân làm chủ (Phương pháp tiếp cận ABCD)” 
(Trung tâm Trao đổi giáo dục Việt Nam, 2012); 
“Phát triển văn hóa dựa vào cộng đồng: các tranh 
luận lý thuyết và thực tiễn” (Quang, 2018)
 Nghiên cứu về DSVH dân tộc Sán Dìu đã có một 
số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Ma Khánh 
Bằng (1983), “Người Sán Dìu ở Việt Nam”; Diệp 
Trung Bình (2002), “Lễ hội cổ truyền các dân tộc 
Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam”; Trần Văn Hà (2000), 
“Lễ cấp sắc của người Sán Dìu”; Lâm Quang Hùng 
(2001), “Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc” Tuy nhiên, 
phần lớn các nghiên cứu chỉ dừng ở việc miêu tả 
dân tộc chí về văn hóa truyền thống của dân tộc Sán 
Dìu mà chưa đánh giá, phân tích vai trò cộng đồng 
trong bảo vệ và phát huy giá trị DSVH người Sán 
Dìu. Nghiên cứu này đi sâu bàn luận vai trò của cộng 
đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị DSVH người 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
118 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
Sán Dìu tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp điền dã dân tộc 
học, phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn 
sâu tại cộng đồng người Sán Dìu ở huyện đảo Vân 
Đồn, tỉnh Quảng Ninh nhằm thu thập các thông tin 
khoa học.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong bài 
viết là kết quả của cuộc điều tra xã hội học và phỏng 
vấn sâu 213 người Sán Dìu vào tháng 10 năm 2019 
tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Theo 
kết quả điều tra xã hội học, tác giả quan tâm đến 
vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị 
DSVH với các thành tố như: món ăn truyền thống; 
kiến trúc nhà truyền thống; bố trí nhà truyền thống; 
trang phục truyền thống; tiếng nói; lễ cấp sắc; lễ tết 
truyền thống; lễ Đại phan; dân ca; cưới xin; mừng 
sinh nhật; tang ma; bài thuốc dân gian của người 
Sán Dìu. 
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Vai trò chủ thể của cộng đồng trong bảo vệ 
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người 
Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
“Chủ thể văn hóa là các cộng đồng, nhóm người 
hoặc cá nhân sở hữu, thực hành và sáng tạo DSVH 
phi vật thể” (Lý, 2015). Công ước “Bảo vệ và 
phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa” của 
UNESCO đã khẳng định vai trò quan trọng của cộng 
đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH 
“không có văn hóa nếu không có người dân và cộng 
đồng”. Đồng thời, Công ước khẳng định, văn hóa là 
sản phẩm của con người sáng tạo ra trong quá trình 
sinh hoạt, lao động và các sản phẩm văn hóa quay 
trở lại phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. Văn 
hóa chính là tài sản của cộng đồng, do cộng đồng 
sáng tạo, nuôi dưỡng và trao truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của 
từng dân tộc. Do vậy, cộng đồng chính là chủ thể 
sáng tạo, cũng là chủ sở hữu DSVH. Chủ thể DSVH 
có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, khẳng định chủ 
thể có bản sắc riêng, thuộc về cộng đồng chứ không 
pha lẫn sắc thái văn hóa với cộng động khác.
Tỉnh Quảng Ninh có 04 thành phần dân tộc thiểu 
số (DTTS) (Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay) với số 
dân trên 15.000 người, sinh sống mật cư thành cộng 
đồng làng bản, cư trú đan xen nhau, như: Ở huyện 
Đông Triều, người Sán Dìu cư trú cùng người Tày; 
huyện Đầm Hà người Sán Dìu cư trú cùng người 
Dao Thanh Phán; huyện Vân Đồn người Sán Dìu 
cư trú cùng người Dao Trong quá trình sinh sống, 
lao động sản xuất, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa 
riêng được thể hiện qua không gian cư trú, văn hóa 
vật thể và văn hóa phi vật thể. Các giá trị văn hóa 
của mỗi dân tộc được chính cộng đồng gìn giữ và 
phát huy. Trong quá trình cư trú đan xen lâu đời, các 
giá trị văn hóa của mỗi dân tộc được thể hiện rõ qua 
sắc thái riêng của mỗi dân tộc, song bên cạnh đó, 
cũng tiếp thu linh hoạt, sáng tạo các giá trị văn hóa 
của các dân tộc cận cư.
