Phát triển du lịch văn hoá Sơn La qua lễ hội mùa xuân, thực trạng và giải pháp

ơn La được biết đến là vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc về

ẩm thực, phong tục tập quán, các di tích lịch sử văn hoá, trong đó lễ hội là một thành tố quan

trọng cấu thành nên đặc trưng văn hoá các tộc người. Lễ hội đã trở thành một phần không thể

thiếu, là món ăn tinh thần có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của đồng bào các dân tộc nơi

đây. Bởi vậy, nghiên cứu và giới thiệu về một số lễ hội mùa xuân tiêu biểu ở Sơn La có ý

nghĩa thiết thực nhằm phát hiện những nét đặc trưng, riêng biệt của các dân tộc Sơn La; góp

phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp đó; đồng thời góp phần quảng bá cho các lễ

hội nhằm thu hút khách du lịch đến với Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung ngày

càng nhiều hơn.

pdf 12 trang kimcuc 7960
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch văn hoá Sơn La qua lễ hội mùa xuân, thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch văn hoá Sơn La qua lễ hội mùa xuân, thực trạng và giải pháp

Phát triển du lịch văn hoá Sơn La qua lễ hội mùa xuân, thực trạng và giải pháp
120 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 120 - 131 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ SƠN LA QUA LỄ HỘI MÙA XUÂN, 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
 Nguyễn Thị Huyền, An Thị Hồng Hoa 
 Trung tâm Nghiên cứu văn hoá các dân tộc Tây Bắc, Trường Đại học Tây Bắc 
Tóm tắt: Bài báo đề cập đến phát triển du lịch văn hóa thông qua một số lễ hội mùa xuân của dân tộc 
Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La: Lễ hội đền Nàng Han và đua thuyền truyền thống trên sông Đà huyện Quỳnh 
Nhai, lễ hội đền vua Lê Thái Tông, lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La, lễ hội Hết Chá tại Mộc Châu. Bài báo 
cũng phân tích thực trạng lễ hội hiện nay và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn 
tỉnh Sơn La. 
Từ khoá: du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống, các dân tộc Sơn La 
1. Mở đầu 
 Sơn La được biết đến là vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc về 
ẩm thực, phong tục tập quán, các di tích lịch sử văn hoá, trong đó lễ hội là một thành tố quan 
trọng cấu thành nên đặc trưng văn hoá các tộc người. Lễ hội đã trở thành một phần không thể 
thiếu, là món ăn tinh thần có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của đồng bào các dân tộc nơi 
đây. Bởi vậy, nghiên cứu và giới thiệu về một số lễ hội mùa xuân tiêu biểu ở Sơn La có ý 
nghĩa thiết thực nhằm phát hiện những nét đặc trưng, riêng biệt của các dân tộc Sơn La; góp 
phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp đó; đồng thời góp phần quảng bá cho các lễ 
hội nhằm thu hút khách du lịch đến với Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung ngày 
càng nhiều hơn. 
2. Nội dung 
2.1. Lễ hội và du lịch văn hoá 
2.1.1. Du lịch văn hoá 
Hiện nay, du lịch có rất nhiều hình thức như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du 
lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục, du lịch chữa bệnh trong đó du lịch văn hóa được xác định 
là loại hình phù hợp với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong 
đó có Việt Nam. Du lịch văn hóa được hiểu là “hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa 
dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền 
thống” [3]. Du lịch văn hóa có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 
thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển; đồng thời mang lại nguồn lợi lớn cho cư dân, góp 
phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương; cùng với đó, du lịch văn hóa còn 
nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, quảng bá hình ảnh tươi 
đẹp của quê hương đất nước đến với du khách từ khắp mọi nơi. 
Với loại hình du lịch văn hóa, “tiềm năng phát triển chủ yếu dựa vào những sản phẩm 
văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo ra 
sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới” [3]. Như vậy, để phát 
Ngày nhận bài: 16/9/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016 
Liên lạc: Nguyễn Thị Huyền, e - mail: Nguyenhuyenth1990@gmail.com 
121 
triển được loại hình du lịch này yếu tố chính là phải dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa 
dạng trong bản sắc văn hoá tộc người, trong đó lễ hội – nơi kết tinh các giá trị văn hoá, tinh 
thần từ ngàn xưa để lại của mỗi tộc người trở thành thành tố quan trọng nhất. 
