Phát triển tuyến du lịch kết nối Hội An với các điểm du lịch phụ cận Quảng Nam – Đà Nẵng

Hội An là thành phố du lịch nổi tiếng của Quảng Nam, hàng năm thu hút

nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vùng phụ cận Hội An như thành phố Đà

Nẵng, các huyện thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng du lịch, gồm các giá

trị văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số bên dãy Trường Sơn đến công trình xây

dựng mới ở vùng đồng bằng ven biển như tượng đài, bảo tàng đây là điều kiện thuận lợi

xây dựng các tuyến du lịch kết nối Hội An với những tài nguyên này. Các đơn vị kinh

doanh lữ hành trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng đã phát triển thành công các tour gắn

Hội An – Mỹ Sơn, Hội An – Bà Nà, Hội An – Cù Lao Chàm Tuy nhiên, phần lớn các

điểm du lịch còn lại vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Vì vậy, đầu tư, xây dựng các

tuyến du lịch kết nối Hội An với vùng phụ cần sẽ giúp phát huy tối đa giá trị điểm đến,

tăng chi tiêu, kéo dài thời gian lưu trú và phát triển cân đối không gian kinh tế địa

phương.

pdf 7 trang kimcuc 7500
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển tuyến du lịch kết nối Hội An với các điểm du lịch phụ cận Quảng Nam – Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển tuyến du lịch kết nối Hội An với các điểm du lịch phụ cận Quảng Nam – Đà Nẵng