Kết quả điều tra xã hội học tại xã Bình Dân, 
huyện Vân Đồn1 cho thấy: Khi được hỏi ông/bà có 
hiểu biết về phong tục, tập quán ở các thành tố văn 
hóa vật thể và phi vật thể (món ăn truyền thống; 
kiến trúc nhà truyền thống; bố trí nhà truyền thống; 
trang phục truyền thống; tiếng nói; lễ cấp sắc; lễ tết 
truyền thống; lễ Đại phan; dân ca; cưới xin; mừng 
sinh nhật; tang ma; bài thuốc dân gian) của người 
Sán Dìu, 213 người được phỏng vấn đã thể hiện 
quan điểm, hầu hết trả lời ở mức độ “biết rất nhiều” 
và “biết nhiều”. Lấy hai mức độ này cộng lại cho 
kết quả trên 50% người được phỏng vấn trả lời 
biết về phong tục tập quán của dân tộc, như: Hiểu 
biết của ông bà về món ăn truyền thống có 80/213 
người (chiếm 37,6%) trả lời ở mức độ “biết rất 
nhiều”; 75/213 người (chiếm 35,2 %) trả lời ở mức 
độ “rất nhiều”. Tiếng nói có 74/213 người (chiếm 
34,7%) trả lời ở mức độ “biết rất nhiều”; 87/213 
người (chiếm 40,8%) trả lời ở mức độ “rất nhiều”. 
Tang ma truyền thống có 150/213 người (chiếm 
70,4%) trả lời ở mức độ “biết rất nhiều”; 46/213 
người (chiếm 21,6%) trả lời ở mức độ “rất nhiều”. 
Tuy nhiên, có một số thành tố văn hóa khi được 
phỏng vấn người dân trả lời ở mức độ “biết ít” hoặc 
“biết rất ít”, như: Bố trí nhà truyền thống có 63/213 
người (chiếm 29,6%) trả lời ở mức độ “biết ít”; 
17/213 người (chiếm 8,0%) trả lời ở mức độ “biết 
rất ít”. Dân ca có 51/213 người (chiếm 23,9%) trả 
lời ở mức độ “biết ít”; 18/213 người (chiếm 8,5%) 
trả lời ở mức độ “biết rất ít”. Bài thuốc dân gian có 
73/213 người (chiếm 34,3%) trả lời ở mức độ “biết 
ít”; 48/213 người (chiếm 22,5%) trả lời ở mức độ 
“biết rất ít”.
Kết quả trên cho thấy, về cơ bản các giá trị văn 
hóa truyền thống vẫn được cộng đồng người Sán 
Dìu ở huyện đảo Vân Đồn gìn giữ bảo vệ và phát 
huy, nhưng mức độ hiểu biết về DSVH có sự khác 
nhau về độ tuổi, cụ thể như: Ở ba độ tuổi từ 41 đến 
trên 60 tuổi (từ 41-50 tuổi; 51-60 tuổi; trên 60 tuổi) 
thì mức độ hiểu biết về phong tục, tập quán (các 
thành tố của DSVH) tốt hơn nhiều so với hai độ tuổi 
còn lại (ở độ tuổi từ 18 tuổi đến 40 tuổi). Điều đó 
cho thấy các giá trị DSVH của người Sán Dìu vẫn 
được cộng đồng gìn giữ và coi đó là tài sản vô giá 
của dân tộc. Bên cạnh đó, cũng nói lên một thực tế 
là trong giới trẻ hiện nay, nhiều người còn chưa hiểu 
1 Điều tra Xã hội học tại xã Bình Dân, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng 
Ninh vào tháng 8 năm 2019.
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
119Volume 9, Issue 2
biết nhiều về phong tục, tập quán của dân tộc mình.
