Ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ hội nhập

Du lịch là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều

lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả

năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp

lớn vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ

cấu của tỉnh. Năm 2014, doanh thu du lịch đạt

4.280,47 tỷ đồng, tăng 27,76% so với năm 2013;

số lượt khách đến tham quan là 14,6 triệu lượt

người, tăng 16,48% (chưa tính khách du lịch

bằng đường biển) (Cục thống kê tỉnh Khánh

Hòa, 2014). Do đó, Khánh Hòa đang tập trung

phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc

tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các

ngành dịch vụ phát triển trong thời kỳ hội nhập.

Nghiên cứu này xem xét các nhân tố tác động

lên sự ứng dụng thương mại điện tử đối với

doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa. Mô hình

nghiên cứu sử dụng: Mô hình chấp nhận công

nghệ - TAM, Mô hình chấp nhận thương mại

điện tử - eCAM. Sử dụng phương pháp phân tích

hồi quy dựa trên một mẫu gồm 158 thu thập từ

các doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn

tỉnh Khánh Hòa, kết quả phân tích hồi quy cho

thấy 6 yếu tố: hệ thống thông tin; chính sách và

quản lý của Nhà nước; yếu tố văn hóa - xã hội;

phần cứng của doanh nghiệp, phần mềm và nội

lực doanh nghiệp đều tác động tích cực tới mức

độ sử dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong

các doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa và chỉ ra

mô hình phù hợp với dữ liệu. Kết quả nghiên

cứu vạch ra nhiều đề xuất có ý nghĩa đối với các

doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn

Khánh Hòa cũng như góp phần nâng cao hiệu

quả xã hội.

pdf 15 trang kimcuc 8700
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ hội nhập

Ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ hội nhập
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 
Trang 28 
Ứng dụng thương mại điện tử trong ngành 
Du lịch tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ hội 
nhập 
 Nguyễn Thị Nga 
 Phạm Hồng Mạnh 
 Lê Thảo Nguyên 
Trường Đại học Nha Trang - Email: ngant@ntu.edu.vn 
(Bài nhận ngày 22 tháng 02 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 5 tháng 4 năm 2016) 
TÓM TẮT 
Du lịch là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều 
lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả 
năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp 
lớn vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ 
cấu của tỉnh. Năm 2014, doanh thu du lịch đạt 
4.280,47 tỷ đồng, tăng 27,76% so với năm 2013; 
số lượt khách đến tham quan là 14,6 triệu lượt 
người, tăng 16,48% (chưa tính khách du lịch 
bằng đường biển) (Cục thống kê tỉnh Khánh 
Hòa, 2014). Do đó, Khánh Hòa đang tập trung 
phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc 
tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các 
ngành dịch vụ phát triển trong thời kỳ hội nhập. 
Nghiên cứu này xem xét các nhân tố tác động 
lên sự ứng dụng thương mại điện tử đối với 
doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa. Mô hình 
nghiên cứu sử dụng: Mô hình chấp nhận công 
nghệ - TAM, Mô hình chấp nhận thương mại 
điện tử - eCAM. Sử dụng phương pháp phân tích 
hồi quy dựa trên một mẫu gồm 158 thu thập từ 
các doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn 
tỉnh Khánh Hòa, kết quả phân tích hồi quy cho 
thấy 6 yếu tố: hệ thống thông tin; chính sách và 
quản lý của Nhà nước; yếu tố văn hóa - xã hội; 
phần cứng của doanh nghiệp, phần mềm và nội 
lực doanh nghiệp đều tác động tích cực tới mức 
độ sử dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong 
các doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa và chỉ ra 
mô hình phù hợp với dữ liệu. Kết quả nghiên 
cứu vạch ra nhiều đề xuất có ý nghĩa đối với các 
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn 
Khánh Hòa cũng như góp phần nâng cao hiệu 
quả xã hội. 
Từ khóa: Ứng dụng thương mại điện tử; Du lịch; Khánh Hòa; Hội Nhập. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhận thức tầm quan trọng của TMĐT, từ 
năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã 
ban hành Quyết định số 2749/QĐ-UBND ngày 
25/10/2010 phê duyệt Kế hoạch phát triển 
TMĐT tỉnh Khánh Hòa. Qua đó, đưa ra những 
hoạt động cần thực hiện để hiện thực hóa mục 
tiêu đưa TMĐT tại Khánh Hòa được sử dụng 
phổ biến ở mức độ trên bình quân chung cả 
nước. Từ đó đến nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, 
trình độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 
trong cơ quan quản lý Nhà Nước, các doanh 
nghiệp và người dân trong tỉnh phát triển không 
ngừng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 29 
đó, Khánh Hòa còn được chứng kiến sự phát 
triển không ngừng của ngành du lịch trong 
những năm qua. Sự tăng trưởng không ngừng 
của ngành du lịch kéo theo nhu cầu không thể 
thiếu của việc phát triển TMĐT, khi mà việc sử 
dụng website để tiếp thị du lịch đang ngày càng 
phổ biến. Hoạt động này hình thành cơ sở giao 
dịch TMĐT như các hình thức đặt phòng, đặt 
tour qua mạng... Đặc biệt, thông tin được quảng 
bá rộng rãi trên thế giới, không bị giới hạn phạm 
vi và khu vực sử dụng, giúp khách hàng tiềm 
năng có thể đặt tour mọi lúc, mọi nơi, góp phần 
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong 
ngành du lịch. Người tiêu dùng đã quen với các 
trang du lịch trực tuyến như travel.com.vn, 
dulichtructuyen.net,bazantravel.com.vn, mytour. 
vn... để tìm kiếm thông tin về các điểm đến, tour 
du lịch, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, 
đặt tour trọn gói... Tuy nhiên, trên thực tế, so với 
các ngành kinh tế khác thì kinh doanh du lịch tại 
Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng 
còn hoạt động tương đối yếu trên môi trường 
Internet. Vì vậy, Khánh Hòa cần tiếp tục định 
hướng những bước phát triển tiếp theo của 
TMĐT để phát huy những lợi ích đã đạt được 
đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục những 
tồn tại hiện nay để giúp hoạt động kinh doanh 
du lịch tham gia vào quá trình hội nhập tốt nhất. 
2. KHUNG LÝ THUYẾT 
2.1. Khái niệm thƣơng mại điện tử 
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, 
1998), TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng 
cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua 
bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng 
