Tác động của tài sản trí tuệ địa phương đến sự hài lòng của du khách tại Việt Nam
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của tài sản trí tuệ địa phương đến sự hài lòng của du khách
tại các điểm đến du lịch ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra trong 3 nhóm gồm 15 nhân tố (biến)
tác động đến sự hài lòng của du khách (quốc tế và nội địa) tại Việt Nam: Tài sản trí tuệ địa phương,
Cơ sở vật chất và sự đáp ứng, Giá cả hàng hóa dịch vụ, vai trò của nhóm nhân tố tài sản trí tuệ địa
phương được thể hiện rõ nét nhất. Đây là nghiên cứu đầu tiên liên quan đến loại tài nguyên du lịch
đặc biệt này, giúp các địa phương có định hướng và chiến lược rõ ràng trong việc bảo vệ và nâng
cao giá trị của các tài sản trí tuệ địa phương để nâng cao sự hài lòng của du khách, qua đó thúc đẩy
sự phát triển du lịch địa phương.
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của tài sản trí tuệ địa phương đến sự hài lòng của du khách tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của tài sản trí tuệ địa phương đến sự hài lòng của du khách tại Việt Nam
QUAÛN TRÒ KINH DOANH 105Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016) 1. Đặt vấn đề Du lịch đang mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia đang phát triển, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đó là sự giới hạn của nguồn tài nguyên du lịch với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Dưới góc độ sở hữu trí tuệ, các tài nguyên du lịch đa dạng, từ những tên gọi gắn với địa danh (NewYork, Hội An, Huế...), hoặc các nguồn tài nguyên tự nhiên (Hạ Long, Đà Nẵng, Hawai...); hay những tri thức truyền thống và văn hóa dân gian gắn liền với nền văn hoá lâu đời của từng khu vực (cồng chiêng Tây Nguyên, ...). Ở các quốc gia phát triển, các dấu hiệu này được bảo Tóm tắt Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của tài sản trí tuệ địa phương đến sự hài lòng của du khách tại các điểm đến du lịch ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra trong 3 nhóm gồm 15 nhân tố (biến) tác động đến sự hài lòng của du khách (quốc tế và nội địa) tại Việt Nam: Tài sản trí tuệ địa phương, Cơ sở vật chất và sự đáp ứng, Giá cả hàng hóa dịch vụ, vai trò của nhóm nhân tố tài sản trí tuệ địa phương được thể hiện rõ nét nhất. Đây là nghiên cứu đầu tiên liên quan đến loại tài nguyên du lịch đặc biệt này, giúp các địa phương có định hướng và chiến lược rõ ràng trong việc bảo vệ và nâng cao giá trị của các tài sản trí tuệ địa phương để nâng cao sự hài lòng của du khách, qua đó thúc đẩy sự phát triển du lịch địa phương. Từ khóa: tài sản trí tuệ địa phương, sự hài lòng, du khách, phân tích nhân tố. Mã số: 242. Ngày nhận bài: 22/032016. Ngày hoàn thành biên tập: 18/05/2016. Ngày duyệt đăng: 18/05/2016. Abstract The research aims to evaluate the impacts of local intellectual assets on the satisfaction of both foreign and domestic tourists coming to different tourist destinations in Vietnam. Three groups of fifteen factors affecting tourist satisfaction are indicated in the study including responsiveness, price of services and commodities, and the most significant determinants namely local intellectual assets. To our knowledge, this is the first study related to such a special tourism resource like intellectual assets. It is conducted in hope of providing localities with clear orientation and thorough strategies to protect and promote the value of intellectual assets so that tourist satisfaction is enhanced and tourism is fostered. Key words: local intellectual asset, satisfaction, traveler, factor analysis. Paper No. 242. Date of receipt: 22/032016. Date of revision: 18/05/2016. Date of approval: 18/05/2016. TÁC ĐỘNG CỦA TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH TẠI Việt Nam Lê Thị Thu Hà* Phạm Văn Chiến** * TS, Trường Đại học Ngoại thương; email: hachauftu@gmail.com ** ThS, Trường Đại học Ngoại thương; email: chienpv@ftu.edu.vn QUAÛN TRÒ KINH DOANH 106 