Thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực
Nghiên cứu đã xây dựng được một số nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ chí Minh dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow, đặc điểm phát triển tâm sinh lí của HS, thực trạng GDGT ở Thành phố Hồ Chí Minh và chương trình giáo dục tiểu học. Phương pháp dạy học giáo dục giới tính được thực hiện thông qua quan sát, trò chơi học tập, thực hành và đóng vai với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học như dữ liệu điện tử và tranh ảnh. Mỗi nội dung GDGT được thiết kế 03 hoạt động dạy học bao gồm hoạt động cung cấp kiến thức lí thuyết, hoạt động thực hành và hoạt động giải quyết tình huống thực tế. Thông qua các hoạt động học tập sẽ hình thành năng lực chung, đặc biệt là năng lực tự chủ cho học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực
27 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0003 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 1, pp. 27-36 This paper is available online at THIẾT KẾ MỘT SỐ NỘI DUNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ và Nguyễn Thị Mai Hương Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Nghiên cứu đã xây dựng được một số nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ chí Minh dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow, đặc điểm phát triển tâm sinh lí của HS, thực trạng GDGT ở Thành phố Hồ Chí Minh và chương trình giáo dục tiểu học. Phương pháp dạy học giáo dục giới tính được thực hiện thông qua quan sát, trò chơi học tập, thực hành và đóng vai với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học như dữ liệu điện tử và tranh ảnh. Mỗi nội dung GDGT được thiết kế 03 hoạt động dạy học bao gồm hoạt động cung cấp kiến thức lí thuyết, hoạt động thực hành và hoạt động giải quyết tình huống thực tế. Thông qua các hoạt động học tập sẽ hình thành năng lực chung, đặc biệt là năng lực tự chủ cho học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực. Từ khóa: Dữ liệu điện tử, giáo dục giới tính, học sinh, năng lực, tiểu học. 1. Mở đầu Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh (HS) là quan điểm chủ đạo và yêu cầu cần đạt được trong tất cả các môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng, năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống [1]. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới theo định hướng phát triển năng lực thì giáo dục giới tính (GDGT) sẽ được thực hiện theo hình thức tích hợp. Trong thực tế, GDGT chỉ thành công khi được xem như là một chủ đề thông thường và thực sự cần thiết trong cuộc sống. Đối với trường tiểu học, GDGT có thể lồng ghép vào các các môn học, hoạt động ngoại khóa, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tiết tự học hoặc các hoạt động trải nghiệm [2]. GDGT có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Tích hợp GDGT cho HS trong trường học sẽ giúp học sinh có kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính vị thành niên, cũng như tránh những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu Ngày nhận bài: 19/12/2018. Ngày sửa bài: 2/1/2019. Ngày nhận đăng: 10/1/2019. Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Giang. Địa chỉ e-mail: giangnm@hcmue.edu.vn Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ và Nguyễn Thị Mai Hương 28 biết [21]. Tuy nhiên, chúng ta làm thế nào để cung cấp kiến thức về giới tính một cách dễ dàng và kịp thời mà không ảnh hưởng đến quan niệm “thuần phong mỹ tục” của người Việt Nam. Đồng thời, hình thành được ở HS tiểu học năng lực tự chủ, đặc biệt là các kĩ năng phòng chống xâm hại theo định hướng tiếp cận năng lực là yêu cầu đặt ra cho GV tiểu học nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đây chính là cơ sở để chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thiết kế một số nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học GDGT cho HS tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực”. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới, GDGT là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm. GDGT đã là một phần của chương trình bắt buộc và toàn diện trong trường học với tất cả HS nhiều quốc gia bắt đầu từ giữa thế kỉ XX như Thụy Điển từ năm 1955 [3], Pháp từ năm 1973 [4], Ở Hà Lan, GDGT bắt đầu từ khi trẻ em 4 tuổi. Các chương trình GDGT khuyến khích tôn trọng và giúp HS phát triển các kĩ năng để bảo vệ chống cưỡng bức, đe dọa và lạm dụng. Trẻ em 8 tuổi học về cấu tạo cơ thể nói chung, cơ quan sinh dục nói riêng và khuôn mẫu giới. Trẻ em 11 tuổi thảo luận về khuynh hướng tình dục và các biện pháp tránh thai [5]. Ở Việt Nam, đây cũng là một vấn đề đang được xã hội và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm, do số trẻ em bị bắt cóc và xâm hại ngày càng tăng cao [6]. Kiến thức về GDGT tích hợp vào chương trình học tập của học sinh, vừa đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh, vừa đáp ứng được nội dung và tiêu chuẩn của giáo dục. Trong thực tế, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm giới, giới tính và tài liệu hướng dẫn về GDGT được phổ biến trong cộng đồng [7-8]. Theo chương trình hiện hành, kiến thức về GDGT được tích hợp thông quan các môn học và hoạt động của HS [9]. GDGT được tích hợp trong phân môn Khoa học lớp 5 thuộc chủ đề “con người và sức khỏe” với nội dung mang nặng tính lí thuyết hàn lâm [10]. Theo tác giả Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội đánh giá, các trường cũng có chuyên đề về giới tính nhưng nặng về lí thuyết và việc GDGT trong nhà trường chưa hiệu quả [19]. Trong khi đó sự tăng tốc rất nhanh về sinh lí và tâm lí của HS tiểu học tại các thành phố lớn kéo theo giai đoạn tiền dậy thì bắt đầu sớm hơn [11]. Do vậy, việc trang bị kiến thức về giới tính là vô cùng cần thiết. Nhiều phụ huynh và thầy cô luôn né tránh, hoặc có thể quát mắng học sinh khi nhận được các câu hỏi về vấn đề giới tính. Cách ứng xử như vậy là sai lầm nghiêm trọng dẫn đến việc các thắc mắc của học sinh không được giải đáp thỏa đáng sẽ khơi gợi sự tò mò trong suy nghĩ. Nghiêm trọng hơn, chính sự tò mò sẽ thôi thúc học sinh tự tìm hiểu về giới tính và tình dục bằng các thông tin đang tràn ngập trên internet không được kiểm soát [20]. HS không được dạy học và luyện tập các kĩ năng bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra. Trong thực tế, hầu hết phụ huynh đều cho rằng, nhà trường là nơi có thể thực hiện GDGT một cách khoa học và hiệu quả nhất. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Một số khái niệm liên quan a. Giới tính Giới tính (gender) được hiểu là những đặc điểm của giới, bao gồm những thuộc tính Thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh 29 về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội, tạo nên những đặc trưng của giới, giúp phân biệt các giới bao gồm: cấu trúc và chức năng của các bộ phận cơ thể đặc biệt là hệ cơ quan sinh dục, sự phát triển, những chức năng đặc biệt của hệ cơ quan sinh dục như kinh nguyệt, sinh đẻ, sự vỡ giọng, mọc râu, bệnh lây truyền; và các đặc điểm về tâm lí, tính cách mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sự khác biệt giữa hai giới. Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt giữa giới này và giới kia [12]. b. Giáo dục giới tính Giáo dục giới tính (gender education) là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về các khía cạnh của giới tính về sinh lí học và giải phẫu học, các cơ quan sinh sản và chức năng của chúng, sự sinh sản, vai trò của hai giới, những bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình yêu và các mối quan hệ tình dục, cuộc sống hôn nhân, mang thai và phòng tránh thai, Giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, hình thành thế giới quan khoa học, hìnhthành nếp sống sinh hoạt lành mạnh, lối sống văn hoá văn minh. Giáo dục giới tính phải được thực hiện một cách toàn diện cả về sinh lí giới tính, tâm lí giới tính, thẩm mĩ giới tính, xã hội giới tính [12]. c. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất của giáo viên và người học trong hoạt động dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học [13]. Trong nghiên cứu này, sau khi thiết kế nội dung và các hoạt động GDGT, sẽ đề xuất các phương pháp dạy học để đạt mục tiêu đã đưa ra. d. Phương tiện dạy học Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh và đối với học sinh, nó là nguồn tri thức trực quan sinh động, là công cụ để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo [14]. Trong nghiên cứu này, các phương tiện dạy học chủ yếu là tranh ảnh, dữ liệu điện tử, tình huống thực tế, 2.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu Sự thay đổi về điều kiện tự nhiên và xã hội dẫn đến hiện tượng tăng tốc về sinh lí và tâm lí của trẻ em. Biểu hiện rõ nhất chính là tuổi dậy thì của trẻ em đến sớm hơn và một số bắt đầu từ giai đoạn HS tiểu học. Do đó, gia đình và nhà trường cần phải trang bị các kiến thức về giới tính từ rất sớm, để HS vượt qua giai đoạn khủng hoảng một cách dễ dàng, đồng thời có kĩ năng bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại. Trong thực tế, HS chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về vấn đề giới tính. Nguyên nhân chủ yếu do rào cản về quan niệm của người Việt Nam ngại đề cập đến những điều tế nhị này. Nếu không thực hiện GDGT cho học sinh một cách nghiêm túc cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang “bỏ rơi” HS, để các em “tập bơi” trong một biển thông tin không được kiểm duyệt. Đây cũng chính là lí do nội dung GDGT đã được tích hợp vào chương trình học tập của HS tiểu học, nhưng còn rất nghèo nàn. Căn cứ theo thuyết nhu cầu của Maslow [15], thì nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành 5 bậc khác nhau từ đáy lên tới đỉnh gồm: nhu cầu sinh lí, nhu cầu về an ninh và an toàn, nhu cầu giao lưu tình cảm, nhu cầu được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng và nhu cầu về tự thể hiện bản thân, muốn sáng tạo được thể hiện bản thân, trình diễn mình và được công nhận là thành công. Như vậy các vấn đề liên quan đến giới tính Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ và Nguyễn Thị Mai Hương 30 thuộc về cả 5 bậc trong thang của Maslow. Tuy nhiên ở giai đoạn tiểu học, nhu cầu của học sinh phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Hệ thống các nội dung GDGT, phải được thực hiện một cách khoa học và toàn diện, giúp cho cả phụ huynh và giáo viên hiểu được GDGT chứ không phải chỉ là giáo dục tình dục. GDGT ngoài việc phải đảm bảo những nguyên tắc chung như tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn như các môn học khác, cần phải chú ý thêm những vấn đề sau: GDGT phải gắn liền với giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, hình thành thế giới quan khoa học, hình thành nếp sống sinh hoạt lành mạnh, lối sống văn hoá văn minh. GDGT cần thực hiện một cách toàn diện cả về sinh lí, tâm lí, thẩm mĩ và xã hội. Phải kết hợp việc giảng dạy tri thức khoa học với việc hình thành thái độ đúng đắn [12]. GDGT phải được thực hiện một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, của lớp học, của yêu cầu giáo dục đặc trưng thích hợp với đối tượng, phải phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương. Do đó, dựa trên sự phát triển đặc trưng về giải phẫu, sinh lí, tâm lí của học sinh tiểu học ở từng giai đoạn khác nhau, kết hợp với đặc điểm về đời sống văn hóa và xã hội của người Việt Nam nói chung và các thông tin khảo sát thực trạng GDGT tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, tham khảo một số chương trình và kinh nghiệm GDGT của một số quốc gia như Pháp, Hà Lan để thiết kế nội dung GDGT có thể tích hợp vào chương trình các môn học. và hoạt động giáo dục của học sinh tiểu học hiện hành. Kết quả khảo sát thực tiễn đã chỉ ra giáo viên ngại triển khai GDGT ngoài rào cản về còn thiếu các phương tiện dạy học hỗ trợ. Do đó, trong nghiên cứu này sẽ thiết kế từ nội dung, đến phương pháp và phương tiện dạy học GDGT để hỗ trợ giáo viên có thể dạy học bắt đầu từ lớp 1. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào thiết kế các hoạt động dạy học cho từng nội dung GDGT, nhấn mạnh vào các hoạt động thực hành, xử lí tình huống thực tế, giúp HS hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự bảo vệ bản thân trong cuộc sống. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết để phân tích và tổng hợp các nội dung liên quan đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, phương pháp và phương tiện dạy học GDGT cho HS tiểu học, chương trình giáo dục phổ thông ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực, những khó khăn của giáo viên khi triển khai dạy học GDGT, nội dung và kinh nghiệm GDGT của Pháp và Hà Lan về vấn đề này. Để xây dựng và lựa chọn hệ thống các nội dung GDGT phù hợp, nghiên cứu cũng đã sử dụng các kết quả điều tra thực trạng GDGT tại một số trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh trước đây [11]. Sau khi thiết kế được các nội dung GDGT cho từng giai đoạn phát triển của HS, chúng tôi tiếp tục thiết kế 03 hoạt động dạy học bao gồm hoạt động cung cấp kiến thức lí thuyết, hoạt động thực hành và hoạt động giải quyết tình huống thực tế cho mỗi nội dung theo thang nhu cầu của Maslow. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018. 2.3. Thiết kế một số nội dung tích hợp giáo dục tiểu học Tùy theo mức độ phát triển của HS, nghiên cứu này đã thiết kế một số nội dung tích hợp GDGT theo hai giai đoạn như sau: 2.3.1. Giai đoạn lớp 1, 2, 3 Nội dung GDGT ở giai đoạn lớp 1, 2, 3 chủ yếu tập trung vào việc hình thành các kĩ năng liên quan đến vệ sinh và bảo vệ cơ thể. Các nội dung này không tập trung vào lí Thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh 31 thuyết hàn lâm, mà chủ yếu tập trung vào phần thực hành của học sinh. Thông qua thực hành, học sinh sẽ từng bước hình thành và phát triển được năng lực tương ứng. Chúng tôi đã xây dựng các nội dung GDGT đã được tích hợp vào trong môn học ở giai đoạn lớp 1, 2, 3 gồm: Tìm hiểu tên gọi đúng bộ phận trên cơ thể người; Phân biệt được sự khác nhau trên cơ thể người nam và người nữ - vùng riêng tư; Vệ sinh cơ thể - vệ sinh vùng riêng tư; Con được sinh ra từ đâu; Các giai đoạn chính trong chu kỳ của đời người; Vai trò của từng giới; An toàn bản thân; Quy trình thực hiện khi đi thang máy; Tìm sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết như thế nào; Phản ứng khi gặp người lạ; Tự bảo vệ bản thân khi bị xâm hại; Kĩ năng ở nhà một mình; Kĩ năng ứng xử trong giao tiếp. 2.3.2. Giai đoạn lớp 4, 5 Giai đoạn lớp 4 và 5 là đa số học sinh chuẩn bị hoặc có một số bước vào giai đoạn dậy thì. Do đó, trong GDGT các nội dung liên quan đến tuổi dậy thì cần được triển khai trước để học sinh không bị “khủng hoảng với sự thay đổi của bản thân. Bên cạnh đó, các kĩ năng vệ sinh và bảo vệ cơ thể, sống lành mạnh rất cần thiết. Theo chương trình sách giáo khoa Khoa học 5, nội dung GDGT bao gồm: Sự thay đổi sinh lí ở giai đoạn dậy thì của nam và nữ; Thế nào gọi là kinh nguyệt và xuất tinh; Sự thay đổi về mặt tâm lí ở tuổi dậy thì; Thế nào thụ tinh, mang thai và sinh con; Vệ sinh kinh nguyệt là những kiến thức khoa học về tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, một trong những đặc điểm tự nhiên, gặp thường xuyên ở trẻ em khi