Sách địa chí ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX

Đại úy Lacroix đưa ra đề cương chi tiết cho các tập:

Chương một: Địa lý học tự nhiên

1. Tên hạt; nguyên ngữ (cố gắng ghi tên bằng chữ Hán / Nôm). Vị trí địa lý.

Ranh giới tự nhiên và ước lệ. Diện tích. Khoảng cách từ tỉnh lỵ tới tỉnh lỵ các tỉnh

kế cận.

2. Mô tả hình thể tự nhiên. Tính chất đất đai, địa hình. Địa chất. Các dòng

nước, kênh đào (chiều rộng, chiều sâu, hoạt động của thủy triều ). Đường sá (bề

rộng, tình trạng sử dụng, độ dốc ). Đường sắt.

3. Khí hậu, nhiệt độ, gió, mưa, vệ sinh, thắng cảnh, hang, động, suối

4. Tổng và làng thuộc hạt (với tên gọi viết bằng chữ Nôm, nếu có thể).

Mô tả chi tiết từng tổng hay làng (công trình kiến trúc, bia kỷ niệm, nơi dạo

chơi, các trò giải trí).

Đường tới các nơi này khởi đi từ tỉnh lỵ (khoảng cách, phương tiện di chuyển).

pdf 9 trang kimcuc 5160
Bạn đang xem tài liệu "Sách địa chí ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách địa chí ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX

Sách địa chí ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX
87Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
* Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh. 
SÁCH ĐỊA CHÍ Ở NAM KỲ ĐẦU THẾ KỶ XX
 Nguyễn Thanh Lợi*
1. Một dự án thiết thực
Vào năm 1899, tại Sài Gòn, dự án nghiên cứu biên soạn bộ sách Địa lý học: 
Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam Kỳ (Projet de Géographie Physique, Économique 
et Historique de la Cochinchine) do Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des 
Études Indochinoises) đề xuất. Ông M.G. Dũrrwell, Phó chánh án Tòa thượng 
thẩm, ngay khi được bầu làm Chủ tịch Hội Nghiên cứu Đông Dương đã đưa ra 
sáng kiến này, với ý định “làm sống lại với một sức sống mới ngành Địa lý học 
Nam Kỳ”.
Đại úy Lacroix đưa ra đề cương chi tiết cho các tập:
Chương một: Địa lý học tự nhiên
1. Tên hạt; nguyên ngữ (cố gắng ghi tên bằng chữ Hán / Nôm). Vị trí địa lý. 
Ranh giới tự nhiên và ước lệ. Diện tích. Khoảng cách từ tỉnh lỵ tới tỉnh lỵ các tỉnh 
kế cận.
2. Mô tả hình thể tự nhiên. Tính chất đất đai, địa hình. Địa chất. Các dòng 
nước, kênh đào (chiều rộng, chiều sâu, hoạt động của thủy triều). Đường sá (bề 
rộng, tình trạng sử dụng, độ dốc). Đường sắt.
3. Khí hậu, nhiệt độ, gió, mưa, vệ sinh, thắng cảnh, hang, động, suối
4. Tổng và làng thuộc hạt (với tên gọi viết bằng chữ Nôm, nếu có thể).
Mô tả chi tiết từng tổng hay làng (công trình kiến trúc, bia kỷ niệm, nơi dạo 
chơi, các trò giải trí).
Đường tới các nơi này khởi đi từ tỉnh lỵ (khoảng cách, phương tiện di chuyển).
Chương hai: Địa lý học kinh tế
1. Phân chia nông nghiệp. Khai thác. Công việc cải tạo, khẩn hoang, tháo 
nước. Các loại đất canh tác (diện tích mỗi loại). Cây trồng. Rừng. Tinh dầu. Cây ăn 
trái (việc canh tác). Hệ thực vật.
2. Vật nuôi, giống loại. Việc chăn nuôi. Hệ động vật. Săn, bắt. Đánh bắt cá.
3. Mỏ và khai thác vật liệu xây dựng.
88 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
4. Các loại công nghiệp (bản xứ hay không phải bản xứ). Tình hình thương 
mại tổng quát của hạt và của riêng từng trung tâm quan trọng.
Chương ba: Địa lý học lịch sử và chánh trị.
Lịch sử địa phương. Tên cổ xưa của các điểm. Các nơi đã bị phá hủy. Đồn 
lính, thành trì của người Việt hay người Cam Bốt. Các sự kiện quan trọng của lịch 
sử cổ xưa và đương thời. Các trận đánh. Các tai ương lớn.
Các đền đài (chùa chiền, nhà thờ, các khu mộ nổi tiếng hay được tôn kính). 
Các di tích khảo cổ học.
Chương bốn: Thống kê và hành chánh.
Công chức. Quân trú đóng. Kỹ nghệ gia và người trồng tỉa. Dân số Pháp và 
bản xứ. Các dân tộc khác. Phong tục và truyền thống. Các ngày lễ. Các cuộc đua 
hàng năm. Ngôn ngữ (các phương ngữ hay các điểm đặc biệt, nếu có). Tổ chức học 
đường. Thờ cúng (tăng viện, các họ đạo).
Trong nửa thế kỷ XX (1901-1951), đã có 23 cuốn chuyên khảo bằng tiếng 
Pháp về các tỉnh Nam Kỳ (trong đó có 14 cuốn đánh số từ tập I đến tập XIV), 
của các tác giả người Pháp và người Việt lần lượt được xuất bản: Monographie 
de la province de Biên-Hòa (tập I) (1901, 58 trang), Monographie de la province 
d’Hatiên (tập II) (1901, 66 trang), Monographie de la province de Gia-Đinh (tập 
III) (1902, 126 trang), Monographie de la province de Mỷ-Tho (tập IV) (1902, 98 
trang), Monographie de la province de Bà-Rịa et de la ville du Cap Saint-Jacques 
(tập V) (1902, 66 trang), Monographie de la province de Châu-Đôc (tập VI) (1902, 
56 trang), Monographie de la province de Bên-Tré (tập VII) (1903, 65 trang), 
Monographie de la province de Sa-Déc (tập VIII) (1903, 32 trang), Monographie 
