Sự phát triển của các thư viện, trung tâm thông tin tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với quản lý Nhà nước
Trong những thập niên gần đây với chính
sách đổi mới của Đảng, sự quan tâm đầu
tư của Nhà nước, hoạt động thông tin -
thư viện (TT-TV) Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Việc ứng dụng
các thành tựu của công nghệ thông tin
(CNTT) và các công nghệ mới đã làm thay
đổi nhiều hoạt động trong thư viện và
trung tâm thông tin theo hướng tự động
hóa. Có thể thấy các thư viện và trung tâm
thông tin (TV&TTTT) Việt Nam hiện nay
đang chuyển dịch từ mô hình truyền thống
sang hiện đại. Sự thay đổi này mang đến
nhiều lợi ích cho người dùng tin và các
thư viện. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên
nhân làm bộc lộ nhiều bất cập trong công
tác quản lý, đặc biệt là quản lý ở cấp vĩ mô
(quản lý nhà nước). Từ những luận điểm
trên, việc nghiên cứu sự thay đổi trong các
TV&TTTT tại Việt Nam dưới tác động của
CNTT và luận giải những vấn đề đặt ra
đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với
hoạt động quản lý nhà nước sẽ góp phần
phát triển bền vững sự nghiệp TT-TV nước
nhà và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
TV&TTTT tại Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự phát triển của các thư viện, trung tâm thông tin tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với quản lý Nhà nước
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 | 11 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THƯ VIỆN, TRUNG TÂM THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Th S Nguyễn Văn Th iên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Th S Nguyễn Th anh Th ủy Trường Cán bộ quản lý Văn hóa, Th ể thao và Du lịch Tóm tắt: Th ông qua việc khảo sát thực tế tại 72 thư viện và trung tâm thông tin, bài viết tập trung phân tích những thay đổi trong hoạt động thông tin- thư viện tại Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại. Nghiên cứu thực trạng một số nội dung của quản lý nhà nước về thông tin- thư viện. Luận giải về những vấn đề đặt ra và đề xuất kiến nghị nhằm đổi mới một số nội dung trong quản lý nhà nước về thông tin-thư viện tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Quản lý; thư viện; hoạt động thông tin-thư viện; quản lý nhà nước. Th e development of libraries and information centers in Vietnam and challenges for state management Abstract: Based on the results of the survey implemented at 72 libraries and information centers, the paper analyzes the shift from traditional to modern information and library activities in Vietnam. Analyzing the current state management in the fi eld of information and library. Identifying challenges and proposing suggestions to improve the state management in the fi eld of information and library in some aspects. Keywords: Management; library; information – library activities; state management. Mở đầu Trong những thập niên gần đây với chính sách đổi mới của Đảng, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, hoạt động thông tin - thư viện (TT-TV) Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) và các công nghệ mới đã làm thay đổi nhiều hoạt động trong thư viện và trung tâm thông tin theo hướng tự động hóa. Có thể thấy các thư viện và trung tâm thông tin (TV&TTTT) Việt Nam hiện nay đang chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang hiện đại. Sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích cho người dùng tin và các thư viện. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân làm bộc lộ nhiều bất cập trong công tác quản lý, đặc biệt là quản lý ở cấp vĩ mô (quản lý nhà nước). Từ những luận điểm trên, việc nghiên cứu sự thay đổi trong các TV&TTTT tại Việt Nam dưới tác động của CNTT và luận giải những vấn đề đặt ra đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với hoạt động quản lý nhà nước sẽ góp phần phát triển bền vững sự nghiệp TT-TV nước nhà và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TV&TTTT tại Việt Nam. 1. Phương pháp nghiên cứu Để xác định được sự thay đổi của các TV&TTTT Việt Nam, thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực TT-TV, tác giả của bài nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Điều tra khảo sát: Tiến hành khảo sát tại 72 TV&TTTT lớn tại Việt Nam, trong đó: 41 thư viện đại học và trung tâm học liệu (Khu vực Hà Nội - 18, 12 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI các tỉnh phía Bắc - 7, các tỉnh miền Trung - 6, Th ành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam - 10); 23 thư viện công cộng (Khu vực Hà Nội - 2, các tỉnh miền Bắc - 8, các tỉnh miền trung - 6, Th ành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam - 7) và 08 thư viện chuyên ngành. Đối tượng khảo sát là cán bộ lãnh đạo quản lý. Mẫu khảo sát được chọn theo nguyên tắc phân tầng, bởi đối tượng khảo sát không đồng nhất. Khảo sát nhiều loại hình TV&TTTT khác nhau: đại học, công cộng, chuyên ngành. Phạm vi tổ chức khảo sát bao quát các miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. - Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực TT-TV; Cán bộ quản lý một số TV&TTTT. 2. Kết quả và thảo luận 2.1. Th ực trạng phát triển của các TV&TTTT tại Việt Nam từ mô hình truyền thống sang hiện đại Quá trình chuyển dịch của các TV&TTTT tại Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại được xem xét từ khi các TV&TTTT ứng dụng máy tính, phần mềm vào quản lý các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Quá trình này có thể được phân chia thành các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1986 - 2000: Đây là giai đoạn các TV&TTTT ở Việt Nam bắt đầu được trang bị các máy tính điện tử, sử dụng các phần mềm tư liệu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) thư mục, tạo lập mục lục điện tử, quản trị nguồn lực thông tin và tạo lập các sản phẩm thông tin. - Giai đoạn 2001 - 2006: Đây là giai đoạn hiện đại hoá phát triển ở mức cao hơn tại các TV&TTTT Việt Nam. Nhiều dự án lớn về xây dựng thư viện điện tử, trung tâm học liệu đã được triển khai. Các dự án này tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng của thư viện điện tử như: trụ sở, tòa nhà, trang thiết bị hiện đại, máy tính điện tử, phần mềm quản lý thư viện, Những công nghệ mới của thế giới đã được các TV&TTTT Việt Nam lựa chọn áp dụng nhằm tự động hóa cao hơn các khâu trong dây chuyền xử lý thông tin tư liệu. - Giai đoạn từ 2007 - nay: Ở giai đoạn này, các TV&TTTT Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quá trình tự động hóa. Xu hướng xây dựng thư viện số thể hiện rõ tại các thư viện đại học và một số thư viện lớn thuộc hệ thống thư viện công cộng. Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng thay đổi trong các TV&TTTT tại Việt Nam được thể hiện trên một số phương diện sau: Diện mạo các TV&TTTT Việt Nam đã thay đổi một cách rõ rệt. Nhiều TV&TTTT đã được trang bị các thiết bị hiện đại, nhất là thiết bị về CNTT nhằm thực hiện mục tiêu tin học hoá, tự động hoá các khâu nghiệp vụ, xây dựng thư viện điện tử, phát triển hệ thống mạng thông tin. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các TV&TTTT lớn đã thiết lập được hạ tầng CNTT. Có 60/72 TV&TTTT đã có hệ thống máy chủ riêng để cài đặt phần mềm phục vụ các hoạt động chuyên môn (chiếm 83%). Trong đó hệ thống các thư viện chuyên ngành, đa ngành chiếm tỷ lệ cao nhất. Có 90% số thư viện chuyên ngành, đa ngành được khảo sát đã có hệ thống máy chủ. Nhiều thư viện, trung tâm học liệu có hàng chục máy chủ: Trung tâm Học liệu Huế 15 máy; Trung tâm Học liệu Đà Nẵng - 13 máy; Trung tâm TT-TV, Đại học Quốc gia Hà Nội - 15 máy; Th ư viện Quốc gia Việt Nam - 14 máy. Bên cạnh sự đầu tư trang bị về hệ thống máy tính là sự đầu tư trang bị phần mềm quản trị thông tin. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, các TV&TTTT Việt Nam đã áp dụng nhiều phần mềm khác nhau vào quản lý các hoạt động (Bảng 1). NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 | 13 (1) Bao gồm cả thư viện đại học, trung tâm học liệu theo quy định của Pháp lệnh Th ư viện. Loại phần mềm Chuyên, đa ngành1 Công cộng Tổng số SL % SL % SL % Hệ thống thư viện tích hợp (ILS) 42 82,4 14 66,7 56 78 Phần mềm thư viện số 22 43,1 4 19,0 26 36 Phần mềm tìm kiếm tập trung 3 5,9 0 0,0 3 4 Phần mềm khác 8 15,7 7 33,3 15 21 Bảng 1. Th ực trạng các hệ phần mềm được ứng dụng Số lượng Số liệu tổng hợp trong Bảng 1 minh họa thực trạng sử dụng phần mềm trong các TV&TTTT. Phân tích số liệu cho thấy, có 56/72 (chiếm 78%) số thư viện được khảo sát đã áp dụng hệ thống thư viện tích hợp (ILS). Có 26/72 (chiếm 36%) thư viện được khảo sát đã áp dụng phần mềm thư viện số vào quản lý và xây dựng CSDL toàn văn, các bộ sưu tập tài liệu số. Kết quả này cho thấy xu hướng xây dựng thư viện số đã hình thành và đang phát triển mạnh tại các TV&TTTT lớn ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong hệ thống các thư viện chuyên, đa ngành. Phần mềm tìm kiếm tập trung là phần mềm mới trong lĩnh vực TT-TV. Đây là phần mềm hỗ trợ các TV&TTTT quản lý tích hợp được nhiều loại CSDL khác nhau trong một hệ thống và cung cấp cho người dùng một giao diện duy nhất nhưng có thể truy cập đến nhiều nguồn tin, nhiều CSDL khác nhau. Trên thế giới phần mềm này chủ yếu được thư viện lớn thuộc các nước phát triển lựa chọn áp dụng bởi chi phí đầu tư lớn. Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có ba TV&TTTT lựa chọn và áp dụng, đó là: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự đầu tư về hạ tầng CNTT, việc đầu tư phát triển nguồn lực thông tin hiện đại cũng được chú ý. Đó là các nguồn tin điện tử như: sách, tạp chí, các CSDL điện tử, hoặc đầu tư xây dựng thư viện số được các TV&TTTT quan tâm đầu tư ở những quy mô khác nhau. Th ực tế này đã làm thay đổi cơ cấu nguồn lực thông tin trong các TV&TTTT lớn tại Việt Nam. Kết quả khảo sát trong Bảng 2 cho thấy tại các thư viện chuyên ngành, đa ngành, các trung tâm thông tin và trung tâm học liệu tỷ lệ các tài liệu điện tử ngày càng gia tăng so với tài liệu truyền thống. Th ậm chí trong một số thư viện đại học, tỷ lệ tài liệu điện tử và truyền thống gần tương đương nhau. Ví dụ: Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Học liệu Th ái Nguyên. 14 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Như vậy, qua việc khảo sát tại một số TV&TTTT lớn ở Việt Nam, từ các phương diện như: hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn lực thông tin, hoạt động xử lý và tổ chức thông tin, dịch vụ TT-TV cho thấy các thư viện Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi. Quá trình áp dụng CNTT vào hoạt động thư viện đã tạo ra nhiều thay đổi trong cơ cấu nguồn lực thông tin, quy trình tổ chức và phân phối thông tin. Có thể nhận định rằng, các TV&TTTT lớn ở Việt Nam hiện nay đã và đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ mô hình thư viện truyền thống sang mô hình thư viện hiện đại. 2.2. Luận giải về những vấn đề đặt ra và một số kiến nghị đối với hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin- thư viện tại Việt Nam hiện nay Th eo giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ Bảng 2. Tài liệu điện tử tại một số thư viện lớn của Việt Nam (Tính theo tên tài liệu) Tên thư viện Số lượng Tài liệu truyền thống Tài liệu điện tử Đại học Quốc gia Tp. HCM 71.000 53.000* Đại học Th ái Nguyên 44.000 38.000 Đại học Quốc gia Hà Nội 157.000 47.000* Đại học Huế 25.000 10.000* Đại học Vinh 28.000 25.000 Đại học Bách khoa Hà Nội 110.000 30.000* Đại học Đà Nẵng 50.000 3.500* Th ư viện Quốc gia Việt Nam 2.500.000 30.000* Ghi chú: * (Còn bao gồm nhiều CSDL khác) Các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như xử lý và tổ chức thông tin, cung cấp dịch vụ đã được tự động hoá. Số liệu trong Bảng 3 là tổng hợp các khâu công