Vai trò của bảo tàng phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống đương đại

Với đặc trưng - là một bảo tàng về giới, trong những năm qua, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiến hành đổi

mới toàn diện để trở thành một bảo tàng được đông đảo công chúng trong nước và thế giới biết đến. Thông

qua các hoạt động, Bảo tàng đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn giá trị lịch sử - văn hoá dân tộc; giới

thiệu hình ảnh phụ nữ Việt Nam; giáo dục về giá trị lịch sử - văn hoá và về giới, bình đẳng giới; giáo dục về giới,

bình đẳng giới; phản ánh các vấn đề đương đại và tiếng nói của các nhóm yếu thế nhằm tạo sự thay đổi và phản

biện các vấn đề xã hội; tạo diễn đàn về các vấn đề của phụ nữ với sự tham gia của cộng đồng, góp phần nâng

cao nhận thức xã hội. Đó cũng là sứ mệnh mà Bảo tàng đã và đang thực hiện để xây dựng, phát triển thương

hiệu của mình trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, khu vực và thế giới.

pdf 7 trang kimcuc 7900
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của bảo tàng phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống đương đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của bảo tàng phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống đương đại

Vai trò của bảo tàng phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống đương đại
92
Sau quá trình đổi mới toàn diện và mở cửa trởlại hệ thống trưng bày vào năm 2010, Bảo tàngPhụ nữ Việt Nam dần trở thành một bảo tàng
được du khách trong nước và quốc tế biết đến. Bốn
năm liền, từ 2013 - 2016, Bảo tàng được TripAdvi-
sor - trang web du lịch lớn nhất thế giới bình chọn
vào TOP 10 điểm tham quan hấp dẫn nhất Việt
Nam, TOP 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á. Sự nỗ
lực của Bảo tàng cũng được Tổng cục Du lịch và
Hiệp hội Du lịch Việt Nam ghi nhận và trao giải
thưởng “Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt
Nam” trong hai năm liền 2015, 2016. Số lượng
khách tham quan tăng dần đều, đặc biệt, Bảo tàng
đang dần trở thành một địa chỉ quen thuộc cho đối
tượng khách gia đình, học sinh, sinh viên tham gia
các sự kiện hay tham quan vào dịp cuối tuần.
Cũng trong 5 năm gần đây, Bảo tàng được xem
như một mô hình bảo tàng đổi mới thành công,
được nhiều tổ chức quốc tế, như ASEMUS (Hiệp hội
Bảo tàng Á - Âu), ICCN (Mạng lưới Bảo vệ di sản phi
vật thể liên thành phố), UNESCO (Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc), SEMEO SPAFA
(Trung tâm Khảo cổ và Mỹ thuật vùng Đông Nam
Á), IWMA (Hiệp hội Bảo tàng Phụ nữ quốc tế) mời
chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong lĩnh vực
di sản và bảo tàng ở nhiều diễn đàn khác nhau. 
Nhìn vào những thành công bước đầu đạt được
trong những năm gần đây, có thể thấy rõ, Bảo tàng
Nguyucthn Th B˝ch VŽn - L˚ Th Thy Hošn: Vai tr’ cuchoasaca...
VAI TRÒ CỦA BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG CUỘC SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI
NGUYN TH BÍCH VÂN - LÊ TH THUÝ HOÀN*
TÓM TẮT
Với đặc trưng - là một bảo tàng về giới, trong những năm qua, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiến hành đổi
mới toàn diện để trở thành một bảo tàng được đông đảo công chúng trong nước và thế giới biết đến. Thông
qua các hoạt động, Bảo tàng đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn giá trị lịch sử - văn hoá dân tộc; giới
thiệu hình ảnh phụ nữ Việt Nam; giáo dục về giá trị lịch sử - văn hoá và về giới, bình đẳng giới; giáo dục về giới,
bình đẳng giới; phản ánh các vấn đề đương đại và tiếng nói của các nhóm yếu thế nhằm tạo sự thay đổi và phản
biện các vấn đề xã hội; tạo diễn đàn về các vấn đề của phụ nữ với sự tham gia của cộng đồng, góp phần nâng
cao nhận thức xã hội. Đó cũng là sứ mệnh mà Bảo tàng đã và đang thực hiện để xây dựng, phát triển thương
hiệu của mình trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, khu vực và thế giới.
Từ khóa: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; vai trò; giới; lịch sử - văn hóa.
