Tài liệu Thiết kế may công nghiệp
. Đặc điểm kiểu mẫu
Đề xuất và chọn kiểu mẫu: đề xuất và chọn kiểu mẫu hợp thời trang cần
lưu ý:
- Nghiên cứu khuynh hướ ng mâu mốt trên thế giới ̃
- Khuynh hướng pha mẫu can chắp nguyên liệu
- Các khuynh hướng thời trang thường đi trước 1 bước để hướng dẫn
người tiêu dùng
- Họa sỹ sáng tác mẫu trên mẫu mỏng: hình dáng màu sắc thể hiện chất liệu
- Thành lập hội đồng duyệt mẫu: khi đánh giá mẫu căn cứ vào 2 tiêu
chuẩn sau:
+ Mẫu phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
+ Mẫu phải có tính kinh tế cao phù hợp với sản xuất công nghiệp (giá
thành sản phẩm, Thiết bị, tay nghề công nhân, khả năng quản lý về kỹ thuật, mặt
bằng SX ).
Mô hình của chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế: Đề xuất và chọn kiểu mẫu
– nghiên cứu mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật – thiết kế mẫu, chế thử mẫu, nhảy mẫu,
cắt mẫu cứng
Thiết kế mẫu là quá trình thiết kế bộ mẫu của sản phẩm dùng trong sản
xuất may công nghiệp, được thiết kế trên vật liệu mỏng, dai, mềm và ít biến
dạng. Đây là cơ sở để phục vụ cho quá trình sản xuất như mẫu cứng, mẫu may,
mẫu là
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Thiết kế may công nghiệp
1 Bài 1: THIẾT KẾ MẪU KHẢO SÁT Mục tiêu của bài: − Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật và mô tả được kiểu mẫu của sản phẩm cần thiết kế; − Xác định đầy đủ và chính xác các thông số, kích thước để thiết kế; − Trình bày được qui trình thiết kế mẫu công nghiệp; − Tính toán, thiết kế và cắt đầy đủ các chi tiết của sản phẩm đảm bảo hình dáng, kích thước theo tài liệu kỹ thuật (hoặc sản phẩm mẫu); − Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo định mức thời gian. 1. Đặc điểm kiểu mẫu Đề xuất và chọn kiểu mẫu: đề xuất và chọn kiểu mẫu hợp thời trang cần lưu ý: - Nghiên cứu khuynh hướng mâũ mốt trên thế giới - Khuynh hướng pha mẫu can chắp nguyên liệu - Các khuynh hướng thời trang thường đi trước 1 bước để hướng dẫn người tiêu dùng - Họa sỹ sáng tác mẫu trên mẫu mỏng: hình dáng màu sắc thể hiện chất liệu - Thành lập hội đồng duyệt mẫu: khi đánh giá mẫu căn cứ vào 2 tiêu chuẩn sau: + Mẫu phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng + Mẫu phải có tính kinh tế cao phù hợp với sản xuất công nghiệp (giá thành sản phẩm, Thiết bị, tay nghề công nhân, khả năng quản lý về kỹ thuật, mặt bằng SX). Mô hình của chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế: Đề xuất và chọn kiểu mẫu – nghiên cứu mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật – thiết kế mẫu, chế thử mẫu, nhảy mẫu, cắt mẫu cứng Thiết kế mẫu là quá trình thiết kế bộ mẫu của sản phẩm dùng trong sản xuất may công nghiệp, được thiết kế trên vật liệu mỏng, dai, mềm và ít biến dạng. Đây là cơ sở để phục vụ cho quá trình sản xuất như mẫu cứng, mẫu may, mẫu là Mẫu đã được hội đồng duyệt mẫu chấp nhận sẽ được cắt may hoàn chỉnh và đem quảng cáo để chào hàng tại thị trường tiêu thụ. Ở Việt nam, hiện nay các doanh nghiệp may chủ yếu gia công hàng cho nước ngoài, tỷ lệ hàng tự sản xuất và tiêu thụ (FOB) chiếm tỷ trọng rất thấp nên bước công việc này hầu như không có. 2 Mô hình chuẩn bị về thiết kế ở các doanh nghiệp may gia công như sau: 2. Xác điṇh thông số và các yêu cầu ky ̃thuâṭ: 2.1. Xác điṇh các thông số thiết kế: Để sản xuất các sản phẩm may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng phải căn cứ vào hệ thống cỡ số. Hệ thống cỡ số này chính là kết quả của quá trình khảo sát trên cơ thể nhiều người, nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng. Các cơ thể khác nhau có cỡ số khác nhau do điều kiện lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày khác nhau Vd: + Nếu cỡ số được kí hiệu bằng chữ số la mã thì là: S, M, L, XL, XXL. (cao dần) + Đối với sản phẩm áo sơ mi: cỡ số được tính theo số đo vòng cổ và được kí hiệu bằng số hoặc bằng chữ: bằng số: 37, 38, 39, (cm) Bằng