Sản phẩm du lịch vườn bưởi Bạch Đằng, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Phát triển du lịch bền vững thường dựa vào
thế mạnh hiện có của địa phương. Cù lao Bạch
Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương là xã
có lợi thế về vườn cây ăn trái. Trong đó, bưởi
Bạch Đằng là một thương hiệu khá nổi tiếng,
không chỉ ở đồng bằng Nam bộ mà còn phát
triển rộng khắp cả nước. Với mục tiêu khai thác
ưu thế sản phẩm từ bưởi của Bạch Đằng vào
phát triển du lịch địa phương, nghiên cứu này
hướng đến việc điều tra, phân tích sản phẩm
du lịch của vườn bưởi trên cù lao Bạch Đằng.
Đồng thời, có thể kết hợp với những sản phẩn
du lịch khác với việc tìm hiểu và đánh giá các
bên có tham gia trong hoạt động du lịch, làm
tiền đề để tiến hành xây dựng một chiến lược
cụ thể, triển khai trong thực tế nhằm phát triển
du lịch cù lao Bạch Đằng một cách hợp lý và
hiệu quả nhất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sản phẩm du lịch vườn bưởi Bạch Đằng, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 70 Sản phẩm du lịch vườn bưởi Bạch Đằng, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Nguyễn Thu Cúc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Phát triển du lịch bền vững thường dựa vào thế mạnh hiện có của địa phương. Cù lao Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương là xã có lợi thế về vườn cây ăn trái. Trong đó, bưởi Bạch Đằng là một thương hiệu khá nổi tiếng, không chỉ ở đồng bằng Nam bộ mà còn phát triển rộng khắp cả nước. Với mục tiêu khai thác ưu thế sản phẩm từ bưởi của Bạch Đằng vào phát triển du lịch địa phương, nghiên cứu này hướng đến việc điều tra, phân tích sản phẩm du lịch của vườn bưởi trên cù lao Bạch Đằng. Đồng thời, có thể kết hợp với những sản phẩn du lịch khác với việc tìm hiểu và đánh giá các bên có tham gia trong hoạt động du lịch, làm tiền đề để tiến hành xây dựng một chiến lược cụ thể, triển khai trong thực tế nhằm phát triển du lịch cù lao Bạch Đằng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Từ khóa: sản phẩm du lịch, bưởi Bạch Đằng 1. Đặt vấn đề Phát triển đô thị đã làm thu hẹp không gian xanh, giảm dần diện tích môi trường thiên nhiên. Quá trình này diễn ra theo thời gian, làm phát sinh nhu cầu tìm về những không gian xanh - thiên nhiên của người dân sống trong đô thị. Vì thế, du lịch tại các vùng sinh thái tự nhiên, còn giữ được các yếu tố thiên nhiên đang là một cơ hội lớn để các vùng nông thôn Việt Nam có thể nắm bắt và khai thác trong quá trình phát triển kinh tế. Tại Bình Dương, địa phận dọc theo lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa phận thị xã Tân Uyên là khu vực ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch từ những vườn cây trái như vườn bưởi Bạch Đằng. Cù lao Bạch Đằng là một trong những xã được ưu tiên đầu tư, với đặc thù là cù lao trên sông. Bạch Đằng với vị thế địa lý thuận lợi và được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu khá ôn hòa và trong lành, đất đai trù phú thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái. Từ rất lâu, trên cù lao Bạch Đằng đã hình thành những vườn chuyên canh cây bưởi trải rộng hầu hết diện tích cù lao. Sản phẩm bưởi Bạch Đằng – Bình Dương với hương vị đặc trưng riêng đã được phân phối rộng khắp và tạo được uy tín trên thị trường. Thương hiệu “Bưởi Bạch Đằng” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể vào ngày 23/06/2011 cho 5 loại bưởi đang được trồng và phát triển tại xã Bạch Đằng (Tân Uyên) bao gồm bưởi đường da láng (bưởi đường núm), bưởi đường lá cam, bưởi ổi, bưởi thanh và bưởi da xanh1. Cùng với cuộc sống ôn hòa và bình dị của người dân địa phương, những lối canh tác nông nghiệp truyền thống còn được lưu giữ bên cạnh những phương pháp hiện tại, những không gian xanh trong các vườn bưởi và những sản phẩm từ cây bưởi là tiềm năng rất lớn để cù lao Bạch Đằng phát huy nhằm phát triển hoạt động du lịch tại đây. Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng hiện nay hoạt động du lịch tại cù lao Bạch Đằng gần như vẫn 1 47bd-b37b-17e8d3bef661 TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 71 chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có, bởi chưa có một chiến lược cụ thể nhằm xây dựng và quảng quá cho sản phẩm du lịch vườn bưởi Bạch Đằng. Do đó, ngoài sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương, việc phát triển du lịch ở đây muốn có hiệu quả và bền vững cần có sự đồng thuận và tham gia của các chủ thể du lịch, đặc biệt là cộng đồng địa phương. Ngoài ra, những khảo sát từ góc độ thị trường khai thác của các công ty du lịch dựa trên nhu cầu của du khách là một việc làm cần thiết để có hướng đi đúng đắn trong khai thác và phát triển du lịch tại xã cù lao này. 2. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được 2.1. Tổng quan về vườn bưởi Bạch Đằng Hình 1. Bản đồ hành chính xã Bạch Đằng, Tân Uyên, Bình Dương (Tác giả: Ngô Hoàng Đại Long, thiết lập trên nền Dữ liệu Atlas tỉnh Bình Dương, 2015) Bạch Đằng là một xã thuần nông, nằm ở phía Đông Nam của thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương không chỉ được biết đến bởi một xã cù lao nằm trên sông Đồng Nai, mà ngày nay, xã Bạch Đằng còn được biết đến là một vùng trồng bưởi lâu đời và có tiếng ở khu vực Đông Nam bộ. Bưởi được xem là cây có giá trị kinh tế cao trong các loại cây trồng của xã, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân của xã Bạch Đằng ngày nay. Theo thống kê, tổng diện tích tự nhiên của xã Bạch Đằng là 1.075,5ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 790ha, diện tích sông rạch khoảng 199 ha (chiếm 18,5% diện tích tự nhiên), diện tích trồng bưởi chiếm hơn 450ha (chiếm hơn 40% diện tích tự nhiên của xã, chiếm 60% diện tích đất nông nghiệp). Nông dân xã cù lao đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác cây bưởi với nhiều giống nổi tiếng như bưởi: đường lá cam, thanh trà, da xanh Bưởi Bạch Đằng được trồng và bảo quản sau thu hoạch với mô hình khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP, từ khâu chọn giống, chọn đất, mật độ trồng, cách chăm sóc, nhận diện các loại sâu bệnh thường gây hại cho cây bưởi. Từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ sâu bệnh và cuối cùng xác định thời điểm thu hoạch để có năng suất, hiệu quả cao. Bưởi Bạch Đằng không sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo quản, đảm bảo sản phẩm đầu ra sạch tuyệt đối và có chất lượng đồng đều khi tới tay SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 72 khách hàng. Mỗi năm, sản lượng bưởi của xã đạt trên 8.000 tấn quả, với 2 giống bưởi chủ lực là đường da láng và đường lá cam. Ngoài ra, hội Nông dân xã Bạch Đằng còn thường xuyên có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng tem, nhãn của các chủ nhà vườn và các đại lý phân phối, kịp thời ngăn chặn các trường hợp tiêu cực để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi của các thành viên. Hiện nay, sản phẩm Bưởi Bạch Đằng đã được nhiều người biết đến. Hằng năm, Bưởi Bạch Đằng đã nhận được nhiều hợp đồng cung cấp sản phẩm đến nhiều thị trường trên cả nước, giá bán sản phẩm ổn định, không bị tư thương ép giá như các sản phẩm khác, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình, ổn định sản xuất. Đặc biệt, Bưởi Bạch Đằng hiện đã được hệ thống siêu thị Co.op Mart Bình Dương thu mua trực tiếp của gia đình ông Nguyễn Hữu Tâm, thành viên nhãn