Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong

07 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Với

những lợi thế về tự nhiên và con người trong

thời gian qua du lịch của vùng không ngừng

được đầu tư phát triển. Trong quá trình phát

triển du lịch, vấn đề con người luôn giữ vai trò

hết sức quan trọng. Mặc dù được chú trọng

đầu tư nhưng trong thời gian qua nguồn nhân

lực của vùng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về

số lượng cũng như chất lượng, vấn đề này đã

trở thành một trong những rào cản ảnh hưởng

* TS. Tổng công ty Thái Sơn, Bộ quốc phòng

đến khả năng phát triển du lịch. Để cải thiện

được chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với

tiềm năng của vùng, xu thế phát triển du lịch

của nước nhà cũng như trong hội nhập quốc

tế, việc đưa ra những giải pháp và chính sách

phát triển nguồn nhân lực là hết sức cần thiết,

nếu giải quyết tốt vấn đề này có thể phát huy

được hết tiềm năng du lịch vốn có của vùng

cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

pdf 7 trang kimcuc 7400
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long
65
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUỒN NHÂN LỰC 
DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
 Nguyễn Hoàng Phương* 
TÓM TẮT
Đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong 
07 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Với 
những lợi thế về tự nhiên và con người trong 
thời gian qua du lịch của vùng không ngừng 
được đầu tư phát triển. Trong quá trình phát 
triển du lịch, vấn đề con người luôn giữ vai trò 
hết sức quan trọng. Mặc dù được chú trọng 
đầu tư nhưng trong thời gian qua nguồn nhân 
lực của vùng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về 
số lượng cũng như chất lượng, vấn đề này đã 
trở thành một trong những rào cản ảnh hưởng 
* TS. Tổng công ty Thái Sơn, Bộ quốc phòng
đến khả năng phát triển du lịch. Để cải thiện 
được chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với 
tiềm năng của vùng, xu thế phát triển du lịch 
của nước nhà cũng như trong hội nhập quốc 
tế, việc đưa ra những giải pháp và chính sách 
phát triển nguồn nhân lực là hết sức cần thiết, 
nếu giải quyết tốt vấn đề này có thể phát huy 
được hết tiềm năng du lịch vốn có của vùng 
cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Từ khóa: thực trạng, giải pháp, nguồn 
nhân lực, du lịch, đồng bằng song Cửu Long
SITUATION AND HUMAN RESOURCE SOLUTIONS 
TORISM MEKONG DELTA
ABSTRACT
The Mekong Delta is one of the seven key 
economic regions of Vietnam. The tourism 
of the Delta is being constantly invested 
and developed thank to the advantages of 
nature and human. In the course of tourism 
development, the human factor is always 
the most important. The human resources in 
the region have not responded to the large 
demands on quality and quantity in spite of the 
careful investment in human resources. This 
problem is one of the disadvantages affecting 
the tourism development of the region. It is 
essential to give appropriate solutions and 
establish human resource policies to improve 
the human resource quality in conformity with 
the potential of the region and the trend of 
tourism development in the nation in the period 
of international integration; hence, it is possible 
to promote the tourism potential of the region 
and ensure the sustainable development.
Keywords: current status, solutions, human 
resources, tourism, Cuu Long Delta
Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng Sông Cửu Long
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người luôn đóng một vai trò quan 
trọng trong các hoạt động kinh tế, cũng như 
du lịch nói riêng. Hiểu được điều này nên 
trong thời gian qua Đồng bằng sông Cửu Long 
luôn chú trọng đến việc đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội 
nói chung và du lịch nói riêng. Chính vì vậy, 
nguồn nhân lực của Vùng cũng như nguồn 
nhân lực cho ngành du lịch đã được cải thiện 
66
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
đáng kể về số lượng, chất lượng và cơ cấu, 
góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội và 
du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Muốn đưa các giải pháp phát triển nguồn du 
lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long trước hết 
phải phân tích thực trang về số lượng và chất 
lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch vùng 
Đồng bằng này.
2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC 
CHO LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG 
CỬU LONG 
2.1. Số lượng lao động ngành du lịch 
Theo số liệu của Hiệp hội du lịch vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 lực 
lượng lao động trực tiếp phục vụ trong ngành 
du lịch của Vùng là 5.956 lao động, đến năm 
2008 là 17.397 người. Tốc độ tăng trưởng bình 
quân giai đoạn 2000 - 2008 là 14,32%/năm, 
nguồn nhân lực du lịch của Bến Tre chiếm tỷ 
trọng đến hơn 20,6% tổng số lao động trực tiếp 
trong ngành du lịch của cả Vùng, Cần Thơ, Tiền 
Giang, Kiên Giang và An Giang - là các địa 
phương đầu tàu về phát triển du lịch của Vùng 
nên lực lượng lao động trong ngành du lịch 
tại 4 tỉnh này chiếm đến gần 50% số lao động 
cả Vùng. Sở dĩ các địa phương này có sự phát 
triển mạnh của du lịch là do có điểm các du lịch 
hoặc khu du lịch thu hút du khách, cùng với các 
khách sạn, các cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí 
của trung tâm đều tập trung ở các địa phương 
này, còn lại là các tỉnh khác không có được các 
thế mạnh trên nên du lịch kém phát triển hơn.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, 
lực lượng lao động trong ngành du lịch của toàn 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời 
gian gần đây tăng đáng kể và chiếm tỉ trọng 
khá lớn trong lực lượng lao động của Vùng, 
tuy nhiên nguồn nhân lực cho ngành du lịch 
của Vùng còn thiếu và yếu. Theo số liệu của 
Hiệp hội Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long năm 2014 có hơn 85% lao động trong 
ngành du lịch chưa qua đào tạo, trong số lao 
động đã qua đào tạo có chưa tới 1% có chứng 
chỉ, khoảng 1% có bằng nghề, hơn 2% có bằng 
trung cấp, gần 3% có bằng cao đẳng – đại học 
và sau đại học. Đến năm 2014 toàn Vùng chỉ có 
23.509 người tham gia hoạt động du lịch, trong 
khi đó theo tính toán năm 2015 nhu cầu nhân 
lực để phát triển du lịch cần 128.000 người, 
đến năm 2020 cần 208.000 người. Như vậy, 
với số lượng như hiện tại nguồn nhân lực của 
Vùng chỉ chiếm 18% so với nhu cầu của năm 
2015 và 11% nhu cầu đến năm 2020. (Nguồn: 
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các 
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2016).
Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau 
vẫn là 04 địa phương có số lượng nhân lực 
hoạt động trong ngành du lịch đứng hàng đầu 
của Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm hơn 
một nửa số lao động trong ngành du lịch của 
cả Vùng (61,5%). Bến Tre chiếm tỷ trọng hơn 
18,2% tổng số nhân lực du lịch trực tiếp trong 
ngành du lịch của toàn vùng, tuy nhiên trong 
số này thì nhân lực thời vụ và lao động phổ 
thông chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn 
(Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bến 
Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau, 2015).
2.2. Chất lượng đội ngũ lao động ngành 
du lịch 
Thực tế cho thấy nguồn nhân lực ngành du 
lịch Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều bất 
cập thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề chưa 
hợp lí, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp 
ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đội 
ngũ công chức làm công tác quản lí nhà nước 
về du lịch còn thiếu và yếu, cán bộ quản trị 
kinh doanh du lịch chưa được đào tạo chuyên 
sâu, số giám đốc doanh nghiệp tư nhân đã 
qua đại học hầu hết được đào tạo các chuyên 
ngành không liên quan trực tiếp đến du lịch. 
67
Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ du lịch của các 
địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long 
còn thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề 
cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn 
chế...Đào tạo về du lịch phần lớn chỉ thông 
qua các lớp đào tạo “cấp tốc” ngắn khoảng 01 
tháng, dài là 01 năm.
2.3. Các hình thức đào tạo và cơ sở đào 
tạo nguồn nhân lực cho du lịch 
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh 
của ngành du lịch, vấn đề đào tạo nguồn nhân 
lực chuyên ngành là một yêu cầu cấp bách. 
Nó đòi hỏi sự nỗ lực không những của riêng 
