Thực trạng chất lượng dịch vụ của các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên qua đánh giá của khách hàng

Theo thống kê của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, chỉ tiêu ngày khách lưu trú

bình quân của 3 khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố (Bao gồm khách sạn Hải Âu, khách sạn Dạ

Hương, khách sạn Đông Á 2) chỉ xấp xỉ 2,3 ngày. Lượng khách đến các khách sạn này còn thấp và

không ổn định (Lượng khách năm 2012 là 370.000 lượt, năm 2013 là 450.000 lượt). Để tìm hiểu lý

do tại sao lượng khách đến với các khách sạn này chưa cao, ngày khách lưu trú thấp, nhóm nghiên

cứu tiến hành một cuộc điều tra 190 khách hàng xem họ đánh giá như thế nào về chất lượng dịch

vụ của khách sạn trên. Kết quả cho thấy, tuy là các khách sạn hàng đầu trên địa bàn thành phố

song chất lượng dịch vụ của chúng lại còn rất nhiều hạn chế: khả năng cung cấp dịch vụ không

đúng như lời hứa ban đầu, tinh thần trách nhiệm của nhân viên còn thấp, chưa quan tâm thấu hiểu

những diễn biến tâm lý của khách hàng Trên cơ sở đó, nhóm tác giả tiến hành thống kê, phân

tích để đưa ra các nhận định về chất lượng dịch vụ của các khách sạn này, tìm ra nguyên nhân của

những hạn chế trong quá trình cung cấp dịch vụ, từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao

chất lượng dịch vụ của các khách sạn.

pdf 5 trang kimcuc 23540
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng chất lượng dịch vụ của các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên qua đánh giá của khách hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng chất lượng dịch vụ của các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên qua đánh giá của khách hàng

