Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế

Cùng với vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào các dân

tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm người Ta Ôi, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều là

vô số hiểm họa đang tiềm ẩn trong tương lai nòi giống của hàng chục nghìn gia

đình tại các cộng đồng dân cư này. Trong khi nguồn nhân lực luôn là nhân tố quan

trọng hàng đầu của sự phát triển xã hội thì thật đáng lo ngại khi một phần chủ nhân

tương lai của các dân tộc thiểu số nơi đây lại mang trong người tình trạng suy dinh

dưỡng, thể trạng còi cọc, thiểu năng trí tuệ, những mầm bệnh bẩm sinh do nguyên

nhân tảo hôn và hôn nhân cận huyết mang đến. Vì vậy, tập quán tảo hôn và hôn

nhân cận huyết thống là một vấn nạn lớn của xã hội, một trở ngại lớn đối với sự

phát triển bền vững ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Thừa Thiên

Huế nói riêng và cả nước nói chung. Để góp phần giải quyết vấn nạn nêu trên, bài

viết này tập trung làm rõ khái niệm, nêu lên thực trạng, phân tích những nguyên

nhân, hệ quả và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết nạn tảo hôn và hôn nhân cận

huyết thống ở đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế.

pdf 10 trang kimcuc 4700
Bạn đang xem tài liệu "Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế
96 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
* Trường Đại học Khoa học Huế. 
TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
Ở CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
 Nguyễn Văn Mạnh*
Cùng với vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào các dân 
tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm người Ta Ôi, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều là 
vô số hiểm họa đang tiềm ẩn trong tương lai nòi giống của hàng chục nghìn gia 
đình tại các cộng đồng dân cư này. Trong khi nguồn nhân lực luôn là nhân tố quan 
trọng hàng đầu của sự phát triển xã hội thì thật đáng lo ngại khi một phần chủ nhân 
tương lai của các dân tộc thiểu số nơi đây lại mang trong người tình trạng suy dinh 
dưỡng, thể trạng còi cọc, thiểu năng trí tuệ, những mầm bệnh bẩm sinh do nguyên 
nhân tảo hôn và hôn nhân cận huyết mang đến. Vì vậy, tập quán tảo hôn và hôn 
nhân cận huyết thống là một vấn nạn lớn của xã hội, một trở ngại lớn đối với sự 
phát triển bền vững ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Thừa Thiên 
Huế nói riêng và cả nước nói chung. Để góp phần giải quyết vấn nạn nêu trên, bài 
viết này tập trung làm rõ khái niệm, nêu lên thực trạng, phân tích những nguyên 
nhân, hệ quả và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết nạn tảo hôn và hôn nhân cận 
huyết thống ở đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Khái niệm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Từ góc độ pháp luật, tảo hôn là hiện tượng kết hôn của hai người nam và 
nữ khi họ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, luật pháp 
mỗi quốc gia lại quy định về tuổi kết hôn khác nhau. Ở Anh độ tuổi kết hôn 
đối với cả nam lẫn nữ theo pháp luật là từ 16 tuổi trở lên và cấm kết hôn giữa 
những người họ hàng trong phạm vi 4 đời. Còn ở Pháp tuổi kết hôn được pháp 
luật quy định đối với nam là 18 và với nữ là 16 tuổi, đồng thời pháp luật cũng 
cấm những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau.
Pháp luật Việt Nam coi tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả 
hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.(1) Căn cứ vào sự phát triển 
