Truyền thống gia đình – yếu tố nền tảng quyết định sự thành công của quá trình xây dựng gia đình văn hóa
Gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất sản sinh, lưu giữ, truyền bá các giá trị truyền thống gia
đình, dân tộc. Một xã hội muốn vững mạnh, một dân tộc muốn trường tồn trước hết phải chăm lo
xây dựng gia đình lành mạnh. Hiện nay, những thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội cho thấy
sự lệch chuẩn của gia đình, sự xuống cấp đạo đức, lối sống của dân tộc, trong đó có giá trị truyền
thống gia đình thì mỗi gia đình còn có vai trò to lớn hơn nữa trong việc gìn giữ, lưu truyền và phát
huy những giá trị văn hóa tốt đẹp. Với ý nghĩa đặc biệt đó, truyền thống gia đình cũng trở thành
một trong những nội dung cơ bản, yếu tố nền tảng và có ảnh hưởng quan trọng, quyết định tới
thành công của quá trình xây dựng gia đình văn hóa để hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Truyền thống gia đình – yếu tố nền tảng quyết định sự thành công của quá trình xây dựng gia đình văn hóa
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 196(03): 3 - 7 Email: jst@tnu.edu.vn 3 TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH – YẾU TỐ NỀN TẢNG QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Đinh Thị Huyền Trang Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên TÓM TẮT Gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất sản sinh, lưu giữ, truyền bá các giá trị truyền thống gia đình, dân tộc. Một xã hội muốn vững mạnh, một dân tộc muốn trường tồn trước hết phải chăm lo xây dựng gia đình lành mạnh. Hiện nay, những thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội cho thấy sự lệch chuẩn của gia đình, sự xuống cấp đạo đức, lối sống của dân tộc, trong đó có giá trị truyền thống gia đình thì mỗi gia đình còn có vai trò to lớn hơn nữa trong việc gìn giữ, lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp. Với ý nghĩa đặc biệt đó, truyền thống gia đình cũng trở thành một trong những nội dung cơ bản, yếu tố nền tảng và có ảnh hưởng quan trọng, quyết định tới thành công của quá trình xây dựng gia đình văn hóa để hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ khóa: truyền thống gia đình; truyền thống; văn hóa gia đình; gia đình; gia đình văn hóa Ngày nhận bài: 04/01/2019; Ngày hoàn thiện: 13/02/2019; Ngày duyệt đăng: 20/03/2019 FAMILY TRADITIONS – FUNDAMENTAL FACTOR DECIDING THE SUCCESS OF BUILDING CULTURED FAMILIES Dinh Thi Huyen Trang Thai Nguyen College of Economics and Finance ABSTRACT Family is the most important environment for the production, storage and dissemination of traditional family values and ethnicity. A society wants to become strong, a nation wants to become an everlasting one, we must first take care of building healthy families. Today, the rapid changes of social life show the standard deviation of the family, moral degradation, ethnic lifestyles, including traditional values of family. Each family also has an enormous role in preserving, handing down and promoting good traditional values. With special meaning, the family traditions also become one of the basic contents, fundamental factors and has important influence on the success of building cultured families, thereby to make Vietnam an advanced nation and imbue with national characteristics. Key words: family traditions; traditional; family culture; family; cultured family Received: 04/01/2019; Revised: 13/02/2019; Approved: 20/3/2019 * Corresponding author: Tel: 0388969553, Email: dtht2110@gmail.com Đinh Thị Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 3 - 7 Email: jst@tnu.edu.vn 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, xây dựng gia đình văn hóa nổi lên như một nhiệm vụ trung tâm, biểu hiện sự vận động đi lên tất yếu của gia đình Việt Nam. Để thực hiện thành công nhiệm vụ đó, quá trình xây dựng gia đình văn hóa trước tiên là cần phải xác lập, gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình Việt như: sự tôn trọng cuộc sống gia đình, kính trên nhường dưới, tình cảm thủy