Phong trào yêu nước của người công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975)

Vấn đề yêu nớc nơi ngời Công giáo

Việt Nam nh thế nào cho đến nay vẫn

cha có nhiều công trình nghiên cứu đề

cập. Nói đến thái độ của ngời Công giáo

Việt Nam với dân tộc, ngời ta thờng

nói tới “dòng đục”, có lúc là một dòng

lớn, nhng không thể nào phủ nhận đợc

“dòng trong” dù có lúc là dòng nhỏ

nhng lại đợc cho là “tơng lai của

Giáo hội Công giáo Việt Nam”.

Trong bối cảnh đất nớc có chiến

tranh, truyền thống yêu nớc nơi ngời

Việt Nam Công giáo đợc đánh thức, góp

phần vào sự nghiệp giải phóng, thống

nhất Tổ quốc. Đối với lịch sử Giáo hội

Công giáo Việt Nam nói riêng và với lịch

sử dân tộc nói chung, các phong trào yêu

nớc của ngời Công giáo Việt Nam

mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Mối quan

hệ giữa ngời Công giáo Việt Nam với

dân tộc có lịch sử đặc biệt, bởi vậy truyền

thống yêu nớc của ngời Công giáo dù

ở giai đoạn nào cũng đều đáng trân

trọng.

 

pdf 10 trang kimcuc 8220
Bạn đang xem tài liệu "Phong trào yêu nước của người công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phong trào yêu nước của người công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975)