bước vào giai đoạn dậy thì là hiện tượng thủ dâm và xúc cảm giới tính. Do đó, nghiên cứu đã đề xuất và xây dựng thêm hai nội dung GDGT không có trong môn Khoa học 5 là: Thủ dâm là gì và cách hạn chế, xúc cảm giới tính. Đây là hai vấn đề rất tự nhiên và xuất hiện khá phổ biến ở HS trong giai đoạn này. 2.4. Phương tiện dạy học giáo dục tiểu học Trong dạy học, thì phương tiện dạy học không chỉ là để minh họa kiến thức và gây hứng thú học tập cho HS, mà còn kích thích sự tìm tòi khám phá kiến thức về cuộc sống xung quanh, rèn luyện, phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành GDGT theo định hướng phát triển năng lực. Kết quả khảo sát thực trạng về GDGT trong một số trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì đây vẫn được cho là vấn đề khá nhạy cảm đối với GV để dạy cho HS tiểu học [16]. GV gặp khó khăn khi triển khai các nội dung vì không biết nên bắt đầu từ đâu và nên kết thúc như thế nào. Mặt khác việc thiếu các phương tiện dạy học hỗ trợ làm cho các nội dung GDGT được cho là nhạy cảm, khó diễn đạt bằng lời thường bị bỏ qua. Vì vậy, với các nội dung dạy học GDGT chúng tôi đã đề xuất và xây dựng mới, thì việc lựa chọn phương tiện và phương pháp dạy học phù hợp sẽ quyết định sự thành công. Trong nghiên cứu này, phương tiện dạy học được ưu tiên lựa chọn là dữ liệu điện tử với các hình ảnh, đoạn phim ngắn phù hợp với nội dung bài học. Việc sử dụng dữ liệu điện tử sẽ giúp GV dạy học kiến thức khoa học về cấu tạo cơ quan sinh sản ở người, vệ sinh cơ thể, vệ sinh kinh nguyệt, mang thai, sinh con và sự phát triển của thai nhi,. trở nên dễ dàng. Giáo viên không phải né tránh bất kỳ nội dung GDGT nào. Nguồn dữ liệu điện tử bước đầu được khai thác từ internet. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng đã thiết kế thêm các dữ liệu mới, phục vụ cho dạy học nhiều nội dung liên quan đến bảo vệ bản thân và phòng chống xâm hại. Chi tiết về một số dữ liệu điển tử sẽ có trong một số nội dung và hoạt động GDGT. Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ và Nguyễn Thị Mai Hương 32 2.5. Phương pháp dạy học giáo dục tiểu học Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là một con đường hiệu quả, thực hiện được nhiều mục tiêu: vừa nâng cao chất lượng học tập, vừa giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho HS [13]. Tuy nhiên, trong thực tế GV chưa vận dụng và khai thác được tiềm năng của những phương pháp dạy học GDGT phù hợp. Theo định hướng dạy học phát triển năng lực HS, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với các nội dung GDGT gồm: Phương pháp thực hành, phương pháp quan sát, phương pháp đóng vai và phương pháp trò chơi học tập. Các phương pháp náy sẽ tạo cơ hội cho tất cả HS cùng được tham gia hoạt động một cách hào hứng. Đây chính là điều kiện để từng bước giúp HS xử lí các tình huống vệ sinh cơ thể, bảo vệ bảo thân, phòng chống xâm hại và lạm dụng tình dục trẻ em, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ của HS. Cụ thể như sau: 2.5.1. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát thường được sử dụng khi dạy học cho HS tiểu học do phù hợp với tâm lí nhận thức của HS tiểu học, tư duy bằng hình tượng, bản tính tò mò và thích khám phá. Phương pháp này phát huy hiệu quả khi giáo viên (GV) dạy học kiến thức về con người thông qua mô hình, tranh ảnh hay video. Trong nghiên cứu này, phương tiện dạy học chủ yếu là các dữ liệu điện tử, do đó HS sẽ phải quan sát theo hướng dẫn của GV để đạt được mục tiêu bài học. Phương pháp quan sát được sử dụng trong hoạt động đầu tiên khi dạy học một nội dung về GDGT. Nhiều nội dung GDGT cho HS đã sử dụng phương pháp quan sát như: HS quan sát mô hình cơ thể để khám phá cấu tạo và hoạt động chung, nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ, quan sát các hành vi xâm hại, quấy rối, 