Thử nghiệm mô hình giảng dạy tiếng Nhật hội thoại trực tuyến với giảng viên người Nhật Bản – thực trạng và giải pháp
Bài viết này phân tích mô hình dạy và học hội thoại tiếng Nhật trực tuyến thông qua
chương trình thử nghiệm của sinh viên năm thứ 2, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN),với mục đích làm sáng tỏ tính hữu dụng cũng như những điểm cần khắc phục của mô hình
giảng dạy hiện đang thu hút nhiều sự quan tâm của các cơ quan giáo dục. Đối tượng người học của nghiên
cứu này là 6 sinh viên, và đối tượng người dạy là 1 giảng viên người Nhật. Toàn bộ quá trình giảng dạy được
thực hiện trực tuyến qua hệ thống zoomchat trực tuyến với tần suất 1 tuần một buổi và kéo dài 4 tháng. Kết
quả cho thấy phản hồi tích cực từ phía người học cũng như người dạy. 100% người học phản hồi rằng việc
học trực tuyến với giáo viên bản ngữ giúp người học “nâng cao năng lực tiếng Nhật và kỹ năng mềm”, đồng
thời “nâng cao khả năng hội thoại”, “cải thiện vấn đề phát âm tiếng Nhật”, “hiểu biết sâu hơn về văn hóa
của người Nhật”. Phía người dạy cũng cho rằng việc giảng dạy trực tuyến mang lại nhiều lợi ích về “chi
phí, địa điểm và thời gian”, cũng như kết nối người học từ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt, hình thức
dạy và học này giúp người học “Tới gần Nhật Bản” hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thử nghiệm mô hình giảng dạy tiếng Nhật hội thoại trực tuyến với giảng viên người Nhật Bản – thực trạng và giải pháp
181Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 181 - 195 THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH GIẢNG DẠY TIẾNG NHẬT HỘI THOẠI TRỰC TUYẾN VỚI GIẢNG VIÊN NGƯỜI NHẬT BẢN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Thân Thị Mỹ Bình* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 30 tháng 11 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 21 tháng 02 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 03 năm 2020 Tóm tắt: Bài viết này phân tích mô hình dạy và học hội thoại tiếng Nhật trực tuyến thông qua chương trình thử nghiệm của sinh viên năm thứ 2, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN),với mục đích làm sáng tỏ tính hữu dụng cũng như những điểm cần khắc phục của mô hình giảng dạy hiện đang thu hút nhiều sự quan tâm của các cơ quan giáo dục. Đối tượng người học của nghiên cứu này là 6 sinh viên, và đối tượng người dạy là 1 giảng viên người Nhật. Toàn bộ quá trình giảng dạy được thực hiện trực tuyến qua hệ thống zoomchat trực tuyến với tần suất 1 tuần một buổi và kéo dài 4 tháng. Kết quả cho thấy phản hồi tích cực từ phía người học cũng như người dạy. 100% người học phản hồi rằng việc học trực tuyến với giáo viên bản ngữ giúp người học “nâng cao năng lực tiếng Nhật và kỹ năng mềm”, đồng thời “nâng cao khả năng hội thoại”, “cải thiện vấn đề phát âm tiếng Nhật”, “hiểu biết sâu hơn về văn hóa của người Nhật”... Phía người dạy cũng cho rằng việc giảng dạy trực tuyến mang lại nhiều lợi ích về “chi phí, địa điểm và thời gian”, cũng như kết nối người học từ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt, hình thức dạy và học này giúp người học “Tới gần Nhật Bản” hơn. Từ khóa: giảng dạy trực tuyến, tiếng Nhật, ngoại ngữ 1. Bối cảnh1 Dạy và học ngoại ngữ trực tuyến đã không còn là mới mẻ với việc giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam và trên thế giới. Thế nhưng, việc học và dạy tiếng Nhật trực tuyến thì ở Việt Nam còn rất nhiều mới mẻ. Đặc thù của tiếng Nhật là nguyên nhân khiến các cơ quan giảng dạy tiếng Nhật còn nhiều băn khoăn khi áp dụng mô hình toàn cầu hóa này vào công tác dạy và học. Tuy nhiên, thực tế là giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam đang đối mặt với thực trạng thiếu giáo viên giảng dạy do số lượng người học tăng đột biến. Ngoài ra, xu thế quốc tế hóa về giáo dục ngoại ngữ nhằm sớm đưa người học tiếp xúc với môi * ĐT.: 84-978 969 297 Email: mybinh.ulis@gmail.com trường bản địa, dễ dàng hòa nhập với thực tế ở nước ngoài cũng ngày