Tư tưởng của Lê Thánh Tông về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân

Lê Thánh Tông nhận thức được rằng, muốn củng cố quyền lực của chế độ, trước hết phải chăm lo đến cái gốc của nước là dân chúng. Trong nhiều chiếu, dụ, lệnh, huấn điều của mình, Lê Thánh Tông không những chỉ ra sự cần thiết phải an dân, mà còn nói rõ yêu cầu đối với hành vi công vụ của quan lại. Trách nhiệm của nhà nước với nhân dân, trách nhiệm của quan lại với nhân dân là những nội dung cơ bản trong tư tưởng trị nước của Lê Thánh Tông. Tư tưởng của Lê Thánh Tông về trách nhiệm của nhà nước với nhân dân chứa đựng những giá trị mang tính thời đại.

pdf 7 trang thom 04/01/2024 5220
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng của Lê Thánh Tông về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng của Lê Thánh Tông về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân

Tư tưởng của Lê Thánh Tông về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân
 127
Tư tưởng của Lê Thánh Tông 
về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân 
Trương Vĩnh Khang1 
1 Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: vinhkhangtruong@yahoo.com 
Nhận ngày 2 tháng 7 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 9 năm 2019. 
Tóm tắt: Lê Thánh Tông nhận thức được rằng, muốn củng cố quyền lực của chế độ, trước hết phải 
chăm lo đến cái gốc của nước là dân chúng. Trong nhiều chiếu, dụ, lệnh, huấn điều của mình, Lê 
Thánh Tông không những chỉ ra sự cần thiết phải an dân, mà còn nói rõ yêu cầu đối với hành vi 
công vụ của quan lại. Trách nhiệm của nhà nước với nhân dân, trách nhiệm của quan lại với nhân 
dân là những nội dung cơ bản trong tư tưởng trị nước của Lê Thánh Tông. Tư tưởng của Lê Thánh 
Tông về trách nhiệm của nhà nước với nhân dân chứa đựng những giá trị mang tính thời đại. 
Từ khóa: Lê Thánh Tông, nhà nước, nhân dân, tư tưởng. 
Phân loại ngành: Luật học 
Abstract: King Le Thanh Tong was aware that, in order to strengthen the regime's power, it is 
necessary to, first of all, take care of the root of the country, which is the people. In many of his 
edicts, orders and instructions, the king not only pointed out the necessity of bringing peace of 
mind to the people, but also clearly stated the requirements for the service made by the mandarins. 
Responsibilities of the state and the mandarins to the people are the basic contents in Le Thanh 
Tong's thought of ruling the country. His thought on the responsibility of the state to the people 
contains values which remain valid today. 
Keywords: Le Thanh Tong, state, people, thought. 
Subject classification: Jurisprudence 
1. Mở đầu 
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, 
giai đoạn trị vì của Hoàng đế Lê Thánh 
Tông (từ tháng Sáu năm Canh Thìn, 1460 
đến tháng Hai năm Đinh Tỵ, 1497) với hai 
niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) và 
Hồng Đức (1470-1497) được coi là “cực 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019 
 128
thịnh”. Ngay từ khi lên ngôi và trong suốt 
38 năm trị vì đất nước, Lê Thánh Tông 
không ngừng theo đuổi khát vọng về một 
nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền 
quan liêu mạnh, bảo toàn quyền lực và 
quyền lợi của giai cấp phong kiến mà 
vương triều Lê là đại diện. Ngay khi lên 
ngôi, Lê Thánh Tông đã thúc đẩy nhanh 
việc du nhập Nho giáo và trên cơ sở áp 
dụng, phát triển Nho giáo mà hình thành 
quan niệm trị nước. 
Trong nền quân chủ tập quyền theo mô 
hình Nho giáo, có hai mối quan hệ xã hội 
cơ bản: (1) Quan hệ vua - thần dân, trong 
đó vua là người trời trị dân và phải có trách 
nhiệm bảo vệ thần dân của mình, còn thần 
dân phải tuyệt đối phục tùng vua và các quý 
tộc, quan lại của vua; (2) Quan hệ vua - tôi, 
trong đó vua là tối thượng, là người ban 
danh vọng và bổng lộc cho quý tộc, quan 
lại, còn bầy tôi bao gồm quý tộc và quan lại 
phải tuyệt đối trung thành với nhà vua 
(trung quân). Hai mối quan hệ chính trị cơ 
bản đó là cội nguồn tạo nên trật tự quan 
liêu, trật tự đẳng cấp, trật tự gia trưởng 
(những trật tự của chế độ và xã hội phong 
kiến). 