2.1.2. Lễ hội 
Lễ hội có thể hiểu là“hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân 
cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại một sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử 
hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người với 
thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội” [3]. Lễ hội thường gồm 2 phần, phần lễ và 
phần hội. “Lễ là những nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa 
nào đó” [2], “Hội là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc 
nhân dịp đặc biệt” [2]. Như vậy có thể thấy, “lễ” và “hội” là hai yếu tố có “mối quan hệ 
tương hỗ tồn tại trong sự thống nhất” [1]. Trong một cuộc lễ với quy mô từ cấp làng bản trở 
lên bao giờ cũng phải có “phần hội”, đồng thời không có hội nào không kèm theo lễ. Lễ và 
hội luôn quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, cùng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Vì thế, 
có người gọi là “lễ hội” nhưng cũng có người gọi là “hội lễ” tuỳ thuộc vào từng loại lễ hội 
mà nhấn mạnh mặt này hay mặt kia. 
Trong thực tế, xã hội ngày càng phát triển, lễ hội càng đóng vai trò quan trọng trong 
đời sống văn hoá của cộng đồng, nhất là đối với khu vực miền núi nơi có đông thành phần 
dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi cộng đồng, mỗi tộc người đều có những lễ hội khác nhau về 
nội dung, phương thức, cách thức thể hiện song nét chung của các lễ hội đều nhằm thoả mãn 
các nhu cầu về đời sống văn hoá tinh thần không chỉ đối với bản thân các dân tộc khởi thuỷ 
của lễ hội mà còn có ý nghĩa đối với cả cộng đồng. Tham dự lễ hội, du khách sẽ cảm nhận 
được các sắc thái văn hoá khác nhau của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. 
2.2. Một số lễ hội mùa xuân tiêu biểu của người Thái tỉnh Sơn La 
 Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, hiện có 12 dân tộc sinh 
sống gồm Mông, Dao, Thái, Mường, Kinh, Kháng, Tày, Hoa, Lào, Xinh mun, Khơ mú, La ha. 
Trong đó cộng đồng người Thái chiếm khoảng 54% dân số toàn tỉnh. Bên cạnh những điểm 
nổi bật, làm nên nét riêng của văn hoá Sơn La như ẩm thực, nhà cửa, trang phục truyền 
thống lễ hội đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng của đồng bào nơi đây. Lễ hội của đồng 
bào các dân tộc Sơn La rất đa dạng. Lễ hội thể hiện rõ nét nhất đặc trưng văn hoá của từng tộc 
người. Chẳng hạn với người Mông, các lễ hội hầu hết đều mang tính chất gia đình, dòng họ. 
Với người Thái, lễ hội thường mang tính chất cộng đồng, rộng khắp Là tộc người chiếm đa 
số cùng với lịch sử cư trú lâu đời ở vùng đất này, văn hoá của cộng đồng người Thái đã trở 
thành nền văn hoá chủ đạo, có tính chất bao trùm không chỉ đối với địa bàn Sơn La mà còn 
trải dài khắp miền Tây Bắc. Dưới ảnh hưởng của quá trình giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hoá 
Thái dù ít hay nhiều đã có những tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào đời sống văn hoá của 
các tộc người khác trong khu vực như người Kháng, người Tày, thậm chí người Kinh khi họ 
di cư đến vùng đất này. Chính vì thế, trong bài báo này, chúng tôi tập trung giới thiệu về một 
số lễ hội mùa xuân nổi bật của người Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La, qua đó phân tích về thực 
trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hoá của tỉnh nhà. 
122 
2.2.1. Lễ hội đền Nàng Han và đua thuyền truyền thống trên sông Đà huyện Quỳnh Nhai 
 Quỳnh Nhai là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn La, cách trung tâm tỉnh 
lỵ khoảng 60 km dọc tuyến quốc lộ 279 theo hướng đông bắc đi Than Uyên (Lai Châu). Từ 
lâu, vùng đất Quỳnh Nhai đã được biết đến với nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như lễ Gội 
đầu, lễ Kin pang then (ăn mừng mệnh trời), tết Xíp xí (tết 14 tháng 7 âm lịch) trong đó, lễ 
hội đền Nàng Han và đua thuyền truyền thống trên sông Đà là lễ hội văn hoá tiêu biểu nhất 
trong năm. Thực chất, ban đầu đây chỉ là lễ hội của người Thái trắng được tổ chức với quy 
mô nhỏ trong các bản làng. Vì cuộc sống của cư dân nơi đây phần lớn gắn liền với dòng sông 
Đà, vì thế sông nước có mối quan hệ mật thiết với đời sống người dân. Bà con nơi đây quan 
niệm rằng, những ai giỏi chèo thuyền là những người có khả năng chinh phục sông nước và 
thuận lợi trong làm ăn. Bởi vậy, ngay từ rất sớm các cuộc đua thuyền với quy mô nhỏ đã dần 
xuất hiện. Từ năm 2011, sau khi được tỉnh Sơn La lựa chọn, nghiên cứu phục dựng, lễ hội đền 
Nàng Han và đua thuyền trên sông Đà đã trở thành lễ hội thường niên, là ngày hội lớn của 
toàn thể các dân tộc trong huyện. 
