Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP trong đánh giá điểm du lịch tỉnh An Giang

An Giang có nhiều tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân

văn đa dạng. Việc đánh giá tổng hợp các điểm du lịch ở An Giang dưới hệ thống tiêu chí khoa

học là một yêu cầu có ý nghĩa thực tiễn. Kết hợp với phương pháp thang điểm tổng hợp,

nghiên cứu vận dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) nhằm xác

định trọng số (mức độ quan trọng) cho các tiêu chí đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy,

trong 8 tiêu chí đánh giá, tiêu chí Độ hấp dẫn có trọng số lớn nhất (0,24), tiếp đó là các tiêu

chí cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật (0,20), khả năng quản lí (0,15). Các chỉ tiêu còn lại

có trọng số thấp hơn. Kết quả này là căn cứ để đánh giá và phân hạng điểm du lịch ở An

Giang theo các mức độ thuận lợi trong nghiên cứu tiếp theo.

pdf 10 trang kimcuc 10780
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP trong đánh giá điểm du lịch tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP trong đánh giá điểm du lịch tỉnh An Giang

Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP trong đánh giá điểm du lịch tỉnh An Giang
160 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1069.2018-0040 
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 160-169 
This paper is available online at  
ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH PHÂN CẤP THỨ BẬC AHP 
TRONG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM DU LỊCH TỈNH AN GIANG 
Nguyễn Phú Thắng 
Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang 
Tóm tắt. An Giang có nhiều tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân 
văn đa dạng. Việc đánh giá tổng hợp các điểm du lịch ở An Giang dưới hệ thống tiêu chí khoa 
học là một yêu cầu có ý nghĩa thực tiễn. Kết hợp với phương pháp thang điểm tổng hợp, 
nghiên cứu vận dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) nhằm xác 
định trọng số (mức độ quan trọng) cho các tiêu chí đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 
trong 8 tiêu chí đánh giá, tiêu chí Độ hấp dẫn có trọng số lớn nhất (0,24), tiếp đó là các tiêu 
chí cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật (0,20), khả năng quản lí (0,15). Các chỉ tiêu còn lại 
có trọng số thấp hơn. Kết quả này là căn cứ để đánh giá và phân hạng điểm du lịch ở An 
Giang theo các mức độ thuận lợi trong nghiên cứu tiếp theo. 
Từ khóa: AHP, đánh giá, điểm du lịch, An Giang. 
1. Mở đầu 
Nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, tỉnh An Giang có nhiều điểm du lịch (DL) đa dạng, với 
nhiều loại hình như di tích lịch sử, lễ hội, các giá trị văn hóa cộng đồng dân cư bản địa, làng 
nghề và phân bố rộng khắp trên lãnh thổ. Tuy nhiên, việc khai thác mới chỉ tập trung ở một số 
điểm và khu DL (KDL) như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, rừng tràm Trà Sư, KDL Núi Cấm, trong 
khi nhiều điểm khác chưa được chú trọng [6]. Việc đánh giá một cách tổng hợp các điểm DL, từ 
đó phân hạng và định hướng tác động phù hợp đối với từng điểm DL chưa được quan tâm nghiên 
cứu. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là việc chưa xác định được mức độ ưu tiên 
(trọng số) của các tiêu chí trong đánh giá tổng hợp điểm DL. 
Qua lược khảo nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy, việc xác định mức độ ưu 
tiên của các tiêu chí có vai trò quan trọng trong đánh giá điểm DL và được quan tâm nghiên cứu 
bằng nhiều phương pháp và cách thức, trong đó đáng chú ý là việc vận dụng AHP nhờ những lợi 
thế so sánh của nó so với các phương pháp nghiên cứu truyền thống trước đó. AHP được Thomas 
L. Saaty xây dựng và phát triển vào những năm đầu thập niên 1980 nhằm giúp xử lí các vấn đề ra 
quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp. Dựa trên việc tập hợp các kiến thức của các chuyên gia về lĩnh 
vực nghiên cứu, AHP cho phép đưa ra các quyết định có tính logic. Mặt khác, thông qua quá trình 
so sánh cặp, AHP giúp người ra quyết định có được cách tiếp cận trực quan trong việc đánh giá sự 
quan trọng của mỗi thành phần [7]. Với những ưu thế trên, AHP đã được vận dụng trên nhiều 
phương diện và khía cạnh nghiên cứu DL. Geoffrey và Brent Ritchie đã ứng dụng AHP trong 
đánh giá lựa chọn, ra quyết định và xác lập tính cạnh tranh đối với điểm đến DL [2]. Oktay Emier 
và cộng sự (2016) đã vận dụng AHP trong đánh giá tổng hợp điểm đến, trong đó xác định tiêu chí 
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Phú Thắng. Địa chỉ e-mail: nguyenphuthang@gmail.com 
Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP trong đánh giá điểm du lịch tỉnh An Giang 
161 
có mức độ ưu tiên cao nhất là yếu tố nhân tạo như bảo tàng và triển lãm, công viên, các khu vực 
hoạt động thể thao [4; tr.100]. Trong nghiên cứu của Ali Göksu và Seniye Erdinç Kaya (2014), 
AHP được sử dụng trong đánh giá và xếp hạng một số điểm đến theo các tiêu chí như giao thông, 
vẻ đẹp cảnh quan, lịch sử, văn hóa, niềm tin, dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp và giá cả, trong đó 
vẻ đẹp tự nhiên và các giá trị văn hóa, lịch sử có trọng số cao nhất [1; tr.98]. Ở Việt Nam, Nguyễn 
Hà Quỳnh Giao (2015) đã vận dụng AHP trong việc xác định trọng số đánh giá điểm tài nguyên 
DL, trong đó xác định tiêu chí về độ hấp dẫn có trọng số (mức độ ưu tiên) hàng đầu [3; tr.45]. 