được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản 
phẩm giao nhận cũng như những thông tin số 
hoá thông qua mạng Internet. 
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ 
chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 
(APEC,1999), TMĐT liên quan đến các giao 
dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ 
giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ 
yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên 
Internet. 
Theo Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP 
ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại 
điện tử có giải thích: “Hoạt động TMĐT là việc 
tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của 
hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử 
có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông 
di động hoặc các mạng mở khác”. 
Như vậy, TMĐT là hoạt động mua bán thông 
qua mạng internet. Dựa vào đó, các nhà sản 
xuất, các nhà bán lẻ tại các nước khác nhau có 
thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình với 
đầy đủ thông tin về tính năng và hiệu quả, về 
thành phần hay cấu tạo, về giá cả, kế hoạch sản 
xuất, điều kiện giao hàng và thanh toán. Những 
thông tin này cho phép khách hàng đặt mua 
hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn từ 
những nhà cung cấp có tính cạnh tranh nhất. 
2.2. Cơ sở phát triển thƣơng mại điện tử 
trong ngành du lịch 
Tỷ lệ sử dụng Internet trên di động của 
người Việt Nam, theo báo cáo TMĐT Việt Nam 
(2014), với dân số 90,73 triệu người năm 2014, 
Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, 
thứ 8 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam 
Á. Dân số Việt Nam tăng 1,08% so với năm 
2013, trong đó, 39% dân số có sử dụng Internet, 
130 triệu thuê bao di động, 36% dân số có sử 
dụng Internet qua nền tảng di động. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 
Trang 30 
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam (2014) 
2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 
(Technology Acceptance Model - TAM) 
Mô hình TAM được xây dựng bởi Fred 
Davis (1989) và Richard Bagozzi (1992), dựa 
trên sự phát triển từ Thuyết hành động hợp lý 
(TRA - Fishbein và Ajzen, 1975) và Thuyết 
hành vi dự định (TPB - Ajzen, 1985). Các lý 
thuyết này đã được công nhận là công cụ hữu 
ích trong việc dự đoán thái độ của người sử 
dụng. Trong đó, TAM đã được công nhận rộng 
rãi là một mô hình tin cậy và mạnh trong việc 
mô hình hóa việc chấp nhận công nghệ thông tin 
của người sử dụng. “Mục tiêu của TAM là cung 
cấp một sự giải thích các yếu tố xác định tổng 
quát về sự chấp nhận computer, những yếu tố 
này có khả năng giải thích hành vi người sử 
dụng xuyên suốt các loại công nghệ người sử 
dụng computer và cộng đồng sử dụng” (Davis et 
al.1989, trang 985). Theo đó, mục đích chính 
của TAM là cung cấp một cơ sở cho việc khảo 
sát tác động của các yếu tố bên ngoài vào các 
yếu tố bên trong là tin tưởng (belief), thái độ 
(attitudes) và ý định (intentions). Lý thuyết 
TAM được mô hình hóa và trình bày ở hình sau: 
Hình 1. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 
Nguồn: Davis, 1985, tr 24, trích từ Chutter M.Y, 2009, tr.2 
2.4. Mô hình chấp nhận TMĐT (E -
Commerce Adoption Model - eCAM) 
Mô hình e - CAM bắt nguồn từ nền tảng lý 
thuyết của Mô hình chấp nhận công nghệ 
(TAM) và Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of 
Perceived Risk - TPR). Đây là mô hình dùng để 
khảo sát các yếu tố bất định rủi ro trong lĩnh vực 
CNTT nói chung và TMĐT nói riêng. 
Đối với Thuyết nhận thức rủi ro TPR, Bauer 
(1960) cho rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm 
CNTT có nhận thức rủi ro, bao gồm hai yếu tố: 
(1) nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch 
vụ (PRP) và (2) nhận thức rủi ro liên quan đến 
giao dịch trực tuyến (PRT). 
Nhận thức sự hữu ích Thái độ hướng tới sử dụng Ý định sử dụng 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 31 
Hình 2. Mô hình thuyết nhận thức rủi ro TRP 
Nguồn: Bauer, 1960 
2.5. Các nghiên cứu liên quan 
Bảng 1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu 
STT Nghiên cứu 
Thị trƣờng 
nghiên cứu 
Mô hình cơ sở Yếu tố ảnh hƣởng 
1 
Các nhân tố ảnh hưởng đến 
xu hướng thay đổi thái độ sử 
dụng TMĐT ở Việt Nam 
(Nguyễn Anh Mai, 2007) 
Việt Nam e-CAM 
- Tính hữu dụng 
- Tính dễ sử dụng 
- Thuận tiện thanh toán 
- Rủi ro liên quan đến giao 
dịch trực tuyến 
- Rủi ro liên quan sản 
phẩm, dịch vụ 
2 
Các nhân tố ảnh hưởng đến 
thái độ và ý định sử dụng 
TMĐT tại thành phố Nha 