Nho giáo trong khi chủ trương xây dựng 
một nền quân chủ tập quyền với việc trao 
toàn bộ nhiệm vụ cai trị nhân dân cho cá 
nhân nhà vua thì cũng đồng thời nhận thức 
rõ vị trí của nhân dân và khuyến khích vua 
phải yêu quý dân, phải quan tâm đến dân và 
hành động vì dân. Nho giáo nói về dân: dân 
duy bang bản (dân là gốc nước); dân vi quý 
(dân là quý); quân dĩ dân vi thiên (vua lấy 
dân làm trời) Các công trình nghiên cứu 
về Lê Thánh Tông thường đề cập về các 
giải pháp thực tiễn được ông triển khai trên 
các phương diện chính trị, pháp luật, kinh tế 
và nhất là về văn hóa. Tuy nhiên, sự chú ý 
chưa đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu những 
quan niệm trị nước của Lê Thánh Tông 
(yếu tố nền tảng, đóng vai trò chỉ đạo các 
giải pháp thực tiễn của ông). Bài viết luận 
bàn tư tưởng của Lê Thánh Tông về mối 
quan hệ giữa nhà nước với nhân dân. Từ đó, 
đưa ra những gợi ý trong việc tạo dựng mối 
quan hệ đúng đắn, lành mạnh giữa nhà 
nước và nhân dân trên tinh thần phát huy 
dân chủ, đảm bảo quyền lực nhân dân trong 
giai đoạn hiện nay ở nước ta. 
2. Tư tưởng của Lê Thánh Tông về trách 
nhiệm của nhà nước đối với nhân dân 
Tư tưởng về trách nhiệm của nhà nước với 
nhân dân trước hết xuất phát từ quan niệm 
của Lê Thánh Tông về vai trò, vị trí của dân. 
Ông nhiều lần nói: “Chí lớn ít hay nhiều đều 
ở muôn dân”. “Đạo làm vua rất lớn, phải 
nghiên cứu rất tinh tường, dưới thì thương 
yêu dân chúng, trên thì kính trời” [5, tr.123]; 
“Dân xưa sự nghiệp bao triều đại. Sông núi 
nhà Nam vạch bản đồ” [6, tr.282-313]; 
“Hưng Đạo an dân công tích ấy. Sử xanh 
thơm nức vạn năm người...” [6, tr.387]. 
Trong nhiều tác phẩm của Lê Thánh Tông, 
quan niệm về dân và đường lối nhân chính 
của Nguyễn Trãi được tái hiện, như ở các 
mệnh đề sau: “Trợ dân dẹp loạn trả thù 
mình...” [6, tr.168]; “Diệt kẻ tàn ác, trừ kẻ 
bạo ngược là lòng nhân của các bậc đế 
vương” [6, tr.217]. Tuy nhiên, cũng giống 
như Nguyễn Trãi, ông mới chỉ nhìn dân, yêu 
dân như là đối tượng của sự cai trị, cần được 
nuôi nấng vỗ về, thương yêu, cứu vớt. Làm 
được điều đó là minh quân, là vua sáng tôi 
hiền, không làm được điều đó là bạo ngược, 
Trương Vĩnh Khang 
 129
vua tối tôi hèn. Ông và những người cùng 
thời đại ông chưa khi nào lấy dân làm người 
chủ của quyền cai trị đất nước, mà theo cách 
gọi của chúng ta ngày nay là người nắm 
quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, có thể nói 
tới một thứ chủ nghĩa dân bản trong tư tưởng 
Lê Thánh Tông nhưng đó là một thứ chủ 
nghĩa dân bản mang đậm tính đẳng cấp, là 
chủ nghĩa dân bản “từ trên xuống”, đóng vai 
trò phụ đề cho chủ nghĩa tôn quân quyền. 
