Tìm hiểu việc đáp ứng yêu cầu của du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Du lịch sinh thái góp phần quan trọng trong

việc bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học

và văn hóa cộng đồng; đồng thời đang mang

lại những nguồn lợi kinh tế to lớn cho những

nơi có các khu bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên, để

tổ chức du lịch sinh thái tại một khu vực, nơi đó

cần đạt các yêu cầu căn bản về tài nguyên,

nhân lực và đối tượng khách du lịch đặc thù.

Trên cơ sở nhận định Khu dự trữ sinh quyển

rừng ngập mặn Cần Giờ là nguồn tài nguyên

quý cho du lịch sinh thái, bài viết trình bày kết

quả khảo sát về hai yêu cầu còn lại là nhân lực

và khách du lịch, nhằm xác định xem du lịch

sinh thái tại Cần Giờ đã thực sự đi đúng

hướng. Kết quả cho thấy vẫn còn nhiều bất

cập cần được giải quyết để Khu dự trữ sinh

quyển rừng ngập mặn Cần Giờ xứng đáng là

trọng điểm du lịch sinh thái của khu vực Đông

Nam Bộ.

pdf 9 trang kimcuc 43680
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu việc đáp ứng yêu cầu của du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu việc đáp ứng yêu cầu của du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Tìm hiểu việc đáp ứng yêu cầu của du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 95 
Tìm hiểu việc đáp ứng yêu cầu 
của du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển 
rừng ngập mặn Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh 
 Ngô Thanh Loan 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Du lịch sinh thái góp phần quan trọng trong 
việc bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học 
và văn hóa cộng đồng; đồng thời đang mang 
lại những nguồn lợi kinh tế to lớn cho những 
nơi có các khu bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên, để 
tổ chức du lịch sinh thái tại một khu vực, nơi đó 
cần đạt các yêu cầu căn bản về tài nguyên, 
nhân lực và đối tượng khách du lịch đặc thù. 
Trên cơ sở nhận định Khu dự trữ sinh quyển 
rừng ngập mặn Cần Giờ là nguồn tài nguyên 
quý cho du lịch sinh thái, bài viết trình bày kết 
quả khảo sát về hai yêu cầu còn lại là nhân lực 
và khách du lịch, nhằm xác định xem du lịch 
sinh thái tại Cần Giờ đã thực sự đi đúng 
hướng. Kết quả cho thấy vẫn còn nhiều bất 
cập cần được giải quyết để Khu dự trữ sinh 
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ xứng đáng là 
trọng điểm du lịch sinh thái của khu vực Đông 
Nam Bộ. 
Từ khóa: du lịch sinh thái, Khu dự trữ sinh quyên rừng ngập mặn Cần Giờ, nhân lực du lịch, 
khách du lịch sinh thái 
1. Đặt vấn đề 
Du lịch sinh thái được xem như một loại hình du 
lịch nhiều ưu việt vì những lợi ích lớn lao mà nó 
đem lại. Ngoài đóng góp cho bảo tồn tự nhiên, bảo 
vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát 
triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những 
nguồn lợi kinh tế to lớn cho những nơi có các khu 
bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan sinh thái hấp dẫn. 
Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc 
nâng cao nhận thức bảo tồn tự nhiên thông qua các 
hoạt động giáo dục môi trường. 
Mặc dù đến nay vẫn còn nhiều cách diễn giải 
khác nhau về du lịch sinh thái, tuy nhiên qua tổng 
hợp tài liệu có thể thấy để tổ chức và phát triển du 
lịch sinh thái một cách hiệu quả và bền vững cần 
phải đảm bảo những yêu cầu sau1: 
- Phải có hệ sinh thái đặc thù: Vì du lịch sinh 
thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ 
có thể tồn tại và phát triển được ở những nơi có hệ 
sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học cao 