Trang (Nguyễn Thị Kim Vân, 
2012) 
Nha Trang e-CAM 
- Tính hữu dụng 
- Tính dễ sử dụng 
- Rủi ro liên quan đến giao 
dịch trực tuyến 
- Rủi ro liên quan sản 
phẩm, dịch vụ 
- Hệ thống thanh toán 
- Niềm tin trong giao dịch 
trực tuyến 
3 
Nhận diện và phân tích các 
nhân tố ảnh hưởng đến du 
lịch điện tử ở Iran (Saeed 
Rouhani và các đồng nghiệp, 
2013) 
Iran 
Saeed Rouhani 
và các đồng 
nghiệp, 2013 
- Phần cứng 
- Phần mềm 
- Hệ thống thông tin 
- Các chính sách và quản 
lý của chính phủ 
- Yếu tố văn hoá và xã hội 
trong việc sử dụng 
Internet 
4 
Mô hình sử dụng du lịch điện 
tử trong kinh doanh du lịch tại 
Chiang Mai, Thái Lan 
(Paisarn Kanchanawong và 
các đồng nghiệp, 2012) 
Thái Lan 
Paisarn 
Kanchanawong 
và các đồng 
nghiệp, 2012 
- Sử dụng CNTT tại văn 
phòng làm việc 
- Sử dụng CNTT để liên 
lạc 
- Sử dụng CNTT cho quan 
hệ công chúng và quảng 
cáo 
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 
Nhận thức rủi ro liên quan đến sản 
phẩm/dịch vụ (PRP) 
Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch 
trực tuyến (PRT) 
Ý định sử dụng (PB) 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 
Trang 32 
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các 
giả thuyết nghiên cứu 
2.6.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày và các nghiên 
cứu có liên quan trước đây tác giả đề xuất mô 
hình nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết của 
mô hình TAM và mô hình e-CAM để xác định 
các nhân tố nhằm dự đoán thái độ và ý định sử 
dụng TMĐT của các doanh nghiệp hoạt động 
trong lĩnh vực du lịch với mô hình nghiên cứu 
đề xuất như sau: 
Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Nguồn: Tác giả xây dựng 
2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu 
Từ thực nghiệm và các tài liệu tham khảo đã 
dẫn đến hình thành các giả thiết sau đây: 
Cơ sở vật chất (hạ tầng công nghệ thông tin 
gồm phần cứng và phần mềm): là cơ sở cho sự 
phát triển của hệ thống công nghệ thông tin 
(CNTT) của doanh nghiệp. Ở đây, tác giả đánh 
giá về tầm quan trọng của đầu tư cho hạ tầng 
CNTT trong hoạt động ứng dụng TMĐT. Với sự 
phát triển mới công nghệ, hệ thống thông tin 
đang cố gắng theo cách riêng để gia nhập vào 
ngành công nghiệp du lịch. Với cấu trúc và cơ 
sở dữ liệu phức tạp, hệ thống thông tin có thể 
được truy cập dễ dàng, rất hữu ích cho khách du 
lịch (Saeed Rouhani cùng các đồng nghiệp, 
2013). Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H1: Cơ 
sở hạ tầng CNTT có tác động tích cực (+) đến 
quyết định ứng dụng TMĐT trong hoạt động của 
doanh nghiệp du lịch. 
Hệ thống thông tin: trong nghiên cứu này 
đánh giá về hệ thống thông tin trong việc thu 
thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ 
liệu, thông tin và tri thức hoạt động ứng dụng 
TMĐT. Nên tác giả đưa ra giả thuyết H2: Hệ 
thống thông tin có tác động tích cực (+) đến 
quyết định ứng dụng TMĐT trong hoạt động của 
doanh nghiệp du lịch. 
Nội lực doanh nghiệp: là cảm nhận về các 
yếu tố bên trong doanh nghiệp: nguồn vốn, 
người lao động, chính sách kinh doanh của 
doanh nghiệp... Từ đó, tác giả đề giả thuyết H3: 
Nội lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực 
(+) đến quyết định ứng dụng TMĐT trong hoạt 
động của doanh nghiệp du lịch. 
Cơ sở vật chất: PCc và PMc 
Hệ thống thông tin 
Nội lực doanh nghiệp 
Mức độ sử dụng thương mại điện tử 
trong doanh nghiệp du lịch 
H5 
Chính sách và sự quản lý của nhà 
nước 
Văn hóa xã hội 
H1 
H2 
H3 
H4 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 33 
Chính sách và quản lý của Nhà nước: các 
chính sách của Nhà nước là cơ sở cho phát triển 
hạ tầng du lịch, đồng thời các khoản đầu tư đó 
mang lại sự bùng nổ trong ngành công nghiệp 
du lịch, cải thiện việc làm và tăng trưởng GNP 
(Saeed Rouhani cùng các đồng nghiệp, 2013). 
Sự tác động của Nhà nước luôn là tiền đề quyết 
định đến việc tạo lập môi trường cho TMĐT. Để 
cho TMĐT phát triển, Nhà nước cần đưa ra các 
phương hướng và giải pháp, không ngừng hoàn 
thiện các đạo luật, các văn bản dưới luật có liên 
quan đến hoạt động TMĐT. Vì thế giả thuyết 
H4: Chính sách và quản lý của Nhà nước có ảnh 
hưởng tích cực (+) đến quyết định ứng dụng 
TMĐT trong hoạt động của doanh nghiệp du 
lịch. 
Các yếu tố văn hóa - xã hội: có vị trí đặc biệt 
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã 
hội và xúc tiến TMĐT trong giai đoạn hiện nay. 
Mỗi một sự thay đổi các yếu tố văn hóa xã hội 
đều có thể ảnh hưởng đến môi trường cho thực 
hiện TMĐT. Những yếu tố văn hóa xã hội 
thường thay đổi chậm, khó nhận ra, song ảnh 
