Thiết kế và may áo váy

- Về kiến thức:

+ Trình bày được công thức thiết kế và cắt, may các chi tiết của áo váy;

+ Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các chi

tiết áo váy.

- Về kỹ năng:

+ Thiết kế, cắt, may được các chi tiết của áo váy theo các số đo khác nhau

trên giấy bìa và trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Thực hiện được quy trình lắp ráp và vẽ được mặt cắt của các chi tiết của

áo váy;

+ May hoàn chỉnh áo váy đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức

thời gian;

+ Sử dụng được các dụng cụ thiết kế, cắt các chi tiết của sản phẩm.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Thực hiện được các kiến thức và kỹ năng về thiết kế, cắt , may sản phẩm.

đảm bảo hình dáng, kích thước, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian.

+ Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc.

+ Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá trong quá trình làm việc

theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tự chịu trách nhiệm

cá nhân và một phần đối với nhóm.

pdf 6 trang kimcuc 3620
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế và may áo váy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế và may áo váy

Thiết kế và may áo váy
CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Thiết kế và May áo váy 
Mã mô đun: 23 
Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (lý thuyết: 15 giờ; thực hành: 28 giờ; 
Kiểm tra: 02giờ) 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
 - Vị trí: Là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun 
đào tạo tự chọn hệ Trung cấp May thời trang, được bố trí học trước hoặc học song 
song với mô đun Thiết kế và May váy 
 - Tính chất: Là mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. 
II. Mục tiêu mô đun: 
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được công thức thiết kế và cắt, may các chi tiết của áo váy; 
+ Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các chi 
tiết áo váy. 
- Về kỹ năng: 
+ Thiết kế, cắt, may được các chi tiết của áo váy theo các số đo khác nhau 
trên giấy bìa và trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; 
+ Thực hiện được quy trình lắp ráp và vẽ được mặt cắt của các chi tiết của 
áo váy; 
+ May hoàn chỉnh áo váy đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức 
thời gian; 
+ Sử dụng được các dụng cụ thiết kế, cắt các chi tiết của sản phẩm. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Thực hiện được các kiến thức và kỹ năng về thiết kế, cắt , may sản phẩm. 
đảm bảo hình dáng, kích thước, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian. 
+ Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc. 
+ Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá trong quá trình làm việc 
theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tự chịu trách nhiệm 
cá nhân và một phần đối với nhóm. 
III. Nội dung mô đun: 
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: 
Số 
TT 
Tên chƣơng/ mục 
Thời gian (giờ) 
Tổng số 
Lý 
thuyết 
TH/ 
TL 
Kiểm 
tra
*
1 Bài mở đầu 01 01 
2 Bài 1: Thiết kế áo váy 14 06 07 01 
3 Bài 2: May cổ lá sen 11 04 07 
4 Bài 3: May áo váy 19 04 14 01 
 Tổng cộng 45 15 28 01 
2. Nội dung chi tiết 
Bài mở đầu Thời gian: 1 giờ 
1. Khái quát nội dung trọng tâm của mô đun 
2. Phương pháp học tập 
3. Giới thiệu tài liệu tham khảo 
Bài 1: Thiết kế áo váy Thời gian: 14giờ, 
1. Mục tiêu của bài: 
 - Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu của áo váy ; 
 - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế; 
 - Tính toán và thiết kế các chi tiết của áo váy trên giấy bìa, trên vải đảm bảo 
hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế 
cơ bản; 
 - Cắt đầy đủ các chi tiết áo váy; 
 - Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế; 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có 
ý thức tiết kiệm nguyên liệu; 
 - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. 
2. Nội dung bài: 
1. Đặc điểm kiểu mẫu 
2. Số đo 
3. Thiết kế dựng hình các chi tiết 
3.1. Thiết kế thân trước 
3.2. Thiết kế thân sau 
3.3. Thiết kế các chi tiết khác 
4. Cắt các chi tiết 
Kiểm tra 
 Bài 2: May cổ lá sen Thời gian: 11giờ 
1. Mục tiêu của bài: 
 - Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may 
cổ lá sen; 
- May được các kiểu cổ đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; 
 - Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường 
gặp trong quá trình may cổ lá sen; 
 - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. 
2. Nội dung bài: 
1. Đặc điểm 
2. Cấu tạo 
3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật 
3.1. Quy cách sản phẩm 
3.2. Yêu cầu kỹ thuật 
4. Phương pháp may 
5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và 
biện pháp phòng ngừa 
Bài 3: May áo váy Thời gian: 19giờ 
1. Mục tiêu của bài: 
- Mô tả đúng đặc điểm hình dáng của sản phẩm áo váy; 
- Trình bày được qui cách, yêu cầu kỹ thuật khi may áo váy; 
- Thực hiện được quy trình và sơ đồ lắp ráp áo váy; 
- Lắp ráp hoàn chỉnh váy đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật; 