Phát triển tuyến du lịch kết nối Hội An với các điểm du lịch phụ cận Quảng Nam – Đà Nẵng
70 
PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH KẾT NỐI HỘI AN VỚI 
CÁC ĐIỂM DU LỊCH PHỤ CẬN QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG 
Huỳnh Thanh Siêng1 
Tóm tắt: Hội An là thành phố du lịch nổi tiếng của Quảng Nam, hàng năm thu hút 
nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vùng phụ cận Hội An như thành phố Đà 
Nẵng, các huyện thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng du lịch, gồm các giá 
trị văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số bên dãy Trường Sơn đến công trình xây 
dựng mới ở vùng đồng bằng ven biển như tượng đài, bảo tàng đây là điều kiện thuận lợi 
xây dựng các tuyến du lịch kết nối Hội An với những tài nguyên này. Các đơn vị kinh 
doanh lữ hành trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng đã phát triển thành công các tour gắn 
Hội An – Mỹ Sơn, Hội An – Bà Nà, Hội An – Cù Lao Chàm Tuy nhiên, phần lớn các 
điểm du lịch còn lại vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Vì vậy, đầu tư, xây dựng các 
tuyến du lịch kết nối Hội An với vùng phụ cần sẽ giúp phát huy tối đa giá trị điểm đến, 
tăng chi tiêu, kéo dài thời gian lưu trú và phát triển cân đối không gian kinh tế địa 
phương. 
Từ khóa: Du lịch Hội An, vùng phụ cận, tuyến du lịch, điểm du lịch 
1. Mở đầu 
Năm 1999 phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nơi 
đây còn bảo tồn gần như nguyên vẹn các công trình có từ thế kỷ thứ XVI với hàng nghìn 
di tích khác nhau Trong không gian yên bình của những ngôi nhà cổ in bóng bên dòng 
sông Hoài, nét văn hóa “làng quê” còn giữ được của người dân phố Hội là điểm nhấn nổi 
bật thu hút du khách ngày càng đông. Tuy nhiên, du lịch Hội An hiện nay gần như chạm 
đến ngưỡng cuối của việc xây dựng thêm sản phẩm du lịch mới. Vì vậy, xây dựng các 
tuyến du lịch kết nối di sản với các điểm du lịch vùng phụ cận Quảng Nam, Đà Nẵng là 
hướng đi mới giúp du khách có nhiều lựa chọn khi đến phố cổ. Với vai trò là trung tâm thu 
hút khách, phục vụ lưu trú, tham quan và nghỉ dưỡng chính trong vùng, từ đây, xây dựng 
thêm các tour du lịch ngắn ngày (01 đến 02 ngày) kết nối Hội An với các điểm du lịch 
khác trong vùng phụ cận sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo thêm cơ hội lựa 
chọn cho du khách. 
2. Nội dung 
2.1. Tình hình phát triển và các sản phẩm du lịch Hội An 
Lịch sử phát triển qua suốt hơn 2000 năm (từ văn hóa Sa Huỳnh) cùng quá trình giao 
lưu, giao thương tại đô thị cổ này đã đem lại cho Hội An những giá trị đặc sắc về văn hóa, 
lịch sử, kiến trúc. Hơn 1200 di tích kiến trúc nghệ thuật ở Hội An bao gồm nhà ở, nhà thờ 
tộc, đình, hội quán, chùa, nhà thờ, thánh thất, cầu, giếng, chợ, lăng – miếu, mộ, cùng hàng 
ngàn di vật nhiều chủng loại quý hiếm của nhiều thời đại đã được phát hiện trong lòng phố 
1 ThS, Khoa VH-DL, trường Đại học Quảng Nam 
PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH KẾT NỐI HỘI AN 
 71 
cổ, lòng sông, tại các làng ngoại ô thể hiện một giá trị văn hóa đặc biệt, những giá trị 
hấp dẫn này đã tạo cho Hội An trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực và trên thế 
giới. Số lượng khách quốc tế đến Hội An tăng đều qua từng năm. Năm 2009 có 484 ngìn 
lượt khách, năm 2010 có 609 nghìn lượt khách. Năm 2014 Hội An thu hút khoảng 1,7 
triệu khách trong tổng số hơn 2 triệu khách đến Quảng Nam, tăng gần 8% so với năm 
2013; tổng doanh thu ngành thương mại, du lịch đạt gần 3.350 tỷ đồng, tăng 5,6% so với 
năm 2013. Hội An đón hơn 1,8 triệu lượt khách quốc tế đến thăm quan trong năm 2015[1]. 
Hội An hiện có 18 sản phẩm du lịch khác nhau phục vụ du khách, bao gồm các tour 
tham quan phố cổ, các làng nghề truyền thống, cooking class... 
Bảng 1: Bảng tổng hợp các sản phẩm du lịch ở Hội An 
STT Tên sản phẩm du lịch Địa điểm tổ chức 
1 Phố cổ Khu phố cổ Hội An 
2 Đêm rằm phố cổ Khu phố cổ Hội An 
3 Học nấu ăn (cooking class) Tai khách sạn, nhà dân 
4 Học làm lồng đèn Cơ sở sản xuất lồng đèn Ngọc Thu 
5 Một ngày làm cư dân phố cổ Một số ngôi nhà cổ ở trong phố cổ 