Thực trạng chất lượng dịch vụ của các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên qua đánh giá của khách hàng
Nguyễn Thị Thanh Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 45 - 49 
45 
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC KHÁCH SẠN 3 SAO TRÊN 
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN QUA ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG 
Nguyễn Thị Thanh Tâm*, Trần Thị Tuyết 
 Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Theo thống kê của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, chỉ tiêu ngày khách lưu trú 
bình quân của 3 khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố (Bao gồm khách sạn Hải Âu, khách sạn Dạ 
Hương, khách sạn Đông Á 2) chỉ xấp xỉ 2,3 ngày. Lượng khách đến các khách sạn này còn thấp và 
không ổn định (Lượng khách năm 2012 là 370.000 lượt, năm 2013 là 450.000 lượt). Để tìm hiểu lý 
do tại sao lượng khách đến với các khách sạn này chưa cao, ngày khách lưu trú thấp, nhóm nghiên 
cứu tiến hành một cuộc điều tra 190 khách hàng xem họ đánh giá như thế nào về chất lượng dịch 
vụ của khách sạn trên. Kết quả cho thấy, tuy là các khách sạn hàng đầu trên địa bàn thành phố 
song chất lượng dịch vụ của chúng lại còn rất nhiều hạn chế: khả năng cung cấp dịch vụ không 
đúng như lời hứa ban đầu, tinh thần trách nhiệm của nhân viên còn thấp, chưa quan tâm thấu hiểu 
những diễn biến tâm lý của khách hàng Trên cơ sở đó, nhóm tác giả tiến hành thống kê, phân 
tích để đưa ra các nhận định về chất lượng dịch vụ của các khách sạn này, tìm ra nguyên nhân của 
những hạn chế trong quá trình cung cấp dịch vụ, từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao 
chất lượng dịch vụ của các khách sạn. 
Từ khoá: Chất lượng, khách hàng, dịch vụ, khách sạn 3 sao, Thái Nguyên 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Qua thống kê từ các nguồn số liệu thứ cấp, 
kết quả kinh doanh của 3 khách sạn 3 sao trên 
địa bàn thành phố Thái Nguyên được thể hiện 
thông qua các chỉ tiêu sau: 
Lượt khách 
Bảng 1: Tổng lượng khách của 3 khách sạn trong 
3 năm 2011, 2012, 2013 
Lượng 
khách 
(năm 2011) 
Lượng khách 
(năm 2012) 
Lượng 
khách 
(năm 2013) 
430. 000 370.000 450.000 
Theo thống kê trên, ta thấy lượng khách đến 
các khách sạn 3 sao trên địa bàn tỉnh tăng, 
giảm đột ngột và tăng trưởng không ổn định. 
Năm 2011, 2013 tổng lượt khách đến các 
khách sạn tăng mạnh do Thái Nguyên tổ chức 
Festival trà quốc tế lần 1, 2 kéo theo đó là một 
loạt các sự kiện khác có liên quan. Do vậy, 
trong những năm này lượng khách có xu 
hướng tăng lên. Tuy nhiên, năm 2012, lượng 
khách lại thấp hơn hẳn so với năm 2011. 
Ngày khách 
Năm 2012, tổng ngày khách lưu trú của các 
khách sạn 3 sao trên địa bàn tỉnh chiếm 
*
 Tel: 0987 300185 
27,36% so với tổng ngày khách lưu trú của 
toàn tỉnh (Tương đương với 778.000 ngày). 
Năm 2013, tổng ngày khách lưu trú trong các 
khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Thái 
Nguyên chiếm 30,72% so với tổng ngày 
khách lưu trú của toàn tỉnh (Tương đương với 
1.035.000 ngày). 
Như vậy lượt khách đến các khách sạn qua 
các năm 2011, 2012, 2013 tuy không tăng 
trưởng ổn định, nhưng không phải là thấp. 
Tuy nhiên, ngày khách lưu trú lại không cao. 
Ngày khách lưu trú bình quân 
Bảng 2: Ngày khách lưu trú bình quân trong các 
khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 
Năm 2012 2013 
Ngày khách (1) 778.000 1.035.000 
Lượt khách (2) 370.000 450.000 
Ngày khách lưu 
trú bình quân 
(3) = (1)/(2) 
2.1 2.3 
Theo tính toán trên, trung bình một khách lưu 
trú nghỉ lại các khách sạn 3 sao trên địa bàn 