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016) hộ độc quyền sở hữu trí tuệ và khai thác theo hệ thống cấp phép nhằm tạo chuẩn chất lượng, đa dạng hóa các gói sản phẩm và dịch vụ, tạo ra nguồn thu nhập từ phí nhượng quyền, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thị trường và xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch và thương mại của địa phương. Những tài sản trí tuệ này là nguồn tài nguyên vô tận, khắc phục sự giới hạn và đang dần cạn kiệt của các nguồn tài nguyên sẵn có, trở thành một bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển của địa phương đồng thời tạo nên điểm khác biệt và dấu hiệu nhận biết của địa phương đó trên bình diện quốc tế (George 2010). Việt Nam nói chung và mỗi địa danh du lịch như Quảng Ninh, Huế, Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, Phong Nha, Phú Quốc đều nó đặc trưng về tài nguyên du lịch riêng và có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác và thu hút khách du lịch nước ngoài. Vì vậy, việc đo lường sự hài lòng của du khách tại các điểm đến du lịch ở Việt Nam thông qua tác động của tài sản trí tuệ (TSTT) và các nhân tố khác đến sự hài lòng của du khách dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn đều rất cần thiết đối với hoạt động bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ địa phương đó trong chiến lược phát triển du lịch. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Tài sản trí tuệ và tài sản trí tuệ địa phương Tài sản trí tuệ “Tài sản trí tuệ” (intellectual asset) là thuật ngữ trừu tượng (Grant, 1997), được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (kế toán, đầu tư, quản trị, chính sách, kinh tế). Các nghiên cứu đầu tiên về TSTT xuất phát từ nhu cầu giải thích các bộ phận cấu thành tổng giá trị hay giá trị thị trường của các công ty. Kể từ những năm cuối của thập niên 90, sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị trên sổ sách thể hiện trên báo cáo tài chính so với giá trị thị trường của các công ty được cho là do các tài sản vô hình mà các công ty đó sở hữu (Barney, 1991; Hall, 1992; Smith, 1994; Boudreau and Ramstad, 1997; Sveiby 1997; Edvinsson & Malone, 1997; Bontis, 1998; Lev and Zarowin, 1999; Lev, 2001; Lev & Radhakrishnan, 2003). Trong các nghiên cứu này, tài sản trí tuệ còn được sử dụng bên cạnh các thuật ngữ như “tài sản vô hình” (intangible asset), “vốn trí tuệ” (intellectual capital). Các quan điểm này tương đối đồng nhất về tài sản vô hình - thuật ngữ có phạm trù rộng nhất, là những tài sản không nhìn thấy được nhưng lại có khả năng đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với hai thuật ngữ còn lại, có ba quan điểm chính như sau. Quan điểm thứ nhất không phân biệt hai thuật ngữ này mà sử dụng TSTT và vốn trí tuệ với nghĩa tương đương nhau (Hall, 1992; Smith, 1994; Lev, 2001; Marr và Schiuma, 2001; Mayo, 2001). Một số ít các học giả xếp “vốn trí tuệ” như một bộ phận của “tài sản trí tuệ” (Bontis, 1998; Hussi và Ahonen, 2002). Đa số còn lại đều cho rằng “tài sản trí tuệ” là một bộ phận của “vốn trí tuệ” (Brooking, 1997; Alberto Torres, 1999; Sullivan, 2000, Ståhle và Grönroos, 2000; Lev, 2001). Khái niệm tài sản trí tuệ được dẫn chiếu nhiều trong các nghiên cứu sau này là khái niệm do Lev (2001, trang 7) đưa ra, theo đó, “tài sản trí tuệ là các nguồn lực phi vật chất có khả năng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp được tạo ra bởi hoạt động đổi mới sáng tạo, phát minh, những thiết kế độc đáo của tổ chức hoặc những hoạt động khác của nhân viên”. Dựa trên khái niệm này, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa sở hữu trí tuệ (TSTT) và các loại tài sản vô hình khác như nguồn nhân lực, các mối quan hệ và văn hóa doanh nghiệp: TSTT có thể thương QUAÛN TRÒ KINH DOANH 107Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016) mại hóa được trong khi những tài sản vô hình còn lại thì không. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ sử dụng theo cách hiểu thứ ba, theo đó vốn trí tuệ (intellectual capital) bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên tri thức mà các công ty có thể tiếp cận và sử dụng, kể cả đội ngũ nhân viên và kỹ năng của họ. Một bộ phận trong vốn trí tuệ sẽ được hữu hình hóa dưới dạng TSTT, là những thứ xác định, dễ dàng nhận diện hơn mà một công ty có thể nói đang sở hữu nó, như các hợp đồng, các bí quyết đặc biệt được thể hiện trong sản phẩm Nói cách khác TSTT được hiểu là tri thức do con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo, có khả năng ứng dụng và tạo ra giá trị từ việc sử dụng tri thức đó. Khi các tài sản này được bảo vệ dưới góc độ pháp lý sẽ trở thành các quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) (xem hình 1). Quyền SHTT Tài sản trí tuệ Vốn trí tuệ Hình 1: Mối quan hệ giữa vốn trí tuệ, tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp Tài sản trí tuệ địa phương Khái niệm tài sản trí tuệ địa phương (local intellectual assets) hầu như chưa xuất hiện trong các nghiên cứu và không có định nghĩa hay khái niệm cụ thể cho thuật ngữ này. Theo Từ điển tiếng Việt, địa phương là “khu vực, trong quan hệ với vùng, khu vực khác trong nước”. Có thể thấy, từ khái niệm này, địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia, có những sắc thái đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa và xã hội. Do đó, khái niệm “địa phương” có thể được hiểu theo nghĩa rộng nhất, là những đơn vị hành chính lãnh thổ như các xã, huyện, tỉnh, thành phố nhưng cũng có thể là những vùng đất nhất định, được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác. Các nghiên cứu về TSTT của mỗi khu vực, địa phương thường tiếp cận theo từng đối tượng cụ thể, như các chỉ dẫn địa lý (Rangnekar, 2004), nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hay các di sản phi vật thể (George, 2010), các tri thức bản địa, tri thức truyền thống gắn với nguồn tài nguyên của địa phương đó (WIPO). Nhóm nghiên cứu sử dụng khái niệm tài sản trí tuệ địa phương với ý nghĩa nhấn mạnh tới mối liên hệ với yếu tố đặc thù của lãnh thổ, chỉ kết quả hoạt động sáng tạo của các chủ thể trong khu vực lãnh thổ đó gắn với lịch sử, tổ chức xã hội và các hoạt động cộng đồng. Khái niệm này có nhiều điểm tương đồng với thuật ngữ “terroir” đưa ra bởi Tim Jossling, (2006) và Bowen & Zapata (2009) hay thuật ngữ “territorial brands” (E. Lorenzini et al, 2011). Trong các nghiên cứu của Việt Nam, không có thuật ngữ tương đương mà chỉ có khái niệm “các sản phẩm đặc sắc” để chỉ các sản phẩm đặc thù ở địa phương (Lê, 2012). Như vậy, tài sản trí tuệ địa phương chỉ những tài sản trí tuệ có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và con người của vùng đất đó. Những tài sản này, vốn là tài sản chung của cả cộng đồng, đang trở thành hàng hóa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đồng thời trở thành và tạo nên điểm khác biệt cũng như dấu hiệu nhận biết của địa phương đó trên bình diện quốc gia và QUAÛN TRÒ KINH DOANH 108 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016) quốc tế, đặc biệt dưới góc độ phát triển du lịch (Rangnekar, 2003; George 2010; WIPO). TSTT của mỗi địa phương là khác nhau, được thể hiện thông qua tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của địa phương đó, bao gồm: - Tên gọi gắn liền với thắng cảnh tự nhiên hoặc công trình kiến trúc địa phương như Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Chùa Một Cột và các biểu tượng, hình ảnh đi kèm. Các dấu hiệu này có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu chứng nhận hay các danh hiệu của các tổ chức quốc tế như UNESCO gắn với chất lượng của các di sản hay các công trình được bảo vệ. Các chứng nhận hay danh hiệu này thường được đề cập đến trong các nghiên cứu về du lịch sinh thái hay du lịch bền vững (Buckley, 2002; Font & Harris, 2004; Font & Tribe, 2001; Hamele, 2002). Trong số các chứng nhận trên, chứng nhận danh hiệu Di sản văn hóa thế giới là một chứng nhận