càng trở nên phổ biến. Với thực tế này, việc áp dụng mô hình giảng dạy trực tuyến với giáo viên bản địa là một bước đi đúng hướng và cần được xem xét một cách nghiêm túc. Một điểm nữa cũng cần phải nhìn nhận tình trạng chung của người học ngoại ngữ Việt Nam là chăm chỉ, nắm chắc ngữ pháp, nhưng lại không áp dụng được vào giao tiếp, công việc và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, khả năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ hiện trạng thực tế trên, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản (sau đây gọi tắt là KNN&VHNB), trường Đại học Ngoại ngữ (sau đây gọi tắt là ĐHNN) đã tiến hành thử nghiệm mô hình giảng dạy tiếng Nhật hội thoại trực tuyến với giáo viên 182 T.T.M. Bình/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 181 - 195 người Nhật Bản, với mong muốn làm sáng tỏ tính hiệu quả, cũng như những điểm cần khắc phục của mô hình giảng dạy này, nhằm chuẩn bị cho việc áp dụng mô hình giảng dạy này trong trường hợp cần thiết. 2. Vài nét về giảng dạy tiếng Nhật trực tuyến và đặc điểm tại Việt Nam Theo Sái Thị Mây (2017:55), giáo dục tiếng Nhật trực tuyến tại Việt Nam đang ngày càng đa dạng, có triển vọng dù phát triển muộn so với tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Tới năm 2017, đã có hơn 20 cơ quan giảng dạy (chủ yếu là các trung tâm và trường dạy tiếng Nhật) áp dụng mô hình giảng dạy này. Dù vậy, hầu hết các cơ quan vẫn duy trì hai loại hình giảng dạy trực tiếp và kết hợp với trực tuyến, đồng thời chủ yếu áp dụng với đối tượng người học có mục đích thi lấy chứng chỉ tiếng Nhật (JLPT). Ngoài ra, Sái Thị Mây chỉ ra rằng các cơ quan áp dụng hình thức giáo dục tiếng Nhật trực tuyến này hầu hết là các trung tâm giảng dạy tiếng Nhật còn non trẻ. Nhưng điểm nổi bật rất đáng quan tâm trong nghiên cứu này là Sái Thị Mây đã nhấn mạnh rằng việc học trực tuyến với người bản ngữ giúp người học phát triển kỹ năng hội thoại, phát âm và để phát triển hai kỹ năng này của tiếng Nhật cần phải tiến hành với giảng viên là người Nhật. Kỹ năng hội thoại, vấn đề phát âm của người học ngoại ngữ là vấn đề nan giải của hầu hết các cơ quan giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam. Việc phát âm sai, lệch chuẩn của người học tiếng Nhật là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong giao tiếp bằng tiếng Nhật của người Việt Nam. Toda Takako (2017:02) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng Internet để giảng dạy tiếng Nhật như một phương pháp hữu hiệu và hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, Toda đã nghiên cứu hiệu quả giảng dạy tiếng Nhật trực tuyến tại hệ thống giảng dạy và học trực tuyến quy mô lớn và hoàn toàn miễn phí do Đại học Havard kết hợp với Đại học Massachusetts cùng nghiên cứu phát triển. Hệ thống có có tên là MOOCs (Massive Open Online Courses: 大規模公開オンライ 講座). Khóa học tiếng Nhật trực tuyến cho mọi người yêu thích học tiếng Nhật được giảng dạy trực tiếp trên mạng lưới này đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 20161, và tới thời điểm này đã có hơn 25,0002 người học đăng ký thuộc 170 quốc gia trên thế giới. Theo đó, khóa học trực tuyến này đã thu được những thành quả tích cực như số người đăng ký học và duy trì khóa học luôn ở mức cao hơn 20,000 người. Số người tiếp tục học lên trình độ tiếp theo cũng luôn chiếm hơn 50% số lượng đã đăng ký. Thậm chí, số người đăng ký để nhận được chứng chỉ kết thúc khóa học ở cũng ngày càng tăng lên. Dù vậy, Toda cũng nhấn mạnh rằng phương pháp giảng dạy trực tuyến còn nhiều khó khăn trong việc nắm bắt tâm lý người học, duy trì cũng như phát huy phẩm chất người học cũng còn nhiều trở ngại. Ngoài các nghiên cứu tiêu biểu trên, Japan Foundation3 – Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam cũng triển khai chương trình giảng dạy trực tuyến miễn phí với nội dung giảng dạy chú trọng kỹ năng giao tiếp trên 7 quốc gia là Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Peru. Ngoài việc công bố, chia sẻ rộng rãi trang web học trực tuyến, Japan Foundation còn chia sẻ giáo trình trực tuyến nhằm cung cấp cho người học, người dạy những thông tin đầy đủ nhất, 1 Khóa học có tên là Japaneese Pronunciation for Communication (JPC). 