Thực trạng và giải pháp đầu tư du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong

những nơi hấp dẫn nhất với du lịch trong

những năm gần đây. Du lịch biển và hòn

đảo kết hợp với một loại hình du lịch mới

cho những ai yêu thích cảnh quan đầy nước

và phong cảnh làm điểm mạnh về du lịch

đồng bằng sông Cửu Long. Trong những

năm gần đây, đồng bằng sông Cửu Long đã

thúc đẩy phát triển du lịch bằng cách huy

động vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, ban hành

một chính sách mới để thu hút các nhà đầu

tư . rất nhiều dự án đã được triển khai. Tuy

nhiên, có rất nhiều khó khăn trong đầu tư và

phát triển. Điều đó làm chậm sự phát triển

của du lịch và dẫn đến những ảnh hưởng

tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy, cần có một

chính sách đúng đắn và hợp lý để du lịch

đồng bằng sông Cửu Long phát triển ổn

định trong tương lai.

pdf 11 trang kimcuc 3880
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp đầu tư du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp đầu tư du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thực trạng và giải pháp đầu tư du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long
96
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÓM TẮT
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 
những nơi hấp dẫn nhất với du lịch trong 
những nĕm gần đây. Du lịch biển và hòn 
đảo kết hợp với một loại hình du lịch mới 
cho những ai yêu thích cảnh quan đầy nước 
và phong cảnh làm điểm mạnh về du lịch 
đồng bằng sông Cửu Long. Trong những 
nĕm gần đây, đồng bằng sông Cửu Long đã 
thúc đẩy phát triển du lịch bằng cách huy 
động vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, ban hành 
một chính sách mới để thu hút các nhà đầu 
tư ... rất nhiều dự án đã được triển khai. Tuy 
nhiên, có rất nhiều khó khĕn trong đầu tư và 
phát triển. Điều đó làm chậm sự phát triển 
của du lịch và dẫn đến những ảnh hưởng 
tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy, cần có một 
chính sách đúng đắn và hợp lý để du lịch 
đồng bằng sông Cửu Long phát triển ổn 
định trong tương lai.
Từ khóa: Đầu tư hiệu quả, phát triển ổn 
định.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ DU LỊCH VÙNG 
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
 Nguyễn Hoàng Phương *
PATTERNS AND SOLUTIONS TO TOURISM AREA 
NOT IN THE MEKONG DELTA
ABSTRACT
Mekong delta is one of the the most 
attrative places with traveler in recent 
years. Traveling to sea and island combines 
with a new kind of tourism for those who 
love watery and orchard-illed scenery make 
strong points about travel for Mekong delta. 
In recent years, Mekong delta promoted the 
travel development by mobilizing capital to 
invest infrastructure, releasing a new policy 
to attract investora lot of project have 
been implemented. However, there are lots of 
dificulty in investment and development. That 
slows down the development of tourism and 
leads to negative effect with economy. So that 
it is very necessary to have a correct pocily 
and reasonable solution to make tourism of 
Mekong delta develop stably in the future.
Key word: investment and Stable 
Development.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có tiềm nĕng, phát triển tốt nhưng chưa 
thực sự bền vững và ổn định, là thực trạng 
hiện tại của du lịch đồng bằng sông Cửu 
Long. Hầu hết các tỉnh trong khu vực đều 
đẩy mạnh khai thác đầu tư du lịch với chi 
phí đầu tư cho các dự án và phát triển cơ sở 
hạ tầng rất lớn, nhưng lại chưa có một chính 
sách cũng như giải pháp để sử dụng nguồn 
đầu tư ấy một cách thực sự hiệu quả, chưa 
đảm bảo được việc đầu tư sẽ đem lại lợi ích 
lâu dài và sự phát triển bền vững trong tương 
lai. Vậy việc làm thế nào để việc đầu tư vừa 
đem lại hiệu quả ở hiện tại vừa là nền tảng 
* TS.Tổng công ty Thái Sơn, Bộ quốc phòng
97
Thực trạng và giải pháp đầu tư ...
cho sự phát triển trong tương lai là điều rất 
cần được chú trọng.
Đồng bằng Sông cửu long đang là một 
trong những điểm đến thu hút khách du lịch 
trong những nĕm trở lại đây. Du lịch miệt 
vườn là loại hình du lịch mới nổi nhận được 
sự hưởng ứng của nhiều du khách, kết hợp 