Tinh thần lo lắng về vị trí của người 
“được dân nuôi”, “thay trời trị dân”, “ban 
bố đức ân” đã dẫn Lê Thánh Tông tới nhận 
thức về vai trò, trách nhiệm của nhà nước 
trong quan hệ đối với dân. Nhà nước phải 
giữ cho yên dân, phải làm cho dân được no 
đủ, tránh để dân kêu ca, oán thán. Muốn 
vậy, vua và quan phải có trách nhiệm quan 
tâm tới dân, phải chú ý đến lợi ích của dân, 
phải bảo vệ dân, trong hành động phải 
thường xuyên nghe ngóng phản ứng của 
dân. Về bản thân mình, trách nhiệm đó đã 
được ông xác định rõ trong nhiều phát biểu 
cụ thể, điển hình nhất là trong bài thơ Quân 
đạo (đạo làm vua): “Đạo lớn Đế vương 
nghĩ đã tinh/ Thương yêu dân chúng kính 
trời xanh/ Tìm đôi kế cách xây đời thịnh/ 
Bỏ hẳn chơi bời giữ nếp thanh/ Cất nhắc 
anh tài phô đức đẹp/ Chăm lo võ bị trọng 
quyền binh/ Điều hoà muôn việc theo mùa 
tiết/ Khắp chốn hân hoan hưởng thái bình” 
[8, tr.214]. 
Có thể khẳng định, Lê Thánh Tông là 
nhà vua đưa ra nhiều chiếu, dụ, lệnh, huấn 
điều trong thời gian trị vì so với các vị vua 
khác. Là người có công lao to lớn trong 
việc phát triển nền giáo dục - khoa cử nho 
học, trong việc xây dựng bộ máy nhà nước 
phong kiến trung ương tập quyền hùng 
mạnh. Lê Thánh Tông chịu ảnh hưởng sâu 
sắc nhiều yếu tố của Nho giáo Khổng - 
Mạnh thể hiện rõ ràng nhất là trong tư 
tưởng của ông về dân. Khác với tư tưởng về 
dân của Nguyễn Trãi và nhiều nhà nho, tư 
tưởng về dân của Lê Thánh Tông đề cập 
nhiều đến vai trò của dân, từ đó xác định 
nghĩa vụ của họ đối với nhà vua, cũng như 
thái độ trách nhiệm của nhà vua, người cầm 
quyền đối với dân. Ông luôn mơ ước xã hội 
phong kiến mà ông đứng đầu đạt tới đỉnh 
cao của sự thịnh trị. Trong xã hội ấy, đất 
nước hòa bình, dân no ấm, lễ giáo phát triển 
và quyền thống trị thuộc nhà Lê. Tư tưởng 
của Lê Thánh Tông về dân no đủ vẫn là tư 
tưởng cơ bản, quán xuyến mục đích của 
đường lối cai trị. Ngoài ra, tư tưởng này còn 
là cơ sở để hình thành và chỉ đạo thực hiện 
nhiều huấn điều trong cả bộ Quốc triều hình 
luật. Trong bộ luật này, để cho dân no đủ, 
yên ổn với nghề nông, có nhiều quy định 
trừng trị các tội bán ruộng đất, trâu bò, 
mắm muối cho người nước ngoài, hay trừng 
trị quan lại lợi dụng chức quyền để chiếm 
đoạt ruộng đất, của cải của dân, sai khiến 
dân trái thời vụ Do nhận thức được vai 
trò của dân là lực lượng sáng tạo ra của cải 
vật chất, nền tảng của chế độ chính trị, lực 
lượng bảo vệ nhà vua Lê Thánh Tông 
đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất, 
đạo đức và nhiều quyền lợi thiết thân của 
người dân. Vì vậy, trong nhiều tác phẩm, 
chiếu, dụ, lệnh, huấn điều mà ông ban hành 
và thực thi, cho thấy rõ tinh thần thân dân, 
ái dân, trọng dân. 
