Thách thức đối với sự phát triển làng xã Việt Nam hiện nay

Làng xã Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Nó

như là những “tế bào sống”, những “cấu

kiện đúc sẵn” để tạo nên nông thôn Việt

Nam xưa. Cho đến nay, có lẽ trong mỗi

người Việt Nam, tâm hồn vẫn dành những

tình cảm thân thương về những làng quê.

Làng Việt cổ là những đơn vị cư trú của

dân Việt cổ, tồn tại trong khoảng thời gian

từ 1.000-2.000 năm trước Công nguyên đến

khoảng 1.000 năm sau Công nguyên, tức là

khởi đầu từ thời kỳ các Vua Hùng dựng

nước cho đến thế kỷ X sau Công nguyên.

Thời bấy giờ, đó là những công xã mà theo

cách gọi của C.Mác là những “công xã

nông thôn hình thái Á Châu” [2]. Con

người sống dựa vào ruộng đất, lấy ruộng

đất làm xuất phát điểm. Ruộng đất là chung

của công xã. Ruộng đất ấy đem chia cho

các thành viên, các thành viên hợp thành

công xã và sống khép kín. Mỗi thành viên

(cư dân) công xã nhận ruộng đất cày cấy và

đồng nhất bản thân mình với công xã. Các

làng Việt cổ (được gọi là “kẻ”) được hình

thành một cách tự phát từ sự giải thể của

các công xã nguyên thủy hay các bộ lạc

nguyên thủy, đó chính là các làng tiểu nông

đầu tiên của xã hội có giai cấp. Ph.Ăngghen

đã chỉ ra rằng: chỉ cần những sự phân chia

lại đó chấm dứt một cách tự phát, hay bị

xóa bỏ bằng một nghị quyết đặc biệt, thế là

chúng ta đã có được một làng tiểu nông.

Làng Việt cổ hay làng tiểu nông (tức là các

“kẻ”, như kẻ Gióng, kẻ Sét, kẻ Mỏ, kẻ

Sặt )

pdf 6 trang kimcuc 3280
Bạn đang xem tài liệu "Thách thức đối với sự phát triển làng xã Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thách thức đối với sự phát triển làng xã Việt Nam hiện nay