ABSTRACT
With characteristic of a gender museum, in recent years, Vietnam Women's Museum has conducted some
comprehensive renovations to become anattractive and well-known museum for domestic and international
visitors. Through these activities, the Museum has a significant contribution in the preservation of historical
and cultural values of the country, Vietnam women image introduction, education about the value of histori-
cal - cultural and gender issues, gender equality, gender education, reflect contemporary issues and voices of
marginalized groups in order to change and criticism of social problems, create a forum for women's issues,
with the participation of the community, contributing to raising social awareness. The Museum's mission has
been carried out to build and develop their brands in Vietnam museum system, in the region and in the world.
Key words: Vietnam Women Museum; Role; Gender; History and culture.
* Bo tàng Ph n Vit Nam
đã và đang bắt kịp với xu hướng phát triển phổ biến
của mạng lưới bảo tàng thế giới, đồng thời khẳng
định được những nét đặc trưng của một bảo tàng
giới. Chính bản sắc giới là yếu tố quan trọng tạo
nên sức hấp dẫn, nét độc đáo của Bảo tàng trước
các đối tượng công chúng ngày càng khó tính. Tuy
nhiên, làm thế nào để duy trì vị thế và tiếp tục phát
triển trong bối cảnh nhu cầu của công chúng ngày
càng cao và đa dạng, sự cạnh tranh giữa các bảo
tàng cũng như giữa bảo tàng với các thiết chế văn
hoá khác ngày càng cao? Làm thế nào để không tụt
hậu khi các bảo tàng trên thế giới không ngừng đổi
mới và sáng tạo? Làm thế nào để Bảo tàng có thể
khẳng định được vai trò của mình trong đời sống
xã hội? Những vai trò nào cần được cân nhắc để
Bảo tàng thực sự có đóng góp thiết thực cho cộng
đồng? Đó là những câu hỏi, những thách thức
thường trực mà Bảo tàng phải đối mặt cả trước mắt
và lâu dài. 
Để có thể từng bước tìm ra lời giải cho những
câu hỏi trên, căn cứ vào sứ mệnh, tầm nhìn, những
nguồn lực sẵn có cũng như kết quả khảo sát nhu
cầu của công chúng, Bảo tàng đã và đang nỗ lực
thực hiện các vai trò cơ bản sau:
1. Bảo tồn giá trị lịch sử - văn hoá
Đây là sứ mệnh, chức năng và vai trò phổ biến
của các bảo tàng thuộc mọi loại hình. Trong suốt
quá trình hoạt động, mục tiêu bảo tồn luôn được
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chú trọng và dành mọi
nỗ lực cho hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo
quản một cách khoa học các giá trị lịch sử - văn hoá
gắn với những vấn đề của phụ nữ Việt Nam, từ lịch
sử đến đương đại. Tuy nhiên, ý nghĩa, nội hàm cũng
như các hoạt động bảo tồn đã không ngừng thay
đổi trong thực tiễn hoạt động của Bảo tàng. Nếu
như trước kia, Bảo tàng chú trọng nhiều đến nghiên
cứu, bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hoá của quá
khứ, tập trung sưu tầm nhiều hiện vật, tư liệu gắn
với những sự kiện nổi bật, đề cao một số nữ nhân
vật lịch sử điển hình thì những năm gần đây, hoạt
động bảo tồn hướng nhiều đến tính kế thừa, phản
ánh cả sự đổi thay và sự kết nối. Theo đó, những giá
trị văn hoá hiện hữu, những con người đương thời,
những vấn đề xã hội đang diễn ra được lựa chọn
giới thiệu, khiến cho sự gắn kết giữa Bảo tàng với
cuộc sống xã hội gần gũi, chân thực hơn. Các vấn
đề của phụ nữ không chỉ được nghiên cứu, nhìn
nhận dưới góc độ văn hoá - xã hội mà cả dưới lăng
kính giới và góc độ bình đẳng giới.
Cách tiếp cận cũng có sự thay đổi linh hoạt,
phương pháp tiếp cận nhân học văn hoá được Bảo
tàng sử dụng phổ biến khi nghiên cứu, xây dựng
nội dung trưng bày. Các chủ đề, đối tượng, câu
chuyện đều được giới thiệu trong bối cảnh cụ thể,
trong các mối quan hệ văn hoá - xã hội. Điều này
được thể hiện rõ ở hệ thống trưng bày thường
xuyên của Bảo tàng, với 3 chủ đề: Phụ nữ trong gia
đình, Phụ nữ trong lịch sử; Thời trang nữ, cũng như
nhiều triển lãm chuyên đề, triển lãm có thời hạn.