chỉ dao động từ 2.1 đến 2.3 ngày, tức là ngày 
khách lưu trú bình quân tại các khách sạn này 
rất thấp. 
Nguyễn Thị Thanh Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 45 - 49 
46 
Công suất phòng 
Bảng 3: Công suất buồng phòng của 3 khách sạn 
trong 3 năm gần đây 
 Năm 
Khách sạn 
Công 
suất 
(Năm 
2011) 
Công 
suất 
(Năm 
2012) 
Công 
suất 
 ( (Năm 
2013) 
Dạ Hương 69% 65% 72% 
Đông Á 68% 65% 73% 
Hải Âu 69% 67% 78% 
Theo báo cáo trên, công suất buồng phòng 
của các khách sạn đạt mức trung bình, đảm 
bảo kinh doanh có lãi. Song, so với công suất 
buồng phòng trung bình của các cơ sở lưu trú 
trên địa bàn tỉnh lại không cao hơn đáng kể. 
Vậy, một câu hỏi đặt ra, các khách sạn 3 sao 
có thật sự khác biệt so với các cơ sở lưu trú 
trên địa bàn có thứ hạng thấp hơn. 
Qua phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp cho thấy 
hiệu quả kinh doanh của các khách sạn 3 sao 
trên địa bàn tỉnh là chưa cao, kết quả kinh 
doanh không ổn định và ít khác biệt so với 
các cơ sở lưu trú có thứ hạng thấp hơn. Để có 
những đánh giá chính xác, khách quan về chất 
lượng dịch vụ của các khách sạn này chúng 
tôi tiến hành điều tra phỏng vấn khách hàng 
để nhận định rõ đánh giá của họ về chất lượng 
của các khách sạn từ đó có các kết luận chính 
xác và đưa ra các giải pháp đề xuất phù hợp. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
- Đo lường những đánh giá của khách hàng về 
chất lượng của các khách sạn 3 sao trên địa 
bàn thành phố Thái Nguyên. 
- Xác định nguyên nhân tạo nên những yếu 
kém về chất lượng dịch vụ. 
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao 
chất lượng dịch vụ của các khách sạn trên. 
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Đối tượng khảo sát: Khách du lịch sử dụng 
dịch vụ của 3 khách sạn Dạ Hương, Hải Âu, 
Đông Á 2. 
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ 
của các khách sạn trên. 
Phạm vi: Nhóm nghiên cứu chủ yếu thu thập 
số liệu của các khách sạn Dạ Hương, Hải Âu, 
Đông Á 2 giai đoạn 2011 – 2013. 
Phương pháp nghiên cứu: 
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn 
mẫu điều tra (cỡ mẫu là 190 người) với mục 
tiêu thu thập thông tin về những đánh giá của 
khách hàng về chất lượng dịch vụ của 3 khách 
sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 
Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê. 
Ở đây chất lượng dịch vụ của khách sạn được 
đo bằng 5 nhóm tiêu chí: Sự tin cậy, tinh thần 
trách nhiệm, sự đảm bảo, sự đồng cảm, tính 
hữu hình của dịch vụ. Đối với mỗi tiêu chí, 
khách hàng sẽ đánh giá thông qua các chỉ tiêu 
nhỏ hơn và cho điểm theo thang điểm 5: 5, 4, 
3, 2, 1. Trong đó điểm 5: Rất tốt, 4: Tốt, 3: 
Khá, 2: Tồi, 1: Rất tồi. Chất lượng dịch vụ 
của khách sạn sẽ được tính bằng điểm trung 
bình chung của 5 nhóm tiêu chí. 
Kết quả cuối cùng sẽ được tính bằng điểm 
trung bình chung của các nhóm tiêu chí tương 
ứng với các mức chất lượng dịch vụ như sau: 
+ Thang điểm trong khoảng 1 ≤ X < 2 thì 
chất lượng dịch vụ dưới xa mức trông đợi. 
+ Thang điểm trong khoảng 2 X < 3 thì 
chất lượng dịch vụ dưới mức trông đợi. 
+ Thang điểm trong khoảng 3 X < 4 thì 
chất lượng dịch vụ đáp ứng trông đợi. 
+ Thang điểm trong khoảng 4 X < 5 thì 
chất lượng dịch vựơt mức trông đợi. 
+ Thang điểm trong khoảng X = 5 thì chất 
lượng dịch vựơt xa mức trông đợi. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Phân bổ 100 điểm chất lượng cho 5 đặc 
điểm khách hàng coi là quan trọng 
Bảng 4: Trọng số của các chỉ tiêu khách du lịch 
coi là quan trọng 
Đặc điểm Điểm 
