Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo ven bờ Việt Nam

Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam phân bố trải dài trên 2.000 km từ vùng biển Quảng

Ninh đến vùng biển Kiên Giang. Do phân bố trong đai nhiệt đới gió mùa, hệ thống đảo ven bờ sở

hữu những giá trị to lớn về tiềm năng du lịch tự nhiên; đó là khí hậu biển ôn hòa, nắng ấm, là nơi

chứa đựng sự đa dạng về địa hình, cảnh quan, tài nguyên sinh vật biển đảo. Trên các đảo ven bờ

còn chứa đựng nhiều dạng tài nguyên du lịch nhân văn, bao gồm các công trình kiến trúc cổ, di tích

lịch sử, văn hóa, di chỉ khảo cổ, lễ hội dân gian và văn hóa ẩm thực vùng miền. Các giá trị tiềm

năng du lịch tự nhiên và nhân văn của hệ thống đảo ven bờ là nền tảng cho phát triển các loại hình

du lịch biển - đảo độc đáo và hình thành các trung tâm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế. Các

đảo có tiềm năng và thế mạnh cho phát triển du lịch trước hết thuộc về đảo Vĩnh Thực, vùng đảo

Vân Đồn, quần đảo Cô Tô - Thanh Lam, các đảo vịnh Hạ Long - Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát

Bà (Hải Phòng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hòa), Phú

Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang).

pdf 11 trang kimcuc 11820
Bạn đang xem tài liệu "Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo ven bờ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo ven bờ Việt Nam

Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo ven bờ Việt Nam
 1
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 16, Số 1; 2016: 1-11 
DOI: 10.15625/1859-3097/16/1/6485 
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
HỆ THỐNG ĐẢO VEN BỜ VIỆT NAM 
Uông Đình Khanh 
Viện Địa lý-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
E-mail: uongdinhkhanh@gmail.com 
Ngày nhận bài: 29-6-2015 
TÓM TẮT: Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam phân bố trải dài trên 2.000 km từ vùng biển Quảng 
Ninh đến vùng biển Kiên Giang. Do phân bố trong đai nhiệt đới gió mùa, hệ thống đảo ven bờ sở 
hữu những giá trị to lớn về tiềm năng du lịch tự nhiên; đó là khí hậu biển ôn hòa, nắng ấm, là nơi 
chứa đựng sự đa dạng về địa hình, cảnh quan, tài nguyên sinh vật biển đảo. Trên các đảo ven bờ 
còn chứa đựng nhiều dạng tài nguyên du lịch nhân văn, bao gồm các công trình kiến trúc cổ, di tích 
lịch sử, văn hóa, di chỉ khảo cổ, lễ hội dân gian và văn hóa ẩm thực vùng miền. Các giá trị tiềm 
năng du lịch tự nhiên và nhân văn của hệ thống đảo ven bờ là nền tảng cho phát triển các loại hình 
du lịch biển - đảo độc đáo và hình thành các trung tâm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế. Các 
đảo có tiềm năng và thế mạnh cho phát triển du lịch trước hết thuộc về đảo Vĩnh Thực, vùng đảo 
Vân Đồn, quần đảo Cô Tô - Thanh Lam, các đảo vịnh Hạ Long - Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát 
Bà (Hải Phòng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hòa), Phú 
Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang). 
Từ khóa: Hệ thống đảo ven bờ, tiềm năng du lịch, Vân Đồn, Côn Đảo, Phú Quốc. 
MỞ ĐẦU 
Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, hơn 
1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển (gấp 3 
lần diện tích đất liền) cùng với khoảng 
3.000 hòn đảo phân bố cả ven bờ và ngoài khơi 
xa đã tạo cho Việt Nam có nhiều lợi thế để phát 
triển du lịch biển đảo. Trong những năm gần 
đây du lịch biển đảo đã được chú trọng đẩy 
mạnh đầu tư và thu được nhiều kết quả quan 
trọng cùng với các thành tựu to lớn của ngành 
du lịch Việt Nam. Một trong những thế mạnh 
của du lịch biển đảo là cần khai thác và phát 
huy được các giá trị tiềm năng du lịch của hệ 
thống đảo ven bờ. Trong bài viết này sẽ giới 
thiệu khái quát về tiềm năng phát triển du lịch 
hệ thống đảo ven bờ Việt Nam nói chung và 
cho một số đảo và cụm đảo ven bờ nói riêng 
với mong muốn góp phần đưa du lịch biển đảo 
phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 
trong nền kinh tế chung của Việt Nam. 
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG 
ĐẢO VEN BỜ VIỆT NAM 
Hệ thống đảo ven bờ phân bố trên thềm lục 
địa suốt từ biên giới cực bắc tại tỉnh Quảng 
Ninh cho đến sát biên giới phía tây nam tại tỉnh 
Kiên Giang. Số lượng các đảo ven bờ (CĐVB) 
được thống kê theo hải đồ tỷ lệ 1/25.000 và 
1/100.000 là 2.773 đảo với tổng diện tích 
1.721 km2 [1]. CĐVB phân bố không đồng đều, 
tập trung nhiều nhất ở ven bờ Bắc Bộ 
2.321 đảo, chiếm tới 83,7% tổng số đảo và 
48,9% tổng diện tích đảo. Ven bờ Bắc Trung 
Bộ có ít đảo nhất, chỉ đạt 2% tổng số đảo và 
0,83% tổng diện tích các đảo. Ven bờ Nam 
Trung Bộ và Nam Bộ có giá trị tương đương 
nhau về số lượng đảo (khoảng 7%) nhưng về 
mặt diện tích thì CĐVB Nam Bộ lại gần tương 
đương với Bắc Bộ, chiếm 40,3% tổng diện tích 
các đảo, còn CĐVB Nam Trung Bộ chỉ chiếm 
10% [1]. 
Uông Đình Khanh 
 2
Về mặt hành chính, đến cuối năm 2014, 
Việt Nam đã thành lập 12 huyện đảo thuộc 9 
tỉnh và thành phố; trong đó có 2 huyện đảo 
Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ, còn lại 10 
huyện đảo nằm ven bờ. Tỉnh Quảng Ninh có 
huyện Cô Tô và Vân Đồn; thành phố Hải 
Phòng có huyện Cát Hải và Bạch Long Vĩ; 
Quảng Trị có huyện Cồn Cỏ; Quảng Ngãi có 
huyện Lý Sơn; Bình Thuận có huyện Phú Quý; 
Bà Rịa-Vũng Tàu có Côn Đảo; còn Kiên Giang 
có huyện Kiên Hải và Phú Quốc. 
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO VEN BỜ VIỆT 
NAM 
Tài nguyên du lịch từ các giá trị tự nhiên 
Do phân bố ở đai nhiệt đới gió mùa, với 
đặc trưng về các điều kiện khí hậu, cùng với 
các quá trình phong hóa, rửa trôi, xâm thực, 
tích tụ, ... hệ thống đảo ven bờ Việt Nam đã có 
được một tập hợp các di sản địa mạo và cảnh 
quan nhiệt đới vô cùng phong phú, tạo nên 
nguồn tài nguyên du lịch quý giá; đó là: 
Khí hậu vùng biển đảo ôn hòa, thuận lợi 
cho cho việc tắm biển và nghỉ dưỡng quanh 
năm đối với các đảo và quần đảo (riêng các tỉnh 
phía Bắc do có mùa đông lạnh nên chủ yếu 
diễn ra trong các tháng mùa hè). Nhờ nhiệt độ 