Thách thức đối với sự phát triển làng xã Việt Nam hiện nay
 17 
Thách thức đối với sự phát triển 
làng xã Việt Nam hiện nay 
Nguyễn Duy Thụy1 
1
 Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: thuycongtuoc@gmail.com 
Nhận ngày 11 tháng 10 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 11 năm 2018. 
Tóm tắt: Trong lịch sử Việt Nam, làng xã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế, 
chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước. Việt Nam là một nước nông nghiệp, làng xã là xã hội thu 
nhỏ của đất nước. Làng xã chứa đựng nhiều tinh hoa của đất nước và con người Việt Nam. Song, 
trong làng xã Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số hạn chế, đó là thách thức đối với sự phát triển 
của nông thôn mới. Các thách thức chủ yếu đối với sự phát triển của làng xã Việt Nam hiện nay là: 
tính tự trị của làng xã, sự biến tướng tiêu cực của hương ước làng xã, cường hào làng xã. 
Từ khóa: Làng xã, phát triển, thách thức, Việt Nam. 
Phân loại ngành: Sử học 
Abstract: In Vietnam’s history, villages played a very important role in the country's economic, 
political, cultural and social aspects. Vietnam is an agricultural country, with the village being a 
miniature society of the country. Villages contain a lot of the quintessence of the country and 
people of Vietnam. However, there remain things to be improved in the Vietnamese village, which 
are challenges for the development of the campaign of new rural areas. The main challenges for the 
development of Vietnamese villages today are those related to the autonomy of the village, the 
negative changes in the village conventions, and the powerful villagers who oppress others. 
Keywords: Villages, development, challenges, Vietnam. 
Subject classification: History 
1. Dẫn nhập 
Làng xã Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Nó 
như là những “tế bào sống”, những “cấu 
kiện đúc sẵn” để tạo nên nông thôn Việt 
Nam xưa. Cho đến nay, có lẽ trong mỗi 
người Việt Nam, tâm hồn vẫn dành những 
tình cảm thân thương về những làng quê. 
Làng Việt cổ là những đơn vị cư trú của 
dân Việt cổ, tồn tại trong khoảng thời gian 
từ 1.000-2.000 năm trước Công nguyên đến 
khoảng 1.000 năm sau Công nguyên, tức là 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
 18 
khởi đầu từ thời kỳ các Vua Hùng dựng 
nước cho đến thế kỷ X sau Công nguyên. 
Thời bấy giờ, đó là những công xã mà theo 
cách gọi của C.Mác là những “công xã 
nông thôn hình thái Á Châu” [2]. Con 
người sống dựa vào ruộng đất, lấy ruộng 
đất làm xuất phát điểm. Ruộng đất là chung 
của công xã. Ruộng đất ấy đem chia cho 
các thành viên, các thành viên hợp thành 
công xã và sống khép kín. Mỗi thành viên 
(cư dân) công xã nhận ruộng đất cày cấy và 
đồng nhất bản thân mình với công xã. Các 
làng Việt cổ (được gọi là “kẻ”) được hình 
thành một cách tự phát từ sự giải thể của 
các công xã nguyên thủy hay các bộ lạc 
nguyên thủy, đó chính là các làng tiểu nông 
đầu tiên của xã hội có giai cấp. Ph.Ăngghen 
đã chỉ ra rằng: chỉ cần những sự phân chia 
lại đó chấm dứt một cách tự phát, hay bị 
xóa bỏ bằng một nghị quyết đặc biệt, thế là 
chúng ta đã có được một làng tiểu nông. 
Làng Việt cổ hay làng tiểu nông (tức là các 
“kẻ”, như kẻ Gióng, kẻ Sét, kẻ Mỏ, kẻ 
Sặt) là những tế bào của xã hội có giai 
cấp ởViệt Nam, là chỗ dựa của chế độ 
chiếm hữu nô lệ ở vào giai đoạn đầu của nó, 
tức là giai đoạn chế độ nô lệ gia trưởng, 
không có điều kiện để phát triển thành chế 
độ chiếm hữu nô lệ điển hình. Trong những 
“kẻ” như vậy, giữa người với người có hai 
quan hệ với nhau: quan hệ huyết thống và 