de la province de Trà-Vinh (tập IX) (1903, 43 trang), Monographie de la province 
de Cán-Tho (tập X) (1904, 33 trang), Monographie de la province de Sốc-Trăng 
(tập XI) (1904, 84 trang), Monographie de la province de LongXuyen (tập XII) 
(1905, 43 trang), Monographie de L’ile de Phú-Quốc province de Hatiên (tập 
XIII) (1906, 31 trang), Monographie de la province de Vinh-Long (tập XIV) (1911, 
37 trang), Monographie de la province de Thu Dau Mot (1910), Monographie 
de la province de Bienhoa (M. Robert, 1924, 147 trang), Monographie de la 
province de Long Xuyen (Victor Duvernoy, 1924, 97 trang), Monographie de la 
province de Baclieu (Louis Girerd, 1925, 38 trang), Monographie de la province 
de LongXuyen (1929, 183 trang), Monographie de la province de Gò Công (1930, 
49 trang), Monographie de la province de My Tho (1930, 49 trang), Monographie 
de la province de Ba Ria (Lê Thành Tường, 1950, 137 trang), Monographie de la 
province d’ Ha Tien (Nguyễn Văn Hải, 1951). 
Các tập sách này không có tên tác giả cụ thể, chỉ trừ các tập Monographie 
de la province de Bien Hoa (M. Robert), Monographie de la province de Long 
89Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
Xuyen (Victor Duvernoy), Monographie de la province de Baclieu (Louis Girerd), 
Monographie de la province de Ba Ria (Lê Thành Tường), Monographie de la 
province d’ Ha Tien (Nguyễn Văn Hải); các tập còn lại đều đứng tên Société des 
Études Indochinoises (Hội Nghiên cứu Đông Dương).(1)
Hầu hết do nhu cầu nghiên cứu về các địa phương ở Nam Bộ, nên các chuyên 
khảo này đều đã được dịch để làm tài liệu tham khảo, nhất là dùng vào việc biên 
soạn địa chí tỉnh, nhưng chỉ một số ít trong đó có bản in tiếng Việt như: Địa chí tỉnh 
Biên Hòa(2) (Lê Tùng Hiếu, Nguyễn Văn Phúc biên dịch, Nxb Đồng Nai, 2015), 
Địa chí tỉnh Thủ Dầu Một(3) và tỉnh Bà Rịa(4) (Lê Tùng Hiếu, Nguyễn Văn Phúc 
biên dịch, Nxb Đồng Nai, 2015). 
Đầu năm 2017, Nhà xuất bản Trẻ đã cho ra mắt 6 cuốn đầu tiên trong bộ 
chuyên khảo này, do Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long dịch: Chuyên khảo về 
tỉnh Gia Định (188 trang), Chuyên khảo về tỉnh Long Xuyên (61 trang), Chuyên 
khảo về tỉnh Châu Đốc (84 trang), Chuyên khảo về tỉnh Bến Tre (86 trang), Chuyên 
khảo về tỉnh Sa Đéc (46 trang), Chuyên khảo về tỉnh Vĩnh Long (51 trang). 
Trong đợt kỷ niệm 300 Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình 
Đầu có giới thiệu và chú thích cuốn Monographie de la province de Gia Định với 
tên sách là Chuyên khảo về tỉnh Gia Định (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1997, 171 
trang). Đáng tiếc là cuốn này lại không được dịch, nên việc tham khảo rộng rãi với 
bạn đọc phổ thông bị hạn chế.
Tương ứng ở giai đoạn này, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, một số sách địa chí 
bằng tiếng Pháp cũng được xuất bản riêng hoặc in trên các tạp chí: Notice sur 
(Ảnh: Nguyễn Thanh Lợi)
90 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
la province de Hung Hoa (1899, 75 trang), Notice sur la province de Hung Yên 
(1899, 75 trang), Notice sur la province de Ninh Bình (1899, 75 trang), Geographie 
historique du Quảng Bình (R.P. Cadière, 1902), Les provinces du Tonkin: Bắc Giang 
(1904), Notice sur la province de Quảng Ngãi (1905), Les provinces du Tonkin: 
Tuyên Quang (Malpuech, 1904), Notice sur la province de Hà Nam (Lorin, 1905), 
Les provinces du Tonkin: Hải Dương (1905), Les provinces du Tonkin: Hòa Bình 
(Lévy, 1905), Le Bình Định (F. Queignec, 1915), La province de Quảng Trị (A. 
