Vài suy nghĩ nhân nửa thế kỷ thông cáo 14/6/1965 của hàng giám mục Việt Nam

Cuộc tranh cãi về nghi lễ Trung Hoa kéo dài 294 năm

(1645 - 1939) gây nhiều thiệt hại cho Giáo hội Công giáo ở Châu

Á, trong đó có Việt Nam. Nhằm tháo gỡ vấn đề này, Tòa Thánh đã

công bố “Huấn thị Plane compertum est”. Sau Công đồng Vatican

II, các giám mục Việt Nam đã xin thực thi Huấn thị trên và Thông

cáo ngày 14/6/1965 cho phép người Công giáo được tôn kính tổ

tiên và anh hùng liệt sĩ. Theo tinh thần hội nhập văn hóa đó, Công

giáo đã biến đổi từ một tôn giáo xa lạ trở thành một tôn giáo gần

gũi hơn với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng làm xuất

hiện một số vấn đề cần tiếp tục xử lý.

pdf 8 trang kimcuc 7000
Bạn đang xem tài liệu "Vài suy nghĩ nhân nửa thế kỷ thông cáo 14/6/1965 của hàng giám mục Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vài suy nghĩ nhân nửa thế kỷ thông cáo 14/6/1965 của hàng giám mục Việt Nam

