Tiếp biến đạo bà la môn ở Việt Nam qua tín ngưỡng vua - Thần của vương quốc Chămpa (Thế kỉ IV - Thế kỉ XV)

Đồng bào Chăm (còn gọi là người Chàm) - một trong 54 dân tộc trong cộng

đồng các dân tộc Việt Nam - là một dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, rất

đa dạng và phong phú. Trong lịch sử đời sống chính trị, văn hoá của dân tộc mình, cộng

đồng cư dân Chămpa cổ đã tiếp nhận sâu sắc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên

nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tôn giáo với đạo Bàlamôn. Trên cơ sở tiếp nhận Bàlamôn giáo,

họ đã biến đổi, hỗn dung các yếu tố ngoại lai với các yếu tố bản địa, làm nên những nét

đặc sắc trong đời sống tôn giáo của mình. Ở bài tham luận này, chúng tôi xin trình bày

một số vấn đề về sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa; sự tiếp nhận và biến đổi

Bàlamôn giáo của người Chăm qua việc nghiên cứu cơ sở ra đời, nội dung, biểu hiện và

ảnh hưởng của tín ngưỡng Vua - Thần ở Chămpa (thế kỉ IV - thế kỉ XV). Với việc sử dụng

các phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học, phương pháp logic, phương pháp lịch sử,

bài tham luận hi vọng sẽ làm sáng tỏ tính tất yếu của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá

giữa các dân tộc, qua đó thấy được nguồn gốc những sắc thái riêng trong đời sống tôn

giáo - tín ngưỡng của bộ phận Chăm Bàlamôn hiện nay.

pdf 9 trang thom 04/01/2024 3560
Bạn đang xem tài liệu "Tiếp biến đạo bà la môn ở Việt Nam qua tín ngưỡng vua - Thần của vương quốc Chămpa (Thế kỉ IV - Thế kỉ XV)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếp biến đạo bà la môn ở Việt Nam qua tín ngưỡng vua - Thần của vương quốc Chămpa (Thế kỉ IV - Thế kỉ XV)