hưởng không kém phần sâu sắc đến môi trường 
kinh doanh. Thực tế, các vấn đề về phong tục 
tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín 
ngưỡng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu 
nhu cầu thị trường, có thể tạo ra những cản trở 
hoặc thuận lợi khi thực hiện sự dung hòa về lợi 
ích kinh tế giữa các bên trong hoạt động kinh tế. 
Theo Saeed Rouhani cùng các đồng nghiệp 
(2013), văn hóa sử dụng internet như một công 
cụ dễ dàng để truy cập thông tin giữa những 
người dùng đang gia tăng. Ngày nay, tại các 
quốc gia phát triển, rất nhiều hoạt động diễn ra 
trên mạng internet, nhiều thông tin du lịch được 
đặt thông qua các trang web được liên kết và 
người dùng có được cái họ cần thông qua các 
công cụ này. Như vậy, tác giả đề xuất giả thuyết 
H5: Yếu tố văn hóa - xã hội có ảnh hưởng tích 
cực (+) đến quyết định ứng dụng TMĐT trong 
hoạt động của doanh nghiệp du lịch. 
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp thống 
kê, mô tả, so sánh, đối chiếu, còn sử dụng hai 
phương pháp nghiên cứu là phương pháp định 
tính và phương pháp định lượng. 
Phương pháp nghiên cứu định tính: thông 
qua kỹ thuật phỏng vấn sâu 20 chuyên gia trong 
lĩnh vực thương mại điện tử và trong lĩnh vực du 
lịch để làm cơ sở cho việc xây dựng bảng câu 
hỏi sơ bộ về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử 
dụng TMĐT trong hoạt động của các doanh 
nghiệp du lịch tại Khánh Hòa. Nghiên cứu này 
nhằm đưa ra các yếu tố tác động đến sự ứng 
dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh du lịch 
ngoài những yếu tố đã được đưa ra trong mô 
hình nghiên cứu đề xuất sau đó xây dựng thang 
đo. 
Phương pháp nghiên cứu định lượng: thông 
qua bảng câu hỏi chi tiết phỏng vấn khách hàng 
trực tiếp 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh 
vực du lịch, có và chưa có ứng dụng thương mại 
điện tử trong hoạt động kinh doanh tại Khánh 
Hoà. Phương pháp phân tích định lượng áp dụng 
bao gồm: sử dụng phương pháp hệ số tin cậy 
Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá, 
phân tích hồi quy tuyến tính và phần mềm 
chuyên dùng: Excel, SPSS 22. 
3.2. Mẫu và thông tin mẫu 
Nguồn dữ liệu bao gồm: nguồn dữ liệu sơ 
cấp (số liệu điều tra thực tế thông qua bảng câu 
hỏi) và nguồn dữ liệu thứ cấp (số liệu thống kê 
doanh  ... tiếng Nga để 
du khách có thể thuận tiện trong giao dịch. Đặc 
biệt, các giao diện website của doanh nghiệp cần 
sinh động để thu hút ngày càng nhiều hơn sự 
chú ý của du khách, hay trên website của doanh 
nghiệp có sử dụng hệ thống hỗ trợ quyết định và 
lập kế hoạch du lịch cũng như có hệ thống đặt 
phòng, đặt vé máy bay, đặt tour hay chấp nhận 
và đảm bảo an toàn hệ thống thanh toán trực 
tuyến Kết quả này cũng phù hợp với các 
nghiên cứu trước đây của Saeed Rouhani, Ahad 
Zare Ravasan, Homa Hamidi and Sherlie 
Vosough (2013) hay Võ Thái Minh (2013); 
Đối với Chính sách và sự quản lý của Nhà nước: 
đây là yếu tố có tác động lớn thứ hai trong các 
yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng thương 
mại điện tử trong ngành du lịch của địa phương. 
Hệ số hồi qui bằng 0,339 hàm ý rằng, khi các 
yếu tố không đổi, nếu tăng thêm 1 điểm của yếu 
tố này trong thang đo Likert thì mức độ sử dụng 
thương mại điện tử trong các doanh nghiệp của 
ngành du lịch tăng lên 0,339 điểm. Rõ ràng 
chính sách quản lý của Nhà nước tác động khá 
lớn đến việc sử dụng thương mại điện tử trong 
các doanh nghiệp của ngành du lịch này. Nếu 
chính sách thông thoáng, hỗ trợ các doanh 
nghiệp trong ngành phát triển cơ sở hạ tầng, 
đảm bảo an ninh mạng sẽ là điều kiện rất 
thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành du 
lịch có thể ứng dụng và mức độ sử dụng cao 
hơn. Một số vấn đề mà các cơ quan quản lý 
trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có thể 
hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch 
của địa phương như: có chính sách chuyên biệt 
về thương mại điện tử trong việc hỗ trợ ngành 
du lịch thông qua các quy định và qui phạm 
pháp luật, đặc biệt hỗ trợ cho khu vực doanh 
nghiệp này trong việc hiện đại hóa các khâu 
kinh doanh từ đảm bảo an ninh thông tin cho các 
giao dịch điện tử đến bảo mật trong kinh doanh 
cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch... Kết 
quả này là khá tương đồng với nghiên cứu của 
Saeed Rouhani, Ahad Zare Ravasan, Homa 
Hamidi and Sherlie Vosough (2013). 
Yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng lớn thứ 
ba trong các yếu tố nghiên cứu và thuận chiều 
đến mức độ sử dụng thương mại điện tử trong 
ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa, có dấu như kỳ 
vọng và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. 
Trong bối cảnh của khoa học công nghệ, đặc 
biệt là công nghệ thông tin ngày càng phát triển 
nhanh chóng đã làm cho văn hóa tiêu dùng của 
du khách cũng có sự thay đổi theo. Những đặc 
điểm chính trong văn hóa tiêu dùng của du 
khách như: các kiến thức và năng lực sử dụng 
các dịch vụ thương mại điện tử của du khách 
ngày càng tăng, thói quen trong các giao dịch 
mua bán, tìm kiếm và đặt hàng các sản phẩm du 
lịch Chính vì vậy, việc nắm bắt văn hóa và xu 
hướng tiêu dùng sẽ là yếu tố quan trọng để các 
nhà quản trị doanh nghiệp thiết kế các sản phẩm 
và dịch vụ trực tuyến đáp ứng ngày càng tốt hơn 
tâm lý và xu hướng tiêu dùng mới của du khách 
kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước 
đây của Saeed Rouhani, Ahad Zare Ravasan, 
Homa Hamidi and Sherlie Vosough (2013) hay 
Võ Thái Minh (2013), Nguyễn Anh Mai 
(2007) Tiếp theo, đặc điểm phần cứng của 
doanh nghiệp trong ngành du lịch có tác động 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 39 
thuận chiều tới mức độ sử dụng thương mại điện 
tử trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa, có dấu 
như kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê ở mức ý 
nghĩa 1%. Một điều dễ nhận thấy đó là, những 
doanh nghiệp có thể thực hiện được hoạt động 
thương mại điện tử điều kiện cần phải có phần 
cứng, như: hệ thống máy tính của doanh nghiệp 
trang bị đầy đủ cho nhân viên hay doanh nghiệp 
có sử dụng kết nối Internet cũng như đặc điểm 
của phần cứng và phần mềm được thiết kế 
chuyên dùng cho truyền thông du lịch Kết quả 
này khá tương đồng với nghiên cứu của Saeed 
Rouhani, Ahad Zare Ravasan, Homa Hamidi 
and Sherlie Vosough (2013). Đặc điểm cơ sở vật 
chất (phần mềm): Đặc điểm này của doanh 
nghiệp trong ngành du lịch của Khánh Hòa cũng 
có tác động thuận chiều tới mức độ sử dụng 
thương mại điện tử trong ngành du lịch của tỉnh, 
có dấu như kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê ở 
mức ý nghĩa 1%. Có thể thấy rằng, trong hoạt 
động thương mại điện tử, đặc biệt trong ngành 
du lịch thì những đặc điểm của phần mềm phục 
vụ cho hoạt động du lịch có ý nghĩa rất quan 
trọng trong việc hướng dẫn, thu hút và quảng bá 
các địa điểm du lịch tại Khánh Hòa, các dịch vụ 
lữ hành kèm theo, như: phần mềm hỗ trợ chuyên 
dụng cho du lịch điện tử, các công nghệ 3D để 
các công ty mô phỏng với các điểm tham quan 
du lịch trên website của doanh nghiệp Kết quả 
này cũng phù hợp với nghiên cứu của Saeed 
Rouhani, Ahad Zare Ravasan, Homa Hamidi 
and Sherlie Vosough (2013). 
Cuối cùng, nội lực doanh nghiệp: có tác 
động thuận chiều đến mức độ sử dụng thương 
mại điện tử của các doanh nghiệp trong ngành 
du lịch tại Khánh Hòa và có ý nghĩa thống kê ở 
mức ý nghĩa 1%. Thực tế cho thấy, những doanh 
nghiệp có khả năng thực hiện ứng dụng thương 
mại điện tử sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn 
hơn cho doanh nghiệp trong việc thu hút khách 
du lịch đến với mình và vì vậy sẽ mang lại lợi 
ích và hiệu quả kinh tế cao hơn so với những 
doanh nghiệp khác. 
4.3. Đề xuất 
Hệ thống thông tin và cơ sở vật chất (gồm 
phần cứng và phần mềm): Kết quả nghiên cứu 
đã chỉ ra rằng, yếu tố hệ thống thông tin, đặc 
điểm cơ sở vật chất cả phần cứng và phần mềm 
có tác động thuận chiều đến mức độ sử dụng 
thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp du 
lịch của Khánh Hòa. Điều này cũng khá tương 
đồng với nhận định của Alghafri, I.H. (2009), đó 
là việc trao đổi thông tin rất quan trọng ở mọi 
giai đoạn trong chu trình bán hàng của các sản 
phẩm du lịch. Vì vậy, trang web và website 
thương mại cần mô tả cụ thể các dịch vụ cung 
cấp, thường xuyên cập nhật thông tin về các 
hoạt động mới, giá cả, chương trình khuyến 
mại Sẽ rất hữu ích nếu doanh nghiệp xây 
dựng được chuyên mục khi tham gia các tour du 
lịch cụ thể, các vật dụng cần mang theo, các 
hành động cần tránh để không xảy ra những tình 
huống xấu, điều này sẽ tạo ra ra sự tin tưởng, 
thân thiết với khách hàng khi giúp cho khách 
hàng có được thông tin cần thiết để quyết định 
sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Cần đầu tư 
vào hạ tầng kỹ thuật, như máy tính, đường 
truyền Internet, phần mềm... Tốc độ đường 
truyền quá chậm sẽ khiến khách hàng mất kiên 
nhẫn, dễ dàng từ bỏ website của doanh nghiệp. 
Do đó, việc lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ 
uy tín và chất lượng đảm bảo là cần thiết cho 
việc duy trì hoạt động TMĐT tại doanh nghiệp 