Thực tiễn cho thấy, hoạt động bảo tồn cần phải
được gắn kết chặt chẽ với các hoạt động khác để
có sự tương hỗ. Hoạt động bảo tồn không hề tĩnh
tại, mà nó tương tác với nhu cầu của xã hội, từ đó có
sự định hướng phù hợp. Những giá trị lịch sử - văn
hoá đã và đang được bảo tồn cũng cần thường
xuyên được sử dụng cho mục tiêu quảng bá, giáo
dục, nghiên cứu để không chỉ phát huy nó trong
đời sống xã hội mà còn nâng cao nhận thức, tác
động đến hành vi của cộng đồng, gắn kết cộng
đồng cùng chung tay thực hiện công việc này.
Nhìn ra thế giới, có những bảo tàng còn đảm
trách được vai trò lãnh đạo cộng đồng trong việc
bảo tồn, nuôi dưỡng và quảng bá những giá trị văn
hoá truyền thống thông qua các hoạt động, như:
thành lập hội đồng tư vấn bảo tàng với các thành
viên từ cộng đồng; tổ chức cộng đồng khôi phục
làng nghề truyền thống, qua đó, tạo công ăn, việc
làm cho người lao động; tạo môi trường giao lưu
văn hóa cho người dân địa phương, giữa người dân
địa phương với khách du lịch. 
Một ví dụ cụ thể là Bảo tàng Khu phố Anacostia
ở Washington DC, Mỹ, thành lập năm 1967, trực
thuộc Học viện Smithsonian, chuyên trưng bày về
lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của người Mỹ gốc Phi.
Đây là một bảo tàng cộng đồng nổi tiếng, với mối
quan hệ chặt chẽ của cộng đồng và mọi hoạt động
của bảo tàng. Ngoài việc liên kết với các giáo viên
địa phương để gắn kết bảo tàng với chương trình
học đường, không gian tương tác nơi đây thực sự là
điểm đến yêu thích của trẻ em, Bảo tàng còn có Hội
đồng tư vấn thanh niên (Youth Advisory Council) từ
cộng đồng - những người đã đưa ra những ý tưởng
tư vấn tuyệt vời, góp phần vào sự thành công của
bảo tàng. Bảo tàng đóng vai trò quan trọng trong
việc kết nối cộng đồng người Mỹ gốc Phi, cùng góp
phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống không chỉ trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi
mà còn lan tỏa tới các đối tượng công chúng1. 
S 1 (58) - 2017 - Bo tšng
93
94
Những hoạt động tương tự như thế, cũng đã
được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam từng bước thử
nghiệm nhằm gắn kết công chúng với bảo tàng và
tạo nên những sản phẩm có chất lượng, chẳng hạn,
những triển lãm: "Tín ngưỡng thờ Mẫu - Tâm, Đẹp,
Vui", triển lãm "Ai người quan tâm", "Gánh hàng
rong"... Xu hướng xã hội hoá, thu hút cộng đồng
cùng chung tay với bảo tàng trong công tác bảo
tồn chắc chắn sẽ vẫn được phát huy và nhân rộng.
2. Quảng bá giá trị lịch sử - văn hoá và hình
ảnh phụ nữ Việt Nam
Dù bảo tàng có nỗ lực đến đâu trong mọi
khâu công tác, nhưng nếu các kết quả không
được thể hiện bằng những sản phẩm hữu hình
để phục vụ công chúng, thì khó có thể xác định
được hiệu quả hoạt động của bảo tàng. Với Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam, vai trò quảng bá các giá
trị lịch sử - văn hoá giữ vị trí trọng tâm, định
hướng nhiều sản phẩm đầu ra, từ hệ thống trưng
bày thường xuyên, các triển lãm chuyên đề, hoạt
động công chúng, cho đến các chương trình giáo
dục, sự kiện.
Để thực hiện tốt vai trò quảng bá các giá trị
lịch sử - văn hoá và hình ảnh người phụ nữ Việt
Nam trong đời sống đương đại tới đông đảo
công chúng, việc lựa chọn nội dung, xác định
cách thức và phương pháp quảng bá, đối tượng,
thời điểm, đều được Bảo tàng cân nhắc cẩn
trọng. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu hưởng
thụ văn hoá của công chúng càng đa dạng và
phức tạp. Nếu như trước kia, Bảo tàng chỉ chú
tâm vào việc xây dựng nội dung trưng bày
thường xuyên hay các triển lãm chuyên đề thì
gần đây, đã chú trọng khảo sát nhu cầu, nắm bắt
nguyện vọng của công chúng nhằm xác định
nhóm công chúng mục tiêu là công việc cần
thiết, góp phần vào thành công của sự kiện/triển
lãm. Mỗi hoạt động/sự kiện cũng không đứng
riêng rẽ mà luôn được lồng ghép một cách phù
hợp trong chuỗi các hoạt động khác, như chương
trình công chúng, chương trình giáo dục, hoạt
động tương tác, trải nghiệm, tọa đàm..., nhằm
đáp ứng nhu cầu của công chúng. 