Vài suy nghĩ nhân nửa thế kỷ thông cáo 14/6/1965 của hàng giám mục Việt Nam
106 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2014 
PHẠM HUY THÔNG* 
VÀI SUY NGHĨ NHÂN NỬA THẾ KỶ THÔNG CÁO 14/6/1965 
CỦA HÀNG GIÁM MỤC VIỆT NAM 
Tóm tắt: Cuộc tranh cãi về nghi lễ Trung Hoa kéo dài 294 năm 
(1645 - 1939) gây nhiều thiệt hại cho Giáo hội Công giáo ở Châu 
Á, trong đó có Việt Nam. Nhằm tháo gỡ vấn đề này, Tòa Thánh đã 
công bố “Huấn thị Plane compertum est”. Sau Công đồng Vatican 
II, các giám mục Việt Nam đã xin thực thi Huấn thị trên và Thông 
cáo ngày 14/6/1965 cho phép người Công giáo được tôn kính tổ 
tiên và anh hùng liệt sĩ. Theo tinh thần hội nhập văn hóa đó, Công 
giáo đã biến đổi từ một tôn giáo xa lạ trở thành một tôn giáo gần 
gũi hơn với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng làm xuất 
hiện một số vấn đề cần tiếp tục xử lý. 
Từ khóa: Công giáo, Hội đồng Giám mục Việt Nam, nghi lễ Trung 
Hoa, hội nhập văn hóa, tôn kính tổ tiên,Việt hóa đạo. 
Kể từ ngày Hội đồng Giám mục Việt Nam ra Thông cáo ngày 
14/6/1965 về việc tôn kính tổ tiên và các anh hùng liệt sĩ đến nay đã tròn 
nửa thế kỷ. Bản Thông cáo là việc tiếp nối đề nghị của Hội đồng Giám 
mục Việt Nam xin áp dụng Huấn thị Plane compertum est ngày 
8/12/1939, được Tòa Thánh chấp thuận ngày 20/10/1964. Bản thông cáo 
không những chấm dứt những hệ lụy tranh cãi về nghi lễ Trung Hoa kéo 
dài 294 năm, kể từ năm 1645 khi Giáo hoàng Innocenté X ra sắc lệnh 
cấm các nghi lễ cúng bái tổ tiên và Khổng Tử đến năm 1939 khi Huấn thị 
Plane compertum est được ban hành, mà còn tháo gỡ rào cản cho người 
Việt Nam đến với Công giáo và cho người Công giáo Việt Nam khỏi xa 
lạ với công đồng. Nhân dịp này, chúng tôi muốn nêu mấy suy nghĩ xung 
quanh việc thực thi thông cáo này. 
Trước hết, chúng tôi nghĩ, việc Tòa Thánh thay đổi lập trường về nghi 
lễ Trung Hoa không phải do thiệt hại quá lớn về sự tử đạo của hàng chục 
ngàn tín đồ Công giáo ở Châu Á vì sự cứng nhắc và bảo thủ của Vatican 
về vấn đề này như một vài ý kiến từng nêu. Chúng ta biết rằng, ngay từ 
*
 TS., Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS). 
Phạm Huy Thông. Vài suy nghĩ nhân nửa thế kỷ 107 
107 
khi thành lập hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài năm 1659, Tòa 
Thánh đã gửi hai giám mục đầu tiên đến Việt Nam là Francois Pallu và 
Lambert de la Motte bản Monita ad Misinarios (Nhắn nhủ các Thừa sai), 
gọi tắt là bản Monita. Văn bản này đầy tinh thần hội nhập văn hóa mà sau 
300 năm Công đồng Vatican II mới đề cập đến. Tòa Thánh dặn dò các 
giám mục như sau: “Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý 
lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hóa 
của họ trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì vô 
lý và bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nha, Italia hay bất cứ 
nước nào khác bên trời Âu sang cho dân Á Đông chăng? Không phải 
mang thứ ấy cho họ mà là chân lý niềm tin, một chân lý không loại trừ 
nghi lễ và tập tục của bất cứ dân tộc nào, cũng không phạm đến nghi lễ, 
tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý ấy muốn cho 
người ta bảo tồn và duy trì chúng là đằng khác”1. 
Như vậy, Tòa Thánh không phải bảo thủ và áp đặt văn hóa cho các 
quốc gia. Nhưng tại sao tinh thần hội nhập này không được phổ biến và 