Là DTTS có số dân không nhiều, nhưng các giá 
trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu không 
chỉ được khẳng định trong cộng đồng người Sán 
Dìu mà lan tỏa đến các dân tộc khác như: Tại khu 
du lịch tâm linh Tây Thiên (huyện Tam Đảo, tỉnh 
Vĩnh Phúc), nhân viên mặc trang phục truyền thống 
dân tộc Sán Dìu phục vụ khách du lịch; lễ hội Đại 
Phan - lễ hội tín ngưỡng lớn nhất của người Sán Dìu 
được người Dao Thanh Phán (huyện Đầm Hà, tỉnh 
Quảng Ninh) xin Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh cấp 
phép thực hiện vào năm 2015; tại các khu du lịch 
ở thành phố Hạ Long, Vân Đồn, đặc biệt các khu 
dân cư, thực khách dễ dàng thưởng thức các món 
văn truyền thống của người Sán Dìu như: Bánh bạc 
đầu, Tày loòng ệt, bánh lá ngải, khau nhục được 
chính tay người Sán Dìu hay các dân tộc khác thực 
hiện. Như vậy, vai trò chủ thể văn hóa của cộng 
đồng người Sán Dìu trong bảo vệ và phát huy giá 
trị DSVH không chỉ trong cộng đồng mà lan tỏa 
đến dân tộc khác. Xét trên phương diện mối quan 
hệ giữa sáng tạo văn hóa và sử dụng, thụ hưởng văn 
hóa, thì cộng đồng người Sán Dìu là chủ thể sáng 
tạo, các cộng đồng dân tộc khác sinh sống trên địa 
bàn là chủ thể khai thác, sử dụng và phát huy các 
giá trị văn hóa truyền thống đó. Các giá trị văn hóa 
đó trở thành nguồn lực nội sinh thúc đẩy kinh tế - xã 
hội phát triển.
Qua đây, ta thấy vai trò chủ thể văn hóa của cộng 
đồng người Sán Dìu ở tỉnh Quảng Ninh nói chung 
và huyện đảo Vân Đồn nói riêng, luôn được khẳng 
định và phát huy trong mọi bối cảnh, thông qua quá 
trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa, các giá trị DSVH 
ngày càng được củng cố, làm giàu thêm kho tàng 
DSVH của người Sán Dìu.
4.2. Vai trò của cộng đồng trong sáng tạo và 
phát huy di sản văn hóa người Sán Dìu ở huyện 
đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Sáng tạo văn hóa gắn liền với quá trình phát 
triển, vì sáng tạo văn hóa làm cho các giá trị văn 
hóa trở nên hoàn thiện, phù hợp hơn với từng môi 
trường văn hóa trong những bối cảnh cụ thể. Tiếng 
nói và chữ viết là tiêu chí đầu tiên để xác định thành 
phần của một dân tộc, bởi đó là hệ thống tín hiệu 
để nhận biết và truyền đạt thông tin. Tiếng Sán Dìu 
nói theo thổ ngữ Quảng Đông (Trung Quốc) và đã 
mượn hệ chữ Hán để sáng tạo, ký âm cho ngôn ngữ 
Sán Dìu. Chữ Nôm - Sán Dìu chỉ được sử dụng 
trong phạm vi hẹp ở những người thầy cúng, thầy 
thuốc, thường được dùng trong các bài cúng, sách 
phong thủy, ghi chép các bài thuốc dân gian.
Trong quá trình Latin hóa, người Sán Dìu đã 
mượn ký tự Latin để ghi âm tiếng Sán Dìu. Hệ chữ 
đó được cộng đồng ứng dụng nhiều trong việc ghi 
các bài hát dân ca. Ưu điểm của chữ hệ Latin là hầu 
hết mọi người đều có thể đọc và ghi chép, tuy nhiên 
hạn chế của hệ chữ Latin khi ký âm tiếng Sán Dìu 
là chỉ mang tính tương đối, chưa có sự thống nhất 
và chưa có những ký tự chuyên biệt để ký âm tiếng 
Sán Dìu một cách khoa học. 
Năm 2000, tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa là 
người đầu tiên nghiên cứu một cách bài bản về “Hệ 
thống ngữ âm tiếng Sán Dìu” trong luận án Tiến sĩ 
Ngôn ngữ học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội 
và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Sau đó, 
tác giả đã công bố cuốn sách “Ngữ âm tiếng Sán 
Dìu” (Thoa, 2018). Năm 2018, Trung tâm Nghiên 
cứu Bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu đã phối 
hợp với TS. Nguyễn Thị Kim Thoa đến các địa 
phương hướng dẫn và trao đổi với cộng đồng về 
tiếng Sán Dìu.