nên đây chính là yêu cầu cơ bản đầu tiên để phát 
triển hoạt động du lịch sinh thái. Mở rộng hơn, các 
hệ sinh thái nông nghiệp cũng có thể xem là nguồn 
tài nguyên cho phát triển DLST. 
- Phải có nguồn nhân lực chuyên môn: Để phát 
triển hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh 
thái nói riêng thì cần phải có nguồn nhân lực có 
1 Ngô Thanh Loan (chủ nhiệm) và nnk (2014), Đánh giá rủi ro 
cho du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn 
Cần Giờ, TP.HCM, Đề tài NCKH cấp ĐHQG TP.HCM 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 96 
trình độ chuyên môn về du lịch. Nguồn nhân lực 
này bao gồm: 
 Các nhà quản lý lãnh thổ là những người 
quản lý nhà nước về mặt hành chính lãnh thổ, cần 
có những qui định hoạch định chính sách 
 Các nhà tư vấn chuyên môn, đối tượng này 
có nhiệm vụ nghiên cứu để xác định các định hướng 
và giải pháp phát triển phù hợp với tiềm năng và 
điều kiện kinh tế khi tiến hành các hoạt động du lịch 
sinh thái. 
 Các nhà điều hành và quản lý du lịch là 
những người có vai trò quan trọng trong việc tổ 
chức lãnh thổ, điều hành hoạt động du lịch sinh 
thái, trực tiếp chịu trách nhiệm xác định phương 
thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức 
du lịch sinh thái, xây dựng các chương trình tour, 
xác định các dịch vụ có thể cung cấp cho du khách. 
 Hướng dẫn viên du lịch là những người có 
kiến thức về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh 
thái và các yếu tố về văn hóa cộng đồng địa 
phương. Đây chính là “cầu nối” giữa du khách và 
đối tượng du lịch để làm thỏa mãn nhu cầu của du 
khách, là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự thành 
công hay thất bại của hoạt động du lịch sinh thái. 
- Phải có khách du lịch sinh thái: Khách du lịch 
sinh thái là những người quan tâm đến môi trường 
thiên nhiên, có kinh nghiệm, thích hoạt động ngoài 
thiên nhiên, có thời gian đi du lịch dài và chi trả 
cao. Đối tượng này có đặc điểm khác với khách du 
lịch thông thường ở chỗ: ngoài việc thỏa mãn các 
nhu cầu của bản thân đối với du lịch, họ còn chú ý 
đến việc giữ gìn các giá trị tự nhiên và nhân văn ở 
những khu vực hoang dã. 
Với hệ sinh thái rất đặc trưng, Khu dự trữ sinh 
quyển (KDTSQ) rừng ngập mặn Cần Giờ có thể 
được xem là đáp ứng yêu cầu đầu tiên đó là có một 
nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng cho hoạt động 
du lịch sinh thái. Hoạt động này vừa đem lại lợi ích 
thiết thực về kinh tế trong kinh doanh du lịch cũng 
vừa đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn tại các 
khu bảo tồn rừng ngập mặn và góp phần nâng cao 
nhận thức về môi trường cho du khách. 
Bài viết giới thiệu các kết quả khảo sát về hai 
yêu cầu còn lại là nhân lực và du khách tại KDTSQ 
rừng ngập mặn Cần Giờ, nhằm xác định xem ngoài 
hệ sinh thái đặc thù các yêu cầu khác có được đáp 
ứng, để du lịch sinh thái tại tại Cần Giờ thực sự đi 
đúng hướng. Dựa trên tìm hiểu thông tin thứ cấp, 
khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu 
đối với du khách tại 2 khu du lịch (KDL) Vàm Sát 
và Lâm Viên Cần Giờ và phỏng vấn sâu nhân viên 
của hai KDL Lâm Viên và Dần Xây, một số kết quả 
sẽ được trình bày dưới đây. 
2. Kết quả khảo sát – Nhận định 
2.1. Sơ nét về hoạt động du lịch sinh thái tại 
KDTSQ Cần Giờ 
Trong những năm gần đây, du lịch Cần Giờ nói 
chung đã có những bước phát triển nhanh chóng với 
nhiều loại hình dịch vụ thu hút một lượng khách 
đông đảo đến với Cần Giờ nhất là những dịp cuối 
tuần và nghỉ lễ. Lượng khách đến cao nhất là các 
dịp lễ. Đặc biệt vào dịp lễ hội Nghinh Ông, số 
lượng khách cao đột biến. Theo thống kê, trung 