Tiếp biến đạo bà la môn ở Việt Nam qua tín ngưỡng vua - Thần của vương quốc Chămpa (Thế kỉ IV - Thế kỉ XV)
26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
TIẾP BIẾN ĐẠO BÀ LA MÔN Ở VIỆT NAM 
QUA TÍN NGƯỠNG VUA - THẦN 
CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂMPA (THẾ KỈ IV - THẾ KỈ XV) 
Nguyễn Thị Bằng 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Việt Nam 
Tóm tắt: Đồng bào Chăm (còn gọi là người Chàm) - một trong 54 dân tộc trong cộng 
đồng các dân tộc Việt Nam - là một dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, rất 
đa dạng và phong phú. Trong lịch sử đời sống chính trị, văn hoá của dân tộc mình, cộng 
đồng cư dân Chămpa cổ đã tiếp nhận sâu sắc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên 
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tôn giáo với đạo Bàlamôn. Trên cơ sở tiếp nhận Bàlamôn giáo, 
họ đã biến đổi, hỗn dung các yếu tố ngoại lai với các yếu tố bản địa, làm nên những nét 
đặc sắc trong đời sống tôn giáo của mình. Ở bài tham luận này, chúng tôi xin trình bày 
một số vấn đề về sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa; sự tiếp nhận và biến đổi 
Bàlamôn giáo của người Chăm qua việc nghiên cứu cơ sở ra đời, nội dung, biểu hiện và 
ảnh hưởng của tín ngưỡng Vua - Thần ở Chămpa (thế kỉ IV - thế kỉ XV). Với việc sử dụng 
các phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học, phương pháp logic, phương pháp lịch sử, 
bài tham luận hi vọng sẽ làm sáng tỏ tính tất yếu của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá 
giữa các dân tộc, qua đó thấy được nguồn gốc những sắc thái riêng trong đời sống tôn 
giáo - tín ngưỡng của bộ phận Chăm Bàlamôn hiện nay. 
Từ khoá: Bàlamôn giáo, tín ngưỡng Vua – Thần, Chămpa, văn hoá Ấn Độ, Chăm Bà 
la môn 
Nhận bài ngày 15.02.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.02.2020 
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Bằng; Email: ntbang@daihocthudo.edu.vn 
1. MỞ ĐẦU 
Việt Nam là quốc gia với 54 dân tộc anh em, cùng sinh tụ và phát triển trên dải đất 
hình chữ S. Trong đó, mỗi dân tộc mang trong mình những nét văn hoá đặc sắc góp 
phần tạo nên một bức tranh văn hoá nhiều màu sắc của dân tộc Việt Nam. 
Trong lịch sử đời sống chính trị, văn hoá của dân tộc mình, cộng đồng cư dân 
Chămpa cổ đã tiếp nhận sâu sắc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên nhiều lĩnh 
vực, đặc biệt là tôn giáo với đạo Bàlamôn. Trên cơ sở tiếp nhận Bàlamôn giáo, họ đã 
biến đổi, hỗn dung các yếu tố ngoại lai với các yếu tố bản địa, làm nên những nét đặc 
sắc trong đời sống tôn giáo của mình. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đồng bào 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 27 
Chăm đã đem văn hoá, âm nhạc và chủng tộc của mình hoà cùng vào dân tộc Việt Nam. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa 
Đạo Bàlamôn ra đời ở Ấn Độ từ những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN. Đây là một 
tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama, thần Visnu và thần Siva. Đạo Bàlamôn 
đã được truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ. Với sự tiến bộ của kĩ thuật hàng hải, 
theo chân các thương gia trên con đường tìm kiếm vàng, sản vật địa phương và địa bàn 
buôn bán, những nhà truyền đạo đã từng bước truyền bá đạo Bàlamôn một cách hoà bình 
vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Một bộ phận các thương nhân và các nhà truyền 
giáo Ấn Độ đã ở lại khu vực này để sinh cơ lập nghiệp, có những người còn giữ những 
chức vụ quan trọng trong chính quyền. Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á, nhiều bộ tộc 