chữ: S, M, L, + Đối với sản phẩm quần: cỡ số được tính theo số đo vòng bụng (đơn vị đo là inch) Bằng số: 27, 28, 29, 30, Bắng chữ: S, M, L, * Ý nghĩa của hệ cỡ số: - Cỡ số giúp cho người sử dụng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với vóc dáng của mình - Trong sản xuất may công nghiệp, cỡ số đóng vai trò quan trọng cho tính toán định lượng, định mức nghuyên liệu và giá thành sản phẩm 2.2. Các yêu cầu ky ̃thuâṭ: a. Tài liệu của khách hàng: Gồm: N/cứu mẫu C.bị KT T.kế mẫu Chế thử mẫu Nhảy mẫu Cắt mẫu cứng PX may lấy dấu, định hình Phòng G.sơ đồ PX cắt (cắt gọt) 3 - Sản phẩm mẫu - Mẫu gốc của sản phẩm - Bảng thông số của sản phẩm Tài liệu của khách hàng cung cấp phải đảm bảo chính xác, đồng bộ, thống nhất và đảm bảo thời gian. b. Yêu cầu khi thiết kế: Phải nghiên cứu kỹ kết cấu các chi tiết và từng đường may trong sản phẩm để tính toán lượng tiêu hao công nghệ khi thiết kế Mẫu thiết kế đảm bảo: - Đúng kiểu dáng của sản phẩm - Đúng yêu cầu kỹ thuật - Các kí hiệu trên mẫu phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, rõ ràng 3. Quy triǹh thiết kế mẫu: * Xác định thông số bán thành phẩm - Ý nghĩa + Là cơ sở để thiết kế mẫu + Xác định được lượng tiêu hao công nghệ trong quá trình gia công - Nguyên tắc: + Tính toán đầy đủ lượng tiêu hao công nghệ cho các chi tiết cho quá trình thiết kế mẫu so với bảng thông số thành phẩm + Thông số BTP được tính = thông số TP + số gia đường may + độ co nguyên liệu + độ cợp + độ xơ. + Chú ý: lượng tiêu hao công nghệ phụ thuộc vào nguyên liệu và phương pháp gia công - Tính độ dư trung bình: + Độ dư trung bình cho là, ép dựng: phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu, lực ép, nhiệt độ ép * Ví dụ: đối với sản phẩm áo sơmi độ dư trung bình Chân cổ, bản cổ = 0,4cm Bát tay = 0,3cm + Độ dư cợp trong quá trình may: dộ dư cợp trong qua trình may sau khi đã trừ tiêu hao đường may chuẩn đối với từng loại sản phẩm và từng vị trí đo cụ thể như sau: Vị trí đo Áo sơ mi nam Áo sơ mi nữ Áo sơ mi nữ có eo, Ghi chú 4 chiết ly Dào áo +0,2 +0,2 +0,2 Dài tay +0,3 +0,3 +0,3 Dài tay cộc +0,1 +0,1 +0,1 Vòng ngực +0,6 - 0,8 +0,6 - 0,8 +1,2 - 2,5 Vòng eo +0 – 0,6 +0 +0 Vòng gấu +0,6 – 0,8 +0,6 - 0,8 +0,8 - 1 Chân cầu vai + 0,3 + 0,3 +0,3 Đối với sản phẩm quần Vị trí đo Quần dài Quần sooc Ghi chú Dài dọc +0,6 - 1 +0,4 – 0,7 Khi có đường diễu 0,8 – 1,5 Dài dàng +0,4 – 0,7 +0,3 – 0,5 Khi có đường diễu 0,5 – 1,2 Vòng cạp + 0,6 - 1 +0,6 – 1 Vòng mông +0,8 - 1,2 +0,8 – 1,2 Vòng đùi +0,8 - 1,2 +0,8 – 1,2 Vòng gối +0,3 - 0,8 +0,3 – 0,8 Vòng gấu +0,3 - 0,6 +0,3 – 0,6 Lưu ý: độ co cợp đường may phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu và quá trình gia công. Đối với vải đặc biệt như vải len,vải xốp dày, hoặc dễ sổ tuột thì độ cợp sẽ lớn hơn. Chất liệu vải co giãn khi có tác động của đường may tính toán dựa vào kết quả chế thử của sản phẩm. * Dựng hình trên giấy mỏng - Căn cứ vào qui cách kỹ thuật, áp dụng nguyên tắc chung của việc chia cắt theo thiết kế, dùng bút chì dựng hình trên giấy mỏng có kèm theo sự phân tích, nhận xét về các điều kiện kỹ thuật như: độ thiên sợi, độ co giãn, hoa đối,... Khi tiến hành thiết kế, ta chọn thiết kế size trung bình của mã hàng và thiết kế chi tiết lớn trước, chi tiết nhỏ sau. - Kiểm tra xem toàn bộ thông số kích thước đã đảm bảo hay chưa, các đường lắp ráp có khớp không, độ gia có đảm bảo chưa, ... Có thể kiểm tra kỹ hơn hình dạng của thiết kế thông qua thao tác gập giấy: so sánh độ ăn khớp vai bằng cách gập đường chồm vai sau, so sánh độ ăn khớp sườn bằng cách gập chiết ly, so sánh độ ăn khớp tay bằng cách gập các xếp ly,... - Ghi đầy đủ các thông tin cần có trên mặt phải của rập: hướng canh sợi, vị trí canh sợi, tên mã hàng, tên size, tên chi tiết, số lượng chi tiết có trong sản phẩm. Cần lưu ý: việc ghi thông tin cần chính xác, rõ ràng, tránh gây hiểu lầm và làm đuổi chiều các chi tiết - Thiết