Phong trào yêu nước của người công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975)
34 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2012 
PHONG TRàO YÊU NƯớC CủA NGƯờI CÔNG GIáO 
VIệT NAM ở SàI GòN DƯớI CHế Độ NGUYễN VĂN THIệU 
(1967-1975) 
Đặt vấn đề 
Vấn đề yêu nước nơi người Công giáo 
Việt Nam như thế nào cho đến nay vẫn 
chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề 
cập. Nói đến thái độ của người Công giáo 
Việt Nam với dân tộc, người ta thường 
nói tới “dòng đục”, có lúc là một dòng 
lớn, nhưng không thể nào phủ nhận được 
“dòng trong” dù có lúc là dòng nhỏ 
nhưng lại được cho là “tương lai của 
Giáo hội Công giáo Việt Nam”. 
Trong bối cảnh đất nước có chiến 
tranh, truyền thống yêu nước nơi người 
Việt Nam Công giáo được đánh thức, góp 
phần vào sự nghiệp giải phóng, thống 
nhất Tổ quốc. Đối với lịch sử Giáo hội 
Công giáo Việt Nam nói riêng và với lịch 
sử dân tộc nói chung, các phong trào yêu 
nước của người Công giáo Việt Nam 
mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Mối quan 
hệ giữa người Công giáo Việt Nam với 
dân tộc có lịch sử đặc biệt, bởi vậy truyền 
thống yêu nước của người Công giáo dù 
ở giai đoạn nào cũng đều đáng trân 
trọng. 
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 
cứu nước của dân tộc Việt Nam, giai 
đoạn 1967-1975 là một trong những giai 
đoạn tiêu biểu đánh dấu sự trỗi dậy 
phong trào yêu nước của người Công 
 Nguyễn Thị Kim Thoa(*) 
giáo ở Sài Gòn. Và đây là nội dung mà 
bài viết này đề cập. 
1. Bối cảnh lịch sử 
Sau năm 1954, sự xuất hiện của người 
Mỹ làm tan vỡ khát vọng thống nhất 
hòa bình của toàn thể nhân dân Việt 
Nam. Dựng lên chính quyền tay sai kết 
hợp với lá bài Công giáo, đế quốc Mỹ âm 
mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Đặc biệt 
từ năm 1965, khi trực tiếp đưa vào chiến 
trường Miền Nam gần nửa triệu quân, 
Mỹ làm đảo lộn những giá trị văn hóa 
truyền thống và gieo rắc đau thương lên 
đất nước Việt Nam. Trước họa ngoại 
xâm, toàn thể nhân dân Việt Nam quyết 
tâm đánh Mỹ và chính quyền tay sai để 
bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ 
của Tổ quốc. 
Trong khi chiến tranh tiếp diễn ở Việt 
Nam, các phong trào phản chiến của 
nhân dân thế giới, đặc biệt ở Mỹ phát 
triển mạnh mẽ và có tác động không nhỏ 
đến phong trào đấu tranh của nhân dân 
trong nước. 
Được du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ 
XVI, nhưng do nhiều nguyên nhân nên 
Công giáo “chưa Việt Nam hóa được với 
*. NCV.,Viện Nghiên cứu Tôn giáo. 
Tôn giáo và Dân tộc 
Nguyễn Thị Kim Thoa. Phong trào yêu nước 35 
 35 
người Việt Nam”. Khi xâm lược Việt 
Nam, thực dân, đế quốc lợi dụng mâu 
thuẫn giữa hữu thần và vô thần để chia 
rẽ dân tộc Việt Nam. “Luồng gió” canh 
tân, hòa giải của Công đồng Vatican II 
(1962 - 1965) cùng với khuynh hướng 
“Công giáo tiến bộ” trên thế giới ảnh 
hưởng khá sâu sắc và làm Giáo hội Công 
giáo Miền Nam Việt Nam bị phân hóa: 
chống Cộng(1); yêu nước, cấp tiến(2) và 
trung lập. 
Sự chuyển biến trong tư tưởng yêu 
nước của người Công giáo ở Miền Nam 
Việt Nam được ghi nhận là có những 
bước tiến đáng kể, làm nảy sinh 
khuynh hướng “tìm về dân tộc”, chẳng 
những tìm về dân tộc, mà có cả khuynh 
hướng đi về với nhân dân lao động 
đang đấu tranh. Người Cộng sản cũng 
phải công nhận sức mạnh, tinh thần ái 
quốc càng ngày càng mạnh của người 
Công giáo: “Riêng về Công giáo ở Sài 
Gòn, hiện đã hình thành một nhóm tiến 
bộ, có liên hệ ít nhiều với nhân dân lao 
động; vì vậy cần tranh thủ lực lượng 
này và trong các ban làm công tác dân 
vận của cấp ủy, ngoài Ban Phật giáo 
vận, nên có thể có Ban Công giáo vận để 
chăm lo việc vận động quần chúng giáo 
dân”(3). 
Thất bại của các hình thức chiến 
tranh: chiến tranh đặc biệt (Special 
War), chiến tranh cục bộ (Limited 
War), Việt Nam hóa chiến tranh, Đông 
Dương hóa chiến tranh, các cuộc ném 
bom phá hoại Miền Bắc Mỹ và chính 
quyền tay sai phải kí Hiệp định Paris. 
Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mùa 
Xuân năm 1975 của nhân dân Việt Nam 
đã đánh cho “Ngụy nhào”, thống nhất 
đất nước... 
2. Các dạng thức hoạt động của người 
Công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới thời 
Nguyễn Văn Thiệu 
2.1. Phong trào tranh đấu của người 
Công giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản Việt Nam 
Sài Gòn, thủ đô của chính quyền thân 
Mỹ, là nơi bộ máy tâm lí chiến của ngụy 
quyền hoạt động mạnh mẽ nhất. Vì vậy, 
