Vài nhận xét về các cuộc vận động văn hóa - Xã hội ở Việt Nam trong quá trình “Cận đại hóa”

Việt Nam thời cận đại đã diễn ra cuộc đụng độ và tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Trong sự đụng độ và tiếp

xúc đó, đã xuất hiện các cuộc vận động văn hóa - xã hội đi theo hướng “thâu hóa”, tiếp biến các yếu tố mới của văn

hóa phương Tây trên cơ sở truyền thống nhằm tạo nên nền văn hóa Việt Nam hiện đại và có tính dân tộc. Với bài

viết này, tác giả muốn đặt các cuộc vận động văn hóa - xã hội trong quá trình “Dân tộc hóa”, “Cận đại hóa” ở Việt

Nam thời cận đại để phân tích và luận giải.

pdf 7 trang kimcuc 14300
Bạn đang xem tài liệu "Vài nhận xét về các cuộc vận động văn hóa - Xã hội ở Việt Nam trong quá trình “Cận đại hóa”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vài nhận xét về các cuộc vận động văn hóa - Xã hội ở Việt Nam trong quá trình “Cận đại hóa”

Vài nhận xét về các cuộc vận động văn hóa - Xã hội ở Việt Nam trong quá trình “Cận đại hóa”
4760(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đặt vấn đề
Sự đụng độ và tiếp xúc văn hóa Đông Tây dẫn đến quá 
trình chuyển biến của văn hóa - xã hội ở Việt Nam là một 
nội dung lớn trong lịch sử Việt Nam thời cận đại. Khi nhìn 
nhận các cuộc vận động văn hóa - xã hội tiêu biểu thời cận 
đại, có thể thấy các cuộc vận động này không chỉ nằm trong 
tiến trình phát triển chung của lịch sử dân tộc mà còn là một 
yếu tố dẫn đến sự thay đổi về chất trong quá trình phát triển 
của đất nước khi được đặt trong quá trình “Cận đại hóa”. 
Đồng thời, các cuộc vận động văn hóa - xã hội cũng là một 
nội dung quan trọng trong quá trình “Dân tộc hóa” của một 
đất nước thuộc địa. Đối với một quốc gia mất chủ quyền, 
khi chưa đủ điều kiện hoặc thất bại trong cuộc đấu tranh vũ 
trang giành độc lập thì cuộc đấu tranh về văn hóa, xã hội sẽ 
là chủ đạo trong quá trình “Dân tộc hóa”.
Do đó, bài viết này nghiên cứu về các cuộc vận động 
văn hóa - xã hội khi đặt các cuộc vận động đó trong hệ quy 
chiếu là quá trình “Dân tộc hóa” và “Cận đại hóa” ở Việt 
Nam thời cận đại, coi các cuộc vận động này như một yếu 
tố quan trọng của quá trình “Dân tộc hóa” và “Cận đại hóa” 
mà mục tiêu là giải phóng dân tộc và bước theo con đường 
văn minh tiến bộ.
Nội dung nghiên cứu
Một số khái niệm
Khi đặt sự phát triển của văn hóa và xã hội ở Việt Nam, 
trong đó nổi bật là các cuộc vận động văn hóa - xã hội theo 
xu hướng cải cách trong quá trình “Dân tộc hóa” và “Cận 
đại hóa” cần phải xem xét về các khái niệm này. Thời kỳ cận 
Vài nhận xét về các cuộc vận động văn hóa - xã hội
 ở Việt Nam trong quá trình “Cận đại hóa”
Nguyễn Thị Thanh Thủy*
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Ngày nhận bài 20/9/2018; ngày chuyển phản biện 24/9/2018; ngày nhận phản biện 19/10/2018; ngày chấp nhận đăng 24/10/2018
Tóm tắt:
Việt Nam thời cận đại đã diễn ra cuộc đụng độ và tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Trong sự đụng độ và tiếp 
xúc đó, đã xuất hiện các cuộc vận động văn hóa - xã hội đi theo hướng “thâu hóa”, tiếp biến các yếu tố mới của văn 
hóa phương Tây trên cơ sở truyền thống nhằm tạo nên nền văn hóa Việt Nam hiện đại và có tính dân tộc. Với bài 
viết này, tác giả muốn đặt các cuộc vận động văn hóa - xã hội trong quá trình “Dân tộc hóa”, “Cận đại hóa” ở Việt 
Nam thời cận đại để phân tích và luận giải.
Từ khóa: cận đại hóa, dân tộc hóa, thâu hóa, tiếp biến, vận động văn hóa - xã hội.
Chỉ số phân loại: 5.10
*Email: thanhthuy@daihocthudo.edu.vn
Some remarks on social 
and cultural movements 
in Vietnam in the process 
of early modernization
Thi Thanh Thuy Nguyen*
Hanoi Metropolitan University 
Received 20 September 2018; accepted 24 October 2018
Abstract:
Early-modern Vietnam has encountered clashes 
and contacts between two cultures of Eastern and 
Western. Among these clashes and contacts, social and 
cultural movements have emerged in the direction 
of “consolidating” and adapting the new elements of 
Western culture on the basis of tradition to create the 
Vietnamese culture with national and modern values. 