kế thêm các rập hỗ trợ cho quá trình may như rập ủi, rập vẽ lại, rập may, ... nếu thấy cần. 5 4. Thiết kế bô ̣mẫu mỏng cỡ trung biǹh: 4.1. Nghiên cứu sản phẩm mẫu: 4.1.1. Nghiên cứu theo thi ̣hiếu người tiêu dùng: Nghiên cứu mẫu mốt trên toàn thế giới, các sử duṇg màu sắc, nguyên phu ̣liêụ theo phong tuc̣ tâp̣ quán của từng nước, tìm hiểu điều kiêṇ sử duṇg, điều kiêṇ điạ lý, kiểu dáng sản phẩm,... của từng quốc gia mà ta sắp tiến hành chào bán sản phẩm. 4.1.2. Nghiên cứu theo đơn đăṭ hàng: Nhâṇ đơn đăṭ hàng từ khách hàng kèm theo tài liêụ ky ̃thuâṭ, vì vâỵ viêc̣ nghiên cứu tài liêụ ky ̃thuâṭ phải đươc̣ tiến hành ky ̃ lưỡng, không đươc̣ sai sót. So sánh, đối chiếu về điều kiêṇ ky ̃ thuâṭ, phương tiêṇ thiết bi ̣ của xí nghiêp̣ để lên kế hoac̣h sản xuất từ khâu chuẩn bi ̣ nguyên phu ̣liêụ đến khâu hoàn tất. Thông thường viêc̣ nghiên cứu sản phẩm mâũ theo đơn đăṭ hàng đươc̣ tiến hành như sau: - Nghiên cứu trên mâũ chuẩn (mâũ hiêṇ vâṭ): + Sử duṇg nguyên phuc̣ liêụ gì, tính chất cơ lý của chúng. + Cần những thiết bi ̣sản xuất gì, khả năng đáp ứng của xí nghiêp̣, trình đô ̣ của công nhân. + Nghiên cứu cách ra râp̣ mâũ. 4.1.3. Nghiên cứu trên tài liêụ ky ̃thuâṭ: - Hình ve ̃mô tả mâũ, đăc̣ biêṭ là các chi tiết khuất - Bảng thông số kích thước bán thành phẩm và thành phẩm - Qui cách đo và các vi ̣trí đo cu ̣thể đối với từng chi tiết sản phẩm - Cách sử duṇg và điṇh mức nguyên phu ̣liêụ - Quy cách lắp ráp sản phẩm - Quy cách bao gói sản phẩm - Quy trình kiểm tra chất lươṇg sản phẩm. 4.1.4. Nghiên cứu trên bô ̣mâũ mềm của khách hàng: Trong nhiều trường hơp̣ khách hàng cung cấp bô ̣mâũ mềm thì ta có thể hoc̣ thêm về cách thiết kế mâũ, thông số kích thước, vi ̣trí các dấu bấm,... Nếu bô ̣mâũ mềm chỉ là môṭ bô ̣mâũ size trung bình và đươc̣ sắp xếp trên môṭ cuôṇ giấy dài thì ta có thể hoc̣ thêm phương pháp giác sơ đồ và điṇh mức vải cho phép,... Nếu khách hàng nhảy mâũ sẵn thì ta hoc̣ thêm về cách nhảy mâũ của ho.̣ 4.2. Thiết kế các chi tiết: - Thống kê toàn bô ̣số lươṇg chi tiết của sản phẩm - Xác điṇh vi ̣trí đo và thông số kích thước của sản phẩm. 6 - Ra râp̣ tất cả các chi tiết - Ra râp̣ phu ̣trơ:̣ râp̣ ủi, râp̣ thành phẩm, râp̣ chấm dấu,... - Quy trình may của sản phẩm, đăc̣ biêṭ là các thao tác may tiên tiến - Thời gian hoàn tất sản phẩm. 4.3. Kiểm tra, khớp các chi tiết: Kiểm tra xem toàn bộ thông số kích thước đã đảm bảo hay chưa, các đường lắp ráp có khớp không, độ gia có đảm bảo chưa, ... Có thể kiểm tra kỹ hơn hình dạng của thiết kế thông qua thao tác gập giấy: so sánh độ ăn khớp vai bằng cách gập đường chồm vai sau, so sánh độ ăn khớp sườn bằng cách gập chiết ly, so sánh độ ăn khớp tay bằng cách gập các xếp ly,... 5. Cắt các chi tiết: - Hoàn chỉnh rập mỏng. - Xác định đường may cho các đường chu vi chi tiết. Độ rộng đường may được căn cứ vào bảng thông số kích thước bán thành phẩm, vào bảng qui cách may và điều kiện trang thiết bị của xí nghiệp. - Định vị các dấu bấm, dấu dùi trên chi tiết. - Kiểm tra lại lần cuối các chi tiết về thông số kích thước, gia giảm cho độ co giãn, gia giảm cho cắt gọt, độ rộng đường may,... Đặc biệt, kiểm tra đầy đủ số lượng chi tiết. - Cắt rập mỏng ra khỏi giấy mỏng theo đúng đường may đã chừa để có được bộ mẫu mỏng, bán thành phẩm, size trung bình như mong muốn. - Lật mặt trái của chi tiết lớn nhất trong bộ rập, tiến hành lập bảng thống kê về bộ mẫu vừa ra. Cũng cần ghi thêm 1 bảng thống kê nữa, gửi cho trưởng phòng kỹ thuật để nơi đây có kế hoạch sử dụng bộ mẫu. Lưu ý: với những mẫu thiết kế có sử dụng vải sọc, ca-rô thì phải tiến hành thiết kế canh sọc cho chi tiết. Tuy nhiên, rất khó có thể đảm bảo được độ an toàn sọc cho chi tiết khi cắt vải. Vì vậy, người ta thường làm thêm thao tác dong mẫu hay dương mẫu: chừa thêm khoảng 1đến 2 cm xung quanh chu vi chi tiết để đến khi may, cắt gọt lại phần vải thừa sau khi đã canh sọc cho các chi tiết thật chính