Thực trạng sản xuất của các cơ sở nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh

Các nghề và làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét

truyền thống của Việt Nam và của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc phát triển các nghề, làng nghề vẫn còn

nhiều bất cập. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng sản xuất của các cơ sở thuộc nghề

truyền thống và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh. Thông qua nghiên cứu định tính và định lượng với

174 phiếu khảo sát các cơ sở thuộc 8 nghề và làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh, các tác giả nhận thấy

các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn còn lạc hậu, đa số sử

dụng công cụ thủ công truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh tranh thấp, một số

làng nghề gây ô nhiễm môi trường, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai

một và mất đi Từ đó các tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất ở các cơ sở thuộc

nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh.

pdf 15 trang kimcuc 20660
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sản xuất của các cơ sở nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sản xuất của các cơ sở nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh

Thực trạng sản xuất của các cơ sở nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh
 Tạp chí Khoa học – Đại học Huế 
ISSN 1859–1388 
Tập 126, Số 5A, 2017, Tr. 145–159 
* Liên hệ: nguyenkhachoan207@gmail.com 
Nhận bài: 14–12–2016; Hoàn thành phản biện: 24–12–2016; Ngày nhận đăng: 26–4–2017 
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ NGHỀ 
VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ TĨNH 
Nguyễn Khắc Hoàn1*, Trần Hà Uyên Thi2, Trương Thị Hương Xuân2, Phan Thị Thanh Thủy2, 
Phan Minh Huấn1 
1 Đại học Huế, 3 Lê Lợi, TP. Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 
2 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, TP. Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 
Tóm tắt. Các nghề và làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét 
truyền thống của Việt Nam và của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc phát triển các nghề, làng nghề vẫn còn 
nhiều bất cập. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng sản xuất của các cơ sở thuộc nghề 
truyền thống và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh. Thông qua nghiên cứu định tính và định lượng với 
174 phiếu khảo sát các cơ sở thuộc 8 nghề và làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh, các tác giả nhận thấy 
các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn còn lạc hậu, đa số sử 
dụng công cụ thủ công truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh tranh thấp, một số 
làng nghề gây ô nhiễm môi trường, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai 
một và mất đi Từ đó các tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất ở các cơ sở thuộc 
nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh. 
Từ khóa: nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, Hà Tĩnh 
1 Đặt vấn đề 
Hà Tĩnh có nhiều làng nghề nổi tiếng và có lịch sử hàng trăm năm. Đến nay, những làng 
nghề ấy vẫn tồn tại, thậm chí có một số làng nghề phát triển thịnh vượng với sự đa dạng và 
phong phú về quy mô, chủng loại sản phẩm, hình thức tổ chức và thị trường tiêu thụ. Việc phát 
huy lợi thế của làng nghề, nhất là các làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ giúp giải 
quyết việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội nông thôn, xây dựng 
nông thôn mới, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, các ngành chức 
năng của địa phương, các nghề và làng nghề của tỉnh Hà Tĩnh đã được khôi phục, sản xuất kinh 
doanh có thu nhập khá và từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, đã góp phần khai thác 
tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tăng giá trị sản xuất công nghệp, tiểu thủ công nghiệp. 
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển các nghề, làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế 
như chưa có quy hoạch, chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, 
quy mô nhỏ lẻ, manh mún, trình độ lao động chưa cao, năng lực tổ chức quản lý kém hiệu quả, 
thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn đầu tư để đổi mới công nghệ trang thiết bị, 
nguồn nguyên liệu không ổn định, đa số sử dụng công cụ thủ công, truyền thống, sản phẩm 
chủ yếu là tự cung, tự cấp, thiếu thông tin thị trường, tính cạnh tranh thấp, ô nhiễm môi trường, 
nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai một và mất đi 
Nguyễn Khắc Hoàn và CS. Tập 126, Số 5A, 2017 
146 
Vai trò quan trọng của nghề và làng nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế, xã hội 
của tỉnh Hà Tĩnh đã được kh ng định. Tuy nhiên để bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề 
truyền thống th o hướng bền vững, ban nhân dân BND các cấp và các cơ quan ban 
ngành của tỉnh Hà Tĩnh cần có cái nhìn toàn diện về thực trạng sản xuất của các cơ sở hiện nay. 
Với lý do trên, nghiên cứu này đã được thực hiện với mục tiêu phân tích thực trạng sản xuất 
của các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh, từ đó đề xuất các giải pháp 
nhằm phát triển sản xuất của các cơ sở trong thời gian tới. 
