Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang

Du lịch tâm linh đang là một trong xu thế

phát triển mới của ngành du lịch nhiều quốc

gia. Phát triển du lịch tâm linh không chỉ đem

lại những hiệu quả về kinh tế - xã hội, giải

quyết nguồn lao động, nâng cao trình độ dân

trí mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các

giá trị về mặt văn hóa - tín ngưỡng của cộng

đồng địa phương. An Giang được biết đến là

một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại

khu vực đồng bằng sông Cửu Long với những

cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, những công

trình di tích lịch sử - văn hóa lâu đời, đặc biệt là

các công trình tôn giáo, tín ngưỡng dân gian

đặc sắc. Đây là điều kiện để địa phương khai

thác tốt tài nguyên du lịch, phát triển loại hình

du lịch tâm linh tại địa phương. Tuy nhiên việc

phát triển du lịch tâm linh tại địa phương cũng

chưa khởi sắc, chưa tương xứng với tiềm năng

sẵn có. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả bước

đầu tìm hiểu các lý luận về du lịch tâm linh,

phân tích các thế mạnh về tiềm năng và tình

hình phát triển du lịch tâm linh tại địa phương.

Qua đó, đề xuất một số định hướng trong việc

phát triển du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang,

góp phần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã

hội địa phương.

pdf 9 trang kimcuc 32680
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang

Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 104 
Phát triển loại hình du lịch tâm linh 
tại tỉnh An Giang 
 Nguyễn Văn Thanh 
 Nguyễn Quang Vũ 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Du lịch tâm linh đang là một trong xu thế 
phát triển mới của ngành du lịch nhiều quốc 
gia. Phát triển du lịch tâm linh không chỉ đem 
lại những hiệu quả về kinh tế - xã hội, giải 
quyết nguồn lao động, nâng cao trình độ dân 
trí mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các 
giá trị về mặt văn hóa - tín ngưỡng của cộng 
đồng địa phương. An Giang được biết đến là 
một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại 
khu vực đồng bằng sông Cửu Long với những 
cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, những công 
trình di tích lịch sử - văn hóa lâu đời, đặc biệt là 
các công trình tôn giáo, tín ngưỡng dân gian 
đặc sắc. Đây là điều kiện để địa phương khai 
thác tốt tài nguyên du lịch, phát triển loại hình 
du lịch tâm linh tại địa phương. Tuy nhiên việc 
phát triển du lịch tâm linh tại địa phương cũng 
chưa khởi sắc, chưa tương xứng với tiềm năng 
sẵn có. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả bước 
đầu tìm hiểu các lý luận về du lịch tâm linh, 
phân tích các thế mạnh về tiềm năng và tình 
hình phát triển du lịch tâm linh tại địa phương. 
Qua đó, đề xuất một số định hướng trong việc 
phát triển du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang, 
góp phần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã 
hội địa phương. 
Từ khóa: du lịch, du lịch tâm linh 
Đặt vấn đề 
Trong bối cảnh hiện nay, trước sự thay đổi nhu 
cầu ngày càng nhanh của du khách, nhiều loại hình 
du lịch đã ra đời để đáp ứng sự phát triển của ngành 
du lịch. Du lịch tâm linh là một trong những xu thế 
phát triển của ngành du lịch nhiều quốc gia trong 
thời gian gần đây Mô hình du lịch tâm linh hiện 
đang rất phát triển tại nhiều nước trên thế giới như 
Italia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ Phát triển du lịch 
tâm linh chính là khai thác yếu tố truyền thống với 
tầm phát triển cao hơn. Việc đầu tư cho du lịch tâm 
linh phải đề cao chất lượng, hình thức phục vụ, vừa 
đạt được nhu cầu thưởng thức được các giá trị tự 
nhiên, văn hóa, lịch sử, mà còn thỏa mãn nhu cầu 
tâm linh, đồng thời, vừa thu được lợi nhuận, tạo 
công ăn việc làm cho người dân bản địa. 
Tại Việt Nam, du lịch tâm linh là một loại hình 
du lịch còn khá mới mẻ, đang được đầu tư và đẩy 
mạnh phát triển. Năm 2013, Hội nghi quốc tế về du 
lịch tâm linh lần đầu tiên được tổ chức do Tổ chức 
du lịch thế giới (UNWTO) phối hợp với Bộ Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch tại tỉnh Ninh Bình với gần 
21 bài phát biểu đã bước đầu khằng định vai trò của 
loại hình du lịch tâm linh; nhấn mạnh tính bền vững 
tại các điểm du lịch tâm linh, giới thiệu một số sản 
phẩm du lịch tâm linh, kinh nghiệm và thực tiễn tại 
các địa phương. Nếu như ở các quốc gia khác, du 
lịch tâm linh gắn liền với các tôn giáo lớn thì ở Việt 
Nam, xu thế phát triển du lịch tâm linh chủ yếu gắn 
với các hoạt động hướng về cội nguồn, lịch sử, tín 
ngưỡng dân gian. Theo nhìn nhận của nhiều nhà 
nghiên cứu, du lịch tâm linh tại nước ta gắn với 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 105 
không gian văn hóa, du khách thường đến các điểm 
tâm linh như đền, chùa, miếu, đài, lăng tẩm, những 
vùng đất linh thiêng... gắn với phong cảnh đặc sắc 
là các giá trị văn hóa truyền thống, lối sống địa 
phương. Phát triển du lịch tâm linh thể hiện bề dày 
văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín 
ngưỡng... Thông qua các hoạt động du lịch tâm linh 
mang lại các trải nghiệm, cân bằng và củng cố đức 
tin, hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ, góp phần 
nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên việc khai 
thác loại hình du lịch tâm linh cần chú trọng đến 
việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa - tín 
ngưỡng truyền thống, hạn chế để phát triển tràn lan, 
không kiểm soát để dẫn đến các hậu quả về mặt văn 
hóa - xã hội, đặc biệt là các hiện tượng mê tín dị 
đoạn và thái độ tiêu cực trong các tín đồ và du 
khách. 
An Giang là một trong những địa hạt trong các 
chương trình du lịch đồng bằng sông Cửu Long, là 
địa điểm du lịch hành hương của rất nhiều du 
khách. Từ đầu năm đến nay, An Giang đã thu hút 
trên 5,9 triệu lượt du khách trong nước và quốc tế, 
tăng 15% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. 
Khách đến An Giang chủ yếu là khách hành hương 
kết hợp tham quan du lịch về Miếu Bà Chúa xứ Núi 
Sam, đỉnh Núi Cấm (huyện Tịnh Biên); tham quan 