Nhìn chung, việc ứng dụng AHP cho phép tiếp cận một cách định lượng và giảm thiểu yếu tố 
nhận định chủ quan trong đánh giá. Dựa trên ưu thế của AHP và yêu cầu về thực tiễn ở An Giang, 
nghiên cứu đã vận dụng AHP trong đánh giá và phân hạng điểm DL qua khảo sát ý kiến của các 
chuyên gia về lĩnh vực DL và địa lí DL. Thông qua AHP, nghiên cứu đã xác lập được các giá trị 
trọng số của các tiêu chí đánh giá điểm DL tại địa bàn tỉnh An Giang. Các giá trị trọng số này là 
cơ sở quan trọng để tiến hành đánh giá tổng hợp và phân hạng các điểm DL, từ đó giúp nghiên 
cứu đề xuất các kiến nghị cho việc khai thác phù hợp với các điểm DL cụ thể ở An Giang. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Quy trình vận dụng AHP trong đánh giá điểm DL tỉnh An Giang 
Dựa vào lí thuyết AHP và thực tiễn địa bàn tỉnh An Giang, AHP được vận dụng trong nghiên 
cứu đánh giá và phân hạng các điểm DL tỉnh An Giang theo các bước sau: 
Bước 1. Xác định các tiêu chí và xây dựng cây phân cấp tiêu chí đánh giá điểm DL 
Để đánh giá điểm DL, nhiều công trình nghiên cứu đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh 
giá cụ thể. Viện Nghiên cứu Phát triển DL trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí khu, 
tuyến, điểm DL ở Việt Nam” (2004) đã xác lập 7 tiêu chí về điều kiện hình thành điểm DL bao 
gồm: (1) Có ít nhất một loại TNDL; (2) Nằm trong quy hoạch phát triển của địa phương; (3) Có 
sự đồng ý và tự nguyện của tổ chức cá nhân sở hữu tài nguyên; (4) Có năng lực và khả năng tạo 
giá trị mới về KT và hiệu quả XH; (5) Có thị trường, có hành lang giao thông; (6) Có hướng dẫn 
viên thuyết minh; (7) Có mặt bằng đủ rộng đón ít nhất 2 đoàn khách với số lượng 40 khách cùng 
lúc [9]. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2017) đã xác lập một số tiêu chí đánh giá điểm DL như độ 
hấp dẫn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (CSHT - CSVCKT), sự kết hợp giữa tài nguyên, 
CSHT - CSVCKT, thời gian khai thác, khả năng liên kết, khả năng quản lí, môi trường [8]. Ở địa 
bàn tỉnh An Giang, tác giả Võ Văn Sen và cộng sự (2017) đã đánh giá một cách tổng hợp các 
điểm tài nguyên trên nhiều phương diện như địa lí, lịch sử, nghệ thuật nhằm xác định sản phẩm 
DL đặc thù của tỉnh trong bối cảnh mới [5]. 
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đó và thực tiễn phát triển DL tại địa bàn tỉnh An 
Giang, nghiên cứu này xác định bộ tiêu chí đánh giá điểm DL gồm 8 tiêu chí sau: (1) Độ hấp dẫn; 
(2) CSHT - CSVCKT; (3) Thời gian hoạt động; (4) Vị trí và khả năng tiếp cận; (5) Khả năng liên 
kết; (6) Khả năng quản lí; (7) Sức chứa (khả năng đón khách); (8) Môi trường. Đây là các tiêu chí 
cơ bản liên quan đến điểm DL ở An Giang. Các tiêu chí này sẽ được xây dựng thành các cây phân 
cấp nhằm trực quan hóa trong việc tiến hành các bước tiếp theo của AHP. 