đang diễn ra quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ và hình thành xã hội tiền giai cấp, có 
giai cấp và nhà nước. Những thủ lĩnh này đã nhanh chóng tiếp nhận những cách thức tổ 
chức xã hội và chính quyền của Ấn Độ để lập nên những quốc gia riêng. 
Quốc gia Chămpa (trước thế kỉ VII được gọi là Lâm Ấp) ra đời sau thắng lợi của cuộc 
khởi nghĩa do Khu Liên lãnh đạo (190 - 192), chống lại ách cai trị của triều đình nhà Hán ở 
phương Bắc. 
Cho đến nay, những ghi chép về việc các tăng lữ Bàlamôn Ấn Độ đến truyền đạo ở 
Chămpa vẫn chưa được phát hiện, song có thể khẳng định đạo Bàlamôn đến với 
Chămpa bằng con đường hoà bình. Những người đứng đầu chính quyền nhà nước Lâm 
Ấp, sau đó là Chămpa đã nhanh chóng tiếp nhận những cách thức tổ chức xã hội và 
chính quyền Ấn Độ để tạo dựng quốc gia riêng. Để tổ chức được một nhà nước mang 
tính chất vương quyền theo kiểu Ấn Độ, không thể tách rời tôn giáo, mà những tôn giáo 
đó đã được truyền bá đến Đông Nam Á, ở quốc gia liền kề với Chămpa là Phù Nam. Sự 
xuất hiện của đạo Bàlamôn ở Chămpa được phản ánh qua hệ thống các văn bia lập dưới 
thời cai trị của các vị vua. 
Vào thế kỉ IV, các văn bia bằng tiếng Phạn (tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên) do 
vua Bhadravarman (349-361) xây dựng đền thờ đầu tiên để dâng kính thần Siva đã cho 
chúng ta biết về sự có mặt của đạo Bàlamôn ở đất nước này. Đó là các tấm bia Chợ 
Dinh II, bia Chợ Dinh III (Phú Yên), bia Hòn Cụt (Quảng Nam), đặc biệt là bia Mỹ 
Sơn. Câu mở đầu của tấm bia đã nói đến sự thành kính dành cho ba vị thần cao nhất của 
đạo Bàlamôn: “Thắng lợi! Kính lạy Mahesvara (Siva vĩ đại) và Uma (vợ của thần Siva), 
Brama và Visnu,” [3, tr.179]. 
Đến đầu thế kỉ VII, Bàlamôn giáo mà chủ yếu là phái Siva giáo đã trở thành tôn giáo 
chính thống của các vua chúa Chămpa với sự ra đời của một khu thánh địa Mỹ Sơn. Điều 
này được khẳng định khi vua Sambhuvarman (595-629) đã khôi phục lại thánh đường thờ 
Bhadresvara và đổi tên thần là Sambhubhadresvara có thể “đem lại hạnh phúc cho đất nước 
Chămpa”. Thánh đường mới trở thành thánh đường quốc gia của nước Chămpa. 
Tiếp đó, các vị vua kế nhiệm của Chămpa đều thể hiện lòng tôn kính của mình với 
28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
các vị thần Visnu, Siva và vợ của Ngài. Mặc dù có những thời kì Phật giáo phát triển 
mạnh mẽ (thời Hoàn Vương và thời Đồng Dương) nhưng đạo Bàlamôn vẫn có sự lan 
toả, đan xen, hoà quyện cùng Phật giáo trong đời sống cung đình cũng như dân gian. 
Tiêu biểu cho nét đặc sắc này là nội dung của tấm bia thứ nhất ở Đồng Dương: Mặt A 
tấm bia nhấn mạnh tính hợp pháp của vị vua mới Indravarman II và ưu thế của 
Bhadresvara đối với vị thần ở Kauthara. Mặt B của tấm bia nói tới việc dựng lên một 
kosa có mặt vàng cho Sambhubhadresvara (vị thần Siva phía Bắc). Những đoạn tiếp sau 
hoàn toàn mang tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Bia ký nói lên lòng tin Phật, khiến vua đã 
dựng lên một tu viện Phật giáo quan trọng nhất ở Chămpa. Các dòng tiếp sau nói tới 
những phần thưởng và hình phạt: thiên đường (svargapura) hoặc đô thị giải thoát 
(moksapura) hoặc nơi ở của Phật (Buddhapada), 
2.2. Sự tiếp nhận và biến đổi đạo Bàlamôn ở Chămpa qua tín ngưỡng Vua - Thần 
(thế kỉ IV-thế kỉ XV) 
Đất nước Chămpa là một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Ấn Độ. 
Những con người giản dị nơi đây đã sáng tạo, tiếp nhận, biến đổi, hỗn dung các yếu tố 
văn hoá ngoại lai với các yếu tố bản địa làm nên những nét đặc sắc của riêng mình. 
Nghiên cứu cơ sở ra đời, nội dung, biểu hiện và ảnh hưởng của tín ngưỡng Vua - Thần ở 