việc gây dựng lực lượng chính trị ở Sài 
Gòn được Đảng và Mặt trận Dân tộc đặc 
biệt chú ý. 
Trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh ở 
Sài Gòn là Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và 
Gia Định(4). ở thành phố, Đảng bộ bước 
đầu gây dựng được lực lượng và cơ sở 
trong các ngành, các giới (nông dân, 
công nhân, học sinh, sinh viên, tiểu 
thương, kí giả, văn nghệ sĩ) đẩy mạnh 
phong trào đấu tranh cho các quyền dân 
sinh, dân chủ. 
1. Hàng giáo phẩm Đông Dương tuyên bố (1951): 
Công giáo “mâu thuẫn tuyệt đối” với Cộng sản và 
khai trừ ra khỏi Giáo hội những tín đồ nào tiếp tay 
với Cộng sản hay giúp họ nắm được chính quyền. 
Công giáo tại Sài Gòn trong thời gian đầu đã thực sự 
trở thành một lực lượng chính trị lớn và đã được sử 
dụng làm hậu thuẫn có hiệu quả cho các chính khách 
muốn thử vận trong những năm xáo trộn tại Miền 
Nam Việt Nam. 
Sử dụng lá bài Công giá o nhằm phục vụ cho lợi ích riêng 
của mình, Mỹ đã đẩy người Việt Nam Công giáo và 
Giáo hội Công giáo Việt Nam vào thế bất lợi tại Miền 
Nam Việt Nam nói chung và tại Sài Gòn nói riêng. 
2. Khuynh hướng “tiến bộ” xuất phát từ nhóm trí 
thức cấp tiến học từ Pháp trong kháng chiến chống 
Pháp. Trên thế giới, người Công giáo tiến bộ là 
những người tiến bộ về tư tưởng, thần học cũng như 
về chính trị, xã hội. Còn ở Việt Nam, theo Linh mục 
Trương Bá Cần thì họ thiên về ý thức chính trị nhiều 
hơn là suy nghĩ thần học. 
3. Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng 
toàn tập, tập 32, Nxb CTQG, tr. 468. 
4. Đầu năm 1960, Xứ ủy chấp thuận giải thể Khu ủy 
Sài Gòn - Chợ Lớn và Tỉnh ủy Gia Định, hợp nhất 
thành Khu ủy Sài Gòn - Gia Định do đồng chí Võ 
Văn Kiệt làm Bí thư. 
36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2012 
 36 
Quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu 
nước của nhân dân ta đã thúc đẩy hình 
thành tại Sài Gòn và các thành thị Miền 
Nam một lực lượng gọi là “trung lập”, 
“lực lượng thứ ba”(5) trong đó có lực 
lượng của người Công giáo. Tác động 
của các phong trào đấu tranh công 
nhân, lao động, sinh viên học sinh và 
các giới trong thành thị cùng với ảnh 
hưởng của cuộc kháng chiến ở toàn 
Miền Nam do Đảng lãnh đạo đã làm cho 
lực lượng trung gian phân hóa mạnh, 
nhất là ở Sài Gòn. 
Đối với người Công giáo, vấn đề với 
người Cộng sản và chế độ Cộng sản chưa 
phải là chấm dứt nhưng những vấn đề 
cốt yếu nhất trong cuộc đấu tranh thực 
tiễn của Đảng Cộng sản, như tinh thần 
triệt để chống đế quốc, ý chí tự chủ, tự 
cường đều được mọi người lĩnh hội 
trong những nét đúng đắn nhất. Những 
người “đứng giữa hai làn đạn” buộc phải 
lựa chọn giữa hai thực tế ở Miền Nam 
Việt Nam, trong đó, một bên mỗi ngày 
mỗi tỏ ra không thể chấp nhận được và 
một bên đang còn là nội dung của một sự 
tìm kiếm. Tất nhiên, để lựa chọn được 
cho mình một chỗ đứng trong cuộc chiến 
này, người Công giáo Việt Nam cần thời 
gian và cũng đã trải qua nhiều dao động. 
Người Công giáo đã gia nhập các tổ 
chức hoặc các phong trào đấu tranh sẵn 
có của công nhân, học sinh, sinh viên, 
nhân sĩ, trí thức như Tổng hội sinh 
viên Sài Gòn, ủy ban nhân dân tranh thủ 
dân chủ và hòa bình, Mặt trận nhân dân 
cứu đói 
Trong Đại hội Đại biểu quốc dân Miền 
Nam Việt Nam, cùng với 88 đại biểu, 72 
vị khách đại diện cho các giới, ông Phạm 
Ngọc Hùng đại diện cho những người 
Công giáo yêu nước Miền Nam Việt Nam 
tham gia việc thành lập Chính phủ Cách 
mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt 
Nam. Ông được cử vào Đoàn Chủ tịch Đại 
hội và tham gia vào Hội đồng cố vấn của 
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa 
Miền Nam Việt Nam. 
Qua thực tiễn tranh đấu, một số trí 
thức Công giáo có những liên hệ với Mặt 
trận Dân tộc Giải phóng và một số vị 
lãnh đạo phong trào đấu tranh, từ đó có 
dịp để hiểu rõ hơn chủ trương, đường lối 
và con đường cách mạng giải phóng dân 
tộc của Đảng và Mặt trận(6). Trong việc 
liên hệ với Mặt trận, những nhân vật 
Công giáo yêu nước này đã gặp nhiều 
khó khăn vì luôn bị “công an chìm” của 
Việt Nam Cộng hòa theo dõi gắt gao(7). 
Điều này cho thấy, dù “công khai không 
liên hệ với Mặt trận” nhưng thực tế 
phong trào tranh đấu của Công giáo yêu 
nước luôn có liên hệ chặt chẽ với đường 
5. Trong Sổ tay sự kiện chiến tranh Việt Nam của 
Jeff Stein-Marc Leepson, lực lượng thứ ba là “một 
lực lượng trung lập được cả bộ máy quân sự Sài Gòn 
và phía Cộng sản chấp nhận”. Đó là tập hợp tất cả 