nước biển ấm, sóng, dòng chảy, gió ven đảo 
thuận lợi cho các hoạt động thể thao mạo hiểm, 
lướt sóng, nhảy dù mặt nước, lặn biển  Một 
số đảo có điều kiện tự nhiên thích hợp cho nghỉ 
ngơi, dưỡng bệnh, phục hồi sức khỏe với không 
khí mát mẻ như Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú 
Quốc ở các độ cao trên 300 m. 
Bãi biển trên nhiều đảo ven bờ đẹp, nổi 
tiếng, thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng tắm 
biển, như: bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chải, Nam 
Hải (đảo Cô Tô); Cát Cò, Cát Dứa (đảo Cát 
Bà); Bãi Dù, Bãi Cửa Hang, Bãi Lăng, Bãi 
Láng, Bãi Phủ (đảo Phú Quý); các bãi Giếng 
Ngự, Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Vòng, Bãi Thơm, 
Rạch Tràm, Vũng Bầu, Cửa Cạn, Bãi Dài, 
Gành Dầu (đảo Phú Quốc)  
Cảnh quan nhiều vịnh, đảo đã nổi tiếng 
như vịnh Tiên Yên - Hà Cối, vịnh Bái Tử Long, 
vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô 
và vịnh Thuận Yên (Hà Tiên) ... Trong đó vịnh 
Hạ Long 2 lần được công nhận là di sản thiên 
nhiên thế giới, vịnh biển Nha Trang được công 
nhận là một trong số 29 vịnh biển đẹp nhất của 
Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới. 
Cảnh quan núi đảo và đảo karst nhiệt đới 
phân bố trong vịnh Bái Tử Long, Hạ Long, Cát 
Bà, Hà Tiên, với các dạng địa hình nón, tháp và 
các ngấn mài mòn trên vách đảo; 
Cảnh quan núi, đồi đảo trên các đá trầm 
tích: Cái Bầu, Vĩnh Thực, Cô Tô, Thanh Lam, 
Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Thổ Chu  
Cảnh quan đảo núi lửa: Cồn Cỏ, Lý Sơn, 
Phú Quý; cảnh quan đảo đá xâm nhập: Cù Lao 
Chàm, Cù Lao Xanh, Côn Sơn, Hòn Khoai; 
Cảnh quan các bờ đảo mài mòn: vách bờ 
Vĩnh Thực, Thanh Lam, Cù Lao Chàm, Lý 
Sơn, Hòn Khoai, Thổ Chu, Phú Quốc,  cảnh 
quan các bờ đảo vũng vịnh: vũng Cô Tô, vụng 
Quan Lạn, vịnh Lan Hạ ( bờ đảo Cát Bà), vịnh 
Côn Sơn; 
Cảnh quan các hang động: hang Đầu Gỗ, 
động Thiên Cung (trên đảo Đầu Gỗ), hang 
Sửng Sốt (trên đảo Bồ Hòn); hang Quân Y, 
Trung Trang, Hoa Cương, hang Luồn  (trên 
đảo Cát Bà). 
Cảnh quan các tùng, áng, hồ trên núi trong 
khu vực karst Hạ Long, Cát Bà: Áng Thảm, 
Áng Vẹm  
Thế giới sinh vật vùng đảo biển ven bờ 
phong phú với 3 khu dự trữ sinh quyển thế giới 
là Cát Bà, Cù Lao Chàm và Kiên Giang (vùng 
biển đảo Phú Quốc là vùng lõi của khu dự trữ); 
các Vườn Quốc gia Bái Tử Long, Cát Bà, Côn 
Đảo, Phú Quốc, cùng với 14 khu quy hoạch 
bảo tồn biển quốc gia: đảo Trần, Cô Tô, Cát 
Bà, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Hải Vân - 
Sơn Chà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Hòn Mun, 
Phú Quý, Hòn Cau (Bình Thuận), Côn Đảo, 
Phú Quốc với đặc trưng đa dạng sinh học cao, 
nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm, 
nguồn lợi sinh vật dồi dào là cơ sở cho bảo tồn, 
phát triển nghề hải sản và cho phát triển ngành 
du lịch - sinh thái biển đảo đầy triển vọng. 
Tài nguyên du lịch nhân văn 
Tài nguyên du lịch nhân văn của hệ thống 
đảo ven bờ cũng rất phong phú, đa dạng bao 
gồm các công trình kiến trúc cổ, di tích lịch sử, 
Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo  
 3
văn hóa, di chỉ khảo cổ, lễ hội dân gian và văn 
hóa ẩm thực vùng miền. 
Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử - 
văn hóa, khảo cổ có tượng đài và khu di tích 
Đền thờ Bác Hồ trên đảo Cô Tô; thương cảng 
Vân Đồn (trên vùng biển đảo Quan Lạn) cảng 
ngoại thương đầu tiên của Việt Nam được xây 
dựng từ thời Lý (1149) đã tồn tại qua các triều 
đại Lý, Trần, Lê; đền thờ Lý Anh Tông, chùa 
Cái Bầu trên đảo Cái Bầu; di chỉ khảo cổ (Ngọc 
Vừng, Soi Nhụ, Hà Giắt) đặc sắc ở vùng đảo 
Vân Đồn; chùa Quan Lạn, miếu Quan Lạn, đền 
thờ Trần Khánh Dư trên đảo Quan Lạn; di chỉ 
Cái Bèo, Hiền Hào, đình Hoàng Châu, miếu 
Văn Chấn, bia đá chùa Gia Lộc  trên đảo Cát 
Bà và Cát Hải; hệ thống công trình đá xếp nằm 
dọc theo các sườn núi và hơn 20 công trình 
kiến trúc cổ gồm đình, lăng miếu, chùa, giếng 
cổ của người Chăm, người Việt trên Cù Lao 
Chàm; chùa Hang, chùa Đục, An Long Đình, di 
chỉ văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh ở suối Chình, 
xóm Ốc, Nhà trưng bày Bảo tàng hải đội 
Hoàng Sa, và nhiều di tích khác trên đảo Lý 
Sơn; chùa Linh Quang, Vạn An Thạnh, Linh 
Sơn Tự, đèn biển  trên đảo Phú Quý; Nhà tù 
Côn Đảo (hệ thống các khu nhà lao, chuồng 
cọp, chuồng bò, hầm xay lúa), nghĩa trang 
Hàng Dương, mộ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu 
trên đảo Côn Sơn; Nhà tù Phú Quốc, đền thờ 
anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đền 
Dinh Cậu  trên đảo Phú Quốc. 