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn thực hiện có hiệu
quả việc xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ
đối tác với nhiều đại sứ quán, cơ quan, tổ chức phi
chính phủ. Nhiều sự kiện văn hoá phối hợp được tổ
chức tại Bảo tàng, Bảo tàng đóng vai trò như chiếc
cầu nối văn hoá, là trung tâm giao lưu giữa phụ nữ
Việt Nam với phụ nữ quốc tế.
Gần đây, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
đã tổ chức Hội thảo chuyên đề "Giáo dục trải
nghiệm và kết nối lữ hành", với sự tham gia của
nhiều đồng nghiệp từ các bảo tàng. Từ chia sẻ kinh
nghiệm của các bảo tàng, chúng ta đều thấy rõ sự
cần thiết phải đa dạng hoá các hoạt động, nhằm
góp phần thực hiện có hiệu quả những vai trò mà
xã hội mong đợi từ phía các bảo tàng, trong đó có
vai trò quảng bá những giá trị lịch sử - văn hoá.
3. Giáo dục về giá trị lịch sử - văn hoá và về
giới, bình đẳng giới
3.1. Giáo dục về giá trị lịch sử - văn hoá
Vai trò này được xem như sứ mệnh quan trọng
của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Trong nhiều năm
qua, Bảo tàng đã luôn chú trọng đến việc phối hợp
với các nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục.
Hình thức phổ biến là tổ chức các triển lãm lưu
động tới các trường đại học, trung học phổ thông,
trung học cơ sở và tiểu học ở Hà Nội và các địa bàn
lân cận. Các hình thức khác như: tổ chức sự kiện
hoặc triển lãm ngay tại Bảo tàng, tổ chức chương
trình giáo dục cho học sinh tiểu học và trung học
cơ sở tại phòng Khám phá cũng thường xuyên
được duy trì.
Hoạt động đưa triển lãm lưu động tới nhà
trường được tiến hành đều đặn và hằng năm có sự
thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trước kia, triển
lãm lưu động chỉ đơn thuần gồm có nội dung triển
lãm và phần thuyết minh do cán bộ Bảo tàng đảm
nhiệm thì gần đây, các triển lãm đã được gắn kết
với các hoạt động giáo dục mang tính tương tác
nhiều hơn.
Ví dụ năm 2004, khi phối hợp với các trường
Trung học cơ sở Dịch Vọng, Trung học cơ sở Nghĩa
Tân, Trung học cơ sở Cầu Giấy, Trung học cơ sở
Nguyễn Tất Thành tổ chức triển lãm lưu động "Phụ
nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp 1946 - 1954" thì các hoạt động chỉ gồm
trưng bày và thuyết minh những nội dung cơ bản.
Sau năm 2005, trong các triển lãm, như "Trang
sức phụ nữ các dân tộc Việt Nam - từ truyền thống
đến hiện đại" (2006), "Những người phụ nữ vượt
lên số phận" (2007), “Gánh hàng rong” (2008), “
Chuyện những bà mẹ đơn thân”, Bảo tàng đã
thực hiện nhiều hoạt động giáo dục kết hợp với
trưng bày. Cụ thể:
Nguyucthn Th B˝ch VŽn - L˚ Th Thy Hošn: Vai tr’ cuchoasaca...
* Bo tàng Ph n Vit Nam
- Đối với triển lãm "Trang sức phụ nữ các dân
tộc Việt Nam - từ truyền thống đến hiện đại", gồm
nhiều hiện vật độc đáo về thẩm mỹ, đa dạng về
chủng loại, phong phú về chất liệu là trang sức
của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Với
mục tiêu đưa bảo tàng đến với công chúng, đặc
biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, Bảo tàng đã
phối hợp với trường Đại học Mỹ thuật công
nghiệp Hà Nội và Viện Đại học Mở tổ chức các
hoạt động phong phú như: đêm trình diễn trang
phục và trang sức do sinh viên thiết kế và biểu
diễn mang tên "Ấn tượng tháng Ba"; Trưng bày và
giới thiệu một số bộ trang sức đặc sắc do sinh
viên thiết kế và lấy ý kiến bình chọn của khách
tham quan để trao giải "Bộ sưu tập trang sức ấn
tượng nhất". Hoạt động này không chỉ phát huy
khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng bay bổng
của các em mà còn giáo dục về truyền thống văn
hóa của dân tộc, giáo dục thẩm mỹ thông qua các
bộ sưu tập trang sức cho mọi đối tượng quần
chúng, trong đó chủ yếu là sinh viên. 
