Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao trong trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cơ bản trong
lĩnh vực Thể dục thể thao, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động của các Câu lạc bộ
Thể dục thể thao trong Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu hoạt động của các Câu lạc bộ Thể dục thể thao cho thấy: Số lƣợng các Câu lạc
bộ còn ít, hội viên tham gia trong các Câu lạc bộ thấp, phần lớn Câu lạc bộ hoạt động theo hình
thức tự quản dƣới sự giám sát, hƣớng dẫn của các giáo viên, huấn luyện viên Thể dục thể thao; tài
chính để duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ Thể dục thể thao là từ nguồn đóng góp hội phí hàng
tháng của các hội viên. Từ kết quả đánh giá nêu trên sẽ làm cơ sở để đề tài nghiên cứu lựa chọn
các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Câu lạc bộ Thể dục thể thao trong trƣờng,
đồng thời nâng cao hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa, tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao trong trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 196(03): 91 - 95 Email: jst@tnu.edu.vn 91 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Nguyễn Ngọc Bính*, Dương Tố Quỳnh Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cơ bản trong lĩnh vực Thể dục thể thao, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động của các Câu lạc bộ Thể dục thể thao trong Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu hoạt động của các Câu lạc bộ Thể dục thể thao cho thấy: Số lƣợng các Câu lạc bộ còn ít, hội viên tham gia trong các Câu lạc bộ thấp, phần lớn Câu lạc bộ hoạt động theo hình thức tự quản dƣới sự giám sát, hƣớng dẫn của các giáo viên, huấn luyện viên Thể dục thể thao; tài chính để duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ Thể dục thể thao là từ nguồn đóng góp hội phí hàng tháng của các hội viên. Từ kết quả đánh giá nêu trên sẽ làm cơ sở để đề tài nghiên cứu lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Câu lạc bộ Thể dục thể thao trong trƣờng, đồng thời nâng cao hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa, tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Từ khóa: Thực trạng, Câu lạc bộ, Thể dục thể thao, ngoại khóa, hướng dẫn viên thể thao, Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Ngày nhận bài: 22/01/2019; Ngày hoàn thiện: 01/02/2019; Ngày duyệt đăng: 20/3/2019 THE REALITY OF THE SPORT CLUBS’ ACTIVITIES AT UNIVERSITY OF ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION, THAI NGUYEN UNIVERSITY Nguyen Ngoc Binh * , Duong To Quynh TNU - University of Economics and Business Administration ABSTRACT Based on the theoretical and practical basis, along with basic scientific research methods in the field of Sports and Physics, the reality of the sport clubs’ activities at Thai Nguyen University of Economics and Business Administration was conducted. Through researching activities of sport clubs at Thai Nguyen University of Economics and Business Administration, some major findings were found as follows: there is a shortage in the number of sport clubs; not many members have attended the clubs; most clubs operate in a self-managed manner under the supervision and guidance of sport teachers and coaches; the finance to maintain the activities of sports clubs is in the form of monthly membership fees of members. The above evaluation results will be served as the foundation of the research to select solutions to enhance the performance effectiveness of sports clubs, in addition to improve extracurricular sports’ activities and create a healthy playground for students at Thai Nguyen University of Economics and Business Administration. Key words: reality, sport club, extracurricular sport , sport coach, University of Economics and Business Administration. Received: 22/01/2019; Revised:01/02/2019; Approved: 20/3/2019 * Corresponding author: Tel: 0978.680.523 ; Email: ngocbinh6587@gmail.com Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 91 - 95 Email: jst@tnu.edu.vn 