2 Phương pháp nghiên cứu 
Để đánh giá thực trạng sản xuất của các cơ sở sản xuất thuộc nghề và làng truyền thống 
tại Hà Tĩnh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát 2 đợt tại 8 làng nghề trên địa bàn 6 
huyện đồng bằng, trung du và thành phố Hà Tĩnh trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2015 
đến tháng 3 năm 2016. 
Nghiên cứu kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính 
dựa trên phỏng vấn sâu các chuyên gia về sản phẩm thủ công mỹ nghệ TCMN và nghề truyền 
thống đến từ Chi cục phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, 
Sở Công Thương Hà Tĩnh, Sở du lịch Hà Tĩnh, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh, Ủy ban nhân 
dân BND các xã, chủ các cơ sở sản xuất thuộc các nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh Hà 
Tĩnh. Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu còn được thực hiện đối với các tác nhân trong chuỗi sản 
phẩm của làng nghề như cơ sở bán buôn, bán lẻ, nhà cung cấp đầu vào. 
Phương pháp định lượng được sử dụng với quy mô mẫu là 20–25 cơ sở sản xuất/nghề 
hoặc làng nghề truyền thống. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp chọn mẫu 
phán đoán kết hợp với phương pháp ném tuyết. Nhằm phản ánh chính xác nhất thực trạng sản 
xuất các sản phẩm của nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất có quy mô lớn ở tại các làng nghề 
sẽ được ưu tiên chọn trước để khảo sát. 
3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1 Khái quát về nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh 
Hà Tĩnh có khoảng 44 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền thống, tập trung vào 
các nghề chính gồm sản xuất đồ gỗ, hàng kim khí, chế biến lương thực, chế biến thủy hải sản, 
sản xuất hàng mây tr đan, chiếu cói, nón lá. Các mặt hàng do các làng nghề sản xuất có thị 
trường tiêu thụ rộng, nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng, phong phú về chủng loại và phẩm 
cấp từ hàng cao cấp đến hàng thông dụng. Một số làng nghề đã đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, 
cải tiến mẫu mã sản phẩm nên đã mở rộng được quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ 
như làng mộc Thái Yên, kim khí Trung Lương, nước mắm Cẩm Nhượng Tuy nhiên, một số 
làng nghề hiện nay do nguồn nguyên liệu cạn kiệt, một số sản phẩm công nghiệp khác thay thế, 
tập quán tiêu dùng thay đổi nên bị mai một hoặc mất h n như làng dệt chiếu cói Lam Hồng, 
Nghi Xuân, Làng nón Ba Giang, Thạch Hà, làng dệt tơ lụa Châu Phong, Đức Thọ, làng tr đan 
xã Thạch Long, Thạch Hà, làng nón Tiên Điền, Nghi Xuân Ngoài ra, Hà Tĩnh còn du nhập 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5A, 2017 
147 
thêm nhiều làng nghề mới, có tốc độ phát triển nhanh, như nghề sản xuất vật liệu xây dựng ở 
Thị xã Hồng Lĩnh, Kỳ Anh, Đức Thọ, làng Cu Đơ Đại Nài nhưng số làng đạt tiêu chí quy định 
chưa đáng kể. Các làng nghề của Hà Tĩnh đã thu hút 25.690 lao động chuyên và 30.855 lao động 
kiêm với giá trị sản lượng năm 2015 ước đạt 1.734,8 t đồng Sở Nông nghiệp và phát triển 
nông thôn Hà Tĩnh, 2012 . 
Tính đến tháng 9 năm 2016, Hà Tĩnh đã công nhận 6 nghề và 7 làng nghề truyền thống 
đó là nghề Mộc Thái Yên, Chế biến nước mắm Cẩm Nhượng, Nón lá Kỳ Thư, Chế biến nước 
mắm Tam Hải, Chiếu cói Nam Sơn, Mây tr đan Yên Mỹ, làng nghề Rèn Trung Lương và làng 
nghề Mộc Tràng Đình. Việc công nhận một số nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh 
nhằm ghi nhận, tôn vinh, kh ng định thương hiệu cho một số sản phẩm truyền thống của Hà 
Tĩnh, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống mang 
bản sắc địa phương. 