Bước 2. Điều tra thu thập ý kiến chuyên gia 
Để thực hiện AHP, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ý kiến của 06 chuyên gia. Các chuyên 
gia đều có nhiều công trình nghiên cứu về DL và các lĩnh vực liên quan. Ý kiến của các chuyên 
gia tập trung vào 2 nội dung cơ bản: 
- Xếp hạng mức độ ưu tiên các tiêu chí đánh giá điểm DL. 
- Đánh giá từng cặp yếu tố theo thang đánh giá của Satty (Bảng 1). Kết quả khảo sát được thể 
hiện qua giá trị trung bình cộng của các chuyên gia để thực hiện bước thiết lập ma trận so sánh 
cặp. 
Nguyễn Phú Thắng 
162 
Bước 3. Thiết lập ma trận so sánh cặp 
Để xác định 2 tiêu chuẩn khác biệt, Saaty đã xây dựng những ma trận so sánh cặp. Những ma 
trận đặc biệt này được sử dụng để liên kết 2 tiêu chuẩn đánh giá theo một thứ tự của thang phân 
loại. 
 Tiêu chí a Tiêu chí b Tiêu chí c 
Tiêu chí a 1 x y 
Tiêu chí b 1/x 1 z 
Tiêu chí c 1/y 1/z 1 
Hình 1. Ví dụ ma trận so sánh cặp của 3 yếu tố x, y, z 
Hình 1 thể hiện ma trận nghịch đảo với sự so sánh cặp: nếu a so với b có một giá trị x thì khi 
so b với a sẽ có một ma trận nghịch đảo 1/x. Để hoàn thành ma trận phải dựa vào thang đánh giá 
từ 1 đến 9 với các mức độ cụ thể như sau: 
Bảng 1. Thang đánh giá mức độ so sánh 
Mức độ 
quan 
trọng 
Định nghĩa Giải thích 
1 Quan trọng bằng nhau (equal) Hai yếu tố có mức độ quan trọng như nhau 
3 Sự quan trọng yếu giữa một yếu 
tố này trên yếu tố kia (moderate) 
Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về 
yếu tố này hơn yếu tố kia 
5 Quan trọng nhiều giữa yếu tố 
này và yếu tố kia (strong) 
Kinh nghiệm và nhận định nghiêng mạnh về 
cái này hơn cái kia 
7 Sự quan trọng biểu lộ rất mạnh 
giữa yếu tố này hơn yếu tố kia 
(very strong) 
Một yếu tố được ưu tiên rất nhiều hơn cái kia 
và được biểu lộ trong thực hành 
9 Sự quan trọng tuyệt đối giữa yếu 
tố này hơn yếu tố kia (extreme) 
Sự quan trọng hơn hẳn của một yếu tố ở trên 
mức có thể 
2,4,6,8 Mức trung gian giữa các mức nêu 
trên 
Cần sự thỏa hiệp giữa hai mức độ nhận định 
Nguồn: [7] 
Bước 4. Tính toán trọng số cho từng tiêu chí 
Dựa trên so sánh cặp, các số liệu về mức độ ưu tiên sẽ được tính toán. Để thuận tiện, người ta 
thường dùng phương pháp xác định véc tơ riêng bằng cách: 
- Tính tổng cộng mỗi cột trong ma trận Σxyz 
- Tính xyz/ Σxyz 
- Chuẩn hóa các giá trị để có được trọng số bằng cách lấy trung bình cộng của từng hàng. 
Bước 5. Tính tỉ số nhất quán (CR – Consistence Rate) 
Tỉ số nhất quán là chỉ số để kiểm định giá trị không nhất quán trong nghiên cứu. 
Tỉ số nhất quán được tính theo công thức: CR = CI / RI (1) 
Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP trong đánh giá điểm du lịch tỉnh An Giang 
163 
Trong đó: 
- RI (Chỉ số ngẫu nhiên) được xác định từ bảng sau: 
Bảng 2. Phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI 
n 3 4 5 6 7 8 9 10 
RI 0,58 0,90 1,12 1,24 1,32 1,41 1,45 1,49 
Nguồn [7] 
(Ghi chú: n là số lượng yếu tố trong ma trận so sánh) 
- CI (Chỉ số nhất quán) được xác định theo các bước sau đây: 
- Tính vector tổng có trọng số = ma trận so sánh * vector trọng số 
- Tính vector nhất quán = vector tổng có trọng số/vector trọng số 
- Xác định λmax (giá trị riêng ma trận so sánh) và CI (chỉ số nhất quán): 
+ λ max = trị trung bình của vector nhất quán. 
+ CI = (λmax – n) / (n – 1) 
Phương pháp AHP đo sự nhất quán qua tỉ số nhất quán (Consistency Ratio) giá trị của tỉ số 
nhất quán nên ≤ 10%, nếu lớn hơn, sự nhận định là hơi ngẫu nhiên, cần được thực hiện lại. 