With this article, the author wants to analyse and explain 
the social and cultural movements under the perspective 
of “nationalisation” and “early modernization” in the 
early modern Vietnam.
Keywords: adapting, consolidating, early modernization, 
nationalize, social and cultural movements.
Classification number: 5.10
4860(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
đại ở Việt Nam đã diễn ra quá trình “Cận đại hóa” khi thực 
dân Pháp xâm lược (1858) và kết thúc khi Việt Nam giành 
lại được độc lập dân tộc (1945). “Cận đại hóa” có quan hệ 
gần gũi với các nội dung như “công nghiệp hóa”, “tây hóa”, 
“thực dân hóa” và “dân tộc hóa”. 
Về “công nghiệp hóa” (industrialization), theo Từ điển 
tiếng Việt: “Là quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn 
trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt 
trong công nghiệp, dẫn tới sự tăng nhanh trình độ trang bị 
kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động” [1]. 
Thành tựu của công nghiệp hóa dựa vào sự tiến bộ của khoa 
học kỹ thuật và đem đến sự phát triển của quốc gia cả về 
kinh tế và xã hội. Công nghiệp hóa chính là một nội dung 
quan trọng của quá trình các nước ngoài phương Tây chịu 
ảnh hưởng của văn minh phương Tây.
Quá trình các dân tộc ngoài phương Tây chịu ảnh hưởng 
của văn minh phương Tây có thể sử dụng khái niệm Tây hóa 
(westernization) được xem là quá trình mà các xã hội ngoài 
phương Tây chịu ảnh hưởng và tiếp nhận văn hóa phương 
Tây như công nghiệp, công nghệ, luật pháp, chính trị, kinh 
tế, lối sống, ngôn ngữ, tôn giáo, triết học và các giá trị sống. 
Đối với Việt Nam, quá trình Tây hóa diễn ra mạnh nhất từ 
thế kỷ XIX, khi bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực 
dân Pháp. Quá trình Tây hóa ở Việt Nam diễn ra chủ yếu 
bằng hình thức cưỡng bức trong chế độ thực dân. “Thực dân 
hóa” (colonization) là quá trình các nước đã đi xâm lược, 
thôn tính một nước khác với cộng đồng dân cư bản xứ, lập 
làm vùng đất thực dân, coi nước đó là thuộc địa. Việt Nam 
trong quá trình bị thôn tính bởi nước Pháp đã trở thành một 
thuộc địa khai thác, trở thành nơi thu lợi và tạo lập quyền 
uy, truyền bá văn hóa Pháp. “Thực dân hóa” và phong trào 
giải phóng dân tộc trở thành một nội dung trong quá trình 
“Cận đại hóa” ở Việt Nam. Trong đó chống lại “Tây hóa” 
(westernization), và “Thực dân hóa” (colonization) chính 
là “Dân tộc hóa” (nationalize). Tại Việt Nam, trong thời kỳ 
cận đại, phong trào giải phóng dân tộc, giành lại chủ quyền 
độc lập do Đảng Cộng sản Đông dương lãnh đạo được coi 
là dòng chảy chính, là yếu tố cốt lõi của quá trình chống 
“Thực dân hóa”.
 Phong trào “Dân tộc hóa” (nationalize) là các phong 
trào, các cuộc vận động nhằm chuyển hóa các yếu tố ngoại 
sinh thành giá trị dân tộc trên các mặt tư tưởng, chính trị, 
văn hóa, lối sống, ngôn ngữ, tôn giáo... nhằm khẳng định và 
phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, ý thức quốc gia - dân tộc, 
chống nô dịch. Với các nước mất độc lập thì một mục tiêu 
quan trọng nhất chính là khôi phục lại độc lập dân tộc. Tuy 
vậy, đối với một đất nước thuộc địa như Việt Nam, trào lưu 
“Dân tộc hóa” trong bước đi thường chọn con đường tiến 
hành bằng các cuộc vận động cải cách văn hóa, ngôn ngữ, 
cải cách xã hội, phong tục, lối sống... nhằm né tránh sự đàn 
áp và kiểm soát của chính quyền thực dân.
“Cận đại hóa” (early-modernization) được coi là quá 
trình chuyển đổi từ xã hội tiền công nghiệp sang xã hội công 
nghiệp giai đoạn đầu (với các nước tư bản phương Tây) 
hoặc có yếu tố công nghiệp (đối với các nước thuộc địa), 
hình thành và du nhập phương thức tư bản chủ nghĩa, định 
hình cơ cấu xã hội, đa dạng hóa hệ thống tinh thần, tư tưởng, 
văn hóa theo hướng hiện đại. Đối với các nước thuộc địa, 
trong quá trình “Cận đại hóa” đã xuất hiện trào lưu “Dân tộc 
hóa” bao gồm cả cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và các 
cuộc vận động cải cách văn hóa, xã hội, đổi mới lối sống... 
hoạt động công khai, có cùng một mục tiêu cứu nước.
Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua các con 
đường du nhập và các cuộc vận động văn hóa - xã hội 
tiêu biểu
Tại Việt Nam thời cận đại, khi đặt các cuộc vận động văn 
hóa - xã hội theo hướng đổi mới trong hệ quy chiếu của trào 
lưu “Dân tộc hóa” trong quá trình “Cận đại hóa” kéo dài từ 
1858 đến 1945 thì cần xem xét con đường du nhập và tác 
động đến văn hóa - xã hội Việt Nam của văn hóa phương 
Tây trên cơ sở đa tuyến (các con đường du nhập khác nhau 
sẽ có tác động khác nhau).
Con đường du nhập đầu tiên của tư tưởng dân chủ 
phương Tây vào Việt Nam là con đường thực dân. Người 
tiếp xúc văn hóa phương Tây trực tiếp từ nước Pháp thực 
dân và có tư tưởng duy tân sớm và toàn diện vào cuối thế 
kỷ XIX chính là Nguyễn Trường Tộ. Với tấm lòng yêu nước 
thiết tha, ông đã viết hàng loạt các bản điều trần có giá trị 
gửi lên triều đình, trong đó phân tích một cách khái quát sức 
mạnh của các nước phương Tây và đề nghị triều đình cải 
cách, canh tân đất nước trên cơ sở mở cửa giao lưu với bên 
ngoài để học hỏi, tiếp thu những yếu tố tiến bộ về khoa học 
kỹ thuật và tư tưởng của phương Tây. Ông chủ trương:“
muốn giữ được nước thì phải làm cho dân giàu nước mạnh, 
mà phương hướng cơ bản để đi tới dân giàu nước mạnh là 
phải nâng cao văn hoá dân tộc”[2]. Khái niệm văn hoá mà 
ông đưa ra được “mở rộng trên nhiều lĩnh vực với ý thức 
canh tân mạnh mẽ, nhằm đưa đất nước lên một tầm văn hoá 
mới, tiếp cận văn hoá hiện đại” [2] nhưng vẫn giữ cốt cách 
văn hoá dân tộc Việt Nam. Vì nhiều lý do nên tư tưởng cách 
tân của ông không được triều đình chấp nhận và chìm vào 
quên lãng. Tuy nhiên, tư duy cách tân của Nguyễn Trường 
Tộ là đại diện lớn nhất của trào lưu cải cách hướng về văn 
minh phương Tây trong bước khởi đầu cho các tư tưởng cải 
cách thời cận đại của dân tộc Việt Nam.
Đầu thế kỷ XX, con đường du nhập các tư tưởng cách 
mạng dân chủ tư sản - một nội dung quan trọng của văn hóa 
phương Tây giai đoạn đầu đã vào Việt Nam từ Nhật Bản 
và Trung Quốc thông qua con đường Tân thư, Tân văn. Lý 
do là ảnh hưởng của Minh trị duy tân, Fukuzawa Yukichi ở 
Nhật Bản, tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải 
4960(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Siêu (cuối thế kỷ XIX), Tôn Trung Sơn (đầu thế kỷ XX) ở 
Trung Quốc đã có tác động sâu sắc đến tầng lớp nho sĩ cấp 
tiến như: Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu... và được họ tiếp 
thu. Dù với con đường gián tiếp nhưng nội dung tư tưởng 
dân chủ tư sản, trong đó khái niệm về dân chủ và dân quyền 
đã đem đến cho những bậc thức giả ở Việt Nam tư duy mới 
mẻ về chính trị và xã hội, đã tỏ ra tiến bộ và có ý nghĩa tích 
cực. Khẩu hiệu của Cách mạng tư sản Pháp (1789) “Tự do, 
bình đẳng, bác ái” đã trở thành sức hấp dẫn của văn hóa 
phương Tây. Các nho sĩ dù được giáo dục theo nho giáo vẫn 
cảm thấy ngọn gió phương Tây đã mang đến cho họ luồng 
tư tưởng mới. Do lúc đó thực dân Pháp mới tiến hành cuộc 
khai thác thuộc địa lần thứ nhất chưa lâu nên những yếu tố 
tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế - xã hội của nước Việt 
Nam đương thời còn đang ở trạng thái phôi thai. Vì vậy, nội 
dung của tư tưởng dân chủ phương Tây khi vào Việt Nam 
còn chưa có đủ cơ sở về kinh tế - xã hội làm bệ đỡ cho nó để 
có thể biến thành một yếu tố nội sinh thực chất và có chiều 
sâu. Ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, các tầng lớp mới như tư sản 
hay trí thức Tây học còn quá non trẻ để gánh vác sứ mệnh 
của mình. Do đó, tư tưởng dân chủ của phương Tây trong 
Tân thư, Tân văn chỉ có thể được đón nhận bởi tầng lớp nho 
sĩ cấp tiến, bộ phận tiến bộ nhất trong tầng lớp trí thức của 
xã hội Việt Nam truyền thống, có tinh thần yêu nước, khát 
vọng học hỏi và tiếp thu cái mới. Tư tưởng học tập phương 
Tây, xây dựng chính thể theo mô hình phương Tây, cải cách 
giáo dục, văn hóa, xã hội, phát triển công thương được 
các nhà nho cấp tiến Việt Nam (Phan Chu Trinh, Phan Bội 
Châu) tiếp thu từ Tân thư và tiến hành các cuộc vận động 
xã hội mới. Ảnh hưởng của tư tưởng Tôn Trung Sơn và chủ 
nghĩa Tam dân mà nội dung là lật đổ phong kiến, xây dựng 
chế độ cộng hoà cũng khá rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, 
nếu ở Trung Quốc, duy tân là để tự cường thì ở Việt Nam, 
duy tân là để cứu nước trên cơ sở học tập các yếu tố tiến bộ 
của văn hóa phương Tây tạo thành một nền văn hóa mới của 
dân tộc làm cơ sở cho sự độc lập vững bền. Tuy nhiên, hầu 
hết các tác phẩm Tân thư truyền sang Việt Nam đều là sách 
dịch thuật một cách giản lược của các sĩ phu Trung Hoa chứ 
không phải là các nguyên tác của các nhà tư tưởng phương 
Tây. Vì vậy, tư tưởng dân chủ phương Tây đã bị khúc xạ qua 
lăng kính của các sĩ phu Trung Hoa và đương nhiên các tư 
tưởng dân chủ phương Tây không còn trọn vẹn như trong 
nguyên tác. Hơn nữa, do thành phần xuất thân và ý thức hệ 
giai cấp chi phối, nhận thức về văn hóa, trong đó có tư tưởng 
dân chủ của các nho sĩ cấp tiến Việt Nam vẫn có những hạn 
chế nhất định khi tiếp thu văn hóa phương Tây một cách 
gián tiếp do rào cản ngôn ngữ.