thực thi trên thế giới cũng như Việt Nam vào lúc bấy giờ thì đó lại là một 
chuỗi nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng như tình hình thực tế. 
Cũng không phải mãi sau Huấn thị Plane compertum est năm 1939, 
Công giáo Việt Nam mới hội nhập văn hóa dân tộc. Các ghi chép của 
giáo sĩ buổi đầu cho biết, ngay từ khi Công giáo có mặt ở Thăng Long - 
Kẻ Chợ ở thế kỷ XVII, các tín đồ Công giáo đã biết dùng lá dừa thay lá 
ôliu trong Lễ Lá, biết cắm cây nêu trong ngày tết cổ truyền nhưng có 
đính Thánh giá bên trên, biết dùng thể thơ lục bát để diễn tả Kinh Thánh 
và nhiều người Việt Nam đã cộng tác với các giáo sĩ để Latinh hóa chữ 
Việt tạo ra chữ Quốc ngữ được dùng làm chữ viết cho dân tộc đến hôm 
nay. Một số giáo sĩ khi đến truyền giáo ở Việt Nam đã rất tôn trọng 
phong tục tập quán của địa phương. Linh mục Martini đã tường thuật 
việc Linh mục Onofre Borges đến tham dự lễ giỗ chúa Trịnh Tráng do 
Trịnh Tạc tổ chức đêm 29/12/1657 như sau: “Cha Bề trên tôn trọng 
phong tục địa phương, giữ đúng nghi lễ Việt Nam, đi chân không, mặc áo 
thụng đen, đầu đội mũ lục lăng cùng màu đen như áo thụng, phục sát đất 
theo kiểu Việt Nam, làm chúa Trịnh rất hài lòng, liền truyền cho nổi nhạc 
lên, như khi chúa Trịnh vừa bái lạy xong. Mọi người đều bỡ ngỡ, cho 
rằng nhà vương đã ban cho cha một chức tước nào trội vượt”2. 
Linh mục Alexandre de Rhodes/ Đắc Lộ cũng bàn khá nhiều về nghi 
lễ thờ cúng tổ tiên và khẳng định: “Tôi đã thuật lại những nghi thức khá 
108 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2014 
dài trong cuốn Histoire du royaume de Tunquin. Thực ra có vài nghi 
thức, nếu người Kitô hữu thực hiện, thì không thể không mắc tội, còn 
phần nhiều đều vô tội. Chúng tôi nhận định rằng, người ta có thể giữ lại 
các nghi thức ấy mà không can hệ gì đến đạo thánh”3. 
Ngay Giám mục Pigneau de Behaine/ Bá Đa Lộc cũng không tán 
thành việc cấm đoán nghi lễ tôn kính tổ tiên và bảo vệ nghi lễ ấy của 
người bản xứ. Giám mục viết: “Tất cả những gì người ta nói về cách thức 
vái lạy người chết, sự thờ cúng ngẫu tượng (culte d’idonatrie) mà người 
ta gán cho sự vái lạy đó là sự lố bịch, không thể chấp nhận được với 
những ai từng sống ở xứ này. Các vị tông đồ và những ai từng sống ở xứ 
này không hề chê trách các tục lệ của các xứ họ mà họ đến giảng đạo 
Xin hãy báo cho Giáo hội rằng, cho đến lúc lâm chung, Giám mục vẫn 
luôn giữ các ý kiến của mình về sự quỳ lạy trước linh cữu cha mẹ của 
người Á Đông”4. 
Thứ hai, khá nhiều ý kiến từng lý giải việc nhà Nguyễn cấm Công 
giáo là do tôn giáo này không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, chẳng hạn: 
“Các vua Việt Nam cấm đạo không phải vì cuồng tín nhưng vì các ông 
muốn bảo tồn nền thống nhất quốc gia về tinh thần và chính trị. Việc 
người Công giáo không thờ cúng tổ tiên làm thương tổn đến nền thống 
nhất tinh thần ấy. Các thừa sai đã khuyến khích các giáo hữu tân tòng 
đứng lên chống chính quyền để lập nên một chính phủ phò Công giáo”5, 
hoặc “Giatô giáo không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên thì thật là bất trung, 
bất hiếu quá đáng”6. 
Nói Công giáo không tôn kính tiên tổ là không chính xác. Công giáo 
quy định Điều 4 trong Thập điều là “hiếu thảo với cha mẹ”. Sự hiếu thảo ở 