3.2 Thực trạng sản xuất của các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm đã tiến hành khảo sát với 174 cơ sở sản xuất 
tại 8 làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh. Đa số các cơ sở sản xuất tham gia khảo sát là các hộ sản 
xuất không đăng ký kinh doanh với 121 cơ sở, chiếm 69,54 %, đứng thứ 2 là 34 cơ sở thuộc loại 
hình hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh chiếm t lệ 19,54 %, tiếp th o có 17 doanh nghiệp tư 
nhân chiếm 9,77 %, cuối cùng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và tổ hợp tác mỗi loại hình 
có 1 đơn vị, chiếm t lệ 0,57 %. Về giới tính, chủ các cơ sở sản xuất là nam thường tập trung tại 
các nghề truyền thống như rèn đúc Trung Lương, mộc Thái Yên, mây tr đan Yên Mỹ. Trong 
khi đó, chủ các cơ sở sản xuất là nữ giới lại phổ biến ở các nghề truyền thống là nón lá Kỳ Thư, 
chế biến nước mắm Cẩm Nhượng và Tam Hải và nghề chiếu cói Nam Sơn. Thống kê về trình 
độ học vấn của chủ cơ sở sản xuất cho thấy 47,13 % chủ cơ sở sản xuất được khảo sát có trình 
độ tốt nghiệp cấp 2, 37,36 % chủ doanh nghiệp có trình độ tốt nghiệp cấp 1, có 14,37 % chủ cơ sở 
sản xuất có trình độ tốt nghiệp cấp 3 và chỉ có 1,15 % chủ cơ sở khảo sát đạt trình độ cao đ ng, 
đại học 
Thực trạng sản xuất của các cơ sở 
Về nguồn nguyên liệu 
Nghề chế biến thủy hải sản tại làng Tam Hải và Cẩm Nhượng: khảo sát về khả năng tiếp 
cận nguồn cá nguyên liệu của các cơ sở sản xuất ở Tam Hải cho thấy 100 % cá nguyên liệu hiện 
nay của các cơ sở sản xuất là được mua tại cảng cá địa phương, gần nơi sản xuất do đó việc vận 
chuyển cá nguyên liệu không mất nhiều thời gian hoặc gặp khó khăn, trở ngại lớn. Về số lượng, 
các cơ sở sản xuất kh ng định nguồn cá nguyên liệu không những đủ để sản xuất mà còn dư 
thừa. Tuy nhiên, 80 % các cơ sở sản xuất cho rằng nguồn cá nguyên liệu không ổn định với hai 
lý do chính. Thứ nhất, nguồn cá phụ thuộc vào thời tiết, mặc dù 2 vụ cá nguyên liệu chính 
trong năm là tháng 2–4 và tháng 7–8 âm lịch nhưng có khi trễ, có khi sớm hơn. Thứ hai, giá cả 
có thể biến động mạnh tùy th o từng năm. Trong khi đó các cơ sở sản xuất ở Cẩm Nhượng cho 
biết nguồn cá nguyên liệu tại địa phương cho sản xuất nước mắm đang trong tình trạng khan 
Nguyễn Khắc Hoàn và CS. Tập 126, Số 5A, 2017 
148 
hiếm, chỉ đủ cung cấp bình quân 40 % tổng số cá nguyên liệu của các cơ sở, 60 % còn lại phải 
lấy từ các tỉnh lân cận, cụ thể là Quỳnh Lưu, Diễn Châu – Nghệ An và từ Quảng Bình. 
Do khảo sát được thực hiện trước khi sự cố môi trường biển do tập đoàn Formosa gây ra 
tại các tỉnh Bắc Trung bộ nên kết quả rất tích cực. Cụ thể 100 % cơ sở khảo sát ở cả hai làng cho 
rằng việc tiếp cận nguồn cá nguyên liệu dễ dàng. Về chất lượng nguyên liệu, tất cả đều kh ng 
định nguồn cá nguyên liệu rất chất lượng. Điều này là do điều kiện tự nhiên của vùng biển Tam 
Hải và Cẩm Nhượng và do cá được đánh bắt gần bờ, thời gian vận chuyển ngắn nên rất tươi 
ngon. 
Nghề sản xuất đồ gỗ tại làng mộc Tràng Đình và Thái Yên: Tại làng nghề mộc Tràng 
Đình, gỗ xoan được sử dụng phổ biến và nguồn gỗ được mua từ các tỉnh lân cận như Quảng 
Bình, Nghệ An, Thanh Hóa và Gia Lai. Bên cạnh đó, một số cơ sở lớn trong làng đã thu mua gỗ 
trong nước hoặc nhập khẩu gỗ từ Lào, Cam ron thông qua cảng Hải Phòng để cung cấp cho các 
cơ sở khác trong làng. Đánh giá chung của các cơ sở được khảo sát cho thấy hiện tại 80 % trong 
số họ không gặp khó khăn về nguyên liệu gỗ trong quá trình sản xuất do biết thu mua từ các 
nơi khác nhau cả trong và ngoài nước, 20 % cho rằng nguồn gỗ bây giờ rất khan hiếm gây ảnh 
hưởng đến việc thu mua nguyên liệu của cơ sở. 