được biết đến rộng rãi đối với các điểm du lịch. Ngoài ra, tùy vào đặc thù của địa phương mà có những chứng nhận khác nhau như chứng nhận 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam hay chứng nhận 10 khu du lịch sinh thái đẹp nhất Việt Nam - Các sản phẩm đặc sắc: Các đặc sản địa phương, tập trung chủ yếu là các nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn nguồn gốc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của địa phương (Moran, 1993; Ray, 1998; Tregear, 2003; Rangnekar, 2003) và trong phát triển du lịch (Bessière, 1998; Santagata, Russo& Segre, 2007). Các sản phẩm đặc sắc của địa phương cũng có thể được quản lý tập thể dưới dạng các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý. Santagana et al (2007) đã đưa ra hai chức năng chính của các quyền sở hữu trí tuệ tập thể này là chức năng thông tin về chất lượng đặc thù của hàng hóa và dịch vụ mang nhãn, đồng thời có chức năng tổ chức. Có được các chức năng này là nhờ các quyền SHTT tập thể hướng đến việc thiết lập các tiêu chuẩn, quy tắc, chuẩn mực đồng thời cả cơ chế về tài chính cho việc phát triển kinh doanh trong khu vực, cộng đồng hoặc hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, quyền SHTT được xem là tài sản cho sự phát triển bền vững. - Tri thức truyền thống và văn hóa dân gian: là sản phẩm sáng tạo của nhiều thế hệ và cộng đồng xã hội phản ánh và xác định lịch sử, văn hóa, bản sắc và các giá trị xã hội của cộng đồng đó” (Wendland, 2006). Tri thức truyền thống phản ánh lối sống của cộng đồng địa phương hoặc được ghi chép và truyền lại từ đời này sang đời khác. Wendland cũng cho rằng nguồn gốc của tri thức truyền thống là sự tương tác qua lại giữa sáng tạo cá nhân và sáng tạo tập thể, vì vậy rất khó có thể xác định được các cá nhân đã tạo ra tri thức đó. Wendland cũng chỉ ra các đặc điểm của tri thức truyền thống như: tri thức truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua truyền miệng hoặc bắt chước; tri thức truyền thống thể hiện văn hóa cộng đồng và các yếu tố định danh của xã hội; tri thức truyền thống là một bộ phận đặc trưng làm nên di sản văn hóa của cộng đồng; tri thức truyền thống được sáng tạo ra bởi những tác giả vô danh, bởi cộng đồng; tri thức truyền thống không được tạo ra vì mục đích thương mại; và tri thức truyền thống liên túc được phát triển và tái tạo lại cùng với cộng đồng (Wendland, 2006, tr. 328). Sau nhiều thế kỷ phát triển, các tri thức truyền thống này đang có những hình thức thể hiện mới và có thể được chuyển biến thành hàng hóa (commodification), phục vụ mục tiêu phát QUAÛN TRÒ KINH DOANH 109Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016) triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Tóm lại, TSTT địa phương được hiểu là “tri thức do con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và con người của một vùng đất hoặc khu vực địa lý, có khả năng ứng dụng và tạo ra giá trị từ việc sử dụng tri thức đó”. TSTT địa phương bao gồm: các tên gọi gắn với địa danh, các sản phẩm đặc sắc và các tri thức truyền thống và văn hóa dân gian. Mối quan hệ giữa TSTT địa phương và phát triển du lịch Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về tác động tổng thể của TSTT địa phương đối với việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, một số tác giả cũng đã nghiên cứu tác động của việc khai thác một số loại TSTT địa phương riêng lẻ đối với ngành kinh tế này. Nghiên cứu về thương hiệu địa phương (territorial brands), các tác giả Parrott, Wilson và Murdoch (2002) đã chỉ ra rằng các dấu hiệu này là một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Tầm quan trọng của nó được thể hiện thông qua hai khía cạnh: thứ nhất, các nhãn hiệu địa phương (NHĐP) tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn của địa phương đối với du khách; thứ hai, việc sử dụng các NHĐP vào phát triển du lịch sẽ góp phần hình thành và phát triển hệ thống phân phối đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sử dụng các nhãn hiệu địa phương đó. Nghiên cứu định lượng của Lorenzini et al. (2011) về NHĐP trong phát triển du lịch của vùng Marche (Italia) cũng chỉ ra rằng các NHĐP của một địa phương là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của du lịch địa phương đó. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra rằng trong tương lai cần phải có nhiều nghiên cứu sâu hơn, về mặt định lượng, về ý nghĩa của các NHĐP như một nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Trong nghiên cứu ... 2. Thang đo Nghiên cứu áp dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF với 6 nhân tố và 31 biến quan sát để đánh giá sự hài lòng của du khách (quốc tế và nội địa) đối với các điểm đến du lịch tại Việt Nam. Tất cả các biến nghiên cứu đều được đo lường theo thang đo Likert 5 điểm thể hiện mức độ đồng ý của người tham gia trả lời khảo sát: 1 điểm (hoàn toàn không đồng ý), 2 điểm (không đồng ý), 3 điểm (trung lập), 4 điểm (đồng ý) và 5 điểm (hoàn toàn đồng ý). Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s alpha. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Trong phân tích hệ số Cronbach’s alpha, 3 chỉ tiêu sau đây được quan tâm (Nunnally và Bernstein, 1994): - Hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là tiêu chuẩn để chọn thang đo. QUAÛN TRÒ KINH DOANH 113Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016) - Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (item- total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. - Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s alpha của thang đo thì loại biến đó. Bảng 1: Thông tin nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu Chỉ tiêu Tần số Phần trăm Điểm du lịch khảo sát Hà Nội 66 14.8% Hạ Long 122 27.4% Ninh Bình 146 32.7% Hội An 112 25.1% Tổng 446 100% Giới tính Nam 247 55.4% Nữ 199 44.6% Tổng 446 100% Tuổi Dưới 25 tuổi 72 16.1% Từ 25-34 tuổi 186 41.7% Từ 35-44 tuổi 109 24.4% Từ 45-54 tuổi 56 12.6% Trên 55 tuổi 23 5.2% Tổng 446 100% Quốc tịch Châu Á (ngoài Việt Nam) 59 36.2% Châu Âu 62 38.1% Châu Mĩ 35 21.9% Khác 6 3.8% Tổng 162 100% Nghề nghiệp Công nhân, kĩ sư 63 14% Cán bộ, nhân viên văn phòng 80 18% Kinh doanh buôn bán, công việc tự do 85 19% Học sinh sinh viên 59 13% Bác sĩ, y tá, dược 37 8% Giáo viên, tư vấn 58 13% Nghỉ hưu, nội trợ, nông dân 35 8% Khác 29 7% Tổng 446 100% Nguồn: Tổng hợp trên mẫu nghiên cứu QUAÛN TRÒ KINH DOANH 114 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016) 5. Kết quả và thảo luận 5.1. Thông tin chung về mẫu số liệu nghiên cứu Số liệu thống kê cho thấy một số đặc điểm nhân khẩu học của mẫu được khảo sát. Về giới tính, tỉ lệ nam nữ tương đối bằng nhau, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn (55,4%) so với nữ giới (44,6%), điều này là phù hợp với tỷ lệ thực tế của du khách theo giới tính. Về tuổi, độ tuổi từ 25-34 chiếm ưu thế với tỉ lệ 42%, điều này là phù hợp do nhóm tuổi này bắt đầu có thu nhập, hầu hết là mới hoặc chưa có gia đình nên nhu cầu chi tiêu cho gia đình, con cái không nhiều dẫn đến nhu cầu du lịch cao. 5.2. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha Kết quả phân tích cho thấy, các thang đo đo lường các chỉ tiêu nghiên cứu đều có hệ số Cronbach’s alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,6). Có 1 biến quan sát không đạt yêu cầu là RES3 (Thời gian phục vụ nhanh chóng) do hệ số Cronbach’s alpha của thang đo tăng lên nếu loại biến. Các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 và không có hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến tăng. Do đó, biến RES3 bị loại trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. 5.3. Phân tích nhân tố Như đã đề cập ở phần trên, để đảm bảo tính hội tụ, hệ số tải nhân tố phải đảm bảo lớn hơn 0,5, và để đảm bảo tính phân biệt, thì hệ số tải lớn nhất của biến phải có khoảng cách từ 0,3 trở lên so với hệ số tải vào các nhân tố còn lại. Theo các điều kiện trên, 30 biến (sau khi loại 1 biến sau phân tích Cronbach’s Alpha ở trên) được đưa vào chạy phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó tiến hành loại các biến không đảm bảo điều kiện hội tụ hoặc phân biệt bằng phương pháp loại dần từng biến, chạy lại phân tích EFA và đánh giá lại. Kết quả, lần lượt 15 biến bị loại sau 15 lần chạy EFA do không đảm bảo điều kiện hội tụ hoặc điều kiện phân biệt, lần lượt là: SER1, IP8, IP5, IP9, SYM2, SER4, SER3, PRI1, RES1, RES2, PRI4, IP6, SYM3, SYM4, SER2. Kết quả phân tích nhân tố EFA (lần thứ 15) với 15 biến hội tụ về 3 nhân tố được thể hiện trong bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến độc lập có hệ số KMO = 0,907 > 0,5 đạt yêu cầu và kiểm định Barlett’s có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp. Kết quả xoay ma trận các nhân tố đã cho thấy tất cả các biến có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5. Ma trận đã trích được 3 nhân tố từ 15 biến quan sát tại mức giá trị có eigenvalue bằng 1,315 > 1 và phương sai trích là 55,875% > 50% cho biết 3 nhân tố này giải thích được 55,875% biến thiên của dữ liệu. Qua bảng ma trận xoay ở trên, 6 nhân tố được giả định là có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đã gom thành 3 nhóm nhân tố mới. - Nhóm nhân tố thứ nhất: gồm các biến IP1, IP2, IP3, IP4, IP7, IP10 thuộc thang đo TSTT địa phương hội tụ về 1 nhân tố. Như vậy nhóm nhân tố này vẫn giữ tên là “tài sản trí tuệ địa phương” (Kí hiệu TSTT). - Nhóm nhân tố thứ 2: gồm các biến FAC1, FAC2, FAC3, FAC4, FAC5, SYM1 hội tụ về 1 nhân tố. Như vậy 6 biến của nhóm nhân tố này gồm 5 biến “cơ sở vật chất” và 1 biến về “sự đáp ứng”. Nhóm nhân tố này theo đó được đặt tên mới là “cơ sở vật chất và sự đáp ứng” (Kí hiệu CSVCDU). QUAÛN TRÒ KINH DOANH 115Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016) Bảng 2: Phân tích nhân tố EFA thang đo các biến độc lập Tên biến Kí hiệu biến Nhân tố 1 2 3 Danh tiếng / Thương hiệu chung của điểm đến IP2 .785 Tên gọi gắn với tài nguyên tự nhiên của điểm du lịch IP10 .764 Chứng nhận của các tổ chức quốc tế như Di sản văn hóa thế giới, UNESCO IP1 .757 Các sản phẩm thủ công truyền thống địa phương IP4 .756 Các đặc sản địa phương IP7 .725 Các lễ hội văn hóa và chương trình nghệ thuật, biểu diễn IP3 .649 Cơ sở dịch vụ ăn uống, vệ sinh, nước tại điểm tham quan FAC3 .687 Khu mua sắm đồ lưu niệm FAC4 .682 Cơ sở dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe FAC5 .669 Cơ sở lưu trú FAC2 .661 Đường xá, phương tiện đi lại FAC1 .615 Du khách luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình khi cần SYM1 .593 Giá các món quà lưu niệm PRI3 .799 Giá các món ăn đặc sản PRI2 .777 Giá phương tiện lưu động PRI5 .654 Cronbach’s Alpha 0.864 0.779 0.666 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS trên mẫu nghiên cứu - Nhóm nhân tố thứ 3: gồm các biến PRI2, PRI3, PRI5 thuộc thang đo giá cả hàng hóa dịch vụ hội tụ về một nhân tố. Nhóm các nhân tố này vẫn giữ tên “giá cả hàng hóa dịch vụ” (Kí hiệu GIACA). 4.4. Phân tích hồi quy Mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được lựa chọn để xem xét tác động của các nhân tố đến sự hài lòng. Mô hình này đã được các nghiên cứu trước như Aliman và cộng sự (2014), Mai Ngọc Khương và Phạm Đắc Luận (2015) vận dụng để xem xét tác động của một hoặc nhiều biến nguyên nhân (biến độc lập) đến biến kết quả (biến phụ thuộc) sự hài lòng. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách có dạng như sau: SHL = β0 + β1.TSTT + β2.CSVCDU + β3.GIACA + ε Trong đó: - SHL: biến phụ thuộc (Y) thể hiện sự hài lòng của du khách. - Các biến độc lập (Xi): gồm có 3 biến TSTT (tài sản trí tuệ địa phương), CSVCDU QUAÛN TRÒ KINH DOANH 116 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016) (cơ sở vật chất và sự đáp ứng), GIACA (giá cả hàng hóa dịch vụ). - β0: hệ số chặn, có ý nghĩa là khi các biến độc lập bằng 0 thì biến phụ thuộc nhận giá trị trung bình là β0. - βi (i=1,2,3): hệ số hồi quy lần lượt của các biến TSTT, CSVCDU, GIACA, có