tâm sinh lý của con người, vào các điều kiện kinh tế-xã hội, Điều 9, Luật Hôn nhân 
và Gia đình Việt Nam, năm 2000 quy định: tuổi kết hôn đối với nam là 20 và đối 
với nữ là 18, đồng thời cấm kết hôn giữa những người họ hàng trong phạm vi 3 đời.
Như vậy, tảo hôn có thể hiểu theo các nghĩa sau:
- Thứ nhất, tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng có đăng ký kết hôn nhưng 
một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật.
KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
97Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
- Thứ hai, tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng không đăng ký kết hôn và 
một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật.
Những hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm quy định của 
pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 87/2001 NĐ-CP về xử lý hành 
chính, hoặc quy định tại Điều 148, Bộ Luật Hình sự năm 1999 về truy cứu trách 
nhiệm xử lý hình sự.
Còn hôn nhân cận huyết thống có nghĩa là những cặp vợ chồng kết hôn giữa 
những người có quan hệ họ hàng. Ở nước ta, theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, cấm kết hôn “giữa những người cùng dòng 
máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời ”. Và theo quy định 
tại Khoản 13, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, phần giải thích từ ngữ 
quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc 
sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng 
mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là 
đời thứ ba”. Những trường hợp hôn nhân này không chỉ vi phạm thuần phong mỹ 
tục, đạo đức truyền thống, phong tục của ông cha ta, mà còn ảnh hưởng đến sự phát 
triển lành mạnh của các thế hệ con cháu sau này, tiềm ẩn nguy cơ sinh ra những 
đứa trẻ bệnh tật, dị tật, suy thoái nòi giống.
 2. Thực trạng nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào các 
dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế
Ở Thừa Thiên Huế về cơ bản có 3 dân tộc thiểu số chính là Ta Ôi (bao gồm cả 
nhóm Pa Cô), Cơ Tu, Bru-Vân Kiều và một số ít đồng bào tộc người thiểu số khác, 
như Hoa, Tày, Ngái, Mường... sinh sống. Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2015 là 
1.143.572 người;(2) trong đó dân tộc Ta Ôi có 29.558 người, chiếm 2,59%; dân tộc 
Cơ Tu có 12.178 người, chiếm 1,06%; dân tộc Bru-Vân Kiều có 783 người, chiếm 
0,068%; dân tộc Hoa có 390 người, chiếm 0,034%; dân tộc Tày có 178 người, 
chiếm 0,016%; dân tộc Ngái có 96 người, chiếm 0,009%; dân tộc Mường có 89 
người, chiếm 0,008% dân số.(3)
Hiện nay, vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào các dân 
tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế còn diễn biến khá phức tạp. Nạn tảo hôn, nhất là 
tảo hôn đối với nữ và hôn nhân cận huyết thống, chủ yếu hình thức hôn nhân con 
cô con cậu (theo quan niệm hôn nhân trả lễ) ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số 
còn diễn ra phổ biến. Theo số liệu của Ban Dân số-Kế hoạch hóa gia đình huyện A 
Lưới, các cuộc tảo hôn ở đồng bào Ta Ôi (bao gồm Pa Cô), và Bru-Vân Kiều còn 
diễn ra khá phức tạp: Năm 2009 có 39 trường hợp; năm 2010 có 52 trường hợp; 
năm 2011 có 43 trường hợp; năm 2012 có 51 trường hợp; năm 2013 có 43 trường 
hợp; năm 2014 có 33 trường hợp; năm 2015 có 32 trường hợp (Bảng 1). 
98 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
Bảng 1: Số liệu các cặp vợ chồng tảo hôn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên 
Huế (2009-2015)
TT Đơn vị
Số cặp tảo hôn qua các năm
Tổng 
cộng2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015