Các lễ hội văn hoá và dân gian: lễ hội Quan 
Lạn (18/6 âm lịch) trên đảo Quan Lạn vừa kỷ 
niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 
và chiến công của Trần Khánh Dư (một danh 
tướng của nhà Trần) vừa là lễ hội cầu ngư của 
cư dân vùng biển; Lễ Khao lề thế lính Hoàng 
Sa, lễ hội đình làng An Hải trên đảo Lý Sơn; 
các lễ hội Đình thần Dương Đông, thần Cửa 
Cạn, thần An Thới, đình Ô Nam Hải và lễ hội 
Thủy Long Thánh Mẫu trên đảo Phú Quốc. 
Văn hóa ẩm thực vùng miền có món ăn đặc 
sản tu hài, sò huyết, hàu, bào ngư vùng biển 
Vân Đồn, Cát Bà; hải sâm, ốc vú nàng, mực, 
tôm, cua, cầu gai ở Lý Sơn; cua huỳnh đế, cá 
mú đỏ hấp gừng, gỏi ốc, mực một nắng, cá thu, 
dông, tôm hùm vùng biển Phú Quý; tôm hùm, 
vẹm xanh vùng biển đảo Bình Ba (Cam Ranh). 
Các ngành nghề đặc sắc trên đảo cũng là tài 
nguyên du lịch mà du khách thường tham quan, 
đó là: nghề chế biến nước mắm với các nhà 
thùng, vườn tiêu trên đảo Phú Quốc; trang trại 
nuôi dê, nuôi ong lấy mật trên đảo Cát Bà; nghề 
lồng bè nuôi cá, hàu, ngọc trai trên các vùng 
biển đảo Vân Đồn, Hạ Long, Cát Bà, Lý Sơn, 
Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc; hay các làng 
nghề thủ công mỹ nghệ từ sản phẩm biển trên 
các đảo Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc  
Cơ sở hạ tầng và các loại hình du lịch 
Một yếu tố quan trọng khác đóng vai trò 
cho phát triển du lịch đó là vấn đề cơ sở hạ tầng 
du lịch, quản lý du lịch và mối liên kết giữa các 
đảo với các trung tâm du lịch lớn ven biển. 
Nhiều đảo có điều kiện thuận lợi liên kết 
với các trung tâm du lịch lớn ven biển và các 
trung tâm này trở thành động lực để các đảo 
phát triển tiềm năng du lịch, như đảo Vĩnh 
Thực gắn với Móng Cái - Trà Cổ; các đảo 
thuộc vịnh Bái Tử Long, Hạ Long (Ngọc Vừng, 
Quan Lạn, Trà Bản, Cô Tô, Thanh Lam, Tuần 
Châu ) gắn với Khu kinh tế Vân Đồn và Tp. 
Hạ Long; Cát Bà với Tp. Hải Phòng; Cù Lao 
Chàm với Tp. Đà Nẵng, Hội An; Hòn Tre, Hòn 
Lớn với Tp. Nha Trang; Côn Đảo với Bà Rịa-
Vũng Tàu; Phú Quốc, quần đảo Bà Lụa, Hòn 
Rái, Nam Du với Tp. Rạch Giá và thị xã Hà 
Tiên. Côn Đảo và Phú Quốc còn có điều kiện 
gắn trực tiếp với Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Cần 
Thơ bằng đường hàng không. 
Cũng nhờ tiềm năng du lịch phong phú như 
đã trình bày ở trên đã tạo cho hệ thống đảo ven 
bờ nhiều loại hình du lịch đặc sắc và hấp dẫn: 
tắm biển kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; 
du lịch thể thao (nhảy dù mặt biển, lướt ván, 
đua thuyền); du lịch lặn biển (ngắm rạn san hô, 
quần hệ cá rạn san hô); du lịch thương mại, hội 
nghị, hội thảo; du lịch lễ hội; du lịch khoa học 
và thưởng thức các món ăn đặc sản vùng 
biển đảo. 
Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao tập 
trung nhiều ở các đảo có bãi tắm đẹp, cơ sở hạ 
tầng du lịch tốt như Quan Lạn, Cô Tô, Cát Bà, 
Côn Đảo, Phú Quốc, , song hoạt động này có 
tính thời vụ cao, đặc biệt ở các đảo phía bắc có 
mùa đông lạnh, loại hình du lịch này diễn ra 
chủ yếu vào các tháng mùa hè. 
Du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu khoa 
học và tham quan lễ hội, di tích lịch sử - văn 
Uông Đình Khanh 
 4
hóa phát triển mạnh tại các đảo Cái Bầu, Cát 
Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, 
Phú Quốc và Hòn Khoai; 
Du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo diễn 
ra tại các trung tâm du lịch lớn như Tuần Châu, 
Cát Bà, Hòn Tre (Khánh Hòa), Phú Quốc; 
Du lịch lặn biển kết hợp nghiên cứu khoa 
học hiện đang phát triển mạnh tại các đảo có hệ 
thống các Khu bảo tồn biển như Cô Tô, Cát Bà, 
Cù Lao Chàm, Hòn Mun, Côn Đảo, Phú Quốc; 
Ngoài ra, loại hình du lịch cuối tuần kết 
hợp với vui chơi giải trí đang phát triển mạnh 
tại các đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Hòn Tre 
(Khánh Hòa), Phú Quốc và rất nhiều đảo nhỏ 
ven bờ khác ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 
Nhờ những ưu thế về tiềm năng du lịch và 
đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch tốt, mà trong thời 
gian qua du lịch biển đảo cũng đã phát triển 
mạnh trên một số đảo (Cái Bầu, Cô Tô, Quan 
Lạn, Cát Bà, Tuần Châu, Hòn Tre, Côn Đảo, 
Phú Quốc ) và là địa chỉ, điểm đến hấp dẫn 
ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài 
nước. Minh chứng cho điều này có thể thấy qua 
con số thống kê đầy ấn tượng. Nếu như năm 
2005, toàn hệ thống đảo ven bờ thu hút khoảng 
trên 400 ngàn lượt khách du lịch (trong đó có 
khoảng 50 ngàn lượt khách quốc tế) thì đến 
năm 2008, con số này đã tăng lên 600 ngàn 
lượt người (115,4 ngàn lượt khách quốc tế), đạt 