- Xác định đúng dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa; 
- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập; 
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết 
kiệm nguyên liệu trong quá trình luyện tập. 
2. Nội dung bài: 
1. Đặc điểm hình dáng 
2. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật 
2.1. Quy cách 
2.2. Yêu cầu kỹ thuật 
3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết 
4. Sơ đồ khối lắp ráp 
5. Quy trình lắp ráp 
5.1. Chuẩn bị 
5.2. Trình tự may 
5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và 
biện pháp phòng ngừa 
IV. Điều kiện thực hiện mô đun 
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: 
+ Phòng học thực hành thiết kế, phòng thực hành may; 
+ Nguồn điện; 
+ Bảo hộ lao động nghề may. 
2. Trang thiết bị máy móc: 
+ Máy may công nghiệp: 1 kim, chân vịt khoá, ke cữ và một số máy chuyên 
dùng; 
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu 
+ Chương trình môđun Thiết kế và May áo váy; 
+ Bản vẽ mô tả sản phẩm áo váy cần thiết kế. 
+ Giáo trình Công nghệ may; 
+ Tài liệu kỹ thuật; 
 + Tài liệu tham khảo 
+ Bàn thiết kế sản phẩm theo tỷ lệ 1:1. 
+ Thước kẻ 20cm - 50cm, thước dây 150cm, bút chì, tẩy; 
+ Kéo, thước, phấn, kim tay, kim máy; 
+ Mẫu sản phẩm cần thiết kế; 
+ Mẫu sang dấu, mẫu thành phẩm. 
+ Giấy bìa cứng có khổ rộng tương ứng với khổ vải; 
+ Vải, chỉ các loại phù hợp với từng loại sản phẩm. 
4. Các điều kiện khác: 
 + Máy tính, 
+ Projector. 
V. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá 
1. Nội dung: 
- Kiến thức: 
 + Phương pháp và công thức thiết kế áo váy 
+ Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may của các cụm chi tiết áo váy ; 
+ Quy trình và sơ đồ lắp ráp sản phẩm áo váy; 
- Kỹ năng: 
 + Thao tác vẽ thiết kế và cắt các chi tiết của áo váy trên giấy bìa và trên vải 
theo tỷ lệ 1:1; 
+ Vẽ đường nét thiết kế các chi tiết của áo váy; 
+ Tính thông số kích thước chính xác theo công thức thiết kế và số đo; 
+ May hoàn chỉnh các sản phẩm áo váy đúng yêu cầu kỹ thuật; 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong học tập; 
 + Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật 
liệu. 
2. Phƣơng pháp: 
- Kiểm tra định kỳ 
+ Phần lý thuyết: Hình thức bằng các bài kiểm tra viết, trắc nghiệm hoặc vấn 
đáp.. 
+ Phần thực hành: Đánh giá thông qua các bài tập, các kỹ năng thực hành về 
vẽ thiết kế tỷ lệ 1:5; tỷ lệ 1:1 và cắt trên bìa, trên vải tỷ lệ 1:1. ; May các chi tiết 
hoặc may lắp ráp sản phẩm. 
- Kiểm tra hết mô đun: 
+ Phần lý thuyết: Hình thức bài kiểm tra viết 
+ Phần thực hành: Hình thức may các chi tiết và may lắp ráp sản phẩm. 
VI. Hƣớng dẫn thực hiện mô đun 
1. Phạm vi áp dụng mô đun 
- Chương trình mô đun Thiết kế và May áo váy được sử dụng đào tạo trình 
độ trung cấp May thời trang. 
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun 
- Đối với giáo viên: 
+ Giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực; 
+ Kết hợp các phương pháp giảng dạy: thuyết trình, đàm thoại, thao tác mẫu, 
uốn nắn, kèm cặp để học sinh dễ tiếp thu bài và vận dụng kiến thức lý thuyết vào 
quá trình thực tập vận hành máy có hiệu quả; 
+ Giáo viên dạy lý thuyết cần có sản phẩm mẫu để học sinh quan sát đặc 
điểm kiểu dáng sản phẩm; 
+ Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan trọng giảng dạy để sinh viên tiếp 
thu những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. 
+ Phương pháp hướng dẫn thực hành theo trình tự của quy trình hướng dẫn 
kỹ năng. 
+ Giáo viên chia nhóm hoặc cá nhân để hướng dẫn thực hành và thao tác 
mẫu; 
+ Bố trí từng học sinh luyện tập tại vị trí được phân công. Giáo viên kiểm tra 
uốn nắn, hướng dẫn và sửa các lỗi tại lớp cho học sinh 
- Đối với người học: 
+ Ghi nhận và quan sát giáo viên thao tác mẫu. 
+ Thực hành theo trình tự và theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
+ Phát huy kỹ năng và tính sáng tạo. 
+ Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình thực hành. 
3. Những trọng tâm cần chú ý: 
 - Lý thuyết 
 + Mô tả được sản phẩm 
+ Công thức Thiết kế và cắt, may các chi tiết của áo váy 
+ Quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các chi tiết của áo váy; 
- Thực hành: 
+ Quy trình lắp ráp và vẽ được mặt cắt của các bộ phận áo váy; 
+ May hoàn thiện sản phẩm váy. 
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết kế và cắt; 
4. Tài liệu tham khảo 
[1]. Giáo trình: Thiết kế và May váy (2009), Trường Cao đẳng nghề kinh tế 
kỹ thuật VINATEX 
[2]. TS. Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình thiết kế quần áo, Nhà xuất bản 
Giáo dục. 
 [3]. Giáo trình : Công nghệ may (2009), Trường CĐ nghề KT-KT 
VINATEX; 
 [4]. TS. Trần Thủy Bình, Giáo trình công nghệ may (2005), Nhà xuất bản 
giáo dục; 
 [5]. TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS, Trần Thị Kim Phượng, 
Giáo trình công nghệ may (2006), Trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí 
Minh, Nhà xuất bản thống kê. 

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_va_may_ao_vay.pdf