ý nghĩa là khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì biến phụ thuộc thay đổi βi đơn vị. - ε: phần dư ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ, thể hiện các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình. Bảng kết quả hồi quy dưới đây cho thấy hệ số R2 = 0,530 và R2 hiệu chỉnh = 0,527. R2 hiệu chỉnh phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội vì R2 hiệu chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2. Kết quả R2 hiệu chỉnh = 0,527 có ý nghĩa là các nhân tố Tài sản trí tuệ địa phương, Cơ sở vật chất và sự đáp ứng, Giá cả hàng hóa dịch vụ đã giải thích được 52,7% sự biến thiên của sự hài lòng của du khách tại Việt Nam. 47,3% sự biến thiên còn lại của sự hài lòng của du khách được giải thích bởi các nhân tố khác chưa biết hoặc chưa đưa vào mô hình. Bảng 3: Kết quả hồi quy Nhân tố β Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Thống kê t Sig. Sai số chuẩn Beta 1 (Constant) .005 .034 .142 .887 TSTT .524 .034 .526 15.343 .000 CSVC-DU .403 .034 .402 11.711 .000 GIA-CA .308 .034 .309 9.004 .000 R2 = 0,530 R2 hiệu chỉnh = 0,527 Thống kê Durbin - Watson = 1,628 Thống kê F = 150,195 Sig. = 0,000 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS trên mẫu nghiên cứu Với kết quả từ dữ liệu phân tích, 3 nhân tố có tác động đến sự hài lòng của du khách tại Việt Nam là Tài sản trí tuệ địa phương, Cơ sở vật chất và sự đáp ứng, Giá cả hàng hóa dịch vụ. Phương trình hồi quy tuyến tính bội như sau: SHL = 0,526. TSTT + 0,402. CSVCDU + 0,309. GIACA + ε Mô hình giải thích được 52,7% sự biến động của sự hài lòng. Tóm lại, qua phân tích mô hình hồi quy, sự hài lòng của du khách có quan hệ dương với với các thành phần: Tài sản trí tuệ địa phương, Cơ sở vật chất và sự đáp ứng, Giá cả hàng hóa dịch vụ. Mỗi thành phần có mức độ tác động khác nhau đến sự hài lòng của du khách, trong đótài sản trí tuệ địa phương là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất, với hệ số 0,526, nghĩa là nếu cải thiện được yếu tố Tài sản trí tuệ địa phương lên 1 đơn vị, thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của du khách lên thêm 0,526 điểm. Đây là cơ sở đề xuất các giải pháp trong chiến lược phát triển tài sản trí tuệ địa phương và các yếu tố khác nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của các địa phương. QUAÛN TRÒ KINH DOANH 117Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016) Bảng 4: Trị số trung bình giá trị cảm nhận của du khách Kí hiệu biến Yếu tố Trị số trung bình (mean) TSTT TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỊA PHƯƠNG 3.75 IP1 Các chứng nhận quốc tế như Di sản văn hóa thế giới của UNESCO 3.81 IP2 Danh tiếng / Thương hiệu chung của điểm đến 3.91 IP3 Các lễ hội văn hóa và chương trình nghệ thuật, biểu diễn 3.64 IP4 Các sản phẩm thủ công truyền thống 3.68 IP7 Các đặc sản địa phương 3.72 IP10 Tên gọi gắn với tài nguyên tự nhiên của điểm du lịch 3.76 CSVCDU CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ SỰ ĐÁP ỨNG 3.58 FAC1 Đường xá, phương tiện đi lại 3.50 FAC2 Cơ sở lưu trú 3.65 FAC3 Cơ sở dịch vụ ăn uống, vệ sinh, nước tại điểm tham quan 3.56 FAC4 Khu mua sắm đồ lưu niệm 3.56 FAC5 Cơ sở dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe 3.49 SYM1 Du khách luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình khi cần 3.72 GIACA GIÁ CẢ 3.50 PRI2 Giá các món ăn đặc sản 3.38 PRI3 Giá các món quà lưu niệm 3.27 PRI5 Giá phương tiện lưu động (xe điện) 3.54 SHL SỰ HÀI LÒNG 3.47 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS trên mẫu nghiên cứu 4.5 Phân tích mức độ đánh giá của du khách về các thành phần Thống kê mô tả giá trị trung bình được sử dụng để đánh giá mức độ cảm nhận của du khách về các thành phần nêu trên. Bảng 4 cho thấy mức độ đánh giá của du khách đối với các thành phần về chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến ở Việt Nam đều ở mức khá. Nhìn chung, du khách khá hài lòng với dịch vụ du lịch tại Việt Nam (mean = 