ngành du lịch, mà còn cần sự phối hợp chặt 
chẽ của các ngành liên quan, đặc biệt là toàn 
ngành Giáo dục và Đào tạo. Mấy năm gần đây 
do tốc độ tăng trưởng du lịch cao (cả về số lượt 
khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật...), 
việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chưa 
đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Các cơ sở đào 
tạo ở cả ba cấp đại học – cao đẳng, trung cấp 
và sơ cấp về du lịch còn ít và phân bố không 
đều, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn 
trong Vùng như Cần Thơ, An Giang. Ở các địa 
phương khác trong tiểu Vùng việc đào tạo nhân 
lực du lịch còn gặp nhiều khó khăn, số lao động 
có trình độ đại học chuyên ngành du lịch còn 
rất hạn chế. Một thực tế khác của việc đào tạo 
nguồn nhân lực ở các địa phương trong thời 
gian qua là, các cơ sở kinh doanh du lịch tự tổ 
chức đào tạo tại chỗ bằng cách thuê giáo viên 
hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo. Hình thức 
đào tạo tại chỗ này, trước mắt chỉ mới đáp ứng 
được một phần nhỏ nhu cầu đào tạo tay nghề ở 
trình độ sơ cấp cho nhân viên phục vụ.
Bảng 1: Các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch khu vực phía Nam
Hệ đào tạo Địa điểm Số cơ sở Chuyên ngành đào tạo
Trung học và Nghề TP.HCM 15 - Hướng dẫn du lịch
- Nghiệp vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, Bar)
- Quản trị nhà hàng
- Quản trị Khách sạn
- Văn hóa du lịch
Kiên Giang 2 - Hướng dẫn du lịch
Bà Rịa Vũng Tàu 1 - Hướng dẫn du lịch
- Nghiệp vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, Bar)
- Quản trị nhà hàng
- Quản trị Khách sạn
Cần Thơ 2
- Văn hóa du lịch
- Nghiệp vụ du lịch
Đại học - Cao đẳng An Giang 1 VHDL
TP.HCM 14
- Văn hóa du lịch
- Quản trị du lịch
- Hướng dẫn du lịch
- Quản trị Khách sạn và Nhà hàng
- Tiếng Anh chuyên ngành du lịch
Cần Thơ 2
- Văn hóa du lịch
- Nghiệp vụ du lịch
Đồng Tháp 1 - Văn hóa du lịch
Vĩnh Long 1 - Quản trị kinh doanh du lịch
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam 2014
Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng Sông Cửu Long
68
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hiện nay các cơ sở đào tạo nguồn nhân 
lực cho du lịch phần lớn tập trung ở Thành 
phố Hồ Chí Minh và một số các cơ sở đào 
tạo ở cấp đại học bao gồm của các tỉnh Vĩnh 
Long, Cần Thơ như: Trường trung học văn 
hóa nghệ thuật Cần Thơ, trường văn hóa nghệ 
thuật Sóc Trăng. Đại học Cần Thơ - Khoa kinh 
tế và quản trị kinh doanh bộ môn Quản trị kinh 
doanh marketing - Du lịch. Khoa quản trị kinh 
doanh - Đại học dân lập Cửu Long - Thị xã 
Vĩnh Long.... Trường nghiệp vụ du lịch Cần 
Thơ mới được thành lập, mặc dù đã bắt đầu 
triển khai đào tạo, tuy nhiên do vẫn đang trong 
quá trình xây dựng cơ sở vật chất, nên quy mô 
đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.
Một số địa phương trong Vùng cùng đã kết 
hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo theo 
hướng đào tạo chuyên môn, đáp ứng được 
yêu cầu của hoạt động du lịch sinh thái, du 
lịch cộng đồng ở các địa phương trong Vùng 
như đào tạo đội ngũ thuyết minh du lịch ở Phú 
Quốc (Kiên Giang), Hòn Khoai, Năm Can (Cà 
Mau), Thới Sơn (Tiền Giang)... Học viên là lao 
động trẻ ở tại địa phương không thông qua các 
lớp học chính quy nhưng có thể hướng dẫn du 
khách tham quan, phục vụ lưu trú, ăn uống,.. 
Mở các khóa học về quản lý doanh nghiệp cho 
các chủ hộ có tham gia vào hoạt động du lịch ở 
địa phương để nâng cao nghiệp vụ quản lý cũng 
như từ đây mở các lớp đào tạo ngắn hạn để đào 
tạo thêm kỹ năng phục vụ, tuyên truyền ý thức 
bảo vệ môi trường,góp phần làm chuyển 
biến đời sống văn hóa cũng như nâng cao mức 
sống của người dân tại các điểm du lịch.
Trong những năm gần đây do tốc độ tăng 
trưởng du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long cao, nên công tác phát triển nguồn nhân 
lực đã được chú trọng nhưng vẫn còn chưa theo 
kịp nhu cầu và còn gặp nhiều khó khăn. Thời 
gian qua, các địa phương trong Vùng đã thông 
qua phương thức đào tạo tại chỗ, liên kết với 
các trường Du lịch (Cần Thơ, An Giang, Kiên 
Giang,) tổ chức đào tạo chính quy. Việc đào 
tạo lại và bồi dưỡng cán bộ quản lí về du lịch 
được triển khai thông qua các khóa đào tạo 
ngắn hạn, với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch 