Cơ sở vật chất, dụng cụ, công cụ 
(Tính hữu hình) 
23,57 
Có khả năng thực hiện dịch vụ 
như đã hứa (Sự tin cậy) 
19,27 
Tự giác giúp đỡ khách hàng và 
dịch vụ một cách hoàn hảo (Tinh 
thần trách nhiệm) 
17,00 
Kiến thức và sự tao nhã của nhân 
viên, khả năng của nhân viên (Sự 
đảm bảo) 
19,33 
Luôn quan tâm chăm sóc để ý đến 
khách hàng (Sự cảm thông) 
20,83 
Nguyễn Thị Thanh Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 45 - 49 
47 
Như vậy, mặc dù sản phẩm của các khách sạn 
là sản phẩm dịch vụ song trong 5 tiêu chí cấu 
thành chất lượng dịch vụ, khách hàng lại coi 
trọng nhất chỉ tiêu tính hữu hình của dịch vụ 
(chiếm trọng số là 23,57/100 điểm) nghĩa là 
họ coi trọng hàng đầu các bằng chứng vật 
chất như cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thiết 
bị tiện nghi, trang phục của nhân viên gọn 
gàng, sạch sẽ và đó là yếu tố đầu tiên dẫn đến 
quyết định mua dịch vụ của họ. Tiếp theo là 
Sự thông cảm, điều này thể hiện ở thái độ của 
nhân viên luôn quan tâm tới diễn biến tâm lý 
của khách hàng, thấu hiểu, chia sẻ để cung 
cấp dịch vụ đáp ứng cao được nhu cầu mang 
tính cá biệt của họ. Đi sau đó là hai tiêu chí 
Sự đảm bảo (Thể hiện ở kiến thức, trình độ, 
khả năng của nhân viên) và Sự tin cậy (thể 
hiện ở khả năng cung cấp dịch vụ như quảng 
cáo, hứa hẹn của khách sạn). Điểm trọng số 
nhỏ nhất thuộc về tiêu chí Tinh thần trách 
nhiệm (Thể hiện ở tinh thần làm việc hăng 
say, tự giác của nhân viên với mong muốn tạo 
ra các dịch vụ có chất lượng cao nhất). 
Chất lượng dịch vụ của các khách sạn quan 
cảm nhận của du khách 
Nhìn vào bảng thống kê nguồn dữ liệu sơ cấp, 
ta thấy trong 3 khách sạn mà chúng ta nghiên 
cứu chỉ có một khách sạn được đánh giá là 
chất lượng dịch vụ đạt mức trông đợi là khách 
sạn Hải Âu, trong đó cả 5 chỉ tiêu cấu thành 
chất lượng dịch vụ đều được khách hàng cho 
điểm trong khoảng 3-3.5 tức là đều được 
khách hàng thoả mãn. 
Khách sạn Đông Á được đánh giá là chất 
lượng dịch vụ đạt dưới mức trông đợi (2.84 
điểm). Trong 5 tiêu chí cấu thành nên chất 
lượng dịch vụ chỉ có 2 tiêu chí Tính hữu hình, 
Sự tin cậy của dịch vụ được khách hàng đánh 
giá là đạt chất lượng, còn 3 tiêu chí còn lại 
đều chưa đạt yêu cầu. 
Đối với khách sạn Thái Nguyên cũng được 
đánh giá là chất lượng dịch vụ đạt dưới mức 
trông đợi (2.82 điểm) trong đó có duy nhất 
tiêu chí Tính hữu hình của dịch vụ là đạt yêu 
cầu, 4 yếu tố còn lại đều chưa đạt. Một điều 
đáng lưu ý là tiêu chí Sự tin cậy của dịch vụ 
khách hàng cho 2.9 điểm, tức là họ cho rằng 
dịch vụ họ nhận được không đúng như lời hứa 
ban đầu của khách sạn. 
Bảng 5: Bảng thống kê chất lượng dịch vụ của các khách sạn qua đánh giá của khách du lịch 
Khách sạn Hải Âu 
Các nhóm tiêu chi Điểm trung 
bình 
Điểm trung 
bình trung 
Mức chất 
lượng được 
đánh giá 
Tỷ lệ % đánh giá 
của khách hàng 
Tính hữu hình 3.5 3.25 Đáp ứng trông 
đợi 
Rất tốt: 3% 
Sự đồng cảm 3.0 Tốt: 14% 
Sự tin cậy 3.1 Khá: 80% 
Sự đảm bảo 3.0 Tồi: 3% 
Tinh thần trách nhiệm 3.5 
Khách sạn Dạ Hương 
Tính hữu hình 3.0 2.82 Dưới mức 
trông đợi 
Sự đồng cảm 2.9 Tốt: 10% 
Sự tin cậy 2.9 Khá:80% 
Sự đảm bảo 2.8 Tồi: 8% 
Tinh thần trách nhiệm 2.5 Rất tồi: 2% 
Khách sạn Đông Á 
Tính hữu hình 3.1 2.84 Dưới mức 
trông đợi 
Rất tốt: 1% 
Sự đồng cảm 2.8 Tốt: 15% 
Sự tin cậy 3.0 Khá: 80% 
Sự đảm bảo 2.7 Tồi: 3% 
Tinh thần trách nhiệm 2.6 Rất tồi: 1% 
Nguyễn Thị Thanh Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 45 - 49 
48 
Trong tỷ lệ phần trăm đánh giá của khách 
hàng về chất lượng dịch vụ, 2 khách sạn Dạ 
Hương, Đông Á vẫn còn những tỉ lệ nhỏ 