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề mộc Thái Yên tiếp cận với nguồn 
nguyên liệu khá dễ dàng và việc tiếp cận nguồn nguyên liệu luôn đủ để sản xuất chứ chưa bao 
giờ xảy ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, một vấn đề cần được đề 
cập ở đây là các doanh nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất trong làng nghề rất khó mua được gỗ 
trong nước. Còn mua gỗ nhập khẩu về sản xuất thì khi làm ra rất dễ dẫn đến tình trạng bị lỗ vì 
giá cao không bán được hoặc nếu muốn bán thì phải bán với giá thấp hơn giá thành sản xuất. 
Bên cạnh đó, nguồn dầu phun đắt, phụ gia đồ mộc đắt dẫn đến giá thành cao, không có lãi. Đây 
cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu thụ sản phẩm hết sức khó khăn hiện nay của 
làng nghề. 
Nghề sản xuất mây tr đan Yên Mỹ: nguyên liệu của các sản phẩm mây tr đan ở đây có 
thể là tr tại vườn của gia đình hoặc mua tại địa phương, một số hộ mua ở ngoài tỉnh như mây 
đã được vót đẹp hơn bằng máy, chủ yếu là ở các tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng. Nhìn chung các 
CSSX tại làng nghề Yên Mỹ không gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu. 
Nghề chiếu cói Nam Sơn và nón lá Kỳ Thư: đối với nón lá Kỳ Thư, số liệu khảo sát cho 
thấy đa số chủ cơ sở sản xuất 71,4 % đều cho rằng nguồn nguyên liệu chính là lá nón ngày 
càng khan hiếm. Nguyên liệu lá nón và chỉ khâu được mua ở chợ Kỳ Thư, một số cơ cơ sản xuất 
nhỏ trung bình một chiếc nón mỗi ngày cho rằng nguyên liệu có thể mua dễ dàng ở chợ. Tuy 
nhiên, các cơ sở sản xuất nhiều hơn cho rằng nguyên liệu lá ngày càng khan hiếm 20 % và 
ngày càng khó mua khi muốn mua với số lượng lớn vì quy mô sản xuất ngày càng ít nên nguồn 
cung nguyên liệu vì thế cũng giảm th o. Ngoài ra, giá cả của lá nón còn phụ thuộc vào mùa, rẻ 
vào mùa nắng, đắt vào mùa mưa với mức giá hiện nay phổ biến là 5 ngàn đồng/nắm lá vào 
mùa nắng từ tháng 5 đến tháng 8, khoảng 20 ngàn đồng/nắm lá vào mùa mưa và điều này cũng 
ảnh hưởng đến việc mua nguyên liệu phục vụ sản xuất. 
Kết quả khảo sát tại làng chiếu cói Nam Sơn cho thấy 70 % cơ sở sản xuất CSSX được 
phỏng vấn cho biết nguồn nguyên liệu chính là cói đủ để sản xuất. Tuy nhiên, cói ở Can Lộc 
không nhiều nữa đặc biệt là cói có chiều cao lớn ngày càng hiếm cho nên người dân phải đến 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5A, 2017 
149 
các vùng khác như Cẩm Xuyên, Kỳ Anh để cắt cói, có khi phải đi đến vài ba ngày mới cắt được 
mấy bó cói. Việc cắt cói rất mất thời gian và nặng nhọc, do đó chỉ còn người trẻ trong làng mới 
có khả năng làm công việc cắt cói nhưng họ lại không còn tham gia nghề truyền thống mà chỉ 
phụ giúp bố mẹ già ở khâu này. Việc tiếp cận nguồn nguyên liệu khác thay thế trong trường 
hợp cói không đủ cung cấp cũng rất khó khi 80 % số cơ sở trả lời như vậy. Hiện tại có 60 % 
CSSX đánh giá nguồn nguyên liệu cói không ổn định do việc cắt cói phụ thuộc vào thời tiết và 
người dân phải đi xa mới có nguyên liệu. Chính vì vậy đến tháng 7 và 8 thì các CSSX thường 
hay đối mặt với vấn đề thiếu nguyên liệu cói. Ngoài ra, hiện nay các CSSX cũng đối mặt với 
việc không có người đi cắt cói vì đây là công việc khá vất vả chỉ phù hợp với thanh niên. Tuy 
nhiên, rất ít người trẻ ở làng th o nghề truyền thống vì công việc mang lại thu nhập thấp. Chỉ 
có người già còn tham gia sản xuất, nhưng họ lại không có sức khỏ để đi cắt cói. 