Bước 6. Tổng hợp và nhận xét 
Trên cơ sở kết quả tính toán các bước, nghiên cứu sẽ thực hiện thảo luận và đánh giá mức độ 
ưu tiên của các tiêu chí, từ đó vận dụng kết hợp nhằm đánh giá điểm DL ở An Giang. 
2.2. Kết quả ứng dụng AHP trong đánh giá điểm DL tỉnh An Giang 
2.2.1 Xây dựng các tiêu chí và cây phân cấp tiêu chí đánh giá điểm DL ở An Giang 
Dựa vào các nghiên cứu trước đó và thực tiễn địa bàn tỉnh An Giang, nghiên cứu đã đề xuất 8 
tiêu chí đánh giá điểm DL (bước 1) và xác định cây phân cấp tiêu chí đánh giá sau: 
Hình 2. Cây phân cấp các tiêu chí đánh giá điểm DL tỉnh An Giang 
Các tiêu chí đánh giá điểm DL được thể hiện cây phân cấp ở Hình 2 là những chỉ tiêu đánh 
giá cơ bản (cấp 1), phản ánh các phương diện liên quan chủ yếu đến điểm DL. Việc đánh giá các 
tiêu chí trên cho phép nghiên cứu đưa ra các kết luận một cách tổng hợp và khoa học về thực trạng 
khai thác các điểm DL ở địa bàn An Giang. 
2.2.2. Thu thập ý kiến chuyên gia 
Nghiên cứu đã thu thập ý kiến của 06 chuyên gia về lĩnh vực DL theo hình thức so sánh cặp 
(28 cặp tiêu chí). Tiếp đó, nghiên cứu tính toán mức độ ưu tiên của từng cặp yếu tố bằng phương 
pháp trung bình cộng. Kết quả thể hiện tại Bảng 3. 
Nguyễn Phú Thắng 
164 
Bảng 3. Tổng hợp mức độ ưu tiên của tiêu chí đánh giá điểm DL An Giang 
T
T 
Yếu tố so sánh cặp Phiếu phỏng vấn chuyên gia Tổng 
hợp 1 2 3 4 5 6 
1 Độ hấp dẫn và CSHT - CSVCKT 1 3 1 3 -2 3 1 
2 Độ hấp dẫn và thời gian hoạt động 1 5 5 9 5 5 5 
3 Độ hấp dẫn và vị trí, khả năng tiếp cận 3 3 5 7 3 5 4 
4 Độ hấp dẫn và khả năng liên kết 5 3 -3 5 2 7 3 
5 Độ hấp dẫn và khả năng quản lí 5 1 -7 5 -3 7 1 
6 Độ hấp dẫn và sức chứa 5 5 -5 5 2 5 3 
7 Độ hấp dẫn và môi trường 5 3 1 5 -2 3 3 
8 CSHT-CSVCKT và thời gian hoạt động 1 1 9 7 6 3 5 
9 CSHT- CSVCKT, vị trí, khả năng tiếp cận 3 1 1 5 3 1 2 
10 CSHT-CSVCKT và khả năng liên kết 3 1 -3 5 1 3 2 
11 CSHT-CSVCKT và khả năng quản lí 3 -3 -3 5 4 3 2 
12 CSHT- CSVCKT và sức chứa 3 1 -7 5 2 3 1 
13 CSHT- CSVCKT và môi trường 3 -3 1 5 -2 -3 1 
14 Thời gian hoạt động và vị trí, khả năng 
tiếp cận 1 3 1 3 -2 3 1/2 
15 Thời gian hoạt động và khả năng liên kết 1 5 5 9 5 5 1/2 
16 Thời gian hoạt động và khả năng quản lí 3 3 5 7 3 5 1/2 
17 Thời gian hoạt động và sức chứa 5 3 -3 5 2 7 1/2 
18 Thời gian hoạt động và môi trường 5 1 -7 5 -3 7 1/2 
19 Vị trí, khả năng tiếp cận và khả năng liên 
kết 5 5 -5 5 2 5 1 
20 Vị trí, khả năng tiếp cận và khả năng quản 
lí 5 3 1 5 -2 3 5 
21 Vị trí, khả năng tiếp cận và sức chứa 1 1 9 7 6 3 4 
22 Vị trí, khả năng tiếp cận và môi trường 3 1 1 5 3 1 3 
23 Khả năng liên kết và khả năng quản lí 3 1 -3 5 1 3 1 
24 Khả năng liên kết và sức chứa 3 -3 -3 5 4 3 3 
25 Khả năng liên kết và môi trường 3 1 -7 5 2 3 3 
26 Khả năng quản lí và sức chứa 3 -3 1 5 -2 -3 5 
27 Khả năng quản lí và môi trường 1 3 1 3 -2 3 2 
28 Sức chứa và môi trường 1 5 5 9 5 5 2 
Nguồn: Khảo sát ý kiến chuyên gia, 2018 
Ghi chú: dấu trừ (-) thể hiện sự kém quan trọng của yếu tố đứng trước 
so với yếu tố đứng sau trong cặp yếu tố so sánh 
Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP trong đánh giá điểm du lịch tỉnh An Giang 
165 
2.2.3. Thiết lập các ma trận so sánh cặp 
Từ kết quả tổng hợp mức độ ưu tiên, nghiên cứu tiến hành lập ma trận so sánh cặp. Kết quả 
được thể hiện ở Bảng 4. 