xác. - Tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng về canh sợi cũng như các yêu cầu kỹ thuật khác khi cắt. 7 Bài 2: KHẢO SÁT, HIỆU CHỈNH MẪU VÀ THIẾT KẾ MẪU CHUẨN Mục tiêu của bài: − Trình bày được khái niệm, mục đích của quá trình khảo sát và hiệu chỉnh mẫu; − Cắt đầy đủ các chi tiết đúng canh sợi để may khảo sát; − May hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo hình dáng, kích thước đúng thông số kỹ thuật và sản phẩm mẫu; − Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh được mẫu đảm bảo chính xác theo sản phẩm mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; − Thống kê đủ những thông số cần hiệu chỉnh; − Thiết kế được bộ mẫu chuẩn đảm bảo thông số kích thước và tiêu chuẩn kỹ thuật; − Tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn và định mức thời gian. 1. Khái niêṃ quá triǹh khảo sát: Là quá trình may mẫu (mâũ khảo sát) để kiểm chứng quá trình thiết kế nhằm đảm bảo sản phẩm mẫu sau khi gia công xong đạt được những chỉ tiêu cụ thể về thông số, kích thước, tiêu chuẩn đường may, phương pháp may và tiêu chuẩn về VSCN. Mẫu đối là một sản phẩm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng đưa ra đã được thể hiện qua văn bản kỹ thuật 2. Muc̣ đích: + Mẫu đối là tiếng nói chung giữa nhà sản xuất và khách hàng về yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm + Là vật mẫu để đối chứng về yêu cầu kỹ thuật giữa khách hàng với các doanh nghiệp sản xuất, giữa chuẩn bị sản xuất và sản xuất + Mẫu đối là sản phẩm để mô tả đặc điểm hình dáng, yêu cầu các đường may và các thiết bị dùng để gia công sản phẩm đó + Là cơ sở để thiết kế dây chuyền may nhằm tăng năng xuất lao động và ổn định về chất lượng + Sản phẩm mẫu kết hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật giúp kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ và chính xác + Là sản phẩm giúp cho việc thống nhất các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật của một mã hàng + Mẫu đối giúp cho việc hiểu đúng và thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật 3. Các bước may khảo sát sản phẩm 8 3.1 Cắt bán thành phẩm + BTP được cắt từ mẫu thiết kế của cỡ trung bình + NPL đầy đủ, đồng bộ, đúng yêu cầu + Thiết bị may đáp ứng được về phương pháp gia công và yêu cầu kỹ thuật của mã hàng của mẫu BTP, bảng màu và tiêu chuẩn kỹ thuật + Người may mẫu phải có tay nghề cao, có khả năng nghiên cứu, đọc hiểu và nắm vững tài liệu kỹ thuật, quy trình sản xuất 3.2 May lắp ráp sản phẩm + Khi nhận được mẫu phải kiểm tra toàn bộ về quy cách may sản phẩm, kí hiệu và số lượng chi tiết + Phải tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng về hướng canh sợi, các yêu cầu kỹ thuật ghi trên mẫu + Trong khi may thử, phải vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn để xác định chính xác sự ăn khớp giữa các bộ phận + Phải nắm vững yêu cầu kỹ thuật, quy cách lắp ráp từ đó vận dụng để may đúng với điều kiện hiện có của xí nghiệp + Khi phát hiện có bất kỳ vấn đề nào bất hợp lý trong khi lắp ráp hoặc chi tiết bị thừa, bị thiếu phải báo cáo với người thiết kế mẫu để họ trực tiếp xem xét và chỉnh mẫu, không được phép sửa mẫu khi chưa có sự thống nhất của người thiết kế + Trường hợp giữa mẫu chuẩn và tiêu chuẩn có mâu thuẩn ở mức độ thì căn cứ theo tiêu chuẩn. Nếu có sự khác biệt lớn phải báo cái với phụ trách đơn vị để họ làm việc cụ thể với khách hàng về việc thay đổi quy cách đường may, quy trình lắp ráp + May mẫu xong phải xác định điểm bất hợp lý để báo cáo cho người ra mẫu xem xét và chỉnh lý 4. Kiểm tra, đánh giá và hiêụ chỉnh mẫu mỏng 4.1. Kiểm tra, đánh giá 9 Sau khi may mẫu xong, người may mẫu phải tổng hợp các phát sinh, thông báo với bộ phận thiết kế mẫu để xem xét và điều chỉnh cho phù hợp: - Trao đổi với các bộ phận liên quan nhằm rà soát lại toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật cũng như thông số trong tài liệu kỹ thuật