Đối với nghề rèn đúc Trung Lương, khảo sát cho thấy nguồn nguyên liệu tương đối ổn 
định và không phải là khó khăn của làng nghề. 90 cơ sở sản xuất có quy mô sản xuất vừa và 
lớn cho rằng nguồn nguyên liệu hiện nay là ổn định. Nguyên liệu chính như gang, sắt phế liệu 
mua trong tỉnh chiếm 60 , mua ngoài tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hải Phòng 
chiếm 40 . Than đá nguyên liệu chủ yếu có nguồn gốc từ Quảng Ninh. Tuy nhiên, giá cả 
nguyên liệu đôi khi có biến động, đặc biệt là giá than đá vào mùa mưa lũ. Đánh giá chung của 
các CSSX về mức độ dễ tiếp cận nguồn nguyên liệu cho thấy 35 cơ sở đánh giá ở mức dễ, 35 
đánh giá ở mức rất dễ. 
Tóm lại, các làng nghề nón lá Thư Kỳ, chiếu cói Nam Sơn đang gặp khó khăn về nguồn 
nguyên liệu đầu vào, trong khi đó các làng nghề còn lại chưa gặp khó khăn lớn. Tuy nhiên, đối 
với nghề gỗ, hiện nay nguồn nguyên liệu từ rừng tự nhiên đã cạn kiệt, Nhà nước có chủ trương 
đóng cửa rừng, hạn chế khai thác rừng tự nhiên nên nguồn nguyên liệu cung cấp tại chỗ không 
đáp ứng nhu cầu. Do đó, các cơ sở  ... uất. Th o phản ảnh các cơ sở thì do mặt bằng sản xuất 
quá sát với nhà ở nên phần nào gây ảnh hưởng đến sức khỏ do mùi cá sơ chế thường rất khó 
chịu đối với người lớn tuổi. Hệ thống thoát nước của khu dân cư ở một số khu vực chưa được 
tốt, gây ngập úng nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất vào mùa mưa. 
Nghề sản xuất đồ gỗ tại làng mộc Tràng Đình và Thái Yên: nghề mộc trong quá trình sản 
xuất có gây ra tiếng ồn và thải ra môi trường, bụi, rác thải như mạt cưa, dăm bào... và mùi hôi 
từ nhựa P làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường của làng nghề. Vấn đề ô nhiễm tại làng 
nghề mộc Tràng Đình rất đáng lo ngại khi có đến 70–95 % những người được hỏi cho rằng hoạt 
động sản xuất của nghề gây ra tiếng ồn và bụi bặm. Điều này làm cho 70 % lao động được 
phỏng vấn bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc như mắc bệnh về hô hấp và bệnh về mắt. Tại 
làng nghề mộc Thái Yên, trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, nước thải sinh hoạt 
cộng cùng với nước thải sản xuất được thải trực tiếp ra sông, mương máng, dẫn th ng tới cánh 
đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đời sống của các sinh vật, và quá trình 
canh tác lúa của người dân nơi đây. Do đó, có một thực trạng rất báo động hiện nay đó chính là 
t lệ số lượng người trung tuổi chết sớm vì ung thư là khá nhiều. 
Nghề sản xuất mây tr đan Yên Mỹ: nghề mây tr đan không ảnh hưởng đến đời sống 
sinh hoạt của người dân địa phương 100 % ý kiến nhận xét của người dân do đặc điểm vốn có 
của ngành nghề là lao động chân tay, không có sử dụng máy móc hay hóa chất trong quá trình 
đan lát. Phần dư thừa ra thì sử dụng vào việc đốt nấu nướng trong gia đình. Đối với việc khai 
thác nguyên liệu, 100 % người dân đều trả lời không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ. 
Nghề sản xuất chiếu cói Nam Sơn và nón lá Kỳ Thư: nghề sản xuất nón lá Kỳ Thư và 
chiếu cói Nam Sơn không gây ảnh hưởng đến môi trường bởi chất liệu sử dụng hoàn toàn từ 
thiên nhiên và quá trình sản xuất được làm thủ công, an toàn cho người sử dụng và môi trường. 
Nghề rèn đúc Trung Lương: đối với làng nghề rèn đúc Trung Lương, việc bảo vệ môi 
trường được Ủy ban nhân dân phường Trung Lương đặc biệt quan tâm, ngày 20/6/2014 Chủ 
tịch Phường đã ký bản xác nhận bản Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất 
nghề rèn, đúc tại địa phương. Đặc biệt, tại cụm làng nghề tập trung có xây dựng bể sinh học để 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5A, 2017 
155 
xử lý nước thải, còn lại rác thải thì được Phường tập trung và đưa đi xử lý. Tuy nhiên, qua khảo 
sát người dân sống tại làng nghề thì vấn đề môi trường đã ảnh hưởng đến đời sống của người 
dân, đặc biệt là tiếng ồn và khí thải. 