Bảng 4. Ma trận so sánh cặp các tiêu chí đánh giá điểm DL An Giang 
Nhân tố C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 
C1 1 1 5 4 3 1 3 3 
C2 1 1 3 5 2 2 2 1 
C3 0,2 0,33 1 1 0,5 0,5 0,5 0,5 
C4 0,25 0,2 1 1 1 0,5 2 0,5 
C5 0,33 0,5 2 1 1 0,5 2 0,5 
C6 1 0,5 2 2 2 1 4 1 
C7 0,33 0,5 2 0,5 0,5 0,25 1 0,5 
C8 0,33 1 2 2 2 1 2 1 
Tổng 4,5 5,0 18,0 16,5 12,0 6,75 16,5 8,0 
Chú thích: C1: Độ hấp dẫn; C2: CSHT – CSVCKT; C3: Thời gian hoạt động; C4: Vị trí và khả năng 
tiếp cận; C5: Khả năng liên kết; C6: Khả năng quản lí; C7: Sức chứa; C8: Môi trường 
2.2.4. Tính toán trọng số cho từng mức, từng nhóm tiêu chí 
Trên cơ sở kết quả mức độ ưu tiên (Bảng 4), nghiên cứu tiến hành thực hiện phân tích trọng 
số và chỉ số nhất quán. Kết quả được trình bày ở Bảng 5. 
Bảng 5. Kết quả phân tích ma trận so sánh cặp 
Nhân 
tố 
C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 Tổng Trọng 
số 
Chỉ số 
nhất quán 
C1 0,22 0,20 0,28 0,24 0,25 0,15 0,18 0,38 1,90 0,24 8,40 
C2 0,22 0,20 0,17 0,30 0,17 0,30 0,12 0,13 1,60 0,20 8,44 
C3 0,04 0,07 0,06 0,06 0,04 0,07 0,03 0,06 0,44 0,05 8,39 
C4 0,06 0,04 0,06 0,06 0,08 0,07 0,12 0,06 0,55 0,07 8,42 
C5 0,07 0,10 0,11 0,06 0,08 0,07 0,12 0,06 0,69 0,09 8,35 
C6 0,22 0,10 0,11 0,12 0,17 0,15 0,24 0,13 1,24 0,15 8,42 
C7 0,07 0,10 0,11 0,03 0,04 0,04 0,06 0,06 0,52 0,06 8,28 
C8 0,07 0,20 0,11 0,12 0,17 0,15 0,12 0,13 1,07 0,13 8,37 
Total 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 CI= 0,05 
Nguồn: Khảo sát ý kiến chuyên gia, 2018. 
Kết quả phân tích ma trận so sánh cặp ở Bảng 4 cho thấy trọng số của các tiêu chí đánh giá 
có sự phân hóa, trong đó độ hấp dẫn là tiêu chí có trọng số cao nhất (0,24) có nghĩa có mức độ 
quan trọng đứng đầu trong các chỉ tiêu đánh giá. Trong khi đó, với trọng số = 0,05, thời gian hoạt 
động DL là tiêu chí có mức độ kém quan trọng nhất trong hệ thống tiêu chí đánh giá. Ở bảng 4, 
chỉ số nhất quán của tất cả các tiêu chí đánh giá theo cặp có giá trị dao động từ 8,28 – 8,44 < 10% 
đảm bảo các yêu cầu về tính nhất quán của phương pháp phân tích. Đồng thời, với chỉ số CI = 
0,05 cho phép thực hiện phân tích chỉ số nhất quán CR ở bước tiếp theo. 
Nguyễn Phú Thắng 
166 
2.2.5. Tính tỉ số nhất quán (CR) 
Dựa vào công thức (1) và kết quả phân tích ma trận so sánh cặp (bảng 4), tỉ số nhất quán CR 
được tính như sau: 
CR = 0,05/1,41=0,039 
CI = 0,05 
RI = 1,41 (trích từ bảng 2) 
Như vậy, chỉ số CR = 0,039 <0,1, do đó các trọng số đều đảm bảo tính nhất quán. Các trọng 
số được xác định phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu. 