- Triển lãm "Những người phụ nữ vượt lên số
phận" kể câu chuyện về những người phụ nữ, dù
mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng họ
đều vươn lên, vượt qua mọi khó khăn vất vả, nỗ lực
khẳng định mình trong cuộc sống. 30 câu chuyện
và 30 số phận khác nhau đã giúp công chúng có
được cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc hơn
về cuộc sống của người phụ nữ hôm nay, để thêm
cảm thông và khâm phục họ. 
Bảo tàng phối hợp với Báo Lao động và các đơn vị
liên quan phát động cuộc thi viết về "Những người
phụ nữ vượt lên số phận". Nội dung các bài viết nói về
những tấm gương phụ nữ Việt Nam "giỏi việc nước,
đảm việc nhà", biết vượt lên số phận để nuôi con
trưởng thành và đạt được thành công trong sự
nghiệp, mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng. Từ
cuộc thi này, những tấm gương phụ nữ tiêu biểu sẽ
được tiếp tục phát hiện và tôn vinh. Bảo tàng cũng
đã tổ chức hoạt động giáo dục cho 450 học sinh
Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Du tham quan nội
dung trưng bày triển lãm, tham gia cuộc thi viết, vẽ về
những người bà, người mẹ được giới thiệu trong triển
lãm. Qua đó, các em sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn đối với
công lao của mẹ, biết tôn trọng, đề cao các giá trị của
gia đình truyền thống trong xã hội hiện đại. 
S 1 (58) - 2017 - Bo tšng
95
i diucthsacn Bo tšng Phuchoahoi n Viucthsact Nam tr˜nh bšy tham lun vš tr l
i cŽu hi ti Hi tho ¹CŸc n v xut sc nht trong
lnh vc di snº, t chuthhoic ti thšnh ph Dubrovnik, Croatia, thŸng 9/2014 - uhoasacnh: T liucthsacu Bo tšng Phuchoahoi n Viucthsact Nam
96
- Với triển lãm “Gánh hàng rong”, ngoài việc thiết
lập mạng lưới tuyên truyền viên là những phụ nữ
bán hàng rong như đã nói ở trên, Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam đã phát động tới sinh viên Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn viết bài, quay phim,
chụp ảnh về người phụ nữ bán rong ở Hà Nội theo
cảm nhận và cách nhìn của các em. Sau đó, chính
các em sinh viên tự đặt tên, chú thích cho tác phẩm
của mình và trưng bày những tác phẩm đó tại
không gian bảo tàng. 
Bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức các triển
lãm và sự kiện hướng tới học sinh, sinh viên. Trong
những năm qua, Bảo tàng đã phối hợp với nhiều
đối tác để tổ chức các hoạt động thu hút học sinh,
sinh viên. Nắm được nhu cầu của giới trẻ là mong
được trải nghiệm, tương tác, được học hỏi nên Bảo
tàng luôn chú trọng lồng ghép triển lãm, sự kiện
với các hoạt động trải nghiệm. 
Có thể kể đến hàng loạt sự kiện, như: Lễ hội
Fukushima, Triển lãm Manga được tiến hành nhiều
năm liền tại Bảo tàng. Các triển lãm giới thiệu văn
hóa Singapore, văn hóa Hàn Quốc cũng tạo điều
kiện cho giới trẻ được trải nghiệm văn hóa truyền
thống nhiều quốc gia khác nhau. 
3.2. Giáo dục về giới, bình đẳng giới
Từ khi Bảo tàng chú trọng đến vấn đề giới, xây
dựng Bảo tàng thành một bảo tàng về giới giàu bản
sắc thì vai trò giáo dục về giới, giới tính, bình đẳng
giới càng được đầu tư thời gian và công sức.
Bảo tàng đã phối hợp với nhiều trường học, các
câu lạc bộ tổ chức cho học sinh tham quan theo
chủ đề “Mẹ và bé”, kết hợp tham gia các hoạt động
giáo dục tại phòng Khám phá. Sau khi tham quan
các nội dung trưng bày liên quan đến chủ đề “Phụ
nữ trong gia đình” tại hệ thống trưng bày thường
xuyên của Bảo tàng, các bạn học sinh lớp nhỏ được
xem bộ phim hoạt hình “Sự ra đời của bé Tommy”;
chơi các trò chơi liên quan đến nội dung bộ phim,
giúp bé hiểu hơn về sự “bí ẩn” của người mẹ khi
mang thai; các bạn học sinh lớn hơn sẽ tìm hiểu về
Bộ tranh “Chú tinh trùng Willy đi đâu” để có được
những kiến thức về sức khỏe sinh sản Qua những
hoạt động như vậy, các em học sinh sẽ có những
khám phá thú vị, có thêm kiến thức về sức khỏe
sinh sản, về giới tính một cách nhẹ nhàng, không
lý thuyết, sách vở.