chung giữa vợ chồng, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ, nền nếp gia phong trong việc chăm sóc con cái; ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội... Đồng thời, gạt bỏ những tàn dư lạc hậu trong các quy chuẩn về gia đình trước đây. Nhận thức rõ vai trò của truyền thống gia đình trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa, tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [1, tr.103-104] và Đại hội lần thứ XI, Đảng đã xác định những giải pháp và phương hướng quan trọng: “ xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, đơn vị, doanh nghiệp Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ” [2, tr.85]. NỘI DUNG Bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng đều có truyền thống của mình. Truyền thống của một dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do một cộng đồng người nào đó tự lựa chọn cho mình, mà nó được hình thành, được quy định bởi những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội nhất định mà dân tộc đó trải qua. Truyền thống có rất nhiều cấp độ khác nhau như: truyền thống dân tộc, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống gia đình.... Ở mỗi cấp độ khác nhau ấy truyền thống luôn khẳng định giá trị của nó trong việc định hướng hành vi của từng cá nhân, được cộng đồng tôn vinh ở một mức độ nào đó và là động lực thúc đẩy hoạt động xã hội theo chiều hướng tích cực. “Truyền thống” mang ba đặc trưng cơ bản đó là: tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền, được biểu thị tập trung ở ba yếu tố chủ yếu trong kết cấu xã hội là nhà - làng - nước. Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung: một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ; hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ; ba là, các yếu tố tích cực, tiến bộ cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới; bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện để thực hiện. Chính vì vậy, nên trong mỗi thời điểm nhất định, “truyền thống” luôn mang tính hai mặt: mặt giá trị và mặt phản giá trị. Có những truyền thống tốt đẹp tạo ra sức mạnh diệu kỳ cho dân tộc, lại có những truyền thống tiêu cực hoặc khi điều kiện lịch sử - xã hội thay đổi thì những truyền thống ấy không còn giá trị nữa thậm chí trở thành lực cản lớn cản trở sự phát triển đi lên của dân tộc. Là một bộ phận của truyền thống dân tộc Việt Nam, truyền thống gia đình cũng không nằm ngoài quy luật đặc thù ấy, đó chính là biểu hiện của tính liên tục của đời sống xã hội. Gia đình càng không thể xa rời truyền thống hay cắt đứt, đoạn tuyệt với truyền thống. Vấn đề chỉ còn là ở chỗ khai thác và xử lý những di sản của truyền thống gia đình như thế nào trong chuẩn mực của đời sống xã hội. Có thể khẳng định rằng, truyền thống gia đình được thể hiện từ kết cấu, tổ chức, lễ nghi gia đình đến các quan hệ trong gia đình, là sợi dây cột chặt các thành viên trong gia đình lại với nhau bởi tình cảm, đạo đức, trách nhiệm, nghĩa vụ. Hiện nay, trước những thay đổi của các giá trị truyền thống dân tộc, trong đó có Đinh Thị Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 3 - 7 Email: jst@tnu.edu.vn 5 giá trị truyền thống gia đình thì mỗi gia đình còn có vai trò to lớn trong việc gìn giữ, lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp. Với ý nghĩa đặc biệt đó, truyền thống gia đình phản ánh nền văn hoá bản địa tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc mà ngàn đời chúng ta cần trân trọng, gìn giữ. Mặt khác, nó cũng trở thành một trong những nội dung cơ bản, tiêu chí nền tảng và có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng để hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nói tới tác động của truyền thống gia đình tới quá trình xây dựng gia đình văn hóa, trước tiên phải kể tới văn hóa gia đình. Phương ngôn ta có câu “gốc rễ sâu và chắc chắn mới làm cho cây chóng nở nhành, xanh ngọn. Nền móng có vững thì cột kèo nhà mới tốt”. Hồ Chí Minh cũng từng nói muốn xây dựng gia đình văn hóa trước hết phải có văn hóa gia đình dựa trên cơ sở khai