3.3. Thảo luận 
 Dựa vào kết quả phân tích ma trận so sánh cặp (Bảng 5), trọng số của các tiêu chí đánh 
giá điểm DL ở An Giang có giá trị như sau (Bảng 6). 
Bảng 6. Trọng số trung bình của các tiêu chí đánh giá điểm DL tỉnh An Giang 
TT Chỉ tiêu Trọng số 
1 Độ hấp dẫn 0,24 
2 CSHT – CSVCKT 0,20 
3 Thời gian hoạt động 0,05 
4 Vị trí, khả năng tiếp cận 0,07 
5 Khả năng liên kết 0,09 
6 Khả năng quản lí 0,15 
7 Sức chứa 0,06 
8 Môi trường 0,13 
Nguồn: Khảo sát ý kiến chuyên gia, 2018 
Kết quả ở Bảng 6 cho thấy sự phân hóa về mức độ quan trọng của hệ thống các tiêu chí đánh 
giá điểm DL ở An Giang. Các chỉ tiêu về độ hấp dẫn, CSHT – CSVCKT DL có mức độ quan 
trọng cao nhất với giá trị trọng số lần lượt là 0,24 và 0,20. Các tiêu chí khả năng quản lí và môi 
trường có mức độ ưu tiên tiếp theo với trọng số lần lượt là 0,15 và 0,13. Nhóm tiêu chí Thời gian 
hoạt động; Vị trí và khả năng tiếp cận; Khả năng liên kết; Sức chứa (khả năng đón khách) có mức 
độ ưu tiên thấp nhất trong hệ thống tiêu chí với trọng số dao động từ 0,05 đến 0,09. 
Nhìn chung, kết quả trên cho thấy vai trò cũng như mức độ ưu tiên khác nhau của hệ thống 
tiêu chí đánh giá điểm DL ở địa bàn tỉnh An Giang. Chỉ tiêu về độ hấp dẫn, CSHT, CSVCKT luôn 
được xem như là các tiêu chí hàng đầu trong đánh giá điểm DL cả về lí luận và thực tiễn. Với tư 
cách là ngành có tính định hướng tài nguyên rõ rệt, hoạt động DL phụ thuộc nhiều vào mức độ 
hấp dẫn của TNDL. Độ hấp dẫn của tài nguyên thu hút, kích thích sự thích thú, nâng cao sự hài 
lòng cho khách, tác động đến sự đa dạng về loại hình và sản phẩm DL, đến mức độ đầu tư cũng 
như khả năng liên kết. CSHT và CSVCKT tạo điều kiện chuyển hóa tài nguyên thành các sản 
phẩm và giúp duy trì hoạt động của điểm DL diễn ra liên tục. Trên thực tế ở địa bàn tỉnh An 
Giang, các điểm DL trọng điểm như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, KDL Núi Cấm, rừng tràm Trà 
Sư đều có TNDL hấp dẫn, đặc sắc, CSHT và CSVCKT hoàn thiện và hiện đại. Với mức độ quan 
trọng chỉ nằm sau độ hấp dẫn và CSHT, CSVCKT, các chỉ tiêu về khả năng quản lí và môi trường 
cũng được đánh giá cao. Khả năng quản lí thể hiện ở sự phân cấp rõ ràng với các phương án quản 
lí được thực hiện thường xuyên. Bộ máy quản lí hoàn thiện sẽ đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt 
động DL ở các điểm DL. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng góp phần quyết định đến việc thu 
hút khách và đảm bảo yếu tố ổn định cho hoạt động DL. Các chỉ tiêu còn lại (Thời gian hoạt động; 
Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP trong đánh giá điểm du lịch tỉnh An Giang 
167 
Vị trí, khả năng tiếp cận; Khả năng liên kết; Sức chứa) có trọng số thấp hơn. Các chỉ tiêu này phụ 
thuộc nhiều vào các yếu tố như độ hấp dẫn, CSHT và CSVCKT, bộ máy quản lí Tuy nhiên, đây 
cũng là các tiêu chí quan trọng, có tác động thúc đẩy hoạt động DL ở các điểm DL nếu được chú 
trọng và kết hợp hài hòa với các chỉ tiêu khác trong hệ thống tiêu chí đánh giá. 
Trọng số của các tiêu chí được xác định bởi AHP là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá một 
cách tổng hợp điểm DL trên địa bàn tỉnh An Giang. Cụ thể, các trọng số được vận dụng trong 
thang đánh giá tổng hợp thành phần điểm DL, tạo ra điểm đánh giá theo các thang đo 5 bậc tương 
ứng (Bảng 6), từ đó cho phép nghiên cứu xây dựng thang phân hạng đánh giá mức độ thuận lợi 
các điểm DL (Bảng 7). 