việc chuyên môn đã được ứng dụng CNTT tại các TV&TTTT Việt Nam. Hoạt động Số lượng Chuyên, đa ngành Công cộng Tổng số SL % SL % SL % Bổ sung 11 21,6 6 28,6 17 24 Biên mục 49 96,1 17 81,0 66 92 Quản lý ấn phẩm định kỳ 35 68,6 12 57,1 47 65 Lưu thông tài liệu 37 72,5 10 47,6 47 65 Tra cứu 49 96,1 17 81,0 66 92 Quản lý bạn đọc 40 78,4 13 61,9 53 74 Th ống kê 15 29,4 5 23,8 20 28 Quản lý tài chính 6 11,8 0 0,0 6 8 Xây dựng bộ sưu tập số 22 43,1 4 19,0 26 36 Xây dựng Website 32 62,7 15 71,4 47 65 Bảng 3. Các khâu công việc đã ứng dụng tin học trong các thư viện NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 | 15 chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước” [1]. Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước về lĩnh vực TT-TV có thể hiểu là quá trình nhà nước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong hoạt động TT-TV nhằm đảm bảo cho hoạt động TT-TV diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của lĩnh vực này. Nói cách khác, quản lý nhà nước về lĩnh vực TT-TV là sự tác động có chủ đích, có định hướng của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến TT-TV bằng quyền lực của nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính nhằm đạt mục tiêu đề ra. Quản lý nhà nước về hoạt động TT-TV bao gồm nhiều nội dung khác nhau trong đó tập trung vào những nội dung quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển của sự nghiệp TT-TV như [5]: - Xây dựng chiến lược phát triển; - Quy hoạch mạng lưới; - Ban hành các văn bản pháp quy; - Đầu tư kinh phí; - Đào tạo nguồn nhân lực; - Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ; - Hợp tác quốc tế; - Th anh tra, kiểm tra; - Cơ chế phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp khác. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, các TV&TTTT tại Việt Nam đang có sự chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang hiện đại. Sự chuyển dịch này đã đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết đối với hoạt động quản lý nhà nước, trong đó tập trung vào các nội dung sau: - Về xây dựng chiến lược phát triển Xây dựng chiến lược phát triển là một trong những nội dung rất quan trọng của quản lý hoạt động thư viện ngày nay, bởi nó giúp cho cơ quan quản lý xác định được sứ mệnh, những nhiệm vụ phải hoàn thành nhằm đạt được mục tiêu [7]. Tại Việt Nam, nhận thức được vai trò to lớn của TV&TTTT, đồng thời nắm bắt xu thế phát triển chung của thế giới về lĩnh vực này, Đảng và Nhà nước đã sớm định hướng chiến lược phát triển hoạt động TT-TV trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: Pháp lệnh Th ư viện; Nghị định; Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương; Quyết định. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước cần có sự đánh giá và hoàn thiện chiến lược phát triển về lĩnh vực TT-TV. Kết quả nghiên cứu thực trạng xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển lĩnh vực TT-TV ở Việt Nam cho thấy chiến lược phát triển đã được đề cập nhưng nằm tản mạn ở nhiều các văn bản khác nhau do các cấp khác nhau ban hành. Một số nội dung mới đã được đề cập trong mục tiêu chiến lược nhưng còn sơ sài, chung chung như: hiện đại hóa, tự động hóa, tin học hóa công tác TT-TV, Các nội dung này chưa bao quát được các lĩnh vực hoạt động trọng điểm của hoạt động TT-TV hiện nay. Th eo Kumar (2007), việc lập kế hoạch cần thiết phải cân nhắc tới những yếu tố thay đổi nhanh chóng của môi trường bên trong và bên ngoài thư viện. Công nghệ ứng dụng vào 16 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI thư viện luôn thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi việc lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch dài hạn không chỉ có sự phân tích đánh giá môi trường một cách khoa học, khách quan mà còn phải có khả năng dự đoán, tiên liệu sự phát triển của KH&CN trong tương lai. Có thể thấy tính đến thời điểm hiện nay, một mục tiêu chiến lược cụ thể, rõ ràng cho lĩnh vực TT-TV Việt Nam hiện vẫn chưa được xác định. Để hoàn thiện chiến lược phát triển thư viện Việt Nam, trước hết cần căn cứ vào các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của thư viện hiện đại, các đặc trưng của thư viện hiện đại, bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực TT-TV Chỉ như vậy việc xây dựng chiến lược phát triển mới phù hợp và đúng trọng tâm. - Về mô hình quản lý và quy hoạch mạng lưới Mô hình quản lý nhà nước về lĩnh vực TT-TV đã được thiết lập, tuy nhiên còn tồn tại những bất cập cần có sự điều ... khảo để tìm kiếm thông tin mới. Trong quá trình tìm kiếm thông tin, người dùng tin thường có hành vi tìm kiếm thông tin từ các tài liệu được trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Chẳng hạn, từ một khái niệm hay định nghĩa được trích dẫn trong bài viết, người dùng tin sẽ thực hiện hành vi liên kết nguồn trích dẫn đó với một quá trình tìm kiếm mới nhằm tìm tài liệu được trích dẫn đó và kiểm tra tính xác thực của thông tin được trích dẫn. - Chọn lọc (berrypicking): đặt ra những câu hỏi từ kết quả tìm kiếm thông tin mới, hành vi này diễn ra trong suốt quá trình tìm tin. Đây là biểu hiện của hành vi thông tin có sự phản biện. Nghĩa là họ chọn lọc những tài liệu phù hợp thông qua việc đặt ra câu hỏi từ kết quả tìm kiếm. - Th ải hồi (bouncing): thoát khỏi nguồn thông tin một cách nhanh chóng ngay khi người dùng tin nhận ra thông tin, nguồn thông tin đó không thích hợp với nhu cầu và yêu cầu tìm tin. Hành vi thông tin này đòi hỏi người dùng tin có cách đánh giá nhanh chóng và bao quát, bởi lẽ họ không tốn nhiều thời gian vào việc tìm và đọc những tài liệu không phù hợp với yêu cầu mà họ đang tìm kiếm. Hay nói cách khác, việc nhận diện tính thích hợp của tài liệu đối với yêu cầu tin của người dùng tin giúp họ tiết kiệm nhiều thời gian và công sức; đặc biệt, trong hệ thống thông tin số, điều này giúp người dùng tin hạn chế được những tác nhân gây mất tập trung vào mục tiêu tìm kiếm đã đặt ra ban đầu. 2. Vai trò của cán bộ thư viện đại học trong việc hỗ trợ hành vi thông tin của người dùng tin Bối cảnh thông tin kỹ thuật số mang đến cho thư viện đại học những cơ hội mới để khẳng định vai trò của mình trong xã hội thông tin, bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ đối với hoạt động và phát triển của thư viện. Khi đó, đòi hỏi cán bộ thư viện cần phải thích ứng với những vai trò và nhiệm vụ mới, trong đó bao gồm vai trò quản lý hệ thống thông tin số và hỗ trợ hành vi thông tin của người dùng. Quản lý hệ thống thông tin số đòi hỏi năng lực bao quát gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ và cách thức cần thiết để tạo lập, lưu trữ, phân tích, tổ chức, tìm và phân phối thông tin số (văn bản, hình ảnh, âm thanh) trong thư viện số hay bất kỳ loại thông tin nào. Như vậy, việc quản lý hệ thống thông tin số hỗ trợ hành vi thông tin đòi hỏi người cán bộ thư viện phải thể hiện ở các vai trò khác nhau. 2.1. Vai trò tích hợp của cán bộ thư viện truyền thống và cán bộ thư viện số Người cán bộ thư viện ngày nay bên cạnh những kiến thức chuyên môn-nghiệp vụ cơ bản của một người cán bộ thư viện truyền thống cũng cần có những sự hiểu biết và những kỹ năng cần thiết trong vai trò của cán bộ thư viện số. Cán bộ thư viện là người thực hiện những công việc nhằm đảm bảo vai trò tích hợp của mình trong hệ thống thông tin số, bao gồm khai thác nguồn lực thông tin số; quản lý thư viện số; tổ chức thông tin và tri thức số; phổ biến thông tin số từ nguồn lực thông tin số mà thư viện tạo lập và khai thác; cung cấp dịch vụ tham khảo số và dịch vụ thông tin điện tử; xử lý và bảo quản thông tin số; biên mục và phân loại tài liệu số, v.v... Trong đó, khai thác, thu thập thông tin số là một trong những nhiệm vụ cần thiết của cán bộ thư viện số. Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau trong môi trường số, nhiệm vụ của cán bộ thư viện số chính là sử dụng các kỹ thuật tìm tin khác nhau bao gồm tra cứu siêu dữ liệu, tra cứu tài liệu toàn văn nhằm phát triển nguồn lực thông tin của thư viện, phục vụ người dùng tin. Với kiến thức về việc lựa chọn nguồn thông tin thư viện số, cán bộ thư viện có năng lực sẽ thể hiện vai trò như một chuyên gia thông tin số khi thu thập thông tin số hỗ trợ người dùng NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 | 23 tin. Có nhiều công cụ khác nhau có thể hỗ trợ cán bộ thư viện số tìm kiếm thông tin số như mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC), CSDL trực tuyến, các công cụ trên nền Internet như: email, website, các công cụ xuất bản điện tử, v.v... Bên cạnh đó, việc tìm kiếm và tra cứu thông tin trong hệ thống thông tin số cũng yêu cầu cán bộ thư viện có kiến thức tổng hợp về công cụ tra cứu nhằm cung cấp các yêu cầu tìm tin tương thích với hệ thống tìm tin. Dù ở bất kỳ nhiệm vụ nào, thì mục tiêu cuối cùng của cán bộ thư viện trong vai trò tích hợp này chính là đảm bảo tốt vai trò của cán bộ thư viện trong môi trường thư viện truyền thống và phát huy hiệu quả của hệ thống thông tin số trong hỗ trợ hành vi của người dùng tin của thư viện trong môi trường số hiện nay. 2.2. Vai trò quản lý thư viện và hệ thống thông tin số Ở vai trò cơ bản này, cán bộ thư viện là người quản lý, giám sát chính hoạt động của thư viện không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn là phạm vi quốc tế. Bởi lẽ, thư viện số không chỉ còn giới hạn trong phạm vi bức tường của một thư viện thông thường. Quá trình quản lý này đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau của người cán bộ thư viện. Năng lực chuyên môn là yêu cầu tiên quyết của người quản lý thư viện và hệ thống thông tin số. Năng lực này đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có trình độ và khả năng nhận diện, phân tích và đánh giá mối tương quan nguồn thông tin trong môi trường thông tin số và nguồn lực của thư viện, hệ thống thông tin. Hay nói cách khác, trước khi nguồn thông tin trở thành một phần của nguồn lực trong hệ thống, cán bộ thư viện với vai trò quản lý cần có sự xem xét, đánh giá năng lực của thư viện, hệ thống thông tin số như: nguồn nhân lực có đảm bảo các điều kiện cần và đủ để thực hiện; nguồn kinh phí có đảm bảo để thư viện tiếp cận, sử dụng nguồn thông tin chất lượng và khả năng duy trì lâu dài hay không; cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật công nghệ có đảm bảo vận hành hiệu quả; những tác động của bối cảnh bên ngoài như sự thay đổi của môi trường số, sự đa dạng của nguồn lực thông tin, quy luật phát triển của thông tin số, tính pháp lý liên quan, v.v.... cũng là những mối quan tâm khác của người cán bộ thư viện khi thể hiện vai trò quản lý. Không chỉ vậy, người cán bộ thư viện cũng cần biết nhận diện và đánh giá sự tương thích giữa nguồn thông tin và nhu cầu của người dùng tin, khai thác, lưu trữ, tổ chức và phân phối thông tin cho người dùng tin, v.v... Làm tốt vai trò này góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện và hệ thống thông tin số đối với người dùng tin, tiết kiệm nguồn lực, khẳng định vai trò và năng lực của cán bộ thư viện nói riêng và hiệu quả của hệ thống thông tin nói chung. Ngoài ra, một đòi hỏi khác ở vai trò quản lý hệ thống thông tin số đó chính là khả năng liên quan đến tạo lập và sử dụng nguồn lực thông tin số, ví dụ như khả năng tạo lập CSDL, phân phối CSDL, thiết kế giao diện người sử dụng, thiết kế ngôn ngữ truy vấn, các hoạt động khác liên quan đến tạo lập sản phẩm thông tin đa phương tiện, các phương thức để khai thác dữ liệu, tri thức, v.v... Nhìn chung, những yêu cầu trên có thể thực hiện tốt hơn khi người cán bộ thư viện hiểu rõ hệ thống thông tin số của thư viện với cách tiếp cận đa chiều, từ bản thân cán bộ thư viện, từ hệ thống và từ người dùng tin. Các yếu tố cần hiểu rõ về hệ thống thông tin số như: thành phần của hệ thống thông tin số, đầu vào