Hoạt động này đã được các giáo viên, phụ
huynh, học sinh và cả giới truyền thông đánh giá
cao, để lại nhiều phản hồi tích cực2. 
Trong năm 2016, với sự hỗ trợ của UNESCO Việt
Nam, Bảo tàng đã phối hợp với các chuyên gia về
giới, VOV, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Thực
nghiệm Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn về giới cho
cán bộ Bảo tàng, giáo viên và học sinh phổ thông
trung học. Khoá học đã trang bị những kiến thức
hết sức hữu ích về giới, giới tính và bình đẳng giới
cho các học viên, đồng thời, đã đào tạo ra những
“đại sứ nhí” về bình đẳng giới trong cộng đồng. Sau
khoá học, cán bộ Bảo tàng có thêm kỹ năng để lồng
ghép kiến thức về giới một cách phù hợp vào thực
tiễn công việc của mình.
4. Phản ánh các vấn đề đương đại và tiếng
nói của các nhóm yếu thế nhằm tạo sự thay đổi
và phản biện các vấn đề xã hội
Trong các diễn đàn quốc tế về Bảo tàng những
năm gần đây, có nhiều tranh luận về vấn đề coi bảo
tàng như "nơi an toàn cho những ý tưởng nhạy
cảm/nguy hiểm"3. Năm 2017, ICOM lấy chủ đề của
năm là "Bảo tàng và lịch sử gây tranh luận: Kể
những điều không thể trong bảo tàng"4. Rõ ràng,
Bảo tàng đã, đang được cộng đồng mong đợi và
được chính giới bảo tàng coi như nơi phù hợp để
phản ánh các vấn đề đương đại, tạo sự tranh luận,
tạo phản biện xã hội vì sự phát triển bền vững.
"Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương"
không còn là một khẩu hiệu, mà các vấn đề toàn
cầu đã và đang gõ cửa mỗi gia đình. Đây là thời cơ
để các Bảo tàng nâng cao vai trò bảo tồn, quảng bá,
gắn kết cộng đồng thông qua việc phản ánh các
vấn đề đương đại và tạo sự phản biện xã hội.
Trong thực tế, kết quả khảo sát cũng như ý kiến
phản hồi của khách tham quan đối với Bảo tàng
Phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện mong muốn được
thấy những vấn đề xã hội nóng bỏng, thấy dòng
chảy của cuộc sống được phản ánh trong bảo tàng.
Vì vậy, những năm gần đây, trong các hoạt động
của mình, Bảo tàng luôn cố gắng nói lên tiếng nói
của người phụ nữ, thể hiện cuộc sống của họ với
nội dung không chỉ tôn vinh một chiều mà đề cập
đến những thách thức, khó khăn, những hy sinh
mất mát của người phụ nữ nhưng họ vẫn nỗ lực
vươn lên trong cuộc sống. Nhiều cuộc trưng bày
mang tính phản biện xã hội sâu sắc, thể hiện tiếng
nói của những người phụ nữ yếu thế, kém may
mắn, như triển lãm: “Cuộc sống của phụ nữ làng
chài Cửa Vạn” (tháng 9/2004), “Ai? Người quan tâm”
(tháng 12/2006); về các phụ nữ là nạn nhân của
HIV/AIDS: “Những người phụ nữ vượt lên số phận”
Nguyucthn Th B˝ch VŽn - L˚ Th Thy Hošn: Vai tr’ cuchoasaca...
(tháng 3/2007), “Chốn bình yên” (tháng 11/2011);
về vấn đề buôn bán phụ nữ: “Đêm sáng”; về phụ nữ
lao động di cư ở chợ đêm Long Biên (tháng 3/2012):
“Chuyện của chợ” (tháng 3/2014)... 
Có thể nêu một ví dụ cụ thể là: Triển lãm
“Gánh hàng rong” (tháng 9/2008), đề cập đến câu
chuyện của những người phụ nữ ngoại tỉnh bán
hàng rong trên các tuyến phố ở Hà Nội. Dưới
những góc nhìn đa chiều, sinh động, chân thực,
gần 200 bức ảnh được trưng bày tại triển lãm, với
những lời tâm sự, bày tỏ của chính các nhân vật
trong ảnh... là câu chuyện cảm động nhưng đầy
trăn trở về cuộc sống, nghề nghiệp của những
người phụ nữ bán hàng rong trong điều kiện kinh
tế chuyển đổi. Cán bộ Bảo tàng đã tiến hành
nhiều hoạt động phỏng vấn, ghi âm, ghi hình...