Bảng 7. Thang đánh giá thành phần điểm DL tỉnh An Giang 
TT Tiêu chí Bậc đánh giá Điểm của bậc Trọng số Điểm đánh giá 
1 Độ hấp 
dẫn 
Rất hấp dẫn 5 
0,24 
1,2 
Hấp dẫn 4 0,96 
Trung bình 3 0,72 
Không hấp dẫn 2 0,48 
Rất không hấp dẫn 1 0,24 
2 CSHT – 
CSVCKT 
Rất tốt 5 
0,20 
1 
Tốt 4 0,8 
Trung bình 3 0,6 
Không tốt 2 0,4 
Rất không hấp dẫn 1 0,2 
3 Thời gian 
hoạt động 
Rất dài 5 
0,05 
0,25 
Dài 4 0,2 
Trung bình 3 0,15 
Ngắn 2 0,1 
Rất ngắn 1 0,05 
4 Vị trí và 
khả năng 
tiếp cận 
Rất thuận lợi 5 
0,07 
0,35 
Thuận lợi 4 0,28 
Trung bình 3 0,21 
Không thuận lợi 2 0,14 
Rất không thuận lợi 1 0,07 
5 Khả năng 
liên kết 
Rất cao 5 
0,09 
0,45 
Cao 4 0,36 
Trung bình 3 0,27 
Thấp 2 0,18 
Rất thấp 1 0,09 
6 Khả năng 
quản lí 
Rất tốt 5 
0,75 
Tốt 4 0,6 
Nguyễn Phú Thắng 
168 
Trung bình 3 0,15 0,45 
Kém 2 0,3 
Rất kém 1 0,15 
7 Sức chứa 
(khả năng 
đón 
khách) 
Rất lớn 5 
0,06 
0,3 
Lớn 4 0,24 
Trung bình 3 0,18 
Nhỏ 2 0,12 
Như vậy, giá trị đánh giá các điểm DL sẽ dao động từ mức nhỏ nhất là 1 đến mức cao nhất là 
5, thang chia bậc sẽ được xác định là 5 thang đo với khoảng cách giá trị mỗi bậc là 0,8 (Bảng 8). 
Các chỉ tiêu này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đánh giá tổng hợp các điểm DL ở An 
Giang. 
Bảng 8. Xác định tổng hợp và phân hạng điểm DL ở An Giang 
STT Mức đánh giá Số điểm Hạng 
1 Điểm DL rất thuận lợi ***** 4,2 – 5,0 I 
2 Điểm DL thuận lợi **** 3,4 – 4,2 II 
3 Điểm DL trung bình *** 2,6 – 3,4 III 
4 Điểm DL ít thuận lợi ** 1,8 – 2,6 IV 
5 Điểm DL kém thuận lợi * 1,0 – 1,8 V 
3. Kết luận 
Qua việc áp dụng AHP cho thấy mức độ ưu tiên khác nhau của các nhóm tiêu chí đánh giá 
điểm DL ở An Giang. Nhóm tiêu chí về độ hấp dẫn, CSHT – CSVCKT được xem là tiêu chí ưu 
tiên hàng đầu. Các nhóm tiêu chí còn lại liên quan đến điểm DL có mức độ ưu tiên thấp hơn. Kết 
hợp với phương pháp thang điểm tổng hợp, các giá trị trọng số được tính theo AHP góp phần 
quan trọng trong việc đánh giá một cách hệ thống và khoa học các điểm DL tỉnh An Giang, từ đó 
tạo cơ sở để xây dựng các định hướng khai thác các điểm DL ở An Giang một cách phù hợp và 
hiệu quả. Qua kết quả nghiên cứu trên, tác giả kiến nghị một số nội dung sau: 
Về độ hấp dẫn và CSHT, CSVCKT: Được xem là các tiêu chí quan trọng hàng đầu, để đánh 
giá một cách khách quan và khoa học về điểm DL, cần tập trung phân tích các khía cạnh và các 
chỉ tiêu thành phần trong nhóm tiêu chí về độ hấp dẫn, CSHT và CSVCKT. Về mặt thực tiễn, để 
phát triển DL hiệu quả, ngành DL tỉnh An Giang cần chú trọng khai thác có trọng điểm các điểm 
DL có TNDL đặc sắc trên cơ sở hoàn thiện theo hướng đồng bộ và hiện đại CSHT và CSVCKT. 