92 ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất là một môn học chính khóa thuộc chƣơng trình giáo dục Đại học nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho ngƣời học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, cùng với môn học chính khóa thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa cũng góp phần lớn trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện [1]. Do thời gian để sinh viên tham gia học tập các môn thể thao chính khóa chỉ đáp ứng đƣợc một số kỹ thuật cơ bản nên để nâng cao hoạt động của môn giáo dục thể chất ngoài giờ học chính khóa thì sinh viên phải đƣợc tổ chức tập luyện ngoại khóa dƣới nhiều hình thức khác nhau. Một trong các hình thức tập luyện đó là thành lập các câu lạc bộ (CLB) TDTT, tạo sân chơi lành mạnh cho các em sinh viên tập luyện. Mặt khác việc tiến hành thành lập nhiều CLB TDTT sẽ dẫn tới những hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của các CLB này. Vì vậy để nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động cho các CLB TDTT tại Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên (ĐH KT&QTKD – ĐHTN), chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng hoạt động của các Câu lạc bộ Thể dục thể thao trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên”. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau: Đọc và tham khảo tài liệu; Phƣơng pháp phỏng vấn; Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm; Phƣơng pháp thống kê toán học [2],[3]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên tại Trường ĐH KT&QTKD – ĐHTN Qua khảo sát hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa (TDTT NK) của sinh viên Trƣờng ĐH KT&QTKD thƣờng tham gia các môn thể thao nhƣ: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Võ thuật. Kết quả cho thấy sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa chiếm tỷ lệ cao, số môn thể thao trong trƣờng rất phong phú nhƣng đa phần sinh viên tham gia theo hình thức tự tập luyện (không có giáo viên hƣớng dẫn), ngoại trừ một số môn nhƣ Võ thuật Karatedo, Vovinam là có giáo viên, Huấn luyện viên hƣớng dẫn tập luyện, còn một số CLB đƣợc thành lập nhƣ Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng đá vẫn duy trì nhƣng không có sự hƣớng dẫn của giáo viên mà do các đội trƣởng của các CLB có trách nhiệm duy trì hoạt động của CLB. Để đƣa ra con số chính ác về số lƣợng sinh viên tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 1200 Sinh viên ở các khóa khác nhau trong toàn trƣờng. Kết quả thể hiện ở bảng 1 [3]. Bảng 1. Bảng tổng hợp nội dung và số lượng sinh viên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa tại Trường ĐH KT&QTKD TT Các môn n Tỷ lệ % 1 Bóng đá 456 38 2 Bóng chuyền 265 22 3 Võ thuật 228 19 4 Cầu lông 156 13 5 Bóng rổ 95 8 1200 100 Qua bảng 1 ta thấy: Sinh viên chủ yếu tham gia ở các môn thể thao tập thể nhƣ bóng đá, bóng chuyền, Võ thuật với tỷ lệ 79%. Các môn thể thao cá nhân nhƣ cầu lông, Bóng rổ chiếm tỷ lệ thấp hơn (21%). Trong đó phải kể đến hai môn bóng đá (38%) và bóng chuyền (22%) rất đƣợc sinh viên ƣa thích, môn Võ thuật cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (19%). Nếu tính theo tỷ lệ % số sinh viên tham gia TDTT NK theo các nội dung tập luyện thì lần lƣợt sẽ là Bóng đá (38%), Bóng chuyền (22%), Võ thuật (19%), cầu lông (13%), Bóng rổ (8%). Thực trạng hình thức hoạt động ngoại khoá của sinh viên Trường ĐHKT&QTKD Hình thức hoạt động TDTT ngoại khoá rất đa dạng. Có những hình thức cơ bản nhƣ thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, TDTT theo lớp, Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 91 - 95 Email: jst@tnu.edu.vn 93 theo khoá. Ngày TDTT, thi đấu thể thao, TDTT ngoài trƣờng, TDTT gia đình, đội đại biểu thể thao, lớp nghiệp dƣ thể thao, CLB thể thao, trung tâm đào tạo vận động viên (VĐV), kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Riêng ở Trƣờng ĐHKT&QTKD chủ yếu có 2 hình thức cơ bản đó là: Thể dục theo lớp, theo khoá và thể dục theo CLB, đội tuyển. Riêng đối với sinh viên tham gia