Trong tư tưởng về dân, ngoài biện pháp 
dưỡng dân, Lê Thánh Tông còn đưa ra 
nhiều yêu cầu nhà vua, người cầm quyền 
phải quan tâm đến việc giáo dân. Chịu ảnh 
hưởng tư tưởng giáo dân của Nho giáo tiên 
Tần và từ nhận thức vai trò to lớn của đời 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019 
 130
sống kinh tế đối với đời sống đạo đức, cũng 
như vai trò của đạo đức đối với việc đào tạo 
ra những con người cần có và phù hợp với 
yêu cầu của nhà vua, của chế độ phong 
kiến, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm đến 
việc giáo dục, đạo đức không chỉ cho nhà 
vua, đội ngũ quan lại mà cho cả dân [12]. 
3. Tư tưởng của Lê Thánh Tông về trách 
nhiệm của quan lại đối với nhân dân 
Năm 1485, Lê Thánh Tông ban hành chiếu 
dụ nêu rõ: “Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, 
nông tang để có đủ cơm áo, hai việc cần kíp 
ấy của chính sự là chức trách của các thú 
mục” [3, tr.526]. Cũng trong bản chiếu dụ 
này, Lê Thánh Tông yêu cầu: “Từ nay về sau, 
bọn các ngươi phải biết bỏ hết tệ trước, phàm 
sắc lệnh của triều đình phải một lòng vâng 
làm, nhân dân bị đói rét phải tìm cách kinh lý. 
Quan phủ huyện châu thì phải hàng năm tuỳ 
thời xem xét chỗ ruộng cao thấp, khuyên bảo 
việc nông tang, đất nào có lợi còn sót thì tuỳ 
cách mà gióng giả, người nào sức còn rỗi thì 
tuỳ việc mà khuyên bảo, để cho dân có của 
thừa mà không có tệ đói rét trốn đi. Trong 
những lúc đi tuần hành, đến nơi nào phải đem 
hết những lời văn của sắc dụ đời trước, lời 
dạy về lễ nhạc xưa nay, ân cần hiểu bảo, để 
cho dân biết theo tiện, đổi lỗi. Nếu có việc gì 
hại giáo hoá, tổn phong tục thì phải để ý trị 
răn; có người nào trung tín hiếu đễ thì phải để 
lòng khen thưởng. Như thế thì dân theo về 
trung hậu, đổi bỏ hết thói điêu bạc gian dối” 
[3, tr.526]. 
Năm 1471, trong khi Dụ các quan Thừa 
tuyên phủ huyện ở Sơn Nam về công việc 
hành chính tại địa phương, ông đã chỉ ra: 
“Bọn các ngươi là hạng phương diện chức 
to, thân dân trách trọng, không biết thể theo 
lòng nhân của triều đình nhà nước yêu nuôi 
nhân dân, chỉ chăm làm những việc nhỏ 
mọn như roi vọt sổ sách. Nay sứ ty và phủ 
huyện các ngươi phải mau mau đi xét trong 
hạt, những nơi núi chằm bờ biển, chỗ nào 
có thể làm ruộng được; các đê đập ngòi cừ, 
chỗ nào có thể đào đắp được, cùng là chỗ 
nào có giống hổ lang làm hại, có kẻ cường 
hào xui giục kiện tụng, phong tục điêu bạc, 
nhân dân đau khổ, hết thảy các việc tiện lợi 
nên làm, những mối tệ hại nên bỏ, trong 
hạn 100 ngày phải tâu rõ ràng lên. Nếu để 
chậm quá hạn thì sẽ bị trị tội” [3, tr.484]. 
Từ năm 1470, Lê Thánh Tông lệnh cho 
các trưởng quan phụ trách ty, viện phải thực 
hiện đều đặn phép khảo khoá (lệ định kỳ 
nhận xét, đánh giá quan lại để thực hiện việc 
điều chuyển, thưởng phạt) trong đó, tiêu chí 
để đánh giá hoàn thành tốt chức trách là: có 
được nhân dân yêu mến không; có lòng 
thương yêu nhân dân không; trong hạt, nhân 
dân có trốn đi nơi khác không. Trong lời Dụ 
về phép khảo khoá này, Lê Thánh Tông 
hướng dẫn: “Định lệ khảo khoá quan lại nơi 
cai quản. Trưởng quan các nha môn trong 
ngoài khi đi khảo khoá các quan viên trong 
phạm vi cai quản thì phải xét kĩ thành tích 
trong công việc mà viên đó đã làm. Nếu quả 
là có lòng chăm con yêu thương dân, được 
nhân dân yêu mến mà trong nơi cai quản ít kẻ 
trốn tránh thì mới là xứng chức. Nếu vơ vét, 
quấy nhiễu, gây tệ riêng tư và trong nơi cai 
quản có nhiều người trốn đi thì là không xứng 
chức” [3, tr.474]. 