hiệu bưởi Bạch Đằng (là một trong những người đi đầu trồng bưởi áp dụng mô hình VietGAP ở địa phương) với số lượng khoảng 50kg/tuần, với giá 30.000 đồng/kg. Bưởi Bạch Đằng thực sự là sản phẩm đáng tin cậy, dành tặng bạn bè, người thân mỗi dịp Tết đến xuân về hay là món tráng miệng thơm ngon sau mỗi bữa cơm gia đình ấm cúng. Hình 2. Anh Nguyễn Hữu Tâm, Tổ trưởng Tổ hợp tác bưởi Bạch Đằng chăm sóc vườn bưởi của gia đình Hình 3. Bưởi đường lá cam ở xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Ảnh: Q. Nhiên 2.2 Sản phẩm du lịch bưởi Bạch Đằng qua điều tra, phân tích và đánh giá Theo dữ liệu điều tra ngẫu nhiên 200 phiếu phỏng vấn người dân tại 3 ấp: Tân Trạch, Điều Hòa và Tân Long thuộc xã Bạch Đằng, thì diện tích trồng bưởi dao động từ 200 đến 40.000m2, so với tổng diện tích vườn từ 500 đến 65.000m2. Bảng 1. Diện tích trồng bưởi so với tổng diện tích vườn của người dân địa phương No Minimum Maximum Mean Std. Deviation Diện tích vườn 201 500.00 65000.00 3634.1194 5276.01905 Diện tích trồng bưởi 201 200.00 40000.00 3115.1194 3684.12824 Valid N (listwise) 201 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Nếu so với 10 năm trước đây, thì diện tích vườn thay đổi theo chiều hướng mở rộng diện tích chiếm 41,3%, thay đổi theo chiều hướng thu hẹp diện tích chỉ có 6,5%. Còn lại 52,2% là không thay đổi diện tích vườn. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 73 Bảng 2. Sự thay đổi diện tích vườn so với 10 năm trước đây (2005 - 2015) Tần số % % hợp lệ % tích lũy Thu hẹp hơn 13 6.5 6.5 6.5 Mở rộng hơn 83 41.3 41.3 47.8 Không thay đổi 105 52.2 52.2 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Trong các loại vườn mà người dân canh tác, thì vườn chuyên canh chiếm tỷ lệ lớn 58,7% so với vườn tạp chỉ có 17,9% và vườn xen canh hỗn hợp là 23,4%. Bảng 3. Phân loại vườn canh tác của người dân địa phương Tần số % % hợp lệ % tích lũy Vườn tạp 36 17.9 17.9 17.9 Vườn xen canh hỗn hợp 47 23.4 23.4 41.3 Vườn chuyên canh 118 58.7 58.7 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Nhìn chung giá thành sản phẩm của bưởi cao hơn các thị trường khác do chất lượng và thương hiệu của sản phẩm, được minh chứng cụ thể qua phiếu phỏng vấn như sau: Bảng 4. Lý do giá thành sản phẩm cây bưởi cao hơn giá thị trường Tần số % % hợp lệ % tích lũy Chất lượng sản phẩm tốt hơn 71 78.9 78.9 78.9 Do sản phẩm có thương hiệu 9 10.0 10.0 88.9 Chi phí đầu tư cao 10 11.1 11.1 100.0 Total 90 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Tình trạng vườn bưởi hiện tại tạm ổn chỉ khoảng trên 50%, còn lại tỷ lệ vườn bưởi đang suy giảm năng suất chiếm 30,8%, cây chết chiếm 11,9%. Chi tiết như trong bảng 5 sau đây: Bảng 5. Tình trạng vườn bưởi hiện tại Tần số % % hợp lệ % tích lũy Cây chết 24 11.9 11.9 11.9 Suy giảm năng suất 62 30.8 30.8 42.8 Khác 7 3.5 3.5 46.3 Không 108 53.7 53.7 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 74 Tuy nhiên việc trồng bưởi không phải là nghề duy nhất mà người dân thực hiện, ngoài việc trồng bưởi ra, người dân còn làm nhiều nghề phụ khác: làm việc nhà nước, làm thuê, làm lúa, mua bán nhỏ, chiếm tỷ lệ cao, đạt 53,2% (xem bảng 6). Bảng 6. Nghề nghiệp khác ngoài nghề trồng cây ăn trái Tần số % % hợp lệ % tích lũy Có 107 53.2 53.2 53.2 Không 94 46.8 46.8 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Tình trạng môi trường hiện nay ở địa phương tương đối ổn, chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm môi trường đáng kể nào, được thể hiện qua bảng số liệu điều tra như sau: Bảng 7. Tình trạng môi trường ở địa phương hiện nay Tần số % % hợp lệ % tích lũy Rất ô nhiễm 3 1.5 1.5 1.5 Ô nhiễm 29 14.4 14.4 15.9 Bình thương 142 70.6 70.6 86.6 Không ô