Dù vậy, do động cơ yêu nước là bệ đỡ tinh thần, với mục 
tiêu cứu nước giải phóng dân tộc làm nền tảng nên lần đầu 
tiên các phong trào do các nho sĩ duy tân phát động đã có 
tính dân chủ và chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây. 
Tiêu biểu là phong trào Đông Du (1905-1908) do Phan Bội 
Châu phát động với mục đích sang Nhật Bản học tập để về 
cứu nước. Phong trào Duy Tân (1904-1908) do Phan Chu 
Trinh đề xướng với nội dung “Khai dân trí, chấn dân khí, 
hậu dân sinh”. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907) do 
các nho sĩ tiêu biểu như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền 
chủ trương xây dựng một mô hình giáo dục theo phương 
Tây gồm giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên môn nhằm 
“có ích cho mình và cho xã hội” theo tinh thần “thực học, 
thực dụng, thực nghiệp” với mục đích “học làm người và 
làm quốc dân” mà một nội dung quan trọng là tuyên truyền 
nhân dân học chữ Quốc ngữ, coi chữ Quốc ngữ là hồn dân 
tộc. Các phong trào vận động cải cách văn hóa - xã hội 
theo hướng duy tân này đã là một cách thức mới trong con 
đường cứu nước và là nội dung quan trọng của quá trình 
“Dân tộc hóa”. Đặt các phong trào vận động Đông Du, Duy 
Tân, Đông Kinh nghĩa thục với nội dung cải cách văn hóa, 
giáo dục, xóa bỏ hủ tục xã hội... dựa trên bệ đỡ của tư tưởng 
yêu nước và trong quá trình “Cận đại hóa” của dân tộc có 
thể thấy được đây chính là nội dung của quá trình “Dân tộc 
hóa”. Với các cuộc vận động đổi mới trong văn hóa tư tưởng 
và hoạt động xã hội, có thể nói, các nho sĩ duy tân như Phan 
Chu Trinh, Phan Bội Châu... đã vạch một hướng đi xa hơn 
cho dân tộc, không chỉ duy tân để cứu nước mà cao hơn, còn 
là xây dựng một đất nước phú cường, hiện đại để giữ gìn 
một nền độc lập bền vững.
Trong tiến trình lịch sử, con đường du nhập của văn 
hóa phương Tây vào Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp từ nước 
Pháp vẫn tiếp tục sau khi đã đặt được ách cai trị ở Việt Nam. 
Chính quyền thực dân Pháp đã đặt nền kinh tế tư bản chủ 
nghĩa trùm lên kinh tế phong kiến và xây dựng bộ máy cai 
trị dựa trên sự hợp tác tay sai của triều Nguyễn và biến Việt 
Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Qua chế 
độ cai trị của người Pháp, ảnh hưởng rõ nét nhất của văn hóa 
phương Tây đối với văn hóa - xã hội Việt Nam gồm hai lĩnh 
vực cơ bản là giáo dục và báo chí.
Cùng với thiết chế chính trị mới, người Pháp đã thi hành 
các chính sách giáo dục mới kiểu phương Tây và du nhập 
báo chí vào Việt Nam, coi đây là biện pháp quan trọng phục 
vụ cho công cuộc cai trị. Mục tiêu của nền giáo dục mà 
người Pháp xây dựng ở Việt Nam là: chinh phục tinh thần 
người bản xứ, duy trì chế độ cai trị dài lâu, đào tạo tay sai, 
phục vụ cho công cuộc khai thác, là căn cứ để tuyên truyển 
“khai hoá văn minh” nhằm tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của 
người Pháp ở Việt Nam.