 các phe nhóm và cá nhân là trí thức, nhân sĩ, dân 
biểu, nhà báo, tu sĩ các tôn giáo, công thương gia và 
cựu tướng tá chính quyền Sài Gòn 
6. Vào giữa hai cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, 
Linh mục Nguyễn Ngọc Lan cùng giáo sư Châu Tâm 
Luân đã gặp Trần Bạch Đằng (ủy viên Đoàn Chủ 
tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt 
Nam); cuối năm 1973, Linh mục Phan Khắc Từ cũng 
đã vào bưng gặp đồng chí Nguyễn Hộ (ủy viên 
thường trực của Ban Thường vụ ủy ban kháng chiến 
Sài Gòn - Gia Định); Linh mục Trần Công Thạch 
gặp đồng chí Mai Chí Thọ (Phó Bí thư Thành ủy Sài 
Gòn - Gia Định) năm 1973; Trong năm 1973 cho 
đến ngày Sài Gòn giải phóng, Linh mục Chân Tín có 
những liên lạc với phái đoàn quân sự của Chính phủ 
Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam 
ở Tân Sơn Nhất. Bình thường, những cuộc gặp gỡ 
này được diễn ra mỗi tuần một lần, hoặc một vài 
ngày một lần, nếu tình hình khẩn trương. 
7. Giấy tờ “mật” của một trung úy công an chìm, 
Tạp chí Đối diện, số 68, tháng 3 – 1975, tr. 97-101. 
Nguyễn Thị Kim Thoa. Phong trào yêu nước 37 
 37 
lối của Mặt trận Dân tộc Giải phóng 
Miền Nam Việt Nam. 
Từ năm 1970 trở đi, phong trào đấu 
tranh chính trị được sự chỉ đạo trực tiếp 
hoặc gián tiếp của các ban Thanh vận, 
Trí vận, Công vận, Binh vận của Mặt 
trận Dân tộc Giải phóng, một số thanh 
niên, học viên, học sinh Công giáo đã gia 
nhập các tổ chức cách mạng (Đoàn ủy 
sinh viên, Đoàn ủy học sinh thuộc Thành 
đoàn Thanh niên Sài Gòn - Gia Định). 
Vào cuối năm 1974, để chuẩn bị lực 
lượng cho cuộc tổng tiến công giải 
phóng Miền Nam, Bộ Chính trị chủ 
trương bên cạnh lực lượng nền tảng là 
công nhân, lao động phải sử dụng và 
phát huy mạnh mẽ vai trò của lực lượng 
thứ ba(8). Về sử dụng lực lượng trung 
lập này, Bộ Chính trị chỉ rõ: “Vấn đề nắm 
lực lượng thứ ba, biết sử dụng và phát 
huy vai trò của lực lượng thứ ba là vấn 
đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng 
Miền Nam mà thành thị phải thực hiện 
để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân 
tộc, dân chủ”(9). 
Bước vào chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ 
Chí Minh, thấy có thể phát huy tác dụng 
của “lực lượng thứ ba”, Đảng tập hợp các 
đảng viên và cốt cán và các tổ chức bán 
công khai khác của “lực lượng thứ ba” ra 
vùng giải phóng để bàn và xúc tiến công 
tác mới, ở giai đoạn cuối cùng. 
Năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản Việt Nam, cao trào đấu tranh 
cách mạng của nhân dân Miền Nam bùng 
lên mạnh mẽ. Trước khi lực lượng vũ 
trang Giải phóng từ nhiều hướng tiến 
vào Sài Gòn, các đoàn thể, nhóm thanh 
niên, sinh viên, tu sĩ đã tham gia phát 
động quần chúng nổi dậy giành chính 
quyền. Trong những điểm quần chúng 
nổi dậy giải phóng Sài Gòn có nhiều 
điểm được đồng bào Việt Nam Công giáo 
tích cực tham gia như Vườn Xoài, Phát 
Diệm, Kỳ Đồng, Tân Cảng, Cầu Sơn, Bà 
Quẹo(10) 
Như vậy, trong suốt 9 năm dưới thời 
Nguyễn Văn Thiệu, các phong trào đấu 
tranh của nhân dân Miền Nam nói chung 
và của người Công giáo nói riêng cho 
hòa bình, độc lập, dân tộc dân chủ của 
dân tộc đã tạo nên một “môi trường 
tranh đấu” không ngớt. Môi trường đó là 
điều kiện cho phong trào cách mạng 
phát triển và đồng thời góp phần làm 
sụp đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu 
trong nền Đệ nhị Cộng hòa ở Miền Nam 
Việt Nam mặc dù đã được Mỹ can thiệp 
và hỗ trợ về mọi mặt. 
Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng 
ủy và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, 
phong trào tranh đấu của người Công 
giáo yêu nước phát triển nhanh chóng từ 
đấu tranh chính trị cho đến bạo động 
trong cuộc tổng tiến công cuối cùng 
tháng 4/1975. 
2.2. Phong trào tranh đấu dưới sự dẫn 
dắt của trí thức và chức sắc Công giáo 
tiến bộ 
Điều kiện tranh đấu hợp pháp do Hiệp 
định Giơnevơ mang lại đã trở thành một 
cái cớ để các phong trào trí thức, sinh 
viên, báo chí vin vào đấu tranh. ở Miền 
8. Phạm Văn Thắng, Lịch sử Thành phố Hồ Chí 
Minh, sđd, tr. 240. 
9. Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, sđd, tr. 241. 
10. Các nhóm thanh niên, sinh viên, học sinh, tu sĩ 
đã cùng với quần chúng nổi dậy giành chính quyền. 
Cả đồng bào Công giáo và không Công giáo đã phối 
hợp chặt chẽ, giải phóng các ấp Tân Hương, Tân 
Phú, Tân Thái Sơn, Tân Kỳ và Tân Sơn Hòa (quận 
Tân Bình) vào lúc 6 giờ sáng ngày 30/4/1975, trước 
khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. 
38 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2012 
 38 
Nam Việt Nam, những phê bình, chỉ trích 
xuất hiện ngày càng nhiều kể từ khi Mỹ 
bắt đầu trực tiếp can thiệp và ngày càng 
lún sâu vào Việt Nam. Không chỉ đấu 
tranh cho giới mình như trước đây, các 
phong trào của người Công giáo hướng 
đến mục tiêu chung của người lao động, 
dân tộc đó là hòa bình, dân sinh dân 
chủ 
1. Phong trào đấu tranh đòi hòa bình 
Hòa bình là nguyện vọng to lớn của 
toàn thể nhân dân Việt Nam và nhất là 
của đồng bào ở Miền Nam. Chính vì vậy, 
một trong các phong trào đấu tranh diễn 
ra xuyên suốt trong thời gian này đó là 
“đòi hòa bình”. 
Sự xuất hiện của quân đội Mỹ khiến 
hòa bình trở thành một mối bận tâm lớn 
của người dân Sài Gòn. Nhiều phong trào 
và tổ chức đòi hòa bình bắt đầu xuất 
hiện ở Sài Gòn như ủy ban vận động hòa 
bình của ông Phạm Văn Huyến gồm 
phong trào Tự quyết của luật sư Nguyễn 
Long, phong trào Hòa bình chung sống 
của một số chức sắc đạo Cao Đài, phong 
trào Tranh đấu bảo vệ hòa bình hạnh 
phúc dân tộc của Thượng tọa Thích 
Quảng Liên. 
Tuy nhiên, dưới chế độ Cộng hòa Miền 
Nam Việt Nam, hòa bình là một điều cấm 
kị nên các phong trào đấu tranh đòi hòa 
bình của người Công giáo gặp nhiều khó 
khăn. 
Đặc biệt, phong trào đòi hòa bình lên 
cao trong lúc chờ đợi một kết quả hòa 
đàm tại Paris. Những người Công giáo 
tiến bộ chủ trương hòa bình đã tập hợp 
trong một phong trào chung là Phong 
trào Công giáo xây dựng hòa bình 
(24/11/1970). Phong trào này có mục đích 
tập hợp rộng rãi nhiều nhóm Công giáo 
tiến bộ yêu nước trong linh mục, tu sĩ, trí 
thức, công nhân, sinh viên, học sinh để tố 
cáo chiến tranh xâm lược, chống Mỹ - 
Thiệu, đòi hòa bình, hòa giải dân tộc. 
Ngoài việc thành lập các tổ chức, lực 
lượng Công giáo còn sử dụng một số 
hình thức đấu tranh khác cao hơn, gay 
gắt hơn để đòi hòa bình như biểu tình, 
tuyệt thực Tiêu biểu như sự kiện năm 
1968, sinh viên rước đuốc tiến về Nhà thờ 
Dòng Chúa Cứu thế “đi tìm hòa bình”; 
sinh viên Công giáo tổ chức cuộc tuyệt 
thực vào năm 1971 
Đặc biệt từ sau Hiệp định Paris 1973, 
phong trào đấu tranh đòi hòa bình diễn 
ra với hình thức mới với những cuộc hội 
thảo nêu và giải quyết các vấn đề căn 
bản về hòa giải, hòa hợp với các tôn giáo 
và dân tộc của chính người Công giáo(11). 
Gần cuối thời chính quyền Nguyễn 
Văn Thiệu, một trong những pho ...  cử tri, đốt hình 
Thiệu. Đoàn ra tuyên cáo vạch rõ chính 
sách thực dân mới của Mỹ và khẳng 
định: “Không thể có hòa bình ngày nào 
còn đế quốc Mỹ chiếm đóng Miền Nam 
Việt Nam”. 
3. Phong trào chống đàn áp học sinh, 
sinh viên 
Trong xã hội Sài Gòn, học sinh sinh 
viên, thanh niên là tầng lớp năng nổ 
tranh đấu nhiều hơn cả. Việc chính 
quyền Sài Gòn đàn áp, bắt bớ, tra tấn, 
giết hại học sinh, sinh viên đã làm dấy 
lên phong trào phản đối mạnh mẽ trong 
nhân dân và đồng bào Công giáo. 
Ngày 31/3/1970, khi chính quyền đàn 
áp phong trào sinh viên, học sinh, quy 
cho họ là Cộng sản, 8 linh mục(12) đã ra 
một bản tuyên bố chống bắt bớ, đàn áp 
và tra tấn sinh viên, học sinh. Bản tuyên 
bố làm chấn động dư luận vì đã tố cáo 
chính quyền Sài Gòn dùng nhiều thủ 
đoạn “tra tấn dữ dội” đối với sinh viên bị 
giam giữ. Tiếp đó, trước sự gia tăng các 
vụ bắt bớ, tra tấn, đàn áp, tháng 5/1972, 12 
linh mục lại ra một Tuyên ngôn tố cáo 
hành động dã man của nhà cầm quyền. 
Cũng trong thời gian này, nhiều tổ 
chức công khai được thành lập và đi vào 
hoạt động trên từng mặt đấu tranh để 
đạt hiệu quả cao hơn như ủy ban chống 
đàn áp sinh viên, học sinh (5/1970) 
4. Phong trào đấu tranh đòi cải thiện 
chế độ lao tù 
Sau khi hai nhân chứng sống người 
nước ngoài mô tả về “chuồng cọp”, hình 
thức tra tấn, đối đãi mà chính quyền 
Sài Gòn đối đãi với tù nhân chiến tranh 
thì chế độ lao tù trở thành một vấn đề 
tạo nên làn sóng đấu tranh rộng lớn 
không chỉ trong nước mà cả với thế giới. 
Ngày 30/10/1970, ủy ban vận động cải 
thiện chế độ lao tù đã được thành lập 
trong một hội nghị gồm nhiều nhân sĩ, 
trí thức, linh mục, tu sĩ, tăng ni, Phật tử. 
Ngay ngày thành lập, ủy ban đã ra một 
bản tuyên ngôn tố cáo tính cách vi hiến, 
bất hợp pháp và vô nhân đạo trong chính 
sách bắt bớ, giam cầm, đối xử với can 
nhân và đòi hỏi chính quyền phải có biện 
pháp giải quyết cụ thể. 
Trong hơn 4 năm hoạt động, ủy ban 
đã sử dụng nhiều hình thức linh hoạt 
nhằm tố cáo hành động dã man của Mỹ 