2.5.2. Phương pháp thực hành Trong GDGT, phương pháp thực hành được triển khai cho HS dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm, giúp cho HS hình thành và pháp triển các kĩ năng như vệ sinh cơ thể, phòng chống bệnh tật, phòng chống xâm hại, thiết kế thời gian biểu cho các hoạt động có lợi cho sức khỏe, nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân, lập một danh sách những người đáng tin cậy để chia sẻ, yêu cầu sự giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại, thiết kế bữa ăn cân bằng và lành mạnh, Phương pháp này thường được triển khai ở hoạt động cuối cùng khi dạy học một nội dung GDGT, sẽ giúp HS hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào thực hành, luyện tập để hình thành kĩ năng, phát triển năng lực cho HS. Ví dụ, HS thực hành một số kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục theo quy tắc 5 ngón tay như sau. Bước 1: GV cho HS xem video về quy tắc 5 ngón tay. Bước 2: GV nói ngón tay, HS nói tên người và hành động tương ứng phù hợp với từng ngón tay. Bước 3: GV hướng dẫn HS thực hành kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục và cho HS thực hành cá nhân kĩ năng thoát hiểm khi bị lôi, kéo, ôm. Sau đó, HS tiếp tục thực hành bước bỏ chạy thật nhanh đến nơi đông người, đồng thời hô to để mọi người chú ý đến mình. Cuối cùng, HS thực hành kể lại tất cả câu chuyện mà người xấu đã làm cho những người các em tin cậy để người lớn kịp thời can thiệp và bảo vệ em được an toàn hơn. Cho HS kể tên 5 người tin cậy nhất. 2.5.3. Phương pháp trò chơi học tập Nhiều kiến thức khoa học về GDGT vẫn được cho là khá nhạy cảm đối với văn hóa Thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh 33 người Việt Nam như: cấu tạo cơ quan sinh dục, kinh nguyệt, xuất tinh, mang thai, sinh con. Do đó, nghiên cứu sẽ sử dụng theo phương pháp trò chơi học tập sẽ làm cho HS được tham gia chơi để học, thông qua đó lĩnh hội các tri thức một cách tự nhiên. HS luôn cảm thấy vui, cởi mở, tự giác học tập và tiếp thu hiệu quả hơn các kiến thức về GDGT. Ví dụ: Trò chơi “bạn trai – bạn gái” giúp HS lớp 1 nhận ra xu hướng giới tính phù hợp với thiên hướng tình dục của chính mình. Trò chơi là các hình ảnh về kiểu tóc, quần áo, trò chơi phù hợp với con trai, con gái. HS thảo luận nhanh theo nhóm đôi để đưa ra câu trả lời phù hợp. Hay trò chơi: “Vùng riêng tư của em” giúp HS biết những chỗ nào là riêng tư và không ai được đụng chạm vào. Với trò chơi này GV chia lớp thành 6 nhóm sau đó phát cho mỗi nhóm 2 bức tranh có hình bạn nhỏ (một bức tranh trước mặt và một bức ở sau lưng) và 4 bông hoa. Các nhóm có nhiệm vụ thảo luận và gắn những bông hoa vào những vị trí mà các em cho là vùng riêng tư. 2.5.4. Phương pháp đóng vai Phương pháp đóng vai được sử dụng trong GDGT, để HS tham gia giải quyết các tình huống gắn liền với thực tế cuộc sống sau khi đã học xong kiến thức lí thuyết. Phương pháp này giúp HS có thể hình thành kĩ năng giao tiếp, phát triển tính tự tin, HS được bộc lộ thái độ và cảm xúc, biết suy nghĩ để tự đưa ra các quyết định. Đóng vai giúp phát triển năng lực hành động thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân học sinh. Đây chính là cơ sở để hình thành và phát triển năng lực tự chủ của HS tiểu học. Ví dụ, khi dạy học nội dung “vùng riêng tư”, HS sẽ đóng vai xử lí tình huống khi gặp một người lạ hỏi thăm, dụ dỗ và muốn dẫn em đi trong những địa điểm khác nhau. Hay “Quy tắc 5 ngón tay”, GV mời lần lượt 5 HS lên bảng đóng vai, mỗi bạn vào vai một trong những người đại diện cho 5 ngón tay đã học. HS có nhiệm vụ ứng xử phù hợp. Hoạt động này giúp các em áp dụng kiến thức đã học để hình thành kĩ năng cho các em. 2.6. Thiết kế hoạt động giáo dục tiểu học Sau khi thiết kế các nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học GDGT, các hoạt động dạy học được thiết nhằm cung cấp kiến thức cho HS một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đảm bảo HS phải được tham gia vào các hoạt động thực hành và xử lí tình huống thực tiễn. Trong giới hạn nghiên cứu lí thuyết này, các hoạt động đã thiết kế để dạy học các nội dung GDGT như Bảng 1, 2, 3. 