Kết quả phân tích ảnh hưởng môi trường của các CSSX làng nghề ở Hà Tĩnh cho thấy các 
làng nghề sau cần quan tâm đến việc xử lý ô nhiễm môi trường: làng nghề chế biến hải sản Tam 
Hải và Cẩm Nhượng, làng mộc Thái Yên và Tràng Đình và làng nghề rèn Đúc Trung Lương. 
Về ứng dụng thương mại điện tử 
Với sự phổ biến của Int rn t và hành vi sử dụng Int rn t của người tiêu dùng trong 
quyết định mua sắm, thương mại điện tử được x m là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, 
bao gồm cả những doanh nghiệp nhỏ như mô hình sản xuất làng nghề. Tuy nhiên, th o kết quả 
khảo sát thì 100 % các cơ sở sản xuất ở Tam Hải, Cẩm Nhượng, Nam Sơn, Yên Mỹ và Kỳ Thư 
không có kết nối Int rn t và hoàn toàn không áp dụng thương mại điện tử dưới bất kỳ hình 
thức nào. Điều này có thể giải thích từ thực tế là các cơ sở còn nhỏ lẻ, chủ các cơ sở sản xuất này 
đều là phụ nữ hoặc người già, độ tuổi trung bình trên 40, sinh sống ở nông thôn, chưa tốt 
nghiệp phổ thông trung học do đó việc tiếp cận thương mại điện tử là ý tưởng quá mới lạ đối 
với họ. Tuy nhiên, một số cơ sở lớn tại làng nghề mộc Thái Yên, Tràng Đình và rèn đúc Trung 
Lương đã bước đầu có ứng dụng thương mại điện tử thông qua việc sử dụng mail để trao đổi 
thông tin với khách hàng. 
3.3 Giải pháp nhằm phát triển sản xuất của các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền 
thống ở Hà Tĩnh 
Việc phân tích thực trạng 8 nghề và làng nghề ở Hà Tĩnh ở phần trên cho thấy để cho các 
nghề và làng nghề phát triển bền vững thì cần thực hiện những giải pháp cụ thể như sau: 
Quản lý nhà nước đối với các nghề, làng nghề 
Tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cơ 
sở, ban ngành liên quan của tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng kế hoạch hàng năm, tiến hành cụ thể hóa 
các kế hoạch chương trình, đề án phát triển nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. 
Đổi mới nhận thức về phát triển làng nghề và nghề của các cấp, các ngành và các địa 
phương, nhất là đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực ngành nghề và công tác 
khuyến nông. Coi việc củng cố, khôi phục, du nhập và phát triển làng nghề, ngành nghề là nội 
dung quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh CNH–HĐH công nghiệp nông thôn và xây dựng 
nông thôn mới của tỉnh. 
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực làng nghề và ngành nghề, thực 
hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển, tổ chức tuyên truyền phổ biến 
rộng rãi các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về khuyến khích phát triển 
làng nghề, ngành nghề để mọi tổ chức, cá nhân biết và đầu tư sản xuất, đẩy nhanh CNH–HĐH 
công nghiệp nông thôn. 
Củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về ngành nghề 
nông thôn, công tác khuyến nông về làng nghề, ngành nghề trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hơn 
nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ sở sản xuất, làng nghề. 
Nguyễn Khắc Hoàn và CS. Tập 126, Số 5A, 2017 
156 
Giải pháp về nguồn nguyên liệu 
Trong thời gian đến cần phải tiến hành quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu cung 
cấp cho các làng nghề, đặc biệt là làng nghề chiếu cói Nam Sơn và nón lá Kỳ Thư. Để việc quy 
hoạch các vùng nguyên liệu có hiệu quả thì cần phải có sự nghiên cứu, dự báo chính xác nhu 
cầu. 
Đối với nguồn nguyên liệu gỗ từ rừng cần có chiến lược phát triển trên toàn quốc và ở 
từng địa phương. Đối với các dự án trồng rừng, Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ cho các 
đơn vị thực hiện về tài chính, thuế. Cần có kế hoạch khai thác các loại gỗ quý một cách hợp lý 
nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề TCMN nói riêng. Đối 
với các loại gỗ không thuộc nhóm cấm khai thác, cần có biện pháp điều tiết khai thác phù hợp 
trong khả năng tái tạo tự nhiên của rừng. Quản lý tốt quá trình khai thác đồng thời áp dụng 
công nghệ tiên tiến vào quá trình sơ chế nguyên liệu, có thể khuyến khích thành lập các đơn vị 
xử lý, chế biến ngay tại vùng trồng nguyên liệu. Cần có kế hoạch nhập khẩu các loại nguyên 
liệu gỗ không có ở trong nước nhưng được khách hàng ưa chuộng để đa dạng hoá sản phẩm 
th o xu hướng của thị trường. 