nhiễm 27 13.4 13.4 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Khi hỏi người dân về hoạt động du lịch có phải là thế mạnh của phương không? Thì đa số trả lởi là có, chiếm tỷ lệ 67,8 %, chỉ có 9,5% cho là hoạt động du lịch không phải là thế mạnh của địa phương. Đính kèm sau đây là kết quả khảo sát (bảng 8). Bảng 8. Hoạt động du lịch có phải thế mạnh của địa phương Tần số % % hợp lệ % tích lũy Có 128 63.7 63.7 63.7 Không 19 9.5 9.5 73.1 Không biết 54 26.9 26.9 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Các sản phẩm du lịch chính hiện nay đã khai thác tại địa phương bao gồm: tham quan vườn cây kết hợp với thưởng thức sản phẩm bưởi, hoặc tham quan vườn kết hợp với tổ chức ăn uống cuối tuần, hoặc kết hợp tham quan vườn bưởi với các địa danh du lịch khác. Trong đó sản phẩm tham quan vườn bưởi kết hợp với các địa danh du lịch khác chiếm tỷ lệ cao nhất (50,7%) và một số sản phẩn du lịch khác không đáng kể, thể hiện qua bảng kết quả điều tra như sau (bảng 9): TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 75 Bảng 9. Các sản phẩm du lịch chính hiện nay đã khai thác tại xã Bạch Đằng Tần số % % tích lũy Tham quan vườn cây và thưởng thức sản phẩm bưởi 59 29.4 29.4 Tham quan vườn cây và tổ chức ăn uống cuối tuần 31 15.4 44.8 Kết hợp tham quan vườn cây và các địa danh khác 102 50.7 95.5 Khác 9 4.5 100.0 Total 201 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Hoạt động du lịch đã ít nhiều góp phần cải thiện đời sống nhân dân địa phương, có đến 89,1% người dân trả lời là có cải thiện đời sống, khi được hỏi về nội dung này (xem bảng 10). Bảng 10. Hoạt động du lịch cải thiện đời sống nhân dân địa phương Tần số % % hợp lệ % tích lũy Có 179 89.1 89.1 89.1 Không 22 10.9 10.9 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Đánh giá chung về việc phục vụ du lịch tại địa phương. Đa phần người dân địa phương đánh giá là tốt chiếm 46,3% và bình thường là 42,8%. Rất tốt chỉ có 3,0%. Như vậy, các dịch vụ du lịch tại địa phương cần được cải thiện nhiều hơn nửa để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch của khách du dịch. Các lý do mà người dân địa phương chọn công việc làm du lịch tại vườn bưởi được thể hiện chi tiết như bảng 11 sau đây: Bảng 11. Lý do người dân địa phương chọn công việc làm du lịch nhà vườn Tần số % % hợp lệ % tích lũy Thu nhập cao 9 4.5 4.5 4.5 Hợp với khả năng, sở thích 51 25.4 25.4 29.9 Nơi này có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch 105 52.2 52.2 82.1 Nghề truyền thống của gia đình 14 7.0 7.0 89.1 Chỉ có làm được việc này mà thôi 1 0.5 0.5 89.6 Khác 21 10.4 10.4 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Khi hỏi về loại hình du lịch sinh thái, thì nhận thức của người dân địa phương nơi đây còn hạn chế, chưa biết nhiều, chỉ có 8,5% là biết chút ít về loại hình này. Như vậy, cần trang bị kiến thức cho người dân hiểu biết về du lịch sinh thi là rất cần thiết. Phát triển du lịch tại địa phương hiện nay chủ yếu là mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, chưa khai thác hết tiềm năng hiện có. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 76 du lịch chưa đáp ứng đầy đủ, như chưa có bến tàu cho các tàu du lịch cập bến dọc theo sông Đồng Nai. Do đó cần có sự hỗ trợ từ chính quyền, từ các doanh nghiệp du lịch, để phát triển du lịch một cách bài bản và qui củ. Người dân địa phương mong muốn làm du lịch một cách bài bản, có sự hỗ trợ về chuyên môn như: những kỹ năng cần thiết để đón tiếp khách du lịch. Về ngoại ngữ, người dân cần thiết biết những từ cơ bản để giao tiếp với khách du lịch quốc tế, được thể hiện qua bảng kết quả khảo sát như sau (bảng 12): Bảng 12. Những yêu cầu đối với người dân muốn làm