Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai

Cù lao Tân Triều không chỉ được biết đến

như một vùng chuyên canh cây bưởi nổi danh

khắp cả nước bấy lâu nay mà còn là địa

phương có khá nhiều điều kiện thuận lợi để

khai thác loại hình du lịch nông thôn nhằm đa

dạng hóa sản phẩm du lịch và phát huy hơn

nữa các giá trị mà cây bưởi đem lại. Bài viết

nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch nông

thôn tại vùng trồng bưởi Tân Triều, tỉnh Đồng

Nai trên cơ sở những cách hiểu về du lịch nông

thôn cũng như các điều kiện cơ bản của quá

trình hình thành và phát triển loại hình du lịch

này. Từ đó đề xuất một số hình thức cụ thể

nhằm có thể triển khai loại hình du lịch này một

các phù hợp và hiệu quả nhất.

pdf 9 trang kimcuc 10060
Bạn đang xem tài liệu "Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai

Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 61 
Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn 
tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai 
 Hoàng Ngọc Minh Châu 
 Trần Duy Minh 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Cù lao Tân Triều không chỉ được biết đến 
như một vùng chuyên canh cây bưởi nổi danh 
khắp cả nước bấy lâu nay mà còn là địa 
phương có khá nhiều điều kiện thuận lợi để 
khai thác loại hình du lịch nông thôn nhằm đa 
dạng hóa sản phẩm du lịch và phát huy hơn 
nữa các giá trị mà cây bưởi đem lại. Bài viết 
nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch nông 
thôn tại vùng trồng bưởi Tân Triều, tỉnh Đồng 
Nai trên cơ sở những cách hiểu về du lịch nông 
thôn cũng như các điều kiện cơ bản của quá 
trình hình thành và phát triển loại hình du lịch 
này. Từ đó đề xuất một số hình thức cụ thể 
nhằm có thể triển khai loại hình du lịch này một 
các phù hợp và hiệu quả nhất. 
Từ khóa: du lịch nông thôn, bưởi, Tân Triều, Đồng Nai 
1. Khái niệm du lịch nông thôn 
Khi đề cập đến du lịch nông thôn, một trong 
những định nghĩa phổ biến nhất được nhiều học giả 
trích dẫn là của tác giả Bernard Lane (1994) đúc kết 
trong bài viết “Du lịch nông thôn là gì?” đăng trên 
tạp chí Du lịch Bền vững, quyển 2, số1-2, tại trang 
14. Theo đó, du lịch nông thôn với hình thức thuần 
túy nhất là loại hình du lịch: 
- Được diễn ra ở những khu vực nông thôn; 
- Thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên 
những đặc điểm tiêu biểu của những khu vực nông 
thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, 
được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới 
thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn 
hóa truyền thống ở làng xã; 
- Có quy mô nông thôn – bao gồm các công 
trình xây dựng cũng như quy mô khu định cư 
thường có quy mô nhỏ (thôn, bản); 
- Dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát 
triển chậm và được tổ chức chặt chẽ, gắn kết với 
các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lý 
chủ yếu bởi địa phương phục vụ lợi ích lâu dài của 
dân cư trong làng xã. 
- Với nhiều loại hình, thể hiện đặc tính đa dạng 
về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi 
nông thôn. 
Theo từ điển du lịch (Encyclopedia of tourism, 
2000, Routledge, trang 514-515) thì khái niệm du 
lịch nông thôn (Rural tourism) được giải thích như 
sau: Du lịch nông thôn là loại hình khai thác các 
vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên và đáp 
ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm 