để thống nhất với nhau - Sau khi kiểm tra tài liệu kỹ thuật, áo mẫu, mẫu giấy để thông báo cho khách hàng về các vấn đề: + Sự không hợp lý về thông số + Độ khớp các chi tiết khi lắp ráp sản phẩm ở lần ngoài, lần lót, lần dựng + Sự không phù hợp các đường may trong kết cấu sản phẩm - Ghi lại qui trình may và những lưu ý cần thiết để làm tài liệu tham khảo cho các bộ phận sản xuất. 4.2. Hiêụ chỉnh mẫu mỏng Nếu sau khi chế thử, mẫu mỏng chưa đạt yêu cầu, cần xem xét nguyên nhân chưa đạt để tiến hành thiết kế lại. Lúc này, qu ... iữa các cỡ vóc liên tiếp nhau (thông qua bảng thông số kích thước của mã hàng). o Cấu trúc chia cắt của thiết kế. + Hướng dịch chuyển của các điểm chuẩn: chủ yếu dựa theo 2 trục chuẩn: ngang – x (nhảy cỡ) và dọc – y (nhảy vóc). o Căn cứ theo 2 trục, ta di chuyển các điểm chuẩn. o 2 trục này thường trùng với 2 trục chính của thiết kế. o Các điểm chuẩn có thể dịch chuyển theo 1 hướng dọc hay ngang hoặc có thể di chuyển theo cả 2 hướng (đường chéo hình chữ nhật). 3. Các nguyên tắc nhảy mẫu: - Để tiến hành nhảy mẫu, ta cần có một mẫu chuẩn (thường là size trung bình và đã được duyệt mẫu). Trên mẫu chuẩn này, người ta lại phải xác định thêm các điểm quan trọng (còn gọi là điểm chuẩn) và sự thay đổi của chúng như thế nào (cự ly dịch chuyển, hướng dịch chuyển, hình dáng dịch chuyển của các 12 đường) sau khi nhảy mẫu. - Việc xác định số lượng mẫu rập cần có đối với từng chi tiết sau khi nhảy mẫu phụ thuộc vào yêu cầu của từng mã hàng và ta có thể biết chính xác điều này thông qua bảng sản lượng hàng hay bảng thông số kích thước. - Nhờ những thiết bị vi tính hiện đại và chuyên dụng, người ta có thể tiến hành nhảy mẫu theo bất kỳ phương pháp nào cho các loại sản phẩm may. 4. Các yêu cầu kỹ thuật khi nhảy mẫu: 5.Các phương pháp nhảy mẫu: 5.1.Nhảy mẫu theo phương pháp tia (phương pháp liên kết tọa độ cực): Theo phương pháp này, cần xác định trước những điểm gọi là cực như điểm A hoặc D trong ví dụ dưới đây. Từ đó, kẻ những đường thẳng (các tia) như AB hoặc DG và ghi chú trên những đường đó những trị số khoảng cách của từng size để có được các điểm như E’, G’, H’,... Nối tiếp các điểm E’, G’, H’, I’, J’,... ta sẽ có hình dạng của mẫu mới. 5.2.Nhảy mẫu theo phương pháp ghép nhóm (phương thức phối hợp): nhảy mẫu nhiều nhóm size cùng lúc. Giả sử bạn có 3 nhóm size như sau: Nhóm I (gồm 3 size 34, 46,38), nhóm II ( gồm 3 size 40,42,44) và nhóm III ( gồm size 46). Ta sẽ tiến hành nhảy mẫu theo phương pháp ghép nhóm size như sau: Mỗi điễm chuẩn A, B, C trên hình được di chuyển theo cách như sau: - Dịch chuyển điểm A theo chiều dọc với một giá trị gọi là bước nhảy (độ chênh lệch về khoảng cách của 1 điểm chuẩn giữa 2 nhóm liên tiếp nhau đã tính toán trước qua bảng thông số kích thước và công thức thiết kế) - Với các điểm B và C cũng làm như vậy, ta thực hiện liên tiếp việc di chuyển theo chiều dọc rồi theo chiều ngang theo bước nhảy đã tính toán trước. Nối những điểm đã có được (A’, B’, C’) với điểm ban đầu (A, B, C) thành những đường nối giữa các thân để thấy được sự tương quan giữa chúng. Tiếp theo, ta cần xác định thêm vị trí của các cỡ trong nhóm bằng cách chia đoạn trên các đường thẳng vừa kẻ. Nối các điểm A’, B’, C’ và A”, B”, C” bằng các đường đồng dạng với mẫu chuẩn. 5.3.Nhảy mẫu theo phương pháp tỷ lệ (nhảy mẫu định hướng): Phương pháp này cho phép ta tiến hành nhảy mẫu các điểm chuẩn trên chi tiết theo hướng đã được xác định trước để có được kết quả nhảy mẫu là các chi tiết của các size khác nhau không chồng chéo lên nhau, tiện lợi cho công tác sang mẫu cứng sau này. Phương pháp này đòi hỏi người thiết kế cần biết cách xác định hướng dịch chuyển của các điểm chuẩn. Chúng thường là đường vuông góc tưởng tượng với 1 đường chu vi mà bạn chọn giữa 2 đường chu vi lân cận của 1 điểm chuẩn. Việc xác định cự ly dịch chuyển ở một 13 điểm nhảy trong trường hợp này khá phức