Laborde, 1921), La province de Thanh Hóa (Le Breton, 1924), Le Thanh Hóa (Ch. 
Robequain, 1929), La province de Quảng Ngãi (A. Laborde, 1925), La province de 
Hà Đông (J. Rouant, 1926), La province de Phú Yên (A. Laborde, 1929)(5)
Dưới thời chính quyền Sài Gòn, nhiều cuốn địa phương chí theo kết cấu của 
các chuyên khảo của người Pháp cũng được biên soạn, dung lượng tăng không 
đáng kể: Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long (1958, 60 trang), Địa phương chí tỉnh 
Kiên Giang (1958, 153 trang), Địa phương chí tỉnh An Giang (1963, 74 trang), 
Địa phương chí tỉnh Phong Dinh (1964, 79 trang), Địa phương chí tỉnh Hậu Nghĩa 
(1965, 66 trang), Địa phương chí tỉnh Châu Đốc (1968, 83 trang)(6)
2. Nội dung, phương thức biên soạn 
Các tập sách trong dự án có độ dài ngắn khác nhau (mỏng nhất là tập Sa Đéc 
32 trang, dày nhất là tập Long Xuyên 183 trang) nhưng đều được biên soạn một 
cách thống nhất theo đề cương ban đầu, đã cung cấp một bức tranh tổng quát về 
các tỉnh Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Bộ sách cung cấp những thông tin cơ bản, 
thiết yếu về từng địa phương trên các mặt tự nhiên, kinh tế, lịch sử, hành chánh. 
(Ảnh: Nguyễn Thanh Lợi)
91Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
Người đọc có thể biết được vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi, đường sá, vật nuôi, 
cây trồng, các đơn vị hành chánh, dân số, lược sử địa phương, di tích, tín ngưỡng 
của địa phương.
Nhà nghiên cứu địa chí Nguyễn Đình Đầu cho biết về giá trị của những chuyên 
khảo này: “Thời Pháp thuộc, Hội Nghiên cứu Đông Dương của Pháp cũng có viết 
các chuyên khảo (monographie) các tỉnh Nam Bộ. Những ghi chép của họ cũng để 
lại cho ta những cứ liệu lịch sử văn hóa của một thời kỳ trong lịch sử. Các số liệu 
thống kê của Pháp làm rất kỹ, rất đáng tin cậy và có ích; chẳng hạn họ liệt kê từng 
thành phần dân cư ở từng tỉnh, các nghiệp phường, phong tục tập quán của từng 
tộc người v.v qua đó chúng ta biết được những thay đổi về tổ chức hành chánh, 
quan hệ gia đình - thôn xóm, giao lưu văn hóa, các ngành nghề, phong tục tập quán 
của cư dân vùng đất mới cho thấy sự chuyển đổi về phương diện văn hóa”.(7)
Cuốn Monographie de la province de Bien Hoa của M. Robert cho ta một 
bức tranh toàn cảnh, vừa cụ thể đến chi tiết về tỉnh Biên Hòa vào năm 1924. Sách 
được chia làm 4 chương:
- Chương I: Tổng quan tỉnh Biên Hòa.
- Chương II: Địa lý tỉnh Biên Hòa.
- Chương III: Lịch sử của tỉnh Biên Hòa: Tóm tắt lịch sử của tỉnh, Mô tả 
chính trị và hành chánh.
- Chương IV: Kinh tế của tỉnh Biên Hòa.
+ Đại cương về tình hình khai thác hiện nay và khả năng nông nghiệp trong 
tương lai.
+ Nông nghiệp: Nông nghiệp bản xứ; Ruộng lúa thuộc quyền sở hữu của 
người châu Âu; Cây trồng công nghiệp.
+ Khai thác thuộc địa của người châu Âu: Đồn điền cao su; Nhân công.
+ Chăn nuôi: Chăn nuôi của người châu Âu; Dịch động vật.
+ Lâm nghiệp: Rừng rậm; Rừng trống; Rừng cây nhỏ; Rừng cây đước và 
cây tràm.
+ Phát triển kỹ nghệ: Cơ sở khai thác rừng - Kỹ nghệ gỗ; Công trường đá; 
Xưởng gạch và xưởng ngói; Lò gốm; Lò đường; Nhà máy rượu; Nhà máy xay lúa; 
Xưởng đúc; Xưởng làm bàn chải; Cơ sở làm chiếu; Cơ sở đóng đồ gỗ quý; Đóng 
thuyền; Nghề đan lát; Nghề làm nón lá; Kỹ nghệ dệt bông vải.
+ Hoạt động thương mại của tỉnh Biên Hòa: Nhập khẩu; Xuất khẩu.
+ Nghề đánh cá.
+ Săn bắn.
+ Du lịch.
92 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
Nhìn qua cơ cấu, cuốn sách chú trọng trình bày về tiềm năng và hiện trạng 