không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ 
liên quan đến thiên nhiên. Du lịch nông thôn bao 
gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên 
công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, 
các chuyến đi tham quan danh lam thắng cảnh và 
thưởng thức cảnh quan nông thôn, và du lịch nông 
nghiệp. Nói chung, khu vực nông thôn hấp dẫn nhất 
đối với khách du lịch là những vùng ven khu nông 
nghiệp, thường là vùng dân cư thưa thớt, vùng biệt 
lập hoặc những vùng cao, miền núi ít được biết đến. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 62 
Tại nhiều nơi trên thế giới, du lịch nông thôn 
được định nghĩa là: 
 “Tất cả các loại hình du lịch diễn ra trong khu 
vực nông thôn” (Bourdeau, 2001). 
 “Bao gồm một loạt các hoạt động, dịch vụ và 
tiện nghi được cung cấp bởi nông dân nhằm thu hút 
khách du lịch đến khu vực nông thôn” (Gannon, 
1988). 
“Là lĩnh vực hoạt động du lịch chuyên sâu” với 
đối tượng tham gia là “các du khách có nhu cầu 
tương tác với môi trường nông thôn và các cộng 
đồng địa phương” (Tổ chức Du lịch thế giới - 
UNWTO). 
Như vậy, có thể nói du lịch nông thôn là loại 
hình du lịch trong đó nông nghiệp, sinh hoạt, nghề 
truyền thống, cảnh quan, vốn chưa được xem là 
tài nguyên du lịch, giờ được sử dụng như những tài 
nguyên du lịch dành cho du khách tiếp xúc, trải 
nghiệm với đời sống nông thôn. Việc này phụ thuộc 
vào phương pháp phát triển nhưng có nghĩa là tất cả 
mọi nông thôn đều có khả năng trở thành điểm đến 
du lịch. Trong tâm trí mỗi người ắt sẽ xuất hiện 
hình ảnh du lịch thực tế của những người thành thị 
chưa từng tiếp xúc với cuộc sống nông thôn bình 
thường đến trải nghiệm nông nghiệp, ăn những thức 
ăn tươi ngon từ các loại rau do mình hái, hoặc ngồi 
nghe người dân nói về đời sống nông thôn. Đối với 
người dân nông thôn thì đó chỉ là cuộc sống và sinh 
hoạt thường ngày, nhưng chỉ cần thêm vào một chút 
dịch vụ giá trị gia tăng nào đó cho phù hợp với du 
lịch thì có thể làm thành điều hấp dẫn thú vị cho du 
khách và cư dân thành phố. Thêm vào đó, nhờ có 
du lịch mà nhu cầu về nông nghiệp tăng lên, các giá 
trị văn hóa có hướng kế thừa, nên có thể nói du lịch 
nông thôn giúp cho việc gia tăng thu nhập. Nói cách 
khác, du lịch nông thôn là cơ hội mở rộng kinh 
doanh ở khu vực nông thôn đó thông qua du lịch. 
Mặt khác, một khi du lịch phát triển thành công tại 
địa phương thì cũng có thể phát sinh các vấn đề 
thay đổi về mặt xã hội và môi trường ở địa phương 
đó. Vì thế, cần phải cân nhắc từ phương diện xã hội 
và môi trường khi phát triển du lịch nông thôn. 
Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch nông thôn chưa 
được đề cập đến nhiều trong các tài liệu chính thức. 
Trong nghiên cứu này, khái niệm du lịch nông thôn 
được hiểu một cách đơn giản là các hoạt động du 
lịch diễn ra ở vùng nông thôn giới thiệu về cuộc 
sống nông thôn cùng các giá trị văn hóa, lịch sử 
của địa phương. 
2. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch 
nông thôn 
(1) Tính độc đáo của tài nguyên du lịch nông 
thôn 
Tài nguyên du lịch khu vực nông thôn bao gồm 
nhiều dạng, nhiều loại. Ở nông thôn, khu vực nào 
có càng nhiều tài nguyên nổi bật so với các địa 
phương khác thì khả năng hình thành điểm đến du 
lịch càng cao. Ngoài ra, từng tài nguyên du lịch đơn 
lẻ thì không đủ mạnh, vì thế có nhiều phương pháp 