6 Ngắm bình minh hoặc hoàn hôn trên sông Thu Bồn Sông Thu Bồn 
7 Một ngày làm nông dân tại làng rau Trà Quế Làng rau Trà Quế 
8 Làng mộc Kim Bồng Làng nghề Kim Bồng 
9 Làng gốm Thanh Hà Làng gốm Thanh Hà 
10 Học nấu ăn tại làng rau Trà Quế Làng rau Trà Quế 
11 Mộ Nhật 
12 Rừng dừa Cẩm Thanh Xã Cẩm Thanh 
13 Biển Cửa Đại, An Bàng 
14 Biển đảo Cù Lao Chàm Bãi Làng, bãi Ông 
15 Ngắm san hô Hòn Tai, Cù Lao Chàm 
16 Đời sống con cua đá Cù Lao Chàm 
17 Chim yến và nghề khai thác yến sào Cù Lao Chàm 
18 Sinh thái cộng đồng ở Cù Lao Chàm Bãi Hương, Cù Lao Chàm 
Nguồn: Phòng Thương mại Du lịch Hội An 
HUỲNH THANH SIÊNG 
 72 
Hội An là thành phố du lịch có tỷ lệ khách quốc tế quay lại cao nhất Việt Nam. 
Thông tin từ Ban quản lý Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi 
trường và xã hội (do Liên minh châu Âu tài trợ), trong năm 2014, 11,2% khách quốc tế đã 
quay lại Hội An lần thứ 2, tỷ lệ khách quốc tế quay lại Hội An lần thứ 3 là 2% (chưa bao 
gồm khách không nói tiếng Anh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản)[2]. 
Khách quốc tế quay lại Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 6%[3]. 
2.2. Các điểm du lịch phụ cận trong tuyến du lịch kết nối với Hội An 
Vùng phụ cận Hội An gồm có thành phố Đà Nẵng, các huyện, thị xã, thành phố trên 
địa bàn tỉnh Quảng Nam. 
2.2.1. Đà Nẵng 
Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng của khu vực miền Trung, 
hằng năm đón lượng khách khá lớn nhờ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phát triển, có 
nhiều sản phẩm du lịch mới, người dân thân thiện, tốt tính. Năm 2014, số khách du lịch 
đến với thành phố Đà Nẵng đạt 3,8 triệu lượt, vượt 21,9% so với năm 2013. Trong đó, số 
khách quốc tế hơn 955.000 lượt, khách nội địa hơn 2,8 triệu lượt [4]. Theo Infonet, Đà 
Nẵng được trang mạng uy tín của Mỹ TripAdvisor bình chọn là thành phố dẫn đầu Top 10 
điểm đến mới nổi sáng giá nhất thế giới cho năm 2015. 
Bảng 2: Các điểm du lịch ở Đà Nẵng trong tuyến kết nối với Hội An 
STT Điểm du lịch Nơi phân bố 
1 Khu du lịch Bà Nà Hill Hòa Vang 
2 Suối Hoa Hòa Vang 
3 Suối nước nóng Phước Nhơn Hòa Vang 
4 Khu du lịch Hòa Phú Thành Hòa Vang 
5 Bảo tàng Chăm Nội thành 
6 Ngũ Hành Sơn Nội thành 
7 Bán đảo Sơn Trà – Chùa Linh Ứng Nội thành 
8 Đèo Hải Vân Bắc thành phố 
9 
Các bãi biển (Mỹ Khê, Non Nước..) và các cây cầu 
nổi tiếng bắc qua sông Hàn (cầu Thuận Phước, cầu 
Rồng, cầu quay sông Hàn, cầu Trần Thị Lý) 
Nội thành 
2.2.2. Các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 
Vùng phụ cận Hội An trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng du lịch, có 
nhiều điểm đang được đầu tư khai thác, các điểm này phân bố rải rác ở các huyện miền 
núi phía tây và các huyện đồng bằng phía nam của tỉnh. 
PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH KẾT NỐI HỘI AN 
 73 
Bảng 3. Các điểm du lịch ở Quảng Nam trong tuyến kết nối với Hội An 
STT Điểm du lịch Nơi phân bố 
1 Cù Lao Chàm Hội An 
2 Khu đền tháp Mỹ Sơn Duy Xuyên 
3 Làng Bhoong (xã Sông Kôn) và Đhroong (thị trấn P’rao) Đông Giang 
4 Khu du lịch hồ Phú Ninh Phú Ninh 
5 Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Tam Kỳ 
6 Chu Lai Núi Thành 
7 Khu căn cứ Nước Oai Bắc Trà My 
8 Tháp Khương Mỹ Núi Thành 
9 Tháp Chiên Đàn Phú Ninh 
10 Làng dệt thổ cẩm Zara (Cơ Tu) Nam Giang 
11 Thác Grăng Nam Giang 
12 Đồi Bồ Bồ Điện Bàn 
13 Tháp Bằng An Điện Bàn 
Trong các điểm du lịch trên, chiếm số lượng khách tham quan nhiều nhất của tuyến 
du lịch kết nối với Hội An là di sản văn hóa thế giới khu đền tháp Mỹ Sơn (Năm 2014, Mỹ 
Sơn đón trên 230 nghìn lượt khách)[5]. 
2.3. Thực tiễn khai thác các tuyến du lịch kết nối Hội An với các điểm du lịch 
vùng phụ cận 
Trong những năm gần đây, du lịch Hội An được du khách biết đến như là một trong 
những điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung và cả nước. Không gian du lịch Hội An không 
chỉ bó gọn trong phố cổ mà còn được mở rộng đến các vùng quê, làng nghề, biển đảo và 
kết nối với các điểm du lịch trong vùng phụ cận với thành phố như Đà Nẵng, các điểm du 
lịch khác ở Quảng Nam Điều này đã đáp đứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng 