kinh tế của Biên Hòa với những số liệu, bảng biểu chi tiết. Dù mang tính “thực 
dụng” trong việc thể hiện nội dung, nhưng những mô tả trong cuốn sách này rất kỹ 
càng, giàu tính tư liệu, thể hiện đúng phương pháp “chí” (ghi chép) trong việc biên 
soạn địa chí, mà cho đến nay ít có công trình địa chí tuân thủ nghiêm ngặt.
Cuốn Monographie de la province de Gia Định dành hẳn một chương Thống 
kê để kê cứu về tình hình địa phương với các số liệu hết sức cụ thể: Chi thu ngân 
sách năm 1901; Cảnh sát; Quân địa phương; Hệ thống trường học (các loại hình 
trường, số giáo viên, số học sinh chia theo tuổi và giới tính); Trạm bưu điện và điện 
báo; Bưu điện nông thôn; Dịch vụ y tế (các vòng chích ngừa); Thuế chứng nhận 
giao dịch; Sở Cầm đồ (cầm cố, tái cầm cố, chuộc lại, phát mãi, tiền lời); Dân số 
(quốc tịch, độ tuổi, giới tính, tình trạng kết hôn, mức độ gia tăng dân số, số sinh, 
số tử, số chết vì tai nạn, số tự tử); Tôn giáo. Đây là những thống kê hữu ích cho 
việc nghiên cứu lịch sử của giai đoạn này.
Đặc thù của mỗi tỉnh cũng được thể hiện trong bộ sách với những phụ lục 
giá trị, như ở cuốn về tỉnh Long Xuyên có phụ lục về văn bia Thoại Sơn, được chú 
thích, phiên âm, dịch nghĩa; cuốn về tỉnh Bến Tre có văn bản khắc trên mộ nhà thơ 
Võ Trường Toản ở làng Bảo Thạnh.
Để biên soạn những cuốn sách này, các tác giả đã tham khảo nhiều nguồn tài 
liệu lưu trữ của chính quyền thuộc địa, đi thực tế thâu thập thông tin về địa lý, kinh 
tế, văn hóa với nhiều tư liệu cụ thể, chi tiết và bổ ích.
Ưu thế của việc biên soạn bộ sách này là ngắn gọn, súc tích, dễ quảng bá, lưu 
hành đến các bậc sơ học. Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã rất ấn tượng về cuốn 
Monographie de la province de Bien Hoa (1924) do M. Robert biên soạn, từ quãng 
đời học sinh sơ học cho đến cuối đời.(8) Chắc hẳn đó là cẩm nang về môn học Địa 
phương học như cách gọi ngày nay của chúng ta, được biên soạn hết sức phù hợp 
với trình độ người đọc.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), thực dân Pháp đẩy mạnh 
khai thác thuộc địa, do đó họ chú trọng biên soạn các chuyên khảo (monographie) 
như một công cụ để quản lý, khai thác địa phương. Bộ máy chính quyền thuộc địa 
rất cần những hiểu biết về các đặc điểm của địa phương trên phương diện địa lý, 
lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, dân tộc, tài nguyên từ đó đề ra các 
chính sách thích hợp để cai trị và khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực 
ở xứ này. Vì thế, người Pháp đã có chủ đích khi tính toán liều lượng biên soạn giữa 
các nội dung trong bộ sách này. Ví dụ, trong cuốn Monographie de la province de 
Bà-Rịa et de la ville du cap Saint-Jacques (1902, 66 trang) có các chương: Địa lý 
tự nhiên (43 trang), Địa lý kinh tế (15 trang), Địa lý lịch sử và chính trị (2 trang), 
93Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
Thống kê và hành chính (2 trang). Không phải ngẫu nhiên mà chương Địa lý tự 
nhiên được thể hiện đến 43 trang, chiếm 65,15% dung lượng cuốn địa chí. Trong 
đó, địa hình, sông ngòi, đường giao thông được mô tả rất chi tiết; hơn cả những 
sách địa chí được biên soạn trong giai đoạn 1954-1975 sau này dưới thời chính 
quyền Sài Gòn.
Những cuốn chuyên khảo này như những công cụ đắc lực hỗ trợ việc cai trị 
thuộc địa, cụ thể là quản lý nhà nước ở từng địa phương. Nó là cẩm nang cho các 
quan đầu tỉnh, cũng như bộ máy công quyền có được những hiểu biết cơ bản về địa 
phương mình đang quản lý trên nhiều phương diện.
3. Bài học rút ra
Nhằm mục đích khai thác thuộc địa, quản lý các địa phương, người Pháp 