tạp do chúng có liên quan đến nhiều điểm chuẩn khác nhau trong cùng một bộ rập. 5.4. Nhảy mẫu theo phương pháp công thức thiết kế: Nhảy mẫu theo hệ trục tọa độ (nhảy mẫu theo khoảng cách) Với phương pháp này, ta cần xác định trước các trục chính mà các điểm chuẩn cần dịch chuyển và cự ly dịch chuyển ở các điểm chuẩn. Do các mẫu rập được xét đến như một vật thể 2D (nghĩa là người ta chỉ xem xét đến rập may với các thông số về chiều rộng, chiều dài chứ không quan tâm đến chiều cao) nên các trục chuẩn ở đây sẽ là 2 trục x, y. Dưới đây là hình vẽ mô tả các hướng dịch chuyển mà các điểm chuẩn sẽ phải dịch chuyển trong phương pháp nhảy mẫu theo hệ tọa độ. A B C D E Thân trước A B1 C1 D1 E1 C2 B2 D2 E2 A B1 C1 C1 C2 B2 14 * Các bước tiến hành nhảy mẫu - Bước 1: Đọc bảng thông số kích thước và phân tích trước các yêu cầu của mã hàng. Đồng thời tính toán trước độ chênh lệch về thông số kích thước (độ biến thiên) giữa các cỡ vóc liên tiếp nhau (đặc biệt là những thông số kích thước đột biến) – tạm gọi là ∆. - Bước 2: Căn cứ vào bảng thông số kích thước và công thức thiết kế để tìm cự ly dịch chuyển cụ thể của các điểm chuẩn – tạm gọi là δ. - Bước 3: Dựa vào bảng thông số kích thước và công thức thiết kế đã biết, thiết kế một bộ mẫu cỡ trung bình. Kiểm tra lại bộ mẫu vừa thiết kế: sự ăn khớp của các đường lắp ráp, độ co giãn, yêu cầu về đối sọc, trùng sọc, độ gia đường may... - Bước 4: Tiến hành nhảy mẫu ở các điểm chuẩn, thông thường người ta tiến hành nhảy cỡ trước, nhảy vóc sau (thực chất là thao tác xác định các vị trí dịch chuyển mới của từng điểm chuẩn). - Bước 5: Nối các điểm đã được dịch chuyển theo dáng của mẫu chuẩn. - Bước 6: Kiểm tra toàn diện các bộ mẫu vừa ra. - Bước 7: Lập bảng thống kê và ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu vừa ra. * Lưu ý: Trường hợp sản phẩm có nhiều dạng découpe: rất khó để xác định chính xác các điểm chuẩn, cự ly dịch chuyển và hướng dịch chuyển của chúng. Vì vậy, người ta thường xử lý nhảy mẫu đơn giản hơn bằng cách ghép các chi tiết decoupe lại với nhau như chưa hề cắt ra. Tiến hành nhảy mẫu chi tiết ghép bình thường như đã biết. Sau khi kiểm tra thấy đạt yêu cầu, tách rập ra và thêm đường may. * Ví dụ cụ thể về nhảy mẫu 1 chi tiết thân trước áo sơ mi nam: Tính ∆: Giả sử ta có các độ chênh lệch về thông số kích thước giữa các cỡ vóc liên tiếp nhau là: Vòng cổ có ∆ = 1cm Vòng ngực có ∆= 4 cm Rộng vai có ∆ = 1 cm Vòng mông có ∆= 4 cm Dài áo có ∆ = 2 cm Tìm cự ly dịch chuyển δ: 15 5. Bài tập Sử dụng bộ rập size trung bình áo sơ mi nam ngắn tay và bảng thông số kích thước thành phẩm của mã hàng, nhảy mẫu các size còn lại cho tất cả các chi tiết của bộ rập bao gồm: thân trước, thân sau, đô áo, tay áo, lá bâu, chân bâu. δ = 0,2 B C D E Thân trước O x y δ = 0,2 δ = 0 δ = 0,5 δ = 1 δ = 1 δ = 1 δ = 2 δ = 2 16 Bài 4: NHÂN MẪU, CẮT MẪU CỨNG, MẪU PHU ̣TRƠ ̣ Mục tiêu của bài: Sau khi hoc̣ xong bài hoc̣ này người hoc̣ có khả năng: − Trình bày được khái niệm các loại mẫu sản xuất; − Thiết kế và cắt được các loại mẫu sản xuất đảm bảo hình dáng và kích thước phục vụ quá trình sản xuất; − Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp. 1. Khái niệm các loại mẫu dùng trong sản xuất: Việc thiết kế mẫu có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất vì nó có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ thiết kế mẫu bán thành phẩm thì chưa đảm bảo an toàn cho sản xuất do số lớp nguyên phụ liệu cần trải nhiều, có độ xô lệch lớn và chất lượng sản xuất lại phụ thuộc không nhỏ vào sự ổn định hình dáng của chúng. Để tăng tính chính xác cho khâu thiết kế mẫu, ngoài bộ rập mẫu mỏng, bán thành phẩm, size trung bình kể trên, người ta còn thiết kế thêm nhiều bộ rập mang tính hỗ trợ cho sản xuất. Số lượng mẫu rập hỗ trợ này nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu của sản xuất, trình độ chuyên môn và tính sáng tạo trong thiết