Di sản dân ca của người Sán Dìu ở huyện đảo 
Vân Đồn rất phong phú và đa dạng, được cộng đồng 
ứng tác và truyền miệng qua bao đời nay. Trong quá 
trình sáng tạo và lưu truyền các bài dân ca, người 
Sán Dìu không chỉ truyền cho các thế hệ sau bằng 
hình thức truyền miệng mà những thầy cúng, thầy 
thuốc, những người biết chữ Nôm - Sán Dìu đã ghi 
chép lại thành những cuốn ca thư cổ. Nói đến dân 
ca là nói đến các lời ca của mẹ ru con trên lưng, chị 
ru em trong nôi, bà ru cháu bên bếp lửa, hay các bài 
giao duyên, hẹn hò của các nam thanh nữ tú trong 
hội xuân, ngày cưới Nhưng trong bối cảnh hiện 
nay, để làm phong phú hơn kho tàng dân ca của 
cộng đồng và phù hợp với đời sống, cộng đồng đã 
sáng tác thêm nhiều bài dân ca mới ca ngợi Đảng, 
Bác Hồ và sử dụng các giai điệu, niêm luật của dân 
ca truyền thống. 
Trong nhiều lần điền dã tại huyện đảo Vân Đồn, đặc 
biệt ở xã Bình Dân, tác giả đã sưu tập được 30 bài dân 
ca sáng tác mới, trong đó có 22 bài ca ngợi Đảng, Bác 
Hồ; 08 bài ca ngợi việc phát triển kinh tế, đời sống 
ấm no. Tham chiếu với số lượng các bài dân ca theo 
lời mới tại các địa phương khác như: Xã Na Quán, 
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là 57 bài, trong 
đó có 35 bài ca ngợi Đảng, Bác Hồ; 22 bài ca ngợi 
việc phát triển kinh tế, đời sống ấm no. Xã Đạo Trù, 
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc có 34 bài dân ca 
sáng tác mới, trong đó có 24 bài ca ngợi Đảng, Bác 
Hồ; 10 bài ca ngợi việc phát triển kinh tế, đời sống 
ấm no. Qua đó, cho thấy sự sáng tạo của người dân 
và cộng đồng là không ngừng. Sự sáng tạo này đã 
góp phần làm phong phú thêm kho tàng DSVH của 
người Sán Dìu huyện đảo Vân Đồn nói riêng và 
người Sán Dìu ở Việt Nam nói chung.
Môi trường nuôi dưỡng các giá trị DSVH của 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
120 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
người Sán Dìu luôn được thay đổi cho phù hợp với 
xu hướng hiện nay như: Loại hình dân ca đối đáp 
giao duyên với môi trường diễn xướng truyền thống 
thường ở các con suối, bìa rừng, trên nương, dưới 
đồng Hiện nay, để phù hợp với đời sống hiện đại, 
các không gian hát được mở rộng tại nhà sinh hoạt 
văn hóa cộng đồng, tại các sự kiện trình diễn, quảng 
bá văn hóa Trong những năm gần đây, việc đưa di 
sản vào trường học được chính quyền xã Bình Dân 
và các ban ngành của huyện Vân Đồn quan tâm đặc 
biệt. Nhà trường đã bố trí thời gian hợp lý để các 
nghệ nhân dạy họ ... đường lối của Đảng và chính sách 
pháp luật của Nhà nước. Thực tế cho thấy, nhiều 
người dân quan tâm đến các văn bản chính sách 
về văn hóa, tuy chưa hiểu đầy đủ và chi tiết các 
nội dung chính sách, nhưng cộng đồng cũng nhận 
thức được tinh thần cơ bản của Nghị quyết số 03-
NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung 
ương tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về xây 
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, 
đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW 
ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương tại 
Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và 
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng 
yêu cầu phát triển bền vững đất nước Chính sự 
hiểu biết của người dân và cộng đồng đã giúp cộng 
đồng nhận thức vị trí, tầm quan trọng của bảo vệ 
và phát huy giá trị DSVH người Sán Dìu trong đời 
sống hiện nay, đồng thời khuyến khích họ phát huy 
các giá trị văn hóa. Cộng đồng nhận thức được việc 
bảo vệ và phát huy giá trị DSVH người Sán Dìu là 
vấn đề tự thân của mỗi thành viên trong cộng đồng, 
chứ không phải việc của chính quyền hay của tổ 
chức khác.