đã tổ chức thành công việc biên soạn các chuyên khảo (monographie) về các tỉnh 
Nam Kỳ, dùng vào việc quản trị địa phương. 
Tính nhất quán trong việc vạch ra đề cương và thực hiện một cách thống nhất 
kế hoạch này đã tạo ra một “hình mẫu” chung cho thể loại địa chí vào đầu thế kỷ 
XX ở nước ta. Các sách “địa phương chí” được biên soạn dưới chính quyền Sài 
Gòn đã kế tiếp truyền thống này. Dù so với những cuốn “tỉnh chí” được biên soạn 
từ sau năm 1975, nhất là trong những năm gần đây, dung lượng đã vượt gấp nhiều 
lần (nhiều tập, vài ngàn trang), hàng trăm người tham gia biên soạn, nội dung thể 
hiện đa dạng, phong phú hơn; nhưng chúng ta vẫn có thể học từ đây những kinh 
nghiệm trong việc viết đề cương, tổ chức thực hiện biên soạn, tính thực tiễn trong 
việc trình bày nội dung, độ khoa học, sự cẩn trọng trong viết lách, độ tin cậy của 
tài liệu điền dã cho việc biên soạn các công trình địa chí ngày nay.
Các chuyên khảo này đã trở thành những tài liệu lịch sử quý, hữu ích để 
nghiên cứu về xã hội Nam Kỳ đầu thế kỷ XX trên nhiều phương diện. Việc xuất 
bản rộng rãi các chuyên khảo này sẽ đóng góp nhiều vào công cuộc nghiên cứu 
vùng đất Nam Bộ trên nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, dân tộc học, xã hội học
 N T L
CHÚ THÍCH
(1) Lời giới thiệu của Nguyễn Nghị in ở đầu các tập trong bộ sách Chuyên khảo về các tỉnh 
Nam kỳ (Nxb Trẻ, 2017, Nguyễn Nghị và Nguyễn Thanh Long dịch); Viện Khoa học Xã hội 
tại Thành phố Hồ Chí Minh (1981), Thư mục đồng bằng sông Cửu Long, Thư viện Khoa học 
Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, tr.41-42; các cuốn chuyên khảo liệt kê ở Tài liệu tham khảo.
(2) M. Robert (1924), Monographie de la province de Bienhoa, Imprimerie du Centre Louis 
Minh, Saigon.
(3) Monographie de la province de Thu Dau Mot, 1910.
(4) Lê Thành Tường (1950), Monographie de la province de Ba Ria.
94 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
(5) Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam (1999), Tài liệu khóa tập 
huấn Lý luận và thực tiễn biên soạn sách địa chí, Hà Nội, tr.191-194.
(6) Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (1981), Thư mục đồng bằng sông Cửu 
Long, Sđd, tr.43-44.
(7) Bùi Ngọc Diệp (2006), Địa chí Nam Bộ dưới góc độ nghiên cứu văn hóa, Luận văn thạc sĩ 
Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, tr.169.
(8) M. Robert (2015), Địa chí tỉnh Biên Hòa, Lê Tùng Hiếu, Nguyễn Văn Phúc biên dịch, Nxb 
Đồng Nai, tr.5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Ngọc Diệp (2006), Địa chí Nam Bộ dưới góc độ nghiên cứu văn hóa, Luận văn thạc sĩ 
Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Cao Tự Thanh (2005), “Nhìn lại tủ sách địa phương chí Nam Bộ”, Tạp chí Xưa và Nay, số 232.
3. Đặng Văn Thắng (2003), “Tìm hiểu về địa chí”, Tạp chí Xưa và Nay, số 154.
4. Huỳnh Ngọc Trảng (2005), “Đôi điều về việc biên soạn địa chí”, Tạp chí Tia sáng, số 1.
5. Nguyễn Nghị (1999), “Các chuyên khảo về Nam Bộ đầu thế kỷ 20”, Tạp chí Xưa và Nay, số 
65B, tháng 7.
6. Nguyễn Thanh Lợi (2006), “Biên soạn địa chí ở các tỉnh phía Nam từ sau năm 1975”, Tạp 
chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7.
7. Nguyễn Thanh Lợi (2004), “Nhận xét từ góc nhìn cấu trúc một số công trình địa chí ở các 
tỉnh phía Nam được xuất bản gần đây”, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 3.
8. Nguyễn Thanh Lợi (2006), Thư mục địa chí, Bản thảo, 375 trang.
9. Đỗ Văn Anh, Thư mục địa phương chí Nam Bộ, Thư viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ 