Tổng TH Nữ
TH 
Nam
1 Thị trấn A Lưới 1 3 1 2 0 1 0 0 0 8
2 Hồng Bắc 5 9 5 5 7 2 2 1 1 35
3 Hồng Kim 1 5 3 2 1 5 5 4 1 22
4 Bắc Sơn 3 2 0 0 1 0 1 1 0 7
5 Hồng Trung 2 2 2 2 0 0 4 3 1 12
6 Hồng vân 1 3 4 5 3 1 2 1 1 19
7 Hồng Thủy 5 2 6 2 1 1 0 0 0 17
8 Hồng Hạ 4 5 1 6 10 3 3 0 3 32
9 Hương Nguyên 2 1 4 2 2 3 2 2 0 16
10 Sơn Thủy 0 1 0 1 0 0 0 0 0 2
11 A Ngo 2 1 2 1 0 4 0 0 10
12 Hồng Quảng 0 0 0 1 3 1 2 2 0 7
13 Nhâm 0 0 2 1 3 2 2 2 0 10
14 Hồng Thái 3 5 4 4 0 1 0 0 17
15 Hồng Thượng 4 3 1 1 2 1 5 3 2 17
16 Đông Sơn 1 3 2 5 4 3 1 1 0 19
17 Hương Lâm 0 0 2 3 3 3 2 2 0 13
18 A Đớt 5 7 2 5 1 1 1 0 1 22
19 A Roàng 0 0 2 3 2 1 0 0 0 8
Toàn huyện 39 52 43 51 43 33 32 22 10 293
Còn vấn nạn hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A 
Lưới trong những năm qua vẫn tiếp tục diễn ra, như năm 2011 có 4 trường hợp; năm 
2012 có 2 trường hợp; năm 2013 có 2; năm 2014 có 1; năm 2015 có 2 trường hợp.(4)
Bảng 2: Số liệu các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống ở huyện A Lưới
TT Xã Số cặp hôn nhân cận huyết thống Thời gian kết hôn Quan hệ cận huyết thống
1 Hồng Vân 1 2011 Con cô con cậu
2 Hồng Hạ 1 2011 Con cô con cậu
3 Hương Nguyên 1 2011 Con cậu con dì 
4 Hương Nguyên 1 2012 Con cậu con dì 
5 Đông Sơn 1 2013 Con cô con cậu
6 A Đớt 1 2011 Con cô con cậu
7 A Đớt 1 2012 Con cô con cậu
8 A Đớt 1 2013 Con cô con cậu
9 A Đớt 1 2014 Con cô con cậu
10 A Roàng 1 2015 Con cậu con dì 
11 Hồng Bắc 1 2015 Con cô con cậu
Toàn huyện 11
2011: 4; 2012: 2;
2013: 2; 2014: 1;
2015: 2
99Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
Bảng 3: Tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong tổng số các cặp vợ 
chồng kết hôn trong 5 năm (2009-2013) ở huyện A Lưới
TT Xã Tổng số các cặp kết hôn Tảo hôn
Hôn nhân cận 
huyết thống
Tỷ lệ tảo 
hôn (%)
Tỷ lệ cận huyết 
thống (%)
1 Thị trấn A Lưới 373 7 0 1,9 0,0
2 Hồng Bắc 109 31 1 28,4 0,9
3 Hồng Kim 92 12 0 13,0 0,0
4 Bắc Sơn 81 6 0 7,4 0,0
5 Hồng Trung 66 8 0 12,1 0,0
6 Hồng Vân 146 16 1 11,0 0,7
7 Hồng Thủy 86 16 0 18,6 0,0
8 Hồng Hạ 80 26 1 32,5 1,3
9 Hương Nguyên 54 11 2 20,4 3,7
10 Sơn Thủy 136 2 0 1,5 0,0
11 A ngo 164 6 0 3,7 0,0
12 Hồng Quảng 136 4 0 2,9 0,0
13 Nhâm 78 6 0 7,7 0,0
14 Hồng Thái 71 16 0 22,5 0,0
15 Hồng Thượng 96 11 0 11,5 0,0
16 Phú Vinh 54 0 0 0,0 0,0
17 Hương Phong 25 0 0 0,0 0,0
18 Đông Sơn 54 15 1 27,8 1,9
19 Hương Lâm 103 8 0 7,8 0,0
20 A Đớt 104 20 3 19,2 2,9
21 A Roàng 135 7 1 5,2 0,7
 Toàn huyện 2.243 228 10 10,2 0,4
Ở huyện Nam Đông, theo số liệu của Ban Dân số-Kế hoạch hóa gia đình 
huyện, các cuộc tảo hôn chủ yếu ở đồng bào Cơ Tu cũng diễn ra khá phổ biến, với 
số liệu năm 2010 có 15 trường hợp; năm 2011 có 20 trường hợp; năm 2012 có 21 
trường hợp; năm 2013 có 8 trường hợp; năm 2014 có 10 trường hợp; năm 2015 có 
17 trường hợp. 
Bảng 4: Số liệu các cặp vợ chồng tảo hôn ở huyện Nam Đông (2010-2015)
Năm Đơn vị
TTKhe 
Tre
Hương 
Sơn
Thượng 
Nhật
Hương 
Giang
Hương 
Hữu
Thượng 
Long
Thượng 
Quảng
Phú 
Hòa
Phú 
Nam
Thượng 
Lộ
Hương 
Phú Tổng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)
2010
Tổng 1 1 2 1 1 4 5 0 0 0 0 15
TH 
Nữ 1 1 1 1 1 2 4 0 0 0 0 11
TH 
Nam 0 0 1 0 0 2 1 0 0 0 0 4
2011
Tổng 4 1 3 2 5 2 2 0 1 0 0 20
TH 
Nữ 2 1 2 1 3 1 1 0 1 0 0 12
TH 
Nam 2 0 1 1 2 2 0 0 0 0 0 8
2012
Tổng 0 4 1 0 5 6 3 2 0 0 0 21
TH 
Nữ 0 2 0 0 3 4 2 1 0 0 0 12
TH 
Nam 0 2 1 0 2 2 3 1 0 0 0 9
2013
Tổng 0 1 1 0 3 2 1 0 0 0 0 8
TH 
Nữ 0 0 0 0 3 2 1 0 0 0 0 6
TH 
Nam 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 2
100 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)
2014