và Chính quyền Sài Gòn đối với tù chính 
trị, ngăn chặn bàn tay độc ác của chúng, 
làm cho dư luận trong nước và thế giới 
lên án chế độ lao tù vô nhân đạo của 
chúng. 
5. Phong trào ủng hộ công nhân, thợ 
thuyền 
Lực lượng Công giáo yêu nước còn có 
những cuộc đấu tranh, hỗ trợ cho các 
12. Đó là các linh mục Nguyễn Huy Lịch, Thiện Cẩm, 
Đinh Khắc Tiệu, Nguyễn Nghị, Nguyễn Văn Phán, 
Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín và Trương Bá Cần. 
40 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2012 
 40 
phong trào quần chúng khác ở đô thị. 
Cuộc đấu tranh dài ngày đòi tăng lương 
và một số quyền lợi khác của công nhân 
hãng Pin Con ó được nhiều linh mục và 
đoàn viên Thanh - Lao - Công ủng hộ. 
Hướng về người nghèo, Linh mục 
Phan Khắc Từ đi làm lao công hốt rác ở 
Sở Vệ sinh Sài Gòn nhằm đánh động 
lương tâm của tín đồ Công giáo là cần 
phải đứng về phía người nghèo, bị áp 
bức bóc lột để cùng họ vùng lên tự giải 
phóng. Ngoài hành động cho người 
nghèo, Linh mục còn tham gia vào Mặt 
trận nhân dân cứu đói (21/7/1974), ủy ban 
bảo vệ quyền lợi lao động (26/9/1974) 
Cũng tinh thần hướng về người 
nghèo, từ năm 1973 thanh niên, sinh viên, 
học sinh Công giáo, kể cả nhóm sinh 
viên tu sĩ các dòng tu đã tổ chức nhiều 
đợt “công tác xã hội ở khu xóm lao động” 
tại Tân Phú (Tân Bình), Vườn Xoài, Tân 
Cảng, Thị Nghè, Cầu Sơn, Thủ Đức 
6. Phong trào chống bắt lính 
Vào cuối 1974, chính quyền Nguyễn 
Văn Thiệu tăng cường đôn quân, bắt 
lính, đặc biệt là trong thanh niên sinh 
viên Các tu sĩ trẻ còn tổ chức đấu tranh 
chống lệnh đôn quân bắt lính của Thiệu 
vào tháng 3/1975. ủy ban thanh niên, 
sinh viên, học sinh Công giáo được thành 
lập vào tháng 3/1975, cũng bắt tay vào 
việc chống đôn quân bắt lính. 
Có thể nói một bước trưởng thành 
trong hoạt động của lực lượng Công giáo 
tiến bộ trong thời gian này là biết dựa 
vào những thay đổi của Giáo hội có lợi 
cho phong trào để chọn hướng đi thích 
hợp với hoàn cảnh Miền Nam Việt Nam, 
biết vận dụng sự ủng hộ của quốc tế, biết 
kết hợp với các phong trào đấu tranh của 
các giới ngoài Công giáo, với các tổ chức 
cách mạng, đoàn kết trong Mặt trận Dân 
tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Nhờ 
đó lực lượng và uy thế của phong trào 
đấu tranh ngày càng lớn mạnh. 
Lực lượng Công giáo Việt Nam yêu 
nước là những người có suy nghĩ tiến bộ. 
Trong phong trào đấu tranh này, họ đã 
lựa chọn đúng hướng đi cho mình trong 
hoàn cảnh đất nước chia rẽ vì chiến 
tranh. Chính vì vậy, người Công giáo yêu 
nước còn vận động, đấu tranh cả với 
những lực lượng chậm tiến trong Giáo 
hội Công giáo Miền Nam, thậm chí họ 
còn thẳng thắn tranh đấu với ngay cả 
giáo quyền. 
2.3. Giới trí thức Công giáo tiến bộ và 
vấn đề “tìm về dân tộc” 
Cuối thập niên 1960 đầu thập niên 
1970, cùng với sự phát triển của cuộc 
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lần đầu 
tiên trong các vùng đô thị Miền Nam dấy 
lên phong trào “Tìm về Dân tộc”. Điều đó 
có nghĩa là người Công giáo tiến bộ tìm 
về với nguồn cội, về với anh em, đồng 
bào của mình. Nhóm lửa cho phong trào 
này là những trí thức yêu nước, nhất là 
trí thức Công giáo ở Sài Gòn, Huế và một 
số trí thức Việt kiều ở nước ngoài. 
1. Suy nghĩ của người Công giáo tiến 
bộ về đạo Kitô 
Qua ngòi bút của các trí thức Công 
giáo Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, 
Chân Tín, Ngô Công Đức, Nguyễn Văn 
Trung trên các tờ báo, tạp chí ở Miền 
Nam, người đọc thấy rằng Công giáo là 
đạo của hòa bình, nhưng lại luôn bị các 
thế lực lợi dụng biến thành đạo “hiếu 
chiến”. Người Tây Phương vác súng đi 
cướp xứ ngoài, nói là để bảo vệ và phát 
Nguyễn Thị Kim Thoa. Phong trào yêu nước 41 
 41 
huy đạo Chúa và binh lính Hoa Kỳ được 
gọi là “chiến sĩ của Đức Kitô”(13). 
 Cũng lần đầu tiên qua ngòi bút của 
họ, người đọc được thấy những suy tư rất 
mới nơi người Công giáo. Họ cho rằng, 
cuộc du nhập Công giáo vào Việt Nam là 
một “tình cờ đau đớn”, sự du nhập này “đi 
liền và dính líu” với chủ nghĩa thực dân”. 
Bởi vậy, trong họ xuất hiện mặc cảm tội 
lỗi, xa lạ ngay chính trên quê hương 
mình, cộng đồng Kitô hữu giống như 
“cục bướu thừa” trên cơ thể dân tộc. 
Sau đó, nền giáo dục thực dân, người 
Pháp đã đẩy người Công giáo Việt Nam 
ra khỏi cội nguồn dân tộc: “Hồi Pháp, bài 
học lịch sử đầu tiên là bài Tổ tiên của 
chúng ta là người Gô-loa. Người Việt 
Nam hồi bấy giờ học sử Pháp như lịch sử 
của Việt Nam, học tiếng Pháp như tiếng 