và của các dự án phát triển nguồn nhân lực du 
lịch do EU, Luxembourg tài trợ.
Hiện nay, tham gia đào tạo nguồn nhân 
lực du lịch cho vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long có các cơ sở đào tạo du lịch ở Tp. Hồ 
Chí Minh, Vũng Tàu và một số cơ sở đào tạo 
du lịch các cấp trên địa bàn như: Trường trung 
cấp du lịch Cần Thơ, Trường Trung học Văn 
hóa nghệ thuật Cần Thơ, Trương Văn hóa 
nghệ thuật Sóc Trăng, Đại học Cần Thơ (Khoa 
kinh tế và quản trị kinh doanh, Bộ môn quản 
trị kinh doanh Marketing – Du lịch), Đại học 
dân lập Cửu Long, Trường Trung cấp Văn hóa 
nghệ thuật Kiên Giang. Đặc biệt, trường cao 
đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu đã liên kết với 
các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức 
nhiều khóa học ngắn hạn tại chỗ đào tạo kĩ 
năng phục vụ du lịch, xây dựng ý thức bảo vệ 
môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an 
ninh, an toàn trong phục vụ du lịch 
Nhìn chung lao động trong ngành du lịch 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa được 
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có 
hệ thống, trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa 
đáp ứng được nhu cầu cho phát triển du lịch 
trong hội nhập quốc tế. Thời gian gần đây một 
số địa phương như Cần Thơ, An Giang, Kiên 
Giang, Tiền Giang đã nâng cao một bước chất 
lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch do 
có được các cơ sở đào tạo du lịch chất lượng 
tốt, cùng với việc tại một số doanh nghiệp du 
lịch liên doanh với nước ngoài đào tạo tại chỗ, 
hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân 
lực cho ngành du lịch nên chất lượng có tốt 
hơn, đáp ứng được yêu cầu trong hội nhập 
quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có gần một nửa số 
lao động được đào tạo qua các trường nghề, 
69
nhưng phần lớn chỉ được đào tạo ở loại hình 
cấp tốc (từ 3 tháng đến 1 năm) nên mức bậc 
nghề chung còn thấp. Số lao động có trình 
độ đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 
12% trong tổng số lao động tại các tỉnh như 
An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang còn một số 
tỉnh như Bến Tre, Hậu Giang, Đồng Tháp, 
chỉ có khoảng 7 - 10% trong tổng số lao động 
là đã qua đào tạo đại học. Trong số đó có rất 
ít người được đào tạo đúng chuyên ngành, 
đặc biệt là ở nước ngoài, mà chủ yếu là từ các 
ngành khác như ngoại ngữ, khoa học xã hội và 
tự nhiên...với dân số của Vùng hiện khoảng 
20 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi 
lao động chiếm khoảng gần 50%, cùng với 
những phẩm chất như tinh thần tự chủ, nguồn 
nhân lực trẻ, năng động, giao lưu cởi mở, nhạy 
bén với cái mới, cần cù, dũng cảm và sáng tạo, 
đây là một tiềm năng to lớn về nguồn nhân lực 
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã 
hội nói chung và du lịch nói riêng của vùng 
Đồng bằng Sông Cửu Long. Lực lượng lao 
động trong ngành du lịch tại vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long trong thời gian gần đây đã 
tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng khá lớn trong 
lực lượng lao động của Vùng. 
3. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO 
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 
CHO DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG 
CỬU LONG. 
 3.1. Chính sách
- Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch 
của Vùng phải đảm bảo về số lượng, chất 
lượng và cơ cấu.
- Phối hợp, đặt hàng với các cơ sở đào tạo 
về du lịch trong Vùng và cơ sở tại TP. HCM 
để đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch của 
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, 
mời chuyên gia trong và ngoài nước tập huấn 
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nguồn 
nhân lực phục vụ du lịch của Vùng.
3.1.1. Giải pháp thực hiện
Trong kết quả khảo sát, yếu tố môi trường 
xã hội trong đó có thái độ của nhân viên phục 
vụ và tính chuyên nghiệp của nhân viên phục 
vụ là chỉ báo có tác động không nhỏ đến du 
lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, việc 
đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển 
nhân lực du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long đảm bảo về chất lượng, số lượng, cân 
đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo 
đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập 
quốc tế là điều hết sức cần thiết. 
Trước hết, cần phát triển mạnh các cơ sở 
đào tạo về du lịch trong vùng từ cơ sở vật chất 
kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đến chất lượng 
giảng viên, giáo trình khung đào tạo du lịch 
gắn liền với điều kiện cụ thể của vùng Đồng 
bằng sông Cửu Long. Đa dạng hóa phương 
thức đào tạo, khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự 
đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Phát 
triển nguồn nhân lực du lịch vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long một cách đồng bộ cả về số 
lượng, chất lượng và có hệ thống, đến năm 
2020 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 
các cấp quản lý, xây dựng lực lượng lao động 
trực tiếp của ngành du lịch đủ về số lượng, cân 
đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, 
đảm bảo chất lượng về nguồn nhân lực đáp 
ứng nhu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn 
mới và hội nhập quốc tế. Để làm được điều đó, 
cần phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và 
ngoài tỉnh: Trường Đại học Cần Thơ, Đại học 
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Du 
lịch Sài Gòn, tổ chức các hình thức đào tạo 
ngắn hạn và dài hạn, các lớp bồi dưỡng quản 
lý và nghiệp vụ du lịch cho các cấp quản lý 
và nhân viên. Bên cạnh đó, cần phát triển đội 
ngũ nhân viên tại chỗ, nâng cao trình độ ngoại 
ngữ để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đào tạo, bồi 
Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng Sông Cửu Long
70
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
dưỡng cho cán bộ quản lý và lao động trong 
ngành về kỹ năng nghề nghiệp và thái độ ứng 
xử, thái độ phục vụ kết hợp ứng dụng khoa học 
kỹ thuật và công nghệ mới trong việc quản lý 
và phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long.
Chú trọng phát triển nhân lực du lịch phù 
hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, 
từng địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long. Từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân 
lực du lịch của Vùng phù hợp chuẩn với của 
khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân 
lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao 
trong ngành du lịch.
Cùng với việc đáp ứng số lượng nguồn 
nhân lực cho ngành du lịch vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long giai đoạn 2020 – 2030 như 
mục tiêu đã đề ra. Cần phải chú trọng nâng 
cao chất lượng nguồn nhân, trang bị đầy đủ về 
kiến thức, các kĩ năng cần thiết và thái độ phục 
vụ đáp ứng được từng nghiệp vụ cụ thể trong 
lĩnh vực du lịch của Vùng. Mỗi địa phương 
phải đảm bảo hợp lý giữa các trình độ đào tạo, 
loại công việc, giữa các chuyên ngành và lĩnh 
vực, giữa các nghề, cụ thể để đáp ứng nhu cầu 
nguồn nhân lực cho phát triển du lịch vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, 
cần tập trung vào những giải pháp chính như:
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào 
tạo: Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên 
cũng như khai thác các cơ sở đào tạo trong 
Vùng để đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều 
kiện thuận lợi những người có kinh nghiệm 
thực tiễn được giảng dạy cho nguồn nhân lực 
hiện có của các địa phương, tập trung phát 
triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về từng 
lĩnh vực du lịch.
- Mời các chuyên gia nước ngoài về tập 
huấn nghiệp vụ cho người đang hoạt động 
trong lĩnh vực du lịch tại Đồng bằng sông Cửu 
Long: Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển 
nhân lực du lịch, đưa nội dung đào tạo phát 
triển nhân lực du lịch vào các cam kết hợp tác 
đa phương và song phương của địa phương, 
tập trung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, sinh 
viên du lịch. Có chính sách, cơ chế điều kiện 
thuận lợi để tăng cường thu hút chuyên gia giỏi 
là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước 
ngoài...tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, dạy 
nghề du lịch và cơ sở nghiên cứu du lịch của 
địa phương mở rộng liên kết hợp tác với nước 
ngoài nhằm nâng cao năng lực đào tạo.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính 