du khách từ nghỉ dưỡng, khám phá đến trải nghiệm, vui chơi 
Hội An là địa phương có số ngày bình quân lưu trú của khách khá cao (trung bình 
hiện nay khoảng 2,5 đêm/khách) so với các điểm du lịch khác. Khách quốc tế đến Hội An 
chiếm phần lớn trong cơ cấu khách du lịch. 
Đến Hội An ở nhiều ngày, khách có như cầu khám phá những điểm tham quan mới, 
để phục vụ nhu cầu trên, hiện có nhiều đơn vị lữ hành thiết kế chương trình du lịch kết nối 
Hội An đến các điểm du lịch khác trong vùng phụ cận bán cho khách. Phương tiện và hình 
HUỲNH THANH SIÊNG 
 74 
thức tổ chức chuyến đi khá đa dạng, bao gồm tour motobike khám phá các điểm du lịch có 
bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Tây Quảng Nam. Tour xe 
đạp về các vùng quê lân cận với loại hình du lịch cộng đồng ở Điện Bàn. Tour đi bằng ô tô 
đến Mỹ Sơn, Bà Nà, bảo tàng Chăm, Non Nước (Đà Nẵng) Các công ty chuyên bán 
tour đi vùng núi phía Tây Quảng Nam như King Nguyen, Easyrider HoiAn, HoiAn 
Easyrider Tour, Easyrider HoiAn, Hoi An Discovery Adventure Company, những tour du 
lịch này kéo dài trong thời gian 2 đến 3 ngày. 
Bảng 4. Một số tour du lịch đang kết nối Hội An với các điểm du lịch vùng phụ cận 
do các công ty lữ hành tổ chức 
STT Chương trình du lịch Thời gian Đơn vị lữ hành 
1 Hội An – Đông Giang – Hội An 02 ngày V.E.I Travel 
2 Hội An – Đông Giang – đường Hồ Chí Minh – Hội An 02 ngày Easyrider-hoian 
3 Hội An – Ngũ Hành Sơn – Đèo Hải Vân – Hội An 01 ngày Easyrider-hoian 
4 Hội An – Tây Giang – Đông Giang – Hội An 02 ngày Vietfuntravel 
5 Hội An – Tam Kỳ - Chu Lại – Hội An 02 ngày Dulichxanh 
6 Hội An – Mỹ Sơn 01 ngày Viator 
7 Hội An – Mỹ Sơn – Sơn Trà – Hội An – bảo tàng Chăm – Hội An 02 ngày Tuổi Trẻ Việt 
8 Hội An – Làng Triêm Tây – Hội An 01 ngày Vitour 
9 Hội An – Bà Nà – Hội An 01 ngày Hội An Xanh 
Để thu hút và giữ chân du khách lưu trú, ngành du lịch Quảng Nam bên cạnh nâng 
cao chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ còn nỗ lực khai phá nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, 
hấp dẫn để “làm mới” hình ảnh du lịch tỉnh, đồng thời tạo thêm nhiều lựa chọn cho du 
khách. 
Bảng 5. Một số tour mới các công ty lữ hành đang khảo sát kết nối Hội An và các điểm du 
lịch vùng phụ cận 
STT Chương trình du lịch Thời gian 
1 Hội An – Căn cứ Nước Oa (Trà My) – Hội An 02 ngày 
2 Hội An – Khâm Đức (Phước Sơn) – Hội An 02 ngày 
3 Hội An – Vùng núi Ngọc Linh (Nam Trà My) – Hội An 01 ngày 
4 Hội An - Làng Bhoong - Thác Grăng - Làng dệt thổ cẩm Zara - Hội An 02 ngày 
PHÁT TRIỂN TUYẾN DU LỊCH KẾT NỐI HỘI AN 
 75 
2.4. Những khó khăn cần khắc phục để phát triển các tuyến du lịch kết nối Hội 
An và vùng phụ cận 
 Các chương trình du lịch kết nối Hội An và vùng phụ cận đang được các đơn vị lữ 
hành và cơ nhà nước tỉnh Quảng Nam đầu tư phát triển. Tuy nhiên, hiện nay nhộn nhịp nhất 
vẫn là các tour kết nối Hội An với các điểm nổi tiếng như Mỹ Sơn, Bà Nà, bảo tàng Chăm, 
các chương trình khác có khách lựa chọn nhưng không nhiều. Để góp phần phát triển cân 
đối các tour, nâng cao hiệu quả khai thác, cần khắc phục những hạn chế sau: 
Thứ nhất, hạ tầng kết nối và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm đến còn yếu, đặc biệt 
là các điểm du lịch ở vùng núi phía Tây Quảng Nam, đường vào các bản làng dân tộc thiểu 
số bị hư hỏng, nhiều cung đường chưa được đầu tư. Sâm Ngọc Linh và không gian núi rừng 
chung quanh rất hấp dẫn du khách nhưng tuyến liên huyện từ Tam Kỳ đi Nam Trà My rất 
hẹp, không đảm bảo chất lượng. Tuyến đường phổ biến nhất hiện nay xuất phát từ Hội An 
đến vùng núi phía tây theo quốc lộ 14B lên đường Hồ Chí Minh, những điểm du lịch nằm 
gần đường Hồ Chí Minh thuận lợi cho kết nối, các điểm du lịch nằm xa đường này hạ tầng 
yếu kém, khó khăn trong tiếp cận. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các điểm du lịch hiện tại chưa 
phát triển, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu lưu trú, ăn uống, mua sắm, cung cấp 
dịch vụ cho du khách. 
Thứ hai, sản phẩm du lịch tại các điểm đến còn nghèo nàn, dàn trải, chưa chuyên 