Tổng 0 0 3 0 3 2 2 0 0 0 0 10
TH 
Nữ 0 0 2 0 2 0 1 0 0 0 0 5
TH 
Nam 0 0 1 0 1 2 1 0 0 0 0 5
2015
Tổng 0 1 1 1 3 9 0 0 0 1 1 17
TH 
Nữ 0 1 0 1 2 6 0 0 0 1 1 12
TH 
Nam 0 0 1 0 1 3 0 0 0 0 0 5
Nạn hôn nhân cận huyết thống ở người Cơ Tu huyện Nam Đông mặc dầu số 
lượng không nhiều, nhưng ở các bản làng vùng sâu vùng xa vẫn diễn ra. Năm 2010 
có 2 trường hợp; năm 2011 có 3; năm 2012 có 5; năm 2013 có 1; năm 2014 có 2 
trường hợp; năm 2015 không có trường hợp nào:
Bảng 5: Số liệu các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống ở huyện Nam 
Đông (2010-2015)
TT Đơn vị
Số cặp hôn nhân cận huyết thống qua các năm
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng Quan hệ CHT Tổng
Quan 
hệ CHT Tổng
Quan hệ 
CHT Tổng
Quan 
hệ CHT Tổng
Quan 
hệ CHT
1 Thương Nhật 2
Chú bác, 
cô cậu 1 Cô cậu 1 Cô cậu 1 Cô cậu
2 Thượng Long 2
Chú 
bác, cô 
cậu
1 Cô cậu
3 Hương Sơn 1 Cô cậu 1 Cô cậu
4 Hương Hữu 1 Cô cậu
5 Hương Giang 2
Chú bác, 
con cậu dì
Tổng 2 3 5 1 2
Như vậy, trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2015 trên địa bàn huyện A 
Lưới và Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận 
huyết thống vẫn còn diễn ra khá phức tạp, nhất là tảo hôn và chủ yếu tập trung tảo 
hôn nữ. Còn các cặp hôn nhân cận huyết thống mặc dầu số lượng không nhiều và 
có xu hướng ngày càng giảm, nhưng đâu đó ở đồng bào các dân tộc thiểu số nơi 
đây vẫn diễn ra với hiện tượng chủ yếu con cô con cậu, con cậu con dì, con chú con 
bác. Theo đó, chỉ tính riêng huyện A Lưới tỷ lệ tảo hôn toàn huyện trong 5 năm, 
từ 2009-2013 là 10,2%; và tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống toàn huyện trong năm 
năm, từ 2009-2013 là 0,4%. Đó là chưa kể đến số liệu do Ban Dân số và Kế hoạch 
hóa gia đình huyện thống kê không thể đầy đủ, vì rằng các cặp tảo hôn không được 
đăng ký kết hôn và vấn nạn hôn nhân cận huyết thống thường do cán bộ thôn/ bản 
báo cáo, nên hiện tượng bỏ sót các cặp tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống là điều 
dễ hiểu. Ngoài ra do chỉ tiêu/ tiêu chí cho việc xây dựng nông thôn mới/ thôn bản 
văn hóa, nên việc thống kê không đầy đủ số liệu các cặp vợ chồng tảo hôn và hôn 
101Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
nhân cận huyết thống cũng là điều dễ xảy ra. Số liệu các cặp tảo hôn và hôn nhân 
cận huyết thống tại các xã và số liệu của Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 
huyện có sự chênh lệch đáng kể; cụ thể: Xã Thượng Nhật huyện Nam Đông số liệu 
do cán bộ dân số xã cung cấp, các cặp tảo hôn, năm 2013: 5, 2014: 8, 2015: 6; còn 
số liệu của Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, xã Thượng Nhật: năm 2013: 1, 
2014: 3, 2015:1; tương tự như vậy ở xã Hồng Hạ huyện A Lưới, các cặp tảo hôn: 
2013: 11, 2015: 5; còn số liệu của Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, xã Hồng 
Hạ: 2013: 10, 2015: 3...
 3. Nguyên nhân nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào 
các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế
Vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn các dân tộc thiểu số 
vùng miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, như:
Thứ nhất, do ảnh hưởng nặng nề từ những quan niệm, tập tục lạc hậu, như 
tập tục tảo hôn, thách cưới, gả bán trong hôn nhân, hôn nhân anh em chồng, chị 
em vợ, hôn nhân con cô con cậu, con chú con bác.... Trong đó, tập tục tảo hôn như 
quan niệm sớm có nhân lực lao động, sớm có con cháu cho gia đình, hôn nhân anh 
em chồng, chị em vợ với quan niệm có trách nhiệm với con cháu, hôn nhân con cô 