2 Con số thống kê ở thời điểm tháng 11 năm 2017 (Toda Takako, 2017:2). 3 Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản được thành lập năm 1972, là một cơ quan đặc biêt của chính phủ Nhật Bản có nhiệm vụ thúc đẩy trao đổi văn hóa, nghệ thuật Nhật Bản và giáo dục tiếng Nhật ra nước ngoài. 183Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 181 - 195 phát huy tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học tiếng Nhật1. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp giảng dạy cần một quá trình, một thời gian dài thực hiện nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp quan sát thực tế (participant observation) và phỏng vấn sâu với đối tượng người học là 6 sinh viên (sau đây gọi tắt là SV) năm thứ hai KNN&VHNB, đồng thời kết hợp phỏng vấn sâu với đối tượng người dạy là chuyên gia của cơ quan tổ chức dạy hội thoại trực tuyến tại Nhật Bản2. Người quan sát thực tế tham gia trực tiếp các giờ học trực tuyến, đồng thời là người trực tiếp giảng dạy, là giáo viên chủ nhiệm đảm nhận 8 tiết/tuần các giờ học tiếng Nhật tổng hợp của 6 SV trên, cũng là người theo dõi sát sao sự thay đổi của người học trước và sau khi thực hiện khóa học. Các thay đổi của từng SV đều được tác giả ghi lại vào sổ tay nghiên cứu (field note3) . Phỏng vấn sâu được thực hiện trong vòng 30 phút với mỗi đối tượng và tất cả nội dung phỏng vấn đều được ghi âm lại phục vụ phân tích.Đặc biệt, các SV này đang theo học chương trình chất lượng cao (sau đây viết tắt là CLC) đã có trình độ tiếng Nhật từ trước khi vào đại học tương đương từ A2~B14. Thời gian thử nghiệm dạy và học 1 Tham khảo trang web sau để biết thông tin chi tiết: https://www.marugoto.org/about/oversea/ 2 Cơ quan hợp tác giảng dạy trực tuyến với KNN&VHNB là Tập đoàn Benesse Group của Nhật Bản. Benesse là một tập đoàn giáo dục tư nhân trực tuyến uy tín hàng đầu tại Nhật Bản. Xin tham khảo trang web: https://www.benesse-hd.co.jp/ja/ 3 Tham khảo phụ lục field note ở cuối bài viết. 4 Theo nghiên cứu của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản về sự tương quan giữa tiêu chuẩn đánh giá tiếng Nhật chuẩn JF (JF Standard) và các mức độ đánh giá tiếng Nhật theo tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Nhật hiện nay (JLPT), cấp độ A2 ~B1 của tiếng Nhật tương đương với trình độ N3 ~ N2 của JLPT. Trong đó, cấp độ A2 nghiêng về N3 và cấp độ B1 nghiêng trực tuyến từ tháng 12 năm 2018 tới tháng 4 năm 2019. Các bước thực hiện lớp học chi tiết như Bảng 1 và thông tin cụ thể về người học ở Bảng 2. Bảng 1. Trình tự thực hiện khóa học thử nghiệm Số TT Nội dung 1 Kiểm tra trình độ người học 2 Thăm dò ý kiến người học 3 Bố trí giáo viên theo năng lực và mong muốn người học 4 Thực hiện lớp học 5 Phản hồi từ người học 6 Phản hồi từ người dạy 7 Tổng kết về khóa học Theo bảng 1, trước khi khóa học bắt đầu từ mục 4, cơ quan giảng dạy trực tuyến đã tiến hành 3 bước quan trọng nhằm bố trí lớp học phù hợp nhất với người học. Trong đó, khâu quan trọng là kiểm tra trình độ người học để lựa chọn chương trình dạy, được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tuyến trong vòng 15 phút. Nội dung phỏng vấn được thiết kế để đo năng lực tiếng Nhật của người học theo tiêu chí đánh giá kỹ năng hội thoại chuẩn tiếng Nhật JF. Tiêu chí đánh giá này được Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản xây dựng trên cơ sở tiêu chính đánh giá năng lực tiếng Anh của Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR). Người học không chỉ trả lời câu hỏi đơn thuần, mà trả lời các câu hỏi từ đơn giản tới phức tạp, có thể xác định được cách sử dụng ngữ pháp, cách dùng từ, phân tích tình huống và nêu quan điểm. Với các trình tự chặt chẽ trên, thông tin cụ thể và năng lực tiếng Nhật của đối tượng người học trước khi chương trình dạy học trực tuyến tiến hành khái quát như Bảng 2 sau đây. về phía trình độ của N2. Tiêu chuẩn đánh giá tiếng Nhật chuẩn JF này được căn cứ vào tiêu chí đánh giá năng lực tiếng Anh dựa theo Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR). 