được thông suốt, liên tục. 
Chính sách và quản lý của Nhà nước: các cơ 
quan hữu quan như Sở Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công 
thương tiếp tục nâng cao hiệu quả và năng lực 
quản lý nhà nước về TMĐT: tạo môi trường 
thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng 
TMĐT; tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp 
ứng dụng TMĐT vào hoạt động quảng bá, giới 
thiệu, tiếp thị sản phẩm, tham gia giao dịch trực 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 
Trang 40 
tuyến, đổi mới phương thức kinh doanh, cải tiến 
quy trình quản lý. Tạo điều kiện cho cán bộ 
quản lý ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp 
tham gia hội nghị, hội thảo về du lịch trong 
nước cũng như nước ngoài để có thể tiếp thu 
được những thành tựu khoa học công nghệ trong 
quản lý và phát triển du lịch cũng như quan 
điểm, chiến lược phát triển hiện đại của thế giới. 
Văn hóa - xã hội: ở Việt Nam, tình hình còn 
phức tạp hơn nữa khi quyền lợi người tiêu dùng 
trong mua bán truyền thống vẫn chưa được đảm 
bảo. Liên quan tới bảo vệ thông tin cá nhân 
trong giao dịch trực tuyến, theo khảo sát người 
tiêu dùng trực tuyến của Cục Thương mại điện 
tử và Công nghệ thông tin năm 2014, có tới 42% 
người tiêu dùng lo ngại bị lộ thông tin cá nhân 
trong mua sắm trực tuyến. Cuộc khảo sát này 
cũng cho thấy có tới 81% khách hàng lo ngại 
chất lượng sản phẩm mua trực tuyến thấp hơn so 
với quảng cáo. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp 
thân thiện, chuyên nghiệp, uy tín, thông qua việc 
xây dựng cơ chế kinh doanh rõ ràng, chính sách 
bán hàng và hỗ trợ khách hàng thực sự có hiệu 
quả. Trong giai đoạn thông tin và truyền thông 
phát triển mạnh như hiện nay, một doanh nghiệp 
hoạt động uy tín sẽ dễ dàng được nhiều người 
biết đến. Ngoài ra, các doanh nghiệp và công ty 
du lịch có thể tạo ra các nhận xét trực tuyến trên 
trang website của mình cho các khách tiềm năng 
đọc. Khách du lịch nên được khuyến khích đăng 
các nhận xét của mình trên trang website của 
nhà bán hàng trực tuyến thay vì đăng trên các 
blog cá nhân của họ hay trên các trang mạng xã 
hội. Chiến lược này nhằm đảm bảo rằng các 
nhận xét sẽ dễ dàng truy cập cho các khách du 
lịch tiềm năng và điều này có thể giúp làm tăng 
niềm tin và giảm thiểu rủi ro nhận thấy liên quan 
đến việc mua các sản phẩm du lịch trực tuyến. 
Nội lực doanh nghiệp: nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT là hết sức 
cần thiết. Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch, các 
khách sạn cần chủ động xây dựng kế hoạch đào 
tạo hợp đồng với các trường đại học với hội tin 
học tỉnh tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu 
thực tế của đơn vị cũng như tăng cường đào tạo 
trình độ đại học về TMĐT. Tăng cường, mở 
rộng hoạt động của Khoa Thương mại nói chung 
và bộ môn Thương mại điện tử nói riêng trường 
Đại học Nha Trang, cũng như bắt đầu thực hiện 
việc giảng dạy môn TMĐT tại các trường đại 
học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu 
thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn. 
5. KẾT LUẬN 
Qua kết quả phân tích hồi quy đa biến từ mô 
hình nghiên cứu cho thấy, dữ liệu điều tra đã 
giải thích được 69,9% ảnh hưởng của các yếu tố 
nghiên cứu tới mức độ sử dụng thương mại điện 
tử trong ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa. Trong 
đó, hầu hết các biến giải thích đều có ý nghĩa 
thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong các yếu tố 
nghiên cứu, đặc điểm hệ thống thông tin có ảnh 
hưởng lớn nhất (hệ số tác động 0,581), tiếp theo 
đặc điểm chính sách và quản lý của Nhà nước 
(hệ số tác động 0,339), yếu tố văn hóa xã hội có 
ảnh hưởng lớn thứ ba trong các đặc điểm nghiên 
cứu (hệ số tác động 0,258), tiếp đến là đặc điểm 
phần cứng, đặc điểm phần mềm đặc điểm của 
doanh nghiệp (hệ số tác động lần lượt 0,260 và 
0,212) và nội lực của doanh nghiệp có mức độ 
ảnh hưởng nhỏ nhất (hệ số tác động 0,236). Tuy 
nhiên, bài viết này tập trung nghiên cứu mẫu 
chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh 
vực du lịch tại thành phố Nha Trang, chưa mở 
rộng đến các đơn vị hành chính khác nên phạm 
vi đối tượng nghiên cứu còn bị giới hạn, nghiên 
cứu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu 
thuận tiện và kích thước mẫu tương đối nhỏ nên 
khả năng khái quát hóa chưa cao. Đây chính là 
hạn chế của bài viết và hạn chế này sẽ mở ra 
hướng nghiên cứu tiếp theo. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 41 
E-commerce applications in Tourism of 
Khanh Hoa province in integration period 