nguồn dữ liệu, cách thức xử lý từ dữ liệu sang thông tin, đầu ra sản phẩm thông tin, lưu trữ, kiểm soát hiệu suất hoạt động của hệ thống và các yếu tố khác. Như vậy, dù rằng vai trò quản lý của cán bộ thư viện trong môi trường số được thể hiện ở những hoạt động khác nhau, thì vai trò này cũng gắn liền với mục tiêu hỗ trợ người dùng tin sử dụng thư viện hiệu quả nhất. 2.3. Vai trò định hướng và hỗ trợ người dùng tin trong hệ thống thông tin số Với vai trò này, người cán bộ thư viện cần 24 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI biết sử dụng các phương tiện hiện đại trong hoạt động thư viện, có kiến thức và kỹ năng tốt trong việc sử dụng công nghệ thông tin nhằm xử lý, phân phối thông tin số và hỗ trợ người dùng tin. Đặc biệt, đối với hành vi thông tin của người dùng tin, cán bộ thư viện có vai trò hỗ trợ và hướng dẫn người dùng tin truy cập, tra cứu và sử dụng máy tính để tìm tin, bởi lẽ hệ thống tìm tin là một trong những công cụ hỗ trợ cho người dùng tích cực. Để thực hiện được vai trò này, đòi hỏi cán bộ thư viện phải có kiến thức tổng hợp về công cụ tra cứu và cấu trúc hệ thống tra cứu, từ đó giúp cán bộ thư viện có thể thực hiện được yêu cầu tìm tin, có được kết quả tìm tin phù hợp dành cho người dùng tin, khai thác tối đa hiệu quả của công cụ tìm tin mang lại. Ngoài ra, người cán bộ thư viện cần hiểu rõ hành vi thông tin của người dùng tin biểu hiện ở mức độ nào và với loại hình nào. Việc xác định từng loại hình hành vi thông tin của người dùng tin cho thấy, cán bộ thư viện là người có thể tiếp cận và tác động vào hành vi tìm kiếm thông tin của người dùng tin trong hệ thống thông tin của thư viện. Chẳng hạn, ở hành vi đọc lướt sâu cán bộ thư viện chính là người góp phần quyết định việc người dùng tin tiếp tục hay không tiếp tục đọc tài liệu khi họ đọc phần tóm tắt hay tiêu đề của tài liệu. Trong thực tế, ngoài tiêu đề là bắt buộc, một số bài viết không có sẵn phần tóm tắt nội dung tài liệu từ tác giả, ban biên tập hay từ nhà xuất bản, khi đó việc tạo các bản tóm tắt chất lượng là yêu cầu của cán bộ thư viện khi thực hiện vai trò này. Điều chắc chắn rằng, người dùng tin sẽ đọc toàn văn tài liệu đó khi họ nhận thấy phần tóm tắt phù hợp với yêu cầu tin của họ. Như vậy, cán bộ thư viện cần phải đảm bảo có những kỹ năng về tóm tắt tài liệu một cách đầy đủ, cô đọng, chính xác nhất trước khi tạo sản phẩm cung cấp cho người dùng tin. Một loại hình hành vi thông tin khác mà trong đó vai trò của cán bộ thư viện thể hiện rõ, đó là hành vi tích trữ thông tin. Th ực vậy, khi người dùng tin có nhu cầu thu thập và lưu trữ tài liệu trước khi họ bắt đầu đọc, cán bộ thư viện cần hỗ trợ người dùng ở các nhiệm vụ sau: Th ứ nhất, cán bộ thư viện cần giúp người dùng tin hiểu rõ và sử dụng hiệu quả các công cụ tra cứu như: hệ thống mục lục trực tuyến, danh mục tài liệu mới, hay cách thức tra cứu tin để người dùng tin có thể chủ động tìm tài liệu phù hợp. Th ứ hai, việc lưu trữ tài liệu từ quá trình tìm kiếm của người dùng tin cần sự hỗ trợ từ cán bộ thư viện. Cụ thể, cán bộ thư viện cần cung cấp các hướng dẫn về kỹ năng thông tin hay phần mềm ứng dụng trong quản lý nguồn thông tin số, trong đó bao gồm kỹ năng tìm và lưu trữ thông tin một cách khoa học và logic. Điều này giúp người dùng tin dễ dàng tìm thấy tài liệu họ cần trong toàn bộ tài liệu mà họ đã thu thập được. Ngoài ra, hành vi thải hồi của người dùng tin sau khi tìm thấy thông tin không thích hợp cũng cần sự phối hợp và hỗ trợ của cán bộ thư viện. Ví dụ, nhằm hạn chế tối đa việc mất thời gian vào quá trình tìm tài liệu trong hệ thống thông tin và kết quả thu được là tài liệu không thích hợp, thì cán bộ thư viện cần có sự định hướng và hướng dẫn người dùng tin ngay từ thao tác tìm kiếm đầu tiên, cách thức đặt biểu thức tìm hay cách thức sử dụng thuật ngữ, toán tử tìm kiếm. Điều này giúp người dùng tin tránh lãng phí công sức, thời gian, đồng thời giúp người cán