Đền Nàng Han hiện toạ lạc trên khu vực đồi Pú Nghịu xã Mường Giàng, cách trung 
tâm huyện Quỳnh Nhai khoảng 2 km và cách địa điểm tổ chức hội đua thuyền truyền thống 
tại khu vực chân cầu Pá Uôn xã Chiềng Ơn khoảng 3 km. Từ lâu, đền thờ Nàng Han đã được 
biết đến là một di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng của vùng đất Quỳnh Nhai. Ngôi đền là nơi 
ghi dấu chiến công oanh liệt của vị nữ tướng Nàng Han đã có công lãnh đạo nhân dân 16 châu 
Thái đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại bình yên cho xứ sở, bản 
mường. Truyền thuyết về Nàng Han như một bản anh hùng ca ăn sâu vào đời sống tín ngưỡng 
của đồng bào Thái nói riêng và đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc nói chung. Câu chuyện đó 
được lưu truyền qua các thế hệ và trở thành một mạch nguồn xuyên suốt nối liền quá khứ, 
hiện tại và tương lai. Nàng Han đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng, bất tử về chủ nghĩa 
anh hùng và lòng tự tôn dân tộc. 
Lễ hội Nàng Han và đua thuyền truyền thống trên sông Đà thường được tổ chức vào 
ngày 10 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội là dịp để cộng đồng người Thái nói riêng và cộng 
đồng các dân tộc huyện Quỳnh Nhai nói chung tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối 
với công lao của Nàng Han và các vị tiền bối đã có công trong việc bảo vệ bản mường, quê 
hương trong quá khứ. Qua đó góp phần tăng cường, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương 
bản mường, luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh để bảo vệ sự bình yên cho quê hương của mỗi 
cá nhân, đặc biệt là lớp thế hệ trẻ hôm nay. Lễ hội Nàng Han đáp ứng nhu cầu về mặt tín 
ngưỡng tâm linh của đồng bào Quỳnh Nhai - cầu mong sự chở che, phù hộ của các vị thần 
linh cho năm mới được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, nhân dân có cuộc sống no ấm, 
hạnh phúc. Hội đua thuyền truyền thống trên sông Đà là dịp để đồng bào vui chơi, giao lưu và 
cũng là hình thức để gìn giữ và phát triển các giá trị văn hoá mà cha ông đã để lại từ ngàn 
xưa. Vì vậy, lễ hội hàng năm vẫn thu hút được sự quan tâm của hàng nghìn khách du lịch và 
nhân dân địa phương. 
123 
2.2.2. Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông và lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La 
Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông và lễ hội Mùa hoa ban là hai lễ hội lớn, lần đầu tiên 
được UBND thành phố Sơn La tổ chức với quy mô cấp thành phố vào năm 2015. Đây là “lễ 
hội kép” được tổ chức song song nhau trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến hết ngày 17 
tháng Giêng với mục tiêu vừa đảm bảo trang trọng về phần lễ được tổ chức tại khu vực đền 
thờ vua Lê Thái Tông, vừa tạo nên không khí vui tươi phấn khởi cho bà con nhân dân trong 
ngày hội với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống được tổ 
chức tại lễ hội Mùa hoa Ban. 
Lễ hội đền thờ vua Lê Thái Tông được tổ chức tại khu di tích lịch sử - văn hoá đền thờ 
vua Lê Thái Tông và văn bia Quế Lâm ngự chế. Khu di tích nằm phía bên trái (hướng đi 
huyện Mường La), cách trục đường Lò Văn Giá khoảng 500 m, thuộc địa bàn tổ 3, phường 
Chiềng Lề, thành phố Sơn La. 