đây không chỉ là lúc cha mẹ qua đời mà còn cả khi còn sống nữa. Trong 
lịch phụng vụ của Công giáo có hẳn tháng 11 để cầu nguyện cho người quá 
cố và trong ba ngày tết cũng có ngày cầu nguyện cho tổ tiên. Trong bài học 
đầu tiên của tân tòng, các giáo sĩ đã dạy: “Bây giờ ta phải hay có ba đấng 
bề trên, gọi là ba cha ta phải thờ. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho 
ta Vì chưng ta có cha mẹ thì mới được thân xác thịt này sinh ra mà chớ. 
Ta chịu ơn cha mẹ vì có chịu thai mà ta ở trong lòng 9 tháng 10 ngày, chịu 
khốn khó mà đẻ ta đoạn, ba năm bú mớm. Có khi thì mẹ cất của miệng 
mình mà cho con ăn, cũng có khi mẹ ăn miếng đắng mà miếng ngon để 
dành cho con. Lại có khi mẹ nằm chốn ướt mà chỗ ráo để con nằm. Cha đẻ 
con đoạn thì lo nuôi nấng. Vì vậy, có khi thì cha thức sớm chẳng ngủ mà 
Phạm Huy Thông. Vài suy nghĩ nhân nửa thế kỷ 109 
109 
làm nghề nọ nghề kia, chạy ngược chạy xuôi kiếm của mà nuôi con. Thật 
con thảo kính cha mẹ thì thậm phải, ví bằng con cái chẳng thảo kính, chẳng 
khứng vâng phép cha mẹ, thật thì có tội trọng”7. 
Người Công giáo vẫn hiếu thảo với ông bà cha mẹ, nhưng cách thể 
hiện, nhất là sau khi cha mẹ qua đời, có khác với hình thức thờ cúng tổ 
tiên truyền thống và các tôn giáo khác, nhưng đây không phải là lý do cơ 
bản dẫn đến chính sách cấm đạo. Việc xuất hiện một tôn giáo khác với 
tôn giáo mà vua chúa đang theo mới là lý do quyết định dẫn đến xung 
đột. Giáo sư triết học người Chi Lê, S. V. Rojo, khi nghiên cứu các tôn 
giáo ở Phương Đông đã có lý khi kết luận: “Bởi vì ở đây vẫn luôn ngự trị 
đạo của vua phải là đạo của cả nước (cuius regio, eius religio). Chuẩn ở 
đây là tôn giáo của thần dân phải là tôn giáo của quân vương. Phát thệ 
một niềm tin tôn giáo nào đó thay vì một niềm tin tôn giáo khác sẽ kéo 
theo một nội hàm chính trị tức thời”8. 
Thứ ba, khi hội nhập với văn hóa Việt, Công giáo đã biến đổi từ một tôn 
giáo xa lạ trở thành một tôn giáo khá gần gũi với cộng đồng. Từ phụng vụ 
đến nghi lễ, lối sống đạo của người Công giáo; từ văn học, nghệ thuật, 
báo chí đến tập tục ở những làng Công giáo đều có thể thấy bóng dáng 
văn hóa Việt, nhưng cũng mang những nét rất riêng của tôn giáo này. 
Về kiến trúc, những nhà thờ Công giáo, tiêu biểu như nhà thờ đá Phát 
Diệm, nhà thờ gỗ Kon Tum, thậm chí những nhà thờ mới xây dựng gần 
đây như nhà thờ Cửa Nam (Lạng Sơn), nhà thờ Cam Ly (Đà Lạt), nhà thờ 
Pleichuet (Gia Lai), thấy thấp thoáng đâu đó mái đình, mái chùa quen 
thuộc của người Việt và nét kiến trúc của đồng bào các dân tộc thiểu số. 
Về âm nhạc, khi nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh ra đời tháng 7/1945 với tuyên 
ngôn “về nội dung, phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc, về nghệ thuật lấy 
dân ca cổ truyền làm cấu trúc âm thanh”, thì thánh nhạc Việt Nam xuất 
hiện nhiều bản đặc sắc như Đêm đông của Hải Linh, Kinh hòa bình của 
Kim Long. Bây giờ, trong thánh nhạc của Công giáo ở Việt Nam có thể 
thấy đủ làn điệu dân ca từ quan họ Bắc Ninh, hát then xứ Lạng, hò Huế, 
dân ca Nam Bộ đến những giai điệu bốc lửa của người Gia Rai vùng Tây 
Nguyên nữa. 
Về hội họa, qua Công giáo, người dân Việt Nam được biết nhiều tác 
phẩm hội họa lừng danh trên thế giới như Bữa tiệc ly của L. de Vinci, 