mẹ đẻ, đến nỗi lúc đi thi tú tài vào năm 
1942, tiếng Việt là một “ngoại ngữ”, được 
tự do chọn lựa như tiếng Anh, Italia”(14). 
Những trí thức Công giáo trẻ tuổi rơi 
vào tâm trạng ở trong thế giới Tây, nhưng 
lại không được thành Tây thực sự, vừa cảm 
thấy mình hơn những người Việt Nam, vì 
không được gần Tây, vừa cảm thấy mình 
thua Tây ở một điểm nào đó, cái tâm trạng 
của người An Nam sống trong một thế 
giới Tây thật là rắc rối. 
Tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam, 
nhưng Giáo hội Công giáo luôn đứng về 
với các chính quyền ngoại bang, luôn bị 
các chính quyền này sử dụng làm công 
cụ chống lại người Cộng sản và đa số 
người dân lao động nghèo đang bị áp 
bức. Chính vì thế Giáo hội Công giáo 
Việt Nam dường như là Giáo hội của 
người giàu. Từ đó, người trí thức Công 
giáo kết luận rằng: “Có lẽ từ ba thế kỉ 
nay, chúng ta đã đi lầm đường. Chúng ta 
giúp đỡ những người nghèo trong khi 
lại ngồi ăn chung với bọn giàu. Chúng ta 
yêu mến đất nước, trong khi lại đứng về 
phe kẻ thù của đất nước ấy. Chúng ta cho 
mà không bao giờ tự hiến thân”(15). 
2. Suy nghĩ của người Công giáo về 
quê hương, dân tộc 
Thực tế của cuộc chiến tranh đã buộc 
người Công giáo phải suy nghĩ đến hiện 
tình của đất nước. Trong bài nói chuyện 
tại Hội Liên trường, vào tháng 9/1967, 
Giáo sư Lý Chánh Trung đã thể hiện một 
thái độ, một cách nhìn nhận hết sức sâu 
sắc về vấn đề mất nước. 
Lãnh thổ, dân tộc và chủ quyền là ba 
yếu tố thiết yếu để tạo thành một nước. 
Trong phạm vi định nghĩa này, “mất 
nước” đầu tiên là mất lãnh thổ; thứ hai là 
mất chủ quyền; và thứ ba, nguy hại hơn 
cả “mất” nghĩa là chết 
Với ông, mất lãnh thổ còn chiếm lại 
được, mất chủ quyền còn giành lại được, 
đó là những bệnh ngoại thương, có thể là 
trầm trọng đau đớn, nhưng vẫn còn hi 
vọng, cứu chữa nếu cơ thể còn lành mạnh 
bên trong, còn đủ sức đề kháng. Trái lại, 
mất văn hóa là căn bệnh nội tâm, nó làm 
tê liệt sức sống của dân tộc, nó đục khoét 
tòa nhà quốc gia từ trong cột, trong kèo 
như những con mối, con mọt, chính nó là 
sự chết. 
Trong thế giới ngày nay, nguy cơ 
trầm trọng cho các dân tộc nhược tiểu 
không những là mất chủ quyền mà còn 
là mất văn hóa, và khi dân tộc mất văn 
13. Lý Chánh Trung. Tại sao tôi muốn hòa bình, Đối 
diện, tài liệu đã dẫn, tr. 36. 
14. Chân Tín. Từ dòng máu Hùng Vương đến người 
tín đồ trong lòng dân tộc, Đứng dậy, số ngày 25 
tháng Mười, năm1975, tr. 1. 
15. Nguyễn Nghị, Công giáo sđd, tr. 102. 
42 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2012 
 42 
hóa, nghĩa là mất đi linh hồn của mình, 
đó là lúc dân tộc bị tiêu diệt. Tiêu diệt là 
cái ý nghĩa sau cùng và bi đát nhất của 
hai chữ “mất nước: “trong trường hợp 
này, “mất” là mất toàn diện, mất tuyệt 
đối”. “Riêng tại Việt Nam trong thời kì 
này, hình như các mối nguy cơ đó đang 
tập trung lại như một cụm mây đen, vần 
vũ, đe dọa cùng một lúc quê hương thân 
yêu của chúng ta”(16). 
Nền móng của chính sách thực dân của 
Mỹ là Chủ nghĩa chống Cộng. Mỹ thường 
tập trung vào luận điệu cho rằng Cộng sản 
là một thế lực quốc tế, mà không có gì 
khác hơn là xâm lược, xích hóa các dân 
tộc, đưa các dân tộc vào chế độ độc tài 
Chủ nghĩa Cộng sản thường được hiểu là 
chủ nghĩa “tam vô” và “nhị các”(17). Nhưng 
người Công giáo cũng băn khoăn tại sao 
Mỹ và các nước Phương Tây không chống 
Cộng sản, các đảng Cộng sản ở chính nước 
mình mà tập trung các biện pháp chống 
Cộng sản ở Việt Nam? 
Đặc biệt, sau năm 1975, sau khi cuộc 
tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 
thắng lợi, bị kích động bởi những luận 
điệu phản động của Mỹ-Ngụy về một 
cuộc tắm máu của Cộng sản nhiều giáo 
dân hoảng hốt bỏ chạy ra nước ngoài. 
Nhưng với niềm tin mới vào chế độ Cộng 
sản và tình cảm gắn bó với quê hương, 
người Việt Nam Công giáo yêu nước đã 
quyết tâm ở lại và vận động đồng bào 
Công giáo sống dấn thân vào chế độ mới, 
để cùng với những người cộng sản kiến 
thiết đất nước phồn vinh. 
3. Thái độ của người Công giáo về 
hiện tình đất nước 
Có ý kiến cho rằng “người Công giáo 
Việt Nam đa số chống Cộng trước khi có 
Cộng sản Việt Nam”(18). Đó là di sản mà 
chủ nghĩa thực dân Phương Tây truyền 
vào Việt Nam. 
Tuy nhiên, “thái độ đó không phải là 
của tất cả người Công giáo Miền Nam, 
cũng như chưa chắc là của đa số người 
Công giáo Miền Nam. Đó chỉ là thái độ 
của phần lớn hàng giáo phẩm giáo sĩ và 
của các giáo dân trong thành thị, nghĩa 