tốc độ tăng trưởng bình quân 13,5 %/năm 
(riêng khách quốc tế tăng 32,3 %/năm). Doanh 
thu du lịch từ hệ thống đảo cũng tăng mạnh, 
năm 2008 đạt 548,4 tỷ đồng, gấp gần 2 lần năm 
2005 (275 tỷ đồng) và đạt tốc độ tăng trưởng 
bình quân 25,8 %/năm. Đến năm 2011 các đảo 
ven bờ đã đón 2.254.800 lượt khách, gấp 3,75 
lần năm 2008, trong đó riêng đảo Cát Bà đã 
đón 1.203.000 lượt khách, với 310.000 lượt 
khách quốc tế, tổng doanh thu đạt 541 tỷ đồng. 
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế là 
hiện nay du lịch mới phát triển mạnh ở các đảo 
Tuần Châu, Cát Bà, Phú Quốc, Hòn Tre 
(Khánh Hòa). Riêng các đảo này hàng năm thu 
hút hơn 80% lượng khách du lịch quốc tế và 
trên 60% lượng khách du lịch nội địa của toàn 
hệ thống đảo ven bờ và doanh thu du lịch 
chiếm tới trên 90% tổng doanh thu du lịch từ 
đảo [2]. 
Đặc biệt các đảo đã được đầu tư mạnh như 
khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu trên 
đảo Tuần Châu, khu du lịch Cát Bà, khu du lịch 
Hòn Ngọc Việt (Vinpearl) trên đảo Hòn Tre đã 
trở thành những trung tâm du lịch biển đảo lớn 
của cả nước được nhiều khách du lịch trong 
nước và quốc tế biết đến, bởi nơi đây không chỉ 
có các hoạt động du lịch thông thường mà còn 
là nơi tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc gia 
và quốc tế như các cuộc thi hoa hậu Việt Nam, 
hoa hậu thế giới người Việt, hoa hậu Hoàn Vũ 
 Hiện tại các đảo Cái Bầu, Phú Quốc và Côn 
Đảo cũng đang được đầu tư mạnh mẽ và tin 
tưởng rằng trong thời gian không xa sẽ trở 
thành các trung tâm du lịch Quốc tế và xứng 
đáng là những đảo ngọc của Việt Nam. 
Cùng với gia tăng khách du lịch, trong 
những năm gần đây cơ sở hạ tầng phục vụ du 
lịch trên các đảo cũng được tăng lên nhanh 
chóng. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đặc 
biệt là nguồn vốn của Chương trình Biển Đông 
- Hải đảo, trong thời gian qua cơ sở hạ tầng 
nhiều đảo đã được cải thiện đáng kể đáp ứng 
nhu cầu nâng cao đời sống dân cư trên đảo và 
phục vụ du lịch. Một số khách sạn đạt tiêu 
chuẩn quốc gia và quốc tế đã và đang được xây 
dựng ở các khu du lịch lớn: Cát Bà, Hòn Tre, 
Côn Đảo và Phú Quốc  Nhiều đảo đã đầu tư 
nâng cấp bến cảng và trang bị các phương tiện 
thủy mới (tàu cao tốc) phục vụ phát triển du 
lịch như Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Cù Lao 
Chàm, Phú Quý, Côn  ... rong 
nước và quốc tế khi đến với Huế, Đà Nẵng, Hội 
An và thánh địa Mỹ Sơn. 
Đảo Lý Sơn 
Tiềm năng cho phát triển du lịch của cụm 
đảo Lý Sơn là rất lớn và đặc sắc với các dạng 
địa hình núi lửa như nón-phễu núi lửa, nón-
chóp núi lửa; các dạng địa hình do biển cả tác 
động vào khối đá núi lửa tạo nhiều thắng cảnh 
nổi tiếng, rất độc đáo. Đó là cầu thiên nhiên 
được gọi là “Cổng Tò Vò” phân bố ở mỏm tây 
bắc đảo; là các hang lớn, hốc ngầm với thắng 
cảnh Chùa Hang và Hang Câu nổi tiếng. Vùng 
biển quanh đảo Lý Sơn có tính đa dạng sinh 
Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo  
 7
học cao với các hệ sinh thái điển hình như rạn 
san hô, rong biển, cỏ biển, cá biển  được quy 
hoạch thành Khu bảo tồn biển Lý Sơn có diện 
tích 7.925 ha (trong đó có 7.113 ha mặt nước 
biển) cũng là nguồn tài nguyên to lớn cần được 
khai thác cho phát triển du lịch. Các giá trị di 
tích lịch sử, văn hóa cũng rất phong phú. Trên 
một diện tích hẹp không đầy 10 km2 của đảo 
phân bố đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa 
(với 24 di tích kiến trúc tôn giáo gồm đình, 
chùa, đền, miếu) trong đó có 4 di tích kiến trúc 
được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp 
quốc gia là đình An Hải, Chùa Hang, Âm Linh 
Tự và Mộ lính Đội Hoàng Sa. Ở nơi đây có 
lăng thờ bộ xương cá voi (cá Ông) - một tín 
ngưỡng phổ biến của cư dân đới bờ biển, có 
“Nhà trưng bày Bảo tàng hải đội Hoàng Sa 
kiêm quản Trường Sa” mới được xây dựng và 
chính thức mở cửa đón khách từ tháng 1/2010. 
Ngoài ra, trên đảo Lý Sơn còn lưu giữ nhiều giá 
trị văn hóa phi vật thể, với nhiều lễ hội truyền 
thống như Lễ hội đua thuyền, Lễ tế tiền hiền, 
Lễ tế thần, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cùng 
nhiều bài ca dân gian, nhiều truyền thuyết độc 
đáo và ly kỳ. Trong lòng đất Lý Sơn còn ẩn 
chứa nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa 
Chăm Pa đã được các nhà khảo cổ học khai 
quật. Bên cạnh đó thì ẩm thực cũng là một 
trong những nét văn hóa độc đáo và đặc sắc của 
Lý Sơn với các loại rượu vú (hải sâm), ốc, mực, 
tôm, cua, cá,  Tất cả những tài nguyên này 
thể hiện tiềm năng du lịch cần được khai thác 
để Lý Sơn phát triển. 
Đảo Phú Quý 
Trên đảo có nhiều bãi biển đẹp, như: bãi 