với du lịch biển đảo đã có từ trước đó, tạo 
nên tiềm nĕng to lớn về du lịch cho đồng 
bằng Sông cửu long. Với những thế mạnh về 
du lịch này, đồng bằng Sông cửu long đang 
không ngừng đẩy mạnh đầu tư cho du lịch, 
nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Rất 
nhiều dự án đầu tư được triển khai, huy động 
nguồn vốn lớn để phát triển cơ sở hạ tầng du 
lịch ở hầu hết các tính đồng bằng Sông cửu 
long. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, 
cũng còn tồn tại nhiều khó khĕn trong việc 
đầu tư về cơ sở hạ tầng, chính sách cũng như 
nhân lực. Vì thế, song song với việc phát 
triển, thì việc xác định những chính sách, 
giải pháp phù hợp là việc hết sức cần thiết để 
phục vụ cho việc phát triển lâu dài của ngành 
du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO PHÁT 
TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSCL
Để tạo điều kiện cho du lịch phát triển, 
các dự án quan trọng trong lĩnh vực kết cấu 
hạ tầng, nhiều hạng mục cho phát triển du 
lịch vùng ĐBSCL đã được đầu tư phát triển, 
nguồn vốn đầu tư này đã góp phần quan trọng 
vào phát triển du lịch vùng ĐBSCL, tiêu biểu 
như dự án sân bay Dương Tơ, Cảng biển An 
Thới, Dương Đông và Vịnh Đầm, các đường 
giao thông chính trên các đảo và một số dự án 
kết cấu hạ tầng khác đã và đang được chuẩn 
bị đầu tư, xây dựng, tạo điều kiện thu hút các 
nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch, đặc biệt 
là đầu tư xây dựng biển đảo Phú Quốc thành 
trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực.
Trong giai đoạn 2001 - 2014 có 56 dự án 
đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch với 
tổng số vốn đầu tư là 2.361,98 tỷ đồng (Hiệp 
hội Du lịch ĐBSCL, 2015), trong đó, tỉnh có 
số dự án đầu tư nhiều nhất là tỉnh Cà Mau với 
11 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 587,18 
tỷ đồng. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang với 7 dự 
án trong giai đoạn 2006-2014 với tổng số vốn 
đầu tư gần 382 tỷ đồng. Kế đến là tỉnh Bạc 
Liêu, tuy chỉ có một dự án đầu tư cho cơ sở hạ 
tầng du lịch nhưng với tổng số vốn lên đến 259 
tỷ đồng. Tiếp theo là tỉnh Sóc Trĕng với 5 dự 
án có số vốn đầu tư là 215,2 tỷ đồng; tỉnh Trà 
Vinh có 6 dự án đầu tư với tổng số vốn là 185 
tỷ đồng; tỉnh Bến Tre có 8 dự án đầu tư với 
số vốn gấn 157 tỷ đồng, tiếp đến là tỉnh Kiên 
Giang có 5 dự án với số vốn đầu tư là 131,2 
tỷ đồng. Kế đến là tỉnh Đồng Tháp có 4 dự án 
đầu tư với tổng số vốn là 105 tỷ đồng, các tỉnh 
còn lại với số vốn đầu tư trên dưới 50 tỷ đồng 
(Tổng hợp số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư các 
tỉnh ĐBSCL, nĕm 2015). Trong tổng nguồn 
vố đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL, 
có gần 70% nguồn vốn đầu tư vào các khu du 
lịch; 30% đầu tư vào các cơ sở hạ tầng (CSHT) 
du lịch như: điện, nước, bến cảng phục vụ du 
lịch, hệ thống xử lý rác thải, tuyến đường phục 
vụ du lịch thuộc Khu du lịch quốc gia sinh thái 
Cà Mau (Cà Mau), CSHT du lịch sinh thái cù 
lao Thới Sơn (Tiền Giang), CSHT du lịch Tân 
Lập (Long An), Cảng du lịch Bãi Vòng- Phú 
Quốc (Kiên Giang),...
Ngoài ra, trong giai đoạn 2002 - 2014 
hai tỉnh Tiền Giang và An Giang đã thu hút 
được 12,2, triệu USD vốn ODA cho đầu tư 
phát triển CSHT du lịch, bao gồm các công 
trình: bến tàu thuỷ du lịch TP. Mỹ Tho; Cải 
thiện môi trường, sinh thái TP. Mỹ Tho; Trạm 
kiểm soát đường sông cửa khẩu quốc tế Vĩnh 
Xương; cầu tàu đón khách du lịch thị xã Châu 
Đốc; Cải tạo môi trường Núi Sam; Công trình 
xây dựng các Trung tâm Thông tin Du lịch 
và một số CSHT quy mô nhỏ phục vụ du lịch 
cộng đồng tại 02 tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư 
Tiền Giang và An Giang, nĕm 2015)
98
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bên cạnh kinh phí đầu tư cho phát triển du 
lịch từ nguồn ngân sách nhà nước, FDI, các 
tỉnh vùng ĐBSCL cũng đã huy động được các 
nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để 
xây dựng hạ tầng cho phát triển du lịch trong 
Vùng, trong đó có các dự án trọng điểm như:
Bảng 1. Một số dự án đầu tư trọng điểm vào phát triển du lịch vùng ĐBSCL Giai đoạn 2005 – 2015
STT DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ
1 Trung tâm du lịch Phú Quốc 400 triệu USD
2 Khu du lịch Cồn Phụng (Bến Tre) 10 triệu USD
3 Khu du lịch làng nổi Tân Lập (Long An) 10 triệu USD
4 Phát triển làng du lịch Cù Lao Thới Sơn (Tiền 
Giang-An Giang)
394 tỷ đồng
5 Phát triển khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười 72 tỷ đồng
STT DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ
6 Khu du lịch lễ hội vĕn hóa du lịch Núi Sam - Thất 
Sơn (An Giang):
50 triệu USD
7 Phát triển khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng - Cồn 
Phó Quế (Tiền Giang)
25,5 tỷ đồng
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh ĐBSCL, 2016
Trong giai đoạn 2000 – 2014 đã có nhiều 
Nghị định, Thông tư của Chính phủ tác động 
tích cực đến thu hút đầu tư cho phát triển du 
lịch vùng ĐBSCL cụ thể như : 
- Quyết định số 26/2008/QĐ – TTg của 
Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra một số chính 
sách đặc thù cho việc đầu tư phát triển vùng 
ĐBSCL như: Nâng mức hỗ trợ vốn ngân 
sách trung ương tối đa không quá 70 tỷ đồng 
cho việc đầu tư khu công nghiệp đối với các 
địa phương đáp ứng tiêu chí của Quyết định 
số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 nĕm 
2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho 
việc xây dựng hạ tầng khu công nghiệp thứ 2 
do địa phương lựa chọn, tối đa không quá 70 
tỷ đồng, đối với các địa phương đáp ứng tiêu 
chí của Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg; 
- Hỗ trợ 100% vốn đối ứng các dự án 
ODA do địa phương quản lý đối với các dự 
án đáp ứng điều kiện hỗ trợ của Quyết định 
số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 nĕm 
2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cĕn cứ Nghị định 108/2006/NĐ - CP 
ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng 
dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư và 
một số nghị định khác của Chính phủ, các tỉnh 
ĐBSCL ban hành chính sách ưu đãi đầu tư để 
phát triển du lịch của Vùng. Một số tỉnh trong 
Vùng đã ban hành những chính sách cụ thể để 
ưu đãi cho việc đầu tư vào du lịch và một số 
lĩnh vực liên quan đến du lịch. Cụ thể như:
- Tại An Giang việc thu tiền sử dụng đất 
cho các dự án đầu tư du lịch ở các huyện Tân 
Châu, An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên 
được miễn phí, với các huyện Chợ Mới, Phú 
Tân, Châu Thành, Châu Phú được giảm 50%. 
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập tại 
các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú, Tịnh 
Biên, Tân Châu khi đầu tư vào các dự án du 
lịch sẽ được áp dụng mức thuế suất 10% trong 
vòng 15 nĕm, được miễn thuế thu nhập 4 nĕm 
kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được giảm 
50% trong vòng 9 nĕm tiếp theo. (Nguồn: Sở 
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, 2015).
- Tại tỉnh Hậu Giang đối với các dự án 
99
Thực trạng và giải pháp đầu tư ...
đầu tư vào địa bàn thị xã Vị Thanh được 
hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh 
nghiệp 20% và áp dụng trong 10 nĕm. Miễn 
thuế thu nhập doanh nghiệp 02 nĕm và giảm 
50% số thuế phải nộp cho 06 nĕm tiếp theo 
kể từ khi có thu nhập chịu thuế. 
+ Đối với các dự án đầu tư vào địa bàn 
một trong các huyện và thị xã Ngã Bảy, mức 
miễn là được hưởng mức thuế suất thuế thu 
nhập doanh nghiệp 10% trong vòng 15 nĕm. 
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 
nĕm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 
nĕm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. 
Miễn tiền thuê đất trong 11 nĕm kể từ ngày 
đưa dự án vào hoạt động. Bên cạnh đó miễn 
thuế đối với thiết bị, máy móc nhập khẩu để 
tạo tài sản cố định cho dự án. (Sở Kế hoạch 
và Đầu tư tỉnh Hậu Giang, 2015).
- Thành phố Cần Thơ vận dụng thực hiện 
chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư theo 
hướng cải cách thủ tục hành chính một cửa 
tại chỗ, rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng 
nhận đầu tư cho các dự án đầu tư vào du lịch.
- Vĩnh Long hỗ trợ chi phí lập dự án và 
lập báo cáo kĩ thuật cũng như chi phí lập 
các hồ sơ, thủ tục với mức 150 triệu đồng/
dự án đối với các nhà đầu tư trong nước và 
300 triệu đồng/dự án đối với các nhà đầu tư 