Chămpa, chúng ta có thể thấy được sự tiếp biến đạo Bàlamôn ở đất nước này. 
2.2.1. Cơ sở ra đời 
Sự xuất hiện tín ngưỡng Vua - Thần ở Chămpa là dấu ấn của việc kết hợp quan 
điểm đồng nhất Vua - Thần ở Ấn Độ cùng với tập tục thờ cúng tổ tiên cổ xưa của cư 
dân Chămpa. 
Theo quan niệm truyền thống của Ấn Độ, vua chính là hiện thân của thần trên mặt 
đất, thậm chí dù vua có là đứa trẻ, vẫn cứ là hiện thân của thần linh trong thể xác con 
người. Bởi vậy, mỗi khi làm lễ đăng quang, vị thầy tế chính thường hướng tới các thần 
linh cầu xin sự che chở cho vị vua mới. Đạo Bàlamôn mang theo những quan niệm đó 
khi vào Chămpa, nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong lòng bộ phận cầm quyền cũng 
như dân chúng bình dị. 
Trước khi đạo Bàlamôn du nhập vào, cư dân Chămpa đã có một đời sống tinh thần 
hết sức phong phú với nền văn hoá bản địa - Văn hoá Sa Huỳnh. Mang đặc trưng của cư 
dân nông nghiệp trồng lúa nước, người Chăm cũng theo tín ngưỡng đa thần giáo. Họ thờ 
cúng các hiện tượng tự nhiên như: thần Mưa, thần Gió, thần Sấm, thần Sét, thần Đất, 
thần Biển, Bên cạnh đó, người Chăm còn có truyền thống thờ cúng tổ tiên. 
Chính vì vậy, khi tôn giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến đây, mang theo những nét tương 
đồng, họ đã tự nguyện hoà đồng nhanh với nền văn hoá và tôn giáo ấy. Tín ngưỡng Vua - 
Thần được hình thành từ ý muốn của giai cấp thống trị song được nhân dân tin theo và cũng 
hết mực đề cao bởi với họ “Việc đầu tiên của con người là chọn vua, sau đó mới chọn vợ 
và cuối cùng mới là tích lũy tài sản. Vì rằng thế giới mà không có vua thì điều gì sẽ xảy ra 
với vợ và tài sản” [4, tr.23]. Vua được thần thánh hóa sẽ tăng thêm sức mạnh và quyền lực, 
sẽ bảo vệ, che chở cho thần dân ngày càng tốt hơn, đem lại cho dân một cuộc sống thanh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 29 
bình và giàu có.“Hiện tượng thờ thần vua ở Champa chỉ là một hình thức cao hơn của tín 
ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Chăm” [4, tr.182]. 
2.2.2. Nội dung - bản chất 
Với tư tưởng đồng nhất vua - thần, ngay từ ngày đầu, vị thần chủ của Siva giáo đã 
được đồng nhất với các vị vua Chămpa và ngược lại, các vua Chăm đã được thần hoá để 
trở thành thần chủ của quốc gia. 
Vị thần chủ của vương quốc Chămpa thường được thờ dưới dạng linga (sinh thực 
khí) hay mukhalinga (linga có hình mặt thần). Vị thần chủ của miền Bắc được thờ ở Mỹ 
Sơn, còn vị thần chủ ở miền Nam thì được thờ ở Kauthara (Nha Trang). 
Các bia kí cổ nhất (từ trước thế kỉ VII) đã cho biết về sự hoà nhập giữa vị thần Siva 
của đạo Bàlamôn với các vua sáng lập ra các vương triều Chămpa. 
Tín ngưỡng Vua - Thần xuất hiện chính thức ở Chămpa vào cuối thế kỉ IV, với sự xuất 
hiện của vua Bhadravarman (349-361) và khu thánh địa Mỹ Sơn trở thành thánh địa của 
vương quốc. Các bia kí của Bhadravarman ghi: “Ngài đã cúng dâng cho thần Bhadresvara 
một khu vực vĩnh viễn, phía đông là núi Sulaha, phía Nam là núi Mahapartava, phía tây là 
núi Kusala, phía Bắc là núi..., làm ranh giới. Ngài cúng dâng cho thần tất cả ruộng đất và 
dân cư trong phạm vi đó, hao lợi phải được dâng cúng cho thần...” [4, tr.6]. Có thể thấy,tên 
vị thần Bhadresvara là sự kết hợp giữa tên vua Bhadr với tên thần Isvara (một tên hiệu của 
thần Siva, nghĩa là Thượng Đế, Đấng Toàn Năng) - dạng thần - vua đầu tiên ở vương quốc 
Chămpa. 
Hơn hai thế kỉ sau, dưới triều vua Rudravarman (khoảng giữa những năm 539 - 
577), ngôi đền thờ thần Bhadesvara chẳng may bị cháy và đã được vua Sambhuvarman 
- người kế vị Rudravarman khôi phục lại. Với các bia kí của Sambhuvarman, chúng ta 
biết Bhadresvara - thần của các thần - đã được đổi tên thành Sambhubhadresvara. Đến 