Dù, bãi Cửa Hang, bãi Lăng, bãi Láng, bãi Phủ, 
Doi Dừa thuận lợi cho tắm biển và nghỉ dưỡng. 
Cảnh quan tự nhiên trên núi Cao Cát với các 
cột đá cấu tạo bởi lớp đá trầm tích phun trào 
còn sót lại sau quá trình bóc mòn, dấu tích còn 
khá nguyên vẹn của miệng núi lửa Cao Cát, 
hay vách đứng dạng tường thành ở sườn phía 
đông nam núi Cao Cát tạo nên cảnh quan hùng 
vĩ, là những điểm hấp dẫn du khách khám phá. 
Trên đảo Phú Quý còn có 6 ngôi chùa: Linh 
Quang, Liên Hoa, Linh Sơn, Linh Bửu, Mỹ 
Quang và Thạch Lâm nằm tựa trên sườn núi 
hay ở chân núi. Chùa Linh Quang được Bộ Văn 
hóa công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 
1996 là một trong những ngôi chùa cổ nhất của 
tỉnh Bình Thuận có tuổi 250 năm còn lưu giữ 
nhiều sắc phong, nhiều tượng Phật quý và là 
ngôi chùa tiêu biểu về các lĩnh vực lịch sử, văn 
hóa, nghệ thuật và Phật giáo ở trên đảo Phú 
Quý. Vạn An Thạnh (Di tích lịch sử văn hóa 
cấp quốc gia) nằm trên thềm cát trắng sát cạnh 
bờ biển thuộc làng Triều Dương, xã Tam 
Thanh, được xây dựng hoàn chỉnh năm Tân 
Sửu 1781 theo lối kiến trúc dân gian của người 
Việt như dạng đình làng trong đất liền. Các 
kiến trúc chính gồm chính điện, nhà Tiền hiền, 
Võ ca là nơi thờ thần Nam Hải, đến nay còn 
lưu giữ gần 100 bộ xương cốt (gồm cá voi, rùa 
da). Có thể nói các chùa trên đảo Phú Quý đều 
là những điểm du khách có thể dừng chân vãn 
cảnh và tìm hiểu, khám phá các giá trị nghệ 
thuật dân gian. Phú Quý còn có nhiều món ẩm 
thực rất riêng của mình phục vụ du khách như 
cua Huỳnh Đế, cá mú đỏ hấp gừng, gỏi ốc, mực 
một nắng, dông, tôm hùm. 
Cụm đảo Hòn Tre (Khánh Hòa) 
Nằm án ngữ vịnh Nha Trang (là một trong 
số 29 vịnh trên thế giới được Câu lạc bộ các 
vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính 
thức công nhận vào tháng 7/2003 và còn là 
thắng cảnh của Việt Nam), cụm đảo Hòn Tre 
mang trong mình nhiều giá trị tài nguyên du 
lịch phong phú. Đó là các cảnh quan thiên 
nhiên, bãi tắm hoang sơ và nhân tạo tuyệt đẹp ở 
hòn Miều, hòn Mun, hòn Tre, hòn Tằm  các 
hệ sinh vật biển phong phú đa dạng với nhiều 
loại san hô, rong biển, các loại cá sống trong 
rạn san hô với đủ màu sắc trở thành điểm tham 
quan du lịch lặn biển lý thú. 
Quần đảo Côn Đảo 
Côn Đảo có hơn 20 bãi tắm đẹp với cát 
trắng, nước biển trong xanh ấm áp quanh năm, 
quy mô và vị trí hướng khác nhau phù hợp với 
các loại hình tắm biển và thể thao mặt biển. Địa 
hình Côn Đảo được cấu tạo bởi đá magma tạo 
sườn dốc có thể tổ chức nhiều loại hình thể 
thao mạo hiểm như leo núi, vượt thác  Côn 
Đảo với Vườn quốc gia rộng tới 15.043 ha 
(trong đó phần trên đảo là 6.043 ha, phần biển 
là 9.000 ha) nổi tiếng về sự giàu có và đa dạng 
của tài nguyên sinh vật cả trên cạn và dưới biển 
Uông Đình Khanh 
 8
vào loại bậc nhất nước ta. Với tính đa dạng sinh 
học cao về các loại động thực vật trên cạn, về 
đa dạng các loài san hô cùng hệ sinh thái rừng 
ngập mặn và cỏ biển đã tạo nên một môi trường 
thuận lợi cho sinh sản, ươm giống và bảo tồn 
các loài sinh vật biển. Nơi đây bắt gặp các loài 
thú biển quý hiếm như bò biển (Dugong), là bãi 
đẻ trứng của một số loài rùa biển. Côn Đảo còn 
có di tích hệ thống nhà tù được gọi là “địa ngục 
trần gian”, nơi giam giữ các chiến sĩ cách 
mạng và bảo tàng Côn Đảo, nơi lưu giữ những 
hiện vật, di sản văn hóa, lịch sử lâu dài của dân 
tộc Việt Nam. 
Đảo Phú Quốc 
Tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch 
của đảo Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, 
nhiều chủng loại với địa hình bờ biển, bãi tắm, 
vách mài mòn, địa hình đồng bằng, thung lũng 
suối, đồi sót và các dãy núi thấp, hệ sinh thái 
rừng nhiệt đới, hệ sinh thái vùng triều và biển 
nông ven bờ  và các di tích lịch sử văn hóa. 
Phú Quốc có địa hình núi đơn nghiêng đặc 
trưng, độc đáo phân bố rộng được xem như là 
một di sản địa mạo về dạng địa hình độc đáo 
liên quan đến cấu trúc địa chất và kiến tạo trẻ. 
Có bờ biển dài trên 150 km với các dạng địa 
hình bờ tạo nhiều thắng cảnh như các bãi đá đổ, 
khối đá, tháp đá, các vũng mài mòn, mài mòn- 
tích tụ, nhiều bãi biển cát trắng trải dài quanh 
suốt các bờ lõm của đảo; đó là các bãi Giếng 
Ngự, bãi Khem, bãi Sao, bãi Vòng, bãi Thơm, 
Rạch Tràm, Rạch Vẹm, bãi Vũng Bầu, bãi Cửa 
Cạn, bãi Dài, Gành Dầu  tạo điều kiện thuận 
lợi cho sự hình thành một tổ hợp các khu du 
lịch tắm biển, nghĩ dưỡng. 
Phú Quốc có mảng rừng nguyên sinh rộng 
lớn và có tính đa dạng sinh học cao ở phía bắc 
đảo. Vườn Quốc gia Phú Quốc với diện tích lên 
tới 31.422 ha (lớn nhất trong các vườn quốc gia 