nước ngoài vào du lịch, thực hiện các chính 
sách miễn giảm tiền thuê đất, miễn thuế,
theo quy định của Chính phủ (Sở Kế hoạch 
và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long, 2015).
3. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ 
VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT 
TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSCL
3.1. Chính sách
- Quy hoạch phát triển đồng bộ cơ sở 
hạ tầng cho phát triển du lịch giữa các địa 
phương trong Vùng, phát triển hệ thống giao 
thông kết nối với TP. HCM và các Vùng khác 
của cả nước.
- Phát triển đồng bộ cả hệ thống giao 
thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng 
không phục vụ cho phát triển du lịch vùng 
ĐBSCL
- Có cơ chế ưu đãi cho nhà đầu tư vào du 
lịch vùng ĐBSCL để thu hút các nguồn vốn 
đầu tư trong nước.
- Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn của 
Nhà nước, vốn FDI, vốn ODA đầu tư vào du 
lịch vùng ĐBSCL, chống lãng phí và thất 
thoát vốn.
3.2. Giải pháp thực hiện
Một trong những điểm yếu và thách thức 
lớn cho phát triển du lịch của ĐBSCL đó là 
hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, 
các sản phẩm du lịch cần phải chú trọng. 
Chính vì vậy, trong thời gian tới cần tập trung 
đẩy mạnh phát triển một cách đồng bộ cơ sở 
hạ tầng của Vùng, để từ đó có thể thu hút 
đầu tư cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho 
phát triển du lịch, cần xây dựng quy hoạch, 
đẩy mạnh đầu tư mạng lưới giao thông đường 
bộ, nâng cao chất lượng hệ thống bưu chính 
viễn thông, nĕng lượng, cấp thoát nước, môi 
trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo 
đồng bộ để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch. 
Bên cạnh đó xây dựng, quy hoạch không gian 
công cộng của vùng ĐBSCL gắn với chiến 
lược phát triển du lịch của Vùng.
Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 
(Trung ương và địa phương) theo hướng 
đồng bộ, có trọng tâm, trong điểm làm cơ 
sở kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tư 
khác vào các dự án du lịch vùng ĐBSCL. 
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương 
chủ yếu dành cho phát triển hệ thống cơ sở 
hạ tầng (đường giao thông, cấp điện, nước, 
xử lý môi trường,). Tại các khu, điểm du 
lịch ở địa phương sử dụng nguồn vốn đầu 
tư từ ngân sách tỉnh, huyện. Ưu tiên đầu 
tư nguồn vốn cho các điểm du lịch có tiềm 
nĕng du lịch nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật 
100
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
chưa phát triển. Xây dựng các cơ chế chính 
sách thông thoáng, phù hợp pháp luật Việt 
Nam để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu 
tư phát triển du lịch của huyện. Thực hiện 
xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển 
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, khuyến khích 
các thành phần kinh tế tham gia hoạt động 
kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, tạo cơ chế 
chính sách thuận lợi để thu hút vốn trong 
dân để đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài 
nguyên, môi trường cho phát triển du lịch 
vùng ĐBSCL.
- Các địa phương cần có kế hoạch cụ 
thể trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du 
lịch trên địa bàn mình: Các tỉnh, thành vùng 
ĐBSCL cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch 
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó 
có quy hoạch du lịch của các địa phương; cụ 
thể hoá thành các chương trình, dự án, kế 
hoạch đầu tư, phương thức huy động vốn, sắp 
xếp thứ tự ưu tiên làm cĕn cứ cho các thành 
phần kinh tế đầu tư phát triển, nhằm phát huy 
lợi thế của ĐBSCL. Ưu tiên làm rõ các dự án 
thuộc khu du lịch quốc gia, các dự án thuộc 
địa bàn trọng điểm đã có thương hiệu nổi trội 
nhằm tĕng khả nĕng cạnh tranh với khu vực 
và quốc tế. Định hướng đầu tư các khu du 
lịch cao cấp, chú trọng đến việc phát triển các 
cơ sở lưu trú hiện đại. Coi trọng việc đầu tư 
xây dựng các tuyến điểm du lịch quan trọng, 
các khu vui chơi giải trí hiện đại phục vụ cho 
nhu cầu của du khách.
- Đẩy nhanh đầu tư mạng lưới giao thông 
đường bộ: Trong đó chú trọng các quốc lộ là 
những tuyến giao thông có ý nghĩa kinh tế 