bình ba năm trở lại đây, lượng du khách đến Cần 
Giờ đều vào khoảng 50 ngàn người trong thời gian 
3 ngày lễ hội2. Dự kiến số lượng khách sẽ gia tăng 
trong tương lai nhờ đường Rừng Sác được nâng 
cấp, hoạt động quảng bá cho du lịch Cần Giờ tốt 
hơn và do nhu cầu tham quan du lịch ngày càng 
cao. 
Đặc biệt, Cần Giờ được đánh giá là trung tâm du 
lịch sinh thái “có vai trò rất quan trọng trong sự 
phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”3, 
trong đó du lịch sinh thái rừng ngập mặn có giá trị 
hàng đầu. Hệ sinh thái đặc trưng của rừng ngập mặn 
ven biển là nét riêng tạo nên sự khác biệt của Cần 
Giờ so với các điểm đến khác của thành phố và các 
địa phương lân cận. KDTSQ rừng ngập mặn Cần 
Giờ là nơi phục vụ cho việc học tập, khảo sát của 
các sinh viên, học sinh cũng như những nhà nghiên 
2 Đoàn Xá, Tưng bừng lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, 
can-gio/121600, đăng ngày 14/09/2016. 
3 Sở Du lịch TP. HCM (2003), Quy hoạch phát triển du lịch sinh 
thái Cần Giờ đến năm 2010 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 97 
cứu khoa học trong và ngoài nước; thu hút một 
lượng khách du lịch kết hợp tham quan và nghiên 
cứu khoa học, đặc biệt quan tâm đến du lịch sinh 
thái. 
Hoạt động du lịch sinh thái trong KDTSQ rừng 
ngập mặn Cần Giờ đang được khai thác chủ yếu 
trong khu vực Lâm Viên Cần Giờ (tiểu khu 17), 
KDL Vàm Sát (tiểu khu 15a), KDL sinh thái Dần 
Xây, Khu dã ngoại thanh thiếu niên thành phố (tiểu 
khu 21) và theo quy hoạch trong thời gian sắp tới sẽ 
có thêm một số khu du lịch sinh thái rừng thuộc địa 
bàn xã An Thới Đông4. Đến với KDTSQ rừng ngập 
mặn Cần Giờ, du khách có thể được hòa mình vào 
không gian thiên nhiên rộng lớn với những tán rừng 
xanh mướt, tận hưởng bầu không khí trong lành và 
tĩnh mịch. Mặt khác, đây còn là một cơ hội để du 
khách có những trải nghiệm thú vị về thiên nhiên 
cùng những bài học hữu ích trong nhận thức về vai 
trò và giá trị của rừng ngập mặn. 
2.2. Nhân lực cho hoạt động du lịch sinh thái 
tại KDTSQ Cần Giờ 
Tuy có nguồn tài nguyên phong phú với hệ sinh 
thái đặc thù và các sinh hoạt của cư dân vùng ven 
biển, việc khai thác hiệu quả du lịch sinh thái tại 
KDTSQ Cần Giờ, với các yêu cầu nghiêm ngặt của 
loại hình du lịch này cần có sự đóng góp của nguồn 
nhân lực phù hợp. Chính người làm du lịch thông 
qua cách họ hiểu, tổ chức, quản lý hoặc trực tiếp 
triển khai các hoạt động du lịch sinh thái có tác 
động lớn đến tính hiệu quả của du lịch sinh thái. 
Trong bài viết, việc đảm bảo yêu cầu về nhân 
lực du lịch sinh thái được tìm hiểu ở hai góc độ: qua 
cách tổ chức các hoạt động tham quan du lịch và 
qua công tác hướng dẫn, giáo dục mội trường cho 
du khách. 
2.2.1. Đối với việc tổ chức hoạt động tham quan 
du lịch 
Việc phân tích, đánh giá tác động của đơn vị 
kinh doanh du lịch đến du lịch sinh thái thông qua 
việc đảm bảo môi trường du lịch, đóng góp cho 
4 Sở Du lịch TP. HCM (2003), Tlđd. 
hoạt động bảo tồn và nâng cao nhận thức cho du 
khách được thực hiện chủ yếu thông tin từ khảo sát 
bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu (hướng dẫn viên và 
du khách). Các kết quả thu được như sau: 
- BQL các khu du lịch chưa lưu tâm đầy đủ đến 
việc lắp đặt các trang thiết bị phục vụ hoạt động du 
lịch tại các KDL, dẫn đến các tác động đến chu 
trình tự nhiên, sinh trưởng của rừng và các động 
vật. Cụ thể, hệ thống chiếu sáng về đêm của các cơ 
sở dịch vụ, phương tiện vận chuyển, khách du lịch, 
tiếng ồn của máy móc Đầu năm 2011, đàn dơi 
nghệ bay khỏi Đầm dơi chủ yếu do ảnh hưởng của 
việc tổ chức quá nhiều đoàn tham quan đến khu vực 