Điều này không chỉ giúp khai thác hiệu quả lợi thế tài nguyên mà còn đảm bảo sự phát triển ổn 
định của các hoạt động DL ở các điểm DL. Mặt khác, việc chú trọng các tiêu chí này cũng là cơ 
sở để phát huy khả năng về liên kết, khả năng tiếp cận Điển hình như việc hoàn thiện CSHT và 
CSVCKT, đưa hệ thống cáp treo vào hoạt động ở KDL Núi Cấm đã góp phần nâng cao hiệu quả 
khai thác tài nguyên, tăng cường tính liên kết với các điểm DL lân cận, mở rộng sức chứa, tạo 
thuận lợi trong quản lí hoạt động DL... 
Về khả năng quản lí, môi trường: Có giá trị quan trọng nằm sau độ hấp dẫn và CSHT, 
CSVCKT, việc nâng cao khả năng quản lí và đảm bảo yếu tố về môi trường ở các điểm DL cũng 
cần được chú trọng. Cụ thể, cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lí tại các điểm DL trọng tâm như 
các điểm DL ở KDL Núi Sam, Núi Cấm. Xây dựng bộ máy quản lí và các bộ phận hoạt động DL 
Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc AHP trong đánh giá điểm du lịch tỉnh An Giang 
169 
cho các điểm có tiềm năng cao như Cù lao Giêng, Làng Chăm Châu Phong, Đồng thời áp dụng 
các công nghệ quản lí môi trường hiện đại cũng như gắn việc bảo vệ môi trường với lợi ích của 
cộng đồng cư dân ở các điểm DL nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng môi trường ở điểm DL. 
Đối với các tiêu chí về thời gian hoạt động, vị trí và khả năng tiếp cận; khả năng liên kết và 
sức chứa: Tuy được đánh giá ở mức độ quan trọng thấp hơn, song việc nâng cao các chỉ tiêu này 
cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong xu thế phát triển DL và liên kết vùng diễn ra sâu rộng. Bên 
cạnh việc hoàn thiện các yếu tố như CSHT và CSVCKT, cơ quan ban ngành cần chú trọng thúc 
đẩy hợp tác, liên kết với các địa phương lân cận, xây dựng các tuyến với sản phẩm DL đa dạng, 
quy hoạch có trọng điểm các điểm DL có khả năng cao, tập trung đầu tư các điểm DL có tiềm 
năng lớn nhằm nâng cao hơn yếu tố về thời gian, sức chứa, tiếp cận. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ali Göksu and Seniye Erdinç Kaya, 2014. Ranking of tourist destinations with multi-criteria 
decision making methods in Bosnia And Herzegovina. Economic Review – Journal of Economics 
and Business, Vol. XII, Issue 2, pp. 91–103. 
[2] Geoffrey i. Crouch and j. R. Brent Ritchie, 2005. Application of the analytic hierarchy process to 
tourism choice and decision making: A review and illustration applied to destination 
competitiveness. Journal of Tourism Analysis 10 (1), pp. 17-25. 
[3] Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận 
án tiến sĩ Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 
[4] Oktay Emir, Ramazan Ufuk Bayer, Namık Kemal Erdoğan, Çağlar Karamaşa, 2016. Evaluating 
the Destination Attractions from the Point of Experts’ View: An Application in Eskişehir. Journal 
of TURIZAM Volume 20, Issue 2, pp. 92–104. 
[5] Võ Văn Sen (chủ trì), 2017. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh An Giang. Đề tài hợp tác 
giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn với Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang. 
[6] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, 2014. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch 
giai đoạn từ năm 2014 đến 2020, tầm nhìn đến 2030. An Giang. 
[7] Thomas L.Saaty, 2000. Fundamentals of the Analytic Hierarchy Process, RWS Publications. 
[8] Nguyễn Minh Tuệ và Vũ Đình Hòa (chủ biên), 2017. Địa lí du lịch – Lí luận và thực tiễn ở Việt 
Nam. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
[9] Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2004. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí khu, tuyến, điểm DL 
ở Việt Nam. Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 
ABSTRACT 
An application of AHP (Analytic Hierarchy Process) 
in evaluating the tourist attractions in An Giang province 
Nguyen Phu Thang 
Faculty of Education, An Giang University 
An Giang province possesses high potential in the industry in terms of natural and human 
resources with diversity. There must be appropriate action plan to evaluate the collected tourist 
attractions in An Giang with scientific indicators system. With the theme synthetic method, the 
AHP (Analytic Hierarchy Process) was applied in the study to focuss on identifying weight (level 
of importance) of the evaluated indicators. The result shows that of 8 indicators, the highest scores 
indicators are following as attraction, infrastructure, management with 0,24, 0,20 and 0,15 score 
respectively. The last indicators has less score and importance. This result will be applied to 
complete the evaluation and the ranking of the tourist attractions into different levels of advantage 
in the following research. 
Keywords: Analytic Hierarchy Process, evaluating, tourist attractions, An Giang province. 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_tien_trinh_phan_cap_thu_bac_ahp_trong_danh_gia_diem.pdf