Một Chỉ dụ của Lê Thánh Tông được ghi 
lại trong sách Hồng Đức thiện chính thư (điều 
113, không rõ năm) cũng phản ánh quan niệm 
của ông về nghĩa vụ của quan lại: “Các quan 
viên là những người gân guốc của xóm làng, 
Trương Vĩnh Khang 
 131
nhờ đó mà chính được phong tục. Vậy phải 
lấy lễ nghĩa liêm sỉ mà dạy dân; khiến cho 
nhân dân đều hướng về chữ nhân, chữ 
nhượng, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân 
được an cư lạc nghiệp, giầu có đông đúc, 
mình cũng được tiếng trưởng giả trong làng” 
[4, tr.54]. 
Không chỉ dừng ở việc nói về trách 
nhiệm của nhà nước, tư tưởng của Lê 
Thánh Tông còn thể hiện khá rõ qua những 
biện pháp cụ thể để củng cố cơ sở xã hội 
của nhà nước. Ý thức được rằng, “nuôi dân 
là phải lấy ăn làm đầu”, “dân coi cái ăn là 
trời” và “no nên bụt, đói nên ma” [6, 
tr.173-191], Lê Thánh Tông chủ trương 
phải “làm sao cho muối, cá, lúa nhiều, dân 
được theo mối lợi và thuế má nhẹ [6, 
tr.403]. Từ đó, chủ nghĩa dân bản của Lê 
Thánh Tông đặt trọng tâm vào việc Nhà 
nước chăm lo ổn định đời sống của dân 
chúng về mặt kinh tế, chủ yếu là khuyến 
khích nông tang. Nhà nước ban hành phép 
quân điền chia ruộng công làng xã, đào 
sông kênh dẫn nước, đại xá khi mất mùa, 
sai quan cầu đảo khi hạn hán, cúng trừ sâu 
lúa... Cũng từ việc ý thức được rằng “dân 
là gốc của nước”, ông hướng việc trọng 
dụng nhân tài theo nguyên tắc “dụng nhân 
duy hiền”, từ đó mở ra khả năng cho 
những người có nguồn gốc bình dân được 
tham gia vào quan trường phong kiến và 
điều này trên thực tế đã ảnh hưởng không 
nhỏ tới các chính sách của nhà vua. Đặc 
biệt, ý thức được rằng “coi dân như con” 
ông đã có không ít biện pháp để bảo vệ 
dân, trước hết là pháp luật. Về điểm này, 
có thể dẫn ra khá nhiều ví dụ cụ thể trong 
Bộ luật Hồng Đức do ông chủ xướng xây 
dựng và ban hành. 
Bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) 
[10] có nhiều quy định chống nạn sách 
nhiễu, nhũng lạm, hà hiếp dân nghèo của 
quan lại, thế gia cường hào, làm ảnh hưởng 
đến cuộc sống của nhân dân. Ví dụ: các 
Điều 193, 256, 299, 301, 302 xử phạt nặng 
quan lại nhỏ dùng uy quyền của mình để 
bắt dân sai phái, phục dịch riêng; Điều 337 
phạt biếm nhà quyền thế lấy con gái lương 
dân bằng cách ức hiếp; Điều 421, 469 cấm 
mọi hành vi ngược đãi của quan lại cường 
hào đối với dân nghèo; Điều 460, 461, 530 
phạt nặng quan đi bắt trộm, nhân đó cưỡng 
xiết tài sản của nhân dân; Điều 637, 638, 
672 cấm quan lại địa phương không được 
tự tiện bắt quân dân đóng góp tài vật để 
dùng riêng cho mình; Điều 706 quy định 
phạt nặng ngục quan hành hạ phạm nhân;... 