đây tên của vị vua mới (Sambhu) lại được ghép tiếp vào tên của vị thần. Vị thần - vua 
mới Sambhubhadresvara, theo bia kí, có thể “đem lại hạnh phúc cho đất nước Chămpa” 
[8, tr.6]. Như vậy, đến thế kỉ VII, vị thần ở Mỹ Sơn gần như trở thành vị thần tối cao 
của cả vương quốc Chămpa. 
Dưới hai triều vua tiếp theo là Vikrantavarman I và Vikrantavarman II (629 – 757) Mỹ 
Sơn cũng như vị thần - vua Bhadresvara vẫn được chú ý đặc biệt. Ngoài việc xây dựng 
thêm nhiều đền thờ tại thánh địa Mỹ Sơn, Prakasadharma (tức Vikrantavarman I) còn “dâng 
cúng đất đai, các bao Kosa (bao bằng kim loại quý để bọc Linga) và đồ quý khác cho thần 
Bhadresvara”. 
Sau đó, do nhiều nguyên nhân, có thể là do sự hưng thịnh của Phật giáo, suốt một 
thời gian dài (758-915) dưới hai vương triều Hoàn Vương và Đồng Dương (tức 
Indrapura), Mỹ Sơn và vị thần của Mỹ Sơn không còn giữ vai trò là thánh địa quốc gia 
và vị thần chủ của quốc gia. Tuy nhiên, các vua Chăm vẫn được đồng nhất, tôn sùng 
như các vị thần. 
Vua Chămpa thời Hoàn Vương tên là Prathivindravarman được bia kí ca ngợi 
30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
“giống như thần Indra của các thần trên Trái Đất”. Các vua sau đó của vương triều 
Hoàn Vương cũng ví mình với các thần, ví dụ: Indravarman I tự so sánh mình với 
Vikrama (một hóa thân của Visnu) “nâng quả đất lên bằng hai cánh tay” hay với 
Narayama (một hóa thân khác của thần Visnu) “nằm trên con rắn và nâng thế giới bằng 
bốn cánh tay”[4, tr.22]. 
Haravarman IV, sau khi phục hồi lại đất nước vào cuối thế kỉ XI đã cho dựng bia ca 
ngợi và so sánh mình với Krisna, Kama, Indra, Brahma, Siva. Rồi các vị vua nổi tiếng 
cuối cùng của Chămpa như Pô Klaung Garai, Pô Rômê,... đều được thờ phụng trong các 
tháp sau khi chết dưới hình thức vị thần Siva. 
Từ đầu thế kỉ XI, vị thần chủ ở Mỹ Sơn thực sự trở thành thần - vua của cả vương 
quốc Chămpa. Giờ đây, tên thần trở thành bất di bất dịch - Srisanabhadresvara, suốt từ 
thế kỉ XI đến thế kỉ XV. Mặc dù, các vị vua thay nhau cầm quyền nhưng chỉ tên của vị 
vua đầu tiên sáng lập ra Mỹ Sơn - Bhadravarman, là được ghép vào với tên của thần 
Siva (Isvara). Rõ ràng ở đây có sự kết hợp giữa vị vua đầu tiên sáng lập ra thánh địa Mỹ 
Sơn và vị thần tối cao của vương triều Chămpa. 
2.2.3. Hình thức thể hiện 
Sự hòa nhập Vua - Thần thể hiện rõ nét ngay trong tên của thánh đường hay đền 
thờ dành cho vị thần chủ quốc gia - đó là sự kết hợp tên vua với tên thần Siva, thậm chí 
nhiều lần Siva, ví dụ như: Bhadresvara (tên vua Bhadravarman), Sambhubhadresvara 
(vua Sambhudravarman), Sri sanesvarana hay Sri Sanabhadresvara,... 
Ngoài ra, tôn miếu và miếu hiệu của các vị vua Chămpa cũng cho thấy sự kết hợp này: 
“Nếu lập ra một danh sách các vua Chămpa kể từ Bhadravarman (thế kỉ VI) đến tận 
Harivarman (1070-1081), ta có ít nhất 41 vị vua, trong số đó 28 vị được biết rõ tên bằng 
tiếng sanskrit. Trong số 28 vua này, có 3 vua lấy hiệu là Rudra (Rudravarman), tên thời Vệ 
Đà của Siva, 2 vua khác có hiệu là Bhadra (Bhadravarman, Bhadraisvaravarman), nghĩa 
là tốt, là tài hoa - một thần hiệu của Siva, 3 vị vua mang thương hiệu Thượng Chúa 
(paramesvara) - cũng là một thần hiệu của Siva. Ít nhất là 6 vua Chăm tên là Indra (...), các 
tên hiệu Indra của các vua Chămpa là tên Indra của Siva. Vua Prithivindravarman có miếu 
hiệu là Rudraloka (thế giới Rudra), còn người xây lại Pô Nagar, vua Satyavarman, có miếu 
hiệu là “thế giới chúa Siva” (Isvarakya) - cả 2 đều gắn với Siva. Như vậy, trong số 28 vua, 
có tới 17 vua mang danh hiệu Siva. Còn các vị vua kia, một thuộc Phật giáo là 