Một bộ phận quan trọng chịu ảnh hưởng của văn minh 
phương Tây từ nước Pháp là trí thức Tây học Việt Nam nửa 
đầu thế kỷ XX, sản phẩm của nền giáo dục Pháp - Việt và 
có một số lượng ít ỏi các trí thức du học tại Pháp có trình 
độ cao trở về Việt Nam như: Nguyễn An Ninh, Phan Anh, 
Hoàng Xuân Hãn... Dù nền giáo dục Pháp - Việt là nền giáo 
dục thuộc địa mang nặng tính vong bản, có mục tiêu đào tạo 
5060(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
tay sai ... 923-1926). Đây là tờ 
báo được Nguyễn An Ninh trao cho sứ mệnh là “cơ quan 
tuyên truyền tư tưởng Pháp” với khẩu hiệu “tự do - bình 
đẳng - bác ái”. Với báo La cloche fêlée, Nguyễn An Ninh đã 
tuyên bố tầm quan trọng của văn hoá: “Dân tộc nào để cho 
một nền văn hoá ngoại bang ngự trị thì không thể có độc lập 
thực sự. Văn hoá là tâm hồn của một dân tộc” [5]. Từ đó, 
Nguyễn An Ninh đã tích cực tuyên truyền cho một nền văn 
hoá tinh thần mới, lấy chủ nghĩa nhân văn Pháp làm cơ sở, 
học tư tưởng tiến bộ của phương Tây trên nền tảng truyền 
thống tốt đẹp của phương Đông.
Sự tự nhận thức của phụ nữ đối với vấn đề nữ quyền đã 
từng bước thay đổi người phụ nữ, thúc đẩy phụ nữ tham gia 
vào các hoạt động xã hội để tự giải phóng thể hiện qua sự 
xuất hiện các tờ báo dành riêng cho phụ nữ mà đỉnh cao là 
tờ Phụ nữ Tân văn (1929-1935) với một số lượng đông đảo 
các cây bút nữ như Đạm Phương, Cao Thị Khanh, Nguyễn 
Thị Kiêm, Huỳnh Lan Cuộc vận động nữ quyền ở Việt 
Nam nửa đầu thế kỷ XX đã đóng góp một bản sắc riêng vào 
phong trào dân chủ vì mục tiêu giải phóng con người và giải 
phóng xã hội qua tuyên ngôn của nữ giới về chính mình.
Nét độc đáo của cuộc vận động nữ quyền Việt Nam là 
tuy tiếp thu tiến bộ phương Tây nhưng không phủ định sạch 
trơn những giá trị truyền thống Á Đông tốt đẹp. Tuy phụ 
nữ phải vươn lên tham gia công tác ngoài xã hội, có “chức 
2Nguyễn An Ninh (1900-1943) là nhà yêu nước, nhà báo, chủ bút tờ La cloche 
fêlée (Chuông rè).
1Phạm Quỳnh (1892-1945) là chủ bút báo Nam Phong (1917-1934), được 
đánh giá là người am hiểu cả hai nền văn hoá Đông Tây vào đầu thế kỷ XX. 
Ông là người có công truyền bá văn hoá phương Tây và có đóng góp tích cực 
cho nền quốc văn mới của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
5160(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
nghiệp” nhưng không thể sao nhãng thiên chức làm vợ, làm 
mẹ. Bởi lẽ gia đình là một giá trị được coi trọng ở phương 
Đông và giá trị này có lẽ là bất biến đối với phụ nữ. Để giữ 
được hạnh phúc gia đình, phụ nữ vẫn phải có đủ công, dung, 
ngôn, hạnh, biết ứng xử có văn hoá, biết “nữ công thực 
nghiệp” để đảm đương vai trò nội tướng.
Từ năm 1930, Nguyễn Tường Tam3 và nhóm Tự lực văn 
đoàn đã tham gia vào phong trào Âu hóa và chọn báo chí 
trào phúng làm vũ khí đấu tranh chống lạc hậu, dẫn đường 
cho xã hội Việt Nam đi theo văn hóa Tây phương mới. Ông 
đã dẫn dắt tờ Phong hóa - Ngày nay trong 8 năm (1932-
1940) và đã để lại những dấu ấn thông qua những bài báo 
chống hủ tục về tinh thần cải cách theo phương Tây trên địa 
hạt báo chí giai đoạn 1930-1945.