đội tuyển cũng tham gia tập thể dục theo lớp và tham gia CLB, chỉ khi chuẩn bị thi đấu thì mới có lịch tập riêng cho đội. Kết quả trình bày ở Bảng 2. Qua bảng 2 có thể thấy sinh viên trƣờng ĐHKT&QTKD tham gia hoạt động TDTT NK rất phong phú với nhiều hình thức khác nhau và tham gia với số lƣợng gần nhƣ là tuyệt đối. Bảng 2. Hình thức hoạt động TDTT NK của sinh viên Trường ĐH ĐHKT&QTKD TT Các hình thức Tổ chức hoạt động 1 TDTT theo lớp, theo khoá Sinh viên thực hiện theo lịch học của lớp, khoá 2 CLB TDTT Các hội viên trong các CLB 3 Đội tuyển Các VĐV tham gia thi đấu 4 Thi đấu, Kiểm tra Sinh viên tham gia theo các giải đấu trong năm và kế hoạch kiểm tra đánh giá của nhà trƣờng. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động ngoại khoá của sinh viên Trường ĐHKT&QTKD Về đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất cũng đóng vai trò to lớn vào công tác giúp sinh viên trƣờng ĐHKT&QTKD tham gia tập luyện TDTT ngoại khoá ở cả trong các CLB TDTT và tập luyện ngoại khoá tự do của học viên theo quy định của nhà trƣờng. Tuy có số lƣợng ít nhƣng đội ngũ giáo viên Nhà trƣờng lại đƣợc đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau, có nghiệp vụ sƣ phạm và kinh nghiệm vững vàng, có thể đảm nhận đƣợc nhiều nội dung khác nhau một cách hiệu quả. Về cơ sở vật chất Muốn tổ chức các hoạt động thể thao của những CLB TDTT thì đòi hỏi phải đảm bảo về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT. Vì vậy đề tài đã tiến hành tìm hiểu về cơ sở vật chất của trƣờng, tất cả đều đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng. Thực trạng hoạt động của các CLB TDTT trong Trường ĐHKT&QTKD Thực trạng về các CLB TDTT và hội viên trong các CLB trong trường ĐHKT&QTKD Thực trạng số lƣợng CLB TDTT và các hội viên trong các CLB của Trƣờng ĐHKT&QTKD đƣợc thể hiện trong Bảng 3 nhƣ sau: Số lƣợng CLB TDTT là 05 CLB và với số lƣợng thành viên của các CLB là 190/3500 số lƣợng học viên của toàn trƣờng chiếm 5.42%. Điều này phản ánh phong trào rèn luyện và tập luyện của sinh viên Trƣờng ĐHKT&QTKD trong các CLB TDTTT là tƣơng đối thấp. Vì vậy cần có sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu cũng nhƣ các lãnh đạo các Phòng chức năng, Khoa và Bộ môn đối với phong trào TDTT để nâng cao sức khoẻ và tạo sân chơi cho cán bộ và sinh viên trong trƣờng. Tỷ lệ số lƣợng hội viên trong các CLB với số lƣợng sinh viên trong trƣờng đƣợc thể hiện qua Biểu đồ 1. Biểu đồ 1. Tỷ lệ sinh viên tham gia tập luyện trong các CLB TDTT so với tổng số sinh viên của Trường ĐHKT&QTKD Qua biểu đồ 1 ta nhận thấy sinh viên Trƣờng ĐHKT&QTKD tham gia và yêu thích các môn võ thuật hơn cả (25.2%), điều này cũng dễ hiểu vì trong những năm tổ chức hội thao gần đây do Tỉnh Thái Nguyên tổ chức sinh viên Nhà trƣờng liên tục dành đƣợc những Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 91 - 95 Email: jst@tnu.edu.vn 94 thứ hạng cao trong thi đấu ở nội dung võ thuật; sau đó là đến các môn bóng đá 21.5%, bóng chuyền 20.5%; tiếp đến là Cầu lông 17.9%, Bóng rổ 15.2%. Tỷ lệ hội viên trong các CLB TDTT đƣợc biểu diễn ở biểu đồ 2. Biểu đồ 2. Tỷ lệ hội viên trong các CLB TDTT Trường ĐHKT&QTKD Tình hình phát triển hội viên của các CLB TDTT trong Trường ĐHKT&QTKD Để có con số cụ thể về số lƣợng sinh viên tham gia vào các CLB TDTT đề tài đã tiến hành tổng hợp danh sách các hội viên đang tham gia hoạt động trong các CLB TDTT của Trƣờng ĐHKT&QTKD đƣợc trình bày qua Bảng 3. Bảng 3. Bảng tổng hợp các hội viên tham gia CLB TDTT ở các khoá đại học Trường ĐHKT&QTKD TT Khoá n Tỷ lệ % 1 Khóa 11 37 19,5% 2 Khóa 12 38 20% 3 Khóa 13 49 25,8% 4 Khóa 14 66 34,7% 190 100 Qua bảng 3, ta có thể thấy số lƣợng hội viên trong các CLB TDTT tăng dần theo các khoá càng về sau số lƣợng hội viên càng tăng rõ rệt: khoá 11 với 19,5%; Khóa 12 với 20 %; Khóa 13 với 25.8%; Khóa 14 với 34.7%. Phát triển hội viên ở các CLB TDTT trong Trƣờng ĐHKT&QTKD là một điều kiện thuận lợi để phong trào rèn luyện TDTT cho học viên trong Nhà trƣờng. Sự tăng trƣởng số lƣợng hội viên trong các CLB TDTT theo các khoá