này và tiếng ồn do các phương tiện cơ giới đi lại 
trên sông. 
- Việc chăm sóc các động vật hoang dã theo 
chúng tôi cũng không phù hợp lắm với nguyên tắc 
bảo tồn, giáo dục tình yêu thiên nhiên. “Cảnh quan 
hoang sơ nhưng mà chăm sóc động vật ở đây thì có 
vấn đề. Động vật tuy không nuôi nhốt nhưng mà 
kiểu cho ăn như trong vườn thú, làm cho người 
tham quan có cảm giác như trong sở thú thay vì 
ngoài tự nhiên” (Chị Hương, du khách từ TP. 
HCM). 
- Ngoài ra, theo ý kiến của du khách việc tổ 
chức một số hoạt động vui chơi trong KDL (xiếc 
thú, câu cá sấu, bán thức ăn cho thú) là hoạt động 
gây ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường. Hệ quả 
rõ nhất của việc nhân viên Lâm Viên Cần Giờ tổ 
chức bán thức ăn và khuyến khích du khách cho khỉ 
ăn là các đàn khỉ trở nên hung dữ, môi trường trở 
nên mất vệ sinh, xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm do rác 
thải từ thức ăn du khách mang theo, cảnh quan tự 
nhiên ở một số nơi cũng bị thay đổi. 
- Nhận xét về trang bị các thiết bị cho KDL để 
hỗ trợ cho việc giữ vệ sinh môi trường, đánh giá của 
du khách là tương đối tốt. Cả hai KDL đều trang bị 
khá đầy đủ thùng rác (76,4% câu trả lời), nhà vệ 
sinh (76,4%), hệ thống thoát nước (64,4%). Tuy 
nhiên khi được hỏi về tình trạng sử dụng các thiết bị 
này, đa số lại không hài lòng do thùng rác thiếu vệ 
sinh, nhà vệ sinh chưa được sạch sẽ. Nhưng khi 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 98 
phỏng vấn các hướng dẫn viên tại các KDL thì lại 
được cho biết tình trạng này là do du khách không 
biết giữ gìn khi sử dụng các thiết bị này, do khỉ phá 
phách, mà không đề cập đến các qui định duy tu 
thiết bị, thu gom rác và xử lý nước thải trong KDL. 
Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến vệ sinh môi 
trường, mỹ quan của KDL, cũng như môi trường 
sinh sống của các động, thực vật trong rừng ngập 
mặn. 
Bảng 1. Tình trạng vệ sinh môi trường tại các KDL 
Khu du lịch 
Tình trạng vệ sinh môi trường tại KDL 
Tổng 
Rất sạch Tương đối sạch Không sạch 
Lâm Viên 6 39 9 54 
11,1% 72,2% 16,7% 100,0% 
Vàm Sát 4 34 16 54 
7,4% 63,0% 29,6% 100,0% 
Tổng 10 73 25 108 
9,3% 67,6% 23,1% 100,0% 
2.2.2.Công tác hướng dẫn- giáo dục môi trường: 
Đây là hoạt động không thể thiếu trong một khu 
du lịch sinh thái, giúp tạo sự khác biệt với các KDL 
khác. Khi hỏi du khách về kênh thông tin mà họ 
mong muốn có để tìm hiểu thêm về hệ sinh thái 
rừng ngập mặn thì đa số chọn là qua hướng dẫn 
viên (72/94 câu trả lời, chiếm 76,6%). Kế đến, là 
qua bảo tàng (25/94-26,6%), tờ rơi (19/94-20,2%). 
Đặc biệt, có 3 du khách muốn được nghe chính 
người dân địa phương giới thiệu về khu vực này, vì 
theo họ qua đó học có thể thêm cả về cách sinh 
sống của người dân trong môi trường sinh thái đặc 
thù này. Đây chính là mục tiêu mà du lịch sinh thái 
hướng đến. 
Hình 2. Hướng dẫn sinh viên tham quan, 
tìm hiểu hệ sinh thái rừng 
Nguồn: Ngô Thanh Loan và nnk (2014) 
Tuy nhiên, trừ KDL sinh thái Dần Xây, tại các 
KDL khác đội ngũ hướng dẫn viên và hoạt động 
tuyên truyền, giáo dục môi trường được tổ chức 
chưa có qui củ lắm. 
- Đội ngũ hướng dẫn viên: Theo ông Nguyễn 
Phạm Thuận – Giám đốc KDL Dần Xây (Trung tâm 
Giáo dục môi trường và du lịch sinh thái Cần Giờ) 
cho biết “Phần nhiều các nhân viên làm trái ngành, 
họ tốt nghiệp các ngành lâm nghiệp, môi trường, 
nhưng đều được đào tạo chuyên môn để hướng dẫn 
khách”. Qua phỏng vấn 6 hướng dẫn viên, thuyết 
minh viên tại hai KDL Vàm Sát và Lâm Viên, 
chúng tôi nhận thấy họ đều có ý thức “mình đang 
làm du lịch sinh thái”. “Nhân viên chủ yếu là người 