Phong hóa - Ngày nay đã sử dụng biện pháp trào phúng 
như một vũ khí để có thể phá cái cũ, tạo lập cái mới một 
cách mềm mỏng, sử dụng hình thức đấu tranh công khai, 
phản ánh rõ nét thực tế đời sống khốn cùng của dân quê, để 
từ đó đả kích bài trừ các phong tục cổ hủ lạc hậu và thói hư 
tật xấu của dân quê, coi đây là điểm chính yếu để cải tạo xã 
hội theo hướng duy tân. Phong hóa - Ngày nay với những 
bài báo đả phá cái cũ, tuyên truyền tư tưởng mới đã thể hiện 
sự quan tâm đến xã hội, đến việc khai dân trí, chấn dân khí, 
hậu dân sinh như tinh thần của nhà ái quốc Phan Chu Trinh 
đã bàn đến hồi đầu thế kỷ XX và gia nhập vào cuộc đấu 
tranh vì tiến bộ xã hội bằng con đường báo chí công khai có 
sức lan tỏa rộng lớn trong xã hội.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã có 
nhiều biến đổi về tư tưởng. Ngoài báo chí đóng vai trò tiên 
phong, giai đoạn này bắt đầu xuất hiện các trào lưu văn học 
mới mà dưới cách nhìn mới, xứng đáng được coi là một hợp 
phần đặc sắc của những cuộc vận động văn hóa và xã hội với 
mục tiêu giải phóng con người và giải phóng xã hội, đóng 
góp vào quá trình “Dân tộc hóa”, “Cận đại hóa”. Nổi bật là 
dòng văn học lãng mạn với phong trào Thơ mới và dòng 
văn học hiện thực phê phán. Dòng văn học lãng mạn được 
hình thành và phát triển năm 1932 với sự ra đời của phong 
trào Thơ mới. Trên cơ sở quan điểm giải phóng cá nhân, các 
nhà thơ nhà văn lãng mạn đã tuyên ngôn thẳng thắn quan 
điểm về tình yêu nam nữ, đó là con người được giải phóng 
phải là con người được tự do yêu đương, đây là một nhu cầu 
chính đáng nhất của con người. Lần đầu tiên, các tác giả của 
dòng văn học lãng mạn đã mô tả đến tận cùng những nhu 
cầu chính đáng vốn thuộc về con người mà bấy lâu nay văn 
học truyền thống lảng tránh và đưa ra tuyên ngôn ủng hộ 
quyền tự do yêu đương vượt qua chế định Nho giáo. Có ý 
kiến cho rằng: “Con đường văn chương lúc bấy giờ đối với 
một số tiểu tư sản trí thức là một lối thoát ly trong sạch, là 
một nơi có thể gửi gắm nỗi niềm tâm sự. Không đánh Pháp, 
không đi theo cách mạng, vẫn có thể làm văn chương. Và 
theo họ, làm văn chương có lẽ cũng là một cách để tỏ rõ 
lòng yêu nước”[6].
Trong khi đó, trào lưu văn học hiện thực phê phán (xuất 
hiện từ những năm 1930) đã góp một tiếng nói có giá trị cho 
cuộc vận động giải phóng con người, giải phóng xã hội bằng 
việc miêu tả đúng cuộc sống lầm than, bi kịch của người 
nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội thuộc địa để 
khơi gợi tinh thần quật khởi giành tự do. Các nhà văn hiện 
thực hiểu rằng:”Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa 
dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ 
là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than vang 
dội lên mạnh mẽ” [7]. Các nhà văn với ngòi bút hiện thực 
đã giúp người nông dân hiểu rõ số phận cay cực của mình 
trong một xã hội đầy áp bức bất công để giúp họ có thêm 
động lực đứng lên tự giải phóng mình và cộng đồng, hướng 
tới một cuộc sống tự do.
Trong sự phát triển của văn hóa và xã hội Việt Nam, 
dưới tác động của sự du nhập văn hóa phương Tây theo con 
đường thực dân (nhất là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 
nhất) cần đánh giá đúng mức vai trò của tầng lớp trí thức 
Tây học thời cận đại. Có thể khẳng định họ là yếu tố chủ thể 
của nền văn hoá mới và các phong trào cải cách xã hội, tuy 
được đào tạo trong nhà trường thực dân nhưng đã kế thừa di 
sản truyền thống của cha anh là lòng yêu nước và tinh thần 
dân tộc. Vì vậy, họ đã có ý thức tiếp nhận các thành tựu văn 
hoá của phương Tây và tái cấu trúc lại để xây dựng một nền 
văn hoá độc lập của dân tộc Việt Nam theo hướng hiện đại. 
Các cuộc vận động văn hóa, xã hội đã chuyển hóa các yếu 
tố ngoại sinh thành giá trị mới của dân tộc để tạo ra hướng 
đi mới tiến bộ cho văn hóa dân tộc, đóng góp một cách tích 
cực vào quá trình “Dân tộc hóa” và “Cận đại hóa”.
Một vài nhận xét về các cuộc vận động văn hóa - xã hội
Thứ nhất, khi quá trình “Cận đại hóa” bắt nguồn từ sự 
xâm lược, bình định và khai thác thuộc địa của chính quyền 
thực dân Pháp và di chuyển từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ thì quá 
trình xâm lược và bình định về quân sự của Pháp có ảnh 
hưởng rõ nét đối với sự phát triển của Việt Nam về kinh tế, 
chính trị (đậm tính thuộc địa). Tuy nhiên sau đó là các cuộc 
vận động văn hóa - xã hội đã có sự đóng góp mạnh mẽ vào 
trào lưu “Dân tộc hóa” trong quá trình “Cận đại hóa” ở Việt 
Nam.
Các cuộc vận động văn hóa - xã hội có tính dân chủ, chịu 
ảnh hưởng của văn minh phương Tây đã diễn ra cuối thế kỷ 
XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn đầy biến động trong 
lịch sử Việt Nam. Đây thực sự là buổi giao thời giữa truyền 
thống và hiện đại, trong đó xu hướng tiến sang hiện đại là tất 
yếu của một đất nước tuy có văn minh nhưng đang bị trì trệ 
và lạc hậu lại bị nô dịch bởi một kẻ thù đến từ một nền văn 
3Nguyễn Tường Tam (1906-1963), chủ bút tuần báo Phong hóa - Ngày nay và 
là người thành lập Tự Lực Văn đoàn.