Cộng đồng Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn tích 
cực phối hợp, hợp tác với chính quyền, cơ quan 
chức năng trong bảo vệ và phát huy giá trị DSVH 
người Sán Dìu như: Tham gia kiểm kê DSVH, lập 
hồ sơ nghệ nhân dân gian, các sự kiện văn hóa Đại 
hội đại biểu DTTS huyện đảo Vân Đồn năm 2019, 
Hội thi thể dục, thể thao huyện, Canaval Hạ Long, 
hay phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo 
chí Trung ương và địa phương giới thiệu, quảng bá 
văn hóa truyền thống người Sán Dìu, phối hợp với 
các cơ quan, nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa 
người Sán Dìu. Vai trò chủ động, tích cực còn được 
thể hiện khi các tổ chức phi quan phương có những 
hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH như: 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
122 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
Câu lạc bộ Soọng cô xã Bình Dân định kỳ 02 buổi/
tuần tổ chức tập luyện và truyền thừa các bài hát 
dân ca, các đoạn trích nghi lễ cấp sắc, cưới xin để 
tham gia các sự kiện văn hóa ở địa phương hay đi 
giao lưu với các địa phương trong tỉnh như thành 
phố Cẩm Phả, thành phố Hạ Long và các tỉnh Vĩnh 
Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên 
Khi được hỏi “Tâm thế của ông/bà, khi địa 
phương có hoạt động du lịch thì ông/bà và người 
thân có muốn tham gia vào hoạt động đó để giới 
thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc mình với du 
khách và tạo ra nghề mới có thu nhập ổn định hay 
không?”, mức độ trả lời “Rất quan tâm” có 154/213 
người trả lời, chiếm 72,3% và 59/213 người trả lời ở 
mức độ “Quan tâm”, chiếm 27,7%; không có người 
nào trả lời ở các mức độ “Quan tâm ít” hay “Không 
quan tâm”. Điều đó cho thấy, cộng đồng rất chủ 
động, tích cực và sẵn sàng chuyển đổi sinh kế trong 
bối cảnh mới, khi huyện đảo Vân Đồn trở thành 
Đặc khu hành chính - kinh tế. Hiện nay, Cảng hàng 
không quốc tế Vân Đồn đi vào hoạt động đã thu hút 
được 386 người dân tộc Sán Dìu đến làm việc. 
Bên cạnh đó, cộng đồng tự quản DSVH của mình 
thông qua các quy ước của thôn xóm, đồng thời có 
các tổ chức thiết chế truyền thống như phường hội 
(phiêng) tương trợ giúp đỡ nhau. Câu lạc bộ dân 
ca do những người dân trong cộng đồng yêu thích 
lập ra và được UBND xã ra quyết định thành lập. 
Các tổ chức có các quy định, quy ước chung cho 
thành viên tham gia. Các quy định, quy ước đó có 
thể bằng văn bản hay không bằng văn bản, nhưng 
đều được các thành viên chấp hành nghiêm túc.
4.5. Vai trò của cộng đồng trong quảng bá, giới 
thiệu di sản văn hóa người Sán Dìu ở huyện đảo 
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Nhận thức được DSVH là tài sản vô giá, nguồn 
lực góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, nên việc 
khai thác giới thiệu và quảng bá các giá trị DSVH 
được coi là trách nhiệm, cũng như niềm tự hào của 
cộng đồng. Bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phải 
gắn với cộng đồng, lấy cộng đồng là trung tâm vì 
cộng đồng là người sáng tạo và lưu truyền các giá 
trị văn hóa. 
Trong cuộc điều tra xã hội học tại xã Bình Dân, 
huyện đảo Vân Đồn, câu hỏi được khảo sát là “Ông/
bà cho biết những giá trị văn hóa truyền thống của 
người Sán Dìu mà ông bà cảm thấy tự hào?” (Với 
các thành tố văn hóa như: Văn hóa ẩm thực truyền 
thống; Kiến trúc nhà truyền thống; Bố trí nhà truyền 
thống; Trang phục truyền thống; Tiếng nói; Lễ cấp 
sắc; Lễ tết truyền thống; Lễ Đại phan; Dân ca; Cưới 
xin; Mừng sinh nhật; Tang ma; Bài thuốc dân gian 
của người Sán Dìu), thì 213 người được phỏng vấn 
hầu hết trả lời ở mức độ “Rất tự hào”; “Tự hào”, ví 
dụ như: Lễ tết truyền thống có 205/231 người trả 
lời ở mức độ “rất tự hào”, chiếm 96,2%; Món ăn 
truyền thống có 179/231 người trả lời ở mức độ “rất 
tự hào”, chiếm 84,0%; Tiếng nói có 189/231 người 
trả lời ở mức độ “rất tự hào”, chiếm 88,7%...