184 T.T.M. Bình/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 181 - 195 Bảng 2. Thông tin người học Số thứ tự Trình độ tiếng Nhật trước khi tham dự Thời gian học Số buổi tham dự VN 01 N2 12/2018 6 VN 02 N2 12/2018 4 VN 03 N2 12/2018 4 VN 04 N2 12/2018 6 VN 05 N3 12/2018, 2~3/2019, 4~7/2019 18 VN 06 N2 12/2018, 2~3/2019 8 Theo số liệu của Bảng 2, các SV02, SV03 tham gia 4 buổi học và SV01, SV02 tham gia 6 buổi học. SV06 tham gia 8 buổi học, riêng SV 05 tham gia được 18 buổi. Sự chênh lệch về thời gian tham gia này là do các môn học chung bị trùng với khung thời gian học online. Ngoài ra, ban đầu khóa học thử nghiệm dự định tiến hành trong vòng 2 tháng. Nhưng trường hợp của VN05 được đặc biệt theo học tiếp tới thời điểm tháng 7 năm 2019 vì có sự cố gắng và tiến bộ rõ rệt nhất trong tất cả các SV tham dự. Để hiểu rõ hơn về tính hiệu quả cũng như thực tiễn tình hình khóa học, phần 4 tiếp theo sẽ khái quát về thực trạng người học trước khi tham gia khóa học. 4. Thực trạng người học trước khi tham gia khóa học Ở phần phân tích thực trạng, thực tiễn tình hình người học trước khi tham gia khóa học, nội dung sẽ được trình bày theo các từ khóa như sau: Năng lực người học, nguyện vọng người học, cơ hội tiếp xúc với người Nhật, thời gian học tiếng Nhật. 4.1. Năng lực người học Như đã trình bày ở mục 3, năng lực người học trong nghiên cứu này được các giảng viên người Nhật tiến hành đánh giá bằng một bài kiểm tra phỏng vấn trực tuyến thông qua phần mềm trực tuyến Skype. Người tiến hành phỏng vấn trực tuyến là chuyên gia về giáo dục tiếng Nhật của Benesse, phụ trách các chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tiếng Nhật, thiết kế chương trình học và giảng dạy tiếng Nhật8. Chủ đề của phỏng vấn xoay quanh nhà trường, học tiếng Nhật cũng như mong muốn của SV với khóa học. Thời gian phỏng vấn với mỗi SV là 15 phút và tiến hành hai lượt, với hai người hỏi khác nhau. Cụ thể như sau: Bảng 3. Kết quả kiểm tra năng lực tiếng Nhật trước khóa học91 Số thứ tự Hội thoại Nghe Ngữ pháp Viết Tổng điểm 40 15 15 30 100 VN 01 15 5 10.5 24 54.5 VN 02 28 5 10.5 30 73.5 VN 03 19.5 5 12 21.5 58 VN 04 34.5 5 13 30 82.5 VN 05 26 0 12 12 50 VN 06 30 10 13.5 12 65.5 Bình quân 25.5 5.0 11.9 21.5 63.9 Tỉ lệ 63.7% 33.3% 79.3% 71.6% 61.9% 8. Theo chia sẻ từ phía cơ quan giảng dạy Benesse. 9. Kết quả kiểm tra này do các giảng viên của cơ quan đào tạo trực tuyến Nhật Bản tiến hành với toàn bộ SV lớp CLC QH 2018 của Trường ĐHNN – ĐHQGHN.Nội dung phỏng vấn dựa trên cơ sở năng lực từng người học cung cấp ở bảng 2. 185Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 181 - 195 Số liệu ở Bảng 3 cho thấy người học được kiểm tra 4 kỹ năng trước khi tham gia khóa học là nghe, nói, đọc, viết. Điểm cho kỹ năng hội thoại là 40, kỹ năng nghe là 15, kỹ năng ngữ pháp là 15, và viết là 30. Tổng điểm 4 kỹ năng là 100. Với sự phân bố điểm số này, có thể thấy cơ quan giảng dạy coi trọng kỹ năng giao tiếp, hội thoại của người học khi cho số điểm của hội thoại là cao nhất với 40 điểm. Nội dung của bài kiểm tra các kỹ năng dựa trên năng lực tiếng Nhật mà SV cung cấp ở Bảng 2. Bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm trực tiếp trên hệ thống trực tuyến với thời gian cho mỗi kỹ năng nghe, ngữ pháp, hội thoại là 15 phút. Riêng bài viết làm theo hình thức tự luận với chủ đề liên quan tới mong muốn, kỳ vọng của người học ở khóa học trực tuyến. Theo kết quả ở Bảng 3, nhìn chung khả năng ngữ pháp và viết của các SV tương đối khả quan. Cụ thể là tỉ lệ hoàn thành bài ngữ pháp là 79.3%, tỉ lệ hoàn thành bài viết cũng là 71.6%. Ngược lại, tỉ lệ hoàn thành của bài hội thoại là 63.7% và nghe là 33.3%, thấp hơn nhiều so với kỹ năng viết và ngữ pháp. Kết quả này cũng cho thấy dù SV đã đạt được trình độ tiếng Nhật nhất định (Bảng 2) nhưng năng lực giao tiếp, trao đổi của SV còn hạn chế. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy sự không đồng đều về lực học giữa các cá nhân. Điều này thường ảnh hưởng tới chất lượng của một lớp học do thiếu sự đồng nhất, dẫn tới sự lệch pha trong việc truyền tải của người dạy và tiếp nhận kiến thức của người học. Tuy nhiên, ở lớp học trực tiếp hiện nay, việc bố trí một lớp học tương ứng với từng trình độ người học là một khó khăn. Và điều này có thể khắc phục bằng cách giảng dạy trực tuyến. Khi được hỏi về mức độ tự tin trong quá trình sử dụng tiếng Nhật, rất ít SV khẳng định mình có thể tự tin trong quá trình giao tiếp, cũng như trong việc đọc hay viết, thậm chí cả vấn đề từ vựng. Kết quả này thể hiện ở Biểu đồ 1 dưới đây. Biểu đồ cho thấy mặc dù l ... ng đánh giá cao về tính thực tế trong hội thoại khi các nội dung học xoay quanh các chủ đề thiết thực, gần gũi của cuộc sống. Sau đây là một số nhận xét cụ thể của SV sau khóa học: Bảng 10. Các nhận xét cụ thể của SV về khóa học TT Đánh giá cụ thể 1 Có thể hội thoại được ở những tình huống thực tế (VN01, VN02, VN03, VN05, VN06) 2 Có thể giao tiếp được ở những tình huống mang tính giáo dục (VN03, VN05, VN06) 3 Có thể giao tiếp một cách tự nhiên, phù hợp (VN01, VN05, VN06) 4 Có thể hiểu được những quy định của xã hội và văn hóa của Nhật Bản như lễ nghi, phép tắc, hãy cách suy nghĩ của người Nhật (VN05, VN06) 5 Có thể giao tiếp với bạn bè (VN05, VN06) 6 Có thể giao tiếp với người lớn tuổi (VN06) 7 Có thể sử dụng tiếng Nhật một cách tự nhiên hơn, không sách vở (VN05) 8 Có một cách phát âm tốt, đúng hơn (VN05) Năng lực tiếng Nhật của SV sau khóa học trực tuyến nhìn chung được cải thiện đáng kể. Nhưng nổi bật hơn cả là ở kỹ năng nghe và hội thoại. Ngoài ra, thành tích về kỹ năng đọc và viết có sự tiến bộ đồng đều ở từng người học. Điều này cũng một phần là do người học vừa kết hợp học khóa thử nghiệm trực tuyến vừa kết hợp với học theo chương trình chính quy tại KNN&VHNB. Tuy nhiên, thành tích về kỹ năng nghe và hội thoại thể hiện rõ rệt ở trường hợp của VN05, VN06. Trước khi tham gia khóa học, VN05 chỉ đạt điểm nghe là 0 trong khi VN06 có số điểm nghe là 10 trên tổng số điểm nghe là 15. Sau khóa học điểm kỹ năng của của VN05 là 10 còn với VN06 là 15. Điểm nghe của các trường hợp còn lại cũng đều tăng. Thành tích cụ thể của SV về các kỹ năng sau khóa học thể hiện như Bảng 11 sau đây. Bảng 11. Kết quả kiểm tra kết thúc khóa học1 Số thứ tự Hội thoại Nghe Ngữ pháp Viết Tổng điểm 40 15 15 30 100 VN 01 25 8 12 24 69 VN 02 30 9 12 30 81 VN 03 19.5 9 12.5 23 64 VN 04 36 8 13 30 87 VN 05 33 10 15 20 78 VN 06 35 15 14 20 84 Tỉ lệ 74.3% 65.5% 87.2% 81.6% 77.1% Theo Bảng 11, ngoài VN05, VN06, thì các SV khác cũng đều có tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ đạt được điểm trung bình của 6 SV ở kỹ năng hội thoại tăng từ 58.3% (Bảng 3) lên 74.2%, ở kỹ năng nghe tăng từ 40.9% lên 65.5%, ở kiến thức ngữ pháp tăng từ 80.7% lên 87.2%, và ở1 1 Thành tích do cơ quan giảng dạy cung cấp ở thời điểm kết thúc chương trình thử nghiệm vào tháng 4 năm 2019. 192 T.T.M. Bình/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 181 - 195 kỹ năng viết tăng từ 71.2% lên 81.6%. Thành tích về kỹ năng nghe và hội thoại của VN01, VN05, VN06 đều tăng lên từ 3 đến 4 điểm. Tuy không có sự vượt bậc so với VN05 nhưng điều này cũng có thể hiểu được khi những SV này có số buổi học ít hơn rõ rệt so với VN05. 