Chí Minh.
10. Monographie de la province de Biên-Hòa, Imprimerie L. Ménard, Saigon, 1901.
11. Monographie de la province d’Hà-Tiên, Imprimerie L. Ménard, Saigon, 1901.
12. Monographie de la province de Mỷ-Tho, Imprimerie L. Ménard, Saigon, 1902.
13. Monographie de la province de Châu-Đôc, Imprimerie L. Ménard, Saigon, 1902.
14. Monographie de la province de Gia-Đinh, Imprimerie L. Ménard, Saigon, 1902.
15. Monographie de la province de Bà-Rịa et de la ville du Cap Saint-Jacques, Imprimerie L. 
Ménard, Saigon, 1902.
16. Monographie de la province de Bên-Tré, Imprimerie L. Ménard, Saigon, 1903.
17. Monographie de la province de Sa-Déc, Imprimerie L. Ménard, Saigon, 1903.
18. Monographie de la province de Trà-Vinh, Imprimerie L. Ménard, Saigon, 1903.
19. Monographie de la province de Cán-Thơ, Imprimerie L. Ménard & Rey, Saigon, 1904.
20. Monographie de la province de Sốc-Trăng, Imprimerie L. Ménard & Rey, Saigon, 1904.
21. Monographie de la province de LongXuyen, Imprimerie Saigonnaise, Saigon, 1905.
22. Monographie de L’ile de Phú-Quốc province de Hatiên, Imprimerie Saigonnaise, Saigon, 1906.
23. Monographie de la province de Thu Dau Mot, 1910.
24. Monographie de la province de Vinh-Long, Imprimerie L. Ménard & Rey, Saigon, 1911.
95Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
25. M. Robert (1924), Monographie de la province de Bienhoa, Imprimerie du Centre Louis 
Minh, Saigon.
26. Victor Duvernoy (1924), Monographie de la province de Long Xuyen.
27. Louis Girerd (1925), Monographie de la province de Baclieu, Imprimerie de L’Union Nguyen-
Văn-Cua.
28. Monographie de la province de LongXuyen, 1929.
29. Monographie de la province de Gò Công, 1930.
30. Monographie de la province de My Tho, 1930.
31. Lê Thành Tường (1950), Monographie de la province de Ba Ria.
32. Nguyễn Văn Hải (1951), Monographie de la province d’ Ha Tien.
33. M. Robert (2015), Địa chí tỉnh Biên Hòa, Lê Tùng Hiếu, Nguyễn Văn Phúc biên dịch, Nxb 
Đồng Nai.
TÓM TẮT
Trong nửa đầu thế kỷ XX (1901-1951) đã có 23 cuốn sách địa chí bằng tiếng Pháp về 
các tỉnh Nam Kỳ được xuất bản, thuộc dự án Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam Kỳ 
(Géographie Physique, Esconomique et Historique de la Cochinchine) do Hội Nghiên cứu Đông 
Dương (Société des Études Indochinoises) khởi xướng. Các tập chuyên khảo này đã dựng nên 
một bức tranh tổng quát của Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Mỗi cuốn được biên soạn theo đề cương 
thống nhất của dự án, phản ảnh hiện trạng của mỗi tỉnh thành ở Nam Kỳ. Ngoài giá trị nghiên 
cứu, bộ sách còn cho ta kinh nghiệm biên soạn địa chí các tỉnh ở Nam Bộ ngày nay.
ABSTRACT
 GEOGRAPHY BOOKS IN COCHINCHINA IN EARLY-20TH CENTURY
Within a half of early-20th century (1901-1951), there were 23 French-language volumes of 
geography book on Cochinchina published under the project of Physical Geography, Economy 
and History of Cochinchina (Géographie Physique, Economique et Historique de la Cochinchine) 
initiated by the Society of Indochinese Studies (Société des Études Indochinoises). These 
volumes set up a general picture of Cochinchina at the beginning of the 20th century. Each volume 
was compiled in a consistent outline of the project, reflecting the current status of each province 
in Cochinchina. In addition to the value of the research, the monograph provides us with the 
experience of compiling geography books of the provinces in the South today.

File đính kèm:

  • pdfsach_dia_chi_o_nam_ky_dau_the_ky_xx.pdf