với quốc phòng, an ninh và toàn vùng như 
tuyến N1 chạy dọc theo biên giới Việt Nam 
– Campuchia, quốc lộ 62, quốc lộ 53, quốc 
lộ 91 và các đường cao tốc quan trọng trong 
vùng. Cải thiện và chú trọng đầu tư hơn nữa 
mạng lưới giao thông đường thủy vì đây cũng 
là phương thức vận chuyển quan trọng của 
Vùng. Mở rộng các luồng vận chuyển và 
nâng cấp các cảng biển để phục vụ cho quá 
trình giao thương cũng như phục vụ cho các 
tuyến du lịch sông nước. Xây dựng mới, nâng 
cấp hệ thống cảng hàng không, sân bay nhằm 
tĕng tần suất bay nội địa, quốc tế nhằm tạo 
điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển 
du lịch. Trong đó tập trung xây dựng hoàn 
chỉnh càng hàng không quốc tế Phú Quốc và 
đường giao thông từ cảng vào thị trấn.
- Nâng cao chất lượng hệ thống bưu 
chính viễn thông, toàn Vùng: Phát triển các 
dịch vụ mới, đặc biệt tại các vùng nông thôn, 
các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. 
Chú trọng phát tr ...  và FDI vào cơ sở hạ tầng du lịch của 
Vùng, đưa ra thông điệp rõ ràng về những 
lĩnh vực thu hút đầu tư cùng những cam kết 
về môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định, minh 
bạch cho các nhà đàu tư nước ngoài khi đầu 
tư vào lĩnh vực du lịch của vùng ĐBSCL. Để 
nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận quỹ đất cho xây 
dựng khu du lịch, trong quy hoạch xây dựng 
và sử dụng đất chỉ rõ những khu vực bố trí 
xây dựng khu du lịch hoặc xây dựng khách 
sạn. Phương án quy hoạch sau khi được duyệt 
cần sớm được công bố công khai các khu vực 
dành cho phát triển các khu du lịch trên các 
trang thông tin điện tử để kêu gọi đầu tư vào 
du lịch của vùng ĐBSCL.
- Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư cơ 
sở hạ tầng du lịch: Theo hướng phát huy trách 
nhiệm của cơ quan nhà nước về du lịch ở trung 
ương và địa phương ngay từ khâu lập dự án, 
thẩm định, phân bổ vốn và suốt quá trình quản 
lý, thực hiện dự án. Trên cơ sở thống nhất 
giữa Bộ Vĕn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ 
Kế hoạch và Đầu tư và địa phương việc mục 
tiêu phát triển du lịch, việc giao kế hoạch hàng 
nĕm về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cần có 
danh mục dự án hướng dẫn kèm theo. 
- Có cơ chế, chính sách ưu đãi đối với 
đầu tư phát triển các khu du lịch: Các khu 
du lịch thường có đặc thù là thu hồi vốn rất 
chậm, đối với các khu du lịch hình thành ở 
các vùng chưa được khai phá, chưa có tiếng 
tĕm về hoạt động du lịch, dịch vụ, chưa được 
đầu tư về cơ sở hạ tầng thì tình trạng rủi ro 
là rất cao, nhà đầu tư phải đầu tư từ đầu với 
số vốn lớn, phải tạo dựng thương hiệu, phải 
quảng bá,... để thu hút khách du lịch, chính vì 
vậy những nhà đầu tư đi tiên phong thường 
phải chịu rủi ro hoặc gặp rất nhiều khó khĕn. 
Do đó, cần có chính sách hỗ trợ giải phóng 
mặt bằng, miễn giảm tiền thuế đất, thuê đất 
đối với các khu du lịch tại các địa bàn trọng 
điểm phát triển du lịch của vùng ĐBSCL. Ủy 
ban nhân dân các tỉnh, thành vùng ĐBSCL 
cần tiến hành khảo sát nghiên cứu tại các 
102
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khĕn 
và đặc biệt khó khĕn, trên địa bàn tỉnh để ban 
hành các chính sách ưu đãi về đất đai cho phù 
hợp với điều kiện của địa phương, theo quan 
điểm tạo điều kiện ưu đãi tốt nhất nhằm thu 
hút đầu tư vào các khu du lịch.
- Đầu tư vào hoạt động du lịch gắn với 
sinh thái và bảo vệ môi trường: Khai thác du 
lịch gắn với bảo tồn bản sắc vĕn hoá dân tộc, 
khai thác du lịch gắn với bảo tồn và phát triển 
các làng nghề. Có cơ chế chuyển đổi cơ cấu 
các loại đất sang đất phát triển các khu du 
lịch, cần nghiên cứu để phân loại các loại đất 
phục vụ hoạt động du lịch theo hướng phục 
vụ trực tiếp như đất sản xuất, kinh doanh và 
phục vụ gián tiếp hoặc kết hợp như: rừng cây, 
mặt nước, danh thắng, di tích,...để có cơ chế 
chuyển đổi cho phù hợp, đồng thời chính sách 
giao đất, cho thuê đất cũng cần linh hoạt để 
nhà đầu tư có thể chấp nhận được, mà vẫn bảo 
vệ, bảo tồn được các di tích, danh thắng và 
phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tập trung thực hiện các dự án đầu tư 
xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng: Nhất là 