5.3. Những điểm tích cực về khóa học. Ngoài những thành tích cụ thể trên, các SV cũng chia sẻ những điểm tích cực thu được từ khóa học hội thoại trực tuyến như được nói chuyện với người bản ngữ một cách định kỳ, thường xuyên. Việc được học một tiếng Nhật tự nhiên, với những chủ đề gần gũi là những điểm được SV đánh giá cao. Ngoài ra, giờ học linh hoạt và và địa điểm học tiện lợi cũng là một trong những ý kiến tích cực về hình thức giảng dạy này. Bảng 12 dưới đây là thống kê những điểm tích cực về khóa học theo thứ tự tăng dần với câu hỏi khảo sát có nhiều lựa chọn trả lời. Bảng 12. Những điểm tích cực về khóa học Thứ tự Các mặt tích cực 1 Có cơ hội nói tiếng Nhật một cách định kỳ 2 Có cơ hội nói chuyện với người bản ngữ 3 Vì học trực tuyến nên thời gian và địa điểm có thể linh hoạt 4 Được hướng dẫn và chỉ dạy của giáo viên chuyên gia 5 Được học như một buổi học cá nhân 6 Được học nhóm 7 Nội dung học gần gũi với cuộc sống 8 Được dạy cách phát âm của tiếng Nhật, cải thiện được phát âm tiếng Nhật 9 Được học tiếng Nhật một cách tự nhiên, không sách vở Như vậy, qua khóa hoc ngắn hạn kéo dài từ 4 ~ 11 tuần, các SV đã chia sẻ nhiều sự thay đổi tích cực. Đặc biệt, thông qua những chia sẻ trên, có thể thấy rằng người học coi trọng năng lực giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, coi trọng việc tìm hiểu văn hóa, lối sống của người bản ngữ khi học ngôn ngữ của quốc gia đó. Ngoài ra, việc coi trọng yếu tố được tiếp xúc thường xuyên với người dạy là người bản ngữ, hay mong muốn người dạy là “chuyên gia” cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ trong yêu cầu của SV hiện nay với các cơ quan giảng dạy. Điều này cho thấy người học đã hiểu được “quyền lợi” của bản thân khi học ngoại ngữ. Một điểm nữa cũng cần lưu ý là việc người học coi trọng phát âm, lối diễn đạt tự nhiên, không theo một khuôn mẫu ... cho thấy người học đã có những kiến thức nền tảng về “học ngoại ngữ”, không đơn thuần chỉ là học theo sự chỉ dẫn của giảng viên như trước đây. 5.4. Những vấn đề tồn đọng Vì là một khóa học thử nghiệm nhằm tìm hiểu và phân tích những vấn đề của giáo dục tiếng Nhật trực tuyến nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, đặc biệt là với SV Việt Nam, việc học trực tuyến vẫn còn là trải nghiệm mới mẻ. Nhưng khó khăn lớn nhất của hình thức giảng dạy này là các SV Việt Nam chưa có một phòng học trực tuyến chuyên dụng, phải sử dụng hệ thống Internet tại nhà khiến cho chất lượng giờ học ảnh hưởng. Ví dụ, trong buổi học đầu, VN05, VN06 đã không thể kết nối với hệ thống trực tuyến của giáo viên. Hoặc như giảng viên người Nhật nhiều lần chia sẻ về việc nghe thấy quá nhiều tạp âm trong giờ học, như tiếng còi xe, tiếng người 193Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 181 - 195 gọi nhau, tiếng của một âm thanh nào đó từ công trường xây dựng. Nhiều giờ học đang học cũng bị gián đoạn do ảnh hưởng của đường truyền không tốt. Ngoài khó khăn về cơ sở thiết bị, sự khác biệt về yếu tố văn hóa cũng ảnh hưởng tới quá trình dạy và học. Do cô và trò không thực sự gặp gỡ nhau, chỉ nhìn thấy hình ảnh của nhau trên màn hình nên cử chỉ, điệu bộ không truyền tải hết được thông điệp. Một điểm tồn đọng nữa là thiếu các hoạt động cụ thể, giảng viên dù chuẩn bị các giáo tài phụ trợ mô tả cho hội thoại, nhưng để diễn tả, tái hiện hành động trên màn hình mà để người học hiểu một cách dễ dàng thì vẫn chưa thực tế. Những điểm tồn đọng này có thể tóm tắt bởi những từ khóa như sau: cơ sở vật chất, thiết bị, hoạt động lớp học, bị động về thời gian, yếu tố thấu cảm người học. Ngoài ra, chia sẻ từ người học về những điểm hạn chế về khóa học cũng có những điểm tương đồng với nhận xét của người dạy như cơ sở vật chất trang bị cho giờ học trực tuyến còn hạn chế, học sinh phải tự học ở nhà với thiết bị cá nhân. Hoạt động của giờ học lặp lại thường xuyên cũng khiến người học không có cảm giác tươi mới, không có sự thay đổi về hình ảnh, không gian buổi học... Ngoài ra, người học cũng có ý kiến khó điều chỉnh về thời gian nếu vừa học trực tiếp vừa học trực tuyến vì lịch học quá dạy không thể điều chỉnh được lịch học dù rất muốn tham gia khóa học. Một điểm nữa là dù học trực tuyến nhưng chi phí thực sự cho một giờ học trực tuyến với người bản ngữ vẫn nhiều hơn học trực tiếp ở Việt Nam1. 