Đền thờ vua Lê Thái Tông và văn bia Quế Lâm ngự chế là khu di tích nổi tiếng, có giá 
trị lịch sử thiêng liêng của thành phố Sơn La. Nơi đây minh chứng cho một thời kì hào hùng, 
oanh liệt của vị minh quân Lê Thái Tông, khi ông lần đầu tiên thân chinh đưa quân lên miền 
biên giới của Tổ quốc dẹp loạn quân phản nghịch Thượng Nghiễm ở châu Mường Muổi (nay 
là Thuận Châu - Sơn La) năm 1440. Sau chiến thắng, trên đường trở về Thăng Long, vua 
cùng quân sĩ đã dừng chân nghỉ tại Động La (người dân địa phương còn gọi bằng một tên gọi 
khác là Thẳm Báo Ké – hang Báo Ké). Trước khung cảnh non sông hùng vĩ, với tầm nhìn 
chiến lược cùng tâm hồn thi sĩ của một vị vua yêu nước, ông đã cho quân sĩ khắc lên vách núi 
bài thơ gồm 56 chữ Hán, làm với thể thất ngôn bát cú Đường luật với tựa đề “Quế Lâm ngự 
chế” (Nơi vua Quế Lâm ngự chế). Bởi thế, khu đền thờ vua Lê Thái Tông còn được nhiều 
người biết đến với cái tên Đền Quế Lâm ngự chế. Di tích văn bia Quế Lâm ngự chế được phát 
hiện năm 1965 và được Bộ Văn hoá Thông tin xếp bằng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia 
ngày 5/2/1994. Ngày nay khi có dịp đến thăm khu đền, chúng ta vẫn sẽ được chiêm ngưỡng 
bút tích của bài thơ trên vách đá cao thẳng đứng với những nét khắc còn khá rõ ràng. Từ di 
tích văn bia đi xuống, rẽ theo hướng bên phải khoảng 200 m, chúng ta sẽ đến được khu đền 
thờ vua Lê Thái Tông. Khu đền này được được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 2001 và 
khánh thành vào ngày 22/1/2003 với diện tích 800 m2 theo hướng nam chếch đông và được 
xây theo lối kiến trúc của những ngôi đền cổ Việt Nam gồm các hạng mục: cổng tam quan, 
sân đền, nhà tả hữu mạc, toà đại bái và hậu cung. 
Đối với bà con nhân dân thành phố Sơn La nói riêng và toàn thể cộng đồng các dân 
tộc tỉnh Sơn La nói chung, từ lâu khu di tích đền thờ vua Lê Thái Tông đã trở thành điểm văn 
hoá tâm linh thiêng liêng. Theo lệ, cứ đến ngày rằm, mùng 1 hay dịp lễ tết, các chư hội, tăng 
ni phật tử cùng đông đảo bà con nhân dân lại tụ hội về đây, dâng nén hương thơm cầu bình an 
may mắn hay đơn giản chỉ là vãn cảnh đền để mỗi người có thời gian tĩnh tâm, cân bằng lại 
cuộc sống sau những bộn bề lo toan thường ngày. 
Chính vì vậy, tổ chức lễ hội đền Lê Thái Tông là việc làm thiết thực và có ý nghĩa xã 
hội to lớn: Lễ hội nhằm tôn vinh công lao của vua Lê Thái Tông, các tướng sĩ và nhân dân có 
công trong lịch sử dựng nước và giữ nước nói chung, bảo vệ biên giới miền Tây Bắc nói 
124 
riêng. Lễ hội chính là dịp để ôn lại truyền thống cách mạng cho nhân dân các dân tộc thành 
phố Sơn La, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và kế 
thừa sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, lễ hội góp phần thiết thực phục vụ nhu cầu 
hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần, đời sống tâm linh của nhân dân các dân tộc trong và 
ngoài tỉnh. Tạo ra các hoạt động văn hoá, thể thao sôi nổi lành mạnh, phát huy tinh thần đoàn 
kết, sáng tạo của nhân dân. 
Với mục tiêu như vậy nên lễ hội đền Lê Thái Tông và lễ hội Mùa hoa Ban không tổ 
chức rườm rà về phần lễ mà phần lớn chú trọng vào phần hội với các trò chơi dân gian phong 
phú. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động văn hoá dân gian được tổ chức đã thu hút 
sự quan tâm và nhiệt tình tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Chương trình ca múa 
nhạc luôn là những tiết mục mở màn của lễ hội, bên cạnh đó còn nhiều hoạt động khác như 
trưng bày sinh vật cảnh, thi ẩm thực, thi xoè, thi đấu các môn thể thao và trò chơi dân gian 
truyền thống như kéo co, đi cà kheo, tó má lẹ, tung còn, thi bắt cá, chọi gà, chọi chim Đây 
đều là những hoạt động hết sức quen thuộc, gắn liền với đời sống văn hoá thường ngày của 
đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Bởi vậy, lễ hội không chỉ nhằm gìn giữ và phát huy các nét 
đẹp văn hoá truyền thống vốn có của đồng bào nơi đây mà còn góp phần tăng cường tình đoàn 
kết trong cộng đồng các dân tộc. Đồng thời, qua các hoạt động này, du khách tham dự lễ hội 
cũng phần nào có thể thấy được các nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc 
Sơn La. 