hệ thống đường giao thông kết nối các điểm 
du lịch, các kênh rạch trên các tuyến tham 
quan đường sông, hệ thống bến thuyền tại 
các đầu mối đưa đón khách du lịch tham quan 
đường sông trên tuyến sông Tiền, sông Hậu; 
hệ thống thông tin về du lịch sinh thái các các 
vườn quốc gia, khu bảo tồn để đảm bảo thông 
tin xúc tiến và bảo vệ môi trường; xây dựng, 
nâng cấp trang web về hệ thống sản phẩm du 
lịch đặc thù vùng ĐBSCL.
4. KẾT LUẬN
Để theo kịp với xu hướng và tốc độ phát 
triển của du lịch, vùng đồng bằng Sông cửu 
long đang không ngừng đẩy mạnh đầu tư phát 
triển. Tuy nhiên, việc phát triển vẫn còn tồn 
tại rất nhiều hạn chế như cơ sở hạ tầng còn 
yếu kém, các sản phẩm du lịch còn chưa được 
quan tâm, chú trọng. Với tình hình đầu tư cho 
du lịch tại đồng bằng Sông cửu long hiện nay, 
những chính sách, giải pháp, những hướng đi 
mới được đưa ra nhằm giúp việc đầu tư đạt 
được hiệu quả. Theo đó, các chính sách cần 
thiết trong giai đoạn hiện nay xoay quanh việc 
quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông, 
thu hút nguồn vốn đầu tư và sử dụng nguồn 
vốn đó hiệu quả. Để đạt được hiệu quả của 
những chính sách trên, cần phải thực hiện 
các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế 
trong việc đầu tư, bằng việc nâng cao chất 
lượng cơ sở hạ tầng du lịch, giao thông, đề ra 
những kế hoạch đầu tư chi tiết và cụ thể, hoàn 
thiện hệ thống quản lý nhà nước, có những ưu 
đãi nhằm thúc đẩy và thu hút đầu tư... Từ đó, 
không những đẩy mạnh đầu tư thời điểm hiện 
tại, mà còn giúp cho du lịch được phát triển 
lâu dài, đáp ứng được các yêu cầu mới trong 
tương lai, góp phần vào sự đổi mới và phát 
triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Quyết định số 201/QĐ – TTg về phê duyệt 
“ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt 
Nam đến nĕm 2020, tầm nhìn đến nĕm 2030”
[2]. Quyết định số 803/QĐ – BVHTTDL về 
việc phê duyệt “đề án phát triển du lịch Đồng 
Bằng Sông Cửu Long đến nĕm 2020”.
[3]. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Báo 
cáo tổng hợp “Chiến lược phát triển du lịch 
Việt Nam đến nĕm 2020, tầm nhìn 2030, Nhà 
Xuất bản Lao động, Hà Nội”.
[4]. Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch 
Đầu tư, Các vùng, tỉnh, thành trực thuộc 
Trung ương: Tiềm nĕng và triển vọng đến 
nĕm 2020, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, 
Hà Nội 2009.
[5]. World Economy Forum, The Travel & 
Tourism Competitiveness Report 2013 – 
Reducing Barriers to Economic Growth and 
Job Creation. 
[6]. World Travel & Tourism Council “Travel & 
Tourism, Economic Impact 2013, Viet Nam”.
103
Phương pháp điều chỉnh giá ...
TÓM TẮT
Đứng trước vấn đề giá cả hàng hóa chịu 
sự biến động nhiều do việc thay đổi tỷ giá 
trong thời gian vừa qua đã gây ra nhiều khó 
khĕn trong công tác quản lý giá cả sản phẩm 
doanh nhiệp. Với bài viết này, tác giả tập 
trung phân tích, luận giải nhằm làm rõ cơ sở 
thực hiện cũng như phương pháp điều chỉnh 
giá. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra cách thức 
áp dụng hệ số điều chỉnh cho doanh nghiệp 
xuất nhập khẩu nhằm tránh tác động đến kết 
quả hoạt động kinh doanh khi tỷ giá hoặc chỉ 
số giá tiêu dùng (CPI) có sự biến động lớn.
Từ khóa: Phương pháp điều chỉnh giá, 
doanh nghiệp xuất nhập khẩu
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH GIÁ THEO 
HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
Nguyễn Quốc Phóng*
* GV. Khoa kinh tế, Trường ĐH SPKT Hưng Yên
METHOD OF ADJUSTING THE PRICE THE ADJUSTING SYSTEM 
OF IMPORT AND EXPORT ENTERPRISES
ABSTRACT
Market prices which have been affected 
by the luctuations of exchange rate cause 
dificulties in irm price management. 
Therefore, the purpose of this study is to 
clarify grounds for implementation as well 
as the price adjustment method. Deriving 
from these bases, the author comes up with 
method of adopting adjustment factor for 
import-export enterprises for avoiding 
impact on business performance as there are 
considerable changes in exchange rate or 
consumer price index.
Key words: price adjustment method, 
import-export enterprises
1. ĐẶT VẤN ĐẾ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc 