thác những giá trị văn hóa truyền thống gia đình với những chuẩn mực được coi là gốc của con người, biểu thị giá trị xã hội của con người đã và đang khẳng định sự trường tồn của gia đình Việt mà nội dung chủ yếu có thể khái quát như sau: Một là, giáo dục đạo đức, phẩm hạnh, đạo lý làm người, biết cách cư xử với mọi người trong gia đình, cộng đồng, tôn trọng phép nước lệ làng. Trong gia đình, đàn ông phải có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; phụ nữ phải công, dung, ngôn, hạnh. Hai là, gia đình phải có lễ nghi như một thước đo đạo đức lối sống của cá nhân. Đảm bảo gia đình hòa thuận, hạnh phúc, nề nếp có lễ nghĩa phân minh trên dưới rõ ràng thông qua nghi lễ: ma chay, cưới hỏi, thờ cúng và các quy định về chào hỏi, dạ thưa hun đúc thành truyền thống riêng của người Việt. Ba là, trong gia đình phải tuân thủ phép tắc về ứng xử giữa các thành viên đó là cha cho ra cha, con cho ra con, anh cho ra anh, em cho ra em, chồng cho ra chồng, vợ cho ra vợ, thế là gia đạo chính để bảo vệ và đề cao uy thế, sự đoàn kết nhất trí trong gia đình, thể hiện sức mạnh, nghiêm khắc của cha mẹ với con, anh với em. Phép tắc trong gia đình được coi như một thước đo đạo đức lối sống của mỗi cá nhân mà ai cũng tôn trọng và tự giác tuân theo. Bốn là, mỗi thành viên trong gia đình phải noi theo nếp nhà: “giấy rách phải giữ lấy lề”, “trai thì trung hiếu làm đầu, gái thì tiết hạnh làm câu sửa mình”. Đây chính là nếp sống của gia đình truyền thống Việt Nam, là trật tự kỷ cương, là lẽ sống của con người. Chính xác hơn, truyền thống gia đình Việt Nam chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ. Trong đó, gia đạo là sức mạnh của gia đình, đạo đức của gia đình. Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự, theo tiết lễ. Ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Bởi vậy, văn hóa gia đình là một bộ phận, là cái „gốc” của văn hóa làng, văn hóa nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa không thể tách rời việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá từ góc độ văn hóa gia đình. Nghĩa là, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa và tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay phải dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Ở khía cạnh khác, văn hóa gia đình được thể hiện trong phương pháp, cách thức, kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức vào đời sống, đó là phong thái sinh hoạt, lối sống truyền thống gia đình và nói chung, là những yếu tố về ý thức hệ bao gồm tư tưởng, đạo đức, nghề nghiệp, tín ngưỡng, xu hướng, niềm tin, định hướng giá trị. Cũng phải kể đến những yếu tố văn hóa vật chất của gia đình như trình độ sử Đinh Thị Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 3 - 7 Email: jst@tnu.edu.vn 6 dụng công cụ, phương tiện hành nghề, phương tiện sinh hoạt trong gia đình Tất cả những yếu tố đó là gốc của gia đình văn hóa. Phạm Văn Đồng khẳng định: “Xã hội ta mang dấu ấn vững bền của ba trụ cột: gia đình (nhà), làng và nước. Từ gia đình đến làng, đến nước khoảng cách đó không xa làm cho tính cộng đồng, tính dân tộc, tính quốc gia sớm hình thành trong cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta” [Trích theo 4, tr.59]. Giá trị truyền thống gia đình thể hiện ở sự thủy chung và tình nghĩa giữa vợ và chồng, là sự chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống; là trách nhiệm của cha mẹ với con cái; là sự coi trọng gia đình và huyết thống, dòng tộc; là sự đề cao vai trò của người phụ nữ, người vợ, người mẹ trong gia đình; là sự trân trọng, lưu truyền và phát huy “Đạo hiếu”; là lòng biết ơn, tôn kính ông bà tổ tiên; là tình anh em gắn bó keo sơn; là sự đề cao tính cộng đồng; là tinh thần đoàn kết xóm giềng; là tình yêu quê hương đất nước Tất cả những giá trị đó được thẩm định và trường tồn làm nền tảng cho sự ổn định xã hội, là cơ sở tạo nên sức sống, duy trì hạnh phúc và sự bền vững của đời sống gia đình. Chính điều này đã được GS. Lê Thi thừa nhận: “Truyền thống gia đình Việt vừa đề cao tính cộng đồng, lợi ích chung của