Đức Mẹ đồng trinh của Rafael. Bây giờ, họ cũng bắt gặp những hình ảnh 
người Việt truyền thống qua tranh, tượng từ bức sơn dầu Đức Mẹ Việt 
110 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2014 
Nam của Nam Phong đến bức sơn mài Giáng Sinh của Nguyễn Gia Trí, 
từ pho tượng Đức Mẹ La Vang của Văn Nhân đến các bức tranh sơn dầu 
của Lê Văn Đệ, Nguyễn Thị Tâm Nhìn bức tranh Madalena dưới chân 
Thánh giá, người xem nhận ra ngay nữ thánh là phụ nữ Việt với mái tóc 
dài đổ trên bờ vai và đôi mắt mở to, phó thác dưới chân Thánh giá. Còn 
nhìn ảnh Đức Mẹ Việt Nam dù không xem hình bản đồ Việt Nam dưới 
chân Đức Mẹ vẫn nhận ra hình ảnh bà mẹ Việt Nam với trang phục quý 
phái đang ru con ngủ trên vai. 
Bây giờ quan sát một cuộc rước lễ của Công giáo cũng không khác 
hội làng bao nhiêu: cũng hội trống, hội trắc, các ông áo the khăn xếp, các 
bà áo dài, rồi kiệu đầu rồng, rồi lọng hình phượng; cũng có chú hề nhảy 
múa với chiếc trống cái, chỉ khác là thêm hội kèn đồng mà thôi. 
Người Công giáo cố gắng Việt hóa đạo từ rất sớm. Bắt đầu từ những 
danh từ nước ngoài như Vincente gọi là Vinh Sơn, Benedicto gọi là Biển 
Đức. Nhiều giáo sĩ nước ngoài cũng nhập gia tùy tục đặt tên theo người 
Việt như Alexandre de Rhodes là Đắc Lộ, Pigneau de Behaine là Bá Đa 
Lộc, danh từ Deus gọi là Chúa Dêu hay Chúa Trời, v.v 
Nói riêng về văn học nghệ thuật, Công giáo đã thành công trong việc 
tạo ra đề tài phong phú cho văn nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài Công giáo. Có 
tác giả đã thành danh không chỉ ở đề tài mà còn cả ở nghệ thuật. Thơ Hàn 
Mặc Tử (1912 - 1940) là ví dụ. Các nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài 
Chân đã không tiếc lời ca ngợi: “Hàn Mặc Tử đã dựng riêng một ngôi 
đền để thờ Chúa. Thiếu lòng tin, tôi chỉ như một du khách bỡ ngỡ không 
thể quỳ lạy với thi nhân. Nhưng lòng tôi có dửng dưng, trí tôi làm sao 
không ngợp vì cái vẻ huy hoàng, trang trọng, lung linh, huyền ảo của lâu 
đài kia? Có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào 
hồn một nguồn sáng láng Thơ Hàn Mặc Tử ra đời, điều ấy đã chứng 
minh rằng Công giáo ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh 
lại thành thơ”9. 
Những áng văn chương bất hủ như Kinh cầu Đức Bà (Kinh cầu chữ), 
những vãn Dâng hoa, vãn Hang đá, hàng triệu chữ Nôm của Maijorica, 
những ghi chép của Philippe Bỉnh, rồi sau này những Sấm truyền ca, Tạo 
đoan kinh, Lập quốc kinh của Linh mục Lữ Y Đoan (1613 - 1678), rồi 
Hiếu tự ca của Linh mục Trần Lục, v.v 
Người Công giáo cũng tạo riêng cho mình một kho tàng tục ngữ, ca 
dao. Bất cứ vùng miền nào đều có những đúc kết như vậy. Về kinh 
Phạm Huy Thông. Vài suy nghĩ nhân nửa thế kỷ 111 
111 
nghiệm thời tiết có câu: “Lễ Ba Vua, chết cua, chết cá” (ngày 6/1), “Lễ 
Nến, Tết đến sau lưng”. Về kinh nghiệm sản xuất có câu: “Lễ Rosa thì tra 
hạt bí” (ngày 7/10), “Lễ các Thánh thì đánh bí ra” và “Lễ các Thánh gánh 
mạ đi gieo” (ngày 1/11), “Lễ Sinh nhật giật mạ đi cấy” (ngày 25/12). 
Mỗi địa phương lại có những tổng kết riêng, vùng Bùi Chu có câu: 
“Cha Phú Nhai, khoai chợ Chùa”. Khoai chợ Chùa (Nam Trực, Nam 
Định) có tiếng là ngon và nhiều. Còn đất Phú Nhai là quê của hơn 100 
linh mục và 5 giám mục. Tại vùng Phát Diệm có câu: “Kinh cụ Thể, lễ cụ 
Sâm, mâm cụ Sáu, cháu cụ Thịnh” để nói về cụ Thể khảo kinh hôn phối 