Indravarman II có miếu hiệu là “Thế giới thương Phật”(Paramabuddhaloka), 4 mang tên 
Visnu (Harivarman),... cũng đều thờ phụng Siva cả”[3, tr.382]. Như vậy, sau khi chết, các 
vua Chăm đều phong miếu hiệu. Miếu hiệu của các vua Chăm bao giờ cũng có nghĩa là hòa 
nhập vào một vị thần tối thượng nào đó, ở đây chủ yếu là thần Siva. 
Sự đồng nhất Vua - Thần còn được thể hiện qua các bức tượng, phù điêu mô tả 
chân dung một vị vua Chăm với những đặc tính của thần Siva. Tiêu biểu nhất là hai phù 
điêu thần Siva ở tháp Pô Klaung Garai và phù điêu Siva ở tháp Pô Rômê. 
Phù điêu thần Siva ở tháp Pô Klaung Garai mô tả thần Siva với con mắt thứ ba ở 
giữa trán, thần có sáu tay - cầm những vật biểu trưng: tay phải phía trước cầm đinh ba 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 31 
chĩa, tay trái phía trước cầm nụ sen, hai tay phía sau (ở bên dưới), tay phải cầm mã tấu, 
tay trái cầm cái trống. Tất cả các cổ tay và bắp tay đều đeo đồ trang sức, hai tay phía sau 
chắp lại với nhau giơ lên khỏi đầu. Thần ở tư thế đứng trên cái bệ, hai gót chân quay 
vào nhau - các ngón chân hướng ra ngoài, lấy chân trái làm trụ, gót chân phải nhấc lên - 
trụ các ngón chân xuống bệ, cổ chân đeo đồ trang sức và chuỗi hạt, hai đầu gối khuỳnh 
ra hai bên, tạo cho hai chân thành một tứ giác. Sợi dây Bàlamôn từ vai trái xuyên xuống 
hông phải. Đây là hình ảnh thần Siva múa điệu Tandava (điệu múa biểu thị sự vận hành 
của vũ trụ). Thực ra, đây là hình tượng vua (Pô Klaung Garai) được thờ dưới dạng thần 
Siva. Vị vua này dạy dân cấy cày và làm thủy lợi. 
Phù điêu Siva trong tháp Pô Rômê: Thần ở tư thế ngồi, hai tay phía trước đặt lên bụng, 
có sáu tay phụ và cầm những biểu tượng:Ba tay bên phải, lần lượt từ dưới lên trên cầm con 
dao găm, bông hoa sen và một thứ lược của người Chăm. Cũng theo thứ tự đó, ba tay bên 
phải lần lượt cầm đinh ba, một thanh gươm, lưỡi chạm trổ và một chén đựng dầu dừa. Thực 
ra, đây là hình tượng vua Pô Rômê được thể hiện với hình tượng Siva hóa. 
Đặc biệt, cùng với sự hòa nhập Vua - Thần, các vua Chămpa đã thần hóa mình 
xung quanh hình tượng Linga, Mukhalinga. 
Chiếc linga từ chỗ là biểu tượng cho sức mạnh, sự sinh hóa của thần Siva đã trở 
thành một biểu tượng và sự kết tinh của vương quyền. Hình tượng Linga trong tín 
ngưỡng Vua - Thần ở Campuchia chỉ đơn thuần là một cột đá hình trụ đặt trên bệ thờ, 
mà bệ đó được đặt vào trong đền tháp thờ Vua - Thần. Linga tượng trưng cho vương 
quyền, mỗi vị vua khi lên ngôi đều cho dựng tượng Linga để thờ. Tượng Linga không 
quá to nên trong lịch sử Campuchia đã có người lấy trộm được Linga vua và xưng làm 
vua. Đó chính là vua Jayavarman IV. Có thể thấy, Linga của tín ngưỡng Vua - Thần ở 
Campuchia rất gọn nhẹ, đơn giản. 
Ở Chămpa có rất nhiều loại hình Linga, Linga - Yony. Có thể thấy, ở Champa, 
Linga không đi một mình mà luôn gắn với hình tượng Yony - thể hiện cả hai đặc tính 
âm - dương của thần Siva. Do đó ở Chămpa có nhiều loại Linga - Yony độc đáo: 
+ Linga chỉ là một khối trụ tròn (Linga trên Yony ở tháp giữa Hòa Lai, Linga trên 
Yony nằm trên tháp B1 - Mỹ Sơn),... Linga chỉ gồm một phần với hình khối bát giác 
(Linga - Thủ Thiện), Linga chỉ có một khối bốn cạnh (Linga phía Bắc tháp Pô Rômê) 
+ Linga gồm có hai phần (loại trên đầu là hình khối tròn, phần dưới là khối vuông – 
Linga ở tháp phía Tây của nhóm đền tháp Pô Nagar, loại phần trên là khối hình trụ tròn, 
phía dưới là khối bát giác). 
+ Loại Linga gồm có ba phần rõ rệt, phần trên hình trụ tròn biểu tượng của thần 
Siva, phần bát giác biểu tượng của thần Visnu, phần dưới hình khối vuông biểu tượng 
của thần Bhrama (Linga - Bình Định, Linga ở tháp E Mỹ Sơn, linga tháp F Mỹ Sơn...). 