từ địa phương khác tới, tuy nhiên họ định cư luôn 
tại Cần Giờ và hầu hết đều có thâm niên trong 
nghề Kiến thức có được chủ yếu là từ quan sát 
thực tế và kinh nghiệm họ khi làm trong khu rừng 
này” (Anh Minh, nhân viên phòng hộ, hướng dẫn 
khách tham quan tại Lâm Viên). 
Qua khảo sát cho thấy số nhân viên thực sự hiểu 
các nguyên tắc của du lịch sinh thái và quan trọng 
hơn là thực hành đúng các nguyên tắc này thì rất ít. 
Cụ thể, qua phỏng vấn cho thấy họ được trang bị tốt 
các kiến thức cơ bản về rừng ngập mặn để có thể 
giới thiệu cho du khách, nhưng khi được hỏi “Theo 
anh/ chị nên gì để phát triển du lịch sinh thái?” thì 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 99 
một người trả lời là không biết, các ý kiến còn lại 
đều không phù hợp lắm với nguyên tắc tổ chức du 
lịch sinh thái như “nên có tàu lớn để phục vụ đoàn 
đông”, “nên đầu tư thêm cơ sở hạ tầng”, “mở thêm 
các dịch vụ vui chơi giải trí”,  
- Trong khu vực Lâm Viên Cần Giờ có một bảo 
tàng nhỏ giới thiệu lịch sử khai phá Cần Giờ và 
trưng bày tiêu bản của một số thực, động vật rừng 
sác. Tuy nhiên, theo nhận xét của du khách thì bảo 
tàng (thực chất chỉ là phòng trưng bày) thiếu hấp 
dẫn do không gian khá hẹp, bẩn vì bụi, khỉ vào phá 
phách. Chúng tôi đã hỏi ngẫu nhiên 20 du khách 
khác nhau, đa số không vào bảo tàng vì không quan 
tâm hoặc không cảm thấy hấp dẫn do cách trưng 
bày trong bảo tàng hoặc do không có người hướng 
dẫn. 
- Tờ rơi, tài liệu hướng dẫn không nhiều, mang 
tính chất quảng bá, giới thiệu địa điểm du lịch hơn 
là cung cấp thông về rừng ngập mặn. 
Đánh giá chung, việc tổ chức các hoạt động 
tham quan kết hợp với giới thiệu hệ sinh thái rừng 
ngập mặn và giáo dục bảo tồn ít nhiều đều được các 
KDL chú trọng. Trừ KDL sinh thái Dần Xây hoạt 
động này được tổ chức khá chuyên nghiệp, tại các 
KDL khác dù có những hoạt động giúp khách tham 
quan gần gũi và hiểu thiên nhiên trong KDTSQ 
hơn, nhưng chưa thật sự hiệu quả. 
Vì vậy, theo đánh giá ban đầu của chúng tôi, 
việc phát triển du lịch sinh thái tại đây còn thiếu đội 
ngũ nhân lực có chuyên môn và nghiệp vụ du lịch 
sinh thái. Việc sử dụng lực lượng lao động tại địa 
phương là phù hợp với nguyên tắc đảm bảo lợi ích 
của cộng đồng, nhưng để họ có thể tham gia vào 
hoạt động du lịch một cách có hiệu quả cần phải 
trang bị cho họ đầy đủ kiến thức và kỹ năng hơn. 
Việc tổ chức những hoạt động trong KDL du 
lịch sinh thái cũng chưa đáp ứng đầy đủ những 
nguyên tắc hạn chế tác động đến môi trường tự 
nhiên. Nếu không có giải pháp chấn chỉnh các hoạt 
động này thì nguy cơ mất đi ý nghĩa của du lịch 
sinh thái và xa hơn làm tác hại đến rừng ngập mặn 
nói riêng và hệ sinh thái tự nhiên nói chung là rất 
lớn. 
2.3. Khách du lịch đến Cần Giờ 
Du lịch sinh thái không hướng tới thu hút số 
lượng đông du khách mà cần có những du khách 
thật sự muốn tìm hiểu và sẵn sàng đóng góp cho các 
hoạt động bảo tồn. Để tìm hiểu việc đáp ứng yêu 
cầu này, đề tài tập trung phân tích lượng khách, đặc 
điểm và ý thức bảo vệ môi trường của khách. 
2.3.1.Lượng khách 
Với tình hình gia tăng lượng khách tham quan 
có thể dẫn đến tình trạng vượt quá sức chứa tối đa 
của các KDL. Theo Sở Du Lịch Tp. HCM (2003), 
sức chứa tối đa của Lâm Viên Cần Giờ là 7.337 
khách /ngày. Sức chứa của KDL Vàm Sát và các 
điểm tham quan lân cận còn có thể thấp hơn5. Còn 
theo tính toán của TS. Lê Đức Tuấn (2006), sức 
chứa tối đa của các điểm du lịch Cần Giờ theo quy 
hoạch trong tương lai: 25.350 khách/ngày6. 
Tuy nhiên, lượng khách tập trung chủ yếu và 
các ngày cuối tuần, ngày lễ. “Khách đông lắm, dịp 