2.6.1. Lớp 1 Bảng 1. Một số hoạt động GDGT cho HS lớp 1 trong hoạt động ngoài giờ lên lớp STT Nội dung Hoạt động 1 Con trai - Con gái HĐ1: Xem phim: “Con trai - Con gái” HĐ 2: Trò chơi học tập: “Đào vàng” HĐ 3: Đóng vai 2 Vùng riêng tư HĐ 1: Xem phim “Vùng riêng tư” HĐ 2: Trò chơi “Vùng riêng tư của em” HĐ 3: Đóng vai 3 Quy tắc 5 ngón tay HĐ 1: Xem phim “Quy tắc 5 ngón tay” HĐ 2: Trò chơi học tập: “Bàn tay của em” Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ và Nguyễn Thị Mai Hương 34 HĐ 3: Đóng vai 4 Chúng ta được hình thành như thế nào? HĐ 1: Xem phim: “Chúng ta được hình thành như thế nào?” HĐ 2: Trò chơi học tập: “Xây dựng nông trại” HĐ 3: Vệ sinh cơ thể 2.6.2. Lớp 3 Bảng 2. Một số hoạt động tích hợp GDGT cho HS lớp 3 STT Nội dung Hoạt động 1 Vệ sinh hệ bài tiết (Tự nhiên và xã hội 3) [17] HĐ 1: Cách giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu HĐ 2: Xem phim về câu chuyện về gia đình của An HĐ 3: Thực hành nói “Không” với các hành vi đụng chạm cố ý vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể. 2 Tự làm lấy việc của mình (Đạo đức 3) [18] HĐ 1: Xử lí tình huống về việc tự làm lấy công việc của mình HĐ 2: Xem phim “Con đã lớn rồi” HĐ 3: Talk show: “Con đã lớn khôn” 2.6.3. Lớp 5 Bảng 3. Một số hoạt động GDGT cho HS lớp 5 trong môn Khoa học [10] STT Nội dung Hoạt động 1 Tuổi dậy thì HĐ 1: Xem phim: Tuổi dậy thì HĐ 2: Trò chơi học tập “Ô chữ kì diệu” HĐ 3: Thi kể tên “Những thay đổi của cơ thể khi đến tuổi dậy thì” 2 Kinh nguyệt HĐ 1: Nghe kể chuyện “Ngôi nhà của Na” HĐ 2: Trò chơi học tập “Nhân vật em yêu” HĐ 3: Tìm hiểu “Những chỗ riêng tư” 3 Vệ sinh kinh nguyệt HĐ 1: Xem phim: Vệ sinh kinh nguyệt HĐ 2: Trò chơi học tập “Đúng/Sai” HĐ 3: Chuyên mục “Khuyên bạn” 4 Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? HĐ 1: Xem phim “Willy đi đâu?” HĐ 2: Trò chơi học tập: “Ô chữ bí mật” HĐ 3: Nói cho tôi nghe “Bạn từ đâu đến? HĐ 1: Xem phim “Cuộc đua vĩ đại” HĐ 2: Trò chơi học tập: “Tìm cha mẹ giúp Mary” HĐ 3: Tìm hiểu về “Sự thụ tinh” HĐ 1: Xem phim “Thế giới trong bụng mẹ” HĐ 2: Tìm hiểu “Quá trình hình thành và phát triển của bào thai” HĐ 3: Vẽ hành trình em bé phát triển trong bụng mẹ Thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh 35 3. Kết luận Bước đầu, nghiên cứu đã xây dựng được các nội dung, phương pháp dạy học và một số phương tiện dạy học GDGT cho HS tiểu học. Các nội dung này được xây dựng theo từng giai đoạn phát triển của HS dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow, đặc điểm phát triển tâm sinh lí của HS, thực trạng GDGT ở Thành phố Hồ Chí Minh và chương trình giáo dục tiểu học. Phương pháp dạy học GDGT được thực hiện thông qua những quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai theo nhóm hoặc cá nhân, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS tiểu học, giúp HS tiếp thu kiến thức giới tính một cách tự nhiên, dễ dàng và hứng thú. Dữ liệu điện tử là phương tiện dạy học được ưu tiên sử dụng trong các nội dung GDGT đã thiết kế, giúp cung cấp kiến thức về giới tính một cách dễ dàng và khoa học. Các nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học GDGT trong nghiên cứu sẽ tiếp tục được chúng tôi thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Công Khanh, 2013. Xây dựng khung năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 95, tr.1-5. [2] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2017. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [3] Lottes, I.L., 2002. Sexual health policies in other industrialized countries: are there lessons for the United States? J. Sex Res. 39, p. 79–83. [4] Gallard, C., 1991. Sex education in France. Plan. Parent. Eur. Plan. Fam. En Eur. 20, p. 11–12. [5] Weaver, H., Smith, G., and Kippax, S., 2005. School-Based Sex Education Policies and Indicators of Sexual Health among Young People: A Comparison of the Netherlands, France, Australia and the United States. Sex Educ. Sex. Soc. Learn. 5, p. 171–188. [6] Khưu Ngọc Minh Thư, 2013. Xây dựng chủ đề giáo dục giới tính cho HS lớp 2,3 ở các trường tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [7] Bùi Ngọc Oánh, 2008. Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính. Nxb Giáo dục. [8] Tài liệu hướng dẫn “Kế hoạch hành động bình đẳng giới của ngành Giáo dục giai đoạn 2016 – 2020”, theo quyết định 4906/QĐ-BGDĐT, ngày 28 tháng 10 năm 2016. [9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (Ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006). [10] Bùi Phương Nga, (cb), Lương Việt Thái, 2016. Khoa học 5. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.1- 19. [11] Nguyễn Minh Giang, 2016. Thực trạng giáo dục giới tính trong trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 10 (88), tr. 161–168. [12] Bùi Ngọc Oánh, 2008. Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính. Nxb Giáo dục [13] Trần Thị Hương, 2012. Dạy học tích cực. Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ và Nguyễn Thị Mai Hương 36 [14] Trần Thị Tuyết Oanh (cb), Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Bùi Minh Hiền, Nguyễn Ngọc Bảo, Bùi Văn Quân, Phan Hồng Vinh, Từ Đức Văn, 2015. Giáo trình Giáo dục học (Tập 1). Nxb ĐHSP Hà Nội, tr.234. [15] A.H. Maslov, 1943. A Theory of Human Motivation, Psychological Review 50 (1943): 370-96. [16] Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ, 2015. Giải pháp hỗ trợ giáo viên trong dạy học nội dung giáo dục giới tính cho học sinh lớp 4 và 5. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 6 (71), tr. 134-146. [17] Bùi Phương Nga (cb), Lê Thu Dinh, Đoàn Thị My, Nguyễn Tuyết Nga, 2016. Tự nhiên và Xã hội 3. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 8 – 25. [18] Lưu Thu Thủy, 2016. Vở bài tập đạo đức 3. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.10 – 47. [19] https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/truong-hoc-o-viet-nam-con-ngai-day-giao- duc- gioi-tinh-20180423072214468.htm. [20] https://www.24h.com.vn/tin-tuc-giao-duc/giao-duc-gioi-tinh-cho-con-do-tuoi-nao-phu- hop-nhat-c678a930385.html. [21] chua-bao-gio-muon.html. ABSTRACT Design of a number of contents, means and methods of teaching gender education to approach capability of primary students in Ho Chi Minh city Giang Nguyen Minh, Vu Pham Tuong Yen and Huong Nguyen Thi Mai Department of Primary Education, Ho Chi Minh University of Education Our research has designed a number of gender education for primary students in Ho Chi Minh city basing on Maslow's demand theory, characteristics of students' physiological development, the reality of gender education in Ho Chi Minh City and the primary education program. The teaching methods are applied through observations, learning games, practices, role plays, ... with the support of visual teaching facilities such as electronic data and pictures. Each content of gender education shows 03 teaching activities including providing theoretical knowledge, practical activities and solving real- life situations. The general abilites, special self-control capacity building for primary students will be established through learning activities following development capability orientation. Keyword: Electronic data, gender education, capabilities, primary students.
File đính kèm:
- thiet_ke_mot_so_noi_dung_phuong_tien_va_phuong_phap_day_hoc.pdf