quan hệ láng giềng. Tất cả đều được khép 
kín trong một khoảng không gian nhất định. 
Vào năm 43 sau Công nguyên, Mã Viện 
kinh lý Việt Nam (đất Âu Lạc cũ) và lập sổ 
đinh, sổ điền, gọi nước Âu Lạc cũ là đất 
Giao Chỉ [5]. Khi lập sổ đinh, sổ điền thì 
người Hán phải phiên âm tiếng Việt thời đó 
thành chữ Hán để ghi thành văn tự (mà 
trước hết là phiên âm các làng, họ). Ví dụ, 
kẻ Gióng đổi thành làng Phù Đổng, kẻ Sét 
đổi thành thành làng Sét. Mã Viện chủ 
trương đồng hóa người Việt thành người 
Hán; bắt người Việt theo phong tục của 
người Hán; đổi tên nước Âu Lạc thành quận 
Giao Chỉ, nằm trong bản đồ hành chính của 
người Hán, xóa tên nước Âu Lạc, do đó 
công xã đã chuyển từ “kẻ” thành làng và 
“kẻ” từ đó mất dần ý nghĩa ban đầu. 
Bắt đầu từ thế kỷ thứ X trở đi, các làng 
Việt đã chuyển sang phạm trù của làng Việt 
mới. Thực ra, ở các làng người Việt hiện 
tại, dường như đã có sự “hòa tan” của các 
làng Việt cổ vào trong cơ chế của các làng 
Việt mới, hay là, trong các làng Việt mới 
còn bảo lưu một số đặc tính của làng Việt 
cổ. Làng Việt mới xuất hiện có nhiều tên 
gọi khác nhau tùy từng địa phương. Đa số 
được gọi là làng, nhưng còn được gọi là 
hương, xã, thôn, phường, sách, giáp Đặc 
biệt, từ “kẻ” của người Việt cổ không còn 
thể hiện trong các thống kê, khai báo hành 
chính cấp cơ sở (mà chỉ còn là tên tục hay 
tên Nôm). 
Năm 905, sau khi giành lại chính quyền 
từ nhà Đường, họ Khúc không chủ trương 
thay thế toàn bộ chính quyền của nhà 
Đường ở Việt Nam, mà chủ trương duy trì 
cấu trúc hệ thống chính quyền ấy (do người 
Việt nắm giữ). Các làng Việt mới từ đó trở 
đi do chính quyền nhà nước quản lí mới có 
tên trong danh sách. Khúc Hạo nhờ vào cơ 
nghiệp cũ; giữ lấy La Thành; tự xưng Tiết 
Độ Sứ; chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở 
các xứ; đặt ra chánh lệnh trưởng, tá lệnh 
trưởng, bình quân thuế ruộng; tha bỏ lao 
dịch; lập sổ khai hộ khẩu; kê rõ tên quê 
quán giao cho giáp trưởng trông coi [3]. 
Năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng, 
Ngô Quyền xưng vương lên ngôi vua, bước 
đầu đặt nền tự chủ cho đất nước. Ngô 
Quyền lập lại hộ khẩu trên phạm vi cả 
nước, quy định xã là đơn vị hành chính cuối 
Nguyễn Duy Thụy 
19 
cùng; và đặt chức xã quan để quản lý. Từ 
đó, từ “kẻ” không còn giữ vai trò ban đầu, 
nhưng vẫn còn giữ mãi thành tên Nôm của 
làng cho đến tận ngày nay. 
Làng Việt mới, dù ở loại hình thừa kế từ 
làng Việt cổ hay mới xuất hiện, đều phải có 
tên gọi riêng và thường tên bằng Hán - Việt 
thuần túy. 
Từ buổi sơ khai của lịch sử, mỗi người 
dân Việt Nam đều là một thành tố của cộng 
đồng làng xã. Trải nghìn đời, với bao thăng 
trầm, biến động, bao thử thách khắc nghiệt, 
làng xã Việt với những nét văn hóa riêng 
độc đáo và đặc sắc được gìn giữ, trao 
truyền và tôn bồi, đã trở thành nét bản sắc 
của văn hóa Việt Nam. Làng, trong mối 
quan hệ hữu cơ với nhà và nước, đã trở 
thành nhân tố quan trọng cố kết cộng đồng 
để tạo nên sức mạnh đoàn kết không gì 
sánh được của dân tộc Việt Nam. 
Trước những tác động của đời sống hiện 
đại, làng xã Việt đang đối diện nhiều thách 
thức to lớn. Không ít giá trị từng được xem 
là tiêu biểu của cộng đồng làng xã, nay 
được nhìn nhận như những vật cản ngăn trở 
con đường phát triển. Sự du nhập những 
yếu tố văn hóa ngoại lai cũng gây nên nhiều 
tác động tiêu cực, làm phai nhạt nét đặc 
trưng của văn hóa làng. Bài viết này phân 
tích những thách thức đối với sự phát triển 
của làng xã Việt Nam hiện nay. Đó là tính 
tự trị của làng xã, sự biến tướng tiêu cực 
của hương ước làng xã, cường hào làng xã. 
2. Tính tự trị của làng xã 