giúp kết hợp với các tài nguyên du lịch đơn lẻ với 
nhau để tăng nét hấp dẫn của điểm đến du lịch nông 
thôn. Ví dụ như sự kết hợp tham quan vườn cây 
trái, nhà cổ, với dịch vụ vụ ẩm thực, lưu trú, trải 
nghiệm nghề truyền thống, các lễ hội địa phương 
v.v. để tạo ra mô hình du lịch nông thôn hấp dẫn 
(ITDR, 2013). 
(2) Điều kiện vị trí – tính thuận tiện trong đi lại 
Du lịch nông thôn không đơn giản chỉ là chuẩn 
bị các chương trình du lịch mà bằng cách nào đó 
cần phải lôi kéo được du khách đến nữa. Điều kiện 
quan trọng là vị trí và cách tiếp cận. Tiêu chuẩn xác 
định vị trí sẽ là cự ly từ thành phố chính, cự ly từ 
điểm du lịch quan trọng, tính thuận tiện trong giao 
thông, có hay không đối với phương tiện giao thông 
công cộng... 
Điều kiện vị trí là một trong những yêu cầu cần 
xem xét đầu tiên khi lập kế hoạch phát triển du lịch 
nông thôn. Giả sử nếu đường vào làng chưa được 
thuận tiện, gây khó khăn trong việc mời gọi du 
khách thì phương pháp cần thiết là từ giai đoạn ban 
đầu ta suy nghĩ cách bán sản phẩm du lịch có liên 
kết với các điểm đến du lịch xung quanh. Tuy 
nhiên, cũng có trường hợp cách tiếp cận tuy chưa 
được hoàn chỉnh lắm, nhưng nếu khu vực nông thôn 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 63 
đó có các tài nguyên du lịch đặc sắc như đề cập trên 
đây thì vẫn trở thành điểm đến du lịch. 
Cự ly đi lại lý tưởng nhất là có thể đi du lịch và 
về trong ngày từ thành phố trung tâm hoặc từ điểm 
du lịch quan trọng nào đó (nghĩa là 1 chiều mất 
khoảng 1 giờ), như thế sẽ kích thích được nhiều 
khách đi du lịch trong ngày. Nhưng nếu đi về trong 
ngày khó (1 chiều trên 2 giờ trở lên) thì đòi hỏi phải 
có cơ sở vật chất lưu trú, hoặc phải lập chương trình 
trọn gói sao cho có thể sử dụng các cơ sở lưu trú tại 
thành phố trung tâm hoặc các điểm du lịch quan 
trọng. 
Vì lẽ này mà chúng ta cần xem xét tình hình 
phát triển tại các địa phương xung quanh để làm rõ 
vị trí của đối tượng nông thôn đó trên phương diện 
đi lại (ITDR, 2013). 
(3) Tính cạnh tranh trên thị trường 
Khi đa đầy đủ các điều kiện về chất lượng tài 
nguyên du lịch, điều kiện vị trí - đi lại như nói trên 
thì tính cạnh tranh trên thị trường sẽ được nâng cao. 
Ngược lại, nếu trường hợp cả đôi bên đều yếu thì 
cần nâng cao giá trị, chất lượng của sản phẩm du 
lịch bằng nhiều phương pháp như phát triển sản 
phẩm du lịch (sức hấp dẫn), nâng cao độ thân thiện, 
hiếu khách của người dân v.v.. Về sản phẩm du lịch 
(sức hấp dẫn), giả sử nông thôn có điều kiện tiếp 
cận không tốt, nhưng có những điều mà chỉ ở điểm 
đến đó mới có thể xem được, có thể trải nghiệm 
được, thì sản phẩm đó vẫn có thể bán được. Trong 
hoạt động du lịch, nếu trong sản phẩm du lịch có 
“tính duy nhất (only one)”, “các nơi khác chưa thực 
hiện (number one)” v.v. thì rất dễ để sản phẩm hóa. 
Thêm vào đó, khi cân nhắc làm các sản phẩm du 
lịch thì các câu khẩu hiệu (slogan) biểu hiện đặc 
trưng của làng cũng rất hiệu quả. Để đạt được như 
thế, từ giai đoạn phát triển tài nguyên du lịch nói 
trên ta phải đánh giá các yếu tố bên trong và các 
yếu tố bên ngoài một cách kỹ lưỡng thì mới đạt hiệu 
quả (ITDR, 2013). 
3. Tiềm năng du lịch nông thôn tại cù lao Tân 
Triều 
Bưởi Tân Triều hay còn được biết với tên gọi 
bưởi Biên Hòa là một đặc sản trứ danh của vùng đất 
Biên Hòa – Đồng Nai. Bưởi Tân Triều nổi tiếng về 
chất lượng được trồng tại vùng đất ven sông Đồng 