đƣợc thể hiện ở biểu đồ 3 [4]. Biểu đồ 3. Biểu đồ số lượng hội viên ở các khóa trongcác CLB TDTT trong Trường ĐHKT&QTKD Thực trạng tổ chức hoạt động của CLB TDTT trong Trường ĐHKT&QTKD Các CLB TDTT trong trƣờng hoạt động theo hình thức tự quản dƣới sự giám sát, hƣớng dẫn của các giáo viên, huấn luyện viên, Chủ nhiệm các CLB và của Hội Sinh viên - Đoàn thanh niên nhà trƣờng. Tài chính của các CLB TDTT dƣới hình thức đóng hội phí hàng tháng của các hội viên, các nguồn ủng hộ của các đơn vị phòng chức năng, khoa, bộ môn và cá nhân trong nhà trƣờng. Hoạt động của các CLB TDTT đƣợc dựa trên chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc ây dựng theo từng học kỳ của năm học và theo các giải thi đấu TDTT thƣờng niên do nghành giáo dục và tỉnh tổ chức. Các hội viên tham gia các CLB TDTT có trách nhiệm thực hiện tập luyện và đóng hội phí theo đúng quy định để duy trì hoạt động của CLB thƣờng uyên. Các CLB Bóng đá, Bóng chuyền là có giáo viên tham gia vào ban chủ nhiệm để hƣớng dẫn tập luyện và phó ban chủ nhiệm là đƣợc hội viên bầu ra giúp giáo viên duy trì hoạt động. Còn đối với các CLB TDTT còn lại không có sự tham gia hƣớng dẫn của giáo viên nhƣng đều có ban chủ nhiệm và phó ban chủ nhiệm do hội viên bầu ra và duy trì hoạt động của CLB. Các chủ nhiệm và phó ban chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm ây dựng kế hoạch hoạt động và duy trì hoạt động của CLB TDTT theo đúng kế hoạch đã ây dựng trƣớc Đoàn trƣờng và Ban Giám hiệu nhà trƣờng. Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 91 - 95 Email: jst@tnu.edu.vn 95 Bảng 4. Thực trạng CLB TDTT có giáo viên tham gia hướng dẫn với CLB TDTT không có giáo viên hướng dẫn CLB TDTT Số lượng hội viên Xác nhận Tổng Tỷ lệ % Bóng đá 40 Có giáo viên hƣớng dẫn 88 46,3 Võ thuật 48 Bóng rổ 29 Không có giáo viên hƣớng dẫn 102 53,7 Cầu lông 34 Bóng chuyền 39 190 100 Qua bảng 4 có thể thấy việc tham gia vào các hoạt động của giáo viên đối với các CLB TDTT trong Trƣờng ĐHKT&QTKD có sự chênh lệch đáng kể. Điều này có thể đƣợc lý giải đó là đối với các CLB TDTT mũi nhọn có các đội tuyển nguồn tham gia thi đấu các giải thể thao đƣợc sự quan tâm nhiều hơn nhằm mục đích tạo nguồn VĐV tham gia thi đấu các giải trong năm. Đối với các CLB TDTT không có sự tham gia thƣờng uyên của giáo viên trong hoạt động huấn luyện vì các nội dung đó ít đƣợc tổ chức thi đấu (thƣờng 2 năm một lần). Khi có giải đấu quan trọng thì những CLB TDTT vẫn là nơi tạo nguồn chính để thu nhận các VĐV tham gia thi đấu, khi đó sẽ thành lập ban huấn luyện và các đội tuyển thi đấu trên cơ sở hoạt động của các CLB TDTT. KẾT LUẬN Thực trạng hoạt động của các CLB TDTT trong Trƣờng ĐHKT&QTKD – ĐHTN còn nhiều bất cập. Qua khảo sát ta thấy sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa chiếm tỷ lệ cao, số môn thể thao trong trƣờng rất phong phú nhƣng đa phần sinh viên tham gia theo hình thức tự tập luyện là chủ yếu. Số lƣợng các CLB TDTT nhiều nhƣng tỉ lệ học viên tam gia trong các CLB tính trên toàn trƣờng thì vẫn còn thấp. Số lƣợng hội viên trong các CLB TDTT có u hƣớng tăng dần theo từng khoá (khoá sau nhiều hơn khoá trƣớc). Bên cạnh đó vẫn hạn chế về đội ngũ giáo viên có chuyên môn tham gia công tác huấn luyện trong các CLB, chỉ một số các CLB mũi nhọn mới có sự quan tâm và tham gia của các GV có chuyên môn trong công tác huấn luyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dƣơng Nghiệp Chí và cộng sự, Đo lường thể thao, Nxb Thể dục thể thao Hà Nội, 2006. [2]. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lƣu Quang Hiệp và Phạm Ngọc Viễn, Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục thể thao. N b Thể dục thể thao, Hà Nội, 2006. [3]. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, N b Thể dục thể thao, Hà Nội, 2006. [4]. Nguyễn Đức Văn, Phương pháp thống kê trong Thể dục thể thao. N b Thể dục thể thao, Hà Nội, 2000. Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 91 - 95 Email: jst@tnu.edu.vn 96
File đính kèm:
- thuc_trang_hoat_dong_cua_cac_cau_lac_bo_the_duc_the_thao_tro.pdf