con cậu, con chú con bác với quan niệm để trả lễ/ lưu giữ tài sản không mang của 
cải sang gia đình khác...
Thứ hai, do đây là vùng kinh tế khó khăn, thiếu công ăn việc làm, hoạt động 
kinh tế chủ yếu là nương rẫy nên có nhiều thời gian nhàn rỗi dẫn đến yêu đương 
sớm và kết hôn sớm. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng tảo hôn. 
Theo số liệu của Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình huyện Nam Đông, từ 2010-
2015, có 91 cặp tảo hôn; trong đó có 12 cặp do mang thai trước, chiếm 13,1%.
Thứ ba, do tình trạng lơi lỏng pháp luật, các chế tài xử phạt vi phạm hôn 
nhân chưa đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết 
thống. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền vận động người dân về vấn nạn tảo 
hôn và hôn nhân cận huyết thống tiến hành không thường xuyên và thiếu hiệu quả. 
Theo số liệu điều tra của chúng tôi, có đến 69% thanh thiếu niên là con em đồng 
bào dân tộc Ta Ôi, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều ở tỉnh Thừa Thiên Huế không trả lời đúng 
số tuổi được pháp luật cho phép kết hôn. 
Thứ tư, sự phối hợp để ngăn ngừa vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết 
thống giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể, 
như tư pháp, văn hóa, trung tâm dân số, phụ nữ, thanh niên chưa chặt chẽ, không 
thường xuyên và chậm trễ trong việc cập nhật thông tin về tình hình tảo hôn và hôn 
nhân cận huyết thống; ví như ở tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù đã cuối năm 2016 
nhưng báo cáo chỉ mới thống kê đến năm 2015. Theo đó hầu hết các cặp tảo hôn 
đều tổ chức lễ cưới xong cho đến khi sinh con, đi làm giấy khai sinh cho con, chính 
102 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
quyền địa phương mới nắm được thông tin, sau đó tiến hành cử cán bộ về tuyên 
truyền, nhắc nhở. Điều đó cho thấy sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương 
đối với các trường hợp tảo hôn chưa mạnh và thiếu kiên quyết. Nhiều chính quyền 
thôn bản, xã tỏ ra lúng túng, thiếu biện pháp xử lý hữu hiệu khi có các cặp vợ 
chồng tảo hôn hay biết rõ có hôn nhân cận huyết thống. 
 4. Hệ quả của hôn nhân tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng 
bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế
Tảo hôn được coi là vấn nạn “chiếm đoạt tuổi thơ” gây ra hậu quả to lớn về 
sức khỏe của các cặp vợ chồng, như ảnh hưởng đến thể chất, tâm sinh lý, nhất là 
các em gái, khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện,(5) việc 
quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát 
triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, 
làm suy kiệt sức khỏe cả bố mẹ và con cái. Theo nhà báo Trịnh Bá Đinh, người có 
nhiều năm kinh nghiệm về điều tra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống 
“Khoa học quy định từ 18 đến 20 tuổi, nam nữ lúc đó mới tới tuổi trưởng thành, 
thể chất mới phát triển đầy đủ về hình thể, não bộ, tất cả tâm sinh lý mới ổn định 
được. Đã có một thống kê rất chi tiết cho biết, các trường hợp sinh dưới 19 tuổi 
so với những người sinh trên 20 tuổi, tỷ lệ cân nặng của các em bé dưới 2,5kg cao 
hơn, hay sức khỏe của các bà mẹ dưới 19 tuổi bao giờ cũng thấp hơn 33% so với 
những người sinh trên 20 tuổi. Chưa kể, con của người sinh dưới 19 tuổi bao giờ 
cũng rất còi cọc, và tỷ lệ tử vong của các bà mẹ tảo hôn trong quá trình thai sản 
bao giờ cũng cao gấp 4 lần những người phụ nữ trên 20 tuổi. Khi xây dựng luật 
hôn nhân và gia đình, nước ta cũng dựa trên cơ sở khoa học này”.(6) Qua điều tra 
thực tế tại một số thôn/ bản vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên 