cuối tuần là không còn chỗ luôn” (Ông Thuận, 
KDL sinh thái Dần Xây). Trong khi đó, những ngày 
trong tuần lượng khách lại rất ít, dẫn tới lãng phí về 
nhân lực, cơ sở hạ tầng. 
Khách du lịch đến các KDL sinh thái trong 
KDTSQ Cần Giờ với số lượng ngày càng tăng cũng 
là nhân tố gây ảnh hưởng quan trọng đến hệ sinh 
thái rừng ngập mặn, nếu họ chỉ quan tâm đến nhu 
cầu vui chơi giải trí mà thiếu ý thức bảo tồn nguồn 
tài nguyên du lịch của địa phương. 
Ngoài ra, để có thể phục vụ du khách, hệ thống 
cơ sở hạ tầng và dịch vụ đã được xây dựng bên 
trong những cánh rừng. Hoạt động du lịch thường 
xuyên đã tạo nên sự thay đổi các điều kiện và đặc 
trưng sinh thái của những khu vực này. Như thế, rủi 
ro cho tài nguyên rừng do sự tác động của du lịch 
cũng vì thế mà ngày càng có nguy cơ cao hơn. 
5 Sở Du lịch TP. HCM (2003), Tlđd. 
6 Lê Đức Tuấn (2006), Nghiên cứu sinh thái nhân văn KDTSQ 
rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ 
Môi trường, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 100 
Hình 2. Khách tham quan trong Lâm Viên Cần Giờ 
Nguồn: Ngô Thanh Loan và nnk (2014) 
Hình 3. Lối đi tham quan rừng trong KDL Vàm Sát 
Nguồn: Ngô Thanh Loan và nnk (2014) 
2.3.2. Đặc điểm của khách qua khảo sát 
- Về độ tuổi: đa số khách đến Cần Giờ là khách 
trẻ, độ tuổi dưới 40 (91,8% mẫu khảo sát). Đây là 
độ tuổi nắm bắt nhanh những xu hướng tích cực 
trong phát triển (bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng 
sinh học, lợi ích cộng đồng), thường thích tìm 
hiểu và có khả năng nắm bắt các thông tin nhanh. 
Vì vậy, có thể xem đây là thuận lợi để phát triển du 
lịch sinh thái. 
Bảng 2. Nhóm tuổi của khách du lịch 
Nhóm tuổi Tần suất Tỷ lệ (%) 
<18 46 41,8 
18 - 24 18 16,4 
25 - 39 37 33,6 
40 - 59 7 6,4 
≥ 60 2 1,8 
Tổng 110 100,0 
- Về nghề nghiệp: gần phân nửa mẫu điều tra là 
sinh viên, học sinh (chỉ phỏng vấn từ học sinh cấp 3 
trở lên). Tỷ lệ của nhóm lao động trí thức, nhân 
viên văn phòng cũng chiếm 39,1%. Đây là đối 
tượng du khách đã có kiến thức nhất định về tự 
nhiên, xã hội. Do vậy, họ cũng dễ dàng tiếp thu 
những thông tin mới, là đối tượng phù hợp cho công 
tác tuyên truyền bảo tồn. 
Bảng 3. Nghề nghiệp của khách du lịch 
Nghề nghiệp Tần suất Tỷ lệ (%) 
Sinh viên, học sinh 51 46,4 
Nhân viên văn phòng 30 27,3 
Khác (kỹ sư, giáo viên) 13 11,8 
Buôn bán 8 7,3 
Nội trợ, hưu trí 5 4,5 
Công nhân 3 2,7 
Tổng 110 100,0 
- Hình thức du lịch: hầu hết đi về trong ngày, đi 
theo theo đoàn, nhóm. “khách đến với Cần Giờ 
không hoàn toàn đến với mục đích là du lịch sinh 
thái, một số khách thì đi theo cơ quan tổ chức chứ 
thực tình cũng không muốn đi” (Ông Thuận, KDL 
sinh thái Dần Xây). 
- Khi được hỏi về loại hình du lịch phù hợp với 
Cần Giờ, có 52,9% du khách được phỏng vấn đề 
cập đến du lịch sinh thái. Điều này cho thấy họ đã 
biết qua về loại hình du lịch này. 
Bảng 4. Ý kiến về loại hình du lịch phù hợp với 
Cần Giờ 
 Tần 
suất 
Tỷ lệ
(%) 
Tỷ lệ hữu 
dụng (%) 
Du lịch sinh thái 54 49,1 52,9 
Du lịch mạo hiểm 22 20,0 21,6 
Tham quan rừng 15 13,6 14,7 
Du lịch biển 11 10,0 10,8 
Tổng 102 92,7 100,0 
Tuy nhiên, qua trả lời thêm một số câu ngoài 
bảng hỏi, một số người vẫn còn nhầm lẫn du lịch 
sinh thái chỉ đơn thuần là du lịch thiên nhiên hoặc 
mong muốn có thêm một số hoạt động đơn thuần 
vui chơi giải trí trong các KDL. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 101 
- Dù vậy, hầu hết người được hỏi (91,3%) đều 
trả lời muốn tìm hiểu thêm về rừng ngập mặn. Đây 
điểm thuận lợi để đưa những hoạt động giới thiệu 
về hệ sinh thái rừng ngập mặn, giáo dục môi 
trường, trồng rừng cũng như giới thiệu cho họ 