bảo vệ lợi ích của mình là điều tự thân của 
doanh nghiệp, thế nhưng đối với các doanh 
nghiệp xuất nhập khẩu khi nhập hàng hóa 
từ nước ngoài họ phải chi trả bằng ngoại tệ 
nhưng hiện nay theo quy định của Nhà nước 
các doanh nghiệp này khi bán sản phẩm sẽ 
không được niêm yết chính bằng đồng tiền 
khi nhập khẩu hàng hóa của mình. Với sự 
mất giá của tiền đồng làm cho các doanh 
nghiệp nhập khẩu bị thiệt thòi, bên cạnh đó 
nếu doanh nghiệp điều chỉnh tĕng giá sẽ gặp 
phải những phản ứng đến từ khách hàng, điều 
này nảy sinh câu hỏi: các doanh nghiệp cần 
phải làm gì để bảo vệ lợi ích của mình? Cũng 
như lợi ích của khách hàng trước những thay 
đổi từ yếu tố vĩ mô. Chính vì vậy, tôi đưa ra 
phương pháp điều chỉnh giá bán hệ số điều 
chỉnh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
104
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Theo TS. Nguyễn Xuân Lãn, điều chỉnh 
giá bao gồm những cách thức thiết lập và 
thực thi các phương án thay đổi cơ bản giá 
bán của sản phẩm hay dịch vụ trong các tình 
huống giao dịch nhất định.
Điều chỉnh giá là giai đoạn tiếp theo trong 
tiến trình quản lý giá của doanh nghiệp, được 
hoạch định và thực thi sau khi doanh nghiệp 
lựa chọn và xác định mức giá cơ bản trong 
tiến trình định giá, khác biệt với sự thay đổi 
tĕng hay giảm giá.
Theo thông tư 48/2010/TT-BXD hướng 
dẫn phương pháp điều chỉnh giá trị hợp đồng 
theo CPI, Nhà nước cho phép các doanh 
nghiệp xây dựng điều chỉnh giá trị hợp đồng 
khi có sự biến động CPI, nhưng quy định này 
chưa đề cập đến việc áp dụng đối với các 
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, 
các doanh nghiệp có vay vốn nước ngoài do 
họ không thuộc đối tượng điều chỉnh nhưng 
thực tế nhóm doanh nghiệp này chịu tác động 
rất lớn bởi yếu tố tỷ giá.
Theo khoản 5 điều 11 của luật giá thì 
tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được 
quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do 
mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến 
động của yếu tố hình thành giá.
Theo thông tư số 25/2014/TT-BTC của 
Bộ tài chính ban hành ngày 17/02/2014 quy 
định phương pháp định giá chung đối với 
hàng hóa, dịch vụ tại khoản 1 điều 7 của 
thông tư đề cập các yếu tố để phân tích, so 
sánh và điều chỉnh giá là các yếu tố chủ yếu 
có ảnh hưởng đến giá hàng hóa, dịch vụ của 
hàng hóa, dịch vụ tương tự gắn với thời gian, 
điều kiện giao dịch (điều kiện thị trường, 
điều kiện mua bán, giao nhận, thanh toán, 
tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng,...) và chính sách 
của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, 
dịch vụ.
Như vậy, các doanh nghiệp xuất nhập 
khẩu có đầy đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện 
điều chỉnh giá bán sản phẩm nếu có tác động 
bởi CPI hoặc tỷ giá để bảo vệ lợi ích của mình 
cũng như của khách hàng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên việc thống kê mô tả, 
phân tích so sánh sự biến động tỷ giá và CPI 
trong giai đoạn từ nĕm 2008 đến nĕm 2015 
nhằm tìm ra ảnh hưởng của từng yếu tố đến 
giá bán sản phẩm. Dữ liệu thu thập chủ yếu là 
thông tin thứ cấp và được tổng hợp tính toán 
trên Microsoft Ofice Excel 2007.
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở kiến nghị điều chỉnh giá bán 
sản phẩm 
Khi có sự mất giá của tiến đồng so với các 
ngoại tệ khác sẽ tác động lên giá cả hàng hóa, 
lạm phát làm cho doanh nghiệp có thể được 
hưởng lợi hoặc bất lợi. Để giảm chủ động 
trước những biến động tỷ giá tác giả đưa ra 
phương pháp xác định hệ số điều chỉnh theo 
CPI. Do CPI là chỉ số phản ánh sự thay đổi 
giá hàng tiêu dùng giữa 2 mốc thời gian khác 
nhau, tính bằng tỷ lệ %. Điều chỉnh giá theo 
CPI là việc xác định giá trị thanh toán thực 
tế sẽ bằng giá trị thanh toán tại thời điểm ký 
hợp đồng nhân với hệ số trượt, ta gọi là hệ số 
điều chỉnh.
Hệ số điều chỉnh được tính bằng Chỉ số 
giá tiêu dùng của tháng thanh toán, không 
được lớn hơn mức độ lạm phát qua các tháng 
kể từ tháng ký hợp đồng đến tháng thanh toán 
(hoặc tháng liền trước tháng thanh toán - áp 
dụng đến tháng có CPI cập nhật).
105
Phương pháp điều chỉnh giá ...
Bảng 1: Biến động tỷ giá giai đoạn 2008 - 2015