rất chặt, lễ của cụ Sâm thì dài và buồn ngủ, mâm đồng của cụ Trần Lục 
rất to, còn cháu chắt của cụ Thịnh thì rất đông. Hà Nội cũng có câu: 
“Quan làng Vụ, cụ làng Báng” để nói đất phát quan là Vụ Bản, còn nơi 
có nhiều người làm linh mục là xứ Kẻ Báng. 
Thứ tư, sau nửa thế kỷ thực hiện Thông cáo ngày 14/6/1965 của hàng 
Giám mục Việt Nam, Giáo hội Công giáo đã thu được nhiều thành tựu, 
từng bước xây dựng được Giáo hội Công giáo Việt Nam chứ không phải 
Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhiều thách đố cần có 
sự chung tay của các nhà sử học, văn hóa học, thần học, xã hội học, 
giải quyết. 
Trong xu thế hội nhập văn hóa, Công giáo đã Việt hóa để vừa gần gũi, 
vừa đề cao người Việt, nhưng sẽ đặt ra câu hỏi: vậy lịch sử như thế nào? 
Chẳng hạn, cứ mô tả Giáng sinh với Thánh Giuse là bác nông dân với bộ 
quần áo nâu, Đức Maria là phụ nữ Việt Nam với áo dài, khăn mỏ quạ bên 
cạnh đó là mấy con trâu, bò bên khóm tre xanh thì sau này trẻ em Việt 
Nam sẽ đặt ra câu hỏi: vậy Đức Giêsu sinh ra ở đâu? Việt Nam hay 
Belem? Về âm nhạc cũng thế. Có những làn điệu dân ca gắn với một sinh 
hoạt cộng đồng như quan họ là hát giao duyên nam nữ, bây giờ đặt lời 
Kinh Thánh vào liệu có phù hợp và có hát gì vẫn thấy bóng liền anh liền 
chị hiện ra. 
Về trang phục của Chúa Giêsu hay Đức Mẹ cũng vậy. Chúa Giêsu vốn 
rất hiền lành và khiêm nhường. Người Công giáo cũng nói về Đức Mẹ 
như thế. Nhưng nhiều tranh, tượng Công giáo ở Việt Nam hiện nay mặc 
trang phục cho Chúa Giêsu như ông vua, Đức Mẹ như hoàng hậu với 
vàng bạc đầy người. Liệu làm như thế là tôn vinh hay làm xa cách với tín 
đồ Công giáo. Một số nhà nghiên cứu khi đến thăm La Vang và Trà Kiệu, 
nói Đức Mẹ Trà Kiệu gần tín đồ hơn, khiêm tốn hơn. Dĩ nhiên, Đức Mẹ 
112 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2014 
là Mẹ Thiên Chúa thì bao gấm vóc, vàng bạc cũng chẳng tương xứng, 
nhưng để Mẹ gần hơn, Chúa gần hơn với tín đồ Công giáo liệu có cần 
phải như thế không? 
Trong tương quan với các tôn giáo khác, Công giáo từng đặt vấn đề 
tạo ra “sống đạo theo cung cách Việt Nam”. Sản phẩm “làng xôi đỗ” tại 
các vùng xen kẽ giáo và lương trước đây tạo ra nét đặc trưng của Công 
giáo khi truyền vào Việt Nam. Bây giờ, không chỉ có hai tôn giáo là 
Công giáo và Phật giáo, mà nhiều tôn giáo khác cùng sinh hoạt trong 
cộng đồng. Từ chỗ coi các tôn giáo khác là đạo dối, là đạo gian đến chỗ 
coi các tôn giáo là bạn là bước tiến rất dài của Công giáo ở Việt Nam, 
nhưng mới chỉ dừng ở mức thăm hỏi nhau ngày lễ tết hay để tín đồ cùng 
chung xây nhà thờ, đình chùa chưa phát huy được năng lực của các tôn 
giáo trong việc cùng nhau giải quyết các vấn đề xã hội. Để làm được như 
vậy, thiết nghĩ phải có các hiệp hội các tôn giáo với những chương trình 
hợp tác cao hơn, rộng hơn. 
Khi kính nhớ các anh hùng liệt sĩ cũng có nhiều nảy sinh. Ví dụ, một số 
vị anh hùng liệt sĩ không ai nghi vấn như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, 
Nguyễn Trãi,... nhưng có những vị gây tranh cãi lịch sử có công hay có tội, 
hoặc có công bên thắng cuộc thì có tội bên thua cuộc. Bên Công giáo rất 
hiếm tổ chức lễ cầu nguyện cho các liệt sĩ vì e ngại đụng đến chính trị. Nếu 
có được mời thì thụ động tham dự, còn ít khi chủ động (?!). Trong khi 