Huế cho thấy, con cái của các cặp tảo hôn bị suy dinh dưỡng, thể trạng còi cọc, và 
có trường hợp phụ nữ sau khi sinh đau ốm triền miên.
Tiếp đến, tình trạng tảo hôn sẽ đẩy gia đình và xã hội đến một số khó khăn như: 
Thứ nhất, với gia đình, sau khi lấy nhau, hầu hết các cặp đôi vợ chồng này 
thường chưa thể sống tự lập vì tuổi còn nhỏ, theo pháp luật, họ còn chưa có năng 
lực hành vi dân sự đầy đủ để tự lo/ độc lập chịu trách nhiệm cuộc sống gia đình. 
Những trường hợp được bố mẹ tách ra ở riêng thường gặp rất nhiều khó khăn trong 
cuộc sống do chưa có kinh nghiệm về phát triển kinh tế, xây dựng gia đình. Đa phần 
trường hợp tảo hôn đều không có giấy đăng ký kết hôn, nên có tranh chấp xảy ra sẽ 
rất khó xét xử vì không có căn cứ chứng minh việc kết hôn giữa các cặp vợ chồng. 
Thứ hai, với xã hội, khi những cặp vợ chồng này sinh con, do còn trẻ, chưa 
có nhiều kinh nghiệm/ kiến thức về cuộc sống, nên những đứa trẻ được sinh ra khó 
có thể phát triển một cách toàn diện bởi không được chăm sóc đầy đủ, không được 
dạy dỗ, học hành tử tế. Những đứa trẻ này sẽ rất dễ đi theo “vết xe đổ” của cha mẹ, 
103Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
không những tạo thêm nhiều sức ép về chất lượng dân số cho xã hội, mà còn gây 
nên những khó khăn trong công tác quản lý dân số, trong quá trình thực hiện các 
chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.
Đối với các trường hợp hôn nhân cận huyết thống, khi sinh con sẽ bị mắc 
các chứng bệnh như bạch tạng, mù màu, da vảy cá, đặc biệt phổ biến là bệnh tan 
máu bẩm sinh, y học gọi là bệnh Thalassemia.(7) TS Dương Bá Trực, Trưởng khoa 
Huyết học di truyền, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: “Những đứa trẻ sinh ra từ 
các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền 
do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Bệnh tan máu bẩm sinh là một ví dụ, trẻ có 
thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao. Thực tế y học 
đã chứng minh hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gen lặn bệnh lý tương 
đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả là dù khoẻ mạnh, họ vẫn 
có thể sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu (không phân biệt được 
màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh 
(Thalassemia) mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời”.(8) Như vậy, về lâu dài 
hậu quả do hôn nhân cận huyết thống gây ra sẽ làm suy thoái nòi giống, giảm chất 
lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Ngoài ra, tiếp cận theo xu thế phát triển xã hội, hôn nhân cận huyết thống - 
một hình thức loạn luân, vốn đã được con người loại bỏ khi bước vào xã hội văn 
minh; vì vậy, sự tồn tại hình thức hôn nhân này, nói như Levi-Strauss, nó đã “làm 
cho con người không tách khỏi tự nhiên”(9) và lạc hậu, nghèo đói là tất yếu.
Đặc biệt, nếu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống kéo dài mà 
chính quyền địa phương không có biện pháp hữu hiệu, sẽ làm cho ý thức chấp hành 
pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế càng thấp. Ngoài 
ra, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của đồng bào dân tộc thiểu số 
nơi đây về lâu dài sẽ làm cho người dân không thể nào thoát ra được cái vòng luẩn 
quẩn: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống - Suy giảm nòi giống/ suy giảm chất 
lượng dân số - Năng suất lao động thấp/ kinh tế khó khăn, nghèo đói, lạc hậu - Tảo 
hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Làm thế nào để ngăn chặn đi đến xóa bỏ vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận 