du lịch Tần số % % hợp lệ % tích lũy Đào tạo bài bản về làm du lịch 49 24.4 24.4 24.4 Được bồi dưỡng, hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ năng ngoại ngữ 140 69.7 69.7 94.0 Có kinh nghiệm làm việc 11 5.5 5.5 99.5 Khác 1 0.5 0.5 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Ngoài ra người dân địa phương còn mong muốn được sự hỗ trợ đồng bộ từ chính quyền địa phương về: chính sách phát triển du lịch, về vay vốn để đầu tư cho phát triển du lịch, về đầu tư thêm cơ sở hạ tầng và cung cấp những thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động du lịch tại địa phương (xem bảng 13). Bảng 13. Những hỗ trợ cần thiết nhất cho sự tham gia của người dân vào họat động du lịch Tần số % % hợp lệ % tích lũy Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cộng đồng của nhà nước 103 51.2 51.2 51.2 Vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi 41 20.4 20.4 71.6 Đầu tư CSHT đến khu vực phát triển du lịch cộng đồng 49 24.4 24.4 96.0 Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ hoạt động du lịch 8 4.0 4.0 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Các dịch vụ mà người dân địa phương cho là thích hợp để tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương là: điểm du lịch nhà vườn, chủ yếu là vườn bưởi, chiếm 40,2%; đầu tư vào kinh doanh ăn uống, giải khát, chiếm 35,2%; ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: các quầy bán hàng lưu niệm, trái cây, giới thiệu các sản phẩm nhà vườn, các dịch vụ giải trí, kinh doanh dịch vụ lưu trú loại hình homestay, TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 77 Bảng 14. Những dịch vụ thích hợp cho người dân tham gia vào hoạt động du lịch Tần số Tỷ lệ % Điểm du lịch nhà vườn 161 40.2% Kinh doanh ăn uống, giải khát 141 35.2% Cơ sở sản xuất trái cây, bánh kẹo 4 1.0% Quầy bán hàng lưu niệm 29 7.2% Kinh doanh dịch vụ nghỉ đêm tại nhà dân 9 2.2% Kinh doanh dịch vụ giải trí 33 8.2% Khác 23 5.8% Total 400 100.0% Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Hiện tại, cộng đồng địa phương đang tham gia vào các dịch vụ du lịch theo tỷ lệ như sau: Bảng 15. Dịch vụ du lịch hiện đang tham gia của cộng đồng địa phương Tần số Tỷ lệ % Điểm du lịch nhà vườn 125 31.2% Kinh doanh ăn uống, giải khát 158 39.4% Cơ sở sản xuất trái cây, bánh kẹo 6 1.5% Quầy bán hàng lưu niệm 13 3.2% Kinh doanh dịch vụ nghỉ đêm tại nhà dân 6 1.5% Kinh doanh dịch vụ giải trí 25 6.2% Khác 68 17.0% Total 401 100.0% Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Nếu so với 10 năm trước đây (năm 2005), thì tỷ lệ cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn, đạt tỷ lệ 64,2%, trong khi tỷ lệ tham gia ít hơn chỉ đạt có 3% là không đáng kể (bảng 16). Bảng 16. Ý kiến của cộng đồng về mức độ tham gia hoạt động du lịch so với 10 năm trước đây (2005) Tần số % % hợp lệ % tích lũy Tham gia nhiều hơn 129 64.2 64.2 64.2 Như cũ 32 15.9 15.9 80.1 Tham gia ít hơn 6 3.0 3.0 83.1 Không biết 34 16.9 16.9 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 78 Qua khảo sát cho thấy, những nguyên nhân sau đây khiến cho người dân không tham gia đóng góp ý kiến hoặc không tham gia vào các dự án hoạt động du lịch địa phương: Bảng 17. Nguyên nhân người dân không tham gia đóng góp ý kiến/ dự án hoạt động du lịch địa phương Tần số Tỷ lệ % Không thấy ai thông báo tham gia đóng góp 37 9.3% Không có thời gian nên không tham gia đóng góp 80 20.1% Không thay đổi được gì nên không tham gia đóng góp 37 9.3% Không có lợi ích cho bản thân và gia đình 70 17.6% Quyền được biết về quy họach, quy định qlý du lịch 17 4.3% Chính sách tạo điều kiện tham gia còn chưa tốt 28 7.0% Cộng đồng chưa được hỗ trợ đầy đủ để pht triển dịch vụ phù