6. Kết luận Với những ưu điểm và nhược điểm phân tích ở trên, có thể thấy mô hình giảng dạy trực tuyến có thể áp dụng trong trường hợp cần 1. Thông tin này được giảng viên người Nhật chia sẻ trong quá trình phỏng vấn khi hỏi về khả năng vận dụng khóa học trực tuyến sau khóa học thử nghiệm. thiết vì những lợi ích sau: • Thực tế hiện nay cho thấy việc thiếu giảng viên trong lĩnh vực giáo dục tiếng Nhật ngày càng trầm trọng, không chỉ giảng viên người Nhật mà cả giảng viên người Việt. Vì vậy, nếu áp dụng mô hình giảng dạy trực tuyến này, có thể tiết kiệm chi phí mời giảng viên từ Nhật Bản sang Việt Nam, cũng như đảm bảo rằng SV có thể tiếp xúc thường xuyên và đồng đều (với ai? Cái gì?) trong các giờ học. Giáo viên bản ngữ không chỉ hỗ trợ đắc lực cho các kỹ năng giao tiếp, văn bản mà còn là cầu nối để SV hiểu biết hơn về nền văn hoá của ngôn ngữ đích. • Sớm hình thành kỹ năng giao tiếp cho SV: Giờ học hội thoại trực tuyến giúp người học tập trung vào kỹ năng giao tiếp sẽ sớm giúp SV cải thiện kỹ năng hội thoại, vốn là điểm yếu của SV Việt Nam nói chung và SV học tiếng Nhật nói riêng. Sự tiến bộ rõ rệt ở trường hợp người học VN10 trong nghiên cứu này là một ví dụ. • Khắc phục được yếu tố địa điểm, thời gian, giảm bớt chi phí cơ sở vật chất: Giáo dục trực tuyến có thể giúp khắc phục yếu tố thiếu cơ sở vật chất, thời gian đến trường của SV cũng như của giảng viên. Với công nghệ kỹ thuật hiện nay, người học có thể tham gia vào lớp học đa chiều, sát với môi trường thực tế. Việc học với người bản ngữ cũng như những thông tin qua kênh trực tiếp này giúp cho người học rút ngắn được khoảng cách với xã hội và tình hình thực tế Nhật Bản. • Cải thiện khả năng phát âm, nâng cao tính tự nhiên trong giao tiếp: Do đặc thù ngôn ngữ, tiếng Nhật và tiếng Việt có nhiều điểm cần phân biệt trong cấu tạo âm tiết và người Việt có khá nhiều lỗi về phát âm tiếng Nhật (Sái Thị Mây, 2017; Toda, 2017). Điều này có khả năng được cải thiện bằng việc học trực tuyến với giảng viên người Nhật. Việc học với giáo viên bản địa giúp người học trau dồi kỹ 194 T.T.M. Bình/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 181 - 195 năng giao tiếp một cách tự nhiên, không sách vở, cứng nhắc. • Người học có cơ hội thể hiện bản thân và cảm nhận thành quả học tập sau mỗi giờ học do bản thân cảm thấy mức độ “đạt được” sau khi thực hành trực tiếp với giảng viên người bản ngữ. Yếu tố này rất quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ vì ở một lớp học đông người, nhiều SV không có cơ hội thể hiện bản thân cũng như có thể trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình một cách cặn kẽ. Tuy nhiên, mô hình giảng dạy trực tuyến này cũng cần khắc phục được những yếu tố sau: • Cơ sở vật chất: để thực hiện giờ học hiệu quả, cần có một hệ thống trực tuyến hoàn chỉnh, đảm bảo về âm thanh, hình ảnh để không ảnh hưởng tới các yếu tố cơ bản của giờ học. • Thấu cảm giữa người học, người dạy: do giờ học trực tuyến chỉ kéo dài 45 phút, giảng viên và SV không thực sự gặp gỡ nhau nên khó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của SV ngoài mục đích sử dụng ngoại ngữ. Để việc học thực sự hiệu quả, giảng viên và SV cần có sự kết nối lâu dài, thấu cảm qua quá trình dạy học, gặp gỡ, giao lưu, hoạt động thực tế. • Khắc phục yếu tố số đông: việc giảng dạy trực tuyến khó lòng tổ chức với một lớp học thực tế với hơn 30 SV như hiện nay. Vậy việc linh hoạt thời gian giảng dạy, học tập được áp dụng như thế nào thì vẫn là một câu hỏi đang cần điều tra thực nghiệm. Trên đây là một số kết quả sau một thời gian dài quan sát thực tế quá trình học thử nghiệm trực tuyến của nhóm SV CLC KNN&VHNB với tổ chức nghiên cứu giáo dục Benesse của Nhật Bản. Kết quả cho thấy nhiều điểm tích cực có thể ứng dụng vào thực tế giờ học hiện nay để cải thiện một số vấn đề hiện hữu trong giáo dục tiếng Nhật tại Khoa NN&VHNB Trường ĐHNN. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những vấn đề cần đầu tư, nghiên cứu khảo sát kỹ hơn. Đặc biệt, đối tượng nghiên cứu trong bài viết này là những SV đã có trình độ tiếng Nhật nhất định, chưa thể nói là tình hình phổ biến của SV KNN&VHNB. Để có một cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn, tác giả cần tiến hành khảo sát với số đông, cũng như giờ học trực tuyến dưới nhiều hình thức đa dạng để phản ánh được tính chân thực. Tuy nhiên, người viết cũng hi vọng mang tới một cách tiếp cận mới, một hướng đi để những người có quan tâm chia sẻ. Tài liệu tham khảo サイ ティ マイ(2017), 「ベトナムにおけるオンライ ン教育の現状――オンライン日本語教育の重要 性」『早稲田日本語教育学』23,51-61. handle.net/2065/00056320 戸田貴子・大久保雅子(2014)「新しい日本語教育実 践における学習者の学び−オンデマンド併用授業 における発音学習−」『早稲田日本語教育学』16, 1-18. 戸田貴子,大久保雅子,サイ ティ マイ(2016年 9月18日).「MOOCs(Massive Open Trực tuyến Courses)による日本語発音講座の開発プロセス」 早稲田大学日本語教育学会(早稲田大学). 戸田貴子(研究代表者)(2017)『グローバルMOOCs における日本語発音オンライン講座の運用に関 する実証的研究』科研費基盤研究 (B) 17H02355 . https://kaken.nii.ac.jp/ja/grant/KAKENHI- PROJECT-17H02355. 戸田貴子,サイ ティ マイ(2018)「グローバル MOOCsにおける日本語発音オンライン講座の 使用調査――ベトナムで学ぶ学習者を対象とし て」2018年度日本語・日本語教育学会主催ワーク ショップ第1回日本研究・日本語教育ワークショッ プ(ホーチミン市国家大学人文社会科学大学). 195Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 181 - 195 A PILOT MODEL FOR JAPANESE ONLINE TEACHING WITH JAPANESE TEACHERS – PROBLEMS AND SOLUTIONS Than Thi My Binh VNU University of Languages and International Studies Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Abstract: This study analyzed the model of teaching and learning Japanese conversations online through the pilot program of the second-year students of VNU University of Foreign Languages and International Studies, with the purpose of clarifying the program’s usefulness as well as issues to be improved. The informants included 6 students and a Japanese teacher via “zoomchat”. The whole pilot program lasted 4 months with one session per week. Both the teacher and students demonstrated positive feedback about the program. 100% students expressed that online learning with the native teacher help them improve their ‘Japanese proficiency and soft skills’, ‘conversational skills’, ‘Japanese pronunciation’, ‘understanding of Japanese culture’, amongst others. The teacher also talked of various benefits of online teaching in terms of ‘cost, venue and time’, and the possibility to connect learners from different countries around the world. Also, this online mode of teaching/learning brings the learners ‘closer to Japan’. Keywords: online teaching, Japanese, foreign language Phụ lục 1: Ví dụ về một trường hợp ghi chép trong sổ tay field note về quá trình học của SV VN06 (5 trong 8 buổi tham gia)1 Ngày tháng Bài học Những điểm lưu ý trong giờ học1 Phát âm 6/12/2018 8-1 Là một học sinh rất ưu tú, có tinh thần học hỏi cao. Dù chỉ có giáo viên và học sinh nhưng giờ học rất thuận lợi. Em cũng nắm rõ được cách “nhờ vả” nhưng còn băn khoăn ở cách “dẫn nhập” trước khi nhờ vả một việc cụ thể nào đó. Phát âm rõ ràng, tự nhiên 13/12/2018 8-3 Giờ học hôm nay luyện cách nói “〜ましょう” và cách nói “〜じゃ遠慮 なく”, “いえ、大丈夫です” . VN06 đã hiểu cách sử dụng mẫu này nhưng khi giáo viên chỉ thị dùng cách nói “〜申し出をしてみてくださ い”thì có vẻ như không hiểu chỉ thị của giáo viên. Giờ học bị kéo dài khi giáo viên giải thích về ngữ pháp này. Khi được hỏi là tài liệu học có khó với VN06 không thì được trả lời là “không”. Không có vấn đề gì về phát âm 15/12/2018 12/1 Lỗi dùng từ “〜頂きないでしょうか”. Ngoài ra còn bị sai về cách dùng khiêm nhường ngữ cũng như cách sử dụng hai động từ “休ませて/やめさせて” VN06 có phát âm tốt, cách nói lưu loát thoạt đầu có cảm nhận là một học sinh có năng lực tiếng tốt nhưng chưa có chiều sâu trong các câu trả lời, chưa dùng được nhiều mẫu câu. 22/12/2019 12/2 Thông thường VN06 có vấn đề gì chưa hiểu thì sẽ nói rõ ràng là chưa hiểu, nhưng trong hội thoại thì lại không nói rõ, im lặng. Thỉnh thoảng, bản thân VN06 cũng không trình bày được điều mình muốn nói, nội dung bị đảo lộn trước và sau. Tuy nhiên VN 06 có phát âm tốt, rất dễ hiểu. 1/3/2019 12/3 Hiểu cặn kẽ nội dung của bài, ngoài ra còn giúp đỡ bạn cùng nhóm. Khi không hiểu em mạnh dạn hỏi nên rất dễ dạy. 1 Nhận xét của giảng viên bằng tiếng Nhật được người quan sát giờ học diễn đạt lại.
File đính kèm:
- thu_nghiem_mo_hinh_giang_day_tieng_nhat_hoi_thoai_truc_tuyen.pdf