5260(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
minh khác giàu có và hiện đại hơn. Những cố gắng để giành 
lại độc lập theo phương thức cũ là đấu tranh vũ trang của 
các thế hệ trước dù có anh dũng nhưng cho đến cuối thế kỷ 
XIX cũng thể hiện rõ sự bế tắc và bất lực. Vì vậy, xu hướng 
thức tỉnh với các cuộc vận động văn hóa - xã hội như các 
phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục theo 
yêu cầu duy tân đổi mới do các nhà Nho cấp tiến phát động 
và lãnh đạo đã trở thành xu hướng thời đại ở Việt Nam đầu 
thế kỷ XX, trong đó chứa đựng yêu cầu độc lập và yêu cầu 
dân chủ, tiến bộ xã hội.
Các cuộc vận động này đã có một tác động thực tiễn to 
lớn đối với xã hội Việt Nam lúc đó. Nó đã thổi một luồng 
không khí mới vào phong trào cách mạng Việt Nam khi 
đang khủng hoảng nặng nề về đường lối, tiếp tục xu hướng 
đi theo con đường giải phóng với những nấc thang mới. 
Người dân Việt Nam cũng lấy lại được niềm tin và tiếp 
tục khát vọng về một tương lai độc lập và tiến bộ của dân 
tộc. Các cuộc vận động Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh 
nghĩa thục với mục tiêu học tập bên ngoài để tìm đường 
cứu nước, “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, “thực 
học”, “học để làm người và làm quốc dân” như một yếu tố 
quan trọng của quá trình “Dân tộc hóa” và “Cận đại hóa” mà 
mục tiêu là giải phóng dân tộc và phát triển đất nước theo 
con đường hiện đại.
Sau các cuộc vận động về văn hóa - xã hội thành những 
phong trào học tập và thay đổi lối sống là các cuộc vận động 
trên diễn đàn báo chí. Do khu vực Nam Kỳ được “Tây hóa” 
sớm nhất với chế độ “trực trị” nên báo chí phát triển sớm 
nhất, sau đó được kích hoạt ra Bắc Kỳ với trung tâm là Hà 
Nội. Báo chí đã phát triển mạnh ở khu vực Nam Kỳ do được 
người Pháp phổ biến ngay vào cuối thế kỷ XIX, trong đó có 
cả hai loại hình: báo chữ Pháp và báo chữ Quốc ngữ. 
Tiếp theo, báo chí và văn học (luôn gắn liền với sự phát 
triển của báo chí) đã khởi phát mạnh mẽ vào những năm 
30 của thế kỷ XX với xu hướng phát triển các dòng báo chí 
theo các đề tài khác nhau như chính trị - xã hội, văn học, 
khoa học, phụ nữ. Các nội dung và thành tựu của báo chí 
và văn học đã đóng góp tích cực vào cuộc cải cách xã hội 
theo xu hướng “Dân tộc hóa”. Báo chí công khai trong thời 
kỳ này dù phải chịu sự kiểm soát của chính quyền thực dân 
nhưng đã dũng cảm phát động những phong trào cải cách 
văn hóa - xã hội. Đó là những phong trào tiếp thu những 
nội dung văn hóa Pháp nhưng đã thâu hóa nó và dung nạp 
những yếu tố tinh hoa của truyền thống dân tộc Việt, tạo ra 
một nền văn hóa dân tộc mới. 
Tuy ở nhiều cấp độ và màu sắc khác nhau nhưng các 
phong trào trên đều có một nét chung là đặt cơ sở và có 
những đóng góp khác nhau cho cuộc giải phóng con người, 
giải phóng xã hội và trực tiếp hay gián tiếp hướng tới mục 
tiêu giải phóng đất nước. Các cuộc vận động đều dựa trên 
sự biến yếu tố ngoại sinh trở thành những yếu tố nội sinh, 
nhằm đi theo mục tiêu chung của trào lưu “Dân tộc hóa” là 
giải phóng dân tộc và phát triển quốc gia theo hướng văn 
minh, tiến bộ.
Thứ hai, do chủ thể kiếm soát, điều khiển quá trình “Cận 
đại hóa” ở Việt Nam là chính quyền thực dân Pháp nên mục 
tiêu của “Cận đại hóa” là phục vụ cho lợi ích của nước Pháp 
chứ không vì sự phát triển và tiến bộ của dân tộc Việt Nam. 
Trong quá trình “Cận đại hóa” ở Việt Nam, do sự kiểm soát 
chặt chẽ của chính quyền thực dân đối với các phong trào 
cải cách văn hóa và xã hội vì mục tiêu “Dân tộc hóa” và 
mục tiêu khôi phục độc lập nên các phong trào cấp tiến đều 
bị đàn áp và khống chế, bỏ tù các nhân vật khởi xướng và 
lãnh đạo như phong trào như Phan Chu Trinh, Phan Bội 
Châu, nhóm Đông Kinh nghĩa thục. Các tờ báo cấp tiến và 
có nhiều tác động tích cực đối với xã hội bị đóng cửa, rút 
giấy phép xuất bản (La cloche fêlée - Chuông rè, Phong hóa, 
Ngày nay).