bộ thư viện thể hiện tốt vai trò của mình trong việc phối hợp và hỗ trợ người dùng tin. Trong trường hợp tương tự, cán bộ thư viện cũng có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ TT-TV theo yêu cầu cụ thể của người dùng tin. Bên cạnh những vai trò kể trên, cán bộ thư viện còn có rất nhiều những vai trò, nhiệm vụ khác phụ thuộc theo đặc thù từng vị trí công việc khác nhau, đòi hỏi mức độ chuyên môn NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2016 | 25 hóa cao hơn. Tuy vậy, dù với bất kỳ nhiệm vụ nào, đối với hành vi thông tin của người dùng tin, thông qua hệ thống thông tin số, cán bộ thư viện cần giữ vai trò là người định hướng, tác động, hỗ trợ và phục vụ người dùng tin, giúp người dùng tin thỏa mãn nhu cầu tin, khai thác và sử dụng thông tin đúng mục tiêu đã đề ra. Đó chính là ý nghĩa thực sự hướng tới việc xác định giá trị của thông tin đối với người dùng tin trong bối cảnh thông tin số hiện nay. Kết luận Có thể thấy, hành vi thông tin là chuỗi hoạt động của một cá nhân tương tác với nguồn tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của bản thân. Th ư viện đại học là một trong những nguồn tin có giá trị lớn, trong đó người cán bộ thư viện đóng vai trò đắc lực của một chuyên gia thông tin, một người truyền giao tri thức đến người dùng tin. Để thực hiện tốt điều này, mỗi cán bộ thư viện cần không ngừng đổi mới, nâng cao kiến thức chuyên môn-nghề nghiệp và thể hiện tốt vai trò của mình, nhằm định hướng và hỗ trợ hành vi thông tin của người dùng tin một cách hiệu quả và chất lượng nhất. ------------------------------------------------ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bates, M.J. (1989), “Th e design of browsing and berrypicking techniques for the online search interface”, Online Review, 13 (5), 407-24. 2. Bates, M.J. (2007), “What is browsing- really? A model drawing from behavioural science research”, Information Research, 12 (4). Retrieved October 10, 2011 from http:// InformationR.net/ir/12-4/paper330.html. 3. Guest S.S. (1987), “The use of bibliographic tools by humanities faculty at the State University of New York at Albany”. Reference Librarian 18 : 157-172. 4. Majid, S. and Kassim, G.M. (2000), “Information seeking behavior of international Islamic University Malaysia Law Faculty members”, Malaysian Journal of Library and Information Scene, 5(2): 1-17. 5. Leckie, G.J., Pettigrew, K.E., Sylvain, C. (1996). “Modelling the information seeking of professionals: A general model derived from research on engineers, health care professionals, and lawyers”, Library Quarterly 66 (2): 161-193. 6. Palmer, C.L., Teff eau, L.C. & Pirmann, C.M. (2009), “Scholarly Information Practices in the Online Environment: Th emes from the Literature and Implications for Library Service Development”. Retrieved March 21 2012 from www.oclc.org/research/ publications/library/2009/2009- 02.pdf. 7. Rowlands, I. & Fieldhouse, M. (2007), “Information behaviour of the researcher of the future, Work Package I: Trends in Scholarly Information Behaviour”. Retrieved March 21 2012 from www.jisc.ac.uk/media/ documents/programmes/reppres/ggwor kpackagei.pdf. 8. Shokeen, A., & Kushik, S.K. (2002), “Information seeking behavior of social scientists of Haryana universities”. Library Herald, 40 (1), 8-11. 9. Smith, E.S. (1987). “Document supply: Developments and problems”, IAALD Quarterly Bulletin 32 (1): 19-23. 10. Sreenivasulu, V. (in publication), “Role of information technologies in electronic information transfer and in providing value added information services’’, DESIDOC Bulletin of Information Technology. 11. Wilson, T. (2000), “Human information behavior”, Incoming Scene, 3(2): 49-55. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 12-10-2015; Ngày phản biện đánh giá: 09-12-2015; Ngày chấp nhận đăng: 06-01-2016).
File đính kèm:
- su_phat_trien_cua_cac_thu_vien_trung_tam_thong_tin_tai_viet.pdf