Công giáo vẫn dạy, cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết. Vậy người Công 
giáo có cầu nguyện cho họ như những kẻ qua đời được không? 
Giáo hội Công giáo được xây dựng trên nền tảng đức tin. Mọi sự hội 
nhập của Công giáo cũng phải trên nền tảng đó. Tuy nhiên, tôi vẫn ưa 
thích câu nói của Giáo hoàng Phanxicô: “Tôi thích một Giáo hội bầm tím 
và dơ dáy vì ở với người ngoài đường phố hơn là một Giáo hội khỏe 
mạnh bị giam cầm vì chỉ bám lấy sự an toàn của riêng mình”10./. 
CHÚ THÍCH: 
1 Sống đạo theo cung cách Việt Nam, Kỷ yếu tọa đàm khoa học, Nxb. Tôn giáo, 
Hà Nội, 2004: 164. 
2 Marini (1666), Histoire Nouvelle et Curieuse des Royaumes de Tunquin et Lao, 
Paris: 324. 
3 A. de Rhodes (1653), Histoire du Royaume de Tunquin, Paris: 76 - 77. 
4 Phạm Huy Thông (2012), Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa 
Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 141 - 142. 
Phạm Huy Thông. Vài suy nghĩ nhân nửa thế kỷ 113 
113 
5 Le Thanh Khoi (1955), Le Vietnam, Histoire et Civilisation, Paris: 340. 
6 Nguyễn Đăng Duy (1966), Văn hóa tâm linh, Nxb. Hà Nội: 275. 
7 A. de Rhodes (1993), Phép giảng tám ngày, Đại kết ấn hành: 17 - 19. 
8 Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1994), Về tôn giáo, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội: 
223. 
9 Hoài Thanh, Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam, Nxb. Văn học: 206. 
10 Bài giảng ngày thứ tư 26/4/2014,  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đăng Duy (1966), Văn hóa tâm linh, Nxb. Hà Nội. 
2. Le Thanh Khoi (1955), Le Vietnam, Histoire et Civilisation, Paris. 
3. Marini (1666), Histoire Nouvelle et Curieuse des Royaumes de Tunquin et Lao, 
Paris. 
4. A. de Rhodes (1653), Histoire du Royaume de Tunquin, Paris. 
5. A. de Rhodes (1993), Phép giảng tám ngày, Đại kết ấn hành. 
6. Sống đạo theo cung cách Việt Nam, Kỷ yếu tọa đàm khoa học, Nxb. Tôn giáo, 
Hà Nội, 2004. 
7. Hoài Thanh, Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam, Nxb. Văn học. 
8. Phạm Huy Thông (2012), Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa 
Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
9. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1994), Về tôn giáo, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội. 
Abstract 
REFLECTIONS ON THE ANNOUNCEMENT JUNE 14th, 1965 
OF THE VIETNAM BISHOPS HIERARCHY 
ON A HALF CENTURY OCCASION 
The Chinese rites controversy lasted for 294 years (1645 - 1939) and it 
caused many damages to the Roman Catholic Church in Asia included 
Vietnam. In order to solve this issue, the Holy See announced “The 
Exhortation Plane compertum est”. After the Second Vatican Council, 
Vietnam Bishops demanded to execute this Exhortation and the 
Announcement the 14th of June, 1965 approved Vietnamese Catholics 
venerate their ancestors and national heroes. In the spirit of cultural 
integration, the Catholicism has transformed from a strange religion into 
a close religion to the Nation. However, it has appeared some issues that 
need to solve. 
Keywords: Catholicism, Vietnam Bishops Council, Chinese rites, 
cultural integration, venerate ancestor, vietnamesation of religion. 

File đính kèm:

  • pdfvai_suy_nghi_nhan_nua_the_ky_thong_cao_1461965_cua_hang_giam.pdf