2.2.3. Lễ hội Hết chá của người Thái trắng xã Đông Sang huyện Mộc Châu 
 Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp bậc nhất khu vực miền núi phía bắc, 
với khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như 
hang Dơi, thác Dải Yếm, khu hồ sinh thái và rừng thông bản Áng (xã Đông Sang), đồi chè, 
hàng năm đón hàng triệu lượt khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng. Mộc Châu hiện có 12 dân 
tộc anh em cùng sinh sống, trong đó cộng đồng người Thái chiếm số lượng khoảng 1/3 dân số 
toàn huyện. Đến với Mộc Châu, du khách không chỉ được thưởng thức những cảnh quan thiên 
nhiên đẹp, ẩm thực phong p ... i 
127 
chơi giải trí, thể dục thể thao phục vụ khách du lịch gần như không có. Du khách khi muốn 
tham dự lễ hội đều phải tự túc về nơi ăn chốn ở. 
Hệ thống giao thông còn khó khăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển của 
ngành du lịch trong tỉnh. Mặc dù Sơn La có rất nhiều lễ hội đặc sắc như hội Chọi trâu (bản 
Tong Tải xã Nà Bó huyện Mai Sơn), lễ hội Mợi của người Mường (xã Quang Huy huyện Phù 
Yên), lễ hội Mừng cơm mới (xã Ngọc Chiến huyện Mường La), song do đường sá đi lại 
khó khăn, hệ thống đường giao thông đã bị xuống cấp trầm trọng từ nhiều năm nay, đường 
nhiều ổ voi, ổ gà, vào những đợt thời tiết xấu (mưa gió, bão lũ, tố lốc) còn có thể bị sụt lở 
đất đá gây nhiều nguy hiểm trong việc đi lại. Chính vì thế, phần lớn lễ hội của các dân tộc 
thiểu số miền núi vẫn chưa thu hút được lượng khách từ nơi xa đến. 
Phương tiện vận chuyển khách du lịch cũng còn nhiều hạn chế. Do chưa được quan 
tâm, đầu tư để hướng hoạt động lễ hội vào mục đích phát triển du lịch nên chưa có hệ thống 
xe vận chuyển khách riêng biệt như các khu du lịch khác trong nước. Thậm chí, hệ thống xe 
khách, xe buýt di chuyển qua các địa điểm tổ chức lễ hội cũng không được đầu tư đồng bộ. 
Hiện nay, khách tham quan, du lịch muốn đến được các lễ hội, phần lớn đều phải tự chủ động 
về phương tiện đi lại (chủ yếu là xe máy). 
2.3.4. Các sản phẩm du lịch 
Đối với các lễ hội lớn trên phạm vi cả nước, ở đó các sản phẩm về du lịch thường 
được tập trung đầu tư như đồ lưu niệm, các sản phẩm thủ công truyền thống, ẩm thực đặc 
trưng của các dân tộc, các vùng miền mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân cũng như 
chính quyền địa phương nơi đó. Đồng thời cũng chính các sản phẩm du lịch sẽ góp phần nâng 
cao thương hiệu và quảng bá rộng rãi lễ hội đến với nhân dân khắp mọi miền. Tuy nhiên, trên 
địa bàn Sơn La, ở hầu hết các lễ hội vấn đề đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ các sản 
phẩm du lịch vẫn chưa được thực hiện. Du khách khi đến với lễ hội nào đó muốn mua một 
món quà lưu niệm cũng không hề đơn giản. 
2.3.5. Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch và và nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực du lịch 
Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch còn nhiều hạn chế, chưa quảng bá rộng rãi 
về vùng đất, con người, các lễ hội của các dân tộc trong tỉnh để thu hút khách du lịch. Hầu hết 
các lễ hội chỉ được tiến hành thông báo mang tính chất nội bộ. Độ phủ sóng của công tác 
tuyên truyền, quảng bá cho lễ hội chưa thực sự cao. Hình thức quảng bá chưa thực sự phong 
phú để tất cả mọi người có thể nắm bắt được thông tin về các lễ hội như thời gian, địa điểm tổ 
chức lễ hội, các hoạt động chính của lễ hội là gì.... 
Bên cạnh đó, do hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh còn sơ khai nên đội ngũ lao động 
trong ngành này còn nhỏ, lực lượng lao động có chuyên môn cao chưa nhiều. Tại các điểm di 
tích, đặc biệt là các lễ hội văn hóa chưa có đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên để phục 
vụ khách, hoặc nếu có cũng chỉ là hệ thống rất mỏng. Ví dụ, trên địa bàn thành phố Sơn La, 
mặc dù có khá nhiều các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội song hầu hết đều được thực hiện một 
cách tự phát, không có đội ngũ hướng dẫn viên thuyết minh chỉ dẫn cụ thể, bởi vậy ngay 
128 
chính bản thân người dân địa phương cũng không hiểu được các giá trị chứa đựng trong 
những hoạt động văn hóa đó. 