Chỉ tiêu ĐVT Nĕm 2008
Nĕm 
2009
Nĕm 
2010
Nĕm 
2011
Nĕm 
2012
Nĕm 
2013
Nĕm 
2014
Nĕm 
2015
Tuyệt đối VNĐ 17.486 21.135 19.500 21.036 20.860 21.135 21.405 22.540
Tương đối % 8,51 20,87 -7,74 7,88 -0,84 1,32 1,28 5,3
(Nguồn: Số liệu điều tra từ Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Tính toán của tác giả)
Sự biến động thay đổi của CPI và tỷ giá qua các nĕm được xác định như sau: 
TGHĐ nĕmn+1 – TGHĐ nĕmn
Sự thay đổi tỷ giá = –––––––––––––––––––––– x 100%
TGHĐ nĕmn
Bảng 2: Biến động tỷ giá và CPI giai đoạn 2008 - 2015
 (ĐVT: %)
Chỉ tiêu Nĕm 2008
Nĕm 
2009
Nĕm 
2010
Nĕm 
2011
Nĕm 
2012
Nĕm 
2013
Nĕm 
2014
Nĕm 
2015
Tổng 
cộng
Hệ số điều 
chỉnh 
bình quân 
Sự biến động 
của CPI 22,97 6,88 9,19 18,58 9,21 6,60 5,45 0,60 79,5 10,60
Sự thay đổi 
tỷ giá 8,51 20,87 -7,74 7,88 -0,84 1,32 1,28 5,30 36,6 4,88
Nguồn: Tổng cục thống kế - Tính toán của tác giả
Sự biến động này còn được biểu thị qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Sự thay đổi chỉ số tỷ giá, CPI giai đoạn 2008-2015
Nguồn: Tác giả tổng hợp tính toán
Như vậy, giá bán sản phẩm nhập khẩu sẽ 
được điều chỉnh dựa trên mối quan hệ giữa 
CPI và tỷ giá giao dịch theo nguyên tắc hệ số 
điều chỉnh.
3.2. Phương pháp điều chỉnh giá trị 
thanh toán
Các khoản phải trả của khách hàng khi 
106
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
- Trường hợp hệ số điều chỉnh nhỏ hơn 
1 thì giá trị thanh toán sẽ giữ nguyên, không 
điều chỉnh.
- Trường hợp đặc biệt: Trong trường hợp 
lạm phát ngoài tầm kiểm soát (theo định nghĩa 
siêu lạm phát của tiêu chuẩn kế toán quốc tế 
IAS 29 và/hoặc có tốc độ vượt quá 50% một 
tháng), nguyên tắc điều chỉnh giá trị thanh 
toán này không áp dụng. Các bên sẽ cùng thảo 
luận lại hệ số điều chỉnh trên cơ sở CPI điều 
chỉnh hoặc chính sách tiền tệ tại thời điểm đó.
3.3. Cách áp dụng hệ số điều chỉnh
Theo biểu đồ 01 đứng trên góc độ tiếp cận 
của khách hàng trong giai đoạn từ nĕm 2010 
đến nĕm 2014 khi chỉ số CPI lớn hơn nhiều 
so với tỷ giá. Việc điều chỉnh giá trị hợp đồng 
theo CPI thường sẽ gặp phải sự phản ứng của 
khách hàng và khách hàng thường không 
chấp nhận. Do vậy, doanh nghiệp nên điều 
chỉnh theo chặn trên tương ứng với mức thay 
đổi của tỷ giá bằng 1,0041n.
Hệ Số điều chỉnh ≤ 1.0041n (Lũy thừa 
bậc n của 1.0041)
Với n là số tháng kể từ tháng liền sau 
tháng ký hợp đồng đến tháng thanh toán.
Ngược lại, với biến động như nĕm 2009 
và 2015 khi tốc độ tĕng tỷ giá lớn tốc độ tĕng 
CPI doanh nghiệp điều chỉnh theo hệ số này 
cũng làm giảm thiệt hại của doanh nghiệp.
4. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước quy 
định doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện 
niêm yết giá bán sản phẩm không sử dụng 
ngoại tệ thì việc đưa ra phương pháp điều 
chỉnh như trên vừa phù hợp với thông lệ quốc 
tế, vừa giúp cho doanh nghiệp, khách hàng 
tránh được những tác động không mong muốn 
đến từ những thay đổi của kinh tế vĩ mô. 
Đối với các doanh nghiệp vay vốn nước 
ngoài, các dự án được chính phủ bảo lãnh vay 
vốn cũng có thể đàm phán áp dụng phương 
pháp trên nhằm trách tác động bởi tỷ giá và 
lạm phát, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển 
ổn định.
mua hàng hóa nhập khẩu theo thỏa thuận tại 
thời điểm thanh toán sẽ được điều chỉnh theo 
tỷ lệ lạm phát, tính dựa trên chỉ số giá CPI 
cả nước do Tổng cục thống kê công bố tại 
thời điểm thanh toán so với thời điểm ký hợp 
đồng, nhưng không vượt quá mức trượt giá 
0,41% /tháng (tương đương tốc độ trượt giá 
cả nĕm bằng 4,88%).
Giá trị thanh toán tại 
ngày thanh toán =
Hệ số 
điều 
chỉnh 
x Giá trị thanh toán xác định tại ngày ký hợp đồng 
Trong đó:
CPI tháng thanh toán
Hệ số điều chỉnh = –––––––––––––––––––CPI tháng ký hợp đồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quốc hội (2012), Luật số: 11/2012/QH13 
về luật giá.
[2] Bộ tài chính (2014), Thông tư số 25/2014/
TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 
17/02/2014 quy định phương pháp định giá 
chung đối với hàng hóa, dịch vụ.
[3]
portal/chinhphu/hethongvanban?class_
id=1&mode=deta l&document_id=92178
[4] 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_dau_tu_du_lich_vung_dong_bang_song_c.pdf