kế của đội ngũ cán bộ thiết kế. 2. Yêu cầu kỹ thuật đối với các loại mẫu: 3. Các phương pháp thiết kế: 3.1. Thiết kế, cắt mẫu cứng: 3.1.1. Khái niệm về mẫu cứng: Dùng bộ mẫu mỏng đã được thiết kế, sao lại trên giấy cứng, sau đó cắt đúng theo mẫu để cung cấp cho các bộ phận giác sơ đồ, phân xưởng cắt, phân xưởng may, bộ phận KCS và lưu lại phòng kĩ thuật, phục vụ cho quá trình sản xuất. 3.1.2. Các loại mẫu cứng: - Mẫu thành phẩm: là loại mẫu trên đó có các thông số kích thước mà ta có thể đo được trên sản phẩm sau khi may xong. - Mẫu bán thành phẩm: là mẫu trên đó ngoài thông số kích thước thành phẩm, còn có thêm các độ gia cần thiết như: độ co giãn, độ dong, độ cắt gọt, độ rộng đường may, - Mẫu hỗ trợ: mẫu dấu đục, mẫu bấm dấu, mẫu vẽ lại, mẫu ủi, 3.1.3. Qui cách xây dựng bộ mẫu cứng: Bước 1: - Nhận kế hoạch, nhận bộ mẫu mỏng. Kiểm tra lại bộ mẫu đã thiết kế về thông số kích thước, độ gia đường may, kiểu dáng của sản phẩm, sự ăn khớp của 17 các đường lắp ráp, số lượng chi tiết, sự đuổi chiều, để phát hiện kịp thời các sai sót của thiết kế nếu có. - Chuẩn bị các dụng cụ, giấy cứng phục vụ cho cắt mẫu cứng. Bước 2: Tiến hành sang mẫu - Đặt rập chuẩn lên trên giấy cứng, kẹp lại cho thật chắc. Có thể dùng kim bấm Stappler bấm nhiều lớp bìa để sang mẫu cùng một lần. - Dùng cây dùi hay cây lăn mẫu và thước cây để sang rập lên giấy cứng. Khi sang, cần sang cả đường canh sợi, dấu bấm, dấu dùi cho thật chính xác vì chúng là cơ sở để tiến hành giác sơ đồ sau này. - Nhấc rập mỏng bỏ qua một bên. - Dùng bút sắc nét và thước vẽ can lại mẫu mỏng trên giấy cứng. Vẽ xong mẫu nào, cần ghi ngay thông tin trên mẫu đó để tránh nhầm lẫn về sau. Bước 3: Tiến hành cắt mẫu cứng - Dùng kéo cắt nát đường vẽ thật chính xác. Khi cắt, cần cắt theo 1 chiều sao cho thuận tay người cắt. Mẫu cắt xong phải thẳng đều và không bị lẹm hụt hay răng cưa. Tuyệt đối không được sửa chữa mẫu. - Tạo dấu bấm, dấu dùi trên rập như đã thiết kế. - Kiểm tra mẫu vừa cắt xong về thông số kích thước, sự ăn khớp của lắp ráp, vị trí các dấu, vị trí canh sợi, các thông tin trên mẫu,. - Nếu muốn có nhiều rập cứng giống nhau, cần lấy rập cứng sang lần đầu tiên để tạo được các mẫu kế tiếp chứ không sang lại từ mẫu mỏng, tránh làm hư hỏng mẫu Bước 4: Hoàn chỉnh mẫu. - Dùng dấu đóng giáp biên đóng xung quanh chu vi của mẫu để tránh trường hợp mẫu cứng bị gọt sửa. Khi đóng, cần đóng trọn vẹn con dấu trên biên của chi tiết. - Lập bảng thống kê về bộ mẫu vừa ra trên mặt sau của chi tiết lớn nhất trong bộ mẫu và trên một bản giấy rời, có ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu. - Cắt một tấm bìa kích thước 7x12cm, trên đó ghi tên mã hàng và tên size thật lớn. Tấm bìa này tạm gọi là nhãn rập. - Đục lỗ lên các chi tiết của sản phẩm và trên nhãn rập, cách mép giấy 3cm, đường kính lỗ phải lớn hơn 0,5cm. Sau đó xỏ dây và buộc đầy đủ các chi tiết đồng bộ trong một cỡ theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ, cuối cùng là nhãn rập và treo lên giá. 18 3.1.4. Các bước cắt mẫu cứng - K.tra bộ mẫu mỏng đã thiết kế và nhảy mẫu, phát hiện sai xót, nếu có. - Vẽ can lại mẫu mỏng lên giấy cứng sau khi sang dấu bằng dùi hoặc cây lăn, ghi các ký hiệu cần thiết (mã hàng, cỡ số, canh sợi) lên mẫu cứng. - Dùng kéo cắt đúng cạnh trong hoặc cắt nát đường vẽ. Có thể dùng kim bấm để cắt 2-3 lớp một lần. Nếu cắt từng lớp phải dùng mẫu cắt đầu tiên để sang dấu. Tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng. - Kiểm tra lại mẫu sau khi cắt về sự ăn khớp, dấu bấm, dấu đục, và xem lại có chi tiết nào bị đuổi chiều không. - Đóng dấu giáp biên quanh mẫu sao cho sát biên và trọn vẹn trên mẫu. - Lập bảng hướng dẫn sử dụng mẫu, ghi đầy đủ các chi tiết sản phẩm lên mặt sau chi tiết lớn nhất, lên giấy rời rồi ký tên chịu trách nhiệm về chất lượng mẫu. - Đục lỗ, cột các chi tiết cùng cỡ với nhau và chuyển sang bộ phận liên quan cùng với bản hướng dẫn. Lưu lại bộ mẫu chuẩn. 