2.3.6. Sự thay đổi nhận thức đối với các giá trị văn hoá truyền thống 
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa, 
nhiều lễ hội truyền thống của cộng đồng đang dần bị mai một, các yếu tố văn hóa ngoại lai 
đang dần thay thế các giá trị văn hóa truyền thống xưa kia bởi sự a dua học đòi, thiếu chọn lọc 
từ một bộ phận thế hệ trẻ. Do đó, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội cần được 
tăng cường hơn nữa. Trong những năm gần đây tỉnh Sơn La đã sưu tầm, nghiên cứu, phục 
dựng được một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc trong tỉnh như: lễ hội Xên bản 
xên mường của dân tộc Thái ở Sông Mã; lễ hội Xên lẩu nó của dân tộc Thái ở Thuận Châu; lễ 
hội “Cầu mùa” của dân tộc Khơ Mú ở Yên Châu; lễ hội “Pang a nụ ban” của dân tộc La Ha ở 
Mường La; lễ Lập tịnh của dân tộc Dao ở Mộc Châu; lễ hội Mợi của dân tộc Mường Phù 
Yên; lễ hội Tết Thanh Minh của dân tộc Dao Bắc Yên; lễ hội Đua thuyền các xã dọc sông Đà 
ở Bắc Yên, Quỳnh Nhai; lễ hội Tu su của dân tộc Mông ở Bắc Yên, Yên Châu Tuy nhiên, 
số lượng các lễ hội được chọn lựa và phục dựng vẫn còn quá ít so với kho tàng lễ hội khổng 
lồ hiện vẫn đang được đồng bào các dân tộc bảo lưu. 
2.3.7. Việc lợi dụng lễ hội tổ chức các hoạt động phi pháp, gây ảnh hưởng đến đời sống 
văn hoá văn minh của cộng đồng 
Việc tổ chức lễ hội nhằm tạo điều kiện vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu về văn hóa 
tinh thần cho nhân dân, song vẫn có một số đối tượng lợi dụng việc này để truyền bá những tư 
tưởng mê tín dị đoan, tụ tập uống rượu, đánh bạc, cá độ gây mất đoàn kết trong gia đình và 
trong cộng đồng làng bản. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa của xã hội. 
2.4. Giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện 
nay 
2.4.1. Ban hành hệ thống chính sách phát triển phù hợp 
 Trước hết để phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng, về phía 
các sở ban ngành, các cơ quan chức năng trong tỉnh cần phải có sự nhất quán trong công tác 
ban hành các chủ trương, chính sách, có đường hướng chỉ đạo, điều hành thực hiện cụ thể, 
tránh tình trạng mỗi cơ quan, mỗi địa phương làm một kiểu từ đó gây nên khó khăn và lãng 
phí về tiền của khi tổ chức các lễ hội mà không thu được hiệu quả như kế hoạch đề ra. Ngoài 
ra, các cơ quan ban ngành, đặc biệt là Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Sơn La cần có 
những chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn nhằm đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, đặc 
biệt là loại hình du lịch văn hóa. 
 Thứ hai, hiện nay phần lớn các lễ hội chỉ tổ chức trong thời gian ngắn và cách xa nhau 
nên lượng du khách ở các tỉnh xa đến với Sơn La còn rất ít. Chính vì thế, các cơ quan chức 
năng của tỉnh cần nghiên cứu và có phương án tổ chức các lễ hội sao cho thích hợp để du 
khách có thể thực hiện được các chuyến đi dài ngày và tham dự được nhiều lễ hội, tham quan 
được nhiều di tích khác nhau. Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư cho tài nguyên du lịch văn hóa, 
như: tu bổ các di tích lịch sử văn hóa, khảo sát và phục dựng thêm các lễ hội văn hóa truyền 
thống độc đáo của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. 