 Nguyen Thi Nga 
 Pham Hong Manh 
 Le Thao Nguyen 
Nha Trang University - Email: ngant@ntu.edu.vn 
ABSTACT 
Being among major competitive industries 
in the future, tourism is an advantageous sector 
of Khanh Hoa which greatly contributes to the 
economic growth and the province’s 
restructuring. According to Khanh Hoa Bureau 
of Statistics (2014), 2014 tourism revenue 
reached 4280.47 billion VND which increased 
27.76% compared to 2013; the number of 
visitors in the year was 14.6 million, an 
exceeding 16.48% compared to the previous 
year (tourists travelling by sea are excluded). 
Therefore, Khanh Hoa is currently 
concentrating on developing international 
travel, aiming at international tourism as a 
prime motivation for the growth of domestic 
tourism and service industry in the international 
economic integration phase. This study, which 
utilized Technology Acceptance Model – TAM 
and E-Commerce Acceptance Model – ECAM, 
reviewed the factors that affect the e-commerce 
applications at Khanh Hoa tourism enterprises. 
Employing regression analysis on a sample 
of 158 tourism enterprises in Khanh Hoa, we 
found that six factors including Hardware, 
Software, Information system, Internal 
resources of SMEs (Small to Medium 
Enterprises); Policies and management of the 
Government, and Cultural & social factors have 
a positive impact on the level of e-commerce 
usage in Khanh Hoa hospitality industry. We 
subsequently clarify the most suitable model for 
our data. The research findings outlined 
meaningful proposals for hospitality enterprises 
in Khanh Hoa as well as assist in enhancing the 
society performance. 
Keyword: E-commerce application, Travel, Khanh Hoa, Integration. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ajzen, I.The Theory Of Planned 
Behavior, Organization Behavior and 
Human a Decision Processes, Vol. 50, 
pp. 179-211, (1991). 
[2]. Alghafri, I.H., Critical Success Factors 
for an E-tourism Services 
Implementation Initiative, Master Thesis, 
University of Malaya Kualalumpur, 
Thailand. (2009. 
[3]. Asia-Pacific Economic Cooperation 
(APEC), Definition: E-commerce, The 
Eleventh APEC Ministerial Meeting Joint 
Statement, New Zealand, (1999). 
[4]. Bộ Công thương, Báo cáo thương mại 
điện tử Việt Nam 2014, Hà Nội, (2014). 
[5]. Cổng Thông tin điện tử vùng duyên hải 
miền Trung, Thông tin kinh tế - xã hội 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 
Trang 42 
Khánh Hòa, cập nhật ngày 07/3/2012 
quan/thong-tin-kinh-te-xa-hoi-khanh-
hoa-default.html 
[6]. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa , Báo cáo 
tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa 
năm 2014, Khánh Hòa, (2014). 
[7]. Chính phủ (2009), Nghị định 
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ 
giúp phát triền doanh nghiệp nhỏ và vừa, 
Hà Nội. 
[8]. Chính phủ, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP 
ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử, 
Hà Nội, (2013). 
[9]. Chính phủ, Quyết định số 689/QĐ-TTg 
ngày 11/5/2014 về phê duyệt Chương 
trình phát triển thương mại điện tử quốc 
gia giai đoạn 2014-2020, Hà Nội, (2014). 
[10]. Dương Xuân Thắng, Các giải pháp góp 
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của 
ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 
2015, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học 
Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí 
Minh, (2006). 
[11]. EC, Glossary: Ecommerce, cập nhật ngày 
10/9/2012, 
ec.europa.eu/eurostat/statistics-
explained/index.php/Glossary:E-
commerce, (2012) 
[12]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, 
NXB Thống kê, (2005). 
[13]. Saeed Rouhani, Ahad Zare Ravasan, 
Homa Hamidi and Sherlie Vosough, 
Identification and Classification of 
Affecting Factors on E-Tourism in Iran 
(2013). 
[14]. Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa, 
Thương mại điện tử: Công cụ tăng sức 
mạnh cạnh tranh, 
9af326-4b64-4974-9fa5-be971e20c77d, 
(2013) 
[15]. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Quy 
hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh 
Hòa đến 2020, cập nhật ngày 10/9/2009 
travel.com/index.php?cat=3002&itemid=
334, (2009). 
[16]. Võ Thái Minh, Các nhân tố ảnh hưởng 
đến ý định sử dụng dịch vụ đặt phòng 
khách sạn qua mạng của khách du lịch 
nội địa, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học 
Nha Trang, Khánh Hòa, (2013). 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_thuong_mai_dien_tu_trong_nganh_du_lich_tinh_khanh_h.pdf