Nai từ xã Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa đến 
các xã ven sông thuộc địa phận huyện Vĩnh Cửu. 
Về mặt tự nhiên, vùng đất này có địa hình thấp, 
không bị ngập, độ dốc tương đối thấp, thoát nước 
tốt, địa hình không bị chia cắt mạnh, được bồi tụ 
phù sa. Nhiệt độ trung bình năm từ 26,8 đến 27,5oC, 
tổng số giờ nắng trung bình năm từ 2150 giờ đến 
2450 giờ, lượng mưa trung bình năm từ 330 đến 
630mm, lượng bốc hơi trung bình năm từ 1.190 đến 
1.225mm, độ ẩm trung bình năm từ 78% đến 
80,5%1. Đây là các yếu tố thuận lợi thích hợp cho 
việc trồng các loại cây ăn trái trong đó đặc biệt có 
cây bưởi là cây trồng chủ yếu của địa phương từ lâu 
nay. 
Vùng trồng bưởi tập trung và sớm nhất chính là 
cù lao Tân Triều thuộc địa bàn xã Tân Bình, huyện 
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Biên Hòa 
khoảng 3km. Trước năm 2006, người dân Tân Triều 
chỉ phát triển vùng bưởi ở quy mô nhỏ, theo hình 
thức hộ gia đình với tổng diện tích khoảng 200 
hecta. Cho đến nay, cây bưởi không chỉ gói gọn 
trong phạm vi Tân Triều mà đã phát triển thành 
vùng bưởi tập trung gần 900 hecta thuộc địa bàn 
nhiều xã ven sông Đồng Nai của huyện Vĩnh Cửu. 
Theo kết quả điều tra, khảo sát tập đoàn giống bưởi 
tại Biên Hòa do trung tâm nghiên cứu cây ăn quả 
Đông Nam Bộ thực hiện năm 2003 đã ghi nhận 
được 25 giống bưởi, trong đó có 15 giống trồng phổ 
biến và nhiều nhất là bưởi Đường Lá Cam, bưởi 
Thanh Trà, bưởi Da Láng2. Từ năm 2012, sản phẩm 
bưởi Tân Triều đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt 
Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý 
1 Phòng Chỉ dẫn địa lý - Cục sở hữu trí tuệ (NOIP), Bảo hộ chỉ 
dẫn địa lý “Tân Triều” cho sản phẩm bưởi, 
_vn.nsf/vwDisplayContentNews/0EAF5332AFD08FF947257AB
7003844C6?OpenDocument 
2 Nguyễn Thị Huệ (2011), Thương hiệu bưởi Tân Triều, 
8679-6a99293b1a89-glptype-news-glpprint-24952-glpsite-1.html 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 64 
số 00031 cho sản phẩm bưởi và Ủy ban nhân dân 
tỉnh Đồng Nai là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý 
này. 
Bên cạnh những giá trị kinh tế mà sản phẩm 
bưởi đem lại, vùng trồng bưởi Tân Triều còn có rất 
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Đặc biệt, với 
điều kiện tự nhiên thuận lợi lại có cả một hệ sinh 
thái nông nghiệp đặc thù, cù lao Tân Triều là điểm 
đến lý tưởng để triển khai loại hình du lịch nông 
thôn với nhiều hình thức hấp dẫn có thể triển khai 
nhằm đáp ứng nhu cầu du khách đến từ các đô thị 
lớn trong khu vực lân cận. 
Trước hết, Tân Triều vẫn còn bảo lưu rất rõ 
những đặc trưng của một vùng nông thôn dù cho 
nơi đây có khoảng cách không xa tới các trung tâm 
đô thị và quá trình đô thị hóa có xu hướng ngày 
càng lan rộng. Do đặc trưng là vùng nông nghiệp 
chuyên canh một loại nông sản có giá trị kinh tế nên 
diện tích đất nông nghiệp và cảnh quan sinh thái 
nông nghiệp vẫn còn được duy trì ở mức độ cao. 
Khi đến Tân Triều, du khách vẫn có thể dễ dàng 
tiếp cận một vùng quê sông nước yên bình với 
những vườn bưởi xanh mát và bầu không khí mát 
mẻ trong lành. Chắc chắn, đây sẽ là một trong 
những điều thú vị hàng đầu, thỏa mãn nhu cầu của 
khách du lịch nông thôn - đa phần vốn là những cư 
dân đô thị, những người có mong muốn tìm kiếm 
một trải nghiệm khác biệt mà không gian đô thị 
không thể có được. Hơn thế nữa, khoảng cách rất 