những hoạt động du lịch mang ý nghĩa thực sự sinh 
thái. 
2.3.3. Ý thức bảo vệ môi trường của du khách 
Khi được đề nghị nhận xét về những ý thức bảo 
vệ môi trường của các du khách khác, hầu hết đều 
cho rằng ý thức của du khách là chưa cao. Điều này 
thể hiện rõ trong một số hành vi của du khách, 
nhiều nhất là xả rác (74,2% câu trả lời), kế đến là bẻ 
cây, chọc phá thú, leo trèo (17,3% ý kiến). 
Bảng 5. Nhận xét về ý thức bảo vệ môi trường của 
du khách 
 Tần 
suất 
Tỷ lệ 
(%) 
Tỷ lệ hữu 
dụng (%) 
Ý thức cao 19 17,3 17,6 
Một số người chưa ý thức 83 75,5 76,9 
Ý thức kém 6 5,5 5,6 
Tổng 108 98,2 100,0 
Nhìn chung, việc tham quan cũng như hành vi 
thiếu ý thức của một số khách như bẻ cây cành, 
chọc phá thú.., gây ảnh hưởng đến đời sống các loài 
sinh vật. Tại Lâm Viên Cần Giờ, khi được hỏi về 
bầy khỉ ở đây thì một du khách cho biết: “ mặc 
dù có hỗn, lấy đồ của khách du lịch, đôi khi gây 
nguy hiểm cho du khách khi tới đây. Tuy nhiên, du 
khách khi tới khu này là vì sự 
vui nhộn” đó của bầy khỉ, nếu không sẽ buồn , 
không còn sự thú vị khi tới nơi này” (một du khách 
nam). Nhu cầu thưởng thức đặc sản làm suy giảm 
số lượng loài vật, làm xảy ra hiện tượng mất hoặc 
suy giảm số lượng loài, suy giảm sự đa dạng sinh 
học của rừng. 
Qua các phân tích ở trên cho thấy du khách hiện 
nay của các KDL tại Cần Giờ là nhóm đối tượng 
khá đa dạng, bao gồm tỷ lệ lớn là khách du lịch 
chưa đặt mục đích tham gia du lịch sinh thái cho 
chuyến đi. Đa số đi theo đoàn đông, hoạt động bảo 
vệ môi trường nếu có chỉ dừng lại ở mức nghe giới 
thiệu, tham gia trồng rừng, đôi khi chỉ mang tính 
Hình 4. Thay đổi tập quán sinh tồn của động vật 
Nguồn: Ngô Thanh Loan và nnk (2014) 
phong trào. Ngoài việc ít quan tâm đến tìm hiểu 
rừng ngập mặn và hoạt động bảo tồn họ còn có 
những nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ du lịch mang 
tính giải trí, tham quan nhiều hơn. Đây là vấn đề 
cần quan tâm trong việc xây dựng các chương trình 
du lịch, cũng như các hoạt động du tại KDTSQ, 
nhằm hướng tới sự bền vững của hoạt động du lịch 
sinh thái trong KDTSQ. 
3. Kết luận – Kiến nghị 
KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ có đầy đủ 
nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn cho phát 
triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, trong thực tế, 
ngay cả với người làm công tác du lịch và du khách 
việc hiểu và thực hiện đúng các nguyên tắc của du 
lịch sinh thái không phải lúc nào cũng đạt được. 
Kết quả khảo sát cho thấy do người tổ chức hoạt 
động du lịch hiểu biết chưa đầy đủ về du lịch sinh 
thái, dẫn đến xây dựng một số hoạt động vui chơi 
giải trí chưa phù hợp với yêu cầu bảo tồn và giáo 
dục bảo tồn tại các KDL trong KDTSQ. Các hoạt 
động thuyết minh, hướng dẫn du khách tham quan, 
tìm hiểu rừng ngập mặn chưa thật sự hấp dẫn và 
hiệu quả do chính hướng dẫn viên các KDL chưa 
hiểu hết tầm quan trọng của hoạt động này. 
Bên cạnh đó, một số hành vi của du khách tại 
các KDL có tác động tiêu cực đến hệ động thực vật 
tại đây, họ lại không được hướng dẫn để có thái độ 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 102 
thân thiện hơn với môi trường. Số lượng khách hiểu 
được các đặc trưng và nguyên tắc của du lịch sinh 
thái và thực sự có nhu cầu tham gia du lịch sinh thái 
chưa nhiều. 
Trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi đề xuất một 
số giải pháp để hoạt động du lịch sinh thái được tiến 
hành một cách đúng hướng và hiệu quả hơn. Để 
đảm bảo các nguyên tắc cho việc phát triển du lịch 
sinh thái cần đầu tư cho nhân lực, kết hợp giữa 