hợp 81 20.4% Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng 25 6.3% Khác 23 5.8% Total 398 100.0% Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Những khó khăn còn gặp phải trong hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương hiện nay là: thiếu vốn đầu tư; thiếu kiến thức, thông tin; tính cạnh tranh ngày càng gay gắt với các vùng lân cận; cộng đồng địa phương chưa qua đào tạo về cách phục vụ trong du lịch; chưa có nguồn khách ổn định, luôn bị động về lượng khách du lịch đến địa phương, do đó người dân địa phương chưa thực sự dám đầu tư vào du lịch. Bảng 18 sau đây thể hiện các mức độ khó khăn mà cộng đồng địa phương đang gặp phải: Bảng 18. Những khó khăn trong kinh doanh họat động du lịch tại địa phương Tần số % % hợp lệ % tích lũy Thiếu kiến thức, thiếu thông tin 15 18.3 18.3 18.3 Cạnh tranh ngày càng gay gắt 9 11.0 11.0 29.3 Thiếu vốn đầu tư làm ăn 41 50.0 50.0 79.3 Không được chính quyền hỗ trợ 2 2.4 2.4 81.7 Chưa qua đào tạo về cung cách phục vụ du lịch 11 13.4 13.4 95.1 Các doanh nghiệp du lịch không đưa khách đến 2 2.4 2.4 97.6 Không dám tiếp tục đầu tư vào du lịch 2 2.4 2.4 100.0 Total 82 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Cộng đồng địa phương đa số không có ý định cho họat động kinh doanh du lịch trong thời gian tới chiếm tỷ lệ đến 74,6% (xem bảng 19). TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 79 Bảng 19. Dự định cho kinh doanh hoạt động du lịch sắp tới Tần số % % hợp lệ % tích lũy Có 51 25.4 25.4 25.4 Không 150 74.6 74.6 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Nguyên nhân chủ yếu làm cho người dân địa phương không có ý định hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian tới là: họ nghĩ rằng họ chưa có khả năng quản lý tốt, một số hộ dân khác nghĩ rằng họ thiếu vốn để đầu tư mở rộng, nâng cấp... Chi tiết thể hiện trong bảng 20 như sau: Bảng 20. Lý do không có dự định cho hoạt động kinh doanh du lịch sắp tới Tần số % % hợp lệ % tích lũy Vượt quá khả năng quản lý 90 60.0 60.0 60.0 Thiếu vốn để đầu tư mở rộng, nâng cấp 31 20.7 20.7 80.7 Chưa được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương 6 4.0 4.0 84.7 Thuế kinh doanh còn cao 4 2.7 2.7 87.3 Khác 19 12.7 12.7 100.0 Total 150 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Như vậy chính quyền địa phương nên làm cầu nối để hỗ trợ người dân về thông tin du lịch, về chính sách khuyến khích và hỗ trợ vốn. Nhờ các doanh nghiệp du lịch, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch hỗ trợ người dân về năng lực quản lý trong kinh doanh du lịch cộng đồng. Để phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái được lâu dài và bền vững, địa phương rất cần sự đồng lòng, hợp tác của cộng đồng để tiếp tục phát triển các vườn cây ăn trái truyền thống. Tỷ lệ đồng tình của cộng đồng địa phương sau đây là điều kiện thuận lợi để chính quyền địa phương phát triển loại hình du lịch sinh thái: Bảng 21. Tiếp tục phát triển các vườn cây ăn trái truyền thống Tần số % % hợp lệ % tích lũy Hoàn toàn đồng ý 58 28.9 28.9 28.9 Đồng ý 136 67.7 67.7 96.5 Bình thường 5 2.5 2.5 99.0 Hoàn toàn không đồng ý 2 1.0 1.0 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Ngoài việc nâng cao đời sống kinh tế của cộng đồng từ hoạt động kinh doanh du lịch, thì phát triển du lịch còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau, nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, được người dân địa phương đồng tình rất cao: SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 80 Bảng 22. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau Tần số % % hợp lệ % tích lũy Hoàn toàn đồng ý 37 18.4 18.4 18.4 Đồng ý 156 77.6 77.6 96.0 Bình thường 7 3.5 3.5 99.5 Hoàn toàn không đồng ý 1 0.5 0.5 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Bảng 23. Nâng cao nhận thức, trình độ dân trí cộng đồng địa phương Tần số % % hợp lệ % tích lũy Hoàn toàn đồng ý 39 19.4 19.4 19.4 Đồng ý 155 77.1 77.1 96.5 Bình thường 4 2.0 2.0 98.5 Hoàn toàn không đồng ý 3 1.5 1.5 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Ngược lại, ngoài những lợi ích phát sinh từ hoạt động du lịch như đã phân tích trên, thì cũng có những bất lợi khác như: xuất hiện các tệ nạn xã hội; pha trộn nhiều lối sống, văn hóa ngoại lai trong văn hóa truyền thống, bản địa; có thể làm giảm đi các sinh hoạt văn hóa truyền thống,.. Vấn đề là chính quyền địa phương là người điều tiết mọi hoạt động sao cho phù hợp, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa tiếp biến những giá trị văn hóa hiện đại vào địa phương. Những mong muốn của người dân đối với chính quyền địa phương trong hoạt động kinh doanh du lịch: Bảng 24. Mong muốn của người dân từ chính quyền địa phương trong kinh doanh hoạt động du lịch Tần số % % hợp lệ % tích lũy Hỗ trợ về thủ tục, giấy phép 48 23.9 23.9 23.9 Chính sách ưu đãi thuế 26 12.9 12.9 36.8 Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng 63 31.3 31.3 68.2 Vay vốn với lãi suất ưu đãi 35 17.4 17.4 85.6 Khác 29 14.4 14.4 100.0 Total 201 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm đề tài Như vậy, mong muốn lớn nhất của người dân là được tập huấn, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng để phục vụ cho du lịch. Điều này là không quá khó, nếu chính quyền địa phương đầu tư thêm về kinh phí, TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 81 thì nhóm nghiên cứu có thể hoàn toàn thực hiện để đáp ứng cho nhu cầu, mong muốn cần thiết của cộng đồng người dân địa phương. Cộng đồng địa phương còn mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp du lịch để có nguồn khách ổn định trong hoạt động kinh doanh du lịch. Điều này là rất cần thiết để đảm bảo duy trì cho hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng địa phương đang bị động, ngồi chờ các doanh nghiệp dẫn khách đến nhà vườn của mình, chưa đủ mạnh để tạo thương hiệu riêng, tạo sức hút cho khách du lịch và các công ty lữ hành khai thác sản phẩm du lịch. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Tiềm năng về sản phẩm du lịch hiện có của xã Bạch Đằng là rất lớn, phù hợp để khai thác và phát triển lọai hình du lịch sinh thái, dựa vào vườn cây ăn trái, đặc biệt cây chủ lực là các loại bưởi đã từng được trồng và khai thác tại địa phương. Kết hợp với các di tích lịch sử, văn hóa của xã, các khu vui chơi giải trí như sân golf là một lợi thế. Thêm vào đó là văn hóa, đời sống bản địa của cộng đồng địa phương là thế mạnh để khai thác trong sản phẩm du lịch sinh thái xã Bạch Đằng. Có thể tiến hành khai thác loại hình lưu trú homestay cuối tuần tại đây. Vị trí địa lý ven sông Đồng Nai của xã là thế mạnh để khai thác từ nguồn khách du lịch đến bằng đường thủy, ngoài hệ thống đường bộ hiện nay đã hoàn thiện, rất thuận lợi để đón tiếp khách du lịch đến từ thị trường khách lớn là TP.HCM và các tỉnh phụ cận như Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Vấn đề hiện nay của xã Bạch Đằng là người dân địa phương có nhu cầu để được tham gia vào hoạt động du lịch là đã rõ. Chính sách phát triển dịch vụ du lịch từ lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng đang được triển khai mạnh mẽ. Như vậy, sự cần thiết hiện nay để khai thác và phát triển du lịch là sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo xã và đặc biệt là phải đầu tư nguồn nhân lực du lịch phù hợp và có chất lượng. 