Bộ luật Hồng Đức dành 11 Điều: Điều 166, 
168, 289, 290, 311, 312 329, 347, 361, 
364, 452 để bảo vệ quyền làm dân tự do, 
chống nạn nô tỳ hoá. 
Bộ luật Hồng Đức có khá nhiều quy 
định bảo vệ những người thiểu số, những 
người cô đơn, tàn tật, goá bụa, người già, 
trẻ nhỏ, phụ nữ, trên tinh thần tôn trọng 
quyền cá nhân. Chẳng hạn: Điều 293, 294 
quy định về trách nhiệm của quan lại địa 
phương phải cứu trợ những người nghèo 
khó, ốm đau; Điều 324 quy định đảm bảo 
sự công bằng trong chia bổ thuế dịch giữa 
người giàu và người nghèo; Điều 156, 197 
quy định trừng trị các quan xử án vi phạm 
thủ tục tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền 
lợi người nghèo; điều 380 quy định quyền 
của con nuôi... Đặc biệt những quy định về 
quyền nhân thân và tài sản của phụ nữ 
được ghi nhận trong bộ luật là những quy 
định hết sức đặc sắc, thể hiện một thái độ 
trọng thị phụ nữ. Điều này hoàn toàn khác 
với tinh thần Nho giáo đương thời. Người 
phụ nữ tuy vẫn phụ thuộc vào người chồng 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019 
 132
gia trưởng nhưng đã có quyền có tài sản 
riêng, khi chồng chết có quyền quản lý tài 
sản của chồng và được chia đôi phần tài 
sản chung (các Điều 374, 375, 376), có 
quyền được thừa kế ruộng hương hoả khi 
bố mẹ chết mà gia đình không có con trai 
(Điều 391, 395)... Không những thế, bộ 
luật còn có một vài quy định về quyền 
nhân thân của người vợ mà chưa hề thấy 
có trong bất cứ một bộ luật phương Đông 
nho giáo nào, như Điều 308 quy định: 
“Phàm chồng đã bỏ lửng vợ năm tháng 
không đi lại (vợ được trình với quan sở tại 
và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ 
đã có con thì hạn một năm. Vì việc quan 
phải đi xa thì không theo luật này” [10, 
tr.146]; Điều 322 quy định: “Con gái hứa 
gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người 
con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá 
tán gia sản thì cho phép người con gái 
được kêu oan mà trả đồ lễ. Nếu người con 
gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải 
trả đồ lễ; trái luật thì bị xử phạt 80 
trượng” [10, tr.150]. 
4. Kết luận 
Trách nhiệm của nhà nước với nhân dân là 
một bộ phận không tách rời trong tư tưởng 
về Nhà nước và pháp luật của Lê Thánh 
Tông. Tiếp thu đường lối nhân nghĩa của 
cha ông, trong đó tư tưởng nhân nghĩa của 
Nguyễn Trãi là một định hướng quan trọng, 
Lê Thánh Tông đã dựa trên nền tảng Nho 
giáo để yêu dân, chăm sóc dân và trong 
chừng mực nào đó đã đặt nhà nước vào thế 
trọng dân. 
Tư tưởng của Lê Thánh Tông về trách 
nhiệm của nhà nước đối với dân chúng 
cũng chứa đựng những giá trị mang tính 
thời đại. Mặc dù, về mặt bản chất, trách 
nhiệm nhà nước trong quan niệm của Lê 
Thánh Tông không tương đồng với nội 
dung yêu cầu về vai trò, trách nhiệm của 
nhà nước phục vụ nhân dân cũng như trách 
nhiệm qua lại giữa nhà nước và nhân dân 
trong hoạt động của Nhà nước pháp quyền 
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân 
dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay. 
Các phân tích đều cho thấy, cái gốc của 
chế độ nhà nước pháp quyền là xác lập dân 
chủ, tức là thừa nhận và bảo đảm thực hiện 
quyền lực của nhân dân. Nói cách khác, 
quyền lực Nhà nước trong Nhà nước pháp 
quyền phải là sản phẩm đích thực của ý chí 
nhân dân (người chủ của quyền lực). Bản 
chất dân chủ của chế độ chính trị ở nước ta 
đặt nhân dân ở vị trí chủ nhân đất nước và 
nguồn gốc của quyền lực, do vậy đòi hỏi 
mọi quyết định và hành động của các thiết 
chế quyền lực đều phải bắt nguồn từ ý chí 
nhân dân. 