3.2. Thiết kế, cắt các loại mẫu phụ trợ: 3.2.1. Mẫu rập sang dấu bấm: dùng để sang các dấu bấm lên chi tiết vải nếu trong giai đoạn cắt, phân xưởng cắt chưa tiến hành bấm vải. Rập này thường tồn ở dưới dạng rập cứng bán thành phẩm nhưng được thiết kế chuyên để sang dấu bấm. Các vị trí cần bấm dấu sẽ được dán thêm băng keo trong ở cả 2 mặt của rập trước khi bấm dấu để đảm bảo độ bền của rập khi sử dụng. Người thiết kế sẽ dựa trên yêu cầu thiết kế để tính toán số lượng dấu bấm, kiểu dấu bấm và vị trí đặt chúng. Người ta đặt mẫu dấu bấm lên trên tập vải, sử dụng bút chì hay bút bi khác màu vải để sang dấu bấm lên chi tiết vải rồi sau đó mới dùng kéo để tạo dấu bấm.Có rất nhiều kiểu dấu bấm được sử dụng trong thực tế hiện nay như: chữ I, chữ U, chữ V, chữ T, Trong đó, dấu bấm chữ U trong được sử dụng nhiều nhất 3.2.2. Mẫu rập sang dấu dùi: Dùng để sang các dấu dùi lên chi tiết vải nếu trong giai đoạn cắt, phân xưởng cắt chưa tiến hành dùi chi tiết. Rập này thường tồn tại ở dạng rập cứng thành phẩm. Các vị trí cần sang dấu dùi cũng sẽ được dán băng keo trong trước khi tiến hành đục lỗ. Đường kính lỗ dùi chỉ được phép từ 0,1 - 0,2 cm. Khi sang dấu, người ta đặt mẫu dấu dùi lên trên tập vải, cố định tập vải, sử dụng cây dùi đặt vuông góc với mặt rập rồi dùi lỗ trên vải để đảm bảo độ chính xác của lỗ dùi. Với một số chi tiết cần đối xứng nhau trên sản phẩm như túi áo, khuy nút, gấp lai áo,, trước khi dùi, người ta xếp 2 chi tiết đối xứng trùng lên nhau rồi mới dùi. Lưu ý: cây dùi phải sắc nhọn, không gãy mũi để đảm bảo lỗ dùi thật chính xác, sắc sảo và không làm đứt hay co giãn sợi vải. 3.2.3. Mẫu vẽ lại: 19 Thường dùng để vẽ lại hình dạng của các chi tiết nhỏ hay hình trang trí cho thật chính xác trước khi gia công. Rập này tồn tại ở dạng rập cứng bán thành phẩm, rập cứng thành phẩm hay rập cứng bán phần. Khi sang dấu, người ta thường dùng phấn để vẽ lại các đường chu vi nên phải tính toán kích thước mẫu thật chính xác sao cho sau khi sang mẫu, các đường vừa sang đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế. Ví dụ: - Rập dùng để sang dấu miệng túi mổ: thường khoảng cách dài rộng miệng túi phải lớn hơn kích thước thật 0,2cm. - Rập dùng để sang dấu bâu lá sen: thông số dài và rộng bâu cần nhỏ hơn kích thước thật 0,2 cm. 3.2.4. Mẫu cắt gọt: Dùng để cắt gọt lại cho chính xác các chi tiết mà ta chưa thể cắt được chính xác trong quá trình cắt. Mẫu này thường tồn tại ở dạng rập cứng bán thành phẩm. Đặt rập lên trên tập vải cho ngay ngắn, vẽ lại rồi dùng kéo cắt hay dùng kéo cắt ngay phần vải thừa xung quanh. Loại rập này được dùng rất nhiều trong thực tế, nhất là khi thiết kế, bạn đã sử dụng phương pháp dong mẫu. 3.2.5. Mẫu rập ủi: Dùng để ủi định hình chi tiết trước khi tiến hành may. Bộ rập này thường tồn tại dưới dạng rập cứng và nhỏ hơn rập thành phẩm 2 lần độ dày vải. Rập này thường dùng cho các chi tiết nhỏ nằm trên mặt tiền sản phẩm. Sử dụng mẫu rập ủi sẽ cho năng suất và chất lượng may cao. 3.2.6. Mẫu rập may: Dùng để hỗ trợ may cho nhanh và chính xác. Rập này thường tồn tại dưới dạng rập cứng bán phần. Khi may, công nhân đặt rập lên trên vải, điều chỉnh cho kim máy đâm xuống sát cạnh rập và xoay chuyển trong suốt quá trình may sao cho đường may luôn lọt khe song song với đường chu vi rập. Đây cũng là loại rập cho phép nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh công nghiệp của sản phẩm may. 3.2.7. Rập cữ: Dùng để tạo cữ cho các đường may song song hay lấy dấu khuy cúc. Đây là loại rập cứng bán phần và có nhiều hình dạng khác nhau giúp người công nhân điều chỉnh được kích thước của đường may, của các chi tiết lắp ráp hay của khuy cúc có trên sản phẩm. Để thiết kế rập này, cần dựa vào yêu cầu kỹ thuật, tính sáng tạo, kinh nghiệm trong quá trình làm việc của cán bộ thiết kế.
File đính kèm:
- tai_lieu_thiet_ke_may_cong_nghiep.pdf