Thứ ba, sự kiểm soát và muốn đồng hóa về mặt văn hóa, 
duy trì ách thống trị vững bền của nhà cầm quyền thực dân, 
tức là quá trình “Thực dân hóa” và “Tây hóa” theo hình thức 
áp đặt là một trong những nguyên nhân dẫn đến trào lưu 
“Dân tộc hóa” do truyền thống yêu nước và tinh thần dân 
tộc. Các tư tưởng văn hóa, xã hội tiến bộ của phương Tây 
dù bị chính quyền thuộc địa cấm đoán nhưng trí thức Tây 
học (sản phẩm của giáo dục thuộc địa) đã truyền bá theo 
cỗ xe văn hóa - nghệ thuật mà nổi bật là diễn đàn báo chí 
và văn học. Đây là biểu hiện của sự đa dạng hóa hệ thống 
tinh thần, tư tưởng, phát triển lĩnh vực báo chí để phát triển 
và mở rộng dân chủ trong quá trình “Cận đại hóa” của một 
nước thuộc địa. Chính sự kiểm soát của chính quyền thực 
dân trong lĩnh vực báo chí đã dẫn đến một dòng chảy báo 
chí và văn học yêu nước và cách mạng phát hành bí mật mà 
nhà báo tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc. Sự đa dạng hóa về tư 
tưởng của văn hóa phương Tây xâm nhập vào Việt Nam thời 
cận đại đã tạo ra sự đa diện, đa màu sắc của các phong trào 
theo xu hướng “Dân tộc hóa”, trong đó mục tiêu giải phóng 
là dòng chảy xuyên suốt.
Kết luận
Quá trình “Cận đại hóa” đưa Việt Nam chuyển từ xã hội 
tiền công nghiệp sang xã hội có yếu tố công nghiệp giai 
đoạn sớm, từ kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản kiểu 
thuộc địa, từ giai đoạn đóng cửa sang giai đoạn hội nhập, 
dù hội nhập thông qua nước Pháp. Trong quá trình “Cận 
đại hóa’’, thực dân Pháp luôn giữ vai trò kiểm soát mọi lĩnh 
vực phát triển của đất nước Việt Nam như kinh tế, chính trị, 
văn hóa, xã hội... nhưng vẫn có những nội dung của “Cận 
đại hóa” vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền 
thuộc địa. Trong đó nổi bật lên là trong lĩnh vực văn hóa và 
xã hội tại Việt Nam được phát triển theo trào lưu “Dân tộc 
5360(11) 11.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
hóa” của một nước thuộc địa du nhập những giá trị văn hóa 
phương Tây trên cơ sở chọn lọc và dung nạp những yếu tố 
tiến bộ ngoại sinh thành giá trị dân tộc để xây dựng một nền 
văn hóa mới có tính độc lập. Sự dịch chuyển về văn hóa và 
xã hội ở Việt Nam là khá sâu sắc dù dựa vào quá trình “Thực 
dân hóa” của người Pháp nhưng đã vượt qua ý muốn của 
người Pháp. Trong quá trình dịch chuyển theo định hướng 
“Dân tộc hóa”, chủ thể của các cuộc vận động cải cách văn 
hóa và xã hội là tầng lớp trí thức Nho học và Tây học đã 
chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây với những hình 
thức khác nhau nên các phong trào văn hóa và xã hội đã 
phát triển với nhiều sắc thái đa dạng. Nhưng khi các phong 
trào này được đặt trên một hệ quy chiếu của quá trình “Dân 
tộc hóa” và “Cận đại hóa” thì có thể khẳng định các phong 
trào văn hóa, xã hội đều nằm trong một dòng chảy chung là 
hướng tới giải phóng dân tộc và văn minh tiến bộ. Do hoàn 
cảnh lịch sử, các cuộc vận động và cải cách văn hóa - xã hội 
không được thực hiện một cách đầy đủ dù lý tưởng là minh 
triết nên sau cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tại Việt 
Nam năm 1945, nhiệm vụ lịch sử của chính quyền là tiếp tục 
thực hiện những cuộc cải cách về văn hóa - xã hội mà trong 
thời kỳ cận đại chưa hoàn thành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng 
và Trung tâm từ điển học, tr.202.
[2] Hoàng Thanh Đạm (2001), Nguyễn Trường Tộ, thời thế và tư 
duy cách tân, Nhà xuất bản Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, tr.120,180.
[3] Truyện Kiều (1942), Editions Alexandre de Rhodes.
[4] Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại, Tập 1, Nhà xuất bản 
Khoa học Xã hội, tr.108.
[5] Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hoá Việt Nam với Pháp, 
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, tr.81.
[6] Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nhà xuất 
bản Giáo dục, tr.20. 
[7] Phong Lê (2003), Nam Cao - Người kết thúc vẻ vang trào lưu 
văn học hiện thực, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.11.

File đính kèm:

  • pdfvai_nhan_xet_ve_cac_cuoc_van_dong_van_hoa_xa_hoi_o_viet_nam.pdf