Mô típ thể hiện trên Linga cũng rất phong phú (hình đường “gân”, ngọn lửa). 
Loại hình Yony ở Chămpa cũng rất đa dạng: loại hình chữ nhật hoặc gần vuông 
(Yony - Hòa Lai, Yony - Lạc Thạch...), loại hình khối tròn, trang trí cánh hoa sen (Yony 
- Linh Thái, Yony - Mỹ Sơn E5). 
32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Đặc biệt trên một bệ Yony có nhiều Linga (có thể 2, 5 hoặc 7 linga) như Yony - Phong 
Lệ (đặt 2 linga), Linga - Yony Mỹ Sơn A (đặt 5 linga), Linga - Yony Mỹ Sơn tháp A (đặt 7 
linga). Đây là loại hình Linga kép. Nhà nghiên cứu Phan Xuân Biên lí giải: “Linga đứng 
thành dãy 5,7 cái... có linga cao 0,72m (ở Trà Kiệu). Linga thường đi với Yony biểu tượng 
cho thần Siva và sự phồn thực” và sự kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian Chăm với những 
yếu tố Ấn Độ giáo chính là nguồn gốc của hình tượng Linga kép [1, tr.152]. 
Cũng giống như việc tên của thần chủ vương quốc Chămpa có lúc là sự nhấn mạnh 
“Siva nhiều lần Siva” (thậm chí có tới 3 lần Siva: Srisanesvaranatha), sự xuất hiện của 
nhiều Linga trên một Yony cũng là sự nhấn mạnh nhiều lần quyền lực, sức mạnh, vị trí 
và sự sáng tạo của Siva, đồng thời cũng là của các vị vua Chămpa đã được đồng nhất 
với Siva. Từ đó, có thể hiểu: Sự xuất hiện hình tượng Linga kép trên một Yony gắn liền 
với sự phát triển cao độ của tín ngưỡng Vua - Thần. 
Linga và Yony ở Chămpa có những đặc điểm riêng của nó, và không ở đâu Linga 
và Yony lại có số lượng nhiều, hình dáng đa dạng và kích thước lớn như ở Chămpa. 
Đây có thể được xem là một trong những biểu hiện về sự ảnh hưởng sâu đậm văn hóa, 
tôn giáo của Ấn Độ mà Chămpa đã tiếp thu, đồng thời ngược lại, với những nét đặc thù 
của Linga và Yony ở Chămpa, lại là sự biểu hiện mạnh mẽ nhất về sự Chămpa hóa 
những yếu tố văn hóa, tôn giáo mà Chămpa đã tiếp thu của Ấn Độ. 
Một trong những đặc trưng của hình tượng Linga ở Chămpa, đó chính là sự tồn tại 
của Mukhalinga gắn liền với bao Kosa.Mukhalinga là một dạng Linga có trang trí thêm 
một cái mặt (mukha) người. Lúc đầu, thường là mặt thần Siva, sau đó là mặt của các vị 
Vua - Thần. Ý nghĩa của nó là “tượng trưng cho vương quyền và thần quyền, trong đó 
có cái tôi tế nhị, kín đáo của nhà vua” [6, tr.704]. Trong đó có thể kể đến Mukhalinga ở 
tháp Pô Klaung Garai. Mukhalinga tồn tại có thể dưới dạng cột đã được chạm khắc mặt 
người, ngoài ra, còn có bao Kosa làm bằng kim loại, đá quý (vàng, bạc) có chạm khắc 
mặt thần Siva. Qua bia kí, ta biết được các vua Chăm thường dâng cúng bao Kosa có 
chạm mặt thần Siva.Có thể thấy, việc chế tạo các bao Kosa phục vụ cho nghi thức thờ 
cúng trong tín ngưỡng thờ vua - thần là một sản phẩm của quá trình bản địa hoá Siva 
giáo trong đạo Bàlamôn ở Chămpa. 
Xây dựng đền tháp là một trong những biểu hiện của sự tôn sùng tín ngưỡng Vua -
Thần ở Chămpa. 
Với quan niệm vua là thần được thờ trong những đền tháp nên vua Chăm và nhân 
dân Chăm đã xây dựng rất nhiều tháp để thờ cúng vị thần chủ quốc gia đó chính là Vua 
- Thần. Tháp Chăm được xây dựng với số lượng lớn và ở mọi thời kì, mọi giai đoạn 
phát triển của vương quốc Chămpa trong đó nổi bật nhất là các tháp nằm trong khu 
thánh địa Mỹ Sơn. 
Những tháp Chăm được làm theo mô hình đền tháp Ấn Độ, nhưng chức năng lại 
hoàn toàn khác - tháp lăng hay miếu thờ vua chúa hoặc một vị thần bản địa nào đó. 
Người Chăm gọi tháp là Kalăn - nghĩa là lăng, mun kalăn - nghĩa là miếu lăng. Tiêu 
biểu như tháp Pô Klaung Garai thờ vua Pô Klaung Garai, tháp Pô Rômê thờ vua Pô 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 33 
Rômê, Những vị vua được thờ trong cac tháp Chăm đều là những người có công với 