với 97 người, chụp hơn 1000 bức ảnh và quay
hàng chục băng tư liệu. 33 người phụ nữ trong số
họ đã đồng ý kể câu chuyện của mình để giới
thiệu tại cuộc triển lãm này. Triển lãm cũng giới
thiệu hai phim ngắn, không lời bình mà chỉ có
tiếng nói của những người trong cuộc, qua đó,
người xem tự cảm nhận và suy ngẫm. Mỗi ý kiến
phản ánh một khía cạnh tích cực hoặc bất cập từ
những gánh hàng rong, những mong muốn, sẻ
chia khi quyết định cấm bán hàng rong trên một
số tuyến phố của Hà Nội được thực hiện. Bộ phim
đã đem lại cảm xúc cho hàng ngàn khách tham
quan, hàng trăm ý kiến phản hồi qua các kênh:
TripAdvisor, sổ cảm tưởng, phiếu phản hồi, đã
đưa ra lời ngợi khen đối với Bảo tàng trong việc
đưa tiếng nói của những người phụ nữ trong xã
hội đến với công chúng.
5. Tạo diễn đàn về các vấn đề của phụ nữ với
sự tham gia của cộng đồng, góp phần nâng cao
nhận thức xã hội 
Nếu chỉ dừng lại ở việc phản ánh các vấn đề
xã hội, không tạo cơ hội cho công chúng và chủ
thể văn hoá được tương tác, trao đổi thì hiệu quả
giáo dục sẽ rất hạn chế. Ở Bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam, song song với trưng bày triển lãm, Bảo tàng
luôn chú trọng gắn kết chủ thể văn hóa hoặc đối
tượng được trưng bày vào các hoạt động của Bảo
tàng ngay từ khâu nghiên cứu đến khâu dàn
dựng, đến các hoạt động giáo dục. Cùng với cán
bộ Bảo tàng, cộng đồng tham gia vào việc lựa
chọn các câu chuyện và chuyển tải tới công
chúng thông qua triển lãm. Nhiều triển lãm, sự
kiện còn đem lại những kết quả có tính lâu dài
cho cộng đồng, đó là: nâng cao nhận thức, góp
phần tạo công ăn việc làm
Ví dụ: Với triển lãm “Gánh hàng rong”, Bảo tàng
đã tổ chức tập huấn cho 20 phụ nữ bán hàng rong,
giúp họ có nhận thức tốt hơn về vấn đề giữ gìn vệ
sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, tuân thủ theo những quy định của thành
phố. Sau đó, chính họ là những tuyên truyền viên
nòng cốt, chuyển tải những thông tin đã được tập
huấn đến hàng nghìn người bán hàng rong khác
thông qua tài liệu tuyên truyền và trao đổi trực tiếp. 
Triển lãm “Chuyện những bà mẹ đơn thân”
(tháng 3/2011) là một ví dụ điển hình khác về việc
góp phần nâng cao địa vị kinh tế - xã hội cho
nhóm phụ nữ yếu thế. Bằng phương pháp tiếp
cận nhân học xã hội và photovoice, 20 phụ nữ
đơn thân tại xã Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội đã được
tập huấn và giao máy ảnh trong hai tháng để tự
chụp về cuộc sống và những điều quan trọng đối
với họ. 100 bức ảnh được lựa chọn từ 1.000 bức
ảnh do chính những người phụ nữ đơn thân chụp
trong phần trưng bày “Điều chúng tôi muốn nói”-
nội dung chính của cuộc triển lãm, là những câu
chuyện chân thực, sinh động của những người
trong cuộc xoay quanh các vấn đề, như cuộc sống
gia đình, hoạt động xã hội, sự thay đổi và ước mơ.
Qua câu chuyện về những bà mẹ đơn thân ở Tân
Minh, triển lãm giúp người xem hiểu thêm về
cuộc sống của họ, với những khó khăn, vất vả,
một mình đảm đương công việc gia đình khi thiếu
vắng người đàn ông. Vượt qua những rào cản xã
hội và định kiến về giới, họ - những người phụ nữ
đơn thân vẫn đầy bản lĩnh và nghị lực, khát khao
vượt lên số phận và sự thành công, hạnh phúc
bình dị của họ trong việc nuôi dạy con cái trưởng
thành, phát triển kinh tế gia đình, hoạt động xã
hội được cộng đồng chia sẻ và ghi nhận.