Giải pháp về công nghệ 
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về khoa học công nghệ phục vụ kinh tế làng 
nghề của tỉnh, tổ chức tham quan học tập và rút kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ từ các địa 
phương khác trong cả nước. 
Xây dựng đề tài, đề án nghiên cứu về khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh tế cho 
các làng nghề. Triển khai các đề án đến khoa học – công nghệ, mô hình trình diễn ứng dụng 
khoa học – công nghệ, ứng dụng thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất và chuyển giao công 
nghệ 
Hỗ trợ, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở, đơn vị trong làng nghề đi 
tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Phối hợp đồng bộ 
giữa khuyến khích nhập công nghệ mới, tiên tiến với nghiên cứu cải tiến công nghệ và sản xuất 
truyền thông. 
Phối hợp các trường đại học, viện và trung tâm nghiên cứu để cập nhật thông tin công 
nghệ, thiết bị mới, nghiên cứu hoàn thiện máy móc phục vụ cho các nghề và làng nghề. 
Giải pháp phát triển nguồn vốn 
Quá trình điều tra cho thấy phần lớn các đơn vị đều gặp khó khăn về vốn, nguồn vốn 
chủ yếu là vốn tự có nên quy mô vốn nhỏ. Nguồn vốn hạn chế nên các đơn vị gặp nhiều khó 
khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng phần lớn các đơn vị không có ý định vay vốn, 
một số đơn vị muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng lại khó có thể vay tại các tổ chức tài 
chính do không có tài sản thế chấp phù hợp. Cần thực hiện một số giải pháp sau: 
Hình thành các nguồn vốn khuyến công cho vay hỗ trợ không lãi suất, không thế chấp 
cho các đối tượng là hộ cá thể và các đơn vị có quy mô nhỏ đang sản xuất kinh doanh mặt hàng 
TCMN và sản phẩm nghề truyền thống. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5A, 2017 
157 
Đơn giản hoá các thủ tục cho vay, các điều kiện thế chấp nhằm giúp các đơn vị nhỏ có 
thể vay được số vốn cần thiết trong thời gian ngắn để hình thành các nguồn hỗ trợ lãi suất sau 
đầu tư. 
Có cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp để khuyến khích các đơn vị tham gia các cuộc triển 
lãm, hội chợ ngành nghề thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế. 
Nên có chính sách miễn giảm thuế phù hợp và rõ ràng để tạo điều kiện khuyến khích các 
đơn vị tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. 
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 
Đối với tỉnh Hà Tĩnh, bên cạnh các giải pháp lâu dài mang tính chiến lược từ phía cơ 
quan quản lý nhà nước, trước mắt các chủ các đơn vị sản xuất kinh doanh cần tạo điều kiện để 
người thợ có cơ hội học tập nâng cao tay nghề, trình độ văn hoá. Đồng thời, người chủ cần học 
tập, tìm tòi để nâng cao kỹ thuật sản xuất, kiến thức quản lý kinh doanh. Bên cạnh đó, cần thực 
hiện các chính sách ưu đãi để thu hút lực lượng lao động có trình độ. Các cơ quan quản lý liên 
quan cần tổ chức các đợt tập huấn ngắn ngày để trang bị những kiến thức cần thiết cho chủ 
doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất và người lao động. 
Giải pháp về thị trường 
Củng cố, mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, đa 
dạng hóa hình thức tiếp thị như xây dựng trang mạng, tổ chức các hội chợ làng nghề, kết hợp 
với các tua du lịch để giới thiệu, quảng bá. 
Giải pháp về vai trò của hiệp hội làng nghề 
Tiến hành củng cố các hiệp hội nghề truyền thống đã có, thành lập các hiệp hội đối với 
các nghề còn lại để dễ dàng quản lý hoạt động của các làng nghề, trên cơ sở hoạt động của các 
hiệp hội làng nghề có thể kiến nghị với chính quyền về việc hỗ trợ vốn, trang thiết bị, đào tạo 
thợ, phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xử lý môi 
trường 
Giải pháp về môi trường 
Phát triển nhưng cũng cần bảo vệ môi trường, đây là chính sách bền vững cho sự phát 
triển, đối với các làng nghề ít gây ô nhiễm môi trường như mây tr đan Yên Mỹ, chiếu cói Nam 
Sơn và nón lá Kỳ Thư thì có thể sản xuất th o hộ kinh doanh, gia đình. Tuy nhiên, đối với các 
làng nghề gây ô nhiễm môi trường như mộc Tràng Đình và Thái Yên, chế biến hải sản Tam Hải 
và Cẩm Nhượng cần di dời các CSSX đến một địa điểm nhất định, xử lý rác thải, khí thải ô 
nhiễm. 