dân, với đất nước, sau khi chết đều được hoá thần. 
Việc xuất hiện các trường phái nghệ thuật đặt tên theo tên của triều đại, tên địa 
điểm trong quá trình xây dựng tháp Chăm là một biểu hiện rõ nét của quá trình bản địa 
hoá xu hướng nghệ thuật Ấn Độ, tiếp thu chủ động và đề cao tinh thần dân tộc của cư 
dân Chămpa. 
3. KẾT LUẬN 
Nhà nghiên cứu nghệ thuật Văn Ngọc đã viết rằng: “Những dấu tích văn hoá, nghệ 
thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc là hiện thân của cái dĩ vãng của dân 
tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ vãng của nhân loại. Con người cần cái nhìn dĩ vãng 
đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như tấm gương nhìn vào đó ta thấy được lịch sử, thấy 
được nét nhân bản hoặc không nhân bản trong một nền nghệ thuật và vì đó nhận ra được 
những cái đẹp phổ biến mà con người dù ở thời đại nào, thuộc nền văn hoá nào cũng đều 
cảm thụ được” (Di sản nghệ thuật Chăm, Tạp chí Tia sáng, số 5-2006). Bởi vậy, việc 
nghiên cứu về sự tiếp biến đạo Bàlamôn của cư dân Chămpa cổ là cần thiết để có thêm 
hành trang trong quá trình đến với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng; để hiểu và trân trọng 
những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp vẫn đang được duy trì và phát huy của bộ 
phận Chăm Bàlamôn đang sinh sống trên lãnh thổ nước ta hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học Xã hội, 
Hà Nội. 
2. Ngô Văn Doanh (1994), Văn hoá Chămpa, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 
3. Ngô Văn Doanh (2002), Văn hoá cổ Chămpa, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 
4. Ngô Văn Doanh (1994), Tháp cổ Chămpa – huyền thoại và sự thật, Nxb Văn hóa - Thông 
tin, Hà Nội. 
5. Trương Sĩ Hùng (2003), Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 
6. Vũ Kim Lộc (1999), Sơ lược phác họa về bao Kosa của Chămpa, (Những phát hiện mới về 
khảo cổ học năm 1998), Viện khảo cổ học, số 1998. 
7. Nguyễn Đặng Anh Minh (2006), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Chămpa”, Luận văn 
Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
8. Lương Ninh (Chủ biên) (2005), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
THE CONTINUED DEVELOPMENT OF BRAHMANISM 
 IN VIETNAM THROUGH THE CREED BETWEEN KING - GOD 
AT THE CHAMPA KINGDOM (the 4th -the 15th centuries) 
Abstract: The Cham - one of the 54 people groups in Vietnam - is an ethnic group 
with, long - standing, diversified and plentiful culturual and historical tradition. 
During the time of political, cultural life, the ancient Champa community was deeply 
influenced by Indian culture in various fields, especially with Brahman religion. 
Based on the obtaining of Brahmanism, the Cham transformed, mixed exotic elements 
with indigenous ones, which makes the characters of their religious life. In this report, 
we would like to present some issues such as: the spread of Brahmanism at Champa; 
the obtaining and transformation of Brahmanism by the Cham through studying the 
origin, content, manifestation and influence of the creed between King - God at the 
Champa Kingdom (the 4th - the 15th centuries). With the use of the religious study 
method, logic method, historical method, the report hopes to shed the light on the 
inevitability of the exchange and acculturation process among peoples, which shows 
the origin of the nuances in the religious - belief life of the Brahmans Cham today. 
Keywords: Brahmanism, the creed between King - God, Champa, culture of India, 
Brahmans Cham 

File đính kèm:

  • pdftiep_bien_dao_ba_la_mon_o_viet_nam_qua_tin_nguong_vua_than_c.pdf