sách về phát hiện và bồi dưỡng, sử dụng nguồn 
nhân lực du lịch của Vùng: Tạo môi trường 
thuận lợi cho người có năng lực phát triển, 
cũng như có các chính sách đãi ngộ để thu hút 
lao động có tay nghề cao về làm việc trong 
ngành du lịch của Vùng. Hoàn thiện hệ thống 
thông tin thị trường lao động du lịch phục vụ 
nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung – 
cầu về nhân lực du lịch trong vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long.
- Chú trọng duy trì và phát triển hệ thống 
cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu về 
du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 
Nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề, đổi 
mới nội dung, chương trình, phương pháp đào 
tạo phù hợp với yêu cầu phát triển cho du lịch 
Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ hội 
nhập. Kết nối chặt giữa đào tạo, nghiên cứu 
khoa học với thực tiễn hoạt động của ngành 
du lịch tại Vùng.
- Huy động các nguồn vốn cho phát triển 
nhân lực ngành Du lịch vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long: Tập trung phát triển hệ 
thống dạy nghề du lịch để đáp ứng lực lượng 
lao động lành nghề cho các doanh nghiệp 
hoạt động du lịch trong Vùng. Khuyến khích 
các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, 
tái đào tạo đội ngũ nhân viên bằng các ưu 
71
đãi về thuế đối với các doanh nghiệp thực 
hiện tốt công tác đào tạo, tái đào tạo tại chỗ. 
Khuyến khích các doanh nghiệp đưa vào áp 
dụng hệ thống “tiêu chuẩn nghiệp vụ” đối 
với nhân lực ngành du lịch vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long. Đổi mới, thu hút mạnh các 
nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển 
nhân lực Du lịch.
4. KẾT LUẬN
Bài viết đã khẳng định vai trò quan trọng 
của nguồn nhân lực trong phát triển du lịch 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng 
cũng như đối với ngành du lịch nói chung. 
Hiện tại lực lượng lao động của vùng vẫn còn 
thiếu về số lượng và phân bố không đều chủ 
yếu tập trung ở 04 địa phương là Bến Tre, 
Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Bên cạnh 
đó chất lượng của lao động trong ngành du 
lịch vẫn còn hạn chế so với nhu cầu phát triển 
của vùng. Từ những phân tích thực tế bài viết 
đã đưa ra những chính sách, đi kèm với những 
giải pháp phù hợp với thực trạng và khả năng 
của vùng dựa trên quy hoạch cũng như định 
hướng chung của nhà nước. Trong đó tập trung 
đẩy mạnh công tác đào tạo thông qua việc mời 
các chuyên gia nước ngoài về tập huấn, phát 
triển hệ thống cơ sở đào tạo, thực hiện xã hội 
hóa giáo dục. Bên cạnh đó để thu hút và giữ 
người giỏi, các cơ chế và chính sách về phát 
hiện và bổi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực 
cũng được xây dựng và hoàn thiện. 
Với những nổ lực và cố gắng của các cơ 
quan chính quyền địa phương, cùng với các 
doanh nghiệp trong tương lai nếu thực hiện 
như những kế hoạch được đặt ra, nguồn nhân 
lực của vùng sẽ ngày càng được cải thiện cả về 
số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu 
phát triển du lịch của vùng trong thời kỳ hội 
nhập cũng như đưa ngành du lịch phát triển 
tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có 
của vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết 53 – NQ/TW ngày 29/08/2005 của Bộ Chính Trị khóa IX “ Đẩy mạnh phát triển kinh 
tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam đến năm 2020”.
[2]. Philip Kotler, năm??. Marketing căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động – xã hội. 
[3]. Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt đề án “Xây dựng chính sách đặc thù để thu 
hút đầu tư tại Đồng Bằng Sông Cửu Long” (2012) 
[4]. Quyết định số 11/2012/QĐ – TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT vùng KTTĐ 
ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
[5]. Quyết định số 1581/QĐ – TTg về “ Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Đồng Bằng Sông Cửu 
Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”.
[6]. Quyết định số 1694/QĐ – UBND về “ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”.
[7]. Quyết định số 201/QĐ – TTg về phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng Sông Cửu Long

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nguon_nhan_luc_du_lich_dong_bang_son.pdf