là những người chưa nếm mùi chiến 
tranh, mà trái lại làm ăn phát đạt nhờ 
chiến tranh và sự hiện diện của ngoại 
quốc”(19). 
Tuy nhiên, qua thực tiễn đấu tranh 
cách mạng ở Miền Nam Việt Nam, người 
ta ngày càng ngang nhiên thể hiện tinh 
thần “thân Cộng” mà không cần phải 
giấu giếm. Đó không phải là một sự chọn 
lựa hoàn toàn trừu tượng thuần túy ý 
thức hệ mà là nảy sinh trong thực tiễn 
chiến đấu của dân tộc. 
Tham gia vào cuộc đấu tranh, việc 
tiếp xúc với người Cộng sản, người Công 
giáo đã thực hiện được một sự chuyển 
biến quan trọng trong ý thức và thái độ 
đối với dân tộc, đối với chủ nghĩa xã hội. 
Trước những thảm khốc của chiến tranh 
Việt Nam, những người Việt Nam Công 
giáo đòi hòa bình và hòa bình đích thực 
chỉ có thể thực hiện với việc Mỹ rút quân 
khỏi Việt Nam và lật đổ chính quyền Sài 
Gòn tay sai của ngoại bang. 
Thật rõ ràng là họ chống Mỹ như 
những người Cộng sản, những người từ 
đầu đã nhìn thấy bản chất xâm lược của 
16. Lý Chánh Trung. Suy nghĩ về hai chữ “Mất 
nước”, sđd, tr. 143. 
17. Tam vô là vô tôn giáo, vô tổ quốc, vô gia đình. 
Nhị các: các tận sở năng, các thụ sở nhu. 
18. Xem Nguyễn Văn Trung, Tín lí, tâm lí, xã hội, 
báo Đối Diện, số 3 tháng 6-1969, tr. 8. 
19. Lý Chánh Trung. Người Công giáo và chính trị ở 
Việt Nam, tài liệu đã dẫn, tr. 10. 
Nguyễn Thị Kim Thoa. Phong trào yêu nước 43 
 43 
Mỹ. Có người đã gọi đó là một sự “tìm về” 
(có đi xa nên mới có tìm về, xa dân tộc 
nên mới tìm về dân tộc), nhưng có người 
lại gọi là sự “đi xa” chủ nghĩa quốc gia 
mà đế quốc và tay sai dựng lên. 
Xuất phát từ ý thức “trở về với dân 
tộc” người Công giáo đã gặp được người 
Cộng sản và chấp nhận chủ nghĩa xã hội 
như một giải pháp để giải phóng dân tộc 
và đưa dân tộc đi lên. Trên tư tưởng đó, 
người Công giáo bắt đầu không còn nhìn 
nhận những người Cộng sản như kẻ thù 
của mình, mà trở thành những người anh 
em, những người có chung cội nguồn, đó 
là dòng máu Hùng Vương và những 
người tín hữu, trước khi là người Công 
giáo, ông đã là một người Việt Nam. 
Trước đó, Linh mục Đậu Quang Lĩnh – 
một linh mục cốt cán trong phong trào 
Duy Tân bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo, 
cũng đã nói: Trước khi làm người tu 
hành, phải là một công dân yêu nước đã”. 
Từ đó danh xưng “người Việt Nam Công 
giáo” như thể hiện cho một sự trở về của 
người Công giáo yêu nước đấu tranh cho 
độc lập, hòa bình của dân tộc Việt Nam. 
Cuộc tranh đấu này diễn ra trong nội 
bộ Giáo hội Công giáo Miền Nam và chính 
trong suy tư của mỗi người Công giáo yêu 
nước ở Miền Nam Việt Nam. Hiện thực 
chiến tranh đã đánh thức những truyền 
thống dân tộc trong mỗi người dân Việt 
Nam và đa số người Công giáo đã xác định 
được trách nhiệm của mình đối với dân 
tộc, nó chính là trách nhiệm của toàn thể 
người dân Việt Nam, trong đó có đa số 
nhân dân lao động, có người Cộng sản và 
không Cộng sản, có người Công giáo và 
không Công giáo. 
Kết luận 
Dưới thời chính quyền Nguyễn Văn 
Thiệu, các phong trào đấu tranh của 
người Công giáo ở Sài Gòn diễn ra rất đa 
dạng, tập trung vào các mục tiêu chung 
của nhân dân lao động, của đất nước như 
vấn đề hòa bình, dân sinh dân chủ Qua 
đấu tranh, người Công giáo yêu nước 
xích lại gần với dân tộc, với sự nghiệp 
đấu tranh thống nhất đất nước của Đảng 
Cộng sản Việt Nam. 
Đặc biệt cuộc tranh đấu về tư tưởng 
mở ra một con đường cho người Công 
giáo ở Sài Gòn nói riêng và Miền Nam 
nói chung được tìm về với dân tộc, đồng 
hành cùng với những người anh em 
trong môi trường xã hội mới. Bên cạnh 
đấu tranh chống lại chính quyền Mỹ - 
Thiệu, trong nội bộ Giáo hội Công giáo 
Miền Nam cũng diễn ra cuộc tranh đấu 
giữa thiểu số người Việt Nam Công giáo 
“tiến bộ” với “đa số thầm lặng” mà ở đây 
chính là giới giáo quyền. Người Công 
giáo tiến bộ đòi hỏi giáo quyền bày tỏ 
thái độ rõ ràng với những thực tế của xã 
hội, ủng hộ cuộc đấu tranh của người 
Việt Nam Công giáo. 
Phong trào người Việt Nam Công giáo 
đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc 
không phải là đa số, nhưng lịch sử đã 
ghi nhận công lao của họ trong sự 
nghiệp đấu tranh đòi lại độc lập cho dân 
tộc. Đặc biệt, tuy nhỏ bé nhưng những 
hành động của thiểu số này mang nhiều 
ý nghĩa. Mở ra một hành trình mới cho 
người Công giáo Việt Nam tìm về với 
dân tộc, với truyền thống văn hóa, với 
cội nguồn từng bị lãng quên của mình./. 

File đính kèm:

  • pdfphong_trao_yeu_nuoc_cua_nguoi_cong_giao_viet_nam_o_sai_gon_d.pdf