khách hàng đánh giá chất lượng là tồi và rất 
tồi. Đó là tình trạng đáng báo động khi mà 
các đối tượng chúng ta nghiên cứu là các 
khách sạn 3 sao chứ không chỉ là các khách 
sạn chỉ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách. 
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN 
CHẾ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA 
CÁC KHÁCH SẠN 3 SAO TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 
Do môi trường công nghệ của các khách sạn 
chưa được cải tiến thường xuyên vì vậy chưa 
đáp ứng được kịp thời và tin cậy các dịch vụ 
theo sự thay đổi ngày càng cao của du 
khách, nhất là ở giai đoạn khách hàng tiếp 
cận thông tin ban đầu và đặt phòng còn gặp 
nhiều khó khăn. 
Nguồn nhân lực trong khách sạn còn thiếu và 
yếu về mọi mặt: nghiệp vụ, các kỹ năng giao 
tiếp, ứng xử với khách, trình độ ngoại ngữ. 
Các khách sạn chưa có đầu tư thích đáng cho 
công tác tổ chức, việc bố trí, sắp xếp lao động 
vào các vị trí, bộ phận còn nhiều bất cập. 
Việc đầu tư ngân sách cho đào tạo nhân lực 
trong các khách sạn còn ít ỏi trong khi vấn đề 
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện 
nay cho các khách sạn là vấn đề đang phải đặt 
lên hàng đầu. 
Tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng dịch 
của các khách sạn là chậm. Dịch vụ trong 
khách sạn chưa được chuẩn và cam kết nên 
khách hàng còn băn khoăn khi sử dụng. 
Các dịch vụ trong khách sạn còn nghèo nàn. 
Dịch vụ bổ sung chưa mang lại tỷ trọng 
doanh thu đáng kể. 
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC KHÁCH 
SẠN 3 SAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 
THÁI NGUYÊN 
Giải pháp 1 
Các khách sạn cần đa dạng hoá các loại hình 
dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng 
tăng của du khách 
Các khách sạn có thể sắp xếp, bài trí lại 
không gian sẵn có để bổ sung thêm các loại 
hình dịch vụ để khách có đẩy đủ không gian 
du lịch trong khách sạn. Thay vì, bớt đi một 
phòng nghỉ, các khách sạn có thể dùng nó 
để mở thêm các dịch vụ khách như mua 
sắm, massage để tăng thêm sức hấp dẫn đối 
với khách. 
Liên kết với các đơn vị kinh doanh khác như: 
hàng lưu niệm, đặc sản dân tộc, thời trang, 
các cơ sở vui chơi giải trí có uy tín và chất 
lượng để giới thiệu cho khách sử dụng sao 
cho quá trình nghỉ ngơi và giải trí của họ 
được xâu chuỗi lại thành một quy trình sử 
dụng dịch vụ hiệu quả, chất lượng. 
Giải pháp 2 
Hoàn thiện hệ thống phân phát dịch vụ trong 
khách sạn để các quy trình dịch vụ tiến dần 
đến chuẩn hoá về chất lượng theo quy định 
của ngành, và đảm bảo tính chuyên nghiệp 
trong từng khâu phục vụ. Bên cạnh đó, các 
khách sạn cần tăng cường công tác quản trị 
chất lượng để đưa chất lượng dịch vụ tương 
xứng với thứ hạng sao mà các khách sạn đã 
công bố. 
Giải pháp 3 
Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ chuẩn 
theo tiêu chuẩn của ngành để khẳng định chất 
lượng bằng khả năng phục vụ chuyên nghiệp. 
Các khách sạn có thể học hỏi, ứng dụng một 
cách phù hợp các quy trình nghiệp vụ theo 
các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch VTOS 
của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch 
Việt Nam VTCB vào các quy trình của khách 
sạn mình. 
Giải pháp 4 
Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong 
các khách sạn 
Các khách sạn cần tổ chức các lớp đào tạo, 
bồi dưỡng nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho 
nhân viên. Cần tận dụng những lao động lành 
nghề của doanh nghiệp và mời thêm những 
chuyên gia bên ngoài tới giảng dạy và hướng 
dẫn cho nhân viên. Bên cạnh đó các khách 