gần các trung tâm đô thị kết hợp với điều kiện hạ 
tầng giao thông phát triển thông suốt sẽ tạo thuận 
lợi cho việc di chuyển của du khách từ nới cư trú 
đến đây. Chính yếu tố thuận lợi về mặt vị trí này 
càng giúp gia tăng thêm giá trị của điểm đến khi 
khả năng tiếp cận được nâng cao, tạo nên nguồn 
khách dồi dào hơn. 
Hình 1. Vị trí địa lý của Tân Triều trong tương quan với các địa phương lân cận 
(Nguồn: tác giả) 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 65 
Bên cạnh đó, Tân Triều có vị trí gần kề với khu 
du lịch văn hóa Bửu Long và nhiều điểm đến nổi 
bật khác tại Biên Hòa như Cù lao Phố, đình Tân 
Lân, Văn miếu Trấn Biên... Đồng thời, Tân Triều 
còn là vùng đất ven sông, nằm giữa đoạn chảy từ hồ 
thủy điện Trị An về đến Cù Lao phố vốn là đoạn 
sông có nhiều điểm đến thú vị của tuyến du lịch 
đường sông trên dòng Đồng Nai hiền hòa thơ mộng. 
Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho du lịch Tân 
Triều có khả năng liên kết với các điểm đến khác 
tạo nên vùng liên các khu du lịch sinh thái hay hình 
thành tuyến du lịch nội tỉnh, nhằm thúc đẩy du lịch 
phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch gắn với hệ sinh 
thái tự nhiên của huyện Vĩnh Cửu nói riêng và tỉnh 
Đồng Nai nói chung. 
Không chỉ dừng lại ở lợi thế sinh cảnh đặc trưng 
của một vùng thôn quê với phần lớn diện tích là các 
vườn chuyên canh cây bưởi và một số loại cây ăn 
trái khác, cù lao Tân Triều còn mang trong mình rất 
nhiều các giá trị nhân văn đặc trưng gắn liền với 
cuộc sống lao động của chính những người nông 
dân nơi đây. Nhiều giá trị trong số đó có thể đưa 
vào khai thác tạo sự trải nghiệm mới mẻ cho du 
khách như: kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch bưởi, 
cách thức chế biến các sản phẩm từ bưởi mà đặc 
biệt là các món ăn, những kinh nghiệm truyền thống 
tốt đẹp trong ứng xử với thiên nhiên, đời sống văn 
hóa tinh thần của nông dân vườn bưởi Một khi 
được kết hợp và khai thác hợp lý, hiệu quả du lịch 
sẽ có thể gia tăng nhờ đáp ứng được nhiều nhu cầu 
của du khách cũng như giữ chân họ được lâu hơn 
khi du lịch đến Tân Triều. 
Tuy nhiên, hoạt động du lịch trên thực tế tại Tân 
Triều hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Trên cù lao Tân 
Triều mới có duy nhất một điểm du lịch nhà vườn 
đó là Khu du lịch sinh thái vườn Làng bưởi Năm 
Huệ với diện tích khoảng 200 hecta trồng hơn 500 
gốc bưởi các loại. Những vườn bưởi của người dân 
xung quanh có diện tích nhỏ hơn chủ yếu trồng và 
thu hoạch trái để bán chứ chưa có bất kỳ hoạt động 
kinh doanh du lịch nào. Nhưng nếu nhìn vấn đề này 
theo chiều hướng tích cực và kết hợp với những 
phương cách khai thác hiệu quả những tiềm năng đa 
dạng của địa phương, có thể biến Tân Triều trở nên 
một điểm đến mới trong khu vực. Không chỉ mới 
mẻ nhưng còn hấp dẫn bởi các hoạt động đầy thú vị 
của loại hình du lịch nông thôn, chắc chắn du lịch 
sẽ phát huy tích cực hơn nữa các giá trị quý báu mà 
cây bưởi mang lại cho địa phương. 
4. Một số đề xuất khai thác và phát triển du 
lịch nông thôn tại Tân Triều 
Mục tiêu cơ bản của du lịch nông thôn là tạo cơ 
hội cho du khách có thể tiếp xúc trực tiếp và trải 
nghiệm cách đầy đủ về đời sống nông thôn. Bởi đó, 
trong bối cảnh của cù lao Tân Triều, loại hình du 
lịch nông thôn là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp 
với nhiều điều kiện và tiềm năng sẵn có của địa 