dâng hương tại Nhà mồ Ba Chúc, Đồi Tức Dụp (Tri 
Tôn)... Phát triển du lịch tâm linh là một trong 
những định hướng lớn trong việc phát triển kinh tế - 
xã hội địa phương, không chỉ đem lại các hiệu quả 
về kinh tế mà góp phần bảo tồn và phát huy các giá 
trị về văn hóa - tín ngưỡng địa phương. 
1. Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh 
1.1. Khái niệm 
Hiện nay, đã có nhiều loại hình du lịch ra đời 
nhằm đáp ứng cho du khách như: du lịch văn hóa, 
du lịch mạo hiểm, du lịch biển, du lịch MICE 
Trong đó, có thể nói loại hình du lịch tâm linh đang 
là một xu hướng phát triển mới mà các công ty lữ 
hành đang hướng đến để phục vụ nhu cầu tham 
quan, chiêm bái, hành hương của khách du lịch. 
Về bản chất, tâm linh gắn liền và biểu hiện 
những cái thiêng liêng, cao cả trong đời sống tinh 
thần, đời sống sinh hoạt xã hội. Có thể coi tâm linh 
là một yếu tố, chiều kích, giá trị quan trọng của con 
người và sinh hoạt thường nhật của con người. 
Theo Nguyễn Duy Hinh1, tâm linh là thể nghiệm 
của con người (tâm) về cái thiêng (linh) trong tự 
nhiên và xã hội. Như vậy, văn hóa tâm linh hay du 
lịch tâm linh đều bộc lộ sự thể nghiệm đó của con 
người thông qua việc minh chứng ý niệm thiêng 
bằng việc thực hành những nghi lễ, trò diễn trong lễ 
hội Sự bộc lộ tâm linh còn thể hiện qua các ký 
hiệu, tín hiệu, biểu tượng thiêng liêng hiện hữu 
trong đời sống hay trong các phương thức thực 
hành văn hóa nghệ thuật. 
Trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch, 
những năm gần đây, loại hình du lịch tâm linh với 
các chương trình hành hương về đất tổ, tham quan 
vùng văn hóa với các di sản, di tích văn hóa độc 
đáo, thăm viếng các cơ sở thờ tự, di tích, danh 
thắng được tổ chức ngày càng nhiều. Du lịch tâm 
linh đáp ứng nhu cầu thư giãn, thưởng ngoạn, tìm 
hiểu phong tục, tập quán, tín ngưỡng của du khách. 
Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch văn hóa, 
lấy yếu tố tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu 
thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời 
sống tinh thần. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật 
thể trải dài trên khắp đất nước, vừa mang tính 
thiêng liêng, vừa mang tính thẩm mỹ, chính là đối 
tượng tìm hiểu của du khách bốn phương. Họ kết 
hợp giữa du lịch và hành hương để đến với những 
địa điểm vừa có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng, vừa 
có cảnh đẹp. Du khách không chỉ tìm hiểu được 
những thông tin về cội nguồn lịch sử, cội nguồn văn 
hóa, tôn giáo, tín ngưỡng bản địa, mà còn được gắn 
bó, giao tiếp, ứng xử cùng nhau trong môi trường 
đậm đặc chất thiêng. Như vậy, du khách được đáp 
ứng cả nhu cầu du lịch và tâm linh. 
Du lịch tâm linh là một dạng thức đặc thù của 
du lịch văn hóa, mà tiêu biểu là hành trình về với di 
1 Nguyễn Duy Hinh(2007), Tâm linh Việt Nam, NXB Từ điển 
bách khoa. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 106 
sản, di tích, danh thắng lễ hội thiêng liêng, nổi tiếng 
của quốc gia hay thế giới. Đây là những môi trường 
đặc thù cả về vật thể và phi vật thể, vừa hấp dẫn, 
vừa tạo niềm tin cho du khách. Họ không chỉ 
thưởng ngoạn, tham quan, khám phá hay chiêm bái, 
cầu nguyện mà còn tăng cường được sợi dây gắn 
kết cá nhân, nhóm với những người tham dự, cũng 
như gia tăng niềm tin, chất lượng đời sống tâm linh. 
1.2. Đặc điểm của du lịch tâm linh 
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch lấy yếu tố 
văn hóa tâm linh làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu 
cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. 
Xét về nội dung và tính chất, du lịch tâm linh là một 
dạng của du lịch văn hóa đã được thay đổi nhằm 
đáp ứng nhu cầu đặc trưng của khách tham quan du 
lịch2. 
Du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên 
nhiều cung bậc, nhiều hình thức. Hình thức thứ 
nhất, đó là những hoạt động tham quan, vãn cảnh 
tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là hình thức 
hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động 
du lịch này nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất 
hiện nay; hình thức thứ hai được mở rộng hơn với 
cách hiểu là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, 
tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn để 
cúng bái, cầu nguyện. Hình thức này có mở rộng 
hơn nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có 
theo tôn giáo, tín ngưỡng; hình thức thứ ba có mục 
đích chính là tìm hiểu các triết lý, giáo pháp khiến 
cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải 
thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình. 