gia đình, vừa coi trọng cá nhân; vừa coi trọng gia đình nói chung, vừa coi trọng các thành viên; đề cao vai trò của người bố, vai trò của người mẹ; đề cao tình nghĩa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa gia đình và họ hàng, làng xóm” [3, tr. 47-48]. Như vậy, chuẩn mực cao nhất của hạnh phúc gia đình người Việt không phải là sự giàu sang mà là tình nghĩa để tạo ra một xã hội ôn hòa và khoan dung. Những truyền thống ấy là lực đẩy, điểm tựa lớn cho quá trình xây dựng gia đình văn hóa, là giá trị cốt lõi đảm bảo xây dựng gia đình Việt Nam ngày càng “bình đẳng, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”. Phát huy nét đẹp truyền thống của gia đình Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng gia đình mới ở nước ta. Đó là xây dựng gia đình văn hóa trên cơ sở kế thừa, gìn giữ và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Song mặt khác, không phải mọi yếu tố của gia đình truyền thống đều mang tính tích cực và đều tồn tại mãi mãi với thời gian. Truyền thống gia đình bao gồm những mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời và những cái không còn phù hợp khi điều kiện lịch sử đã thay đổi. Chẳng hạn, sự bất bình đẳng giữa con trai, con gái trong gia đình là có thật; thói gia trưởng, mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống, tâm lý bình quân chủ nghĩa, thích sự cào bằng còn hiện hữu đã và đang làm cho gia đình truyền thống trở thành vật cản kìm hãm và níu kéo sự phát triển của gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Điều này cho thấy, các thế hệ đi sau khó có thể thoát ra được sự ràng buộc bởi những nếp nghĩ, cách làm của các thế hệ đi trước, thậm chí còn lặp lại những truyền thống ấy một cách máy móc. Như vậy, vấn đề đặt ra là truyền thống của gia đình phải chuyển biến vượt qua mặt lạc hậu, vượt qua những tha hoá, những khủng hoảng, tiếp nhận những phẩm chất mới để xây dựng gia đình văn hoá hiện đại, dung hòa giữa cái cũ và cái mới, để những giá trị truyền thống có cơ hội phát huy một cách tốt nhất nâng lên thành giá trị văn hoá gia đình hiện đại - gia đình dân chủ xã hội chủ nghĩa - gia đình văn hoá. KẾT LUẬN Thực tiễn chứng minh rằng, xây dựng gia đình văn hóa cũng chính là xây dựng nền văn hóa gia đình, tìm đến với những giá trị đích thực về tổ ấm, mái ấm gia đình, nếp sống trật tự, kỷ cương, bản lĩnh, nhân cách cho con người ngay trong từng tế bào của xã hội. Đồng thời, hướng đến giá trị chân chính, nhân đạo, bình đẳng, an sinh. Duy trì được những nét đẹp tinh hoa của gia đình truyền thống và những gì tiến bộ nhất của đời sống gia đình hiện đại, tôn vinh tất cả những chuẩn mực đạo Đinh Thị Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 3 - 7 Email: jst@tnu.edu.vn 7 lý mang tính vĩnh hằng của đời sống con người. Sự cao đẹp của một chế độ, sự lành mạnh của một xã hội, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và mỗi con người, chỉ có thể được đảm bảo từ tính văn hóa. Và mọi nền văn hóa đều bắt nguồn từ đời sống con người, đời sống gia đình và truyền thống dân tộc. Vì lẽ đó xác định rõ vị trí của việc xây dựng gia đình văn hóa trong xã hội đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là xác định điểm tựa vững chắc, lực lượng tác động có chất lượng nhất vào xã hội, xác định một mũi chiến lược quan trọng góp phần thắng lợi cho sự nghiệp đổi mới của đất nước đi đúng hướng. Mỗi người Việt Nam từ các thành viên trong gia đình đến cộng đồng dân tộc, trước hết phải biết lưu giữ di sản văn hóa quý báu của dân tộc, phát huy, truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống vào trong cuộc sống đương đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. [3]. Lê Thi, Xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay, Tạp chí Thông tin lý luận, (số 8), tr.47- 50, 1995. [4]. Trần Hữu Tòng, Trương Thìn, Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Đinh Thị Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 3 - 7 Email: jst@tnu.edu.vn 8
File đính kèm:
- truyen_thong_gia_dinh_yeu_to_nen_tang_quyet_dinh_su_thanh_co.pdf