phương. Có thể tổ chức bằng cách khai thác theo 
nhiều hình thức nhằm đáp ứng cao độ những nhu 
cầu của nhiều đối tượng du khách khác nhau. 
Theo kết quả khảo sát trực tiếp du khách do 
nhóm tác giả thực hiện, rất nhiều khách đến tham 
quan Tân Triều đang sống và làm việc tại các trung 
tâm đô thị lớn thuộc các tỉnh thành trong khu vực. 
Do tất bật với nhịp sống đô thị và căng thẳng với 
những công việc hằng ngày, khi có thời gian dành 
cho nghỉ ngơi thì hầu hết thường muốn tìm đến với 
địa điểm thôn quê tương tự như Tân Triều. Không 
chỉ để tận hưởng bầu không khí yên bình và trong 
lành của thôn quê trong chốc lát mà rất nhiều người 
còn có mong muốn kéo dài khoảng thời gian này 
với nhiều hoạt động trải nghiệm hơn cũng như sẵn 
lòng chi trả thêm cho những hoạt động đó. Đáp ứng 
cho nhu cầu này, hình thức homestay là một lựa 
chọn khá phù hợp để có thể triển khai trong các 
vườn bưởi của Tân Triều. Lưu trú tại nhà dân trong 
những điều kiện cơ sở vật chất đã được đầu tư xây 
dựng đạt chuẩn, vừa đảm bảo các nhu cầu cơ bản 
của du khách trong lưu trú nhưng cũng vừa thân 
thiện với môi trường xung quanh, sẽ là một trải 
nghiệm thực sự thú vị cho những ai tham gia hoạt 
động du lịch này. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 66 
Hình 2. Cảnh quan sinh thái nông nghiệp trong vườn bưởi 
(Nguồn: tác giả) 
Không chỉ dừng lại ở đó, để hình thức homestay 
thực sự phát huy hiệu quả, có thể kết hợp với nhiều 
hoạt động gắn với cuộc sống hàng ngày của cư dân 
địa phương hầu giúp du khách có một trải nghiệm 
thực sự đầy đủ ngoài những thời gian nghỉ ngơi hay 
ngoạn cảnh đồng quê. Những hoạt động tưởng 
chừng rất đỗi bình dị như tham gia làm vườn cùng 
với gia chủ, chăm sóc và thu hoạch cây trái sẽ 
không chỉ có ý nghĩa như một sự trải nghiệm thực 
tế về những công việc của nông dân đối với những 
du khách đến từ thành thị mà còn giúp tăng thêm 
phần thú vị cho thời gian ở lại tại Tân Triều. Bên 
cạnh những công việc gắn với ruộng vườn, du 
khách còn có thể tham gia vào nhiều sinh hoạt khác 
trong gia đình nông dân. Đơn thuần như việc tham 
gia các khâu chuẩn bị và chế biến bữa ăn cho gia 
đình cũng là một cơ hội tốt để hòa nhập thực sự 
cùng với cuộc sống của người dân. Khác hẳn với 
những bữa ăn được phục vụ trong nhà hàng, cả gia 
chủ và khách sẽ cùng nhau quần bên mâm cơm gia 
đình, thưởng thức những món ăn đặc sắc mang 
phong vị rất riêng của địa phương. Trong không 
gian ấm cúng và chan hòa đầy lòng hiếu khách đó, 
chắc hẳn du khách có thể cảm nhận cách trọn vẹn 
nhất về cuộc sống và sẽ rất ấn tượng với những gì 
mà chuyến đi đem lại. 
Phát huy thế mạnh của vùng là các giá trị phong 
phú mà cây bưởi mang lại, có thể nghiên cứu tạo ra 
nhiều sản phẩm đặc thù nhằm đa dạng hóa các dịch 
vụ phục vụ du khách tại đây. Không những là ưu 
thế nổi trội mà các sản phẩm dịch vụ khai thác từ 
bưởi còn là điểm đặc thù riêng có của vùng đất này 
so với những địa bàn khác cùng khai thác loại hình 
du lịch nông thôn. Trên thực tế, nhiều thành phần từ 
cây bưởi có công dụng làm thực phẩm, làm thuốc, 
chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp Bởi đó, có 
thể khai thác chuyên sâu theo từng lĩnh vực cụ thể 
để vừa phát huy hết giá trị của cây bưởi vừa đáp 
ứng cho những yêu cầu riêng của từng nhóm du 
khách đến đây. 
Ngoài việc thưởng thức trực tiếp những múi 