đảo biển) là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều loài 
sinh vật quý hiếm như Chồn bay, Voọc mông 
trắng, Vượn má trắng, Gấu chó, Cá Sấu nước 
ngọt, Đồi mồi, Vích, Rùa da, Cá Cúi (Dugong), 
cá Heo  cùng với rạn san hô và thảm cỏ biển 
rộng hơn 200 ha phát triển tốt ở quần đảo An 
Thới đóng vai trò to lớn cho phát triển du lịch 
sinh thái, lặn biển, nghỉ dưỡng và nghiên cứu 
khoa học. 
Các di tích lịch sử văn hóa trên đảo Phú 
Quốc không nhiều, song đều mang dấu ấn lịch 
sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam 
như: đền Dinh Cậu (thời Chúa Nguyễn) ở cửa 
rạch Dương Đông, đền thờ Nguyễn Trung Trực 
(thời chống Pháp), nhà tù Phú Quốc (thời 
chống Pháp và chống Mỹ) cùng với đó là các 
danh thắng khác như chùa Hùng Long Tự, suối 
Đá Bàn, suối Tranh cùng nhiều lễ hội truyền 
thống tổ chức hàng năm như các Lễ hội Đình 
thần Dương Đông, Đình thần Cửa Cạn, Đình 
thần An Thới, Đình Ô Bổn, Đình Ô Nam Hải, 
Thủy Long Thánh Mẫu  là những điểm tham 
quan du lịch hết sức lý thú. Ngoài ra, Phú Quốc 
còn có các nhà thùng nước mắm, xưởng chế 
biến rượu sim, vườn tiêu, các cơ sở nuôi cấy 
ngọc trai  cũng là những địa chỉ hấp dẫn du 
khách. Có thể thấy tiềm năng du lịch đã tạo cho 
Phú Quốc trở thành một Trung tâm du lịch sinh 
thái và nghỉ dưỡng lớn mang tầm quy mô quốc 
gia và quốc tế. 
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
CHO CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO 
Trong Đề án quy hoạch phát triển kinh tế 
đảo Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ 
tướng chính phủ phê duyệt (số 568/QĐ-TTg, 
ngày 28/4/2010) [4] quan điểm phát triển du 
lịch được xác định là phát triển nhanh và bền 
vững du lịch vùng đảo trong sự gắn kết với các 
trung tâm đô thị, các khu du lịch lớn ven biển, 
sớm đưa du lịch đảo thực sự trở thành ngành 
kinh tế mũi nhọn và phải coi phát triển du lịch 
là hướng trọng điểm, mang tính đột phá trong 
phát triển kinh tế đảo của những năm tới. 
Tháng 8/2013 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
đã phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, 
đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” 
[3]. Theo đó đến năm 2020 du lịch biển phải có 
được 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế có sức 
cạnh tranh cao trong khu vực, đó là Bái Tử 
Long - Hạ Long - Cát Bà, Lăng Cô - Cảnh 
Dương, Hội An - Cù Lao Chàm, Nha Trang - 
Cam Ranh, Phan Thiết - Mũi Né và Phú Quốc. 
Như vậy trong 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc 
tế có 2 điểm đến hoàn toàn trên đảo và 2 điểm 
kết hợp vùng ven biển với đảo. Điều đó đã nói 
lên vai trò đặc biệt quan trọng của các đảo và 
quần đảo trong phát triển du lịch biển Việt 
Nam. Sau đây là một số điểm cần quan tâm cho 
phát triển du lịch đảo biển: 
Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo  
 9
Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, thể 
thao, vui chơi giải trí cả trên biển, trên các đảo 
và kết nối với đất liền, tạo ra những sản phẩm du 
lịch có uy tín cao trên thị trường trong nước và 
khu vực. Phát triển các sản phẩm du lịch cao 
cấp, đặc trưng của từng vùng đảo như: lặn biển, 
câu cá cảnh, du thuyền có đáy kính để ngắm san 
hô ... gắn với các khu bảo tồn biển, đảo. 
Ngoài các trọng điểm nêu trong Đề án 
trên, cần nâng cấp hiện đại hoá và đẩy mạnh 
phát triển du lịch ở Côn Đảo và các đảo khác 
như Vĩnh Thực, Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng, 
Hòn Mê, Hòn Ngư, Lý Sơn, Phú Quý, Hòn 
Khoai, Thổ Chu, Hòn Rái, Nam Du, đồng thời 
với tổ chức các tuyến du lịch kết nối đảo với 
các trung tâm du lịch lớn ven biển và với các 
nước trong khu vực. 
Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước xây 
dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thiết yếu 
phục vụ du lịch, nhất là các khu vui chơi giải trí 
tổng hợp, chất lượng cao, các khách sạn hiện 
đại ... trên các đảo trọng điểm về du lịch. Tổ 
chức các đội tàu cao tốc từ đất liền ra đảo, 
nghiên cứu xây dựng bến thủy phi cơ cho một 
số đảo trọng điểm có điều kiện để thu hút 
khách (Cát Bà, Cô Tô, Cù Lao Chàm, Côn Đảo 
và Phú Quốc). 
Phát triển du lịch cần đi đôi với bảo vệ, 
tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, xây dựng hệ 
thống khu bảo tồn biển và bảo vệ môi trường 
biển, đảo. Tiếp tục đầu tư tôn tạo các di tích 
lịch sử quan trọng trên các đảo, đặc biệt là ở Lý 
Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc ... để bảo tồn và phát 
huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá, vừa 
là các điểm nhấn, vừa mang tính tuyên truyền 