nghiệp. Các điểm du lịch chủ yếu phục vụ mục đích tham quan như không gian cư trú, thiếu 
các sản phẩm giúp du khách trải nghiệm, tham dự, giải trí, mua sắm như hàng thủ công mỹ 
nghệ, vật lý trị liệu (các bài thuốc cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số), tham dự hoạt 
động nương rẫy, sinh hoạt văn nghệ dân gian đậm bản sắc văn hóa núi rừng 
Thứ ba, nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các điểm đến còn thiếu và yếu. Ngoài 
những điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Nam và Đà Nẵng như Mỹ Sơn, Bà Nà, bảo tàng 
Chăm.... Các điểm du lịch nhỏ thiếu nguồn nhân lực giỏi, một số điểm du lịch cộng đồng ở 
các huyện vùng núi thiếu kỹ năng hoạt động du lịch và ngoại ngữ. Làng Bhoong (Đông 
Giang) có 03 cư dân bản địa nói được tiếng Anh giao tiếp cơ bản, các làng còn lại gần như 
không có, điều này gây trở ngại rất lớn cho khách quốc tế hiểu được giá trị văn hóa của cộng 
đồng địa phương. 
Thứ tư, trình độ liên kết, đầu tư nhà nước và công tác quảng bá chưa được quan tâm 
đúng mức, trừ những điểm du lịch nổi tiếng hiện đang khai thác hiệu quả. Những điểm tài 
nguyên có dự án của các tổ chức nước ngoài tài trợ như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 
Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) có động lực phát triển. 
Hầu hết các điểm du lịch còn lại của vùng phụ cận kết nối với Hội An do các đơn vị lữ hành 
tự nghiên cứu, xây dựng, cơ quan nhà nước chỉ tổ chức một số đợt famtrip nhằm giới thiệu 
tiềm năng. 
Thứ năm, chính sách phát triển du lịch hiện tại còn nhiều bất cập, các ban ngành địa 
phương chưa hỗ trợ tối đa cho du lịch. Doanh nghiệp muốn đưa khách quốc tế lên các bản 
làng dân tộc vùng biên giới phải xin phép và chờ đợi sự đồng ý của hai cơ quan là bộ đội 
biên phòng và công an địa phương, thời gian chờ đợi khá lâu dẫn đến mất cơ hội khi khách 
có nhu cầu 
HUỲNH THANH SIÊNG 
 76 
3. Kết luận 
Hội An là điểm đến rất hấp dẫn của châu Á và thế giới, lượng khách đến với thành 
phố này ngày càng đông, nhu cầu tìm hiểu các giá trị du lịch khác nhau bên cạnh phố cổ 
của khách du lịch đòi hỏi các đơn vị kinh doanh lữ hành và chính quyền địa phương tìm 
hiểu, xây dựng các sản phẩm du lịch mới để phục vụ du khách. Trong các giải pháp khác 
nhau, xây dựng thêm các chương trình du lịch kết nối Hội An với các điểm du lịch vùng 
phụ cận sẽ giúp du khách có nhiều trải ngiệm thú vị khi đến vùng đất này. Phát triển thành 
công sự kết nối trên có ý nghĩa rất lớn, giúp giảm tải cho phố cổ Hội An, tối ưu hóa tài 
nguyên du lịch trong khu vực và phát triển cân đối kinh tế xã hội của vùng phụ cận. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]  
.vgp 
[2]  quan -
cua-du-lich-Hoi-An-1038.hwh 
[3] 
506736. html 
[4]  tang - 
nguon-thu-tu-du-lich-517221.html 
[5]  -
thu-gan-21-ty-dong-580755/ 
Title: DEVELOPING THE LINKING TOURISM ROUTE BETWEEN HOI AN 
AND THE SUROUNDING AREAS IN QUANG NAM - DANANG 
HUYNH THANH SIENG 
Quang Nam University 
Abstract: Being a well-known tourism destination in Quang Nam province, Hoi An 
annually attracts a considerable number of travelers. The surrounding areas of Hoi An as 
Danang city, other districts of Quang Nam province have great potentials for tourism 
development which include the diversity of ethnic minorities' culture in Truong Son 
Range, monuments and museums along the coast. These are the advantage to build up a 
linking tourism route between Hoi An and these resources. Many tour operators in Quang 
Nam, Danang have developed tour programs to connect Hoi An - My Son, Hoi An – Bana, 
Hoi An – Cu Lao Cham. However, these destinations have not been invested properly. 
Therefore, for further investment, building tours connecting Hoi An with neighboring 
areas will optimize the value of attractions, increase the tourist expenditure, prolong the 
length of stay and balance the economic activities in regional areas. 
Keywords: Hoi An tourism, surrounding areas, tourism route, tourism destinations 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_tuyen_du_lich_ket_noi_hoi_an_voi_cac_diem_du_lich.pdf