bưởi thanh tao mang hương vị rất riêng của Tân 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 67 
Triều, từ trái bưởi có thể chế biến ra khá nhiều món 
ăn đặc sắc khác nhau. Do đó, bên cạnh các hoạt 
động tham quan và tìm hiểu hệ sinh thái vườn, có 
thể tăng cường nhiều dịch vụ phục vụ ẩm thực với 
thực đơn chú trọng các món ăn mới lạ có nguyên 
liệu là bưởi cho thực khách khi tham quan du lịch 
như: gỏi bưởi, súp bưởi, chè bưởi, rượu bưởi... 
Không chỉ thưởng thức cách đơn thuần, việc tham 
gia và học cách chế biến món ăn có thể xem như 
một sản phẩm dịch vụ ý nghĩa giúp du khách trải 
nghiệm đầy đủ hơn về con người và cuộc sống nơi 
đây. Do đó khả năng áp dụng một chương trình 
chuyên đề ẩm thực bưởi đậm chất thôn quê có tính 
khả thi rất cao. Du khách tham gia chương trình sẽ 
vừa được tìm hiểu công dụng và giá trị của bưởi, 
vừa học cách chế biến phù hợp nhất, lại vừa thưởng 
thức chính sản phẩm do mình tạo ra trong khung 
cảnh thôn quê bình dị nhưng rất giàu ý nghĩa. 
Không chỉ có trái bưởi mà các bộ phận khác từ 
cây bưởi có nhiều công dụng hữu hiệu đặc biệt 
trong chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Do vậy nên 
Tân Triều còn có thêm lợi thế để phát triển các dịch 
vụ chăm sóc và phục hồi sức khỏe, các liệu pháp 
chữa bệnh thay thế gắn với không gian nông thôn 
yên bình và trong lành. Điều làm nên sự khác biệt 
cho dịch vụ này là sử dụng các nguyên dược liệu 
hoàn toàn từ thảo mộc trong đó có cây bưởi như hoa 
bưởi, vỏ bưởi, tinh dầu bưởi... đều là những nguyên 
liệu có giá trị đã được khoa học kiểm nghiệm và 
chứng minh. Có thể xem các dịch vụ này như một 
hình thức hỗ trợ làm phong phú thêm cho khả năng 
đáp ứng nhu cầu của du khách khi tham gia loại 
hình du lịch nông thôn tại vùng quê Tân Triều. 
Thêm vào đó, với môi trường nông thôn còn bảo 
lưu nhiều hoạt động đặc thù, Tân Triều cũng có thể 
trở thành điểm đến lý tưởng cho những chương 
trình trải nghiệm dành cho giới trẻ đặc biệt là học 
sinh, sinh viên. Đặc thù của du lịch nông thôn là 
mang đến cho du khách tham gia những trải nghiệm 
thực thụ về cuộc sống thôn quê. Trong khi đó với 
phần lớn bạn trẻ sinh trưởng tại các thành phố, cuộc 
sống tại những vùng nông thôn là những điều còn 
khá xa lạ. Về với Tân Triều sẽ là cơ hội rất tốt để 
khỏa lấp những phần còn thiếu về cuộc sống nông 
thôn trong vốn tri thức về môi trường sống xung 
quanh mình. Thêm vào đó, trải nghiệm cuộc sống 
thông qua du lịch nông thôn sẽ giúp các bạn trẻ mở 
rộng thêm kiến thức và kỹ năng sống nhờ chính 
việc tham gia vào nhiều hoạt động thực tế gắn với 
công việc của những người nông dân nông thôn trên 
những mảnh vườn của họ. Do vậy, một phương 
thức khác có thể triển khai giúp đa dạng hóa các 
hình thức tổ chức du lịch nông thôn là các chương 
trình trải nghiệm bản thân cho những nhóm đối 
tượng này. 
Hình 3. Một số sản phẩm từ trái bưởi tại Tân Triều 
(Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai, 
5. Kết luận 
Trong bối cảnh đô thị hóa lan rộng, các vùng 
thôn quê với cảnh quan sinh thái nông nghiệp gần 
gũi với thiên nhiên cũng ngày càng trở nên có giá trị 
hơn vì diện tích đang dần thu hẹp để nhường chỗ 
cho những không gian đô thị. Xu hướng tìm về với 
các vùng nông thôn để tạm quên đi môi trường sống 
náo nhiệt thường ngày, sống chậm hơn trong bầu 
không khí trong lành và trải nghiệm những điều thú 
vị của cuộc sống thôn quê đang dần dà trở nên phổ 