Đối với một số khách du lịch, sự hài lòng đối với 
nhu cầu tâm linh có ý nghĩa là họ đã đi đến hết cuộc 
hành trình và đáp ứng tinh thần là một phần của 
cuộc hành trình. 
Du lịch và tâm linh là hai nhu cầu có tác động 
một cách ngang bằng nhau, có khi nhu cầu về tâm 
linh là động cơ chính, có khi nhu cầu du lịch là 
động cơ chính. Tuy nhiên kết quả hưởng thụ của 
2 Trần Thị Hồng Anh (2014), Du lịch tâm linh và lễ hội văn hóa 
Việt Nam thời kì toàn cầu hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 
07, Tr 42-45. 
khách du lịch tâm linh luôn luôn là cùng một mức 
độ mặc dù đi với động cơ nào. Du lịch tâm linh với 
điều kiện là khi đến các cơ sở tôn giáo đó, con 
người được trải nghiệm, hướng đến tâm linh. Vì 
vậy, đặc điểm của du lịch tâm linh là phải “mang 
tính cá nhân sâu sắc” nhằm tìm kiếm các giá trị tâm 
linh tốt đẹp và tìm kiếm chính mình thông qua con 
đường nội tâm riêng của chính mình. Khách du lịch 
tâm linh có mục đích chính là vượt qua các khuôn 
phép tôn giáo một cách có ý thức để tìm kiếm các 
giá trị về tâm linh và các cảm nhận tốt đẹp về con 
người. 
2. Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại 
tỉnh An Giang 
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại 
tỉnh An Giang 
An Giang là địa phương có nhiều tiềm năng phát 
triển du lịch bậc nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long 
hiện nay. An Giang là nơi sinh sống, hội tụ những 
tinh hoa văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc 
Kinh - Chăm - Hoa - Khmer. Với một nền văn hóa 
đa dạng, giàu bản sắc, tỉnh An Giang có hệ thống 
các tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc biệt 
là các tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh. An 
Giang là nơi tập trung của rất nhiều tôn giáo - tín 
ngưỡng với nhiều cuộc hành hương lớn trong năm, 
các chương trình lễ hội lớn của các cộng đồng địa 
phương được diễn ra hằng năm cùng với hệ thống 
công trình kiến trúc tôn giáo, đang là một trong 
những yếu tố thu hút du khách đến với địa phương. 
Miếu Bà Chúa Xứ 
Được xây dựng vào năm 1820, kiến trúc theo 
kiểu chữ “quốc”, có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng 
ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng 4 mái hình 
vuông. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc 
bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc 
vào thế kỷ 6, theo mô típ tượng thần Vishnu thường 
thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ.Theo 
truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái 
vì tin vào sự linh thiêng của Bà. Lại có truyền 
thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây 
dựng theo lời trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế). 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 107 
Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá. Năm 1962, miếu lợp 
ngói âm dương. Ðến năm 1972, ngôi miếu được xây 
lại, năm 1976 công trình mới hoàn thành. 
Du khách đến đây để ngoài việc tìm hiểu, hành 
hương về tín ngưỡng, đức tin thì bên cạnh đó còn 
khám phá những nét thú vị trong chương trình Hội 
Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất lớn vào các 
ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về 
đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc 
lành... 
Lăng Thoại Ngọc Hầu 
Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở 
chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc 
Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập 
niên 30 của thế kỷ 20. Nói đến An Giang thì không 
thể không nhắc đến những công trình tiêu biểu, gắn 
với một thời khẩn hoang, lập làng bảo vệ biên 
cương Tổ quốc của Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn 
Thoại. Ông là người có công đào kênh, đắp đường, 
góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp 
ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam – 
Châu Đốc dài 5km được đắp từ năm 1826-1827, 
kênh Thoại Hà dài 30km tại núi Sập được đào năm 
1818.Người dân nơi đây gọi núi Sập là “Thoại Sơn” 
để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu. Cùng với 
Miếu Bà Chúa Xứ thì đây là công trình tôn giáo - 
tín ngưỡng thu hút rất nhiều du khách hằng năm. 
Du khách đến đây để tri ân bậc tiền nhân đã có công 
mở cõi, khai hoang lập ấp vùng đất này. Bên cạnh 
đó, những nét độc đáo về mặt kiến trúc trong việc 
xây dựng cũng là điều thú vị thu hút du khách 
phương xa. 
Chùa Tây An 
Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi 
chùa Ấn Ðộ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên 
nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy. Chùa Tây An cổ tự 