Có ba hình thức cơ bản mà qua đó, vai trò của 
cộng đồng trong việc quảng bá, giới thiệu DSVH 
được thể hiện rất rõ, là: 1) Vai trò của cộng đồng 
quảng bá, giới thiệu DSVH thông qua bảo tàng; 2) 
Vai trò của cộng đồng quảng bá, giới thiệu DSVH 
trong các sự kiện văn hóa; 3) Vai trò của cộng đồng 
quảng bá, giới thiệu DSVH tại cộng đồng.
Tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, DSVH các 
DTTS nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng đã 
được quan tâm, chú trọng đầu tư, trưng bày theo 
từng dân tộc và đây cũng là điểm hấp dẫn thu hút 
đông đảo khách tham quan. Cách trưng bày tại Bảo 
tàng tỉnh Quảng Ninh đã giúp khách tham quan có 
cái nhìn toàn cảnh về văn hóa các DTTS trên địa 
bàn tỉnh Quảng Ninh, các nét sinh hoạt văn hóa tiêu 
biểu như: Chợ phiên vùng cao Bình Liêu; lễ cấp sắc 
của người Dao; hát Soóng cọ của người Sán Chay; 
Lẩu then của dân tộc Tày; cưới xin của dân tộc Sán 
Dìu Tuy nhiên, qua quan sát cho thấy, việc trưng 
bày chưa được khoa học, các hiện vật và nội dung 
trưng bày dày đặc, chưa thể hiện rõ các đặc trưng 
DSVH của người Sán Dìu. Từ năm 2012 đến nay, 
mỗi kỳ tổ chức Carnaval Hạ Long đều có sự tham 
gia của các tiết mục nghệ thuật dân gian của các 
DTTS trong tỉnh như: Múa xúc tép của dân tộc Sán 
Chay (huyện Bình Liêu); trích đoạn cấp sắc của dân 
tộc Dao (huyện Hoành Bồ); trang phục Dao Thanh 
Y, Dao Thanh Phán (phường Tiên Yên, thành phố 
Uông Bí) và trích đoạn leo gươm, múa hành quang 
lễ Đại phan của dân tộc Sán Dìu (huyện đảo Vân 
Đồn) Việc trình diễn các tiết mục văn nghệ dân 
gian truyền thống của các DTTS trong tỉnh đã tạo 
sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng các DTTS 
tỉnh Quảng Ninh nói chung và dân tộc Sán Dìu nói 
riêng. Có thể nói, khát vọng và niềm tự hào của các 
dân tộc là được thể hiện DSVH của mình ra thế giới 
với sự chiêm ngưỡng của du khách trong nước và 
quốc tế, sự giao lưu văn hóa giữa các đoàn nghệ 
thuật, giữa dân tộc đa số với DTTS, giữa người Việt 
Nam và các đoàn nghệ thuật quốc tế cùng tham gia 
biểu diễn tại Carnaval. Sắc màu văn hóa của dân 
tộc Sán Dìu và các DTTS trong tỉnh là “món ăn lạ” 
đặc sắc và hấp dẫn khán giả trong các màn trình 
diễn nghệ thuật dân gian. Đây là điểm mới kết hợp 
giữa truyền thống và hiện đại, giúp quảng bá hình 
ảnh và con người Quảng Ninh với bạn bè quốc tế. 
Ngoài ra, cộng đồng còn phối hợp với chính quyền 
các cấp tham gia các đoàn biểu diễn tại các cuộc thi, 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
123Volume 9, Issue 2
liên hoan vùng, toàn quốc do các bộ, ngành Trung 
ương và địa phương tổ chức. 