129 
2.4.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 
Ngành du lịch tỉnh Sơn La hiện vẫn đang trong giai đoạn “manh nha”, vì thế muốn 
thu hút khách du lịch cần phải tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật 
chất kĩ thuật. Hệ thống đường sá cần được đầu tư sửa chữa, xây mới đảm bảo cho việc đi lại 
của du khách khi đến với lễ hội được thuận lợi và dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, cần nâng cấp hệ 
thống nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn vốn có cả về quy mô và chất lượng phục vụ, đầu tư thêm 
các khách sạn cao cấp nhằm phục vụ khách hạng sang trong và ngoài nước. Đầu tư và đảm 
bảo cho hệ thống đường điện chiếu sáng và thông tin liên lạc được thông suốt tại các điểm du 
lịch. Mở thêm các cửa hàng bán đồ lưu niệm, các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng 
bào các dân tộc như đồ mây tre đan, đồ trang sức bằng bạc, sản phẩm thổ cẩm 
2.4.3. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch 
 Sản phẩm du lịch là tổng thể các dịch vụ, hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của 
du khách. Như vậy, sản phẩm du lịch thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như dịch vụ lưu 
trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, đồ lưu niệm Sản phẩm du lịch có đóng góp 
quan trọng trong việc thu hút khách du lịch và kích thích khả năng chi tiêu của du khách từ đó 
tăng doanh thu của ngành du lịch. Văn hoá các tộc người Sơn La rất đa dạng bởi vậy cần tùy 
thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương để chúng ta có hướng đầu tư phát triển các 
sản phẩm du lịch phù hợp, chẳng hạn như: 
 Đối với dịch vụ lưu trú: bên cạnh hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, việc tổ chức mô hình 
lưu trú tại nhà dân, ở nhà sàn cùng đồng bào cũng cần được thực hiện nhằm tạo nên sự thích 
thú, khơi gợi cảm giác muốn trải nghiệm của du khách. 
 Đối với dịch vụ ăn uống: đồng bào các dân tộc Sơn La có nhiều nét ẩm thực độc đáo, 
mang đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Bởi vậy tại các điểm du lịch văn hoá, đồng bào có thể 
mở các cửa hàng ăn uống chuyên phục vụ các món ăn dân tộc đặc trưng như các món nướng 
(cá nướng, gà nướng), cơm lam, rượu cần của dân tộc Thái, món thắng cố của dân tộc 
Mông 
 Đối với dịch vụ giải trí: cần tổ chức nhiều hơn các trò chơi dân gian mang đặc trưng 
của đồng bào các dân tộc như tung còn, tó má lẹ, bắn nỏ trong đó cần đặc biệt chú ý tạo 
điều kiện để du khách có thể cùng tham gia và trải nghiệm các trò chơi đó. Sự tham gia giữa 
du khách và người dân địa phương chính là hình thức quảng bá văn hoá thiết thực và hiệu quả 
nhất, góp phần gìn giữ và phát triển văn hoá của các dân tộc thiểu số trong tỉnh. 
 Đối với dịch vụ sản xuất đồ lưu niệm: Cần khôi phục lại các làng nghề thủ công truyền 
thống, hình thành các cơ sở chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng quà lưu niệm. Đó có 
thể là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, trang phục truyền thống, đồ thổ cẩm, 
khăn Piêu nhằm kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách, từ đó mang lại nguồn lợi cho 
chính người dân địa phương để cải thiện cuộc sống. 
2.4.4. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch. 
 Du lịch là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế. Vì thế, việc đào tạo nguồn nhân 
lực có chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho ngành du lịch là việc làm cần thiết và có ý nghĩa 
thiết thực. Trước mắt phải có sự sàng lọc, phân công cụ thể lực lượng chuyên môn phục vụ 
130 
trong ngành du lịch; đồng thời cần phải tiến hành đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết 
minh viên tại các điểm du lịch quan trọng của tỉnh; có chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu 
hút các nhà khoa học và nhân tài góp sức vào công tác phát triển du lịch văn hoá của tỉnh. 
2.4.5. Nâng cao ý thức người dân nhằm phát triển du lịch văn hoá bền vững 
 Nhân dân chính là chủ thể của văn hoá, mỗi một tộc người Sơn La đều có những dặc 
trưng văn hoá khác nhau. Vì vậy, muốn phát triển du lịch văn hoá, trước hết cần phải nâng 
cao nhận thức của người dân. Đây là một vấn đề cấp bách bởi nếu nhận thức đúng về vấn đề 
du lịch, nhân dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ các tài nguyên du lịch và phát triển du lịch. 
 Cần tuyên truyền cho đồng bào thấy được những tiềm năng phát triển du lịch văn hoá 
trong địa bàn mình sinh sống, những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện, bên cạnh đó 
cũng cần chỉ ra những khó khăn thử thách và những hướng đầu tư phát triển trong tương lai. 