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng xã 
Việt Nam vẫn tồn tại một cách bền vững. 
Cho dù các vương triều phía Bắc muốn 
đồng hóa, cho dù các thế lực của tư bản 
phương Tây muốn chinh phục bằng bạo 
lực, thì làng xã Việt Nam vẫn tồn tại. Từ 
những điều kiện cơ sở hình thành và chức 
năng của nó, làng xã Việt Nam đã thể hiện 
sức sống mãnh liệt. 
Làng xã Việt Nam từ xưa đến nay là di 
sản lịch sử để lại cho đất nước. Đây là di 
sản của một xã hội với những cư dân nông 
nghiệp (họ cải tạo tự nhiên bằng thủ công 
thô sơ và gọi đó là những người tiểu nông), 
với một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ, 
manh mún, lạc hậu và chậm phát triển. 
Làng xã ra đời trong văn minh nông nghiệp, 
lấy đất đai làm cơ sở chính của kinh tế. Đời 
sống văn hóa ở làng xã xoay quanh các lễ 
hội nông nghiệp. 
Làng xã Việt Nam có văn hóa riêng. 
Làng là đơn vị hành chính của nhà nước 
quân chủ, có nghĩa vụ với nhà nước. Cư 
dân các làng nối đời là thần dân của hoàng 
đế. Làng có ruộng đất riêng, đất đó chia cho 
dân đinh của làng mà nhà nước không can 
thiệp. Đó chính là tính tự trị của làng. Mặt 
khác, những người dân sống trong làng có 
tư tưởng coi trọng ruộng đất, coi trọng nông 
nghiệp, coi thường thương nghiệp. Do đó, 
làng có tình trạng “trọng nông ức thương”, 
cô lập với thế giới bên ngoài. Tư tưởng 
kinh tế của người tiểu nông không phù hợp 
với điều kiện mới hiện nay là kinh tế thị 
trường. Người nông dân ít nghĩ đến sự sinh 
lợi, mà tôn trọng đạo đức suông, lý luận 
suông, chịu nghèo khổ chứ không chịu tìm 
cách vươn ra để thoát khỏi cảnh nghèo khổ 
của mình. Bên cạnh đó, những người nông 
dân vẫn đề cao tư tưởng tằn tiện, tích lũy 
của cải để làm giàu. Ở người nông dân luôn 
có suy nghĩ “tích cốc phòng cơ, tích y 
phòng hàn”. Vì thế, trong điều kiện đất 
nước phát triển theo kinh tế thị trường như 
hiện nay, thì người nông dân phải tự thay 
đổi cho phù hợp. 
Lịch sử để lại di sản của một cộng đồng 
nhà nước - dân tộc mà truyền thống giữ 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
 20 
làng để giữ nước. Quá trình đó đã diễn ra 
hàng nghìn năm. Nhà nước Việt Nam trong 
lịch sử được hình thành trong công việc trị 
thủy, đắp đê làm nông nghiệp. Từ công 
cuộc chống ngoại xâm, người Việt có 
truyền thống cố kết, đã sản sinh ra những 
con người có nét văn hóa riêng. Họ có thể 
sẵn sàng tin theo những tư tưởng mới của 
thời đại để phát triển, họ có thể thay đổi 
lịch sử làng xã để phát triển đất nước. 
Làng xã là đơn vị kinh tế, chính trị của 
đất nước. Cư dân làng xã là những người 
nông dân gắn liền với kinh tế tiểu nông, có 
tư tưởng tiểu nông, có bản sắc riêng. Trong 
các làng xã, người ta thờ ông bà tổ tiên, thờ 
Phật, thờ thần linh. Điều đó thể hiện tính 
chất đa nguyên về văn hóa. Người Việt tin 
rằng con người sống trong hai thế giới, thế 
giới trần gian và thế giới cõi âm. Họ tin 
rằng có sự quả báo. Do quan niệm có hai 
thế giới, nên trong văn hóa của người 
Việt Nam có việc “kêu rí” (lên đồng). Họ 
cho rằng cõi âm - dương có sự liên thông 
với nhau. 
Cùng với Trung Quốc, Triều Tiên và 
Nhật Bản, Việt Nam là một trong bốn quốc 
gia Nho giáo điển hình. Điểm nổi bật trong 
văn hóa làng là ở chỗ, Nho giáo đã ảnh 
hưởng sâu rộng, hòa nhập với đời sống của 
làng trong việc xây dựng gia đình. Nho giáo 
có tác dụng củng cố quan hệ họ hàng thân 
tộc, củng cố quan hệ làng xóm láng giềng; 
làm nên sự đoàn kết, tạo nên sức mạnh. Tập 
quán sản xuất nông nghiệp theo hình thức 
tiểu nông được cổ vũ bởi tư tưởng Nho 
giáo. Tư tưởng “dĩ nông vi bản” (lấy nông 
làm gốc) đã giúp cho làng xã Việt bình ổn 