4 Kết luận 
Phát triển ngành nghề là một trong những hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng trong 
nông thôn Việt Nam nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng. Phát triển ngành nghề nông thôn góp 
phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng thu nhập cho người lao động, xóa 
Nguyễn Khắc Hoàn và CS. Tập 126, Số 5A, 2017 
158 
đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông 
thôn, tăng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy, tiếp tục tạo điều kiện cho ngành nghề phát triển là 
một yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của Hà Tĩnh giai đoạn 2016–2020 và 
định hướng đến năm 2030. 
Việc phân tích thực trạng sản xuất của các cơ sở nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh 
Hà Tĩnh cho thấy phát triển ngành nghề ở Hà Tĩnh trong những năm qua đã được chú trọng, 
nhất là những nghề có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và tính truyền thống 
như nghề rèn đúc, nghề mộc và nghề làm nước mắm nên đã đạt được những kết quả đáng 
khích lệ, là cơ sở tốt cho việc tiếp tục đẩy mạnh và phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, nghề 
chiếu cói, nghề nón lá và nghề mây tr đan đang có nguy cơ mai một. 
Để ngành nghề tỉnh Hà Tĩnh phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững th o 
đúng định hướng đã xây dựng, cần thực hiện đầy đủ các giải pháp như đã trình bày ở trên; 
trong đó, các giải pháp quan trọng là: quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nghề mộc, chiếu cói 
và nón lá; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Cẩm Nhượng, Tràng Đình 
và Thái Yên nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và giải quyết mặt bằng sản xuất cho 
các cơ sở; các cơ sở chú trọng ứng dụng thương mại điện tử nhằm tiếp cận thị trường. 
Tài liệu tham khảo 
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh 2012 , Đề án phát triển ngành nghề nông 
thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2012–2015 và định hướng đến năm 2020. 
2. BND xã Cẩm Nhượng, Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống đánh bắt chế biến hải 
sản – xã Cẩm Nhượng. 
3. BND xã Kỳ Thư, Báo cáo tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của làng nghề nón lá truyền 
thống của xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh. 
4. BND xã Yên Lộc, Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống mộc Tràng Đình xã Yên Lộc, 
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
5. BND thị trấn Nghèn, Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống chiếu cói Nam Sơn thị 
trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
6. BND xã Liên Minh, Hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thống mây tre đan xã Liên Minh, 
huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. 
7. BND phường Trung Lương, Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống rèn đúc Trung 
Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. 
8. BND xã Kỳ Ninh, Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống chế biến nước mắm thôn Tam Hải, 
xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. 
9. BND xã Thái Yên, Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề mộc truyền thống xã Thái Yên, huyện Đức 
Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5A, 2017 
159 
CURRENT STATE OF PRODUCTION IN ESTABLISHMENTS 
FROM TRADITIONAL HANDICRAFTS AND HANDICRAFT 
VILLAGES OF HA TINH PROVINCE 
Nguyen Khac Hoan1*, Tran Ha Uyen Thi2, Truong Thi Huong Xuan2, Phan Thi Thanh Thuy2, 
Phan Minh Huan1 
1 Hue University, 3 Le Loi St., Hue, Vietnam 
2 HU – University of Economics, 100 Phung Hung St., Hue, Vietnam 
Abstract: The craft and craft villages in Ha Tinh province have a long history and sophisticated 
products reflecting Vietnamese and Ha Tinh spirit and culture. However, the development of 
craft and craft villages is still facing many shortcomings. The objective of the study isto analyze 
the current state of production in establishments from traditional crafts and craft villages in Ha 
Tinh. Through qualitative and quantitative researches with a survey of 174 questionnaires in 8 
traditional craft villages of Ha Tinh province, the results show that the establishments are on 
small and fragmented scales with outdated facilities including traditional manual tools. It is 
also shown that most producers are subsistence-oriented with low competitiveness, and that 
environmental pollution can be found in some establishments. Some crafts are under low 
production and in danger of loss. Therefore, solutions are proposed to develop production in 
the establishments from traditional crafts and craft villages of the province. 
Keywords: traditional crafts, traditional craft villages, Ha Tinh province 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_san_xuat_cua_cac_co_so_nghe_va_lang_nghe_truyen_t.pdf