 Du lịch văn hoá phát triển dựa vào các bản sắc văn hoá thể hiện trong phong tục tập 
quán, lễ hội của cộng đồng dân cư được truyền thừa qua các thế hệ. Khách du lịch tìm đến du 
lịch văn hoá để thu thập thông tin, tìm hiểu và trải nghiệm những nền văn hoá khác nhau ở 
khắp mọi nơi. Chính vì thế chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để 
người dân địa phương tự nhận thức trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt 
đẹp của dân tộc mình để đảm bảo cho du lịch văn hoá phát triển bền vững. 
 Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc xây dựng làng bản văn hoá, gia đình văn hoá, xây 
dựng lối sống văn minh trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong giao tiếp với du khách. 
Tăng cường ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, không xả rác bừa bãi, 
ngăn chặn và xoá bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại. 
2.4.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch 
 Cần phải áp dụng nhiều phương pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá cho 
du lịch địa phương. Ngoài việc đăng tải thông tin trên website của các đơn vị chủ quản, cần 
thực hiện thêm nhiều hình thức khác như phát tờ rơi, tổ chức hội nghị, hội thảo về các di tích 
lịch sử, văn hoá, các lễ hội có giá trị; xây dựng chuyên mục du lịch để giới thiệu về các di tích 
lịch sử văn hoá, lễ hội của địa phương trên sóng truyền hình; tăng cường mối liên kết với các 
đơn vị lữ hành của tỉnh bạn như Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái nhằm thu hút khách du lịch theo 
tour khu vực; các đơn vị chức năng của tỉnh như Sở Văn hoá – Thông tin – Du lịch Sơn La, 
Trung tâm xúc tiến du lịch Sơn La cần thực hiện thêm nhiều chuyến khảo sát đánh giá, giới 
thiệu các tuyến du lịch mới trên địa bàn các huyện trong tỉnh 
 Đẩy mạnh việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí cùng phối hợp với cơ 
quan nhà nước và người dân địa phương tổ chức hiệu quả các lễ hội nhằm phát triển du lịch 
của tỉnh từ đó nâng cao nguồn doanh thu từ du lịch văn hoá. 
2.4.7. Có cơ chế phân chia nguồn lợi công bằng, minh bạch 
 Cần có cơ chế phối hợp tổ chức, quản lí và phân chia nguồn lợi rõ ràng, minh bạch 
giữa các bên tham gia gồm cơ quan chuyên môn nhà nước – nhà khoa học – các tổ chức đầu 
tư – người dân. Đây là nội dung quan trọng quyết định sự thành công của các mô hình du lịch. 
Du lịch văn hóa cần đảm bảo mối quan hệ cùng làm, cùng hưởng giữa các bên cùng tham gia 
131 
thực hiện, có như vậy mới thể duy trì được mô hình này một cách bền vững, thúc đẩy tính tích 
và tự giác của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển du lịch mang tính bền vững. 
3. Kết luận 
 Sơn La là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá. Không chỉ phong 
phú về các lễ hội truyền thống, nơi đây còn có rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá, các danh 
thắng tự nhiên tươi đẹp, các phong tục tập quán độc đáo của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, 
trong những năm tiếp theo, nếu tỉnh Sơn La đề ra được các định hướng phát triển phù hợp và 
thực hiện hiệu quả thì tin chắc du lịch văn hoá Sơn La sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải 
thiện đời sống nhân dân địa phương, thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía 
Bắc, Nxb ĐHQG Hà Nội. 
[2] Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà 
Nội – Việt Nam. 
[3] Phạm Trọng Lê Nghĩa (2009), Bài giảng môn Tổng quan du lịch, Trường Cao đẳng 
nghề du lịch Vũng Tàu. 
[4] Sở Văn hoá, TT&DL Sơn La, Lễ hội Hết chá, trích trong Thông tin Khoa học chuyên 
đề số 3/2013, trang 16 – 22. 
DEVELOPING CULTURAL TOURISM IN SON LA PROVINCE 
VIA SPRING FESTIVALS - REALITY AND SOLUTIONS 
 Nguyen Thi Huyen, An Thi Hong Hoa 
Tay Bac ethnic groups’culture research center - Tay Bac University 
 Abstract. The article is about the development of cultural tourism in Son La province through several 
typical spring festivals of Thai ethnic people, namely Nang Han temple festival and traditional boat race in Da 
river in Quynh Nhai district, Le Thai Tong King’s temple festival, Ban flower festival in Son La city and Het Cha 
festival in Moc Chau district. The article also analyzes the current situations of organizing festivals and 
proposes some solutions to develop cultural tourism in Son La province. 
Keywords: cultural tourism, traditional festivals, ethnic groups in Son La, 
Keywords: cultural tourism, traditional festivals, ethnic groups in Son La, 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_van_hoa_son_la_qua_le_hoi_mua_xuan_thuc_t.pdf