huyết thống? Vấn đề đó không dễ có lời giải, nhưng vì tương lai nòi giống, vì chất 
lượng cuộc sống, chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực của đồng bào các 
dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, chúng ta 
không thể để vấn nạn đó mãi là căn bệnh nan y. Theo chúng tôi, giải pháp hữu hiệu 
nhất để chữa trị căn bệnh nan y đó là cần có sự tham gia của toàn thể xã hội, trong 
đó sự phối hợp, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa của chính quyền các cấp, các đoàn 
thể, tổ chức xã hội về Luật Hôn nhân và Gia đình, về chính sách dân số và kế hoach 
hóa gia đình. Đặc biệt, cần tăng cường nâng cao nhận thức để chuyển đổi hành vi 
cho thế hệ trẻ; đồng thời, tổ chức thực hiện tốt mô hình can thiệp giảm tình trạng 
104 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
tảo hôn, gắn trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc thực hiện các 
quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình để từng bước nâng cao chất lượng 
dân số, cải thiện sức khỏe cộng đồng. 
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, 
ngăn ngừa trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình đồng 
thời lồng ghép, kết hợp biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền 
về ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, như các văn bản pháp luật liên 
quan đến hôn nhân và gia đình; về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết 
thống; giới thiệu những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc trong hôn nhân...
Cuối cùng, cần tiến hành xây dựng các mô hình tiêu biểu/ điển hình ở cấp 
thôn, bản về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hàng năm 
nên sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
Tóm lại, vấn nạn tảo hôn đã cướp đi quyền được học, vui chơi, cướp đi sự 
trong trắng, vô tư của các em, nhất là các em gái, buộc họ phải sống trong sự chiếm 
đoạt cả về thể xác và tâm hồn, trong sự nghèo đói, ít hiểu biết với bao nguy cơ về 
sức khỏe. Cùng với nạn tảo hôn, tập quán hôn nhân cận huyết thống cũng đang 
ngấm ngầm dẫn đến những căn bệnh do xung đột gen gây nên. Việc tìm ra những 
nguyên nhân, hệ quả và các giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn tảo hôn và hôn nhân 
cận huyết thống vì vậy là việc làm cần thiết, cấp bách vì tương lai nòi giống của 
chúng ta, vì sự phát triển bền vững của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế 
nói riêng và cả nước ta nói chung. 
 N V M
CHÚ THÍCH
(1) Khoản 4, Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình, năm 2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
(2) Cục Thống kế Thừa Thiên Huế, 2016; Niêm giám thống kê 2015.
(3) Số liệu của Ban Dân tộc Thừa Thiến Huế năm 2015.
(4) Số liệu của Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình huyện A Lưới. 
(5) Như cây chưa đủ sinh trưởng để ra hoa kết trái.
(6) 
(7) Hôn nhân cận huyết thống thường biểu hiện ra kiểu hình ở dạng đồng hợp tử mang mầm bệnh 
của cả bố và mẹ ở con cái, còn không cận huyết thống chỉ tồn tại mầm bệnh ở gen nhưng 
không biểu hiện kiểu hình; ví dụ bố máu đông, mẹ máu không đông nếu không cận huyết, 
bệnh máu không đông chỉ tồn tại trong gen con, nhưng nếu cận huyết thống bệnh máu không 
đông sẽ tồn tại ở dạng kiểu hình đồng hợp tử và bệnh máu không đông sẽ trội lên ở con. 
(8) 
di-truyen-669.html 
(9) Levi-Strauss, 1996, tr. 114.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, 24/06/2016, 
giam-thieu-tao-hon-va-hon-nhan-can-huyet-thong.htm
105Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
2. Levi-Strauss (1996), Chủng tộc và lịch sử, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản, Hà Nội
3. Khuất Thu Hồng, 27/6/2015, “Gia đình và hôn nhân ở Việt Nam thay đổi như thế nào?”, 
dinh-va-hon-nhan-o-viet-nam-thay-doi-nhu-the-nao
3. Thu Hằng-Phan Hậu, “Tảo hôn thời hiện đại: Ngăn chặn suy giảm giống nòi”, 8/11/2015, http://
thanhnien.vn/gioi-tre/tao-hon-thoi-hien-dai-ngan-chan-suy-giam-giong-noi-635479.html
4. Nguyễn Huy Minh, 18/07/2016, “Gọi tên nỗi buồn nơi chân mây”, 
phong-su/goi-ten-noi-buon-noi-chan-may-573876.bld
5. Đỗ Ngọc Tấn (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm hôn nhân và gia đình các dân tộc 
H’mong Và Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Viện Khoa học Dân số Gia đình và Trẻ 
em, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Minh (2015), “Một số cách tiệp cận về hôn nhân gia đình”, TC Gia đình & giới, số 5.
7. Đ. Nguyệt, 24/06/2016, “Khó khăn trong giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, 
8. Nguyễn Thị Minh Phương (2007), Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối 
với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn Th S. Luật: 
60.38.30, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Tuấn Sinh, “Thế nào thì được coi là kết hôn cận huyết?”, 
nao-thi-duoc-coi-la-ket-hon-can-huyet-post124230.html 
TÓM TẮT 
Tảo hôn là hiện tượng kết hôn của hai người nam và nữ khi họ chưa đủ tuổi kết hôn theo 
quy định của pháp luật. Còn hôn nhân cận huyết thống là những cặp vợ chồng kết hôn có quan 
hệ họ hàng. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế về cơ bản có 3 tộc người thiểu số chính là Ta Ôi, Cơ Tu, Bru-
Vân Kiều. Hiện nay, vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở đồng bào các dân tộc thiểu 
số nơi đây còn diễn biến khá phức tạp, nhất là tảo hôn nữ. Còn hôn nhân cận huyết thống mặc 
dù số lượng không nhiều, nhưng ở đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây vẫn diễn ra với hiện 
tượng con cô con cậu, con cậu con dì, con chú con bác. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống 
nơi đây bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, như trình độ học vấn thấp, thời gian nhàn rỗi, hiểu biết 
pháp luật hạn chế... và hậu quả của nó hết sức nặng nề, nên cần tiến hành nhiều giải pháp đồng 
bộ và quyết liệt để ngặn chặn vấn nạn hôn nhân nói trên. 
ABSTRACT
CHILD MARRIAGE AND CONSANGUINEOUS MARRIAGE IN THE ETHNIC MINORITY 
COMMUNITIES IN THỪA THIÊN HUẾ PROVINCE
Child marriage is the informal union entered into by an individual before reaching the age 
of 18 as prescribed by law. Consanguineous marriage is a union between two individuals who are 
related as second cousins or closer. In Thừa Thiên Huế Province, there are basically three ethnic 
minorities: Ta Ôi, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều. Currently, problems of child marriages and consangui-
neous marriages of the ethnic minorities in the province are complicated, especially child brides. 
Although the number of consanguineous marriages within ethnic minorities is not much, they still 
occur. Child marriage and consanguineous marriage originate from many causes, such as low 
educational level, too much leisured time, and limited understanding of law... causing heavy con-
sequences. Thus, it is necessary to carry out comprehensive and drastic measures to stop the 
problem of the above types of marriage.

File đính kèm:

  • pdftao_hon_va_hon_nhan_can_huyet_thong_o_cac_dan_toc_thieu_so_t.pdf