hàng nghìn năm. Song, đây lại chính là lực 
cản sự phát triển. Khi con người ngại thay 
đổi, người ta sẽ khó chống đỡ được những 
đối thủ bên ngoài. 
3. Sự biến tướng tiêu cực của hương ước 
làng xã 
Làng xã Việt Nam có một lịch sử rất lâu 
dài. Mô hình làng xã đã được duy trì hiệu 
quả qua hàng nghìn năm, chống đỡ được 
nhiều thử thách khắc nghiệt của thiên tai. 
Trong mô hình làng xã, người nông dân 
Việt rất hiểu thiên nhiên và biết tận dụng 
thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên; thậm 
chí, rất sợ thiên nhiên, không dám “coi trời 
bằng vung”. Khi làng xã phát triển lên, họ 
hình thành các quy ước (hay hương ước) để 
bảo vệ cộng đồng. Các hương ước quy định 
rất rạch ròi về các mặt đời sống trong làng. 
Hệ thống các quy định của hương ước giúp 
làng xã vận hành ổn định. Các quy định về 
nghĩa vụ và quyền lợi của mọi thành viên 
trong cộng đồng được quy định rất rõ ràng. 
Điều đó giúp cho bộ máy hành chính quản 
lý làng xã rất gọn nhẹ, nhưng hiệu quả. Mỗi 
con người dù đi đâu, khi về đến làng thì đều 
phải theo lệ làng. Thực tế, hương ước là 
công cụ quản lý mềm rất hiệu quả. Người 
dân làng quan niệm rằng, thà thiếu thuế vua 
hơn thua tục dân, “phép vua thua lệ làng”, 
“gông làng vừa mang vừa hát”. 
Hương ước vốn là do người dân tự thảo 
luận, đề ra và cùng với chính quyền thông 
qua để thực hành. Hương ước là quy định 
tự nguyện của người dân, không phải do ai 
áp đặt. Nhưng ở nhiều nơi hiện nay, hương 
ước được hình thành chủ yếu theo phương 
thức từ trên “áp đặt” xuống. Ở nhiều địa 
phương, hương ước các làng đa phần đều 
na ná như nhau, chỉ thay tên làng. Trong 
khi trước đây, hương ước các làng đều có 
nét riêng. Vũ Duy Mền cho rằng: “Tôi đã 
từng đọc một số hương ước chữ Hán Nôm, 
thì thấy chủ yếu là thường dân tham gia vào 
chuyện xây dựng nội dung, vì đó là những 
quy định liên quan trực tiếp đến họ. Họ có 
Nguyễn Duy Thụy 
21 
thể rất ít học, nhiều người không biết chữ 
nên không biết ký mà điểm chỉ vào hương 
ước, nhưng đa số là thường dân, có những 
hương ước đến 80-90% người tham gia 
điểm chỉ. Nhưng họ là người thi hành. Cách 
thức xây dựng hương ước theo kiểu từ trên 
xuống hiện nay đang làm cho hương ước 
mất đi giá trị, vì những quy định đó không 
gắn liền với quyền lợi và nhận thức trực 
tiếp của người dân. Thành thử, một công cụ 
mềm để quản lý làng xã rất hiệu quả đã bị 
xem nhẹ, bỏ qua” [7]. 
4. Cường hào làng xã 
Nông dân Việt Nam trải qua bao đời gắn bó 
với làng, với đất, sống nhờ vào ruộng đất; 
vì thế, họ thể hiện tình yêu làng, yêu quê 
hương. Tuy nhiên, người tiểu nông có tâm 
lý của người sản xuất nhỏ, không thích 
người khác giống mình; có tâm lý bè phái. 
Lợi dụng tâm lý đó, nhiều người trong bộ 
máy nhà nước tạo bè cánh để chi phối cơ 
quan. Về mặt kinh tế cũng như những mặt 
khác, ai kém hơn họ thì bị họ khinh thường, 
nạt nộ, ghét bỏ, ai bằng họ thì bị họ kèn 
cựa. Vì thế, ý niệm bình đẳng giữa người 
với người khó hình thành một cách thực sự. 
Mà không có bình đẳng thì không có dân 
chủ được. 
Người tiểu nông có tâm lý thích cào 
bằng, ghen ghét, không thích người khác 
hơn mình. Họ cho rằng “dại bầy hơn khôn 
lỏi”, “khôn độc không bằng dại đoàn”. Do 
vậy, họ không phát huy được sáng kiến. 
Người tiểu nông cũng có tâm lý đám đông, 
tâm lý a dua. Người có tâm lý đó thì thụ 
động, không cần phân biệt phải trái. Như 
vậy, tâm lý của người tiểu nông rất phức 
tạp, trong đó có tâm lý tích cực và tâm lý 
tiêu cực. Tâm lý tiêu cực hạn chế những 
mặt tốt của họ, là chỗ dựa cho thế lực 
cường hào ở làng xã và bị tầng lớp cường 
hào ở làng xã lợi dụng. 
Cường hào làng xã là những người có 