Triển lãm “Internet với phụ nữ - Cơ hội và thay
đổi” (tháng 11/2014), là một hoạt động nằm trong
khuôn khổ dự án “Internet thay đổi cuộc sống phụ
nữ nông thôn” do Bảo tàng phối hợp với Công ty
FairSpectrum của Phần Lan thực hiện. Triển lãm đã
giới thiệu tiếng nói không chỉ của phụ nữ mà còn
của chồng, con họ, của các cán bộ lãnh đạo các cấp
các ngành (cả nam và nữ) về những thay đổi từ tác
động của internet đối với đời sống của chị em phụ
nữ nông thôn ở tỉnh Hưng Yên. Trong quá trình
thực hiện triển lãm, ngoài việc hỗ trợ chị em phụ
nữ nông thôn một số máy tính, phí sử dụng inter-
S 1 (58) - 2017 - Bo tšng
97
98
net, Bảo tàng cũng mở ra một diễn đàn để chị
em được trực tiếp thảo luận, trao đổi, tập huấn
cho chị em cách truy cập internet hiệu quả
hơn. Khi triển lãm mở cửa, nhiều đại diện cho
chị em phụ nữ nông thôn Hưng Yên đã đưa cả
chồng, con, gia đình lên tham gia triển lãm,
giao lưu với khách tham quan. Ngoài các hoạt
động giáo dục thường xuyên được tổ chức kết
nối cộng đồng với các đối tượng khách tham
quan, Bảo tàng còn phối hợp với Cinemath-
eque tổ chức chiếu bộ phim “Gánh hàng rong
- Tiếng nói của người trong cuộc”, với sự có mặt
của đạo diễn phim, các nhân vật trong phim.
Công chúng đã có cơ hội được đặt câu hỏi, giao
lưu và hiểu được cuộc sống của những nhân
vật trong phim.
Hằng năm, trong Hội chợ Bazaar, Bảo tàng
luôn phối hợp với nghệ nhân - người tạo ra các
sản phẩm trưng bày tại Bảo tàng để giới thiệu
với công chúng cách thức thực hành và trao
truyền các giá trị văn hóa.
Có thể nói, mỗi cuộc triển lãm chuyên đề tại
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một thử nghiệm,
khám phá khác nhau về lựa chọn nội dung,
cách thức tiếp cận nghiên cứu để thể hiện được
sứ mệnh của bảo tàng, tạo điều kiện để chủ thể
văn hóa nói lên tiếng nói của mình trước cộng
đồng thông qua ngôn ngữ bảo tàng.
6. Thay lời kết
Hiện nay, hệ thống bảo tàng trên thế giới
không ngừng phát triển cả về số lượng, chất
lượng, loại hình, hình thức hoạt động. Sự phát
triển công nghệ số giúp rút ngắn khoảng cách về
không gian, khiến cho việc tiếp cận thông tin
không còn quá khó. Những vai trò mang tính
“truyền thống” của bảo tàng vẫn còn nguyên giá
trị, nhưng việc phát huy vai trò ẩn chứa đầy thách
thức trong khi nhu cầu của xã hội, nguồn lực của
bảo tàng lại phát sinh những vai trò mới mà bảo
tàng cần phải đảm trách. Chưa bao giờ con người
được kết nối siêu tốc và sâu đến thế nhưng cũng
chưa bao giờ con người cảm thấy bị tách biệt với
thế giới đến thế. Công chúng luôn có nhu cầu
kiếm tìm những trải nghiệm phong phú hơn,
những khám phá sâu sắc hơn. Là một bảo tàng
giới, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ
lực xây dựng hình ảnh của mình, tập trung kể
những câu chuyện dung dị về người phụ nữ, giới
thiệu, tri ân những giá trị lịch sử - văn hoá gắn với
hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, phát huy vai trò
trong cuộc sống đương đại để tiếp tục có những
đóng góp thực sự cho sự phát triển xã hội./.
N.T.B.V - L.T.H
Chú thích:
1- Xem thêm: 
2- Hoạt động cụ thể được thể hiện trong phóng sự “Sinh
con ra từ đâu” do truyền hình VOV thực hiện:
c81-12721.aspx.
3- GS. TS. Ian Galloway (2015) Tài liệu giảng dạy khóa học
“Nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo tàng và cơ quan quản
lý di sản Việt Nam”, tổ chức tại Đại học Queensland, Úc tháng
5/2015.
4- 
day/imd-2017/the-theme/
(Ngày nhận bài: 06/12/2016; ngày phản biện đánh giá:
21/12/2016; ngày duyệt đăng bài: 04/01/2017).
Nguyucthn Th B˝ch VŽn - L˚ Th Thy Hošn: Vai tr’ cuchoasaca...
KhŸch tham quan suthnang duchoahoing thit b thuyt minh t ng ti hucthsac thng
trng bšy th
ng xuy˚n cuchoasaca Bo tšng Phuchoahoi n Viucthsact Nam - uhoasacnh: Thy Hošn

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_bao_tang_phu_nu_viet_nam_trong_cuoc_song_duong_d.pdf