3.2. Kiến nghị Tác giả thiết nghĩ, chính quyền địa phương nên hỗ trợ để người dân có thể chủ động hơn trong việc tiếp đón khách du lịch đến với nhà vườn. Cụ thể nên quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương lên các phương tiện truyền thông như: web site, báo chí, tạp chí. Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng địa phương liên kết giữa loại hình du lịch sinh thái với du lịch văn hóa, tham quan các di tích, lịch sử, danh thắng trong địa phương và vùng phụ cận. Muốn làm được điều này, thì chính quyền địa phương xã Bạch Đằng cần có kế hoạch trùng tu và bảo tồn hệ thống các di tích, lịch sử, văn hóa của xã. Kết hợp du lịch sinh thái với du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí cuối tuần thông qua hình thức chơi golf ở sân golf của xã. Kéo theo việc sử dụng và khai thác hệ thống cung ứng các dịch vụ: nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống (khai thác từ các sản vật địa phương sẵn có, khuyến khích người dân gầy dựng lại những sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng). Kết hợp du lịch sinh thái tại các vườn cây ăn trái - chủ yếu là bưởi truyền thống với việc giới thiệu qui trình trồng và thu hoạch bưởi; khai thác các sản phẩm làm ra từ bưởi như: gỏi bưởi, rượu bưởi, chè bưởi, chiếc xuất tinh chất từ vỏ bưởi ứng dụng trong y học; xen kẻ với các nông sản bản địa như: các loại rau, củ, quả địa phương, các loại vật nuôi hoặc có sẵn trong tự nhiên như gà, vịt, tôm, cá sông,... SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 82 Tourism products of the grapefruit garden on Bach Dang peninsula, Tan Uyen town, Binh Duong province Nguyen Thu Cuc University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM ABSTRACT: Sustainable tourism development is often based on the existing strengths of the local. Bach Dang peninsula, Tan Uyen town, Binh Duong province has the advantage of orchard availability. Among them, the grapefruit on Bach Dang not only is a brand well known in the southern plains but also grows nationwide. With the objective to take advantage of Bach Dang grapefruit products for local tourism development, this study aims to investigate, analyze the tourism product of the grapefruit garden on Bach Dang peninsula. At the same time, the paper considers the combination with other travel-related products based on the understanding and evaluation of the parties involved in tourism activities to create the foundation to conduct a specific strategy for the practical implementation to reasonably and effectively develop tourism on Bach Dang peninsula. Keywords: tourism products, Bach Dang grapefruit TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chỉ đạo KTTT, Tổ hợp tác bưởi Bạch Đằng (2013). Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động Tổ hợp tác bưởi Bạch Đằng năm 2013. 5tr. [2]. Nguyễn Minh Tuệ (cb) và nhiều người khác, Địa lý Du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2013 [3]. Phạm Trung Lương (cb), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo Dục, 2002 [4]. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Dương, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, 2013 [5]. Sở văn hóa, thông tin Bình Dương, Ban quản lý di tích và danh thắng, (2008) Di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương, 368 trang. [6]. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, 2011 [7]. Trường Hoàng Phương (biên tập) - Bản đồ du lịch Việt Nam, NXB Bản đồ, 2016. [8]. UBND xã Bạch Đằng (2014). Báo cáo tỉnh hình KT-XH-QPAN năm 2014. Phương hướng nhiệm vụ năm 2015. 16tr. [9]. the-buoi-bach-dang-2217423 [10]. bach-dang-238
File đính kèm:
- san_pham_du_lich_vuon_buoi_bach_dang_thi_xa_tan_uyen_tinh_bi.pdf