Trong sinh hoạt cộng đồng, ý thức được DSVH 
là báu vật của các bậc tiền nhân kết tinh từ ngàn đời, 
nên việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH được xem 
là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong 
cộng đồng. Việc sáng tạo, nuôi dưỡng và trao truyền 
luôn được cộng đồng thực hành. Đây là nguồn lực 
tái tạo sức lao động, phục vụ đời sống tinh thần của 
cộng đồng. Ngoài ra, các giá trị DSVH là nguồn 
lực nội sinh thúc đẩy phát triển sinh kế như các 
hộ gia đình đã phát triển các giá trị văn hóa thành 
hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường. Minh chứng 
là các món bánh chưng gù, bánh lá ngải, bánh tày 
lồng ệp, bánh bạc đầu, khau nhục và các cây lương 
thực, thực phẩm như: Ngô, khoai, sắn, cải xanh, dưa 
muối phục vụ khách du lịch ở các bãi biển ở Vân 
Đồn và chùa Cái Bầu. 
Chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Ninh về công tác dân 
tộc tại Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 về 
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân 
tộc trong sự nghiệp phát triển KT-XH nhanh, bền 
vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an 
ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng 
đến năm 2030; Quyết định số 4071/QĐ-UBND 
ngày 01/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về 
việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển văn 
hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh đến năm 
2010 và định hướng đến năm 2020 và Công văn số 
1859/UBND-TM4 ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh 
về xây dựng Đề án thành lập các Làng dân tộc thiểu 
số của tỉnh, trong đó quy hoạch xây dựng làng văn 
hóa dân tộc Sán Dìu tại huyện Vân Đồn vào năm 
2020 là những điều kiện thuận lợi giúp cộng đồng 
Sán Dìu ở huyện Vân Đồn có nhiều cơ hội bảo vệ và 
phát huy giá trị DSVH và tạo sinh kế mới góp phần 
giới thiệu, quảng bá các giá trị DSVH với du khách 
khi gắn bảo vệ và phát huy giá trị DSVH với phát 
triển di lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
5. Thảo luận
Cộng đồng thể hiện vai trò chủ thể văn hóa 
không chỉ trong việc sáng tạo, nuôi dưỡng và trao 
truyền mà trong thực tiễn các hoạt động bảo vệ và 
phát huy giá trị DSVH người Sán Dìu ở huyện đảo 
Vân Đồn luôn biết nắm bắt thông tin, tìm hiểu các 
cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước về DSVH. 
Sự chủ động, tích cực đó đã giúp cộng đồng tự chủ, 
tự quản được các hoạt động trong phát triển sản 
xuất, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, nâng cao 
mức hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần của 
người dân và cộng đồng. 
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển 
mạnh, cộng đồng đã phát huy các giá trị DSVH của 
dân tộc vươn xa hơn khuôn khổ làng xã. Hình ảnh 
con người, văn hóa Sán Dìu được giới truyền thông 
đưa vào các sản phẩm phim ảnh, chương trình giới 
thiệu về DSVH Sán Dìu. Không những thế, DSVH 
người Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn còn được 
quảng bá tại các bảo tàng Trung ương và tỉnh Quảng 
Ninh; được biết đến tại các sự kiện văn hóa quan 
trọng của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh. Ngay 
trong cộng đồng, khi huyện đảo Vân Đồn trở thành 
khu hành chính - kinh tế đặc biệt, thì DSVH người 
Sán Dìu ngày càng được phát huy gắn với phát triển 
du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được 
còn có những hạn chế như: Một bộ phận không nhỏ 
trong cộng đồng còn chưa thực sự quan tâm đúng 
mức trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH vì 
họ cho rằng đó là việc của ngành văn hóa, của nhà 
nước. Thậm chí, họ cho rằng các giá trị DSVH đã 
trở nên lạc hậu không phù hợp với lối sống hiện nay 
hay do tác động mạnh mẽ của đời sống, người lớn 
lo mưu sinh, lớp trẻ lo học hành nên một bộ phận 
đồng bào không quan tâm đến việc bảo vệ và phát 
huy giá trị DSVH của chính dân tộc mình.
6. Kết luận
Công tác bảo vệ và phát huy giá trị DSVH là 
một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan 
quản lý Nhà nước và cộng đồng về DSVH. Trong 
đó, cộng đồng có vai trò chủ động, tích cực trong 
các hoạt động duy trì, nuôi dưỡng và trao truyền 
DSVH cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, đến nay vẫn 
còn tình trạng là chính quyền cơ sở ở một số nơi 
chưa thực sự sâu sát với các vấn đề thực tiễn, việc 
tham mưu và thực hiện công tác quản lý nhà nước 
về DSVH còn chậm triển khai. Bản thân cộng đồng 
cũng chưa thực sự phát huy được vai trò của mình, 
thậm chí một bộ phận còn thờ ơ, quay lưng lại với 
di sản ông cha để lại. DSVH không bị mai một và 
không bị thất truyền chỉ khi có sự chung tay của cả 
hệ thống chính trị và cộng đồng.