Nguyễn Thị Thanh Tâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 45 - 49 
49 
sạn cần cử một số nhân viên đi học tập, nâng 
cao tay nghề ở các khách sạn có thứ hạng cao 
trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm 
và truyền đạt lại cho những nhân viên khác 
trong cơ sở. 
Cho nhân viên tham gia những cuộc thi về 
nghiệp vụ của ngành để họ có cơ hội cọ sát, 
học tập và trao đổi nghiệp vụ lẫn nhau. 
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người lao 
động, xây đựng, củng cố văn hoá doanh nghiệp. 
Đưa ra mức lương thưởng hợp lý, minh bạch 
nhằm tạo tâm lý thoải mái, kích thích người 
lao động hăng say làm việc. 
Giải pháp 5 
Các khách sạn cần cải tiến thường xuyên chất 
lượng dịch vụ của mình và tiến tới đạt chuẩn 
chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO 9000, 
đó cũng như lời cam kết của các khách sạn tới 
khách hàng về chất lượng dịch vụ, cam kết về 
sự đảm bảo, chuyên nghiệp của mình, và nhờ 
đó khách hàng cũng sẽ yên tâm khi sử dụng 
dịch vụ, rút ngắn thời gian khách hàng phân 
vân, do dự khi lựa chọn dịch vụ, đưa khách 
tiến gần hơn tới tiến trình dịch vụ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Xuân Hậu, (2001) Quản trị chất lượng 
dịch vụ khách sạn - du lịch, Nxb ĐH Quốc gia 
Hà Nội. 
2. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, 
Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng, (2000) Quản trị 
doanh nghiệp khách sạn du lịch, Nxb ĐH Quốc 
gia Hà Nội. 
3. Nguyễn Vĩnh Thanh, Nâng cao sức cạnh tranh 
của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập 
kinh tế quốc tế, Nxb Lao động – Xã hội. 
4. Báo cáo kết quả kinh doanh du lịch tỉnh Thái 
Nguyên giai đoạn 2008-2013, Sở Văn hóa Thể 
thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên. 
5. Báo cáo kết quả kinh doanh của các khách sạn 
Thái Nguyên, Dạ Hương, Đông Á trong 3 năm 
2011 - 2013, phòng Kế toán – Tài chính. 
SUMMARY 
CUSTORMERS’ EVALUATION ON SERVICE QUALITY 
AT THREE STAR HOTELS IN THAI NGUYEN CITY 
Nguyen Thi Thanh Tam
*
, Tran Thi Tuyet 
College of Economics and Business Administration - TNU 
According to the Department of Culture, Sports and Tourism of Thai Nguyen, averagedaily rate 
that customers stay at three three-star hotels in the city (including the Hai Au Hotel, Da Huong 
Hotel, Dong A 2 Hotel) is approximately 2,3 days. The number of visitors to these hotels was low 
and unstable (number of visitors in 2012 was 370.000, in 2013 only 450.000). To understand why 
the number of hotels customers has just increased lightly, number of average daily rate has been 
low, the research team conducted a survey of 190 customers to see how they rate the hotel service 
quality. The results showed that, although the leading hotels in the city, the quality of service is 
very low: failure on delivering service as promised, low responsiveness of employees, insufficient 
attention to customers’ behavior. From the result, the authors conducted statistical analysis to 
make judgments about the hotel service quality, to find out the limitations of the service provider, 
and after that give the solutions to improve the hotel quality service. 
Key words: Quality, custormer, service, three-star hotel, Thai Nguyen 
Ngày nhận bài:25/11/2014; Ngày phản biện:15/12/2014; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015 
Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Văn Huy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN
*
 Tel: 0987 300185 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_chat_luong_dich_vu_cua_cac_khach_san_3_sao_tren_d.pdf