Trong khi đó, tư tưởng về mối quan hệ 
nhà nước - nhân dân của Lê Thánh Tông đã 
không đặt nhân dân ở vị thế chủ thể của 
quyền lực. Nhân dân trong quan niệm của 
Lê Thánh Tông là đối tượng cai trị của 
quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, để cai trị có 
hiệu quả đối tượng của mình, nhà nước 
(vua) phải tự ý thức được trách nhiệm của 
mình, cho dù trách nhiệm đó không phải là 
trách nhiệm pháp lý và được xác định chỉ 
nhằm mục đích lợi ích của người cai trị dân. 
Đó chính là yếu tố hiện hữu trong tư tưởng 
của Lê Thánh Tông. Và đây chính là điểm 
tương đồng, dù là ít ỏi trong sự khác biệt 
mang tính bản chất nói trên giữa tư tưởng 
về trách nhiệm của nhà nước đối với dân 
của Lê Thánh Tông và tư tưởng về Nhà 
Trương Vĩnh Khang 
 133
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân 
dân do Đảng ta đề xướng và phấn đấu thực 
hiện. 
Ở nước ta hiện nay, trong nhiều lĩnh vực 
của đời sống xã hội, có tình trạng vừa thiếu 
dân chủ, vừa thiếu kỷ cương. Quyền làm 
chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và 
phát huy. Bộ máy nhà nước ở một số nơi 
chưa thật sự vì dân, phục vụ dân mà là một 
bộ máy xa dân, thậm chí phiền hà, sách 
nhiễu dân, làm cho quần chúng nhân dân 
bất bình, mất lòng tin. Đâu đó vẫn tồn tại 
tình trạng bộ máy chính quyền cồng kềnh, 
nặng nề, ai cũng có quyền với dân, nhưng ít 
ai chịu trách nhiệm đến cùng giải quyết yêu 
cầu cho dân với không ít viên chức thiếu 
trách nhiệm, thiếu năng lực, làm việc tuỳ 
tiện, hách dịch cửa quyền, vô cảm trước 
những bức xúc, khó khăn, oan ức của nhân 
dân. Do đó, tiếp tục xây dựng nhà nước 
pháp quyền theo hướng bảo đảm tôn trọng 
quyền con người, quyền công dân trên cơ 
sở xác định trách nhiệm qua lại giữa nhà 
nước với công dân cũng như trách nhiệm 
của nhà nước phục vụ nhân dân đang là một 
nhiệm vụ cấp bách. Trong quá trình triển 
khai nhiệm vụ đó, cần tham khảo tư tưởng 
của Lê Thánh Tông về mối quan hệ giữa 
nhà nước với nhân dân (với mong muốn 
tăng cường trách nhiệm của nhà nước nhằm 
gia tăng sự ủng hộ của nhân dân cho vương 
triều phong kiến của mình). 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương 
loại chí, t.2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[2] Đại Việt sử ký toàn thư (1985), Nxb Khoa học 
xã hội, Hà Nội. 
[3] Đại Việt sử ký toàn thư (2004), Nxb Khoa học 
xã hội, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Sĩ Giác (1959), Hồng đức thiện chính thư, 
Nam Hà ấn quán, Sài Gòn. 
[5] Mai Xuân Hải (1984), Thơ văn Lê Thánh Tông, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[6] Mai Xuân Hải (1998), Lê Thánh Tông - thơ văn và 
cuộc đời, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 
[7] Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1993), 
Đại Việt sử ký toàn thư, t.3, Nxb Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
[8] Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh 
(1980), Lịch sử Việt Nam (quyển 2), Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
[9] Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định 
Việt sử thông giám cương mục, t.2, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
[10] Quốc triều hình luật (2013), Nxb Tư pháp, Hà 
Nội. 
[11] Ngô Gia Văn Phái (1998), Hoàng Lê nhất 
thống chí, Nxb Văn học, Hà Nội. 
[12]...
thanh-tong/c/29861665epi

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_cua_le_thanh_tong_ve_moi_quan_he_giua_nha_nuoc_voi.pdf