Vì vây, để công tác bảo vệ và phát huy giá trị 
DSVH hiệu quả, ngoài các chủ chương, chính sách 
của Đảng và Nhà nước, rất cần có sự vào cuộc tích 
cực, chủ động hơn nữa của cộng đồng - chủ nhân di 
sản. Trong đó, cần giải quyết tốt các mối quan hệ 
trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, 
đặc biệt là mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và 
cộng đồng, mối quan hệ giữa bảo vệ và phát huy 
giá trị DSVH gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền 
vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và 
quốc tế.
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
124 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
Tài liệu tham khảo
Hiền, N. T. (2017). Quản lý nhà nước và vai trò 
cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di 
sản văn hóa phi vật thể. Hà Nội: Nxb. Văn 
hóa Dân tộc.
Loan, N. T. K., & Tân, N. T. (2014). Quản lý di 
sản văn hóa (N. T. K. Loan, Chủ biên). Nxb. 
Văn hóa Thông tin & Viện Văn hóa.
Loan, T. T. (2012). Một số mô hình quản lý, 
tổ chức lễ hội cổ truyền. Tạp Chí Văn Hoá 
Nghệ Thuật, (Số 340), tr.48-53.
Lý, L. T. M. (2015). Vai trò của chủ thể và cộng 
đồng trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật 
thể. Tru cập 22/12/2018, từ website: https://
www.vanhoanghean.com.vn.
Quang, L. H. (2018). Phát triển văn hóa dựa vào 
cộng đồng: các tranh luận lý thuyết và thực 
tiễn. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Quảng Ninh. (2007). 
Sưu tầm, nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo 
tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian 
cổ truyền của người Sán Dìu ở tỉnh Quảng 
Ninh. Thuyết minh nhiệm vụ khoa học công 
nghệ cấp tỉnh.
Thoa, N. T. K. (2018). Ngữ âm tiếng Sán Dìu. 
Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trung tâm Trao đổi giáo dục Việt Nam. (2012). 
Tài liệu tập huấn phương pháp tiếp cận phát 
triển cộng đồng dựa vào nội lực và do người 
dân làm chủ (Phương pháp tiếp cận ABCD). 
Kiên Giang.
Tung, P. H. (2009). Cộng đồng: Khái niệm, cách 
tiếp cận và phân loại trong nghiên cứu. Tạp Chí 
Thông Tin Khoa Học Xã Hội, (Số 12), tr.21.
Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn. (2017). Đề án 
nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội 
Đại phan xã Bình Dân, huyện Vân Đồn, tỉnh 
Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020.
THE ROLE OF THE COMMUNITY IN PROTECTING AND PROMOTING 
THE TRADITIONAL CULTURAL VALUES OF SAN DIU ETHNIC 
IN VAN DON ISLAND DISTRICT, QUANG NINH PROVINCE
Tran Quoc Hung
Vietnam Academy for Ethnic Minorities
Email: hungtq@hvdt.edu.vn
Received: 15/5/2020
Reviewed: 22/5/2020
Revised: 27/5/2020
Accepted: 09/6/2020
Released: 21/6/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/427
Abtract
Deeply aware of the community role in protecting and 
promoting the cultural heritage values of ethnic groups, the article 
focuses on analyzing and assessing the situation of protection and 
promotion of the San Diu people’s cultural heritage values in Van 
Don island district, Quang Ninh province through information 
of field surveys, in-depth interviews, sociological surveys... 
Since then, clarifying the community role as both the subject of 
creation, nurturing and transmission of cultural heritage, there 
is the role of autonomy, self-management, self-determination of 
protection activities and promoting the cultural heritage values in 
the community. The article also analyzes the impact factors and 
positioning of huaman resources contributing to the protection 
and promotion of the cultural heritage values of San Diu people in 
the present period.
Keywords
Community role; Protection and promotion; Cultural values; 
Van Don island district, Quang Ninh province.

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_cong_dong_trong_bao_ve_va_phat_huy_cac_gia_tri_v.pdf