đối với khách tham quan du lịch. Đẩy mạnh 
công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực có 
chất lượng cao cho các đảo, đáp ứng yêu cầu 
phát triển du lịch với tốc độ nhanh trong thời 
gian tới. 
Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm du 
lịch, các tuyến, điểm du lịch biển đảo trên các 
phương tiện thông tin đại chúng và trên thị 
trường quốc tế là công việc cần đầu tư và triển 
khai liên tục nhằm thu hút khách du lịch đến 
với biển đảo Việt Nam. 
KẾT LUẬN 
Tiềm năng du lịch của hệ thống đảo ven bờ 
Việt Nam là hết sức to lớn, bởi nơi đây chứa 
đựng phong phú các giá trị tài nguyên du lịch 
tự nhiên, nhân văn, là nền tảng cho phát triển 
các loại hình du lịch biển đảo độc đáo và hình 
thành các trung tâm du lịch nổi tiếng không chỉ 
trong nước mà cả quốc tế. Các đảo có tiềm 
năng và thế mạnh cho phát triển du lịch trước 
hết thuộc về các đảo Vĩnh Thực, vùng đảo Vân 
Đồn, quần đảo Cô Tô - Thanh Lam, các đảo 
thuộc vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, Cát Bà, Cù 
Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Hòn Tre (Khánh 
Hòa), Côn Đảo và Phú Quốc. 
Để tiềm năng du lịch hệ thống đảo ven bờ 
trở thành hiện thực, rất cần nhận được sự quan 
tâm đầu tư của Nhà nước và các tổ chức, doanh 
nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh việc đầu 
tư phát triển; cần có chính sách, giải pháp bảo 
tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch tự 
nhiên, nhân văn trên các đảo, quần đảo và vùng 
biển để chúng mãi mãi là những tài nguyên quý 
giá đóng góp cho phát triển du lịch biển đảo nói 
riêng và cho ngành du lịch Việt Nam nói chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Đức An (chủ biên), Uông Đình Khanh, 
2012. Địa mạo Việt Nam, Cấu trúc - Tài 
nguyên - Môi trường. Nxb. Khoa học Tự 
nhiên và Công nghệ, 659 tr., Hà Nội. 
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009. Báo cáo 
tổng hợp Quy hoạch phát triển kinh tế đảo 
Việt Nam đến năm 2020, 157 tr. 
3. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013. 
Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 
15/8/2013 về việc Phê duyệt Đề án “ Phát 
triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển 
Việt Nam đến năm 2020”. 
4. Thủ tướng chính phủ, 2010. Quyết định số 
568/QĐ-TTg, ngày 28/4/2010 về việc Phê 
duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt 
Nam đến năm 2020. 
Uông Đình Khanh 
 10
TOURISM DEVELOPMENT POTENTIAL OF 
COASTAL ISLAND SYSTEM IN VIETNAM 
Uong Dinh Khanh 
Institute of Geography-VAST 
ABSTRACT: Coastal island system in Vietnam distributes and stretches over 2000 km from 
Quang Ninh coastal sea to Kien Giang coastal sea. Because of the distribution in tropical monsoon 
belt, coastal island system ownes tremendous values of natural tourism potential; which are 
maritime climate with mild sunshine, and the place that contains a diversity of terrain, landscape 
and sea-island biological resources. In the coastal islands, there also exist various types of 
humanistic tourism resources, including ancient architectures, historical, cultural and 
archaeological relics, folk festivals and regional food culture. The values of natural and humanistic 
tourism potential of coastal islands are the foundation for the development of unique sea-island 
tourism, and the establishment of national and international famous tourism centers. The islands 
having potential and advantages for tourism development are firstly Vinh Thuc island, Van Don 
island area, Co To - Thanh Lam island group, islands in Ha Long - Bai Tu Long bay (Quang Ninh), 
Cat Ba (Hai Phong), Cu Lao Cham (Quang Nam), Ly Son (Quang Ngai), Hon Tre (Khanh Hoa), 
Phu Quy (Binh Thuan), Con Dao (Ba Ria-Vung Tau) and Phu Quoc (Kien Giang). 
Key words: Coastal island system, tourism potential, Van Don, Con Dao, Phu Quoc. 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỆ THỐNG ĐẢO VEN BỜ 
VIỆT NAM 
Bãi tắm hoang sơ trên đảo Vĩnh Thực 
[Nguồn: thethaovanhoa.vn] 
Vịnh Hạ Long nổi tiếng với những hòn đảo 
tuyệt đẹp [Nguồn: gsm.vn] 
Trung tâm du lịch thị trấn Cát Bà 
[Nguồn: halongcatba.com] 
Độc đáo món ốc vú nàng trên đảo Cù Lao Chàm 
[Nguồn: hoian.vn] 
Tiềm năng phát triển du lịch hệ thống đảo  
 11
Rạn san hô Vườn Quốc gia Côn Đảo 
[Nguồn: dantri.com.vn] 
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn 
[Nguồn: vnexpress.net] 
Bãi Sao trên đảo Phú Quốc 
[Nguồn: vnexpress.net] 
Du khách tham quan vườn tiêu Phú Quốc 
[Nguồn: baoanhđatmui.vn] 

File đính kèm:

  • pdftiem_nang_phat_trien_du_lich_he_thong_dao_ven_bo_viet_nam.pdf