3.47), tuy nhiên chỉ số này vẫn chưa phải ở mức cao. Trong các yếu tố thành phần, tài sản trí tuệ địa phương được đánh giá ở mức cao nhất (mean = 3.75), đây cũng chính là thành phần có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách theo kết quả của mô hình hồi quy ở trên. Các thành phần còn lại được đánh giá ở mức khá là Cơ sở vật chất và sự đáp ứng (3.58) và Giá cả (3.50). Kết quả đánh giá chi tiết theo các biến quan sát cho thấy một số yếu tố được du khách đánh giá tốt như Danh tiếng / Thương hiệu của điểm đến (3.91), Quần thể kiến trúc điểm đến (3.81), Tài nguyên tự nhiên của điểm du lịch (3.76), Du khách luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình khi cần (3.72). Bên cạnh đó, cũng còn nhiều QUAÛN TRÒ KINH DOANH 118 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016) yếu tố được du khách đành giá ở mức tương đối thấp so với các yếu tố khác cùng thành phần là Giá các món quà lưu niệm (3.27), Giá các món ăn đặc sản (3.38), Cơ sở dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe (3.49), Đường xá, phương tiện đi lại (3.50), Các lễ hội văn hóa và chương trình nghệ thuật, biểu diễn (3.64). 6. Kết luận Kết quả nghiên cứu chỉ ra trong 3 nhóm gồm 15 nhân tố (biến) tác động đến sự hài lòng của du khách (quốc tế và nội địa) tại Việt Nam thì vai trò của tài sản trí tuệ địa phương được thể hiện rõ nét nhất. Như vậy bên cạnh hai nguồn tài nguyên du lịch truyền thống là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, tiếp cận này sẽ mở ra cho ngành du lịch một hướng phát triển một loại tài sản mới là TSTT. Đây là nguồn tài nguyên vô tận, được sáng tạo và phát triển dựa vào khả năng sáng tạo của cộng đồng bản địa, doanh nghiệp và chính người dân khu vực đó. Các địa phương cần có định hướng và chiến lược rõ ràng trong việc bảo vệ và nâng cao giá trị của các tài sản trí tuệ địa phương để nâng cao sự hài lòng của du khách, qua đó thúc đẩy sự phát triển du lịch địa phương.q Tài liệu tham khảo 1. Arasuraman, A., Zeithaml V.A., and Berry, L.,1985, A conceptual model of service quality and its implications for future research, Journal of Marketin, Vol. 49, p. 41-50. 2. Cronin & Taylor, 1992, Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension, Journal of Marketing, Vol. 56 No.3 Jul 1992, p.55 -69 3. Cronin J J. & Taylor S.A., 1994, SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling performance - Based and Perceptions-minus-expectations measurement of service quality, Journal of Marketing, 58 (Janary): 125-131. 4. Đinh Công Thành và cộng sự, 2012, Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc, Kỷ yếu Khoa học 2012, tr. 195-202 5. E. Wanda George, Intangible cultural heritage, ownership, copyrights and tourism”, International Journal of Culture, Tourism and Hospitality Research, vol. 4, no. 4, tr.378P 6. Edvinsson L. & Malone, M., 1997, Intellectual capital, London: Piatkus. 7. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Tập 1 & 2, Hồ Chí Minh: Nxb Hồng Đức.Le, Thi Thu Ha, Protection regime for well-known local products in Vietnam, Research Paper, WIPO - WTO Colloquium of Teachers of Intellectual Property, Geneve 8/2013 8. Lev B., 2001, Intangibles, Brookings Institution Press, Washington; 9. N. Parrott, N. Wilson & J. Murdoch, 2002, Spatializing quality: Regional protection and the alternative protection and the geography of food, European Urban and Regional Studies, vol. 9, no. 3, tr. 241-261. 10. Parasuraman, A., Zeithaml V.A., and Berry, L., 1988, SERVQUAL: A multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality, Journal of Retailing, Vol. 64, p.12 -40. 11. Sveiby, K., 1997. The new organizational wealth. San Francisco: Berrett-Koehler Publishers; 12. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, năm 2003, tr. 325. 13. WIPO, Socio-Economic Benefits of Intellectual Property Protection in Developing Countries.
File đính kèm:
- tac_dong_cua_tai_san_tri_tue_dia_phuong_den_su_hai_long_cua.pdf