chức sắc trong làng và áp bức nông dân. Từ 
thế kỷ XVII trở đi, khi chế độ quân chủ 
khủng hoảng, dân phiêu tán nhiều nơi, làng 
xã tiêu điều, đói khổ vì chiến tranh, vì mất 
mùa đói kém, thì tầng lớp cường hào càng 
có điều kiện thao túng, lộng hành. Cường 
hào sinh ra do nguyên nhân khách quan. 
Nguyên nhân đó là ở chỗ, làng xã Việt Nam 
bị bao bọc xung quanh bởi lũy tre làng; 
kinh tế của làng xã là kinh tế tiểu nông 
khép kín; người dân trong làng xã thiếu 
thông tin, thiếu hiểu biết, gần như tách hẳn 
với thế giới bên ngoài; trong làng tồn tại 
các dòng họ, đẳng cấp; người đứng đầu 
dòng họ, kẻ mạnh thường lấn át, chi phối, 
thao túng, lộng hành trước kẻ yếu. Dần dần, 
cường hào trở thành một tệ nạn trong làng 
xã. Khi mà người nông dân sợ đụng chạm 
thì cường hào có thể bẻ ngược những chính 
sách của nhà nước theo hướng có lợi cho 
mình; người dân trong làng xã mất dần tính 
chất dân chủ. 
Tình trạng kéo bè, kéo cánh trong làng 
tạo điều kiện cho kẻ mạnh lũng đoạn dân 
làng. Bộ máy cai trị ở thôn quê được hình 
thành trên cơ sở hiệp thương, thỏa thuận 
giữa các phe cánh trong làng, chủ yếu xung 
quanh các dòng họ. Tính chất huyết tộc 
dòng họ làm cho việc điều hành của người 
cầm quyền khó khăn. Chủ trương chính 
sách của nhà nước lẽ ra cần được người dân 
bàn bạc, nhưng thực tế người dân hầu như 
không có quyền bàn bạc. Người dân không 
có dân chủ vì mọi việc do cường hào quyết 
định. Từ đây ta có thể thấy rằng lực lượng 
cản trở dân chủ ở nông thôn cả xưa và nay 
là cường hào làng xã. Trước kia có cường 
hào, nay cũng có cường hào, đó là cường 
hào mới. Muốn dân chủ hóa nông thôn thì 
phải xóa bỏ tệ nạn cường hào. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
 22 
5. Kết luận 
Xã hội nông thôn Việt Nam đang có nhiều 
thay đổi. Con người có thể ngồi ở làng 
nhưng biết rất nhiều chuyện của thế giới. 
Nhiều người cho rằng, văn hóa cổ truyền 
là vốn quý, cần phải giữ lại trong quá 
trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, 
ta cần phải cẩn trọng nhìn nhận xem nên 
giữ lại cái gì. Đặc điểm truyền thống nào 
không còn phù hợp nữa thì cũng không nên 
giữ lại. 
Nông thôn Việt Nam cần phải được phát 
triển theo xu hướng hiện đại, giống như các 
nước phát triển. Con đường phát triển của 
nông thôn là hiện đại hóa. Chúng ta đang 
tiến trên con đường ấy, nhưng sự nghiệp 
hiện đại hóa nông thôn vẫn chưa đạt được 
kết quả mong muốn. Để tạo đà cho sự phát 
triển của các vùng nông thôn, cần có 
phương thức quản lý phù hợp và nguồn lực 
xã hội. Con đường để phát triển làng xã là 
con đường lâu dài. 
Để xây dựng nông thôn mới hiện nay, 
chúng ta cần thủ tiêu cơ chế làng xã cũ, các 
mặt hạn chế của nó. Giải quyết một cách 
hài hoà mối quan hệ giữa nhà nước và làng 
xã là chìa khoá của sự phát triển nông thôn 
bền vững. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Alvin Toffler (1992), Làn sóng thứ ba, Nxb 
Thông tin lý luận, Hà Nội. 
[2] Các Mác (1976), Những hình thức có trước 
sản xuất tư bản chủ nghĩa, Nxb Sự thật, 
Hà Nội. 
[3] Quốc Sử quán triều Hậu Lê (1998), Đại Việt sử 
ký toàn thư, t.1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[4] Quốc Sử quán triều Nguyễn (1908), Quốc triều 
chính biên toát yếu, q.2, Nxb Đại học Tổng 
hợp, Hà Nội. 
[5] Quốc Sử quán triều Nguyễn (1957), Việt sử 
thông giám cương mục tiền biên, t.1, Nxb Văn 
Sử Địa, Hà Nội. 
[6] Tân Phong (1945), “Việc chính trị ở thôn quê”, 
Đặc san Thanh Nghị, số 100-104. 
[7]  
32029402-van-hoa-lang-xa-viet-nam-trong-
thoi-hien-dai.html

File đính kèm:

  • pdfthach_thuc_doi_voi_su_phat_trien_lang_xa_viet_nam_hien_nay.pdf