biến hơn. Chính vì lẽ đó mà du lịch nông thôn đã 
trở thành một loại hình nhận được nhiều quan tâm 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 68 
trong giai đoạn hiện nay khi mà nhu cầu đang gia 
tăng cách nhanh chóng. 
Sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi, vùng trồng 
bưởi Tân Triều có tiềm năng và cơ hội rất lớn để 
phát triển loại hình này đặc biệt là những điểm đặc 
thù riêng có do các giá trị mà cây bưởi đem lại. Tuy 
nhiên trên thực tế, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề hạn 
chế khiến cho việc tổ chức khai thác du lịch chưa 
thực sự đạt hiệu quả. Đánh giá đúng tiềm năng và 
có chiến lược khai thác hợp lý loại hình du lịch 
nông thôn là việc làm quan trọng để phát huy hết 
các giá trị của địa phương, vừa đáp ứng nhu cầu xã 
hội cũng vừa góp phần cho phát triển kinh tế xã hội 
vùng bưởi Tân Triều. 
Rural tourism development potential 
in Tan Trieu islet, Dong Nai Province 
 Hoang Ngoc Minh Chau 
 Tran Duy Minh 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
Tan Trieu Islet, Dong Nai province not only 
is known as an area specializing in pomelo 
very popular all over the country, but also has 
many advantages for exploiting rural tourism 
potential in order to diversify tourism products 
and enhance the added value of pomelo in the 
region. This paper investigates the potential of 
developing rural tourism in Tan Trieu islet 
based on the foundation of the establishment 
and development of rural tourism. Hence, the 
paper suggests some specific types for 
effective exploitation of rural tourism potential 
in Tan Trieu pomelo Islet. 
Keywords: rural tourism, pomelo, Tan Trieu Islet, Dong Nai 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bernard Lane (1994), “What is rural 
tourism?” Journal of sustainable tourism Vol 2 
(1-2) 
[2]. Bernard Lane (2009), “Rural Tourism: An 
Overview” Pp. 354–368 in The SAGE hand 
book of tourism studies, edited by Tazim 
Jamal & Mike Robinson, London: SAGE. 
[3]. Bourdeau, Laurent (2001), La relation 
tourisme-ruralité, Téoros. 
[4]. Gannon (1988) trích trong Kloeze (1994), The 
Benefits of Rural Tourism, the role of the 
State, and the Aspects of Tranning and Co-
operation, Conference “Rural Tourism 
development in Bulgaria and in the Balkan 
countries, Karlovo. 
[5]. Jafar Jafari - Honggen Xiao (2000), 
The Encyclopaedia of tourism, Routledge, 
London. 
[6]. Nguyễn Thị Huệ (2011), Thương hiệu bưởi 
Tân Triều, 
5de077a2-2371-476e-8679-6a99293b1a89-
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 69 
glptype-news-glpprint-24952-glpsite-1.html 
(truy cập tháng 08/2016) 
[7]. Phạm Văn Sáng (2012), Hoàn Thiện Chuỗi 
Giá Trị Bưởi Tân Triều – Đồng Nai, Báo cáo 
tổng kết đề tài Nghiên cứu khoa học, Sở Khoa 
học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. 
[8]. Phòng Chỉ dẫn Địa lý - Cục sở hữu trí tuệ 
(NOIP), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Tân Triều” cho 
sản phẩm bưởi, 
oxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/vwDisplayContentN
ews/0EAF5332AFD08FF947257AB7003844
C6?OpenDocument (truy cập tháng 08/2016) 
[9]. UNWTO,  (truy cập 
tháng 08/2016) 
[10]. Viện nghiên cứu phát triển du lịch - ITDR 
(2013), Cẩm nang phát triển du lịch nông thôn 
Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdftiem_nang_phat_trien_du_lich_nong_thon_tai_cu_lao_tan_trieu.pdf