tuyển dụng người đúng chuyên môn và có công tác 
tập huấn bổ sung định kỳ cho nhân lực hiện hữu. 
Công tác thuyết minh, hướng dẫn cần được dầu tư, 
cần tập huấn thêm nghiệp vụ hướng dẫn, kỹ năng 
tuyên truyền, giáo dục ý thức cho du khách cho đội 
ngũ thuyết minh tại điểm. Tăng cường tài liệu, khai 
thác hiệu quả hơn không gian của các bảo tàng, 
phòng trưng bày để tăng cường cung cấp thông tin 
về hệ sinh thái của KDTSQ cho du khách. Bên cạnh 
các tài liệu hướng dẫn khách tham quan, nên đầu tư 
thêm cho các tài liệu giới thiệu về rừng ngập ngập 
mặn phù hợp với các đối tượng khách có độ tuổi 
khác nhau. 
Việc tổ chức tham quan, vui chơi cho du khách, 
cũng như việc bố trí các thiết bị và phương tiện vận 
chuyển trong KDL cần được tính toán để tránh gây 
ảnh hưởng tiêu cực. Cần có những biển báo cung 
cấp thông tin, hướng dẫn, nhắc nhở du khách đầy 
đủ hơn. Ngoài ra, nên hạn chế lượng khách ở mọt 
số khu vực tham quan, có hướng dẫn viên theo 
khách trong suốt tuyến tham quan trong khu vực 
này để giới thiệu, trả lời các thắc mắc của du khách, 
giúp khách hiểu hơn giá trị của rừng ngập mặn, từ 
đó nâng cao ý thức bảo tồn cho du khách. 
Đồng thời chúng tôi cũng kiến nghị việc thành 
lập một bộ phận chức năng để theo dõi và quản lý 
việc đáp ứng các yêu cầu cho du lịch sinh thái trong 
KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ nói chung, để có 
những chấn chỉnh kịp thời và phù hợp. Việc nhận 
diện các mối nguy cơ rủi ro từ chính hoạt động du 
lịch là động thái thiết thực và hữu ích nhằm hoàn 
thiện chiến lược khai thác hiệu quả và bền vững hơn 
các tài nguyên du lịch sinh thái. KDTSQ rừng ngập 
mặn Cần Giờ cần có các các giải pháp kịp thời để 
đáp ứng đúng các yêu cầu cho việc tổ chức du lịch 
sinh thái, để xứng đáng là trọng điểm du lịch sinh 
thái của khu vực Đông Nam Bộ. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 103 
Studying the meeting of practical 
requirements of ecotourism 
in the Can Gio Mangrove World Biosphere 
Reserve, Ho Chi Minh City 
 Ngo Thanh Loan 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
Ecotourism is considered as a pre-eminent 
form of tourism that helps to balance economic 
purpose and conservation of natural and 
cultural values of the area. However, in order 
to conduct efficient ecotourism activities, 
besides a specific ecosystem, the locality must 
have proper human resources as well as 
responsible tourists. This paper presents some 
findings from our research on how the labors’ 
planning and working for ecotourism spots in 
Can Gio to meet the requirements of 
ecotourism. A survey with tourists was also 
realized. The result raises some concerns 
about the sustainability of ecotourism in Can 
Gio. 
Keywords: ecotourism, the World Mangrove Biosphere Reserve of Can Gio, human resource 
for tourism, ecotourists 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lê Đức Tuấn (2006), Nghiên cứu sinh thái 
nhân văn KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ 
thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Môi 
trường, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. 
HCM. 
[2]. Ngô Thanh Loan (chủ nhiệm) và nnk (2014), 
Đánh giá rủi ro cho du lịch sinh thái tại Khu 
dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 
TP.HCM, Đề tài NCKH cấp ĐHQG TP.HCM 
[3]. Sở Du lịch TP. HCM (2003), Quy hoạch phát 
triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2010. 
[4]. The International Ecotourism Society (TIES), 
www.ecotourism.org 

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_viec_dap_ung_yeu_cau_cua_du_lich_sinh_thai_tai_khu.pdf