do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng là 
Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời 
nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao 
Miên, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một 
ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong 
bằng tre, ông thỉnh vị Hoà thượng đầu tiên là 
Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến làm 
trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7, chùa lại mời thêm một 
vị Hoà thượng nữa tên là Ðoàn Minh Huyên, pháp 
hiệu là Pháp Tang đến làm trụ trì. Vị Hoà thượng 
sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị 
bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông 
mất, đồng bào suy tôn hoà thượng với danh hiệu là 
Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được nhân 
dân gọi đến ngày nay. Đây là công trình kiến trúc 
tôn giáo nằm trong cụm Miếu Bà - Lăng Thoại 
Ngọc Hầu - Tây An cổ tự, là địa điểm du lịch văn 
hóa tâm linh rất hấp dẫn đối với du khách. 
Văn hóa của người Khmer Nam Bộ và những 
công trình kiến trúc Phật Giáo Nam Tông 
Người Khmer An Giang sinh sống ở vùng đất 
này từ rất lâu đời. Do điều kiện tự nhiên ưu đãi, 
hiện nay người Khmer An Giang có đời sống vật 
chất khá ổn định, nhu cầu văn hoá tinh thần được 
nâng cao. Đồng bào Khmer An Giang nói riêng, 
Nam Bộ nói chung theo Phật giáo Nam Tông. Từ 
hoàn cảnh sống của mình, họ đã tạo ra một hệ thống 
tín ngưỡng tâm linh phong phú, đa dạng, mang đậm 
dấu ấn của nền văn hoá nông nghiệp. Sau quá trình 
sinh sống lâu dài, đời sống ổn định dẫn đến nhu cầu 
tinh thần ngày càng cao, người Khmer đã xây dựng 
những ngôi chùa để phụng thờ những vị Phật, thần 
linh trì độ họ tai qua nạn khỏi, thuận lợi trong sản 
xuất. Từ đó, có thể khẳng định rằng, việc hình thành 
chùa của người Khmer ra đời rất sớm, thời gian bắt 
đầu khi họ có mặt ở vùng đất này và sau một thời 
gian tụ sinh ổn định, phát triển. Nhiều ngôi chùa có 
giá trị lịch sử từ 300-600 năm như chùa Xvayton 
(Xà Tón) ở An Giang. 
Ngoài ra, các chương trình lễ hội của người 
Khmer Nam Bộ cũng là điểm rất hấp dẫn trong đời 
sống tinh thần của cộng đồng địa phương nơi đây. 
Lễ Hội Chol ChNam Thmay, là lễ năm mới, lễ Tết 
lớn nhất của người Khmer Nam bộ (tương tự như 
Tết Nguyên Đán của người Việt), được tổ  ... , tỉnh An 
Giang, cách Long Xuyên 42km. Đi từ Long Xuyên 
đến núi Sập vào Vọng Thê 12km. Từ chợ Vọng Thê 
đi theo triền núi Ba Thê về hướng Đông 2km là đến 
chùa Linh Sơn. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 109 
Phật giáo Hòa Hảo: Phật giáo Hòa Hảo, hay còn 
gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật 
giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp 
môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu 
hành tại gia. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung 
chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An 
Giang với 936.974 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là tỉnh 
có số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước 
chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ 
Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước. 
Nhà thờ Long Xuyên: Nhà thờ chính tòa Long 
Xuyên hiện nay tọa lạc tại phường Mỹ Long, ở 
trung tâm thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 
Đây là nhà thờ chính tòa của giáo phận Long 
Xuyên. Nhà thờ chính tòa hiện nay là nhà thờ 
Thánh Nicôla Bari. Nhà thờ này được xây dựng vào 
năm 1958, do linh mục Piô Nguyễn Hữu Mỹ phụ 
trách. Sau đó tiếp tục được xây dựng mở rộng và 
chính thức được khánh thành ngày 15 tháng 8 năm 
1973 và trở thành nhà thờ chính tòa giáo phận. Nhà 
thờ có chiều dài 60m, rộng 18m, cao 20m, tháp 
chuông cao 55m. 
2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tâm linh tại 
tỉnh An Giang 
Hiện nay, An Giang đang đẩy mạnh tham quan 
du lịch hành hương tín ngưỡng tại các chùa, khu di 
tích văn hóa lịch sử cách mạng ở nhiều điểm nổi 
tiếng như lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (thành 
phố Châu Đốc), Nhà Mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn), 
Khu di tích đồi Tức Dụp, Đền thờ Nguyễn Trung 
Trực... Với những lợi thế trên đã tạo điều kiện cho 
ngành du lịch An Giang với thế mạnh về sản phẩm 
du lịch tâm linh, từ đó du lịch An Giang trong 
những năm gần đây có bước khởi sắc và đạt được 
những kết quả tích cực. Riêng trong năm 2015 có 
khoảng 6.250.000 lượt khách du lịch đến An 
Giang3. Theo kết quả điều tra xã hội học về kết quả 
3 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU về đẩy 
mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, trong các 
nhóm sản phẩm của tỉnh có tiềm năng thu hút du 
3 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang 
lịch hiện nay và thời gian tới thì tỷ lệ cao nhất là du 
lịch tâm linh, tín ngưỡng chiếm đến 72,9%. Ngoài 
ra, theo nhận định của khách du lịch ngoài tỉnh về 
sự quay trở lại An Giang có đến 78% cho biết có 
thể có và chắc chắn có ý định quay trở lại4. Đây là 
tín hiệu tích cực trong việc phát triển du lịch chung 
của tỉnh và đặc biệt là phát triển loại hình du lịch 
tâm linh. Hiện nay, hoạt động du lịch tâm linh tại 
địa phương được các công ty du lịch tập trung khai 
thác tại các khu du lịch văn hóa - tín ngưỡng, lịch 
sử - tôn giáo và tại các cộng đồng địa phương sau 
đây: 
Khu du lịch Núi Sam 
Sức hút du lịch tâm linh của địa phương chủ yếu 
dựa vào độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, trong đó 
phải kể đến cụm di tích Núi Sam, đặc biệt là miếu 
Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh. Theo đánh giá của 
Ban quản lý di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi 
Sam, số lượng khách tham quan đến Khu du lịch 
Núi Sam thời điểm đầu năm 2016 đến nay tăng 
khoảng 5-10% so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, từ 
đầu năm 2016 đến giữa tháng 2, Khu du lịch Núi 
Sam đón tiếp gần 430.000 lượt khách. Đây là kết 
quả của những nỗ lực khai thác du lịch hành hương 
của ngành chức năng ở địa phương. Khu du lịch 
Núi Sam có 6 di tích văn hóa lịch sử được công 
nhận; trong đó, có 4 di tích được công nhận cấp 
quốc gia gồm: Miếu bà chúa xứ Núi Sam, Lăng 
Ông, chùa Tây An, chùa Phước Điền và 2 di tích 
được công nhận cấp tỉnh gồm: nhà bia ghi danh liệt 
sĩ và đình thần Vĩnh Tế. Song song đó, các giá trị 
văn hóa tinh thần và lịch sử khai mở vùng đất Châu 
Đốc, những sản phẩm lao động sáng tạo, văn hóa 
đặc trưng vùng đất và con người An Giang cũng 
được khai thác phục vụ du lịch. Hoạt động du lịch 
tại cụm di tích được diễn ra quanh năm, nhưng tập 
trung chủ yếu là mùa lễ hội vía Bà. Ngoài hoạt động 
tham quan, hành hương, du khách còn tham gia vào 
4 Nguyễn Trọng Nhân, Cao Mỹ Khanh (2014), Đánh giá của du 
khách đối với những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh 
tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 
32, tr. 121-128 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 110 
các chương trình của lễ hội thuộc về văn hóa dân 
gian, các nghi lễ truyền thống như lễ phục hiện rước 
tượng Bà, tắm Bà, xây chầu, túc yết Bên cạnh đó, 
địa phương còn tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa 
nghệ thuật đi kèm để khách có dịp vui chơi, giải trí. 
Tuy nhiên vào mùa cao điểm hiện tượng đối tượng 
cò mồi, chèo kéo du khách mua bán, xin ăn và các 
đối tượng nghiệp ngập, cướp giật, hành nghề bói 
toán, mê tín dị đoan vẫn còn diễn ra và đang ảnh 
hưởng đến hình ảnh du lịch địa phương. 
Khu du lịch Núi Cấm 
Ngoài cụm di tích Núi Sam còn có cụm di tích 
Núi Cấm (huyện Tịnh Biên) ở độ cao 710m có 
tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á, chùa Vạn Linh, 
chùa Phật Lớn... Nơi đây có núi non hùng vĩ, khí 
hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho du khách vừa 
tham quan, nghỉ dưỡng vừa đáp ứng nhu cầu hành 
hương tâm linh tín ngưỡng. Theo Công ty Cổ phần 
và Phát triển Du lịch An Giang, mỗi năm núi Cấm 
đón hơn 1,2 triệu lượt khách thăm quan, đông nhất 
là vào mùa xuân dịp trẩy hội từ tháng Giêng đến 
tháng 6 âm lịch. Ngoài ra, du khách còn có dịp 
thưởng ngoạn toàn cảnh thiên nhiên với hệ thống 
cáp treo, viếng chùa, tham quan các công trình kiến 
trúc đặc sắc, khám phá hang động, tắm suối. Hiện 
nay, địa phương còn xây dựng thêm nhiều công 
trình mới như: khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ 
hành hương, khu biệt thự nghỉ dưỡng... để dần phát 
triển thành một khu du lịch bề thế với đầy đủ “ 
viếng chùa - thưởng ngoạn - giải trí thư giãn và ẩm 
thực”. 
Các điểm du lịch khác có khai thác loại hình 
du lịch tâm linh tại An Giang 
Những năm gần đây, An Giang cũng đang thu 
hút một lượng khách hành hương tín ngưỡng đến từ 
các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là thị trường 
khách Malaysia, Indonesia... Lượng khách du lịch 
này tập trung chủ yếu vào các hoạt động hành 
hương của các tôn giáo lớn như Kito giáo, Hồi 
giáo... Với cộng đồng người Chăm Nam Bộ với hệ 
thống các thánh đường, các nhà thờ chánh tòa lớn 
như Nhà thờ Long Xuyên đang là địa điểm du lịch 
hấp dẫn thu hút phần khách du lịch này. Các hoạt 
động du lịch chủ yếu là tham quan hành hương - tín 
ngưỡng kết hợp với vui chơi, giải trí. 
Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch cũng được 
diễn ra tại các điểm tham quan khác tại địa phương, 
đặc biệt là các điểm tham quan di tích lịch sử - văn 
hóa - tín ngưỡng khác như Nhà Mồ Ba Chúc (huyện 
Tri Tôn), di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đồi 
Tức Dụp (huyện Tri Tôn), Đền thờ thần Nguyễn 
Trung Trực... Các hoạt động du lịch chủ yếu là 
tham quan, tìm hiểu về lịch sử - văn hóa, hướng về 
cội nguồn và các hoạt động về tưởng niệm về chiến 
sĩ cách mạng đã hi sinh trong chiến trường xưa. 
Ngoài ra, các chương trình lễ hội tại các điểm di 
tích lịch sử - văn hóa cũng thu hút khách du lịch, 
các yếu tố “thiêng” trong các chương trình lễ hội 
địa phương cũng là nhấn trong các sản phẩm du lịch 
địa phương, trong đó có du lịch tâm linh. 
Tất cả điều này là lợi thế để An Giang phát triển 
ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tuy 
nhiên bên cạnh sản phẩm du lịch tâm linh, tín 
ngưỡng, An Giang cũng còn thiếu những khu vui 
chơi, giải trí kết hợp có thể làm hài lòng du khách 
và giữ chân khách du lịch lưu trú lại. Vì vậy hiệu 
quả doanh thu xã hội không nhiều bởi du khách đến 
An Giang chủ yếu thăm viếng, tham quan, vãn cảnh 
trong ngày. Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc 
biệt là nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, cở sở vật 
chất - kĩ thuật sẽ là điều kiện để địa phương nâng 
cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch. Bên cạnh 
đó, các hoạt động du lịch tâm linh tại địa phương 
còn thiếu sự quản lý chặt chẽ về quản lý, các hoạt 
động mê tín dị đoan, chèo kéo du khách vẫn còn 
diễn ra tại một số điểm du lịch, đặc biệt là ở cụm di 
tích Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thọai Ngọc Hầu - 
Chùa Tây An. Các hoạt động du lịch vào mùa cao 
điểm vẫn còn diễn ra tự phát, chưa có sự quản lý tốt 
của cơ quan chính quyền, làm mất đi hình ảnh du 
lịch của địa phương. Trong thời gian sắp tới, địa 
phương cần có những định hướng để khai thác tốt 
hoạt động du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói 
riêng. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 
 Trang 111 
3. Định hướng phát triển du lịch tâm linh tại 
tỉnh An Giang 
Theo Quyết định số 2088/QĐ-UBND của Uỷ 
ban Nhân dân tỉnh An Giang về kế hoạch phát triển 
lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh có nhấn 
mạnh vào việc phát triển các sản phẩm du lịch văn 
hóa - tín ngưỡng, di tích lịch sử - tôn giáo, đây là 
một trong những định hướng lớn phát triển ngành 
du lịch của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay du lịch 
tâm linh An Giang là mới chỉ dừng lại ở việc hành 
hương, chiêm bái, tham quan các điểm đến gắn với 
yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, mà chưa tạo được 
những trải nghiệm văn hóa thật sự, chưa mang lại 
sự thỏa mãn về mặt tinh thần cho du khách. Do đó, 
sản phẩm du lịch tâm linh còn thiếu hấp dẫn, chưa 
có điểm nhấn riêng. 
Theo thống kê, lượng khách tới thăm các điểm 
di tích tâm linh ở địa phương hằng năm tương đối 
ổn định, song đa phần chỉ diễn ra vào thời điểm lễ 
hội, tức là do sức hút của mùa lễ hội, chứ không 
phải do kích cầu du lịch. Chính tính mùa vụ của 
hoạt động du lịch tâm linh thời gian qua dẫn đến 
tình trạng quá tải, “cầu” vượt “cung” kéo theo nhiều 
hệ lụy, như các nhu cầu của khách không được thỏa 
mãn đầy đủ, chất lượng dịch vụ du lịch không 
tương ứng, trong khi giá cả dịch vụ bị lợi dụng đẩy 
cao. Bên cạnh đó là những tác động xấu tới môi 
trường du lịch, vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh cho 
du khách. Vì vậy, cần có sự thay đổi, nâng cao về 
mặt nhận thức, tư duy trong việc khai thác các tiềm 
năng về du lịch tâm linh hiện nay tại địa phương, 
trong đó chú trọng đến việc khai thác toàn diện các 
tiềm năng hiện có, không đơn thuần dừng lại ở việc 
khai thác những mặt nổi; đồng thời không chỉ tập 
trung khai thác vào một thời điểm hay mùa vụ nhất 
định mà có thể nghiên cứu khai thác quanh năm. 
Phát triển du lịch tâm linh là phát triển một lĩnh 
vực tổng hợp, đòi hỏi sự tham gia góp sức của 
nhiều bên, bao gồm cả sự đầu tư của Nhà nước, 
chính quyền địa phương, các đơn vị lữ hành và 
người làm du lịch tại các điểm tâm linh. Để nâng 
cao chất lượng dịch vụ du lịch, địa phương cần có 
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà 
đầu tư cùng tham gia phát triển du lịch tâm linh, 
thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các doanh 
nghiệp, giữa các địa phương, và giữa địa phương 
với doanh nghiệp. bên cạnh đó, chính quyền địa 
phương cần nâng cao nhận thức, tính chuyên nghiệp 
của đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên và 
những người tham gia vào quá trình cung cấp dịch 
vụ du lịch trên cơ sở gắn kết sự phát triển du lịch 
với lợi ích cộng đồng, chú trọng vào việc khai thác 
các hoạt động du lịch tâm linh mang tính cộng 
đồng, từ đó giúp du khách có những trải nghiệm 
mới nhất là trong việc khám phá nội tâm tinh thần 
của bản thân. Ngoài ra, cần tăng cường công tác 
quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn các di 
tích văn hóa - tín ngưỡng, nhất là tại các cơ sở gắn 
với các điểm tham quan, du lịch. Chính quyền địa 
phương cần thắt chặt công tác quản lý, nâng cao 
công tác tuyên truyền và đẩy mạnh hoạt động quảng 
bá hình ảnh du lịch, sản phẩm du lịch địa phương. 
Chính quyền địa phương cần thành lập trung tâm 
nghiên cứu du lịch tâm linh. Hoạt động của trung 
tâm nhằm góp phần xây dựng xây dựng các sản 
phẩm du lịch tâm linh, định hướng thị trường 
khách, quảng bá và tiếp thị hình ảnh du lịch địa 
phương, đặc biệt là du lịch tâm linh. 
Để du lịch tâm linh phát triển đúng hướng, 
mang lại những giá trị truyền thống, tinh thần, giá 
trị văn hoá lịch sử, bên cạnh việc bảo tồn và gìn giữ 
các giá trị cảnh quan, An Giang cần tích cực xây 
dựng những chương trình, tuyến du lịch hợp lý, đầu 
tư vào các khu du lịch tâm linh để tạo ra sự đồng 
bộ, cải thiện hạ tầng giao thông dẫn vào các khu di 
tích... Du lịch văn hoá tâm linh đang hướng tới sự 
phát triển bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng 
chung của ngành du lịch cũng như đóng góp vào 
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là 
một trong những loại hình du lịch có thế mạnh của 
du lịch An Giang. 
Kết luận 
Khai thác những giá trị văn hóa tâm linh vào 
hoạt động du lịch đang là xu thế phát triển du lịch 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 
Trang 112 
của nhiều địa phương, đặc biệt là tỉnh An Giang, 
nơi có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du 
lịch này. Việc khai thác các hoạt động du lịch tâm 
linh tại địa phương đã mang lại nhiều hiệu quả kinh 
tế - xã hội, tuy nhiên qua quá trình hoạt động cũng 
bộc lộ nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến việc bảo 
tồn và phát huy các giá trị văn hóa - tín ngưỡng tại 
địa phương, đặc biệt là công tác tổ chức và quản lý 
hoạt động du lịch. Trong thời gian sắp tới, địa 
phương cần chú trọng đến việc định hướng phát 
triển, nâng cao hiệu quả phát triển hoạt động du lịch 
văn hóa tâm linh, góp phần cải thiện văn hóa - xã 
hội địa phương. 
Developing spiritual tourism 
in An Giang province 
 Nguyen Van Thanh 
 Nguyen Quang Vu 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
Spiritual Tourism is a new development 
trend of tourism in many countries nowadays. 
Developing spiritual tourism not only brings 
socio-economic efficiency, creates jobs, 
improves literacy levels but also preserves and 
promotes many cultural-belief values of local 
community. An Giang, known as one of the 
most interesting destinations of MeKong Delta, 
has many beautiful scenes, historical 
monuments, especially many religious places. 
Therefore, this is the key to take advantage of 
tourism resources in An Giang. However, 
developing spiritual tourism here is not as well 
as its own potential. In this paper, we want to 
list some problems that local community has to 
deal with; then, giving some tips for the 
development of An Giang’s spiritual tourism. 
Keywords: tourism, spiritual tourism 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đinh Thị Dung (2014), Lễ hội Việt Nam từ 
góc nhìn thích ứng và hội nhập văn hóa, Tạp 
chí Văn hóa Nghệ thuật số 12. 
[2]. Nguyễn Xuân Hồng (2014), Sức mạnh cộng 
đồng trong bảo tồn di tích tín ngưỡng làng 
Việt, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 09. 
[3]. Nguyễn Văn Đáng (2010), Du lịch Việt Nam 
vùng tâm linh chưa được đánh thức, Tạp chí 
nghiên cứu tài chính – Marketing số 01. 
[4]. Hồ Thị Đào (2015), Tạo sức hút cho du lịch lễ 
hội An Giang, Tạp chí Du lịch số 3, Tr 28- 29. 
[5]. Nguyễn Duy Hinh(2007), Tâm linh Việt Nam, 
NXB Từ điển bách khoa 
[6]. Trần Thị Hồng Anh (2014), Du lịch tâm linh 
và lễ hội văn hóa Việt Nam thời kì toàn cầu 
hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 07. 
[7]. Nguyễn Trọng Nhân, Cao Mỹ Khanh (2014), 
Đánh giá của du khách đối với những điều 
kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh 
An Giang, Tạp chí Khoa học trường Đại học 
Cần Thơ, Số 32. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_loai_hinh_du_lich_tam_linh_tai_tinh_an_giang.pdf